Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nam trường đại học sư phạm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.64 KB, 60 trang )

MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế -
chính trị - xã hội - văn hóa - ngoại giao Đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành
viên của Tổ chức thương mại WTO, đây là cơ hội để học hỏi tiếp cận nền khoa
học hiện đại của nhân loại ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có TDTT.
Để thực hiện được mục tiêu đó thì yếu tố con người luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm. Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ "Muốn có xã hội chủ nghĩa thì
phải có con người xã hội chủ nghĩa". Xuất phát từ tinh thần đó mà ngày nay
trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập của đất nước, TDTT là bộ phận không thể
thiếu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Trên thế giới Bóng rổ được ra đời từ khá sớm (1891) do G.Nâysmit - một


giáo viên giáo dục thể chất của trường Massachusets Mỹ phát minh. Tại Việt
Nam Bóng rổ được du nhập từ thời Pháp thuộc cho tới nay Bóng rổ là môn thể
thao phong phú, hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ, nhất là thiếu niên ở lứa
tuổi học sinh, sinh viên.
Bóng rổ là môn thể thao thi đấu giữa hai đội, mục đích của mỗi đội là tìm
cách ném bóng vào rổ của đối phương và ngăn không cho đối phương ném bóng
vào rổ của mình, vì vậy các yếu tố về kỹ - chiến thuật, yếu tố thể lực và các tố
chất nhanh - mạnh - bền là vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi vận động viên
phải huy động đến cực hạn các khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất
nhanh - mạnh - bền để đạt hiệu quả cao trong thi đấu và tập luyện.
Giáo dục tố chất thể lực là một phạm trù gồm nhiều vấn đề đa dạng và
phức tạp, mỗi tố chất thể lực lại là một phạm vi rộng lớn của nhiều vấn đề, việc

lựa chọn và nghiên cứu triệt để, sâu sắc một vấn đề trong số đó cũng là việc hết
sức cần thiết và quan trọng.
Với tố chất sức mạnh theo tính chất và điều kiện biểu hiện người ta chia
thành sức mạnh đơn thuần và sức mạnh tốc độ. Trong đề tài này vấn đề được
1
nghiên cứu là sức mạnh tốc độ và đối tượng là nam VĐV đội tuyển Bóng rổ
nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Trong thi đấu VĐV muốn ném bóng vào rổ cần phải vượt qua sự cản phá
của đối phương và điều này chỉ có thể thực hiện được khi các VĐV rèn được các
động tác kỹ - chiến thuật ổn định, có thể di chuyển nhanh, bất ngờ thay đổi
hướng và tốc độ di chuyển.
Vì vậy năng lực sức mạnh tốc độ có vai trò rất quan trọng đối với VĐV

Bóng rổ. Theo tài liệu khoa học, khi tham gia các giải VĐV Bóng rổ phải thực
hiện một khối lượng vận động lớn đối với VĐV đẳng cấp cao trong một trận đấu
phải di chuyển tổng cộng 5000 - 7000m, phải thực hiện đến 130 - 140 lần nhảy,
nhiều lần chạy tăng tốc và dừng (120 - 150 lần) di chuyển với tốc độ lớn được
kết hợp với chuyền và ném bóng vào rổ. Trong Bóng rổ trên 70% các động tác
mang tính chất sức mạnh tốc độ. Bất cứ một trận thi đấu nào sức mạnh tốc độ
vẫn giữ vai trò quan trọng và mang tính chất chuyên môn riêng không có kỹ
thuật nào của Bóng rổ lại không cần tới tố chất sức mạnh tốc độ như hoạt động
bật nhảy, di động linh hoạt trong thi đấu
Trong những năm qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về sức mạnh như
Vương Quang Thiệp (nghiên cứu sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lứa tuổi 16 - 18
tỉnh Cao Bằng), Phạm Thị Thu Hằng (nghiên cứu sức mạnh tốc độ cho trường

TH TDTT Yên Bái). Nhưng chưa có ai đề cập đến việc nghiên cứu phát triển
sức mạnh tốc độ cho đội tuyển Bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái
Nguyên.
Dựa trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng là sự mới lạ của vấn đề
cũng như để tạo điều kiện cho các VĐV Bóng rổ nam nâng cao trình độ của
mình, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội
tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên".
*Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích lựa chọn ra các bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ, ứng dụng và kiểm nghiệm trong công tác giảng dạy và huấn
2

luyện cho đội tuyển Bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
*Mục tiêu nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài xác định các mục
tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng phát triển sức mạnh tốc độ của đội
tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Để giải quyết mục tiêu 1 đề tài giải quyết các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
Đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
+ Quan sát các buổi tập của đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên.
+ Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho Đội tuyển bóng

rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
+ Xác định tính thông báo và độ tin cậy của test trên đối tượng nghiên cứu.
+ Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của đối tượng nghiên cứu thông
qua test đã lựa chọn để nghiên cứu.
- Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ cho Đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Để giải quyết mục tiêu đề tài dự kiến giải quyết những vấn đề sau:
+ Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giáo viên có trình độ thâm
niên công tác trên 5 năm nhằm lựa chọn bài tập phù hợp với mục đích và đối
tượng nghiên cứu.
+ Xây dựng kế hoạch thực nghiệm và tổ thực nghiệm cứu trên đối tượng
thực nghiệm.

