Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu các bài tập bổ trợ nâng cao khả năng chuyền bắt bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng ném năm thứ 2 trường đại học TDTT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.71 KB, 58 trang )

MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao ( TDTT) là một bộ phận của nền văn hoá xã hội,
trong xã hội hiện đại tập luyện TDTT ngoài mục đích nâng cao sức khoẻ hoàn
thiện thể chất rèn luyện các phẩm chất đạo đức tâm lý tốt, dũng cảm, thông
minh sáng tạo, đoàn kết kỷ luật…Còn là hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh
bổ ích, là phương tiện để giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các
dân tộc và các quốc gia trên thế giới.
Ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều trú trọng đến công tác
phát triển TDTT có thể nói TDTT là một bộ phận hữu cơ của đời sống con
người. Trong đó TDTT là phương tiện, là phương pháp phục vụ đắc lực cho
sự phát triển về thể chất và tinh thần. Những năm gần đây dưới sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ
về nhiều mặt trong đó có TDTT.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Bóng ném nước ta phát triển mạnh
ở 2 trung tâm thể thao văn hoá lớn của đất nước là Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh thông qua thành tích của hai trung tâm này chúng ta đã tuyển chọn
được những VĐV xuất sắc cho đôị tuyển Bóng ném Quốc gia. Đội tuyển
Bóng ném nam và nữ của chúng ta đã tham gia giải bóng ném trong chương
trình Đại hội TDTT Đông nam Á lần thứ 22 (Seagames 22) và Bóng Ném đã
góp phần vào thành công chung của đoàn thể thao Việt Nam với 2 huy
chương vàng đội nam nữ. Thông qua thi đấu quốc tế Bóng ném góp phần
nâng cao uy tín cho thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế và khu vực.
Bóng ném là môn thể thao tập thể có tính đối kháng cao, tiếp xúc thể
chất mạnh, tập luyện Bóng ném giúp phát triển nhanh và toàn diện các tố chất
của cơ thể, phù hợp với lứa tuổi trẻ, tập luyện Bóng ném giúp nhanh chóng
hoàn thiện kỹ thuật động tác vì phù hợp với các hoạt động của con người:
chạy, nhảy, ném…Trong quá trình tập luyện và thi đấu Bóng ném khả năng
chuyền bắt bóng là sự bắt đầu của mọi kỹ thuật cơ bản khác là cơ sở mở đầu
cho sự tổ chức triển khai các đợt tấn công của một pha thi đấu.
1
Trong thực tế kỹ thuật chuyền bắt bóng có nhiều loại hình và đa dạng


về chủng loại. Ví dụ: Kỹ thuật bắt bóng hai tay trước ngực, chuyền bóng bằng
hai tay trên đầu, chuyền bóng tay ngang, đứng tại chỗ chuyền bóng thấp tay,
chuyền bóng phía sau…, bắt bóng bằng hai tay trên đầu, nhận bóng đang nằm
trên mặt đất và bóng đang lăn.
Việc nắm vững các kỹ thuật chuyền bóng cơ bản có ý nghĩa rất lớn
trong thi đấu Bóng ném, vì các kỹ thuật này ảnh hưởng trực tiếp tới kỹ thuật
tấn công khác như: kỹ thuật ném bóng cầu môn, kỹ thuật động tác giả, kỹ
thuật dẫn bóng…, đặc biệt chuyền bắt bóng tốt sẽ là điều kiện thuật lợi cho
việc triển khai các miếng chiến thuật trong thi đấu Bóng ném, kỹ thuật giữ
bóng lâu và khống chế bóng tốt, trong đó luật quy định không được cầm bóng
quá 3 giây và di chuyển với bóng không quá 3 bước, chuyền bắt bóng là khâu
quan trọng. Do vậy yêu cầu trước tiên đối với người học Bóng ném là phải
biết chuyền bóng chính xác đúng thời cơ và bắt giữ bóng chắc chắn.
Trong chương trình đào tạo các cử nhân thể thao của nhà trường các
môn thể thao nói chung và môn Bóng ném nói riêng đóng góp một phần quan
trọng giúp các sinh viên chuyên sâu môn Bóng ném sau khi ra trường có được
một trình độ kỹ thuật và chiến thuật cơ bản về Bóng ném đặc biệt là các sinh
viên chuyên sâu của các khoá đã từng tham gia đội tuyển trường Đại học
TDTT Bắc Ninh. Trong thực tế tập luyện và thi đấu sinh viên chuyên sâu
Bóng ném Trường Đại học TDTT Bắc Ninh còn tồn tại nhiều hạn chế như:
chuyền bóng không chính xác, không đúng thời điểm, bắt bóng không tốt, khả
năng xử lý với bóng không nhịp nhàng…
Vấn đề nghiên cứu và đưa ra các bài tập bổ trợ nâng cao khả năng
chuyền bắt bóng cho sinh viên, chúng tôi thấy tác giả Nguyễn Văn Ninh khoá
31 và Nguyễn Duy Tự khoá 32 đề cập và nghiên cứu vấn đề này, tác giả đã
nghiên cứu về kỹ thuật chuyền bắt bóng nhưng chỉ đi sâu về kỹ thuật chuyền
2
bắt bóng trong giai đoạn ban đầu nhằm hoàn thiện kỹ thuật cơ bản cho sinh
viên mới tập.
Từ những kết luật trên chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu các bài tập bổ trợ nâng cao khả năng chuyền bắt bóng
cho sinh viên chuyên sâu Bóng ném năm thứ 2 Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh”.
* Mục đích nghiên cứu:
Để nâng cao khả năng kỹ thuật chuyền bắt bóng có thể dùng nhiều biện
pháp. Song trong đề tài này mục đích của chúng tôi là: Nghiên cứu sâu về các
bài tập bổ trợ nhằm lựa chọn được các bài tập có hiệu quả nhằm nâng cao khả
năng chuyền bắt bóng cho sinh viên chuyên sâu Bóng ném. Từ đó làm tài liệu
tham khảo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn nói riêng và nhà
trường nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi tiến hành giải quyết 2 mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng kỹ thuật chuyền bắt bóng của
sinh viên chuyên sâu Bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên
môn nhằm nâng cao khả năng chuyền bắt bóng cho sinh viên chuyên sâu
Bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
* Đối tượng nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu: Bài tập bổ trợ nâng cao khả năng chuyền bắt
bóng cho sinh viên chuyên sâu Bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên chuyên sâu Bóng ném khoá 44
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
* Địa điểm nghiên cứu.
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm vai trò tác dụng của bài tập bổ trợ
1.1.1. Khái niệm bài tập bổ trợ
Cho đến nay khái niệm về bài tập bổ trợ và bài tập bổ trợ chuyên

