Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 11 13 tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.31 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế xã hội trong những
năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nền TDTT nước ta đã có
những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Mục tiêu của TDTT là nâng
cao sức khỏe hoàn thiện thể chất, góp phần hình thành con người mới phát triển
toàn diện, có trí thức, có đạo đức, có sức khỏe và tâm lý vững vàng để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
Để đạt được mục đích đó Việt Nam đã đưa ra định hướng chung của thể
thao là phát triển phong trào thể thao, đào tạo một lực lượng vận động viên có
khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến trên toàn thế giới,
đến tham gia và đạt được thành tích xuất sắc trong các hoạt động ở khu vực
cũng như trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của các môn thể thao khác, bóng đá được Đảng và
Nhà nước, các tầng lớp của nhân dân quan tâm đặc biệt. Vì chưa có môn thể
thao nào lại có thể lôi cuốn sự đam mê của hàng triệu trái tim trên hành tinh như
môn bóng đá và vì thế nó được coi là môn thể thao “Vua”.
Bóng đá là một môn thể thao tập thể, có hình thức vận động đa dạng và
phong phú được mọi người trên thế giới ham thích. Thông qua việc tập luyện và
thi đấu, bóng đá giúp con người xích lại gần nhau, mở rộng quan hệ xã hội và
giáo dục cho con người nhiều đức tính tốt đẹp.
Trong những năm gần đây, phong trào TDTT nói chung và bóng đá nói
riêng đã bắt đầu có những thành tích đáng khích lệ, mang đầy tính thuyết phục.
Đó là những tấm huy chương vàng, bạc, đồng mà các nam nữ VĐV của chúng ta
giành được qua các kỳ Seagames 21, 22, 23, 24, 25 … đặc biệt tấm huy chương
vàng của bóng đá nam AFF Suziki Cup 2008 và một số giải khác. Tuy nhiên đây
chưa phải là cái đích chúng ta hướng tới, chúng ta còn muốn giành được nhiều
thành tích hơn nữa ở các giải đấu lớn hơn.
1
Muốn nâng cao thành tích bóng đá thì VĐV của chúng ta phải nâng cao
được: trình độ kỹ thuật, chiến thuật, sự chuẩn bị về tâm lý, sinh lý, thể lực, điều
kiện tập luyện, huấn luyện …Vì thế kỹ thuật Bóng đá là một trong những vấn đề


cơ bản nhất để có thể giành được thắng lợi trong mỗi trận đấu.
Kỹ thuật Bóng đá bao gồm nhiều loại: Sút bóng bằng má ngoài, má trong,
mu chính diện bàn chân, đánh đầu, khống chế …Trong những kỹ thuật đó thì kỹ
thuật sút bóng bằng mu chính diện bàn chân thường được sử dụng nhiều nhất
trong tập luyện và thi đấu thông qua các quả sút bóng vào cầu môn, những
đường căng ngang, chọc khe …Khi thực hiện đúng kỹ thuật đó sẽ tạo ra những
đường bóng mạnh và chính xác, nâng cao hiệu quả ghi bàn cho cầu thủ.
- Qua quan sát thực tế, tôi thấy khả năng thực hiện khả năng kỹ thuật sút
bóng bằng mu chính diện bàn chân của các nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh
Phúc còn hạn chế. Các VĐV còn sút bóng thiếu chính xác về phương hướng
cũng như tốc độ bay của quả bóng. Thực trạng đó do một số nguyên nhân chủ
yếu sau:
- Do sử dụng bài tập chưa hợp lý, chưa khoa học, cường độ vận động, khả
năng vận động và quãng nghỉ chưa phù hợp.
- Do bài tập quá cũ không còn phù hợp với Bóng đá hiện đại.
- Do trình độ HLV còn hạn chế.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu
quả sút bóng bằng mu chính diện cho các nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc
nói riêng và cho các VĐV bóng đá nam trẻ nói chung rất cần thiết. Vì thế chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính
diện cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc”
• Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn ra những bài tập có hiệu quả nhất nâng cao khả năng sút bóng
bằng mu chính diện cho nam vận động VĐV đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc.
2
Trên cơ sở đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo VĐV cho
bóng đá nam trẻ Vĩnh Phúc nói riêng và bóng đá nam Việt Nam nói chung
• Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng khả năng sút bóng bằng mu chính diện

