Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 cho nữ vđv bóng chuyền tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.25 KB, 54 trang )

Xem thêm tại: thethaohangngay.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
HOÀNG HỮU HIỆU
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ĐẬP BÓNG NHANH TRƯỚC MẶT Ở VỊ TRÍ SỐ 3
CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN A1 TỈNH
THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO
1
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
BẮC NINH - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
HOÀNG HỮU HIỆU
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẬP BÓNG NHANH TRƯỚC MẶT Ở VỊ TRÍ SỐ 3 CHO NỮ
VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN A1 TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 521.40207
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: Đặng văn Dũng
2
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
BẮC NINH - 2011
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


















PGS.TS. Đặng Văn Dũng
3
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Hữu Hiệu
4
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HLV : Huấn luyện viên
VĐV : Vận động viên
Nxb : Nhà xuất bản
TDTT : Thể dục thể thao

Cm : Centimet
S : Giây
BT : Bài tập
% : Phần trăm
5
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU 5
1.1. Xu hướng huấn luyện VĐV bóng chuyền 5
1.2. Xu thế nhanh 7
1.3. Cơ sở lý luận và phân lại đập bóng nhanh 8
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đập bóng 9
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU 11
2.1. Phương pháp nghiên cứu 11
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 11
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 11
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 12
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư
phạm 12
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư
phạm 12
2.1.6. Phương pháp toán học thống
kê 12
2.2. Tổ chức nghiên
cứu 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

14
3.1. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả đập bóng
nhanh…………… 14
6
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
3.1.1. Điều tra thực trạng đập bóng nhanh trước
mặt 14
3.1.2. Thực trạng sử dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đập
bóng 22
3.2. Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng
nhanh 23
3.2.1. Cơ sở lý luận để lựa chọn bŕi
tập 23
3.2.2. Lựa chọn bài
tập 25
3.2.3. Xác định các test kiểm tra đánh
giá 29
3.2.4. Tổ chức thực
nghiệm 30
3.2.5. Phương pháp thực
nghiệm 32
3.2.6. Kết quả thực
nghiệm 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………….
……………… 38
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM
KHẢO 40
PHỤ
LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

7
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Bảng Nội dung Trang
3.1 Kết quả thống kê mức độ nhà thi đấu Gia Lâm năm 2009 15
3.2 Kết quả thống kê mức độ…… trường ĐH TDTT Bắc Ninh 16
3.3 Hiệu quả đập bóng nhanh tại giải A1 toàn quốc năm 2010 18
3.4 Kết quả phỏng vấn bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng… 26
3.5 Kết quả phỏng vấn về mức độ ưu tiên… 28
3.6 Kết quả phỏng vấn về mức độ ưu tiên sử dụng thời gian… 28
3.7 Kết quả kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm 35
3.8 Kết quả kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm 36
3.9 Kết quả mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng… 37
Hình 1 Test kiểm tra thể lực và hiệu quả đập bóng… 19
Hình 2 Test kiểm tra thể lực…… 29
Hình 3 Test kiểm tra hiệu quả đập bóng 30
8
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực hoạt động
không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Nó không những đóng vai trò
quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao sức khỏe cho con người mà còn là
một trong những phương tiện huấn luyện chuẩn bị tri thức kỹ năng, kỹ xảo,
hoàn thiện nhân cách đạo đức, các phẩm chất quan trọng của con người.
Trong những năm gần đây nền thể thao nước ta đang dần khẳng định
được vị thế của mình trong tầm Châu lục cũng như trên Thế giới. Trong
những môn thể thao nói chung thi bóng chuyền là môn thể thao có sự phát
triển ngày càng mạnh mẽ, nó là một trong những môn thể thao được nhiều
người ưa thích. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, bộ văn hóa thể thao và du lịch. Bóng chuyền nước ta có những
bước phát triển vượt bậc có vị trí cao trong khu vực đóng góp vào việc phát