môn có những cách trình bày sau:
Theo lý luận và phương pháp giáo duc TDTT của PGS Nguyễn
Toán và TS Phạm Danh Tốn thì cho rằng: “Bài tập bổ trợ là các bài tập
phức hợp các yếu tố của đối tượng thi đấu cùng các biến dạng của chúng,
cũng như các bài tập dẫn dắt tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự
phát triển của tố chất và các kỹ xảo của vận động ở chính ngay môn thể
thao đó”.
Còn một số các nhà khoa học nước ngoài thì cho rằng: Bài tập bổ
trợ còn là một trong những biện pháp giảng dạy bao gồm các bài tập mang
tính chuyển đổi và bài tập tăng cường các tố chất thể lực.
Quan điểm của các học giả Trung Quốc về bài tập bổ trợ là những
bài tập mang tính chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng môn thể thao
khác nhau (Từ điển TDTT Trung Quốc, trang 17, xuất bản 1993).
Theo tôi, tuy có khác về cách trình bày nhưng luôn có sự thống nhất
về ý nghĩa. Tóm lại: Khái niệm bài tập bổ trợ là các bài tập mang tính
chất chuẩn bị, tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực mang tính
chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng môn thể thao khác nhau.
1.1.2. Vai trò, tác dụng của bài tập bổ trợ.
Theo các nhà khoa học, các chuyên gia thể thao thì các bài tập bổ
trợ là một biện pháp quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật.
Như chúng ta đã biết, một số kỹ thuật thường cấu trúc các chuỗi
động tác gắn kết có trình tự, có sự phối hợp có liên quan, có tác động lẫn
4
nhau. Thúc đẩy hoặc hạn chế nhau để cùng thực hiện một yếu lĩnh kỹ
thuật động tác nào đó. Một kỹ thuật khó thường gồm nhiều khâu, nhiều
gia đoạn, nhiều cử động nên cùng một lúc người học không thể hình
thành ngay các kỹ năng cũng như các đường tròn liên hệ trên vỏ não các
cử động đó. Do vậy người ta phân nhỏ kỹ thuật nhất là kỹ thuật phức tạp
thành các giai đoạn động tác khác nhau.
Trên cơ sở đó người học nắm bắt từng phần sau đó liên kết lại

thành kỹ thuật hoàn chỉnh. Ở mỗi giai đoạn kỹ thuật để giúp người học
hình thành được kỹ thuật người ta sử dụng các bài tập.
- Mang tính chuẩn bị: Nhằm đưa người tập vào trạng thái sinh lý,
tâm lý thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật.
- Mang tính dẫn dắt: Nhằm làm cho người tập nắm được các yếu
lĩnh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến liên hoàn của
một số kỹ thuật cần học.
- Mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác với các
không gian và thời gian khác nhau, nhằm tạo ra sự lợi dụng các khả năng
đã có, hình thành ra các khả năng mới và co thể để đáp ứng cho người
học thực hiện thuận lợi các kỹ năng đang học, người ta còn cần tập các
bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn cho người tập.
Vì vậy đi đôi với các bài tập bổ trợ nói ở trên, người ta cũng rất
chú trọng đưa vào trong chương trình giảng dạy các bài tập để tăng
cường một số tố chất thể lực chuyên môn cần thiết. Có thể nói các bài
tập bổ trợ vừa là biện pháp để nắm kỹ thuật, vừa là khâu quan trọng để
hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật, nhất là kỹ thuật phức tạp và khó vừa là
một khâu quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành kỹ năng vận
động, đồng thời phát triển các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, mềm dẻo, khéo léo).
5
1.2. Vai trò kỹ thuật chuyền bắt bóng trong Bóng ném
1.2.1. Vai trò của kỹ thuật trong Bóng ném
Trong các môn thể thao nói chung và môn bóng ném nói riêng thì
muốn đạt được thành tích trong thi đấu cần phải có sự kết hợp của rất
nhiều yếu tố, nhưng một trong những yếu tố cũng rất quan trọng là kỹ
thuật cá nhân. Trong thi đấu Bóng ném kỹ thuật có vai trò và vị trí hết sức
quan trọng, nó quyết định đến thành công hay thất bại của một đội bóng,
với tính chất là môn thể thao hoạt động đối kháng mạnh, với những tình
huống thay đổi liên tục trên sân, do đó kỹ chiến thuật trong thi đấu của

các VĐV là hết sức quan trọng, người nào có kỹ thuật cá nhân tốt thì luôn
tạo cơ hội, luôn cùng đồng đội phát huy và tận dụng mọi cơ hội, mọi tình
huống trên sân để đạt được những hiệu quả, đạt mục đích đề ra.
Kỹ thuật bóng ném bao gồm tất cả các động tác hành động của các
đấu thủ trên sân, trong quá trình thi đấu thì kỹ thuật trong bóng ném dần
được hình thành theo thời gian và phát triển không ngừng để đi đến hoàn
thiện, bên cạnh đó kỹ thuật cơ bản của môn Bóng ném là yếu tố quan
trọng nhất mà VĐV cần nắm vững để từ đó thực hiện phối hợp kỹ chiến
thuật một cách thuận lợi, sự vận dụng kỹ thuật phải luôn căn cứ vào tình
huống trên sân và năng lực của từng cầu thủ.
Trong tất cả các môn thể thao nói chung thì kỹ thuật là cơ sở của
việc hoàn thiện chiến thuật mà HLV đặt ra và khi đó sự phát triển của
chiến thuật sẽ nâng cao trình độ kỹ thuật. Do vậy trong công tác giảng dạy
phải tăng cường sự nắm vững toàn diện kỹ thuật và không ngừng nâng
cao dần, có như vậy mới nâng cao được trình độ chuyên môn của môn thể
thao nói chung và môn bóng ném nói riêng qua đó từng bước đưa bóng
ném nước ta hội nhập và sánh vai được với các nước trong khu vực châu
lục và trên thế giới.
6
1.2.2. Vai trò của kỹ thuật chuyền bắt bóng.
Trong quá trình thi đấu bóng ném VĐV sử dụng rất đa dạng các loại
hình kỹ thuật khác nhau như: Chạy, nhảy, chuyền bắt bóng, dẫn bóng và làm
động tác giả Tuy nhiên tất cả các loại hình kỹ thuật đó đều phục vụ cho mục
đích duy nhất là dẫn đến hiệu quả ném bóng vào cầu môn để ghi bàn thắng.
Trong các kỹ thuật phục vụ cho hiệu xuất ghi bàn thì kỹ thuật chuyền bắt
bóng là yếu tố rất quan trọng và có thể nói đó là nền móng giúp cho việc thực
hiện các kỹ thuật khác trong bóng ném.
Bên cạnh đó nó giúp nhanh chóng phát động tấn công sang khu vực cầu
môn đối phương đó là những đường phản công nhanh hoặc tạo điều kiện
thuận lợi cho việc điều chỉnh đội hình chiến thuật sau pha dàn xếp tấn công