của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Đánh giá thực trạng các bài tập đang được áp dụng.
+ Đánh giá các phương pháp huấn luyện.
- Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng
cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh
Phúc.
+ Lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho
nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11-13.
+ Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả năng sút bóng bằng mu
chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11-13 tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả năng sút bóng
bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng lứa tuổi 11-13 tỉnh Vĩnh Phúc.
• Đối tượng nghiên cứu:
Các bài tập nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho
nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc.
• Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2011 và
được chia làm 3 giai đoạn. Quá trình nghiên cứu thực hiện trên 20 nam VĐV bóng
đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc và trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
• Ý nghĩa luận văn:
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá
thực trạng sử dụng các bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện
cho nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc.
Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được test kiểm tra và xây dựng
được các bài tập nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho
nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu góp
phần cải thiện đáng kể khả năng sút bóng bằng mu chính diện của nam VĐV
góp phần nâng cao thành tích thể thao.
3
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Kỹ thuật bóng đá hiện đại.
1.1.1: Vai trò của kỹ thuật bóng đá
Trong công tác huấn luyện bóng đá, huấn luyện kỹ thuật là cơ bản nhất,
đồng thời cũng là loại khó khăn, phức tạp nhất. Huấn luyện kỹ thuật là các bài
tập kỹ thuật, các hoạt động kỹ thuật được sắp xếp trong phần cơ bản của buổi
huấn luyện…
Kỹ thuật bóng đá là một loại hoạt động không có tính chu kỳ ( hoạt động
có tính chu kỳ như các kỹ thuật chạy, bơi, đi xe đạp…) trong thi đấu kỹ thuật sẽ
được sử dụng một cách có hiệu quả cao nếu VĐV có thể lực dồi dào, có thần
kinh vững vàng với sự hoạt động nhanh nhậy và chính xác của phản xạ.
Thực tế cho thấy rằng ở một số môn thể thao khác (như xe đạp, bơi,
chạy…) nếu VĐV nghỉ một thời gian, đôi khi là hàng năm, sau đó trở lại tập thì
hầu hết các động tác kỹ thuật của họ thực hiện vẫn ít sai sót. Nhưng đối với
bóng đá thì khác chỉ cần bỏ tập một thời gian ngắn thì sẽ gặp khó khăn ngay, ít
nhất cũng là mất cảm giác bóng và độ chính xác của động tác. Do đó việc tập
luyện bóng đá cần liên tục, đều đặn và luôn luôn với bóng. Tuy còn nhiều ý kiến
chưa thống nhất song thực tế nhiều nước đã áp dụng tốt hình thức này
như:Braxin, Áo, Hungari… được coi là những nước có nền bóng đá điêu luyện,
các buổi tập của họ hầu như lúc nào cũng là với bóng, ngay cả trong thời gian
chuẩn bị thể lực cơ bản.
Theo một số chuyên gia bóng đá thì tập kỹ thuật với bóng là công việc
không phải theo mùa mà là cả năm. Tất nhiên ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có
mức độ, phương pháp tập khác nhau. Thí dụ trong thời kỳ cơ bản bên cạnh trọng
tâm là phát triển thể lực chung vẫn cần thiết phải có phần ôn tập các kỹ thuật từ
dạng đơn giản nhất.
4
Trong thời kỳ chuẩn bị vào giải, tập kỹ thuật trở thành một trong những
nội dung quan trọng nhất và ngày càng phù hợp với phong cách đòi hỏi của
chiến thuật toàn đội. Tuy nhiên nếu cần thiết thì vẫn phải tiến hành tập luyện kỹ

thuật cơ bản ở giai đoạn này.
Ở thời kỳ thi đấu nội dung tập kỹ thuật là nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật
cá nhân, tập kỹ thuật trong chiến thuật áp dụng. Huấn luyện viên cần chú ý đặc
biệt tới việc bồi dưỡng về tri thức kỹ thuật mới cho VĐV.
Kỹ thuật là để phục vụ cho chiến thuật. thủ môn cũng cần nắm được kỹ
thuật cơ bản của bóng đá. Khi tập kỹ thuật cơ bản( hoặc đối với người mới tập)
thì tốt nhất là tập theo nhóm. Trong phương pháp huấn luyện kỹ thuật loại tập kỹ
thuật với bóng “chết”, tập kỹ thuật “tại chỗ” chỉ là sự “mô phỏng” bước đầu và
mang tính chất là sửa lỗi kỹ thuật. Phần lớn kỹ thuật phải tập trong di động, tập
trong các “ miếng” chiến thuật kết hợp, phương châm là tập kỹ thuật tốc độ.
Đối với các VĐV thuộc các đội có trình độ khá thì có thể tập kỹ thuật cá
nhân theo yêu cầu, vị trí chơi của mình. Khuyến khích việc tập kỹ thuật theo “
tạo phong cách riêng” nhưng không làm ảnh hưởng xấu việc tập chiến thuật
chung toàn đội.
Theo phương pháp huấn luyện hiện đại thì việc lựa chọn các bài tập cho
buổi tập luyện kỹ thuật phải đảm bảo ba tính chất là tính chất tăng cường, tính
biến đổi và tính lặp lại có hệ thống. Đồng thời theo một quá trình giáo dục tri
thức chung là hình thành, hoàn thiện và củng cố. Theo quan điểm giáo dục học
và tâm lý học thì ở đây có hai đặc tính được coi là quan trọng hơn cả đối với
công tác huấn luyện kỹ thuật đó là tính biến đổ và lặp lại có hệ thống. Ta lấy
một thí dụ đơn giản như tập kỹ thuật sút cầu môn nếu chỉ tiến hành đơn điệu đặt
bóng “chết” ở cự ly 18-20m và sút cầu môn thì chỉ sau mấy lần sút VĐV cảm
thấy hết kích thích, bắt đầu chán, do đó kỹ thuật thiếu chính xác. Nhưng nếu
cùng với nội dung đó được biến đổi theo một phương pháp khác nhau như: sút
hạn chế, lập các tổ thi sút… thì nhất định người tập sẽ thấy hào hứng hấp dẫn do
5
đó hiệu quả sẽ nâng cao rõ rệt, trong trường hợp lặp lại kỹ thuật (thường dễ chán)
thì phương pháp này cũng cho hiệu suất cao, kết quả tốt.
Khi lựa chọn giáo án huấn luyện kỹ thuật cần ghi chính xác và điều kiện
hoàn thành động tác. Có như vậy mới bắt buộc người tập làm chủ quả bóng.