triển nền thể thao nước ta. Trong hệ thống giáo dục thể chất ở nước ta thì
bóng chuyền được coi như là một trong những môn TDTT trọng điểm của
nước ta.
Ngày nay bóng chuyền ngày càng phát triển nhanh trên toàn phạm vi
Thế giới hầu hết các nước đều có nền thể thao tiên tiến đều có những môn thể
thao mạnh. Để nhanh chóng tiếp cận với nền bóng chuyền tiên tiến và hiện
đại trên Thế giới, chúng ta cần nghiên cứu sâu về xu thế phát triển bóng
chuyền hiện đại và xây dựng một cách khoa học quy trình đào tạo huấn luyện
viên (HLV), vận động viên (VĐV) bóng chuyền cấp cao để có thể bắt kịp
được nhanh nền thể thao ngày càng phát triển của Thế giới.
Tổng kết bóng chuyền Thế giới những năm gần đây, các chuyên gia
bóng chuyền cho rằng, nhìn chung bóng chuyền hiện đại ngày nay pát triển
rất đa dạng theo các xu hướng:
- Nhảy phát bóng, đập bóng theo hình thang và hình tháp.
- Chuyên môn hóa từng vị trí, sử dụng VĐV libero.
- Tấn công nhanh, bất ngờ.
- Đập bóng chiến thuật (nhanh, lao…).
9
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Để đáp ứng những xu thế trên đòi hỏi các VĐV phải có một trình độ
thể lực, tâm lý vững vàng, kỹ chiến thuật biến hóa, đặc biệt chú trọng về chiều
cao và sức bật của VĐV. Chiều cao và sức bật của VĐV sẽ giúp VĐV tấn
công và chắn bóng tốt mở rộng phạm vi hoạt động tấn công trên lưới hạn chế
khả năng tấn công của đối phương. Thực tế thi đấu cho thấy muốn đạt được
hiệu quả cao trong thi đấu bóng chuyền phải thực hiện nhiều chiến thuật nó là
một yếu tố rất quan trọng trong một trận đấu, nó quyết định đến sự thành bại
của cả đội. Chiến thuật đó là sự phối hợp nhịp nhàng của những động tác cơ
bản giữa các VĐV với nhau. Trong chiến thuật thì gồm chiến thuật cá nhân,
chiến thuật nhóm, chiến thuật đồng đội. Chiến thuật trong bóng chuyền khác
với các môn khác, đó là sự đa dạng của các bài tập chiến thuật tấn công hai

người, hệ thống chiến thuật tấn công ba người…Chính vì thế đập nhanh ở vị
trí số 3 là một trong những chiến thuật mang lại hiệu quả cao trong chiến
thuật tấn công. Bởi vì đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 đường bóng đi
nhanh, bất ngờ, đánh lừa, hạn chế được khả năng phòng thủ của đối phương.
Nó có ảnh hưởng lớn trong hoạt động tổng hợp các mặt kỹ, chiến thuật biến
hóa trong thi đấu.
Nghiên cứu hệ thống bóng chuyền cho thấy: Chiến thuật bóng chuyền
gồm 2 loại. Hệ thống chiến thuật tấn công và hệ thống chiến thuật phòng thủ.
Thực tế khẳng định: Tấn công và phòng thủ là hai mặt có tính đối kháng cao
khi hoạt động thi đấu đồng thời là động lực cho sự phát triển, nếu tấn công
mạnh tức phòng thủ yếu, phòng thủ mạnh càng đòi hỏi tấn công phải đa dạng
mới đáp ứng được yêu cầu ngày càn cao của bóng chuyền hiện đại nhưng cho
dù sự phát triển của phòng thủ mạnh đến mức nào đi nữa thì khâu quyết định
sau cùng vẫn dựa vào đập bóng tấn công hay phản công. Vì đập bóng là
hướng phát triển chủ yếu của bóng chuyền hiện đại. Nó là khâu cuối cùng giải
quyết vấn đề mâu thuẫn, là hướng phát triển chính trong tập luyện và thi đấu.
Trong thực tế thi đấu bóng chuyền, đập bóng mạnh có thể không mang
lại hiệu quả cao vì đối phương tổ chức chắn bóng rất tốt , vì vậy vấn đề đặt ra
10
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
là thay đổi các miếng đánh trong các tình huống tấn công hay phản công,
những pha phối hợp nhanh, chớp nhoáng gây bất ngờ cho đối phương để
giành chiến thắng. Nhất là ngày nay chiều cao, sức bật, trình độ VĐV phát
triển thì xu thế tấn công nhanh càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó.
Đập bóng nhanh thường được sử dụng ở vị trí số 3 bởi vì ở vị trí này rất
thuận lợi trong tấn công, gần chuyền hai là trung tâm để tổ chức tấn công và
phối hợp chiến thuật nhanh biến hóa: Góc độ đập bóng rộng có thể đập theo
nhiều hướng khác nhau làm cho đối phương khó phát hiện được ý đồ chiến
thuật của đội mình.
Thái Nguyên là một tỉnh có phong trào thể thao phát triển mạnh. Trong

những năm gần đây tỉnh đã chú trong đầu tư vào các môn thể thao có thế
mạnh như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… Bóng chuyền là môn thể thao
mà được tỉnh chú trọng và được đầu tư lớn tuy nhiên trong những năm gần
đây nền bóng chuyền của tỉnh có xu hướng đi xuống vì nhiều lý do như: Việc
đào tạo những VĐV lớp kế cận còn kém, phương pháp huấn luyện và tập
luyện chưa hợp lý kỹ thuật động tác còn hạn chế. Chính vì vậy mà nền bóng
chuyền của tỉnh nhưng năm gần đây giảm sút không giữ được vị trí. Trong
quá trình học tập và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Tiến hành lựa chọn bài
tập nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 cho nữ
VĐV bóng chuyền A1 tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả hiệu quả đập bóng
nhanh trước mặt ở vị trí số 3 cho nữ VĐV bóng chuyền tỉnh Thái Nguyên”
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả thi đấu
của các VĐV thi đấu ở vị trí số 3 của đội nữ bóng chuyền A1 tỉnh Thái
Nguyên, cũng như đánh giá chương trình huấn luyện tại trung tâm. Chúng tôi
nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra các bài tập có hiệu quả cao nhất để nâng cao
hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 cho nữ VĐV bóng chuyền A1
11
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
tỉnh Thái Nguyên. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng và thứ hạng
của đội tuyển.
Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện mục đích của đề chúng tôi đã đề ra
và tiến hành giải quyết hai mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 của đội nữ
bóng chuyền A1 tỉnh Thái Nguyên.
2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập cho vị trí số 3
của đội nữ bóng chuyền A1 tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện bổ trợ nâng cao hiệu quả đập
bóng cho VĐV bóng chuyền.

Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh
trước mặt ở vị trí số 3 cho nữ VĐV bóng chuyền A1 tỉnh Thái Nguyên.
12
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xu hướng huấn luyện VĐV bóng chuyền [4], [6], [11]
Ngày nay bóng chuyền TG phát triển rất phong phú và đa dạng về các lối
đánh dựa trên nền tảng kỹ thuật, chiến thuật đó đạt đến mức điêu luyện, Việc
huấn luyện và đào tạo VĐV bóng chuyền là một công tác hết sức quan trọng,
phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của mỗi VĐV cũng như cả đội
bóng. Trong công tác huấn luyện đòi hỏi các huấn luyện viên (HLV) phải nắm
vững được các đặc điểm về tâm lý lứa tuổi và trình độ chuyên môn của VĐV.
Từ đó mới xây dựng và đề ra các phương pháp và nguyên tắc huấn luyện phù
hợp, có hiệu quả để có thể đạt được những thành tích tốt nhất.
Do đặc điểm của môn bóng chuyền mang tính đồng đội cao cho nên
VĐV bóng chuyền phải có đầy đủ các tố chất vận động kỹ thuật hoàn hảo,
khả năng phối hợp vận động và tư duy chiến thuật cao. Các dạng hoạt động
chủ yếu của VĐV bóng chuyền là sự di chuyển nhanh, linh hoạt những động
tác bật nhảy, lăn ngã cứu bóng. Trong thời gian ngắn đòi hỏi VĐV phải có sự
phản kháng chính xác và năng lực phân biệt động tác tốt, biến đổi nhanh
chóng từ những hình thức này sang động tác khác và thực hiện nhanh chóng.
Hoàn toàn khác nhau về nhịp độ, tốc độ, tính chất. Vì vậy VĐV bóng chuyền
cần phải nắm vững toàn bộ hệ thống kỹ năng vận động trên cơ sở số lượng
lớn các động tác kỹ thuật tấn công và phòng thủ. Tính phức tạp của hoạt động
thi đấu được biểu hiện ở chỗ tất cả tất cả các động tác kỹ thuật phải được áp
dụng trong sự phối hợp và những điều kiện khác nhau đòi hỏi VĐV phải có
độ chính xác cao. Tính bất ngờ, sự chớp nhoáng, chính xác của hoạt động
trong bóng chuyền đòi hỏi VĐV phải có phản ứng nhanh cũng như cả tốc độ
động tác liên quan đến tốc độ bay của bóng.

Do sự tác động của tập luyện, những bộ phận cấu thành của thời kỳ tiềm
tàng phản ứng như: Thời điểm phân biệt, sự nhận biết, đặc là thời điểm lựa
13
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
chọn động tác đó được rút ngắn đến mức tối thiểu nhờ có sự hình thành định
hình phù hợp.
Hầu hết các hoạt động trong bóng chuyền đều diễn ra trên cơ sở cảm
nhận thị giác kỹ năng quan sát tình thế và sư thay đổi ở vị trí trên sân của các
VĐV. Sự chuyển động của bóng cũng như khả năng phán đoán nhanh trong
điều kiện phức tạp là một trong những yếu tố quan trọng nhất của VĐV bóng
chuyền. Điều đó đòi hỏi VĐV phải có khả năng quan sát rộng và phán đoán
chính xác.
Hoạt động của VĐV phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động của đồng đội và
đặc biệt là của VĐV đối phương. Việc tạo ra những tình huống lừa đối
phương để có điều kiện tốt nhất thực hiện động tác dự định che dấu các ý đồ
hoạt động của mình. Tất cả các điều đó đòi hỏi cao ở tư duy chiến thuật của
VĐV bóng chuyền. Trong hoạt động nhóm tư duy chiến thuật mang tính chất
trực quan vì vậy đòi hỏi VĐV phải phát triển toàn diện. Khả năng cảm giác
không gian và thời gian, sự linh hoạt trong các nhận định tình huống và cách
xử lý các tình huống chính xác.
Theo xu hướng bóng chuyền hiện đại ngày nay. Tấn công đang chiếm ưu
thế đặc biệt là những quả đập nhanh ở vị trí số 3 đó thực sự đem lại hiệu quả
cao, bằng những tình huống nhanh, mạnh, chính xác cao vị trí này rất thuận
lợi cho việc phối hợp và tấn công đối phương . Do chiều cao, sức bật và trình
độ ngày càng hoàn thiện dẫn đến xu thế huấn luyện ở các đội mạnh chủ yếu là
vấn đề phòng thủ để đáp ứng xu thế tấn công sử dụng lượng vận động tối đa
trong huấn luyện thể lực và tập trung phát triển sức mạnh, sức bật nhảy và sức
bền thi đấu. Xuất phát từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có một chương trình, kế
hoạch phù hợp với sự phát triển của bóng chuyền hiện đại.
Huấn luyện chất lượng cao đào tạo tài năng đảm bảo cho sự phát huy