không thành bàn. Vì vậy có thể nói trong tất cả các kỹ thuật của bóng ném thì
kỹ thuật chuyền bóng là kỹ thuật trọng tâm và quyết định đến hiệu quả thực
hiện chiến thuật, hiệu quả thi đấu của một đội bóng, trong chuyền bắt bóng thì
có rất nhiều kỹ thuật chuyền bắt bóng khác nhau như:
+ Kỹ thuật chuyền bóng một tay trên vai tại chỗ
+ Kỹ thuật chuyền bóng một tay trên vai có đà
+ Kỹ thuật nhảy chuyền bóng một tay trên vai
+ Kỹ thuật bắt bóng trên đầu
+ Kỹ thuật bắt bóng dưới đất
+ Kỹ thuật chuyền bắt bóng hai tay trước mặt
+ Kỹ thuật chuyền bắt bóng hai tay trước ngực
+ Kỹ thuật chuyền bắt bóng cao tay.
Những kỹ thuật trên đều có ảnh hưởng đối với kỹ thuật cá nhân của
từng cầu thủ nói riêng và ảnh hưởng tới hiệu suất thi đấu của cả đội bóng nói
chung và trong từng tình huống thì hiệu quả hơn hết của kỹ thuật chuyền bắt
bóng là đem lại thành công cho tất cả kỹ thuật khác trong thi đấu là:
+ Phát huy được kỹ thuật cơ bản
7
+ Tạo điều kiện cho VĐV tiếp cận khung thành một cách nhanh chóng
+ Giúp cho VĐV thoát khỏi sự áp sát của phòng thủ đối phương.
+ Là cơ sở cho chiến thuật phản công nhanh và đem lại hiệu suất ghi
bàn cao.
Ngoài hiệu quả thực dụng đó VĐV còn có thể phối hợp với đồng đội
thực hiện các miếng chiến thuật khác để từ đó tạo ra tình huống mới thuận lợi
cho việc đưa bóng vào khung thành đối phương và là nền tảng cho các hoạt
động tiếp theo, trong các miếng phối hợp tấn công nhóm, trong các đội hình
tấn công 3:3 giữa các VĐV ngoài vòng 9m và các VĐV số 5, 6, 7 hoạt động
trong khu vực 7m, hoặc có thể sử dụng kỹ thuật chuyền bắt bóng để thực hiện
các bài tập phối hợp chiến thuật ở mức độ phức tạp hơn như chuyền bắt bóng
chéo, bật cao chuyền bóng Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả thực sự của

kỹ thuật chuyền bắt bóng mới nâng cao hiệu quả ứng dụng của miếng chiến
thuật như FAP hoặc FEP hay PW. Vì vậy kỹ thuật chuyền bắt bóng là nền
tảng cho mọi kỹ thuật khác.
1.3. Đặc điểm kỹ thuật chuyền bắt bóng
Kỹ thuật chuyền bắt bóng là sự kết hợp khả năng dùng lực cổ tay, cánh
tay, vai và sức của cơ thể, toàn bộ kỹ thuật được chia làm ba giai đoạn.
+ Giai đoạn chuẩn bị
+ Giai đoạn chính
+ Giai đoạn kết thúc
Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện để
tạo nên kỹ thuật hoàn chỉnh, chính xác, chỉ cần ở một giai đoạn nào đó người
tập không thực hiện tốt các yêu cầu chung của kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả cuối cùng của kỹ thuật. Kỹ thuật chuyền bắt bóng là
kỹ thuật kết hợp giữa kỹ thuật bắt bóng và khả năng dùng sức của cơ thể do
vậy kỹ thuật này tưởng như là đơn giản nhưng thực chất nó cũng là kỹ thuật
khó đối với người mới tập bóng ném nhất là đối với sinh viên chuyên sâu năm
8
thứ nhất hay đối với sinh viên phổ tu môn Bóng ném, vì vậy trong quá trình
học kỹ thuật người tập phải có sự tập trung cao độ và sự phối hợp các giai
đoạn trên một cách nhịp nhàng và chính xác. Chính vì thế khi quan sát VĐV
thông qua việc thực hiện kỹ thuật này người ta có thể đánh giá được khả năng
của VĐV đó. Đặc biệt trong công tác giảng dạy môn phổ tu Bóng ném với
thời gian học tập ngắn nên cần phải có sự quan sát chặt chẽ của Giáo viên và
phải có phương pháp giảng dạy hợp lý mới giúp cho người tập tiếp thu động
tác chặt chẽ hơn từ đó nâng cao chất lượng của giờ học môn phổ tu Bóng
ném.
Từ những tính chất quan trọng đó và do tầm ảnh hưởng của nó đến các
kỹ thuật khác kỹ thuật chuyền bắt bóng mà đề tài nghiên cứu nhằm góp phần
đưa ra những bài tập nâng cao khả năng chuyền bắt bóng cho sinh viên
chuyên sâu bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh và qua việc nắm vững