+ Đánh giá kết quả thực nghiệm
*Đối tượng nghiên cứu:
Bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ của đội tuyển Bóng rổ nam trường Đại
học sư phạm Thái Nguyên.
3
*Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng quan trắc: Là đội tuyển Bóng rổ nam trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên.
+ Quy mô nghiên cứu:
• Số lượng mẫu nghiên cứu: 20 VĐV đội tuyển Bóng rổ nam trường Đại
học sư phạm Thái Nguyên.
• Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học sư

phạm Thái Nguyên - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao
Nâng cao thành tích thể thao là một trong những lĩnh vực được các nhà
khoa học TDTT đặc biệt quan tâm, để khai thác triệt để tiềm năng của con người
nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất. Các khả năng về kỹ thuật, chiến thuật, sự
hoạt động về tâm sinh lý và thể lực là yếu tố quyết định đến thành tích thể thao,
trong đó khả năng hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy mà
nó được các nhà khoa học và các huấn luyện viên đặc biệt chú trọng trong công
tác huấn luyện cũng như quá trình lựa chọn các bài tập nâng cao trình độ của

Vận động viên(VĐV) đặc biệt là những bài tập phát triển Sức mạnh tốc
độ(SMTĐ).
Như vậy huấn luyện thể lực là mặt cơ bản để nâng cao thành tích thể thao,
song về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái
cấu tạo và chức năng của các cơ quan. Quá trình phát triển các tố chất thể lực
cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu
trong mỗi hoạt động của cơ bắp. Cụ thể: Trong huấn luyện thể thao hiện đại của
tất cả các môn thể thao ở bất cứ giai đoạn nào, công tác huấn luyện thể lực
chung cũng là vấn đề then chốt, là nền tảng đạt thành tích cao thể thao.
Bên cạnh đó thì việc huấn luyện tố chất thể lực chung phải là quá trình
liên tục nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo VĐV tuỳ thuộc vào mục đích của
giai đoạn huấn luyện mà quá trình huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên

môn xác định cho phù hợp.
Một vấn đề không kém phần quan trọng trong quá trình huấn luyện thể
lực là sự phù hợp giữa các phương tiện (các bài tập thể lực) cũng như các
phương pháp áp dụng các quá trình huấn luyện phải phù hợp với quy luật của
đối tượng, lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực Cần phải nhận định rằng quá trình
giáo dục các tố chất thể lực phải là một quá trình tác động liên tục thường xuyên
5
và theo kế hoạch sắp xếp một cách hợp lý bằng các bài tập thể thao nhằm chủ
yếu phát triển các mặt tố chất và khả năng vận động của con người.
Đương nhiên, muốn có thành tích xuất sắc trong bóng rổ thì phải có các tố chất
thể lực phù hợp với các yêu cầu chuyên môn của môn thể thao này.Thông
thường tố chất thể lực được chia làm 5 loại: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm

dẻo, khéo léo.
Chuẩn bị thể lực có thể tiến hành trong các điều kiện khác nhau: Ở nhà,
khu tập luyện thể thao, trong công sở, sân vận động và trong các nhà tập thể lực
với các phương tiện đa dạng khác nhau
*Huấn luyện thể lực chung
Trong quá trình huấn luyện thể lực chung,VĐV sẽ có được sự phát triển
về năng lực một cách toàn diện và sự phát triển này gọi là năng lực thể chất.
Năng lực thể chất được đánh giá bởi mức độ về khả năng sức mạnh, sức nhanh,
sức bền, khả năng mềm dẻo, khéo léo và khả năng làm việc của cơ quan chức
phận khi mệt mỏi.
Dưới tác động của quá trình huấn luyện thể lực chung, sức khoẻ của VĐV
được tăng cường, hệ thống cơ quan chức phận của cơ thể được hoàn thiện và

như vậy khả năng tiếp nhận lượng vận động cũng được tăng lên và điều này đã
dẫn đến mức độ phát triển cao hơn của các tố chất thể lực. Quá trình phát triển
thể lực chung còn có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục các phẩm
chất tâm lý và ý chí, vì trong quá trình thực hiện các bài tập phát triển thể lực
chung VĐV đã phải vượt qua những khó khăn ở các mức độ khác nhau do việc
thực hiện các bài tập mang lại.
Trong quá trình huấn luyện thể lực khả năng làm việc của các cơ quan
chức phận ở mức độ cao, đó chính là mức độ cơ bản của quá trình chuẩn bị thể
lực chung cho VĐV, điều này không phụ thuộc vào đặc điểm của bất kỳ môn
thể thao nào.Vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thể lực chung là việc
lựa chọn các bài tập buộc cơ thể phải huy động một số lượng cơ bắp, cơ quan
chức phận của cơ thể tham gia (các bài tập chạy, các bài tập thể dục) tuy nhiên

6
cũng cần thiết phải lựa chọn các bài tập chỉ có ảnh hưởng nhất định. Nói cách
khác bài tập này phải hướng vào việc phát triển một bộ phận nào đó của cơ thể
để sự phát triển tổng hợp của bộ phận hoặc tố chất vận động này có tác dụng
làm tăng cường khả năng thể chất nói chung của VĐV.
Hơn nữa nhờ quá trình chuẩn bị thể lực chung mà có thể củng cố được
những điểm còn yếu trong cơ thể, các cơ quan chậm phát triển. Các bài tập phát
triển thể lực chung tuỳ thuộc vào tác dụng và tính hướng đích của chúng có thể
chia làm 2 nhóm:
- Nhóm các bài tập phát triển thể lực chung gián tiếp:
Những bài tập hướng tới việc nâng cao khả năng làm việc của các cơ
quan chức phận, như vậy nhóm bài tập này có tác dụng nâng cao trình độ tập