trình độ thi đấu kỹ thuật là yếu tố chính. Huấn luyện là yếu tố quyết định phát
triển nâng cao trình độ bóng chuyền. Nâng cao trình độ kỹ thuật điêu luyện,
biến hóa, linh hoạt vận dụng tinh tế phải qua huấn luyện gian khổ và phải qua
14
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
thời gian dài tích lũy kinh nghiệm để có được kết quả cao nhất. Khoa học kỹ
thuật hiện đại giúp nâng cao chất lượng huấn luyện kiểm tra đồng thời giúp
tìm ra phương pháp và bài tập để đưa vào công tác huấn luyện sao cho phù
hợp nhất. Những bài tập và phương pháp huấn luyện đều phải nhờ vào y học
TDTT, sinh cơ thể thao, tâm lý thể thao, thống kê TDTT, xã hội học TDTT,
các loại máy phục vụ cho nhu cầu tập luyện của VĐV…đây chính là bộ phận
cấu thành chất lượng huấn luyện đào tạo tài năng thể thao nói chung và bóng
chuyền nói riêng. Trong huấn luyện thực tiễn nảy sinh các vấn đề cần nhà
lãnh đạo quản lý huấn luyện thi đấu chuyên môn cao. HLV phải có trình độ
cao, là chuyên gia có tri thức khoa học, có kinh nghiệm thực tiễn, năng lực
lãnh đạo và có những phương pháp huấn luyện mang lại hiệu quả cao. Một
thay đổi quan trọng của phương pháp huấn luyện là vấn đề về tri thức về
phương pháp giảng dạy và huấn luyện trình độ kỹ thuật cao. Phương pháp tập
luyện từ đơn giản đến phức tạp nâng dần độ khó lên để VĐV có thể đáp ứng
được những bài tập tốt nhất. Qua đó giúp cho VĐV nâng cao khả năng thích
ứng vận dụng một cách linh hoạt, chủ động điều khiển, sáng tạo cao hơn phát
huy hết năng lực của mình.
1.2. Xu thế nhanh [6]
Nhanh là hạt nhân của biến hóa. Muốn dành quyền chủ động phải biến
hóa những động tác tấn công làm cho đối phương mất phương hướng để ghi
điểm, như tấn công nhanh trước mặt ở vị trớ số 3…điều chỉnh bóng nhanh,
phối hợp phòng thủ linh hoạt, biến hóa nhanh kịp thời gây bất ngờ cho đối
phương. Xu hướng nhanh biến là tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của bóng
chuyền hiện đại. Nhanh được xây dựng trong hệ thống tư tưởng chỉ đạo chiến
thuật là giải pháp, cơ chế chủ yếu vận hành chiến thuật và phải được quán

triệt trong tư tưởng, trong hoạt động của mỗi VĐV ở bất kỳ vị trớ nào trên sân
để đạt được những mục đích cụ thể.
Phản ứng nhanh của mỗi VĐV gồm trạng thái sẵn sàng nhanh nhạy về
tâm lý khi VĐV bước vào thi đấu, nhóm nhanh di chuyển linh hoạt chiếm
15
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
được vị trí tốt nhất trong sân sau đó thực hiện động tác thật nhanh chóng và
chính xác và ứng phó kịp thời cho đồng đội một cách hợp lý và có hiệu quả
nhất.
Trong các môn thể thao núi chung và môn bóng chuyền nói riêng vấn đề
phối hợp là rất quan trọng mà nhất đây là môn thể thao mang tính đồng đội
cao cho nên các VĐV bóng chuyền cần phải phối hợp nhuần nhuyễn với
nhau, ăn ý giữa các vị trí, nhóm hàng trước hàng sau, giữa công và thủ, tấn
công và phản công, giữa các khâu chuyển tiếp về vận động cũng như tâm lý,
giữa HLV và VĐV trong sân cần phải có một chiến thuật đồng nhất để có thể
sử dụng những miếng đánh có được hiệu quả tốt nhất. Các VĐV trong sân cần
phải hiểu nhau và phối hợp một cách nhuần nhuyễn, nhanh, chính xác, hiệu
quả, cần phải biết hỗ trợ và bổ sung cho nhau, khắc phục chỗ yếu phát huy
điểm mạnh cần phải chủ động trong từng tình huống để có thể sử lý một cách
có hiệu quả.
1.3. Cơ sở lý luận và phân loại đập bóng nhanh [4], [6]
Trong hệ thống các môn thể thao mang tính đối kháng nói chung và môn
bóng chuyền nói riêng thì đều được chia làm hai hệ thống kỹ thuật là tấn công
và phòng thủ. Trong đó kỹ thuật tấn công rất được coi trọng bởi theo quan
điểm hiện nay thì tấn công là phương pháp phòng thủ hữu hiệu nhất và giành
điểm nhiều nhất. Kỹ thuật tấn công gồm: Đập bóng, phát bóng. Trong đó kỹ
thuật đập bóng bao gồm:
- Đập bóng chính diện theo phương lấy đà
- Đập xoay chiều, đập móc câu
Với các hình thức đập bóng biến hóa khác.