kỹ thuật cơ bản này sẽ tạo điều kiện nền tảng tốt cho việc học các kỹ thuật
khác trong môn bóng ném. Vậy để đạt được nhiệm vụ trên trước hết ta cần
tìm hiểu rõ các yếu lĩnh kỹ thuật động tác. Như trình bày ở trên kỹ thuật
chuyền bắt bóng được chia làm ba giai đoạn chính.
* Yếu lĩnh kỹ thuật bắt bóng.
+ Giai đoạn chuẩn bị: Người tập thực hiện động tác hai chân rộng bằng
vai hoặc hơn vai một chút, một chân trước, một chân sau, hai tay đưa tay ra
phía trước (không duỗi thẳng hết tay), người tập đứng đối diện với đường
bóng bay tới, bàn tay thả lỏng tự nhiên, các ngón tay mở đều để hai bàn tay
tạo thành hình cái túi, trong đó ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình tam giác
kết thúc giai đoạn chuẩn bị.
+ Giai đoạn chính: Vào thời điểm tay chạm bóng thì các ngón tay nhẹ
nhàng tiếp xúc với bóng, đồng thời co khuỷu tay để tạo đà hoãn xung đường
bóng bay tới, khi đã đón được bóng hai tay nắm bóng một cách chắc chắn.
9
+ Giai đoạn kết thúc: Là chuẩn bị các hành động tiếp theo.
* Yếu lĩnh kỹ thuật chuyền bóng.
+ Giai đoạn chuẩn bị: Tay cầm bóng, đứng chân trước chân sau
Hai chân rộng bằng vai hoặc hơn vai một chút
+ Giai đoạn chính, đưa tay cầm bóng ra trước ngực thực hiện động tác
xoay vai từ trước ra sau từ dưới lên trên khi bóng đạt vị trí cần nhất tức bóng
ngang vai thì dùng lực cánh tay đẩy bóng đi đồng thời dùng ba ngón tay giữa
miết bóng ra phía trước.
+ Giai đoạn kết thúc: Khi bóng ra khỏi tay thả lỏng người và trở về tư
thế chuẩn bị bắt bóng.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý người tập khi tham gia các hoạt động
trong bóng ném.
1.4.1. Đặc điểm sinh lý.
Cơ sở sinh lý cũng góp một phần khá quan trọng trong tập luyện và thi
đấu Bóng ném, khả năng vận động các kỹ năng, kỹ xảo vận động chủ yếu của

con người được hình thành trong quá trình tập luyện. Phần lớn các động tác
của con người được thực hiện với các cử động mới là bằng ngoại suy (ngoại
suy là khả năng của hệ thần kinh giải quyết các nhiệm vụ vận động phát sinh
bất ngờ một cách hợp lý trên cơ sở những kinh nghiệm hiện có) vì vậy trong
quá trình thực hiện động tác khác nhau phải luôn biến đổi về nội dung và hình
thức. Bên cạnh đó Bóng ném là môn thể thao mang tính chất đối kháng trực
tiếp nên việc vận dụng các kỹ thuật cơ bản trong bóng ném cũng tuân theo các
giai đoạn hình thành kỹ năng vận động và khả năng vận dụng phong phú vào
các tình huống thi đấu. Đặc điểm hình thành kỹ năng vận động trong Bóng
ném cũng khác với một số môn thể thao khác ở chỗ. Do bóng ném là môn thể
thao hoạt động phức tạp lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố tâm lý và ý thức chiến
10
thuật do vậy việc hình thành kỹ năng phải gắn liền và vận dụng vào thực tế thi
đấu mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
1.4.2. Đặc điểm tâm lý.
Tâm lý của con người không những phong phú và đa dạng mà sự
biểu hiện của nó cũng rất sinh động muôn hình muôn vẻ, nó tuỳ thuộc
vào lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau nên tâm lý của mỗi người
cũng khác nhau. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy và huấn luyện
môn bóng ném, hình hành động của người giáo viên, huấn luyện viên
phải biết vận dụng dựa trên cơ sở của quá trình tâm lý. Việc giáo dục
tinh thần tập thể nhằm đạt cơ sở tâm lý để tổ chức lãnh đạo tập thể – thể
thao, chú ý tới sự nhận thức của mỗi VĐV và nhận thức trong thể thao
diễn ra nhanh có tính phân biệt cao giúp cho VĐV phản ánh kịp thời và
phân biệt chính xác định hướng thật giả trong thi đấu, quá trình nhận
thức nhanh hay chậm, đúng hay sai được thể hiện rõ thông qua các quyết
định của VĐV và đặc biệt là trạng thái thi đấu đối kháng trực tiếp
thường bị lệ thuộc vào trạng thái thi đấu của đối phương và nhiều yếu tố
khác như: Trọng tài, khán giả, điều kiện thi đấu
Trong bóng ném chiến thuật là sự tổng hợp các thủ thuật thi đấu

của VĐV hay của đội, để phát huy mọi khả năng phù hợp với điều kiện
thi đấu, để giành thành tích tốt nhất thì kỹ chiến thuật, trình độ thể lực và
tâm lý làm cho VĐV có thể phán đoán được những điểm mạnh yếu của
họ thông qua sự hiểu biết về trình độ của từng đối thủ, từ đó lựa chọn
những biệp pháp thích hợp, để xử lý thông minh từng tình huống và đưa
ra những quyết định phù hợp và ăn ý với phối hợp của đồng đội tạo sự
nhất trí của các thành viên trong đội, hoàn thành tốt sự phân công của
HLV, tạo sự thống nhất trong phối hợp chiến thuật của toàn đội nhất là
trong kỹ thuật chuyền bắt bóng.
11
1.5. Những quan điểm giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật chuyền
bắt bóng.
Qua quá trình tham khảo tài liệu có rất nhiều quan điểm khác nhau
về phương pháp huấn luyện của giáo viên, HLV một tác giả nhận xét
rằng: “Việc huấn luyện kỹ thuật trong Bóng ném trước tiên phải huấn
luyện thể lực trong đó huấn luyện các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức
bền và khả năng phối hợp vận động đóng vai trò quan trọng trong hoàn
thiện sớm kỹ thuật động tác “trong thực tế qua quá trình nghiên cứu của
nhiều tác giả đã cho thấy: Ngoài việc hoàn thành và hoàn thiện kỹ thuật
thì trong Bóng ném cũng cần chú ý các tố chất thể lực có liên quan do
vậy kỹ năng, kỹ xảo là yếu tố cấu thành và đóng vai trò chủ yếu trong
việc hoàn thiện kỹ thuật động tác.
Như chúng ta đã biết khả năng vận động của tất cả các hoạt động
thể thao nói chung và trong bóng ném nói riêng cần phải nắm vững
nguyên lý yếu lĩnh cơ bản, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhiều
yếu tố và một trong những yếu tố đó là kỹ thuật và kỹ thuật đóng vai trò
quan trọng trong việc học kỹ thuật động tác để hình thành nên khả năng
vận động phải trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Giai đoạn lan toả.
Đây là giai đoạn người tập tiếp thu những kiến thức của Giáo viên

