Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nghiên cứ xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn thể lực cho nữ vđv bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14 tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.5 KB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn, hoạt động TDTT không đơn thuần là một hoạt động cơ bắp
chỉ nhằm nâng cao sức khoẻ, giảm mệt mỏi, phòng ngừa căng thẳng từ hoạt động
sản xuất. Mà ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - văn hóa –
xã hội,… Thì thể thao đã trở thành một bộ phận của nền văn hoá xã hội, góp phần
làm phong phú sinh hoạt văn hoá tinh thần, giúp con người phát triển toàn diện,
tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia.
Thể thao văn hoá đã, đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư thích
đáng. Đặc biệt là trong công tác giáo dục thể chất và được coi là quốc sách hàng
đầu với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực,
thẩm mỹ. Hoà cùng với sự phát triển chung của nhân loại và đưa đất nước ta sánh
vai cùng các cường quốc 5 châu, thực hiện mong ước lúc sinh thời của chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại “Dân Cường Nước Thịnh”.
TDTT nước ta ngày càng trưởng thành và khẳng định được vị thế của mình
trên đấu trường quốc tế như các môn Điền kinh, bơi lội, thể dục, cầu mây, bắn
súng, võ thuật,… Hoà nhịp cùng sự phát triển của các môn thể thao khác. Bóng rổ
cũng đã và đang phát triển khá rộng rãi.
Mặc dù vậy, bóng rổ nước ta chưa thể sánh kịp với tầm châu lục cũng như
trên thế giới. Bởi Bóng rổ Việt Nam vấn còn một số hạn chế trong công tác thể
thao thành tích cao và thể thao quần chúng. Vì thành tích không chỉ phụ thuộc vào
năng lực huấn luyện của HLV, các phương tiện, phương pháp huấn luyện, điều
kiện tập luyện tiên tiến và hiện đại mà còn phụ thuộc vào các công tác tuyển chọn
ban đầu. Tuyển chọn cần phải tìm được những người thực sự có năng khiếu đầy đủ
tư chất về giải phẫu, tâm sinh lý cũng như các tố chất vận động khác và khả năng
đạt thành tích cao trong tương lai. Vì vậy việc định hướng cơ sở khoá học cho
công tác giảng dạy và huấn luyện, đặc biệt là công tác tuyển chọn vận động viên
(VĐV) là bước đi ban đầu hết sức quan trọng và cầu thiết.
Cao Bằng là tỉnh có phong trào Bóng rổ phát triển tuy nhiêu công tác tuyển
chọn và đào tạo VĐV trẻ vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt là hệ thông thiêu chuẩn,
còn chưa đầy đủ cơ sở khoa học trong việc tuyển chọn nói chung và tiêu chuẩn
1


tuyển chọn thể lực nói riêng cho nữ VĐV Bóng rổ trẻ. Từ đó dẫn đến hiệu quả của
quá trình đào tạo chưa cao.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu chuyên môn thì ở lĩnh vực này có
một số tác giả nghiên cứu xung quanh vấn đề này những đối tượng là của các tỉnh
thành phố khác, còn ở Cao Bằng chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề này. Xuất
phát từ những vấn đề trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứ xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn thể lực cho nữ VĐV Bóng
rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14 tỉnh Cao Bằng”.
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học của việc đánh giá quá trình thể lực,
đề tài nghiên cứu với mục đích xây dựng tiêu chuẩn thể lực khách quan khoa học
nhằm áp dụng cho việc tuyển chọn VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14 trong giai
đoạn huấn luyện ban đầu.
* Mục tiêu nghiên cứu.
Để giải quyết mục tiêu trên, đề tài giải quyết hai mục tiêu sau:
- Mục tiêu 1: Xây dựng tiêu chuẩn thể lực trong công tác tuyển chọn nữ
VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14 tỉnh Cao Bằng.
- Mục tiêu 2: Ứng dụng các tiêu chuẩn đã xây dựng trong thực tiễn cho công
tác tuyển chọn VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14 tỉnh Cao Bằng.
* Đối tượng nghiên cứu.
Các tiêu chuẩn tuyển chọn thể lực cho nữ VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14
tỉnh Cao Bằng.
* Phạm vi nghiên cứu.
Là 20 VĐV trẻ lứa tuổi 13 – 14 đội Bóng Rổ tỉnh Cao Bằng
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những luận điểm cơ bản về tuyển chọn tài năng thể thao.
Những năm gần đây, lực lượng vận động viên đạt thành tích cao ở đại đa số
các môn thể thao đang lần lượt “từ dã đài” và để lại khoảng trống lớn trong khi lực

lượng VĐV kế cận còn quá mỏng và thiếu đồng bộ. Ngành nghề TDTT đang đứng
trước một thực tế là phải tìm nguồn dự trữ bổ xung nhằm đáp ứng kịp thời được
nhu cầu giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng (trước mắt là khu vực Đông Nam Á).
Do đó công tác tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao trẻ - lực lượng kế cận cho
các môn thể thao đang trở thành một nhu cầu cấp thiết. Và trong nhiều năm gần
đây tuyển chọn đã trở thành vấn đề trọng tâm của lý luận và phương pháp thể thao
thanh thiếu niên và là một hướng nghiên cứu độc lập trong khoa học thể dục thể
thao.
Tuyển chọn là một vấn đề có nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, triết học đạo đức,
sư phạm, tâm sinh lý, y học,… Chính vì vậy đã có nhiều chuyên gia đầu ngành của
lĩnh vực tham gia vào nghiên cứu như: Y – sinh học, sư phạm, kinh tế,… nên đã có
nhiều quan điểm khác nhau về cơ sở lý luận trong tuyển chọn tài năng thể thao.
Xuất phát từ tính cấp bách, sự quan trọng và có vai trò quyết định các nhà khoa
học đã đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận trong việc tuyển chọn VĐV.
1.1.1. Phát hiện, đánh giá những phẩm chất tương đối ổn định và có sự
thích hợp nghề nghiệp hoặc thể thao cá nhân hay còn gọi là năng khiếu.
+ Không thể phủ nhận rằng năng khiếu xuất phát từ cơ sở là những tư chất
có tính tự nhiên và có nguồn gốc di truyền.
+ Dưới tác động của xã hội, gia đình, năng khiếu tiếp tục được phát triển,
ngoài ra năng khiếu còn tiếp tục được phát triển trong quá trình vận động.
+ Năng khiếu là một hoạt động nhất định, là một phẩm chất phức tạp.
1.1.2 Tuyển chọn tài năng thể thao là một quá trình liên tục nhiều năm,
nhiều chu kỳ huấn luyện trong suốt quá trình đào tạo VĐV.
- Bản chất của quá trình này là việc xác định và đánh giá khả năng thích
nghi cho từng loại hình hoạt động riêng biệt.
3
- Khả năng thích nghi tập luyện: Là tổ hợp các đặc tính chức năng của cơ thể
đáp ứng được đòi hỏi của loại hình vận động đặc thù của môn chuyên sâu. Các đặc
tính này bao gồm: Yếu tố tâm – sinh lý, thể lực yêu cầu đối với các năng lực về
nhanh, mạnh, bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động.