Đồng thời ngay từ đầu phải chú ý tới tính toàn diện trong hoạt động kỹ thuật.
VĐV phải biết điều khiển quả bóng bằng các bộ phận của cơ thể mà đầu
tiên là thuận hai chân.
Học kỹ thuật là quá trình lâu dài, đó là công việc không thể nôn nóng, đòi
hỏi kết quả nhanh chóng. Ngay cả khi có thể trong từng buổi tập, từng yêu cầu
VĐV thực hiện tốt trong thời gian ngắn. Có thể tập theo cách : Biết nhiều động
tác qua thi đấu dần dần nâng cao lên.
Việc tiếp thu và làm “tinh xảo” kỹ thuật không phải là công việc chỉ dựa
vào các buổi huấn luyện chung toàn đội. Dù rằng nó là cơ bản mà VĐV cần phải
tập. Trong thực tế có nhiều VĐV đã trưởng thành về kỹ thuật từ trước khi được
tập luyện một cách hiện đại theo đội. Một số VĐV nổi tiếng như boby charton
của Anh, Puskas của Hungari…đã có kỹ thuật điêu luyện từ rất trẻ. Pele mới 17
tuổi mà đã có kỹ thuật bậc thầy, năm 15 tuổi Pele mới được chính thức nhận vào
đội, nghĩa là thời gian tự tập của anh là chủ yếu. Khi trả lời phỏng vấn về kỹ
thuật của tài năng này Pele nói: “ ngay từ nhỏ quả bóng đã là người yêu của tôi”.
Ở đây cần nhấn mạnh ý khác là tập kỹ thuật càng sớm càng tốt.
1.1.2. Những nét đặc trưng của kỹ thuật bóng đá.
Các hoạt động của bóng đá (có và không có bóng) xét về những đặc trưng
trong ứng dụng thi đấu nói chung có thể chia ra làm sáu loại sau:
- Khuynh hướng hoạt động của người chơi bóng đá ( hay là kỹ thuật bóng
đá ) là luôn luôn được hình thành dựa trên những đặc điểm riêng về sức mạnh,
sức nhanh, sức bền…các tố chất này phải qua những thời gian tập luyện mới tạo
được và thực hiện động tác kỹ thuật cũng sẽ có tác dụng trở lại đối với đặc điểm
riêng của tố chất vận động.
6
- Những khả năng hoạt động tức là những đặc điểm riêng của kỹ thuật qua
thời gian mà được củng cố, được sắp đặt bằng mức ổn định lớn và sau thì được
ứng dụng trong một thời gian dài. Kỹ thuật bóng đá không phải là loại dễ tập
Được ở ngày một, ngày hai nhưng khi ổn định thì có thể trở thành định hình sâu
sắc.

- Đặc điểm của hoạt động bóng đá là chủ yếu dùng chân (phần ít khéo léo
nhất) để thực hiện kỹ thuật phức tạp nhất, điều này giải thích vì sao sẽ gặp khó
khăn trong công tác huấn luyện bước đầu (cơ bản) so với một số môn khác.
- Các loại kỹ thuật bóng đá là những hoạt động của nghệ thuật không có
tính tự nhiên. Do đó nếu không qua tập luyện thì không thể thực hiện được.
- Trong khi thi đấu VĐV phải sử dụng kỹ thuật ở một “ môi trường đặc
biệt” đó là: Luật bóng đá cho phép dùng “ thân chống thân” trong tranh chấp
đôi, tức là đối phương được trực tiếp gây cản trở tới việc thực hiện động tác kỹ
thuật, nếu trong huấn luyện không chú ý tới điều này thì không đạt được hiệu
quả.
- Hoạt động bóng đá mà chủ yếu là trong thi đấu là hoạt động mà khó có
thể tính toán chính xác được.
Muốn tham gia thi đấu bóng đá phải biết sử dụng kỹ thuật bóng đá ở một
mức độ nhất định nào đó. Cho nên dù là cầu thủ đã “trưởng thành” hay ở những
người mới tập vấn đề kỹ thuật phải được nhấn mạnh hàng đầu. Một cầu thủ
được coi là có trình độ kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi phải thực hiện được một số yêu
cầu sau đây:
- Biết sử dụng bóng đá thuần thục cả hai chân, biết chuyền bóng chính xác
trong khoảng 30-40m, biết sút cầu môn mạnh, chính xác và từ mọi phía, từ mọi
khoảng cách.
- Biết kỹ thuật nhận bóng, giữ bóng với nhiều hình thức, biết thay đổi linh
hoạt trong kỹ thuật tới mức làm cho đối phương không thể tính toán được là sau
đó sẽ làm gì.
7
- Thực hiện hoàn hảo kỹ thuật đánh đầu dù là trong chuyền bóng, phá
bóng hay tấn công cầu môn.
- Kỹ thuật dẫn bóng và lừa bóng phải nhanh, bất ngờ và phải có những
biến đổi mới lạ.
- Phải biết tranh cướp, cản phá bóng trong sự khống chế của đối phương
bằng nhiều hình thức và có phản ứng linh hoạt sáng tạo.