– Huấn luyện viên (GV-HLV) để hoàn thành đường dây liên hệ tạm thời
giữa các cơ quan vận động với vỏ não hưng phấn trên vỏ não rất mạnh
mẽ và lan toả nhưng chưa phân biệt được đúng hay sai chính vì thế mà
trong giai đoạn này các sai lầm thường hay xảy ra và sai lầm lặp lại
nhiều lần dẫn đến định hình động tác sai và trở thành cố tật, ở thời kỳ
này GV-HLV cần có ngay biện pháp sửa chữa kịp thời để người tập
tránh mắc phải những sai lầm đó ngay từ đầu.
12
Giai đoạn 2: Giai đoạn phân biệt ức chế.
Trong giai đoạn hưng phấn lan toả trên vỏ não đã tập trung vào những
khu điểm, do đó trong quá trình tập luyện người tập đã phân biệt được việc
thực hiện động tác của mình là đúng, sai, thừa. Do vậy người giáo viên, HLV
cần tập trung chú ý nhiều hơn để uốn nắn cho người tập. Nếu thường xuyên
liên hệ tạm thời lên vỏ não và ngày càng ổn định hơn sẽ chuyển sang giai
đoạn tự động hoá.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tự động hoá.
Là giai đoạn người học có thể nắm vững việc thực hiện động tác một
cách thuần thục, chuẩn xác và không tốn sức hướng phấn đấu sẽ tập trung vào
những vùng hẹp trên vỏ não. Do vậy những nhóm cơ và cơ tham gia vận động
sẽ đạt mức căng cơ tối đa phục vụ cho việc thực hiện động tác và ở giai đoạn
này người tập đã nắm vững kỹ xảo động tác họ biết khả năng vận động của
mình thành kỹ xảo và thực hiện động tác từ đầu đến cuối theo ý muốn của bản
thân một cách hoàn toàn chính xác, tiết kiệm năng lượng cho bản thân và tiếp
tục trở thành tự động hoá ở mức cao hơn. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng: tính
bền vững của kỹ xảo vận động chỉ có giá trị khi kỹ thuật động tác đúng. Để
nâng cao hiệu quả của bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm người HLV cần
biết chủ động xây dựng các bài tập vào thời điểm nào. Giai đoạn nào của quá
trình hình thành kỹ năng vận động.
13
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nêu trên trong quá trình nghiên cứu đề tài đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau.
2.1.1.Phương pháp tham khảo và đọc tài liệu.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên
cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm hệ
thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ
sở lý luận, xây dựng giả định khoa học, xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu, kiển chứng kết quả trong thực hiện đề tài.
Các tài liệu có thể đọc và tham khảo là:
- Giáo trình Bóng ném
- Phương pháp giảng dạy và huấn luyện bóng ném
- Các phim ảnh, băng ghi hình ghi âm và một số tài liệu khác.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm.
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân hạn chế hiệu quả của kỹ thuật
chuyền bắt bóng các VĐV cũng như các sinh viên chuyên sâu Bóng ném
trường đại học TDTT Bắc Ninh. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, toạ đàm với
các huấn luyện viên của các đội bóng, cùng các chuyên gia, các giáo viên
bóng ném để một lần nữa xác định chắc chắn các nguy#n nhân làm hạn chế
kỹ thuật này. Không những vậy mà còn giúp đỡ chúng tôi lựa chọn các bài tập
để đưa vào thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật chuyền bắt
bóng.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành quan sát các
trận thi đấu Bóng ném trong các giải vô địch của các câu lạc bộ Bóng ném
14
trên toàn quốc năm 2009. Chúng tôi đã thu thập được các số liệu để đánh giá
được hiệu quả kỹ thuật chuyền bắt bóng trong giải chính xác ở mức độ cao
nhất. Đồng thời quan sát các buổi tập luyện của sinh viên chuyên sâu Bóng

ném trrường đại học TDTT để tìm ra những điểm mạnh yếu trong quá trình
tập luyện, cũng như trong nội dung và hình thức bài tập chuyền bắt bóng nâng
cao độ khó trong di chuyển chuyền bắt bóng. Trên cơ sở lựa chọn những bài
tập đặc trưng để sắp xếp sao cho khoa học hợp lý.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sau khi lựa chọn lập phiếu phỏng vấn, xây dựng kế hoạch huấn luyện
chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 30 sinh viên của khoá đại học 44 trường
đại học TDTT Bắc Ninh.
2.1.5. Phương pháp toán thống kê.
Sau khi thu thập số liệu chúng tôi sử dụng toán học thống kê và toán số
để sử lý. Toán số học chúng tôi sử dụng phép tính (%)để tìm ra hiệu quả của
kỹ thuật chuyền bắt bóng trong thi đấu.
Toán thống kê chúng tôi sử dụng công thức sau:
- Số trung bình cộng:
n
x
x
i

=
Trong đó:
x
: Số trung bình cộng
x
i
: Kết quả của từng cá thể
n: Số cá thể.
- Phương sai:
2
))(

22
2
−+
−+−
=
∑ ∑
BA
BBAA
nn
xxxx
δ
(n ≠ 30)
- Độ lệch chuẩn:
2
δδ

15
- So sánh 2 số trung bình quan sát:
B
c
A
c
BA
nn
xx
t
22
δδ
+


=
- Tính hệ số tương quan.
∑ ∑

−−
−−
=
22
)()(
))((
yyxx
yyxx
r
2.2. Tổ chức nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2011 và được chia ra
làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2010 đến tháng 4/2010: Lựa chọn hướng đề
tài nghiên cứu. Bảo vệ đề cương nghiên cứu trước HĐKH.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2010 đến tháng 1/2011: Giải quyết mục tiêu
1 và mục tiêu 2 của đề tài.
- Giai đoạn 3: từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2011: Hoàn thiện luận văn
và báo cáo trước hội đồng khoa học.
16
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy chuyền bắt bóng
cho sinh viên chuyên sâu Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để đánh giá chính xác thực trạng sử dụng các bài tập nâng cao khả năng
chuyền bắt bóng cho sinh viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh .Chúng tôi