- Đập lao (lao ngắn, lao dài)
- Đập nhanh (nhanh trước, nhanh sau)
- Đập bóng trung bình
- Đập giãn biên
- Đập bóng hàng sau
16
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Trong thực tế thi đấu bóng chuyền VĐV sử dụng rất linh hoạt các kỹ thuật và
hình thức đập bóng trên với mục đích giành phần thắng. Vấn đề này đặt ra
cho VĐV trong thi đấu cần phải tư duy thay đổi miếng đánh liên tục sao cho
đối phương không thể nắm bắt được ý đồ tấn công của đội mình. Do vậy
trong công tác huấn luyện đòi hỏi các HLV cần phải cho tập những miếng
đánh thật nhuần nhuyễn để cú thể tạo ra sự khác biệt trong từng pha bóng gây
cho đối phương những khó khăn nhất định và có thể chính là bước ngoặt của
trận đấu.
Đường di chuyển của VĐV bóng chuyền ở vị trí số 3 trong thi đấu.
- Đập nhanh
- Đập lao (lao ngắn, lao dài)
- Đập sau đầu
- Chắn đập nhanh
- Chắn đập lao
- Phối hợp chắn biên 2
- Phối hợp chắn biên 4
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đập bóng nhanh [4], [6], [11]
Đập bóng nhanh ở vị trí số 3 là một kỹ thuật dựa trên cơ sở của kỹ thuật
cơ bản là đập bóng chính diện theo phương vào đà VĐV phải thực hiện chạy
đà và bật nhảy trên không dùng một tay đánh bóng sang sân đối phương với
một lực nhất định. Đập bóng là một kỹ thuật khó trong các kỹ thuật của bóng
chuyền bởi vì phải thực hiện động tác nhanh trong thời gian ngắn vì vậy cần
nhiều đến sức nhanh, sức mạnh, khéo léo…trong điều kiện không có điểm tựa

và phải đạt được hiệu quả cao, có uy lực lớn để phá vỡ hàng phòng thủ của
đối phương. Vì vậy chúng tôi thấy rằng đập bóng có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến nó.
Song để có tính khách quan chúng tôi tiến hành trao đổi tọa đàm với các
HLV, chuyên gia về bóng chuyền và các chuyên gia về y học để tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đập bóng.
17
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Qua trao đổi tọa đàm chúng tôi tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến quả
đập bóng như sau:
- Kỹ thuật hoàn hảo, khả năng phối hợp vận động tốt, phán đoán nhanh,
di động, cảm giác không gian thời gian, thực hiện động tác chính xác.
- Trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện. Đặc biệt là sức bật nâng trọng tâm
cơ thể và khả năng khống chế bản thân trong trạng thái không có điểm tỳ.
- Sức mạnh của các nhóm cơ: cơ chi dưới, cơ thân mình…
- Tâm lý thi đấu vững vàng và kinh nghiệm thi đấu cao.
Trong các yếu tố nêu trên thì bật nâng cao trọng tâm giữ vai trò then
chốt trong việc giải quyết nhiệm vụ đập bóng. Bật với cao giúp VĐV có độ
dừng trên không lâu từ đó nâng cao khả năng quan sát định hướng, khống chế
cơ thể tạo nên phạm vi hoạt động bóng rộng, nên hạn chế mức thấp nhất sự
ngăn cản của đối phương để dành hiệu qủa trong thi đấu.
Ngoài các yếu tố mà chúng tôi trao đổi, tọa đàm: Qua tìm hiểu những
tài liệu chuyên môn chúng tôi thấy có một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
của bài tập đập bóng đó là:
- Yếu tố vệ sinh dinh dưỡng
- Yếu tố nghỉ ngơi hồi phục
- Yếu tố môi trường
- Yếu tố tự nhiên
Tóm lại các yếu tố ảnh hưởng tới VĐV là rất lớn, nhưng tùy từng điều
kiện cụ thể, đối tượng, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, điều kiện cơ sở