- Đặc tính di truyền của cá thể phải mang tính duy trì ổn định(gen trội), các
chỉ số này luôn luôn di truyền ổn định qua nhiều thế hệ.
- Các loại hình vận động về: Cường độ, khối lượng, thời gian,… phải có tác
dụng nâng cao năng lực.
Đối với các yếu tố không mang tính di truyền, nhất thiết phải được xem xét
thông qua nhịp tăng trưởng của chúng dưới tác động của quá trình huấn luyện rồi
mang so sánh với các chỉ số khởi điểm ban đầu.
Khả năng thích nghi tập luyện ở mỗi môn thể thao là khác nhau và khả năng
này phải xem xét tổng thể dưới các góc độ, tâm lý, sư phạm, y học,…
1.1.3. Các chỉ số cơ bản trong tuyển chọn là chức năng cơ thể tố chất
vận động, hình thức cơ thể, hay nói cách khác chính là khả năng và loại hình.
Ngoài ra còn có những luận điểm khác nhau về tuyển chọn VĐV.
+ Độ tin cậy trong tuyển chọn - Plattrienco và Bludovmov NXB TDTT
1983.
+ Vấn đề khả năng - Plattrienco và Bludovmov NXB TDTT 1972.
+ Tuyển chọn và dự báo thành tích thể thao – Atremio và Moc 1977.
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng 3 nhân tố cơ bản trong tuyển chọn VĐV.
- Năng lực thể thao của trẻ từ tuổi nhi đồng.
- Tiềm năng phát triển thành tích trong tương lai.
- Điều kiện huấn luyện tiếp theo.
Hiện nay trong thực tiễn thường sử dụng 2 phương pháp tuyển chọn:
+ Chia các VĐV ra làm hai đội thi đấu với nhau, theo dõi hoạt động của trẻ
trong quá trình thi đấu với nhau, rồi tìm ra những em có động tác: Thông minh,
khéo léo, linh hoạt, sau đó có sự chọn lọc một cách tự nhiên và bổ xung thêm
nhóm tập luyện.
4
+ Để bổ xung thêm nhóm giám định hành động thi đấu người ta dùng các
test: Tập chạy trên các đoạn dường ngắn khác nhau, các bài tập nhảy, những động
tác kỹ thuật đơn giản (dẫn bóng, bắt bóng, chuyền bóng, ném bóng,…)
Kết quả tuyển chọn những VĐV có nhiều triển vọng cho các môn thể thao

phụ thuộc và những chỉ số được sử dụng mang tính tiêu chuẩn, tuyển chọn và độ
chính xác của việc đo lường được, tiến hành thường xuyên trong quá trình giáo
dục, học tập và tập luyện thể thao, được tổ chức trong quá trình huấn luyện, được
tổ chức trong những giai đoạn đầu của quá trình tuyển chọn.
Các test tuyển chọn cần phù hợp với những yêu cầu sau: Có giá trị thông tin
mang tính dự báo: có độ tin cậy, có hệ thống đo lường đã được chuẩn hóa, kết quả
trong các test cần phải có hệ thống đánh giá.
Ngoài ra còn quy định rõ động cơ nhằm đạt được kết quả tối đa và bắt buộc,
vì trẻ em biết được là bằng kết quả thực hiện các test thì có được chơi các môn
bóng hay không; tinh thần thi đấu vốn có của trẻ cũng là cơ sở tốt cho động cơ.
Sau quá trình nghiên cứu những lý luận và các phương pháp tuyển chọn
VĐV, cũng như việc xác định các nhân tố cơ bản trong quá trình tuyển chọn VĐV
thì ta có thể phân chia cho thành giai đoạn cụ thể trong quá trình tuyển chọn VĐV
như sau.
Các giai đoạn trong quá trình tuyển chọn VĐV.
Giai đoạn Nhiệm vụ chính Các chỉ tiêu chủ yếu
Sơ tuyển
Tìm hiểu sơ bộ những điều kiện
cơ bản cơ thể tham gia tập luyện
thể thao.
Các đặc trưng di truyền về hình
thái, cơ năng, tâm lý, mức phát
dục. Quá trình hoạt động
TDTT của đối tượng và gia
đình.
Tuyển chọn
lại
Kiển nghiệm và xác định khả năng
tập luyện thể thao hệ thống của
đối phương.