luyện của VĐV.
- Nhóm bài tập thể lực chung trực tiếp:
Các bài tập thể lực tác động trực tiếp trong việc hoàn thiện các tố chất.
* Huấn luyện thể lực chuyên môn
Huấn luyện thể lực chuyên môn là việc hướng đến và nâng cao khả năng
làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất vận động phù hợp, đòi hỏi của
môn thể thao lựa chọn.
- Thể lực chuyên môn cơ sở:
Hình thành và phát triển trên cơ sở sự phát triển của thể lực chung.
- Theo tác giả Ozolin việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở đối với môn thể
thao không chu kỳ là tương đối khó khăn, theo ông ở đây có hai cách lựa chọn:
+Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính của môn thể thao

lựa chọn.
+ Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của môn thể thao đó. Như
vậy là sự lựa chọn đúng bài tập có ý nghĩa rất to lớn đối với các môn thể thao
của nhóm này, khi lựa chọn sai và thực hiện không đúng các bài tập dẫn đến các
sai lầm chuyên môn trong các cơ quan chức phận, điều này làm ảnh hưởng đến
việc phát triển thành tích thể thao của các VĐV. Chính vì vậy các bài tập được
7
lựa chọn để huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở phải được thực hiện với
cường độ nhỏ, khối lượng phải thực hiện một cách từ từ trong điều kiện từ dễ
đến khó.
Trong quá trình lựa chọn kế hoạch và huấn luyện thể lực chuyên môn cơ
sở, thông thường người ta sử dụng một chu kỳ huấn luyện 3 ngày mà trong đó

việc sắp đặt lượng vận động như sau:
Cường độ của bài tập cao nhất ở ngày tập đầu tiên, ngày thứ hai giảm thấp
hơn, ngày thứ ba ở mức trung bình. Song khối lượng các bài tập phải tăng theo
từng ngày và kế hoạch huấn luyện chung trong quá trình huấn luyện về thể lực
chuyên môn cơ sở là tiếp nối của những chu kỳ 3 ngày như vậy. Như thế trong
một tuần sẽ bao gồm hai chu kỳ nhỏ nêu trên và một ngày nghỉ ở giữa.
Toàn bộ quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở theo nhiều tác giả
cần thiết phải kéo dài từ 3- 4 tháng. Trong một số trường hợp quá trình này có
thể kéo dài đến 6 tháng.
Thể lực chuyên môn cơ bản:
Mục đích của quá trình huấn luyện chuyên môn cơ bản đó là việc nâng
cao sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của cơ quan

nội tạng trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn.
Nguyên tắc chung trong các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực
chuyên môn là các bài tập phải đựơc thực hiện bằng cường độ thi đấu hoặc giảm
hơn chút ít với sự kết hợp các điều kiện để thực hiện bài tập đó.
Độ dài của quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản thông thường
từ một đến vài tháng.
Giáo dục tố chất thể lực là một bộ phận quan trọng trong quá trình đào tạo
VĐV bao gồm giáo dục tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng mềm
dẻo và khéo léo.Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng môn thể thao mà ta có những
phương pháp, biện pháp giáo dục riêng trên cơ sở tập trung vào phát triển các tố
chất đặc thù riêng biệt (thể lực chuyên môn, phù hợp với môn thể thao lựa chọn)
8

1.2. Đặc điểm thể lực chuyên môn trong bóng rổ
- Bóng rổ hiện đại là môn thể thao được thể hiện bằng cường độ vận động
cao, hoạt động thi đấu căng thẳng đòi hỏi VĐV phải huy động đến cực hạn các
khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh mạnh tối đa. Trong một trận
đấu bóng rổ,mỗi VĐV phải di chuyển tổng cộng từ 5000-7000m,đồng thời phải
thực hiện từ 130-140 lần nhảy,nhiều lần chạy tăng tốc và dừng(120-150 lần)Di
chuyển với tốc độ lớn kết hợp với chuyền bóng và ném bóng.Khi thi đấu với
cường độ cao,nhịp tim đạt mức 180-220 lần/phút,sau trận đấu trọng lượng cơ thể
giảm từ 2-3kg.
Huấn luyện thể lực đảm bảo sự phát triển toàn diện của VĐV bóng rổ. Nó
đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành những năng lực vận động của VĐV
và phụ thuộc trực tiếp vào những điều kiện chiến thuật, kỹ thuật thi đấu. Huấn

luyện thể lực chuyên môn được gắn chặt với việc tiếp thu và hoàn thiện kỹ năng,
kỹ xảo, trong bóng rổ có tính toán đến các điều kiện và tính chất sử dụng những
kỹ xảo đó của người VĐV trong thi đấu.
Quá trình huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho VĐV bóng rổ phải
dựa trên cơ sở nền tảng của sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực, mỗi tố
chất đều có tác động một cách đặc trưng trong quá trình huấn luyện. Công tác
huấn luyện thể lực là rất quan trọng, song hiện nay đa số các đội chạy theo thành
tích trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài. Một số cho rằng chỉ cần
tập sức nhanh và độ chuẩn xác là đủ, số khác cho rằng chỉ cần tập trung vào kỹ,
chiến thuật là chính, do đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả tập luyện, chất lượng
thi đấu không cao,vì vậy cần phải thấy rõ được tầm quan trọng của tập luyện
nâng cao các tố chất thể lực là cơ sở cho việc tiếp thu kỹ, chiến thuật.