- Trong kỹ thuật ném biên tuy được coi là đơn giản song cần phải nắm
vững và vận dụng luật một cách tốt nhất, biết ném xa, chính xác và kịp thời.
Ném biên tốt có thể có giá trị ngang với quả phạt góc trong trường hợp áp sát
khung thành đối phương.
Cả sáu tiêu chuẩn kỹ thuật trên cần thiết đối với mọi VĐV bóng đá, kể cả
thủ môn. Không ít trường hợp cả thủ môn sẽ phải dùng các kỹ thuật đó để cứu
nguy cho khung thành hoặc tham gia tấn công những khu hoạt động ở ngoài khu
vực cấm địa.
1.2. Lợi ích của bóng đá.
Bóng đá là một môn thể thao đặc biệt. Với sự hoạt động đa dạng, phức tạp
đòi hỏi ý chí cao, bóng đá đem lại cho người tham gia nhiều lợi ích cả về thể
chất lẫn tinh thần.
Đến với bóng đá dù với hình thức nào những người tham gia đều có
những giây phút thư giãn, sảng khoái, giúp làm giảm sự mệt về tinh thần, tạo
điều kiện tốt cho công việc hàng ngày.
Bóng đá thông qua các cầu thủ, đặc biệt là những cầu thủ suất sắc cho mọi
người được thưởng thức những kỹ thuật điêu luyện, những pha phối hợp ăn ý đó
là món ăn tinh thần rất bổ ích.
1.2.1. Bóng đá bồi dưỡng cho con người về mặt ý chí, phẩm chất.
Trong quá trình tập luyện và thi đấu con người thường bộc lộ những tình
cảm và cá tính một cách xác thực nhất. Những tình huống gay go, những giây
phút căng thẳng mệt mỏi, những thời điểm nghiêm trọng làm các cầu thủ thể
8
hiện rõ bản chất của mình, đồng thời cũng là cơ hội để họ trở nên bản lĩnh hơn,
kinh nghiệm hơn trong giải quyết các tình huống một cách đúng đắn.
Trong quá trình tập luyện và thi đấu bóng đá con người được bồi dưỡng
rất nhiều về mặt phẩm chất, ý chí. Sự tập luyện thường xuyên cùng đồng đội, lối
chơi đồng đội đã giáo dục cho cầu thủ có được ý thức tập thể cao. Tính đồng đội
đã giúp cho cầu thủ biết tương trợ nhau, biết hỗ trợ động viên trong thi đấu, từ
đó tính tổ chức được đề cao. Trong trận đấu mỗi cầu thủ được phân công nhiệm

vụ ở một vị trí nhất định đã giúp cầu thủ luôn có tinh thần trách nhiệm trước tập
thể.
Mặt khác để giành được thắng lợi các cầu thủ phải có tinh thần khắc phục
khó khăn, ý chí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, tính chất đối kháng mãnh liệt
của môn bóng đá, sự yêu cầu rất cao về thể lực trong thi đấu cũng như trong tập
luyện đòi hỏi các cầu thủ phải nỗ lực ý chí cao, hơn nữa trong trường hợp khó
khăn cầu thủ không được nóng vội mà phải bình tĩnh, kiên trì và sáng suốt đưa
ra những lựa chọn ưu việt để giành lại chiến thắng.
1.2.2. Tập luyện bóng đá nâng cao được sức khỏe.
Nếu đặc trưng của hoạt động trong bóng đá là tính đối kháng không có
chu kỳ, cường độ vận động luôn biến đổi (từ nhỏ đến cực đại) trong một thời
gian dài, trong một không gian rộng và điều kiện môi trường khác nhau. Do đó
thường xuyên tập luyện bóng đá có thể nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất
thể lực, nâng cao khả năng vận động của cơ quan vận động cũng như khả năng
chức phận của các cơ quan trong cơ thể người tập.
1.2.3. Tập luyện và thi đấu bóng đá giúp tăng cường tình hữu nghị và sự
hiểu biết giữa các tập thể, các quốc gia.
Thi đấu bóng đá cũng là một bộ phận của công tác tuyên truyền văn hóa,
văn nghệ. Sức hấp dẫn của bóng đá ngày càng lớn, quần chúng hâm mộ bóng đá
càng đông đảo thì ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng.
Thi đấu bóng đá trong nước giữa các đơn vị, trường học, xí nghiệp, hợp tác xã,
nông trường, các tỉnh, thành…có tác dụng tốt để trao đổi, học tập lẫn nhau.
9
Thi đấu bóng đá quốc tế giúp tăng cường tình hữu nghị đoàn kết, hiểu biết
lẫn nhau giữa các quốc gia.
1.3. Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo và các nguyên tắc huấn luyện.
1.3.1. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo trong bóng đá
Để cho công tác huấn luyện đem lại hiệu quả cao nhất cho động tác sút
bóng cầu môn bằng mu chính diện bàn chân phải phụ thuộc vào đặc điểm cá
nhân của VĐV, đặc điểm chơi bóng của cầu thủ đó và toàn đội trong quá trình