Những biến đổi đặc trưng về
sinh học và tâm lý học qua tập
luyện thử nghiệm.
Định
hướng
Xác định (chọn) tập luyện ở một
môn thể thao chuyên sâu.
Đặc trưng của cá nhân qua các
nhân tố quyết định năng lực thể
5
thao cùng mức thích hợp với
yêu cầu của môn thể thao
chuyên sâu.
Tuyển chọn
Chính thức
Cuối cùng
Phán định triển vọng trên môn thể
thao chuyên sâu và khả năng tham
gia tập luyện hệ thống
Năng lực chịu đựng lượng vận
động, xu hướng tăng tiến tốt
qua các giai đoạn; triển vọng
tập luyện và tiềm lực thể thao.
Như vậy, qua phân tích tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu cho phép nêu
ra những luận điểm chủ yếu của tuyển chọn thể thao như sau:
- Tuyển chọn thể thao là quá trình nhiều năm, nhiều cấp độ khác nhau, bao
quát các thời kỳ huấn luyện thể thao. Nó dựa trên nghiên cứu toàn diện các khả
năng của VĐV và tạo ra những tiền đề cần thiết thận lợi để thực hiện khả năng
này. Những khả năng này cho phép hoàn thiện có kết quả trong môn thể thao lựa
chọn.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng: Sự tồn tại rất đa dạng của các môn thể thao
khác nhau cho phép một cá nhân đạt được tài nghệ điêu luyện ở trong các môn thể
thao. Sự yếu kém của các đặc tính được coi là không thuận lợi, coi trọng trong môn
thể thao nào đó có thể là thuận lợi và đảm bảo cho các môn thể thao khác. Vì vậy,
tuyển chọn VĐV dự bị năng khiếu thể thao có thể chỉ thích hợp với một hay một
nhóm môn thể thao nào đó.
Năng khiếu thể thao phụ thuộc rất lớn vào những tư chất mang tính di truyền
có đặc điểm ổn định, thời gian thay đổi. Vì vậy, khi dự báo năng khiếu thể thao cần
chú ý trước hết đến những dấu hiệu có tác dụng chi phối thành công của thể thao
trong tương lai. Vì vai trò của các dấu hiệu mang tính di truyền sẽ được bộc lộ ở
mức độ tối đa khi có những đòi hỏi cao đối với người tập, nên để đánh giá hoạt
động của VĐV trẻ cần dùng vào mức thành tích cao nhất.
Cùng với việc nghiên cứu các dấu hiệu có tính ổn định, việc tuyển chọn – dự
báo năng khiếu thể thao đòi hỏi phải làm rõ những chỉ số có ảnh hưởng nhiều đến
quy trình tập luyện. Để nâng cao độchính xác của dự báo cần chú ý đến cả nhịp độ
tăng trưởng của các chỉ số cũng như mức khởi điểm của chúng. Do có sự phát triển
6
không đồng thời của các chức năng cơ thể và các tố chất, nên có sự khác nhau
trong cấu trúc biểu hiện năng khiếu của VĐV, ở các thời kỳ năng khiếu khác nhau.
Nhưng những khác nhau đó có thể đặc biệt thấy rõ ở các học sinh tập luyện các
môn thể thao có kỹ thuật phức tạp. Những môn có thể đạt được th nh tích caoà
ngay ở lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và toàn bộ việc huấn luyện VĐV từ lúc mới
tập đến khi đạt trình độ kiện tướng quốc tế diễn ra trên nền quá trình hình thành
phức tạp trong cơ thể VĐV trẻ.
1.2. Những luận điểm cơ bản về huấn luyện và tuyển chọn VĐV Bóng
ssRổ trẻ.
1.2.1. Quá trình huấn luyện nhiều năm các môn thể thao.
Theo DietricH Harre (Đông Đức cũ), quá trình huấn luyện dài hạn được chia
thành hai giai đoạn đào tạo khác nhau là: Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai
đoạn huấn luyện viên cấp cao. Giai đoạn huấn luyện viên trẻ bao gồm 2 giai đoạn

là giai đoạn huấn luyện ban đầu (giai đoạn huấn luyện VĐV mới tham gia tập
luyện) và giai đoạn huấn luyện chuyên sâu hóa (giai đoạn huấn luyện VĐV chuyển
tiếp).
Trên quan điểm thể thao có những quy luật đặc thù riêng Nabotnhicova MIA
(Liên xô cũ) đã đề ra chương trình đào tạo VĐV trẻ từ 8 – 10 năm và cho ra 4 giai
đoạn đào tạo.
- Giai đoạn đào tạo ban đầu (tối thiểu 2 năm).
- Giai đoạn bắt đầu chuyên môn hóa (2 năm).
- Giai đoạn chuyên môn hóa sâu môn thể thao lựa chọn (2-3 năm).
- Giai đoạn huấn luyện thể thao (2 – 3 năm).
Còn ở Trung Quốc cho đến nay vấn chưa có ý kiến nhất trí về sự phân chia
các giai đoạn trong quá trình huấn luyện nhiều năm. Sự phân chia này trong các
môn thể thao cũng không giống nhau, ví dụ: Ở sự phân chia các giai đoạn huấn
luyện xuất bản năm 1993 là: giai đoạn huấn luyện cơ sở, giai đoạn huấn luyện
chuyên môn hoá, giai đoạn duy trì và kéo dài thành tích thể thao.
1.2.2. Quá trình đào tạo nhiều năm tại các cường quốc Bóng rổ và tại
tỉnh Cao Bằng.
7
Tại Nga quá trình đào tạo nhiều năm được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn huấn luyện sơ bộ (2-3 năm) từ 9-11 tuổi.
- Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu (3 năm) từ 12-14 tuổi.
- Giai đoạn chuyên môn hoá sau (3 năm) từ 15 – 17 tuổi.
- Giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Tại Cao Bằng quy trình đào tạo VĐV bóng rổ cũng bắt đầu được tổ chức
theo định hướng 4 giai đoạn.
- Giai đoạn huấn luyện sơ bộ: Tuyển năng khiếu ban đầu và năng khiêu ở
các trung tâm thể thao.
- Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu: Tuyển năng khiếu trọng
điểm của CLB và năng khiếu dự bị.
- Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu: tuyển năng khiếu dự bị.