vật chất, trang thiết bị mà HLV phải tìm ra yếu tố ảnh hưởng có chi phối tới
hiệu quả bài tập cho phù hợp với đối tượng của mình. Với VĐV bóng chuyền
nữ Thái Nguyên thì yếu tố kỹ thuật và thể lực trong giai đoạn huấn luyện ban
đầu là cơ bản hơn cả để có thể tăng thêm hiệu quả kỹ thuật đập bóng nhanh.
Chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm các yếu tố này trên đối tượng 18 VĐV
bóng chuyền nữ Thái Nguyên.
18
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề
tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1. Phương pháp nghiên cứu [2], [5]
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu [9]
Phương pháp chủ yếu phục vụ nhiên cứu tổng quan một số vấn đề liên
quan tới đề tài. Chúng tôi đã sử dụng thường xuyên phương pháp này trong
quá trình nghiên cứu nhằm tổng kết các vấn đề về lý luận và sư phạm đặc biệt
là hệ thống hóa các tri thức, kiến thức liên quan tới đề tài. Đồng thời phương
pháp này còn sử dụng để thu thập các số liệu nhằm kiểm chứng và so sánh với
các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu nghiên cứu
phục vụ đề tài được chúng tôi trình bày cụ thể tại mục tài liệu tham khảo.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
Thông qua các giải bóng chuyền, các buổi tập của đội tuyển nữ bóng
chuyền A1 tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu đánh giá
một cách hiệu quả một số bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh trước
mặt ở vị trí số 3 cho VĐV. Đồng thời qua quan sát các buổi tập và trong suốt
quá trình học tập và rèn luyện đã giúp chúng tôi tiến hành lựa chọn các bài tập
đó một cách hợp lý và khoa học.
Phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên, huấn luyện viên Bóng chuyền có
kinh nghiệm huấn luyện các đội tuyển Bóng chuyền nữ các câu lạc bộ cũng

như đội tuyển quốc gia thông qua các phiếu hỏi nhằm lựa chọn các bài tập
nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 cho VĐV bóng
chuyền nữ A1 tỉnh Thái Nguyên. Các mẫu phiếu phỏng vấn chúng tôi trình
bày tại Phụ lục 1 của đề tài.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Chúng tôi tiến hành quan sát các giải Bóng chuyền trong nước, các trận
đấu của các giải A1 cũng như đội mạnh trên cả nước. Từ đó thu thập số liệu
19
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
đánh giá thực trạng hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 trong
bóng chuyền hiện nay và lựa chọn một số bài tập khoa học, hợp lý và có hiệu
quả cao nhất. Mẫu phiếu quan sát được trình bày ở phụ lục 2.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả
ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn, nhằm phát triển khả năng đập
bóng nhanh của đội tuyển nữ bóng chuyền A1 tỉnh Thái Nguyên. Đề tài sử
dụng hình thức thực nghiệm so sánh song song, nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng.
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng của các đối
tượng nghiên cứu, đồng thời kiểm tra kết quả hệ thống bài tập mà đề tài tiến
hành kiểm tra 2 giai đoạn thực nghiệm. Để kiểm tra và đánh giá hiệu quả các
bài tập chúng tôi sử dụng một số test để đánh giá như:
- Đập bóng ở vị trí số 4 (15 quả/ phút).
- Đập bóng ở vị trí số 2 (15 quả/ phút).
- Đập bóng ở vị trí số 3 (20 quả/ phút)
Thang điểm được trình bày ở phụ lục 3.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.[9]
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu
đã thu thập được trong thời gian nghiên cứu. Trong toán học thống kê chúng

tôi sử dụng các công thức sau:
x
, t, δ, r.
- Giá trị trung bình:
n
x
x
n
x
i


=
1
- Công thức phương sai:
1
)(
2
2


=

n
xx
i
x
δ
(n ≤ 30)
- Công thức tính độ lệch chuẩn:

2
xx
δδ
=
- Công thức so sánh 2 số trung bình quan sát:
20
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
B
c
A
c
BA
nn
xx
t
22
δδ
+

=
(n ≤ 30)
Trong đó:
2
)()(
22
2
−+
−+−
=
∑ ∑

BA
B
B
A
A
c
nn
xxxx
δ
- So sánh 2 số trung bình tự đối chiếu:
d
d
x
t
δ
=
Trong đó:
2
2
2
;








−==

∑∑∑
n
d
n
d
n
d
x
d
δ
- Công thức hệ số tương quan:


−−
−−
=
22
)()(
))((
i
i
i
i
i
i
i
i
yyxx
yyxx
r

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên
cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS 7.5 và Microsof
Excel. Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên được chúng tôi trình
bày ở phần “ kết quả nghiên cứu và bàn luận” của đề tài luận văn.
Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên được chúng tôi trình
bày chương 3 của đề tài.
2.2. Tổ chức nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2011 và được chia
làm 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2009 đến tháng 3/2010 - Lựa chọn tên đề tài,
xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 4/2010 đến tháng 12/2010 – Phân tích và tổng hợp
tài liệu, lập phiếu phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2011 – Đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh cho VĐV bóng chuyền tỉnh
Thái Nguyên.
- Giai đoạn 4: Từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 – Phân tích kết quả
nghiên cứu, viết hoàn thiện luận văn. Chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu.
21
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả đập bóng nhanh trước măt ở vị trí
số 3 của nữ VĐV bóng chuyền tỉnh Thái Nguyên
Để giải quyết mục tiêu 1 chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng hiệu
quả của kỹ thuật đập bóng nhanh trước mặt ở vị trớ số 3 trong tập luyện và thi
đấu. Từ đó chúng tôi lựa chọn ra những bài tập phù hợp.
3.1.1. Điều tra thực trạng đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 của
đội nữ bóng chuyền tỉnh Thái Nguyên:
Bóng chuyền là một môn thể thao hoạt động không có chu kỳ tình huống