tập luyện. Các tố chất thể lực khi thực hiện bài tập. Điểm cơ bản chính trong
huấn luyện là phải nắm vững cơ sở tối ưu giữa các yếu tố hình thành kỹ năng kỹ
xảo vận động, mặt khác trong yêu cầu kỹ thuật động tác cần tăng tính biến đổi
không ngừng sao cho phù hợp với quy luật thích ứng phát triển lại thích ứng, lại
phát triển không ngừng nâng cao hiệu quả thay đổi mục đích cho quá trình huấn
luyện, thay đổi các tình huống khác nhau để nâng cao khả năng tiếp thu bài tập
của các VĐV. Thúc đẩy quá trình hình thành kỹ năng động tác và chuyển dần
thành kỹ xảo vận động, cần linh hoạt trong di chuyển tập luyện và thi đấu, yêu
cầu sút bóng cầu môn nhiều, chính xác và đem lại hiệu quả nhất.
Trong quá trình tập luyện phải xác định rõ các giai đoạn của quá trình
giảng dạy dựa trên quy luật nhận thức và việc hình thành kỹ năng kỹ xảo vận
động. Đó là điều cần đạt được trong công tác giảng dạy động tác và nâng cao
hiệu quả huấn luyện.
Kỹ năng động tác ở đây là mức độ nắm được mấu chốt kỹ thuật động tác
và thực hiện tốt kỹ thuật động tác. Nếu kỹ năng động tác không được củng cố
liên tục sẽ bị phá vỡ và nếu kỹ thuật lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở nên thuần
thục, nhuần nhuyễn, khi đó kỹ năng sẽ trở thành kỹ xảo vận động, thể hiện ở
mức độ thực hiện động tác một cách tự động, độ vững chắc cao.
Hiệu quả quan trọng của công tác huấn luyện sút cầu môn bằng mu chính
diện nói riêng và nâng cao kỹ năng – kỹ xảo nói chung còn phụ thuộc vào rất
nhiều đặc điểm như.
10
- Trạng thái sẵn sàng tiếp thu động tác của VĐV, trước khi tập một bài tập
nào đó HLV phải nắm được và xem xét người tập đã sẵn sàng tiếp thu động tác
hay chưa. Nếu chưa chuẩn bị về kinh nghiệm vận động bước đầu của VĐV, các
bài tập chuẩn bị, đặc biệt là các bài tập dẫn dắt, sự chuẩn bị thường được biểu
hiện bằng ba yếu tố:
+ Mức độ phát triển các tố chất thể lực.
+ Khả năng vận động của VĐV.
+ Yếu tố tâm lý và kinh nghiệm của VĐV.

- Trong huấn luyện để hình thành kỹ năng – kỹ xảo động tác sút bóng cầu
môn bằng mu chính diện đạt hiệu quả cao nhất, phải nắm vững các giai đoạn
khác nhau về sư phạm và các phương pháp huấn luyện để hình thành kỹ năng và
chuyển dần thành kỹ xảo.
Nó gồm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Dạy học ban đầu về phương pháp thực hiện động tác, thực
hiện bài tập. Nó tương ứng với việc thực hiện động tác bước đầu, có động tác
thực hiện còn thô, vụng về và hiệu quả thấp.
+ Giai đoạn 2: Thể hiện tiêu biểu trong các bài tập đi sâu, chi tiết hóa,
trọng tâm và yêu cầu nâng cao kỹ thuật động tác cũng như hiệu quả động tác,
kết quả là khả năng vận động chính xác, hiệu quả cao, kỹ năng chuyển dần sang
kỹ xảo.
+Giai đoạn 3: Củng cố, hoàn thiện, nâng cao và áp dụng vào thi đấu với
mục đích giúp cho kỹ xảo vận động được vững chắc, ở giai đoạn này cần khắc
phục một số nhược điểm nhỏ mà người tập hay mắc phải. Điều quan trọng là
HLV phải chỉ rõ cho họ điểm yếu và sửa chữa sai lầm một cách tối ưu nhất. Tuy
nhiên phải yêu cầu các nguyên tắc huấn luyện sao cho người tập có thể hoàn
thành bài tập một cách khác nhau nhất và hiệu quả nhất.
1.3.2. Các nguyên tắc huấn luyện.
Trong bất kỳ một quá trình huấn luyện nào cũng phải tuân theo các
nguyên tắc chung là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến
11
nhanh, từ lượng vận động ít đến lượng vận động nhiều. Ngoài ra còn một số
nguyên tắc sau:
• Nguyên tắc tự giác tích cực:
Đây là nguyên tắc mang tính chủ động có tác dụng quyết định nâng cao
kết quả của người tập. Không những thế tự giác tích cực còn phụ thuộc vào lòng
ham muốn, ý chí, nghị lực của VĐV, bên cạnh đó còn những mặt khách quan tác
động vào như:
+ Khả năng nhận thức về mục đích, nhiệm vụ của quá trình tập luyện.