- Giai đoạn hoàn thiện thể thao: Đội dự tuyển của tỉnh.
1.2.3. Đặc điểm huấn luyện nhiều năm.
Do yêu cầu từng môn thể thao đối với chức năng cơ thể và sự phát triển của
con người (chủ yếu là giai đoạn thanh thiếu niên) không đồng đều nên lứa tuổi đạt
thành tích cao nhất cũng không như nhau.
Trong hệ thống huấn luyện nhiều năm cần quán triệt nguyên tắc “ Bồi dưỡng
từ nhỏ, đặt nền móng tích cực nâng cao” các nhà huấn luyện phải tuân thủ chặt chẽ
theo nguyên tắc này vì huấn luyện viên chuyên môn sớm cho lứa tuổi thanh thiếu
niên còn phải căn cứ vào các đặc điểm sinh lý giải phẫu để sự phát triển tự nhiên
của các em đi đúng hướng, tránh sự sai lệch và để lại hậu quả xấu.
Kinh nghiệm cuả Nga và các nước khác cho thấy muốn huấn luyện cho các
em thiếu niên nhi đồng đạt tới đỉnh cao bóng rổ thể giới phải trải qua huấn luyện từ
12 – 16 năm.
Sự phát triển của trẻ từ nhi đồng, thiếu niên trở đi cũng có những đặc điểm
rõ rệt theo từng giai đoạn. Vì vậy muốn đạt được đỉnh cao phải từng bước đào tạo
VĐV phù hợp với quy luật đặc điểm đó. Nên phải phân chia quá trình huấn luyện
ra làm một số giai đoạn, mỗi giai đoạn phải giải quyết những nhiệm vụ, nội dung
phương tiện.
8
Phương pháp khác nhau và phải đảm bảo giai đoạn này làm nền tảng, làm cơ
sở cho giai đoạn tiếp theo tiếp tục phát triển, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính phong
phú của mỗi giai đoạn.
Trong quá trình huấn luyện nhiều năm đối với thiếu niên nhi đồng có nhiều
câu hỏi đặt ra: có thể đào tạo VĐV bóng rổ ở lứa tuổi nào? Huấn luyện trong bao
nhiêu năm? Đó là những bộ phận cấu thành một hệ thống quá trình, khâu nọ nối
tiếp khâu kia đồng thời có tính quy luật nội tại. Vì vậy, trong huấn luyện ta phải
nắm vững quy luật đó.
1.2.4. Đặc điểm môn Bóng rổ
Bóng rổ là một môn thể thao đòi hỏi có sự khéo léo linh hoạt. Sự phối hợp
thông minh giữa các cầu thủ trên sân đấu. Và bản chất là một môn thể thao hoạt

động đối kháng trực tiếp, đội bóng này phấn đấu chiếm ưu thế trước đội bóng khác
bằng cách che dấu ý đồ của đội bóng mình, đồng thời cố gắng phá vỡ phương án
của đối phương. Và khi xem xét tính chất thi đấu của các đội nhất thiết phải xuất
phát từ những vị trí đối kháng của từng cầu thủ trên sân.
Trong một cuộc thi đấu cụ thể người ta chia ra hai yếu tố: hoạt động thi đấu
và hành vi xử sự.
+ Hoạt động thi đấu có liên quan đến các biểu hiện cho đối phương nắm
được các thông tin về trạng thái sức khoẻ phản ứng di động của mình để tác động
đến đối phương.VĐV bóng rổ cần che giấu sự mệt mỏi, cảm xúc tiêu cực, tập trung
thi đấu với một tinh thần quyết tâm chiến thắng vừa phải khắc phục những điểm
còn tồn tại của mình, đồng thời đánh vào điểm yếu của đối phương.
Bóng rổ là môn thể thao tập thể. Đội hình chính của đội bóng gồm có 5
người. Tất cả được liên kết bởi một mục tiêu chung là làm thế nào để ném được
nhiều bóng nhất vào rổ của đối phương và hạn chế tối đa nhất đối phương ném
bóng vào rổ của đội mình. Hoạt động của từng cầu thủ trong đội có định hướng cụ
thể. Căn cứ theo vị trí các VĐV mà chia cầu thủ ra từng vị trí: tiền phong, trung
phong và hậu vệ.
Bóng rổ hiện đại là môn thể thao được thể hiện bằng cường độ vận động
cao, hoạt động thi đấu căng thẳng đòi hỏi VĐV phải huy động đến cực hạn các khả
9
năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh, mạnh tối đa. Trong một trận đấu,
VĐV đẳng cấp cao phải di chuyển trung bình từ 4000m – 6500m. Tổng số đợt bứt
phá trong tấn công và phòng thủ lên tới 50 lần. Khi đó VĐV phải vượt qua đến
25% khoảng cách trong trận đấu. Di chuyển với tốc độ cao kết hợp với thực hiện
các kỹ thuật bắt bóng, truyền bóng, ném bóng trong tấn công vào rổ của đối
phương.
Bóng rổ là môn thể thao với hoạt động không theo chu kỳ và là môn bóng
của những hoạt động động lực với cường độ luôn thay đổi. Điều đó tạo thành các
tình huống trên sân trong những thời điểm thi đấu. Sự phối hợp tuần tự giữa các
thời kỳ chủ động và thụ động trong hoạt động vận động của VĐV bóng rổ diễn ra

từ 3 đến 20 giây.
Tổng số mạch đập trong cả trận đấu 40 phút ( thi đấu chính thức của VĐV
thanh thiếu niên) lên đến 9000 – 10000 lần. Căn cứ vào các chỉ số về phát triển của
xương, sự biến đổi của các dấu hiệu giới tính thứ cấp cùng sự phát triển chiều cao
hàng năm (%) có thể xác định được thời gian bắt đầu và duy trì dậy thì từ lúc nào
và diễn ra bao lâu. Dựa vào tình trạng phát dục của thiếu niên có thể phân thành 9
loại hình thức phát dục. Tuổi bắt đầu phát dục bình thường nhưng lại giữ ở mức
cao lâu thì năng lực thể thao sẽ được tăng tự nhiên tương đối nhiều, rõ rệt và triển
vọng thành tài càng lớn (xem bảng 1.3)

10
Bảng 1.3. Tỷ lệ được tuyển chọn và thời lượng phát dục của thiếu niên
trong trường thể thao trẻ.
Thời gian phát
dục
Tỷ lệ %
trong học
sinh TT trẻ
Tỷ lệ %
được chuyển
tiếp
Tỷ lệ trong
những nhà
vô địch
Bắt đầu
phát dục
sớm
Thu ngắn
3.1 - -
Bình thường

1.0 - -
Kéo dài
4.1 7.4 11.1
Bắt đầu
phát dục
bình thường
Thu ngắn
31.6 14.8 11.1
Bình thường
26.5 18.6 11.1
Kéo dài
28.6 51.3 66.7
Bắt đầu
phát dục
chậm
Thu ngắn
3.1 3.77 -
Bình thường
2.0 3.7 -
Kéo dài
- - -