Trong bóng rổ hiện đại, tổ chức huấn luyện ở những giai đoạn riêng lẻ cần
tính đến mức độ tác động của bài tập đối với những biến đổi của cơ thể, tính đến
các điều kiện và tính chất sử dụng các kỹ xảo đó đối với VĐV. Mức độ huấn
luyện thể lực cao, đúng mức là yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch huấn luyện,
cụ thể là tạo lòng tin trong thi đấu, giúp biểu hiện cao nhất các tố chất về tâm lý,
9
ý chí. Trong chiến thuật cần phải hợp lý và phải coi trọng đặc điểm cá nhân để
tiến hành.
1.3 Cơ sở lý luận huấn luyện sức mạnh tốc độ trong bóng rổ
Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng đồng đội trực tiếp và trong thi
đấu các VĐV thường phải di chuyển chuyền bóng, bắt bóng, bật nhảy tranh
bóng, ném rổ hay phòng thủ bởi vậy có thể nói sức mạnh tốc độ là tố chất thể

lực đặc thù của môn bóng rổ. Theo các tài liệu khoa học, trong bóng rổ trên 70%
động tác mang tính chất sức mạnh tốc độ. Vì vậy huấn luyện sức mạnh tốc độ là
rất cần thiết.
Năng lực sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ
co cơ cao của VĐV. Vì vậy để tăng cường sức mạnh tốc độ thì nhất thiết phải
nâng cao lực và tốc độ cho kỹ thuật động tác bằng cách tăng cường khả năng co
rút của hệ thống cơ. Trong thi đấu bóng rổ có các động tác đòi hỏi sức mạnh tốc
độ là:
+ Bật nhảy tranh cướp bóng trên không.
+ Bật nhảy tranh cướp bóng bật bảng.
+ Nhảy ném rổ.
+ Bật nhảy tranh cướp bóng đột phá lên rổ.

+ Chuyền bóng xa trong tấn công nhanh
Như vậy để ghi điểm trong thi đấu bóng rổ thì việc phát triển sức mạnh
tốc độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đòi hỏi các bài tập sức mạnh tốc độ
phải đảm bảo:
- Cường độ hoạt động phải tối đa hoặc gần tối đa (90% - 100% vận tốc tối
đa)
- Thời gian bài tập từ 10s - 30s Sở dĩ như vậy do nguồn năng lượng dự
trữ trong cơ thể rất ít, nó được phân huỷ trong thời gian ngắn sau khi vận động.
- Quãng nghỉ không quá 2 - 3 phút để khôi phục tái tạo CP trong cơ thể.
Lượng CP dự trữ trong cơ thể rất ít do vậy 3 - 4 lần lặp lại thì lượng CP
dự trữ sẽ hết, lúc đó cần tới glucoza dự trữ ở các tổ chức khác. Để khắc phục
10

người ta phân lượng vận động thành các tổ và mỗi tổ lặp lại 2 -3 lần. Thời gian
nghỉ giữa mỗi tổ là 10 - 15s.
- Hình thức nghỉ ngơi: nghỉ ngơi tích cực kết hợp thả lỏng thở sâu.
- Số lần lặp lại: dựa vào khả năng hồi phục của VĐV sao cho cuối quãng
nghỉ mạch đập từ 110 - 120 lần/phút
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của VĐV bóng rổ nam lứa tuổi 20 - 22
VĐV đội tuyển nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên ở vào độ tuổi
20 - 22 nên họ có những đặc điểm về tâm sinh lý như sau:
1.4.1. Đặc điểm tâm lý:
Lứa tuổi này thế giới quan tự ý thức, tính cách, đặc điểm hướng về tương
lai, đầy đủ nhu cầu sáng tạo mong muốn cho cuộc sống tốt đẹp.
- Hứng thú đã phát triển rõ rệt và hoàn thiện mang tính chất bền vững sâu

sắc phong phú. Có thái độ tích cực trong cuộc sống hình thành từ những động cơ
đúng đắn.
- Tình cảm đi đến hoàn thiện, biểu hiện qua cách cư sử với mọi người,
biết yêu thương, tôn trọng người khác, kính trên nhường dưới
- Trí nhớ đã phát triển hoàn thiện, có hệ thống, tư duy, logic chặt chẽ.
- Các phẩm chất ý chí được kiên định
- Phát triển và tồn tại độc lập như một thành viên trong xã hội, lấy tiêu
chuẩn của những người đã trưởng thành làm mục tiêu phấn đấu của bản thân.
- Có xu hướng coi trọng những mối quan hệ bạn bè hơn những mối quan
hệ xã hội nói chung.
- Thích xây dựng những mối quan hệ thân thiết với người khác giới.
- Hay nhạy cảm với những vấn đề của bản thân, có xu hướng sử dụng bạo

lực,và luôn vươn tới sự hoàn thiện.
- Biết suy nghĩ và định hướng cho tương lai, biết rút ra những bài học
kinh nghiệm từ những thất bại mắc phải.
- Năng khiếu thẩm mỹ được nâng cao.
11
1.4.2. Đặc điểm sinh lý:
- Hệ thần kinh: Tương đối hoàn thiện, hoạt động phân tích tổng hợp ở vỏ
não tăng lên, tư duy logíc, có khả năng suy nghĩ độc lập sáng tạo trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống.
- Hệ hô hấp: Các chỉ số hô hấp đã ổn định,khả năng hấp thụ O
2
tốt, độ hô

hấp sâu từ 400 - 500ml.
- Hệ tuần hoàn: Trong yên tĩnh tần số co bóp của tim khoảng 60-80
lần/phút, mạch đập từ 160-180 lần/phút.Tim hoạt động kinh tế và gần ổn định
- Hệ vận động: Xương, cơ bắp đã phát triển ở mức độ cao phù hợp với
huấn luyện thể lực.
Sự phát triển các tố chất thể lực không đều và chưa đạt đến mức độ cao:
Sức mạnh của các nhóm cơ phát triển không đều, cần phải có tập luyện đặc biệt
nếu không sức mạnh phát triển chậm. Sức bền: VO
2
max đạt 3,5 l/phút, sức bền
biến đổi rõ rệt dưới tác động của tập luyện đồng thời sức bền chung của các
nhóm cơ tăng lên. Sức nhanh: Thời gian phản ứng vận động đơn giản đạt mức