nghiên cứu những vấn đề .
3.1.1. Đánh giá chương trình giảng dạy cho sinh viên Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh.
Chương trình giảng dạy là một nội dung rất quan trọng trong việc huấn
luyện và giảng dạy TDTT. Nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình đào tạo. Chương trình giảng dạy được xây dựng dựa trên cơ sở
thống nhất một cách lôgic các mục đích của từng giai đoạn giảng dạy, trong
đó chương trình giảng dạy phải vạch ra được mục đích, nhiệm vụ cụ thể cần
đạt được và giải quyết trong từng giai đoạn huấn luyện cùng với các con
đường nhằm giải quyết nhiệm vụ đã được đặt ra .
Các buổi tập luyện diễn ra 90 phút, trong khoảng thời gian ít ỏi đó phải
giải quyết rất nhiều nhiệm vụ khác nhau của các bài tập: Phát triển kĩ thuât
chiến thuật thể lực để đạt được hiệu quả trong buổi tập là rất khó, vì vậy trong
quá trình tập luyện ở mỗi buổi tập đòi hỏi các vận động viên phải có sự lỗ lực
cao của bản thân, ý trí tự giác trong tập luyện và tổ chức ngoại khóa thêm
bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời GV phải có hệ thống các bài
tập hợp lí, phải giáo dục cho sinh viên hiểu được mục đích yêu cầu của các
bài tập và tính toán đến lượng vận động nghỉ ngơi hợp lí để phát triển kĩ thuật
đạt hiệu quả cao nhất, để thực hiện có hiệu quả giảng dạy trong các môn bóng
nói chung và môn bóng ném nói riêng thì ngay từ đầu cần phải vạch ra được
các hướng đi đúng và có những kế hoạch huấn luyện riêng về kĩ chiến thuật
cũng như thể lực. Trong bóng ném kĩ thuật luôn là yếu tố quan trọng để nâng
17
cao thành tích trong thể thao và nó cần phải được chú trọng giảng dạy ở tất cả
các giai đoạn phát triển cho sinh viên.
Để tìm hiểu thực trạng chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu
bóng ném trường TDTT Bắc Ninh, chúng tôi đã tham khảo trực tiếp nội dung
chương trình giảng dạy của bộ môn kết quả khảo sát được trình bày ở
bảng 3.1.
BẢNG 3.1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KĨ THUẬT

CHUYỀN BẮT BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG NÉM KHÓA 44
TRƯỜNG TDTT BẮC NINH
TT Nội dung Số giáo án Tỷ lệ %
1
Kĩ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngực tại
chỗ và di động
8 14
2
Kĩ thuật chuyền bóng một tay trên vai tại chỗ
và ba bước đà.
16 26
3 Kĩ thuật ném bóng cầu môn 32 36
4 Kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ và di động 18 30
5 Kĩ thuật động tác giả của thân 8 13
6 Bài tập ném bóng nhồi 10 16
7 Thể lực 20 33

Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 chúng tôi thấy kế hoạch giảng dạy kĩ
thuật cho sinh viên bóng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh như sau.
Kỹ thuật bắt bóng tại chỗ và di động chiếm 14 %
Kỹ thuật chuyền bóng tại chỗ và ba bước đà chiếm 26 %
Kỹ thuật ném bóng cầu môn chiếm 36 %.
Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và di động chiếm 30 %
Kỹ thuật động tác giả của thân chiếm 13 %
Bài tập ném bóng nhồi chiếm 16 %
Thể lực chiếm 33 %
Vậy tổng số giáo án giảng dạy chuyền bắt bóng trong chương trình giảng
dạy chiếm 40 %.
18
Từ kết quả tham khảo trên cho thấy về phân bố chương trình giảng kỹ

thuật chuyền bắt bóng trong toàn bộ chương trình giảng dạy bóng ném cho
sinh viên K44 là hợp lý và khoa học.
3.1.2: Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bắt bóng của sinh viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Kỹ thuật có vai trò rất quan trọng để nâng cao thành tích của VĐV trong
các môn thể thao nói chung và môn Bóng ném. Thành tích của cả đội phụ
thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của từng cầu thủ, bên cạnh đó khi các cầu thủ có
được kỹ thuật tốt nhưng không áp dụng chiến thuật mà huấn luyện viên đề ra
thì thành tích của cả đội sẽ không cao do khả năng thực hiện kỹ thuật của mỗi
cầu thủ. Trong môn Bóng ném kỹ thuật chuyền bắt bóng là kỹ thuật cơ bản
nhất, do đó để đánh giá được "thực trạng kỹ thuật chuyền bắt bóng của sinh
viên chuyên sâu Bóng ném Trường Đại học TDTT Bắc Ninh" đề tài đã sử
dụng các phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp đọc và phân tích tài
liệu tham khảo cùng với trao đổi phỏng vấn, lấy ý kiến của các giáo viên
trong bộ môn bóng ném của nhà trường và những người làm công tác huấn
luyện viên, quản lý TDTT đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn
luyện về bóng ném.
Để đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bắt bóng của sinh viên chuyên
sâu Bóng ném Trường Đại học TDTT Bắc Ninh chúng tôi tiến hành quan sát
và thu thập số liệu qua giải Bóng ném sinh viên chuyên sâu Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh năm 2010. Qua trực tiếp quan sát các buổi thi đấu sư phạm
của sinh viên chuyên sâu Bóng ném Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng
tôi đã thấy rằng kỹ thuật chuyền bắt bóng bằng một tay trên vai có độ dừng và
không có độ dừng được sử dụng phổ biến nhất, vì khả năng chuền bóng có độ
chính xác cao của nó và đặc biệt hiệu quả ở các cự ly trung bình (5-10m).
Ngoài ra trong các tình huống phản công nhanh thì kỹ thuật này tỏ ra ưu việt
hơn hẳn các kỹ thuật khác. Bên cạnh đó thì các kỹ thuật chuyền bắt bóng khác
19
cũng được sử dụng rộng rãi trong các tình huống cụ thể. Ví dụ: kỹ thuật
chuyền bóng ra sau lưng được dùng ở khu vực ném bóng gần gôn đối phương