Theo Tăng Phàn Huy, 1988: đánh giá được thời kỳ phát dục của trẻ là một
yếu tố rất quan trọng trong quá trình huấn luyện và đào tạo VĐV trẻ. Đồng thời
đánh giá và tìm hiều quá trình phát triển của trẻ trong giai đoạn này là tiền đề đặc
trưng để huấn luyện và đào tạo VĐV trẻ nói chung và VĐV trẻ bóng rổ nói riêng.
1.3. Đặc điểm phát triển lứa tuổi 13 – 14.
Đặc điểm trẻ từ 13 – 14 tuổi nữ nằm trong lứa tuổi nhi đồng và ở đầu lứa
tuổi thiếu niên đối vận động với các em nữ. Theo Dietrich Harre lứa tuổi này gọi là
lứa tuổi học sinh phổ thông cơ sở trùng với thời kỳ phảt triền của “tuổi thành tích

chuyên môn” và là “tuổi học vận động tốt nhất của trẻ”. Hầu như tất cả các chỉ tiêu
về năng lực thể chất đều có tỷ lệ tăng trưởng lớn nhất trong khoảng thời gian phát
triển này.
Những đặc điểm của lứa tuổi 13 – 14 theo các lĩnh vực.
- Đặc điểm di truyền học thể thao
- Đặc điểm sinh lý giải phẫu của lứa tuổi học sinh THCS
11
- Đặc điểm phát triển các tố chất của thiếu niên và nhi đồng
- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
- Đặc điểm tuổi học sinh thiếu niên nhi đồng
1.3.1. Đặc điểm di truyền học thể thao.
Hệ số di truyển thông thường chỉ tỷ lệ phần trăm di truyền biến động trong
tổng biến dị. Hệ số di truyền cao chứng tỏ khả năng di truyền thể trạng đó cho thế
hệ sau tương đối mạnh, ngược lại hệ số di truyền yếu chứng tỏ ảnh hưởng của môi
trường tương đối lớn.
Sau đây là một di truyền của một số chỉ số cơ bản:
- Hệ số di truyền về hình thức cơ thể
Bảng 1.4. Hệ số di truyền về hình thức cơ thể
(theo SVARS_1970)
Di truyền % Hình thức cơ thể
85 – 90 % Chiều cao cơ thể, chiều dài tứ chi
80 – 95% Chiều dài (thân, đùi, cẳng chân, cánh tay, cẳng tay)
70 – 80% Trọng lượng cơ thể, rộng (hông, đùi)
60 – 70% Rộng (vai,cẳng chân)
Dưới 60 % Vòng (đùi, cẳng chân, cẳng tay. cổ, hông
- Hệ số di truyền về tố chất thể lực
Bảng 1.5. Hệ số di truyền về các tố chất thể lực
(theo SVARS – 1970)
Phân loại tố chất thể lực Hệ số di truyền Nhân tố môi
12

trường
Sức mạnh
Sức mạnh tương đối 0,643 0,357
Sức mạnh tuyệt đối 0,350 0,650
Sức nhanh
Tốc độ phản ứng 0,750 0,250
Tốc độ động tác 0,500 0,500
Tần số 0,300 0,700
Sức bền
Sức bền chung 0,600 0,400
Sức bền chuyên môn 0,850 0,150
Mềm dẻo 0,700 0,300
- Hệ số di truyền về khả năng vận động
Bảng 1.6. Hệ số di truyền về khả năng vận động
(theo ZAXIORSKI và SECGHIENCO)
Các chỉ số vận động Yếu tố di truyền (%) Yếu tố môi trường (%)
1. Phản xạ vận động
- Đơn giản 84, 20 15, 80
- Phức tạp 80, 70 19, 30
2. Bật cao 79, 40 20, 60
3. Bật xa tại chỗ có đà 76, 10 23, 90
4. Chạy 30 m 77, 10 22, 90
5. Lực tay phải 61, 40 38, 60
6. Lực tay trái 59, 20 40, 80
7. Lực lưng 64, 30 37, 70
1.3.2. Đặc điểm sinh lý giải phẫu của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
- Hệ thần kinh: Não bộ đang trong thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động của thần
kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Vì vậy khi học tập các em dễ tập trung
tư tưởng. Do hoạt động thần kinh linh hoạt nên đây là điều kiện tốt để hình thành
phản xạ có điều kiện.

- Hệ vận động: Hệ xương đang thời kỳ phát triển mạnh mẽ về chiều dài, hệ
thống sụn tại các khớp đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện. Thời kỳ
này thiếu niên nhi đồng đang phát triển mạnh mẽ về chiều dài hơn chiều ngang.
- Đặc điểm cơ bắp: Chưa phát triển đầy đủ, cơ mềm, nước nhiều, protid, mỡ,
các chất dịch thể và vô cơ tương đối ít.
- Đặc điểm hệ tim mạch: Những sợi cơ tim của các em nhỏ và tính đàn hồi
ít, van tim phát triển kém, dung tích và thể tích của tim nhỏ, nhịp tim nhanh hơn
người lớn.
13
- Đặc điểm hô hấp: Khoang ngực còn hẹp, lực cơ hô hấp tương đối yếu, thở
nông, song sự trao đổi chất lại mãnh liệt, nhu cầu oxy hoá cao hơn người lớn do
vậy cần hô hấp nhanh.
1.3.3. Đặc điểm phát triển các tố chất của thiếu niên nhi đồng.
Tố chất thể lực là tên gọi chung của các năng lực sức mạnh tốc độ, sức bền,
mềm dẻo, linh hoạt biểu hiện tong quá trình vận động của con người. Phát triền các
tố chất thể lực cho các em thiếu niên, nhi đồng có quy luật sinh lý nội tại đặc biệt
của nó. Chỉ có tôn trọng quy luật khách quan đó, huấn luyện khao học mới có thể
nâng cao chức năng của cơ thể. Nếu bắt đầu huấn luyện quá sớm sẽ ảnh hưởng
đến phát dục, nếu huấn luyện muôn quá sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển thuận lợi.
- Sức mạnh: Là một trong những tố chất cơ bản của VĐV Bóng rổ và cũng
lâ cơ sở của tố chất tốc độ đặc biệt là sức mạnh bột phát. Sự phát triển sức mạnh
của thiếu niên, nhi đồng có đặc điểm như sau:
+ Về sức mạnh tối đa: Sự phát triển tự nhiên của sức mạnh tối đa được chia
làm 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn đầu từ 10-13 tuổi, là sức mạnh tăng đột biến
cuả sức mạnh tối đa, đặc biệt là co cơ.
+ Về sức mạnh tốc độ: Từ 7-13 tuổi sức mạnh tốc độ phát triển tương đối
nhanh và duy trì sự phát triển.
+ Về sức bền: xu thế phát triển sức bền tự nhiên của thiếu niên, nhi đồng ở
nữ từ 9 – 14 tuổi xu thế phát triển là biểu đồ đường thẳng đi lên.
- Tốc độ: là biểu hiện chung của năng lực bóng rổ, là kết quả của sự hoàn