độ cao, tốc độ động tác đơn lẻ giảm hơn so với lứa tuổi 13-14. Khéo léo: khả
năng định hướng trong không gian tốt, khả năng phân biệt nhịp điệu động tác đã
hoàn chỉnh.
Lứa tuổi này có thể đạt được thành tích cao trong bóng rổ, có khả năng
thi đấu ở trình độ tương đối cao nếu được đào tạo một cách toàn diện, có trình
độ kỹ chiến thuật và sự chuẩn bị thể lực tốt.
Dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý của VĐV bóng rổ nam lứa tuổi 20 -
22 Chúng tôi có những cơ sở sát thực để đi sâu nghiên cứu vào giải quyết các
vấn đề nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam trường
Đại học sư phạm Thái Nguyên.
12
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1.Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:
Sử dụng phương pháp này sẽ có được những thông tin cần thiết về cơ sở
lý luận của đề tài, tìm ra những cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng xảy ra.
Cũng thông qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo sẽ có được những kiến
thức khoa học để phân tích các kết quả thu được, rút ra các kết luận và kiến nghị
cần thiết.
2.1.1.1 Tài liệu cơ sở:
- Tâm lý học TDTT
- Lý luận TDTT
- Sinh lý học TDTT

- Giáo dục học TDTT
- Học thuyết huấn luyện TDTT
- Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT
2.1.1.2.Tài liệu chuyên sâu:
- Giáo trình bóng rổ
- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
- Huấn luyện kỹ chiến thuật bóng rổ hiện đại
- Phương pháp đào tạo vận động viên
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Để tiến hành phương pháp này chúng tôi đã phỏng vấn bằng phiếu hay
trao đổi trực tiếp với các giáo viên bóng rổ, các huấn luyện viên bóng rổ của các
đội bóng để xác định chắc chắn hơn tầm quan trọng của bài tập sức mạnh tốc độ

trong học tập và thi đấu. Từ đó lựa chọn được các bài tập có hiệu quả tốt nhất
cho công việc nghiên cứu đề tài. Phỏng vấn chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề sau:
- Những bài tập thường sử dụng nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho
VĐV các đội tuyển bóng rổ, các câu lạc bộ bóng rổ
13
- Tầm quan trọng của các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV
các đội tuyển bóng rổ, các câu lạc bộ bóng rổ
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm để đánh giá thực trạng
về công tác tổ chức huấn luyện và điều kiện trong công tác huấn luyện sức mạnh
tốc độ của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời chúng tôi tiến hành quan sát các giải
bóng rổ trong nước, giải các đội mạnh phía bắc, cùng với việc quan sát các buổi

tập của đội tuyển nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng của VĐV đối
tượng nghiên cứu, đồng thời kiểm tra kết quả hệ thống bài tập mà đề tài tiến
hành kiểm tra 2 giai đoạn thực nghiệm. Để kiểm tra và đánh giá hiệu quả các
bài tập chúng tôi lựa chọn một số test để đánh giá như:
- Dẫn bóng luồn cọc 5 lần rổ (s)
- Nằm sấp chống đẩy 20s (số lần)
- Bật bục 30cm bằng 2 chân 30s (số lần)
- Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
- Bật cao với bảng có đà (cm)
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Sau khi lựa chọn lập phiếu phỏng vấn, xây dựng kế hoạch huấn luyện
nhằm phát triển SMTĐ cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 20 VĐV đội tuyển
nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Số VĐV này được chia làm hai
nhóm có trình độ ban đầu tương đương nhau.
Nhóm 1: Nhóm thực nghiệm (10 vđv) tập luyện theo nội dung các bài tập
mà chúng tôi đã lựa chọn.
Nhóm 2: Nhóm đối chứng (10 vđv) tập theo chương trình huấn luyện cũ.
14
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê:
Để phân tích và xử lý các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi đã sử dụng các công thức toán học thống kê để xử lý số liệu:

- Tính số trung bình cộng:
Χ
=
n
iΣΧ
Trong đó
Σ
X
i
là tổng lượng trị số các số liệu
n là tổng số đơn vị các tập hợp
Χ

là trị số trung bình
X
i
là đám đống các trị số
- Công thức tính phương sai:
δ
2
=
( )
)
2
2

2
(
−+
Χ−ΧΣ+−ΧΣ
BA
BBAA
nn
X
( n < 30 )
- Công thức tính độ lệch chuẩn
δ
=

2
δ
- Công thức so sánh hai số trung bình quan sát ( n < 30 )
t =
BA
BA
nn
XX
22
δδ
+


- Công thức tính mối tương quan:
r =
( ) ( )
( )
2
).(
BBAA
BB
A
A
XX Χ−ΧΣ−Σ
Χ−ΧΧ−ΧΣ