+ Khả năng tiếp thu tri thức khoa học và khả năng ứng dụng vào tập luyện
(trong thi đấu là chủ yếu).
Tự giác tích cực còn phụ thuộc vào sự hứng thú, tâm lý thực hiện nó chi
phối đến tính tích cực. Các HLV phải biết khêu gợi và phát triển hứng thú tập
luyện ở nhiều mức độ nhất định bằng cách lựa chọn nội dung các bài tập cho
quá trình tập luyện phải hấp dẫn các VĐV. Các bài tập tình huống khác nhau,
không lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu, phải biết tạo ra cảm giác sảng
khoái và thoải mãi khi thực hiện. Biết tổ chức bài tập thì tác dụng sẽ rất cao và
hiệu quả được tăng lên. Tự giác tích cực đã trở thành nhóm nhân tố quan trọng
để phát triển hứng thú.
Nhờ vậy trong huấn luyện bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng về tri thức, khả
năng về chuyên môn thì chúng ta còn phải làm cho VĐV hiểu đây là một lao
động nghiêm túc, đòi hỏi VĐV phải tư duy, suy luận, phải vận dụng những kiến
thức khoa học… thì mới có thể đạt được kết quả khả quan và tốt được, chứ
không phải là trò chơi giải trí đơn thuần.
Để VĐV vượt qua được khó khăn, gian khổ trong quá trình tập luyện thì
VĐV ngoài tự giác tích cực cùng với lòng ham mê thì phải làm cho chính mình
có một bản lĩnh chủ động, lý trí, biết ghép mình vào khuôn khổ, kỷ luật tự giác
chặt chẽ.
12
• Nguyên tắc trực quan:
Là một trong những nguyên tắc đạt hiệu quả rất cao trong quá trình huấn
luyện đối với VĐV vì nó là một phương pháp đơn giản, dễ hiểu, nó không trừu
tượng và phức tạp. Trong quá trình huấn luyện chúng ta phải kết hợp tốt giữa
trực quan với giảng giải thuyết trình thì kết quả sẽ tốt hơn.
Thông thường thì trực quan luôn đi trước một bước, vì nó cũng là cần
thiết hàng đầu trong công việc sửa chữa sai lầm kỹ thuật cho VĐV. Trong
nguyên tắc trực quan ở khâu giảng dạy thực hành chia làm hai giai đoạn.
- Trực quan trực tiếp: Là hình thức mà HLV hay VĐV thực hiện kỹ thuật
chuẩn và phân tích để mọi người quan sát động tác.

- Trực quan gián tiếp: Là thông qua băng đĩa, tranh ảnh, sách báo để
người HLV truyền thụ kiến thức chuyên môn cho VĐV.
Phương pháp trực quan càng phong phú bao nhiêu thì khả năng tiếp thu
động tác đem lại hiệu quả cao, sự hình thành kỹ năng – kỹ xảo và sự hình thành
biểu tượng nhanh hơn.
• Nguyên tắc hệ thống liên tục:
Nguyên tắc này đòi hỏi sự duy trì và tiếp thu động tác bài tập một cách có
hệ thống theo các giai đoạn huấn luyện và phải được tập luyện liên tục, không
có sự gián đoạn, không có sự ngắt quãng. Bởi vì tập luyện liên tục thì VĐV sẽ
hình thành được hệ thống biểu tượng vận động thông qua tập luyện và vốn kiến
thức phương pháp để hình thành kỹ năng – kỹ xảo vận động.
Nếu không đảm bảo được tính liên tục thì những kết quả thu được trong
quá trình tập luyện sẽ bị mất đi. Chính vì thế các HLV phải sắp xếp các bài tập
thế nào để VĐV có thể tiếp thu một cách có hệ thống và theo một chu kỳ nhất
định.
• Nguyên tắc luân phiên hợp lý:
Giữa lượng vận động và quãng nghỉ, giữa tập luyện và nghỉ ngơi có mối
liên hệ chặt chẽ, tập luyện làm cho cơ thể mệt mỏi, biểu hiện là năng lượng và
13
khả năng vận động bị giảm sút, nghỉ ngơi giữa các lần tập, giữa các buổi tập làm
cho cơ thể hồi phục có khả năng thực hiện bài tập một cách có hiệu quả nhất.
HLV cần nắm được quy luật hoạt động và cho các VĐV tập luyện lượng
vận động đã được hồi phục. Ở đây tùy thuộc vào mục đích và nhiệm vụ huấn
luyện mà có sự luân phiên hợp lý để có hiệu quả huấn luyện cao nhất. Cũng cần
tùy thuộc vào trạng thái cơ thể của VĐV, giai đoạn tập luyện, yêu cầu về thể lực
mà lượng vận động và lượng vận động kéo dài hay ngắn.
• Nguyên tắc củng cố nâng cao:
Ở đây muốn đề cập đến việc ngoài nâng cao kỹ thuật động tác để đem lại
hiệu quả tức thời mà ta cần chú ý đến huấn luyện toàn diện, nâng cao thể lực và
giáo dục tình cảm, đạo đức, ý chí …đó là nền tảng cho sự phát triển của thể dục

thể thao và nâng cao hiệu quả cho quá trình huấn luyện.
Nguyên tắc này đòi hỏi các VĐV phải phát hiện một cách đồng bộ nhất
tất cả các phẩm chất thể thao để phục vụ cho tập luyện và thi đấu.
• Nguyên tắc dễ tiếp thu:
Trong công tác giảng dạy, huấn luyện để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi
hỏi người HLV, giáo viên phải giành nhiều thời gian vào việc chuẩn bị giáo
trình, giáo án thật kỹ càng chi tiết. Soạn ra những bài tập phong phú cả về nội
dung và cách thức phù hợp với đối tượng tập luyện. Bài tập đặt ra càng có tính
hấp dẫn lôi cuốn bao nhiêu thì càng dễ tập và có khả năng đạt được hiệu suất
cao.
Bên cạnh đó để đảm bảo tốt nguyên tắc này giáo viên phải chuẩn bị
phương tiện dụng cụ tập luyện và lựa chọn cho phù hợp nhất, điều đó cũng góp
phần làm cho người tập khả năng tiếp thu tốt hơn.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải phát huy tốt nguyên tắc hệ thống
nghĩa là phải đảm bảo tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nói
chung nguyên tắc này chỉ là một khái niệm tương đối trong quá trình huấn
luyện. Với người này dễ nhưng với người khác lại là khó. Nó phụ thuộc vào khả
năng đặc điểm và lứa tuổi của từng đối tượng cụ thể.
14
• Nguyên tắc sử dụng hợp lý lượng vận động:
Hoạt động trong bóng đá dù ít hay nhiều thì đều phải thông qua một khối
lượng vận động nhất định thích ứng với từng đối tượng tập luyện. Vì vậy phải
chú ý vào hai yếu tố:
- Thành phần của lượng vận động
- Lượng vận động tối đa
Thành phần của lượng vận động gồm có:
+ Cường độ bài tập: Lượng oxy tiêu thụ trong các cơ quan của cơ thể tỷ lệ
thuận với sự tăng cường độ (tăng cường độ vận động thì thời gian tăng là rất
ngắn trong các cách thức tăng cường độ vận động chóng gây mệt mỏi nhất).
+ Thời gian của bài tập: Tỷ lệ nghịch với tốc độ vận động. Tập luyện