thiện chức năng của cơ thể, là mốc đánh dấu quan trọng trong sự thành công hay
thất bại trong phân tích, đánh giá công tác huấn luyện. Trong huấn luyện tốc độ
cho thiếu niên cần nắm chắc thời kỳ nhạy cảm phát triển tốc độ từ khoảng 10 – 13
tuổi đã có thể tập một số bài tập phát triển tốc độ động tác và tần số.
- Sức bền: các kết quả nghiên cứu về sức bền của các VĐV thiếu niên đã
chứng minh: 9 tuổi là sức bền của các em nữ phát triển lần đầu mạnh nhất và đến
13 tuổi lại xuất hiện một đợt phát triển hơn nữa.
- Linh hoạt (khả năng phối hợp vận động): giai đoạn quý nhất để phát triển
tự nhiên tố chất linh hoạt là từ 10 – 12 tuổi.
14
- Mềm dẻo: là một trong những tố chất quan trọng trong bóng rổ. Độ mềm
dẻo có giới hạn nhất định về tuổi tác, tuổi càng lớn thì mềm dẻo càng kém.
Tóm lại: tổng quan vấn đề nghiên cứu giúp chúng tôi bước đầu xác định
được cách thức xây dựng các chỉ tiêu tuyển chọn về thể lực đồng thời cũng đánh
giá được trình độ thể lực của nữ VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14. Dựa trên kết
quả nghiên cứu của các nguồn tư liệu đó, chúng tôi đã định hướng và lựa chọn
được các phương tiện, biện pháp có thể ứng dụng vào công tác tuyển chọn và đào
tạo VĐV Bóng rổ trẻ tỉnh Cao Bằng.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Đề giải quyết những mục tiêu trên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Thông qua quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn liên quan
đến lĩnh vực tuyển chọn VĐV năng khiếu thể thao trẻ.
15
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã đọc tham khảo và tổng hợp
những tài liệu chung, chuyên môn về các vấn đề khác nhau trong tuyển chọn VĐV
Bóng rổ của tỉnh Cao Bằng và tìm hiểu cơ sở lý luận, tổng hợp các chỉ tiêu ứng

dụng trong tuyển chọn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của tiêu chuẩn cũng
như trong thành tích thể thao sau này. Các tài liệu nghiên cứu của thư viện trường
Đại học TDTT Bắc Ninh. Tư liệu trong bộ môn Bóng rổ. Các tài liệu tham khảo
được chúng tôi trình bày trong phần “tài liệu tham khảo”.
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Là phương pháp sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu kiểm nghiệm
các chỉ tiêu thể lực trong thực tiễn tuyển chọn. Các thông số quan sát sư phạm mà
chúng tôi quan tâm là: Độ chuẩn khi thực hiện kỹ thuật, khả năng cảm nhận tình
huống với các bài tập chiến thuật, phản ứng cả cơ thể dưới sự tác động của bài tập
phối hợp.
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn.
Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là các giáo viên, huấn luyện viên,
chuyên gia làm công tác huấn luyện tuyển chọn VĐV Bóng rổ tại các trung tâm
huấn luyện VĐV năng khiếu Bóng rổ mạnh trên toàn quốc như : Hà Nội , TP.
HCM, Yên Bái,… giảng viên trường đại học TDTT Bắc Ninh. Kết quả của việc sử
dụng phương pháp này được chúng tôi trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của
luận văn.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra đánh giá công tác tuyển chọn thể
lực cho nữ VĐV Bóng rổ trẻ tỉnh Cao Bằng một cách khách quan và chính xác
thông qua các test đã lựa chọn. Trên cơ cở đó những nhận xét, kết luận và hiệu quả
các tiêu chuẩn đã lựa chọn trong việc tuyển chọn cho đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này được tiến hành định kỳ trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm
xác định mức độ tăng trưởng và hiệu quả của các chỉ tiêu tuyển chọn cho nữ VĐV
Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14 tỉnh Cao Bằng.
16
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê.
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã
thu thập được của quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi quan
tâm, sử dụng là

, , , ,w.
x
x t r
σ
và được tính theo công thức:
+ Số trung bình cộng:
i
x
x
n
=

Trong đó : x :Là gí trị trung bình .

xi
:Là tổng lượng giá trị số các số liệu.
x
i
:Là trị số của từng các thể
n :Là tổng số mẫu nghiên cứu.
+ Tính phương sai :
2
2
( )
( 30)
1
i
x x
n
n

σ

= <



+ Tính độ lệch chuẩn:
2
xx
σσ
=
Trong đó:
2
x
σ
: Là phương sai.
x
σ
: Là độ lệch chuẩn.
+ So sánh 2 số trung bình mẫu bé (n<30)
b
c
a
c
ba
nn
xx
t
22
σσ

+

=

( )
30

n
Trong đó:
2
)()(
21
2
2
2
2
1
1
2
−+
−+−
=
∑ ∑
nn
xxxx
c
σ
- Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spimen, nhằm xác định mức độ
quan hệ giữa từng test với thành tích thi đấu.
2

2
6
1
( 1)
i
d
r
n n
= −


Trong đó: d
i:
:Là hiệu số giữa các cặp.
n: Là số VĐV.
1 và 6 là hằng số.
17
- Tính hệ số tương quan cặp theo công thức Braw-Pirxon để đánh giá độ tin cậy của test
bằng cách xem xét mối quan hệ về kết quả giữa hai lần lập test trong cùng một điều kiện .
∑ ∑