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên
cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm Excel 6.3 đã được nghiên
cứu xây dựng trên máy vi tính.
2.2 Tổ chức nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2011 và được chia
làm 3 giai đoạn.
15
- Giai đoạn 1: Từ tháng 03/1010 đến tháng 04/2010: Lựa chọn tên đề tài,
xây dựng đề cương, bảo vệ đề cương. Thu thập, nghiên cứu tài liệu có liên quan.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng 01/2011: Tiến hành phỏng
vấn, giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2010 đến tháng 06/2011: Viết hoàn thành đề

tài, báo cáo luận văn trước hội đồng khoa học.
16
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Giải quyết mục tiêu 1:
Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của VĐV đội tuyển bóng nam
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
3.1.1 Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thể hiện SMTĐ trong thi đấu của vận
động viên bóng rổ
Trong các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo mà VĐV bóng
rổ biểu hiện trong tập luyện và thi đấu thì tố chất sức mạnh là tố chất chuyên
môn cơ bản rất cần thiết trong tập luyện và thi đấu. Cho dù các VĐV có sử dụng

bất kỳ một kỹ thuật nào có điêu luyện đến đâu, từ kỹ thuật chuyền bóng gần, xa
hay các kỹ thuật nhảy ném rổ, nhảy tranh bóng bật bảng thì tất cả đều có liên
quan đến sức mạnh. Sức mạnh trở thành yếu tố quan trọng trong bóng rổ. Nhảy
tranh bóng có sức mạnh mới đạt được hiệu quả cao và nhất là với những quả
nhảy ném rổ cần phát huy với tốc độ tối đa để vượt qua tay chắn người phòng
thủ.
Trong quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy các động tác VĐV bóng rổ
sử dụng nhiều nhất trong thi đấu là nhảy ném rổ, chuyền bóng dài, nhảy tranh
bóng bật bảng. Nhảy ném rổ cần phải kết hợp với sức nhanh mạnh của cơ chi
dưới để vượt qua sự khống chế của đối phương đồng thời đưa bóng từ duới lên
trên ra trước để ném rổ. Nhảy tranh bóng bật bảng hay chuyền bóng dài cũng
cần phải có sự kết hợp giữa sức mạnh và tốc độ tối đa thì mới đạt được hiệu quả

cao. Các kỹ thuật này chúng tôi thống kê tại giải bóng rổ sinh viên các trường
đại học, cao đẳng Thái Nguyên năm 2009.
Số liệu thống kê chúng tôi trình bày ở bảng 3.1(phụ lục) và biểu đồ 3.1
17
Bảng 3.1
Thống kê số lần nhảy ném rổ, nhảy tranh bóng bật bảng, chuyền bóng dài
tại giải bóng rổ sinh viên các trường CĐ, ĐH Thái Nguyên năm 2009
Hiệp 4
Thất bại
55
66,3%
48

67,6%
41
68,2%
41
74,6%
185
66,1%
Thành
công
28
33,7%
23

32,4%
20
31,8%
14
25,4%
95
33,9%
SL thực
hiện
83
23,2%
71

22,5%
61
21,0%
55
24,4%
280
22,7%
Hiệp 3
Thất
bại
51
58,6%

46
61,3%
44
63,8%
40
66,7%
181
62,2%
Thành
công
36
41,4%

29
38,7%
25
36,2%
20
33,3%
110
37,8%
Số lần
thực hiện
87
24,3%

75
23,7%
67
23,7%
60
22,2%
291
23,6%
Hiệp 2
Thất bại
43
44,3%

40
46,0%
38
47,5%
41
47,7%
162
46.3%
Thành
công
54
55,6%

47
54,0%
42
52,5%
45
52,3%
188
53,7%
Số lần
thực
hiện
97

27,1%
87
27,5%
80
27,6%
86
31.8%
350
28,4%
Hiệp 1
Thất bại
48

52,7%
43
51,8%
42
52,5%
35
50,7%
168
52,1%
Thành
công
43

47,2%
40
48,2%
38
47,5%
34
49,3%
155
47,9%
Số lần
thực
hiện

91
25,4%
83
26,3%
80
27,6%
69
25,6%
323
26,2%
Tổng số
lần

thực
hiện
358
326
290
270
1234
Tên đội
ĐHSP Thái
Nguyên
ĐH Y Thái
Nguyên

ĐH Công
Nghiêp Thái
Nguyên
ĐH Nông
Lâm Thái
Nguyên
Tổng
18
0
10
20
30

40
50
60
70
HiÖp 1 HiÖp 2 HiÖp 3 HiÖp 4
Bi?u đ? 3.1: Hi?u qu? nh?y ném r?, nh?y tranh
bóng b?t b?ng, chuy?n bóng dài t?i gi?i bóng r?
các trư?ng ĐH, CĐ Thái Nguyên 2009
Thµnh c«ng
ThÊt b¹i
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy: hiệu quả của những lần nhảy ném rổ, nhảy
tranh bóng hay những lần chuyền bóng dài trong tấn công nhanh ở những phút

đầu trận đấu (ở hiệp 1 và hiệp 2) cao hơn sau đó giảm dần ở cuối hiệp 3 và đặc
biệt là ở những phút cuối hiệp 4.
Các kỹ thuật được sử dụng nhiều nhưng thành công ít thể hiện rằng VĐV
đã bị giảm sút nhanh chóng về thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc độ so với thời
gian đầu của trận đấu.
Qua giải đấu trên chúng tôi có nhận xét như sau:
Các kỹ thuật sử dụng trong thi đấu giữ vị trí rất quan trọng và được sử
dụng rất nhiều nhưng hiệu qủa chưa cao vì họ chưa tìm ra được các bài tập phát
triển tố chất sức mạnh tốc độ hợp lý. Do đó việc lựa chọn các bài tập nhằm phát
triển sức mạnh tốc độ cho VĐV là vô cùng cần thiết.
3.1.2 Tầm quan trọng của tố chất SMTĐ trong bóng rổ
Để thấy được tầm quan trọng của tố chất SMTĐ trong bóng rổ,chúng tôi

đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia,giáo viên,HLV bóng rổ.Kết quả thu được
ở bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn tầm quan trọng của tố chất SMTĐ
BiÓu ®å 3.1. HiÖu qu¶ nh¶y nÐm ræ, nh¶y tranh bãng bËt b¶ng, chuyÒn
bãng dµi gi¶i bãng ræ c¸c trêng §H, C§ Th¸i Nguyªn 2009
19
trong bóng rổ (n=10)
Tố chất thể lực Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Sức nhanh 8 80% 2 20% 0 0%
Sức mạnh SMTĐ 10 100% 0 0% 0 0%
SM
Bền

9 90% 1 10% 0 0%
Sức bền 9 80% 2 20% 0 0%
Khéo léo 8 80% 2 20% 0 0%
Mềm dẻo 8 80% 2 20% 0 0%
Qua bảng 3.2 cho thấy: 100% ý kiến các chuyên gia,giáo viên,HLV đều
đồng ý rằng tố chất SMTĐ là rất quan trọng trong môn bóng rổ.
3.1.3 Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
VĐV đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Để nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng sử dụng các bài tập nhằm phát triển
sức mạnh tốc độ cho vđv đội tuyển bóng nam trường Đại học sư phạm Thái
Nguyên, chúng tôi tiến hành quan sát thực tiễn các buổi tập luyện và thi đấu của
đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên và các trường cao

đẳng, đại học Thái Nguyên. Kết quả quan sát việc sử dụng các bài tập phát triển
SMTĐ cho sinh viên của các trường được chúng tôi trình bày tại bảng 3.3
Bảng 3.3 Kết quả quan sát các bài tập phát triển SMTĐ được sử dụng
tại đội bóng của các trường Đại học:
(+) : Có sử dụng (- ): Không sử dụng
20
TT Các bài tập
ĐH sư
phạm
Thái
Nguyên
ĐH Y

Thái
Nguyên
ĐH CN
Thái
Nguyên
ĐH NL
Thái
Nguyên
ĐH KT
Thái
Nguyên
%

Các bài tập không bóng
1 Nằm sấp chống đẩy 20s (SL) + + + + + 100
2 Bật bục 30s (SL) + + - + - 80
3 Chạy tốc độ 30m (SL) + - + - + 60
4 Bài tập tạ đơn 2kg trong 15s (SL) - + + + + 80
5 Gánh tạ 10kgđứng lên ngồi xuống trong
15s (SL)
+ - - + + 85
6 Gập bụng thang gióng 15s (SL) + - - - - 20
7 Co tay xà đơn (SL) + - - + - 40
8 Bật cao với bảng 20s (SL) + + + - - 90
9 Chạy biến tốc 4x100m (s) + - - + - 40

Các bài tập kết hợp với bóng
1 Tại chỗ chuyền bóng một tay trên cao (m) + + + + + 100
2 Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s) + + + + + 100
3 Dẫn bóng rốc độ 20m (s) - + + - + 60
4 Bật nhảy quay người ném rổ (SL) + + - + + 80
5 Bài tập đột phá sang phải(trái) nhảy ném
rổ (s)
+ - + + + 80
6 Phản công nhanh (s) - + - + + 60
7 Hai tay đẩy bóng liên tục vào ô trên
tường trong 30s (SL)
- + - + + 60

8 Di động 2 người chuyền bóng ném rổ (s) + - + + - 60
9 Nhảy ném rổ một tay trên cao (SL) - - + + - 40
Các bài tập trò chơi và thi đấu
1 Bài tập thi đấu 1x1 trong nửa sân + + + + + 100
2 Chơi bóng ma bằng tay + + + + + 100
3 Trò chơi người thừa thứ ba - - - - + 20
4 Trò chơi nhảy ngựa - - + + - 40
5 Trò chơi cua đá bóng - + + + + 80
6 Dẫn bóng đến vạch ném phạt nhảy ném
rổ tiếp sức
+ - - - - 20


Qua bảng 3.3 cho thấy các bài tập được các đội sử dụng không đồng đều,
số bài tập được từ 60% trở lên các đội sử dụng bao gồm:
- Nhóm bài tập không bóng: 06 bài tập
- Nhóm bài tập kết hợp với bóng: 08 bài tập
- Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu: 03 bài tập
Thông qua điều tra thực trạng cho thấy việc sử dụng các bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ trong bóng rổ cho vđv nam các trường trên là không thống nhất
và không đồng đều. Trước thực trạng như vậy, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn
được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
21
Vấn đề này chúng tôi giải quyết cụ thể ở VĐV đội tuyển bóng rổ nam trường
Đại học sư phạm Thái Nguyên.