bóng đá thông thường thời gian tập một nội dung tập 20s – 2’ phụ thuộc vào tốc
độ của bài tập.
+ Thời gian nghỉ giữa các bài tập: Là nghỉ hồi phục có tính chất tạo điều
kiện trả lại oxy bị giảm quá nhanh cho các cơ quan cơ thể. Do vậy ở đây là nghỉ
tích cực. Đặc điểm hồi phục của cơ thể lúc đầu nhanh, sau chậm.
+ Số lần lặp lại: Càng nhiều, càng có khả năng tăng lượng vận động. Tuy
vậy sử dụng phương pháp này cần chú ý tới tính “ hấp dẫn” cần thiết của bài tập.
Nếu bài tập kém hấp dẫn sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả.
Lượng vận động tối đa: Khi tăng khối lượng vận động thì lúc đầu kết quả
nâng cao rõ rệt sau giảm dần, có trường hợp mất hẳn tác dụng, khi đó ta gọi là
giới hạn lượng vận động. Do vậy cần luôn kiểm tra và đánh giá giới hạn lượng
vận động bằng nhận xét chuyên môn kiểm tra y học.
• Nguyên tăc kết hợp huấn luyện chuyên môn và huấn luyện toàn diện.
Trong công tác huấn luyện nguyên tắc kết hợp giữa toàn diện và nâng cao
thông thường được sử dụng trong việc phát triển thể lực và cũng ở đây nó được
thể hiện rõ nét nhất, thực tế thì việc phát triển thể lực chuyên môn sẽ không thể
đạt kết quả cao nếu không lấy việc phát triển toàn diện thường xuyên làm cơ sở
cho nó.
15
Bóng đá là môn hoạt động không có chu kỳ nhưng rất đa dạng. Do vậy
phát triển thể lực cùng các yếu tố khác là một cách toàn diện kết hợp với nâng
cao chuyên môn là điều không thể thiếu, nó trở thành bắt buộc nhưng cũng cần
phải xác định đúng thế nào là toàn diện và thế nào là chuyên môn trong tất cả
các lĩnh vực của công tác huấn luyện đào tạo.
• Nguyên tắc đối xử cá biệt:
Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính toán đến đặc điểm cá nhân VĐV, đặc
điểm sinh lý lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện thể lực và tâm lý…
Phải xác định được mức độ thích hợp cho các VĐV khác nhau, trước hết
phải dựa vào yêu cầu chương trình có tổ chức tiêu chuẩn cho từng loại đối tượng
cụ thể. Trên cơ sở kế hoạch tổng kết kinh nghiệm thực tế, trước hết là chương

trình về giáo dục các tố chất cho các đối tượng cơ bản.
Yêu cầu về đặc điểm tâm sinh lý mức độ thích hợp ở mỗi lứa tuổi, mỗi
giới tính khác nhau đòi hỏi tính hợp lý khác nhau, phải xác định được mức độ
hợp lý để chọn và đưa ra cấu trúc bài tập. Thời gian buổi tập phải chú ý đến
phương pháp kế thừa tối ưu giữa các bài tập nâng cao và độ khó bài tập, phần
nội dung của bài tập sau phải là nội dung kế thừa mà bài tập trước là nền tảng.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 11-13.
Mỗi lứa tuổi đều có đặc điểm riêng của mình, ở lứa tuổi này có sự tăng
trưởng về mặt chức năng cơ thể, năng lực vận động đã bắt đầu hình thành và
phát triển, khả năng tiếp thu nhanh chóng để thích nghi với lượng vận động đề
ra cùng với quá trình hồi phục tương đối nhanh sau vận động.
1.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 11-13.
Trong tập luyện và thi đấu bóng đá thành tích của VĐV bóng đá không
chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, lứa tuổi, giới tính,
điều kiện sống mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tâm lý.
Tâm lý của VĐV bóng đá trẻ là những rung động, cảm xúc luôn luôn nảy
sinh trong tập luyện và thi đấu, cảm xúc tâm lý luôn xuất hiện trong những tình
huống phức tạp, căng thẳng…chú ý của các em còn chưa phát triển, những việc
16
mình làm khi thành công sẽ gây ra tự mãn, khi thất bại lại rụt rè, tự ti làm ảnh
hưởng tới kết quả thi đấu. Chính vì vậy trong quá trình huấn luyện chúng ta cần
nắm bắt được các quy luật của quá trình tâm lý, sử dụng nhiều phương pháp trực
quan, nội dung không phức tạp, hình thức rõ ràng, uốn nắn, chỉ bảo, nhắc nhở,
động viên, lôi cuốn sự tập chung chú ý của các em và đặc biệt khi giảng dạy
động tác cần làm mẫu nhiều lần, chính xác. Cùng với sự phân tích đơn giản,liên
hệ với các hình ảnh, cá nhân tốt, giảng dạy và trò chơi của HLV - giáo viên, gần
gũi với các em.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 11-13.
Như chúng ta đã biết khả năng vận động các kỹ thuật, kỹ xảo chủ yếu của
con người được hình thành trong quá trình sống thông qua tập luyện việc xây