−−
−−
=
22
)()(
))((
yyxx
yyxx
r

Trong đó: - x
i
và y
i
là giá trị của từng cặp dãy số.
-
x

y
là giá trị trung bình của từng tập hợp mẫu.
- Nhịp độ tăng trưởng:
2 1
1 2
100 ( )
w %
0,5 ( )
x v v
x v v

=
+
Trong đó: w: Là nhịp độ phát triển (%).
v
1
: Là kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu.
v
2
: Là kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu.
100 và 0,5 là hằng số.
Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên được chúng tôi trình bày ở hai phần kết

quả nghiên cứu của đề tài.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2011 và
được chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2010 đến tháng 04/2010 xác định tên đề tài, xây
dựng đề cương, bảo vệ đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng 11/2010 là giai đoạn thu thập các
tài liệu liên quan. Tiến hành lựa chọn và phỏng vấn các chỉ tiêu test đánh giá
thể lực cho nữ VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Cao Bằng
- Giai đoạn 3: Từ tháng 12/2010 đến tháng 05/2011 phân tích các kết quả
nghiên cứu, viết và hoàn thiện đề tài nghiên cứu,. chuẩn bị bảo vệ kết quả
nghiên cứu trước hội đồng khoa học.
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Xây dựng tiêu chuẩn thể lực trong công tác tuyển chọn nữ VĐV
Bóng Rổ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Cao Bằng.
3.1.1. Cơ sở lý luận của việc tuyển chọn nữ VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13-
14
19
Tuyển chọn và đào tào VĐV trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của công tác chuẩn bị lực lượng kế cận cho nền bóng rổ đỉnh cao. Có thể nói rằng
trình độ nền Bóng rổ đỉnh cao được quyết định bởi quá trình này.
Thông qua công việc tập luyện chuyên nghiệp của Bóng rổ ở nước ta bắt đầu
từ độ tuổi 13 – 14 đó là độ tuổi thích hợp với công việc tập luyện có hệ thống và
mang tính chuyên môn cao đồng thời sau một thời gian 5 – 6 năm thì VĐV này có
thể đạt tới độ “chín” về trình độ chuyên môn.
3.1.1.1. Cơ sở lý luận khoa học
* Mục đích đào tạo
Sau thời gian 5 – 6 năm tập luyện một cách liên tục và có hệ thống thì các

em có thể trở thành các VĐV Bóng rổ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có
khả năng đáp ứng được yêu cầu thi đấu ở trình độ quốc gia và có thể thay thế dần
lực lượng VĐV trước.
Muốn như vậy công tác tuyển chọn và đào tạo phải hết sức chính xác, khoa
học, nghiêm túc. Phải có những cán bộ, HLV chuyên môn tốt say mê với nghề và
có đầy đủ những điều kiện cần thiết hỗ trợ công việc tuyển chọn và đào tạo.
Về chuyên môn: phải phát triển tới mức tối đa về năng lực vận động có định
hướng cho các em. Để trở thành VĐV Bóng rổ chuyện nghiệp có trình độ cao
trước hết các em phải phát triển toàn diện trên tất cả các mặt của năng lực thể chất:
sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động. Đó là tiền đề, là điều
kiện cơ bản để trên cơ sở đó đi sâu vào huấn luyện chuyên môn một cách có hiệu
quả nhất.
* Yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo
Phát triển năng lực chuyên môn
- Các năng lực thể chất
Phát triển kịp thời và đồng nhất với đặc đỉêm sinh lý của lứa tuổi và phát
triển tới mức tối đa có thể các tố chất thể lực cho các em.
Trước hết là khả năng phối hợp vận động (khéo léo, nhanh nhẹn, linh hoạt)
Ngay trong 2 năm đầu tập luyện phải hoàn thành ở lứa tuổi 13 – 14 đã phải đạt tới
trình độ nhất định.
20
Song song với việc phát triển khả năng phối hợp vận động là trọng tâm phát
triển về sức nhanh, sức mạnh và sau đó là sức bền.
- Các khả năng về kỹ thuật động tác
Để đào tạo các em có trình độ kỹ thuật cao: Có khả năng thực hiện một cách
thuần thục - chính xác các kỹ thuật đơn lẻ, biết phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ
thuật trong vận động với tốc độ lớn, và trong va chạm mạnh mẽ.
Ở giai đoạn lứa tuổi 13 – 14 đã có đủ điều kiện để phát triển kỹ thuật lên tới
mức độ cao. Chính vì vậy mà ngay trong năm đầu tập luyện các em phải làm quen
với những kỹ thuật, động tác khó.

- Các khả năng về chiến thuật.
Trước hết các em phải thực hiện một cách thành thục các hành động chiến
thuật cá nhân và trong chiến thuật phối hợp nhóm. Có khả năng đáp ứng với yêu
cầu chiến thuật hiện đại “tất cả cùng tấn công, tất cả cùng phòng thủ”. Biết thực
hiện các yêu cầu chiến thuật theo đội hình (cản phá trong phòng thủ, tấn công từ
mọi vị trí )
Có hiểu biết đầy đủ về nguyên lý chiến thuật Bóng rổ. Nắm vững mối quan
hệ mật thiết giữa chiến thuật với điều luật và chiến thuật, sự bền bỉ trong thi đấu.
3.1.1.3. Các nguyên tắc lựa chọn các test (tiêu chuẩn)
Căn cứ vào các luận điểm của quá trình đào tạo VĐV Bóng rổ trẻ mà chúng
tôi đã thu thập và tổng hợp trên, chúng tôi lựa chọn test ứng dụng tuyển chọn nữ
VĐV năng khiếu Bóng rổ tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Các test lựa chọn phải đánh giá được toàn diện về mặt thể
lực, tâm lý, y học, kỹ thuật chiến thuật, sự say mê hứng thú
- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn test phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính
thông báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu.
Nói một cách khác việc lựa chọn nguyên tắc này là việc lựa chọn các test
nhằm đến việc lựa chọn sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất trong tuyển chọn
VĐV năng khiếu trẻ và thông thường các test được lựa chọn có độ tin cậy trong
việc đánh giá các tố chất thể lực, các tố chất tinh thần của những VĐV.
21
- Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có chỉ tiêu đánh giá cụ thể, có hình
thức tổ chức đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện
VĐV Bóng rổ của Việt Nam.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn các test tuyển chọn nữ VĐV
Bóng rổ lứa tuổi 13 – 14.
Qua các cơ sở lý luận và tham khảo các tài liệu chuyên môn của các tác giả
trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: SVARS _ 1970,
IGUACHEVA V.IA, PORTRO J.M _ 1996, Nguyễn Hùng Quân _ 1998, Bùi Kim
Phượng Đồng thời, qua tham khảo và tìm hiểu công tác tuyển chọn VĐV Bóng