3.2 Giải quyết mục tiêu 2:
Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái
Nguyên.
3.2.1 Nghiên cứu lựa chọn các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV
đội tuyểnbóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
3.2.1.1 Các nguyên tắc lựa chọn bài tập
Những kết quả đã nghiên cứu ở trên là những căn cứ hết sức khoa học để
chúng tôi có thể định hướng sự phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV đội tuyển
bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Để có thể lựa chọn được bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV đội
tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, trước hết phải dựa

vào các nguyên tắc huấn luyện, cơ sở tâm lý, dựa vào mục đích yêu cầu của
chương trình huấn luyện. Bước đầu xây dựng các nguyên tắc lựa chọn các bài
tập nâng cao trình độ sức mạnh tốc độ cho vđv độ tuyển nam trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên như sau:
- Thứ nhất: các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được lựa chọn phải phù
hợp với đối tượng tập luyện về tâm lý, trình độ, điều kiện tập luyện đây là một
vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì nó có thể rút ngắn thời gian tập
luyện mà hiệu quả tác động cao lên cơ thể người tập.
- Thứ hai: các bài tập lựa chọn phải có chỉ tiêu cụ thể,có số liệu đo lường
chính xác,hình thức tập luyện đơn giản, dễ thực hiện nhưng phong phú về nội
dung và hình thức.
3.2.1.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV đội

tuyểnbóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Bằng các nghiên cứu trên chúng tôi đã tìm ra được18 bài tập gồm:
- Các bài tập không bóng: 6 bài tập
22
- Các bài tập kết hợp với bóng: 8 bài tập
- Các bài tập trò chơi và thi đấu: 4 bài tập
Để tìm hiểu các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển nam
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, trong giai đoạn huấn luyện ban đầu,
chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài, giáo
viên bóng rổ bằng phiếu phỏng vấn (phụ lục) Số phiếu phát ra là 30 thu về là 20.
Cách trả lời cụ thể: Đánh dấu X vào ô trống phía trước bài tập lựa chọn.
Chúng tôi sẽ lựa chọn những bài tập có số ý kiến tán thành trên 70% trở

lên để tiến hành các thử nghiệm tiếp theo của đề tài.
Kết quả phỏng vấn cụ thể đựơc trình bày ở bảng 3.4:
23
Bảng 3.4. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
TT NỘI DUNG BÀI TẬP
SỐ
NGƯỜI
ĐỒNG Ý
TỶ LỆ
%
Nhóm 1: Các bài tập không bóng

1 Nằm sấp chống đẩy 20s 19 95
2 Bật bục 30s 12 60
3 Chạy tốc độ 30m 14 70
4 Bài tập tạ đơn 2kg trong 15s 9 45
5 Gánh tạ đứng lên ngồi xuống trong 15s 16 80
6 Bật cao với bảng 20s 20 100
Nhóm 2: Các bài tập kết hợp với bóng
1 Tại chỗ chuyền bóng một tay trên cao 12 60
2 Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần 19 95
3 Dẫn bóng tốc độ 20m 15 75
4 Bật nhảy quay người ném rổ 17 85
5 Bài tập đột phá sang phải(trái) nhảy ném rổ 17 85

6 Phản công nhanh 20 100
7 Hai tay đẩy bóng liên tục vào ô trên tường trong
30s
13 65
8 Di động hai người chuyền bóng ném rổ 13 65
Nhóm 3: Các bài tập trò chơi và thi đấu
1 Bài tập thi đấu 1x1 trong nửa sân 19 95
2 Chơi bóng ma bằng tay 12 60
3 Cua đá bóng 16 80
4 Dẫn bóng, nhảy ném rổ tiếp sức 19 95
Qua bảng 3.4 cho thấy: Trong 20 bài tập đưa ra phỏng vấn có 11 bài tập
được các giáo viên, huấn luyện viên, trọng tài bóng rổ đánh giá cao và đạt trên

70% tổng số ý kiến tán thành trở lên. Theo nguyên tắc đặt ra, các bài tập này sẽ
được chúng tôi lựa chọn tham gia các thử nghiệm tiếp theo của đề tài. Cụ thể các
bài tập gồm:
Nhóm I: Các bài tập không bóng
1. Nằm sấp chống đẩy 20s
2. Gánh tạ 10kg đứng lên ngồi xuống trong 15s
3. Bật cao với bảng 20s
24
Nhóm II: Các bài tập kết hợp với bóng
1. Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần
2. Dẫn bóng tốc độ 20m
3. Bật nhảy ném rổ cự ly trung bình

4. Bài tập đột phá sang phải (trái) nhảy ném rổ
5. Phản công nhanh
Nhóm III: Các bài tập trò chơi và thi đấu
1. Bài tập thi đấu 1x1 trong nửa sân
2. Cua đá bóng
3. Dẫn bóng nhảy ném rổ tiếp sức
Cách thức thực hiện cụ thể từng bài tập:
Để tiện theo dõi chúng tôi chú thích những ký hiệu được sử dụng trong
các hình vẽ minh họa sau đây:
→ Đường di động của các cầu thủ.

Đường di chuyển của bóng.

∆ ∆ ∆ Vận động viên phòng thủ
 Vận động viên tấn công
Cọc nhựa (thay cho vị trí người phòng thủ)
A. Nhóm các bài tập không bóng.
Bài tập 1: Nằm sấp chống tay trong 20s
Mục đích: Phát triển nhóm cơ tay - vai, cơ ngực.
Yêu cầu: Thực hiện nhanh, hết sức, thân người và chân thẳng.
Nội dung: Người thực hiện nằm sấp, hai tay đặt sát thân, ngang vai, dùng
tay nâng cơ thể lên và lại hạ xuống liên tục.
Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 20s.
Quãng nghỉ: 30s
Kết quả: Tính số lần đạt được

Bài tập 2: Gánh tạ 10kg đứng lên ngồi xuống trong 15s
Mục đích: Nhằm phát triển sức mạnh cơ đùi.
25

×