và đem lại hiệu quả cao bởi tính bất ngờ của nó. Kỹ thuật này được sử dụng
khi hai đối thủ không tạo cơ hội cho bên phòng thủ có điều kiện để cướp và
phá bóng hoặc như kỹ thuật, nhảy cao trên tay chắn giả ném cầu gôn nhưng
lại chuyền cho đồng đội ở tư thế thuận lợi hơn. Hoặc kỹ thuật ném bóng một
tay dưới thấp ở độ cao ngang hông hoặc ngang đầu gối nhưng lại chuyền cho
đồng đội ở vị trí thuận lợi hơn.
Để khảo sát hiệu quả ứng dụng kỹ thuật chuyền bắt bóng trong thi đấu
của giải truyền thống chúng tôi tiến hành quan sát các trận thi đấu của giải
bóng ném sinh viên chuyên sân giữa các đội của các khoá như: Đại học
chuyên sâu khóa 43 và 44 và đội Đại học khoá 45 và 46 được tổ chức tại
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh năm 2010. Qua quan sát và tiến hành thu
thập số liệu sử dụng kỹ thuật chuyền bắt bóng của các đội trên được chúng tôi
trình bày ở bảng 3.2.
BẢNG 3.2: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ
DỤNG TRONG CÁC TRẬN ĐẤU GIẢI TRUYỀN THỐNG NĂM 2010
TT Tên đội
Kỹ thuật chuyền
bắt bóng
Kỹ thuật dẫn bóng
Kỹ thuật ném bóng
cầu môn
Sử
dụng
Thành
công
%
Sử
dụng
Thành
công

%
Sử
dụng
Thành
công
%
1 Đại học 43 122 77 63, 1 58 32 72,4 45 34 75
2 Đại học 44 118 56 47,4 37 26 70,2 34 21 61,7
3 Đại học 45 97 42 43,2 25 16 64 28 16 57,1
4 Đại học 46 105 45 42,8 32 21 65,5 31 19 61,2
Qua bảng 3.2 cho thấy trong thi đấu Bóng ném sinh viên chuyên sâu sử
dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau, song kỹ thuật chuyền bắt bóng được sử
dụng nhiều nhất và đạt hiệu quả cụ thể là:
- Đại học 43: Kỹ thuật chuyền bắt bóng đựoc sử dụng 122 lần thành công
là 77 đạt 63,1 %. Kỹ thuật dẫn bóng sử dụng là 58, thành công là 42 đạt
20
72,4%. Kỹ thuật ném bóng cầu môn sử dụng 45 lần, thành công là 34 đạt
75%.
- Đại học 44: Kỹ thuật chuyền bắt bóng đựoc sử dụng 118 lần thành
công là 56 đạt 43, 2 %. Kỹ thuật dẫn bóng sử dụng là 37, thành công là 26 đạt
70, 2%. Kỹ thuật ném bóng cầu môn sử dụng 34 lần, thành công là 21 đạt
61,7 %.
- Đại học 45: Kỹ thuật chuyền bắt bóng được sử dụng 97 lần thành công
là 42 đạt 43,2 %. Kỹ thuật dẫn bóng sử dụng là 25, thành công là 16 đạt 64%.
Kỹ thuật ném bóng cầu môn sử dụng 28 lần, thành công là 16 đạt 57,1%.
- Đại học 46: Kỹ thuật chuyền bắt bóng đựoc sử dụng 105 lần thành
công là 45 đạt 42,8 %. Kỹ thuật dẫn bóng sử dụng là 32, thành công là 21 đạt
65,5%. Kỹ thuật ném bóng cầu môn sử dụng 31 lần, thành công là 19 đạt
61,2%.
Như vậy qua bảng 3.2 cho thấy: Kỹ thuật chuyền bắt bóng được sử dụng

nhiều. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy hiệu quả của kỹ thuật chuyền bắt bóng còn
hạn chế. Vậy nguyên nhân nào chi phối hiệu quả thực hiện kỹ thuật này?
Những nguyên nhân ảnh hưởng hiệu quả thực hiện kỹ thuật chuyền bắt
bóng của sinh viên chuyên sâu Bóng ném Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Qua nghiên cứu cấu trúc kỹ thuật động tác chúng tôi thấy rằng: Cấu trúc
động tác là mối liên hệ lẫn nhau có tính quy luật và tương đối ổn định của tất
cả những yếu tố, những khâu tạo nên động tác như một thể hoàn chỉnh thống
nhất. Và qua thực tế trong khi học kỹ thuật chuyền bắt bóng các sinh viên
thường mắc phải những sai lầm khác nhau, do những nguyên nhân khác nhau
các nguyên nhân thường được xem xét theo 2 nhóm đó là: nguyên nhân chủ
quan và nhóm nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan: là do chính người tập không chú ý đến việc
tập luyện, không chú ý đến từng chi tiết nhỏ của kỹ thuật động tác dẫn đến
mắc phải sai lầm khi thực hiện động tác.
21
- Nguyên nhân khách quan: là do những yếu tố bên ngoài tác động vào
như sân bãi, dụng cụ, điều kiện khí hậu không đảm bảo.
Do ảnh hưởng của hai nguyên nhân trên nên trong mỗi giai đoạn thực
hiện động tác đều xuất hiện những sai lầm khác nhau, do vậy việc phát hiện
và sửa chữa sai lầm là yếu tố quan trọng đòi hỏi người giáo viên, huấn luyện
viên không chỉ nắm vững trình độ chuyên môn mà còn phải có trình độ sư
phạm tốt, từ đó phát hiện ra những sai lầm đồng thời tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến những sai lầm đó và đưa ra những bài tập sửa chữa kịp thời cho
người tập.
Để xác định những nguyên nhân chi phối hiệu quả chuyền bắt bóng của
sinh viên chuyên sâu Bóng ném Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi
tiến hành quan sát, lấy số liệu thống kê và đưa ra những sai lầm mà các sinh
viên thường mắc phải là:
+ Ném bóng không có lực.
+ Không nắm được khái niệm động tác.