phức tạp luôn luôn thay đổi bất ngờ làm cho VĐV phải ứng phó kịp thời trong
khoảng thời gian ngắn cũng như trong suốt quá trình mà VĐV thi đấu trên
sân. Những pha bóng thay đổi liên tục đòi hỏi VĐV phải thực hiện nhiều kỹ
thuật khác nhau tùy theo vị trí cụ thể của từng cầu thủ trên sân như: Đập
bóng, chắn bóng, nhảy chuyền, phòng thủ…Những hoạt động đó diễn ra liên
tục và qua lại nhiều lần. Đồng thời VĐV còn phải thực hiện ý đồ chiến thuật
cá nhân và đồng đội trong thời gian thi đấu kéo dài. Như vậy đòi hỏi VĐV
cần phải có thể lực bền bỉ trạng thái tâm lý tốt , trình độ kỹ chiến thuật điêu
luyện thì mới đáp ứng được yêu cầu thi đấu liên tục và đạt được hiệu quả cao.
Trong thi đấu bóng chuyền VĐV có thể sử dụng nhiều kỹ thuật đập bóng
tấn công với mục đích giành phần thắng. Vấn đề này đặt ra là tình huống thi
đấu luôn thay đổi, biến hóa. Do vậy việc sử dụng duy nhất một kỹ thuật nào
đó và không huấn luyện nâng cao các kỹ thuật đó sẽ không mang lại hiệu quả
tốt nhất. Để giành được phần thắng trước hết phải tạo ra những tình huống bất
ngờ, tấn công nhanh, mạnh, hiệu quả cao.
Ngoài đập bóng ở hai biên thì đập bóng nhanh cũng là một kỹ thuật có
ảnh hưởng rất lớn đến trận đấu, hiệp đấu hay một đợt tấn công.Thực hiện kỹ
thuật này làm cho đường bóng tấn công thêm đa dạng hơn, bất ngờ chiếm
22
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
khoảng không khoan thủng hàng rào chắn của đối phương. Thực hiện kỹ thuật
đập bóng nhanh làm cho hàng thủ đối phương rất khó chống đỡ vì đường
bóng đi nhanh và bất ngờ khiến cho đối phương rất khó khăn trong việc
phòng thủ. Ngoài ra nó cũng tạo tinh thần thi đấu sôi nổi, nhiệt tình, ý chí
quyết tâm cao, tạo tâm lý thi đấu vững vàng cho đồng đội. Tạo khả năng phối
hợp trong toàn đội. Để đạt đươc hiệu quả tốt nhất cho những pha bóng tiếp
theo.
Để đánh giá hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 so với kỹ
thuật đập bóng khác. Chúng tôi tiến hành quan sát 10 trận thi đấu bóng
chuyền nữ tại giải A1 được tổ chức tại Nhà thi đấu Gia Lâm năm 2010. Kết

quả như trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả thống kê mức độ sử dụng và hiệu quả của kỹ thuật tấn
công nhanh trước mặt ở vị trí số 3 tại giải bóng chuyền nữ A1 tổ chức tại
nhà thi đấu Gia Lâm năm 2009
Số
trận
Kỹ thuật đập bóng
Số lần
thực hiện
Tỷ lệ%
Số điểm
ghi được
Tỷ lệ
%
10
Giãn biên số 4 780 23,1 480 28,4
Giãn biên số 2 520 15,4 280 16,6
Đập bóng nhanh số 3 550 16,6 310 18,3
Đập lao tên bắn 510 15,1 190 11,2
Đập bóng trung bình 480 14,2 160 9,5
Các dạng đập bóng khác 520 15,4 270 16
Tổng 3370 100 1690 100
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy, Các đội bóng nữ trong nước hay nước
ngoài đều sử dụng kỹ thuật đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 nhiều lần
và ghi điểm với hiệu suất cao so với các kỹ thuật đập bóng khác.
Tóm lại qua thực tế quan sát cho ta thấy các VĐV bóng chuyền thường
sử dụng đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 trong thi đấu với số lần sử
dụng nhiều, số điểm ghi được là 310 chiếm tỉ lệ 18,3% chỉ sau đập bóng giãn
biên số 4 là hơn 28,4% chiếm tỉ lệ hơn hẳn các kiểu đập khác, kỹ thuật đập
23