rổ trẻ ở các trung tâm có đào tạo VĐV Bóng rổ như: Hà Nội, TP. HCM, Yên Bái
chúng tôi đã lựa chọn được 10 chỉ tiêu tuyển chọn nữ VĐV Bóng rổ lứa tuổi 13 –
14, các chỉ tiêu được lựa chọn đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về góc độ sư
phạm, các chỉ tiêu này cho phép xác định được năng lực chung và chuyên môn cần
thiết cấu thành trình độ tập luyện của VĐV Bóng rổ trẻ. Các chỉ tiêu bao gồm:
- Các chỉ tiêu thể lực chung
+ Chạy 30 m (s)
+ Chạy 100 m (s)
+ Chạy 800 m(s)
+ Bật cao tại chỗ (cm)
+Bật xa tại chỗ (cm)
+ Cooper test (p)
- Các chỉ tiêu về chuyên môn
+ chuyền bóng xa bằng một tay (bóng rổ) (m)
+ Ném bóng xa có đà ( bóng tennis) (m)
+ Dẫn bóng tốc độ 20 m (s)
+ Dẫn bóng luồn cọc 20 m (s)
Với mục đích lựa chọn các test ứng dụng tuyển chọn các VĐV bóng rổ trẻ
lứa tuổi 13 – 14 tỉnh Cao Bằng phù hợp với các điều kiện thực tiễn. Trong các quá
trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về các hình thức, nội
dung kiểm tra và các bài thử nghiệm thường được áp dụng trong việc tuyển chọn
22
vào thực tiễn công tác đào tạo VĐV Bóng rổ thông qua hình thức dùng phiếu
phỏng vấn.
Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là 20 HLV, chuyên gia, chuyên viên,
giáo viên của các trung tâm Bóng rổ mạnh trên toàn quốc như: Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh, TP.HCM, Hà Nội,… Những người trực tiếp làm công tác tuyển
chọn và đào tạo VĐV Bóng rổ.
Ngoài việc lựa chọn các test phù hợp với yêu cầu chuyên môn, chúng tôi còn
dựa trên các yêu cầu sau:

- Tính phức tạp của nhiệm vụ
- Tính chính xác khi thực hiện
- Thời gian thực hiện
Kết quả phỏng vấn thực tiễn việc tuyển chọn VĐV Bóng rổ trong quá trình
huấn luyện được trình bày ở bảng 3.1
23
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng các test tuyển chọn nữ VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 13 – 14 (n=20)
TT
Test
Số lượng và
tỷ lệ
Kết quả phỏng vấn theo mức độ và tỷ lệ
n %
Rất quan trọng Quan trọng Cần
Không quan
trọng
n % n % n % n %
1 Chạy 100 m (s) 16 80 9 45 5 25 2 10 0 0
2 Chạy 30 m (s) 17 85 11 55 5 25 1 5 0 0
3 Chạy 800m (p) 10 50 0 0 2 10 5 3 3 15
4 Cooper test (p) 12 60 1 5 3 15 5 25 3 15
5 Bật xa tại chỗ (cm) 16 80 11 55 4 20 1 5 0 0
6 Bật cao tại chỗ (cm) 16 80 11 55 5 25 0 0 0 0
7 Chuyền bóng xa bằng một tay (bóng rổ) (m) 20 100 14 70 6 30 0 0 0 0
8 Ném bóng xa có đà (Bóng tennis) (m) 16 80 10 50 4 20 2 10 0 0
9 Dẫn bóng tốc độ 20m (s) 20 100 14 70 6 35 0 0 0 0
10 Dẫn bóng luồn cọc 20m (s) 18 90 11 55 7 35 0 0 0 0
24
Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy
1. Khi tiến hành tìm hiểu nhóm các chỉ tiêu thể lực sử dụng trong quá trình

tuyển chọn VĐV Bóng rổ chúng tôi nhận thấy rằng đại đa số các huấn luyện viên
(HLV) cho rằng việc tuyển chọn VĐV nên thông qua các chỉ tiêu thể lực. Hầu hết
các HLV đều cho rằng việc sử dụng các chỉ tiêu thể lực mang tính giá trị lớn trong
việc tuyển chọn và đào tạo VĐV
2. Với mục đích xây dựng các bài thử mang tính khả thi và tương ứng với
trình độ cũng như điều kiện cơ sở vật chất của các trung tâm Bóng rổ trong cả
nước. Chúng tôi đã nêu vấn đề ở hai khía cạnh.
- Thứ nhất: Các bài thử nào đã được áp dụng?
- Thứ hai: Nếu được hướng dẫn thì các bài thử nào sẽ được áp dụng?
Để tuyển chọn VĐV Bóng rổ trong quá trình đào tạo, huấn luyện đại đa số
các đối tượng phỏng vấn đều lựa chọn các chỉ tiêu thể lực sau:
- Các chỉ tiêu thể lực chung:
+ Chạy 100 m (s)
+ Chạy 30 m (s)
+ Chạy 800 m (s)
+ Bật cao tại chỗ (cm)
+ Bật xa tại chỗ (cm)
- Các chỉ tiêu về chuyên môn:
+ chuyền bóng xa bằng một tay (bóng rổ) (m)
+ Ném bóng xa có đà (bóng tennis) (m)
+ Dẫn bóng tốc độ 20 m (s)
+ Dẫn bóng luồn cọc 20 m (s)
Và đại đa số các ý kiến lựa chọn các bài thử trên đều xếp chúng ở mức độ
rất quan trọng trong quá trình tuyển chọn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV
bóng rổ
3.1.3. Bước đầu xác định hệ số tương quan của hệ thống test lựa chọn
với khả năng thi đấu của đối tượng nghiên cứu
25

×