+ Bắt bóng không dính.
+ Chuyền bóng không ổn định.
+ Khi ném bóng không có độ xoay của vai tay ném.
+ Sự phối hợp các bộ phận cơ thể không nhịp nhàng.
+ Khi di chuyển không đoán được tốc độ của nhau nên khi chuyền bóng
không đúng nhịp di chuyển.
+ Khi nhảy lên bắt bóng trên không kém.
+ Sau khi nhận bóng rơi chân tiếp đất khả năng thăng bằng kém nên khó
khăn trong thực hiện động tác tiếp theo.
+ Thời gian bóng rời tay không đúng lúc nên điểm rơi của bóng không
ổn định.
+ Khi bắt bóng đón sai vị trí bóng bay tới.
+ Không có độ hoãn xung của tay khi bắt bóng nên bóng hay bật ra.
22
Do đây là môn thể thao mới ở Việt Nam và chưa được phát triển rộng
rãi nên các sinh viên khi vào trường hầu như chưa được tiếp xúc với môn thể
thao này. Vì vậy khả năng tiếp thu động tác chậm nên dễ dẫn đến những sai
lầm. Vậy để khắc phục những sai lầm cơ bản này trước hết cần tìm ra những
nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những sai
lầm của người học cần phải có sự quan sát tỉ mỉ nhiều lần ở các góc độ khác
nhau và từ đó từng bước sửa chữa những sai lầm đó cho người học. Dựa trên
những yêu cầu có tính nguyên tắc trên và thông qua quan sát sư phạm, tham
khảo tài liệu chuyên môn đề tài xác định những nguyên nhân chung dẫn đến
những sai lầm của học sinh khi học kỹ thuật chuyền bắt bóng là:
+ Sức mạnh cánh tay kém cộng với sự phối hợp động tác không nhịp nhàng.
+ Khi chuẩn bị thực hiện động tác tay cầm bóng lên gân nên cơ bị mệt mỏi.
+ Đặt nhầm chân trụ ở động tác ra sức cuối cùng và không có độ miết
của các ngón tay khi ném bóng.
+ Phối hợp động tác với bước chạy chưa nhịp nhàng.
+ Khả năng cảm giác về không gian và thời gian kém.

+ Khả năng phối hợp nhịp điệu động tác không được tốt, phán đoán sai
địa điểm bóng bay tới.
+ Tay cứng nhắc khi tiếp xúc bóng, vị trí các ngón tay bị sai lệch và
không có độ hoãn xung của tay nên bóng hay bật ra.
+ Không chú ý khi giáo viên, huấn luyện viên làm động tác thị phạm.
+ Chưa nắm được kỹ thuật chạy bước.
Để được đánh giá khách quan và khoa học về nguyên nhân dẫn đến
chuyền bắt bóng cao tay của sinh viên chuyên sâu Bóng ném chưa được tốt,
chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên trong bộ môn, các huấn luyện
viên Bóng ném và các chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện
Bóng ném. Và căn cứ vào kết quả quan sát sư phạm tại các giờ học của sinh
23
viên chuyên sâu Bóng ném mà đề tài đã xác định được kết quả trình bày ở
bảng 3.3.
BẢNG 3.3. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ NGUYÊN NHÂN
DẪN ĐẾN NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU
BÓNG NÉM KHÓA 44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH.
TT Nội dung sai lầm
Kết quả QSSP
(n=96)
Kết quả PV
(n=25)
Số SV
mắc lỗi
Tỷ lệ
%
Số người
đồng ý
Tỷ lệ
%

1. Ném bóng không có tốc độ 83 86,5 25 100
2. Không nắm được khái niệm động tác 79 82,3 20 80
3. Bắt bóng không dính 72 75 21 74
4. Chuyền bắt bóng không chính xác 67 69,8 18 76
5. Không có độ xoay của vai tay ném bóng 77 80,2 25 100
6. Khi di chuyển chuyền bắt bóng hay bị bước 80 83,3 18 72
7. Khi di động không đoán được tốc độ của nhau 38 39,6 12 48
8.
Thời gian bóng rời tay không đúng lúc
nên bóng chuyền lúc cao lúc thấp
48 50 15 60
9. Khi bắt bóng đón sai vị trí 74 77,1 17 68
10. Khi di chuyển chuyền bắt bóng hỏng nhiều 43 44,8 13 52
11.
Sau khi bắt bóng trên không rơi xuống
đất đứng không vững và không thực hiện
động tác tiếp theo
57 59,4 10 40
Qua kết quả bảng 3.3 chúng tôi thấy rằng ý kiến của các HLV, giáo viên
và chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện Bóng ném, đã tập
trung vào những sai lầm mà các sinh viên chuyên sâu thường mắc phải sau:
+ Ném bóng không có tốc độ
+ Chuyền bóng không chính xác
+ Bắt bóng không dính
+ Không nắm được khái niệm động tác
+ Đoán sai vị trí bóng khi di chuyển
+ Khi di chuyển chuyền bóng hay bị bước.
Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm.
+ Sức mạnh cánh tay kém cộng với sự phối hợp động tác không nhịp nhàng.
24

+ Cảm giác không gian và thời gian kém
+ Không có độ hoãn xung của tay khi bắt bóng
+ Vị trí của tay và các ngón tay bị sai lệch
+ Không tập trung chú ý trong quá trình học kỹ thuật động tác.
+ Phối hợp động tác với chạy bước không nhịp nhàng
+ Nhầm chân trụ ở động tác ra sức cuối cùng
+ Không có độ xoay của vai khi ném bóng.
Trên đây là những kết luận và đánh giá về thực trạng hiệu quả kỹ thuật
chuyền bắt bóng của sinh viên chuyên sâu Bóng ném Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh và đây là những cơ sở để chúng tôi đưa ra các bài tập nhằm đạt mục
đích của đề tài đã đề ra.
3.1.3: Lựa chọn các Test đánh giá khả năng chuyền bắt bóng của
sinh viên chuyên sâu Bóng ném khóa 44Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để đánh giá chính xác khả năng chuyền bắt bóng của sinh viên chuyên sâu
Bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh đề tài tiến hành lựa chọn ra các
Test thông qua phỏng vấn các chuyên gia huấn luyện viên GV có nhiều kinh
nghiệm chuyên môn kết quả được trình bày ở bảng 3.4
BẢNG 3. 4: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN TEST ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
CHUYỀN BẮT BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG NÉM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH (n = 30)
TT
Kết quả
Số người đồng ý Tỷ lệ %
1
Ném bóng vào tường với khoảng
cách 5 m trong 30 giây( tính số quả)
30 100
2
Ném bóng xa có đà trúng đích cự ly
30m ( tính số quả )

30 100
3
Ném bóng nhồi vào tường trong 20
giây (tính số quả)
26 86
4 Bài tập dây chun 27 90
25

×