Xem thêm tại: thethaohangngay.net
bóng nhanh này đó chứng minh cụ thể của mình so với kỹ thuật đập bóng
khác thuộc nhóm kỹ thuật tấn công và được khẳng định là: Kỹ thuật tấn công
có uy lực nhanh, mạnh và có hiệu quả cao.
Thực trạng hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 so với kỹ
thuật đập bóng khác của đội bóng chuyền nữ A1 tỉnh Thái Nguyên được
chúng tôi tiến hành quan sát trong 5 trận đấu ở giải bóng chuyền A1 được tổ
chức vào năm 2009 tại nhà thi đấu Trường ĐHTDTT Bắc Ninh. Kết quả thu
được ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả thống kê mức độ sử dụng và hiệu quả của kỹ thuật tấn
công của đội bóng chuyền nữ A1 tỉnh Thái Nguyên tại giải bóng chuyền A1
toàn quốc vào năm 2009 tại nhà thi đấu trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Số trận Kỹ thuật đập bóng
Số lần
thực hiện
Tỷ lệ
%
Số điểm
ghi được
Tỷ lệ
%
5
Giãn biên số 4 117 23,9 73 26,5
Giãn biên số 2 94 19,2 57 20,7
Đập bóng nhanh số 3 75 15,3 45 16,4
Đập lao tên bắn 63 12,9 32 11,6
Đập bóng trung bình 71 14,5 33 12,0
Các dạng đập bóng khác 69 14,1 35 12,8
Tổng 489 100 275 100
Qua kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy, số lần thực hiện đập bóng

nhanh trước mặt ở vị trớ số 3 của VĐV đội bóng chuyền nữ A1 tỉnh Thái
Nguyên là tương đối cao nhưng hiệu quả của những lần thực hiện là chưa tốt.
Kỹ thuật đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 được sử dụng nhiều và
đóng vai trò quan trọng trong thi đấu bóng chuyền. Vì vậy, ở mỗi VĐV phải
có những yếu tố kỹ thuật, chiến thuật hoàn hảo và phối hợp một cách nhuần
nhuyễn trong mọi tình huống thi đấu. Kỹ thuật đập bóng nhanh trước mặt ở vị
trí số 3 là một kỹ thuật tấn công nhóm đạt hiệu quả cao. Song nếu coi trọng
một thủ pháp tấn công duy nhất để giành điểm thì chưa phải là tối ưu. Bởi vì
trong thi đấu nếu lặp lại nhiều lần một kỹ thuật, một cách đánh chỉ mang lại
24
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
thành tích tạm thời do đối phương sẽ “quen bóng” khi đó đối phương sẽ điều
chỉnh chắn bóng hay phòng thủ dưới lưới sẽ làm uy lực của kỹ thuật đập bóng
giảm xuống làm chiến thuật của đội sẽ bị phá vỡ, từ đó làm cho kết quả thi
đấu của toàn đội bị giảm sút. Thực tế cho thấy nếu VĐV thực hiện kỹ thuật
hay động tác lặp lại nhiều lần mà bị đối phương phòng thủ thì sẽ làm cho cầu
thủ chán nản, mệt mỏi. Bởỉ vậy, vấn đề đặt ra phải làm sao có những chiến
thuật phù hợp như tăng thêm thể lực, chiến thuật, tâm lý vững vàng, khả năng
xử lý tình huống trong thi đấu nhanh để đạt được kết quả cao nhất.
Để có thể lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh,
đặc biệt là đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí số 3 của VĐV bóng chuyền nữ
A1 tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành trao đổi cùng với các HLV và
chuyên gia về các yếu tố chi phối hiệu quả đập bóng nhanh trước mặt ở vị trí
số 3.Và từ đó tìm ra những ưu điểm và nhược điểm để khắc phục và lựa chọn
những bài tập phù hợp nhất để áp dụng vào công tác huấn luyện cho VĐV.
Trong thi đấu bóng chuyền thì thể lực đóng vai trò quan trọng, thể lực là
nền tảng cho việc thực hiện các kỹ thuật và mọi hành vi chiến thuật. Trình độ
thể lực của VĐV không cao sẽ không đắp ứng được yêu cầu thi đấu căng
thẳng, liên tục trong thời gian dài thi đấu. Các môn thể thao tập thể nói chung
và môn bóng chuyền nói riêng, đòi hỏi VĐV phải thực hiện nhiều kỹ thuật

khác nhau, phải gắng sức liên tục và phải biết phân phối thể lực hợp lý cho cả
trận đấu. Do vậy ở những trận kéo dài sang hiệp 4-5 VĐV thường bị giảm sút
về thể lực, dẫn đến hiệu quả phối hợp động tác không cao.
Để đánh giá trình độ thể lực của VĐV chúng tôi tiếp tục quan sát hiệu
quả đập bóng trong 10 trận đấu bóng chuyền nữ A1 toàn quốc năm 2010 tại
nhà thi đấu tại nhà thi đấu tỉnh Bắc Ninh. Kết quả quan sát được trình bày
trong bảng 3.5
Bảng 3.3. Hiệu quả đập bóng nhanh trong các hiệp tại giải bóng chuyền
nữ A1 toàn quốc năm 2010 tại nhà thi đấu tỉnh Bắc Ninh
Số trận Hiệu quả hiệp đấu Tổng Đạt
25

×