dựng những kỹ năng vân động được tiến hành bằng thị phạm, giảng dạy bằng lời
nói. Đồng thời các kỹ năng vận động mới bao giờ cũng được xây dựng, đóng
góp tích cực vào việc nâng cao thành tích của VĐV nói riêng và của nền thể
thao nước nhà nói chung. Đối với học sinh lứa tuổi 11-13 là học sinh cấp 2 đang
trong lứa tuổi thiếu niên nên cơ thể phát triển nhanh nhưng vẫn chưa hoàn thiện
như người lớn, hệ thống các cơ quan trong cơ thể vẫn còn biến đổi. Vì vậy trong
quá trình huấn luyện cần đặt ra lượng vận động phù hợp để có lợi cho sự phát
triển sau này.
Hệ thần kinh:
Bộ não của các em tiếp tục phát triển và đi đến hoàn thiện khả năng tư
duy tạo điều kiện hình thành các phản xạ có điều kiện, tế bào thần kinh còn yếu,
hoạt động của hệ thần kinh còn chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Vì vậy
trong quá trình tập luyện dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài, các
bài tập đơn điệu, lặp lại nhiều lần rất dễ gây mệt mỏi và phân tán chú ý. Do hoạt
động thần kinh của các em linh hoạt nên dễ tiếp thu kiến thức, do vậy khi tiến
hành giảng dạy, huấn luyện phải làm cho hình thức, nội dung tập phải phong
phú, đa dạng và làm mẫu có trọng tâm, chính xác và đúng lúc. Ngoài ra cần tăng
cường tập thể lực kết hợp với trò chơi và thi đấu để tạo sự hưng phấn tập luyện.
17
Hệ vận động:
- Hệ xương: Xương của các em tuy đã cứng song vẫn còn trong giai đoạn
phát triển mạnh mẽ về chiều dài, dày và biến đổi thành phần hoá học của xương
(tăng hàm lượng của muối canxi, photpho…) tăng độ bền của xương, cơ quan
máu (tuỷ xương) nằm trong ống xương cũng tăng dần theo lứa tuổi. hệ thống
sụn bao bọc các khớp, tổ chức sụn đang đòi hỏi phải có điều kiện tốt để phát
triển và hoàn thiện. Do vậy giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển
của xương, nhưng phải cân đối trong hoạt động để tránh sự phát triển sai lệch
của xương và cong vẹo cột sống. mặt khác không nên bắt các em mang vác quá
nặng, đưa ra nhiều bài tập nặng, động tác tĩnh, căng thẳng một bộ phận khá lâu.
Nhưng hoạt động ấy dễ làm xương phát triển dị hình và kìm hãm xương phát

triển nhanh về chiều dài.
- Hệ cơ: Cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương,
hệ cơ chủ yếu phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đến
tuổi 15-16 thì thiết diện cơ phát triển nhanh đặc biệt là các cơ co, cơ to phát triển
nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ. Trong quá trình GDTC cần chú ý đến phát
triển của sợi cơ, tránh những bài tập làm căng thẳng một nhóm cơ nào đó, muốn
phát triển sâu sắc đến cơ thì cần kết hợp với các bài tập đan xen nhau và khối
lượng bài tập thực hiện theo nguyên tắc vừa sức, tăng tiến tránh đột ngột sức
chịu đựng của các em.
- Hệ tuần hoàn:
Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển của mạch máu, sức co bóp
cần yếu khả năng điều hoà hoạt động tim chưa ổn định nên hoạt động quá nhiều,
quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện TDTT thường xuyên sẽ ảnh
hưởng tốt đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn, sự hoạt động của tim dần được
thích ứng và có khả năng chịu đựng với khối lượng lớn sau này. Trong quá trình
tập luyện TDTT cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng dần yêu
cầu, tránh hoạt động trong thời gian dài và quá đột ngột.
18
- Hệ hô hấp:
Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, hệ cơ hô
hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn nhỏ vì vậy khi hoạt động các em thở
nhiều , thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Cho nên việc rèn luyện thể chất cho các
em không những toàn diện mà còn phải chú ý phát triển các cơ hô hấp và hướng
dẫn các em biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như
vậy mới có thể làm việc và hoạt động được lâu và có hiệu quả.
Tóm lại: Ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành trí tuệ, tình cảm, đạo đức,
phong cách và phong thái trong công việc được giao. Đang trong quá trình phát
triển do đó việc huấn luyện cần tuân theo lứa tuổi, cường độ vận động có sự
phối hợp hợp lý giữa vận động và quãng nghỉ. Tâm lý của các em thường xuyên
biến đổi do đó trong quá trình huấn luyện cần nắm bắt được tâm lý các em, động

viên nhắc nhở kịp thời để các em có nhận thức đúng đắn và tăng hưng phấn
trong tập luyện và thi đấu.
19
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tham khảo, phân tích tổng hợp
tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu về cơ sở lý luận, cơ sở khoa học thực
tế của việc lựa chọn bài tập, quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động, phát
triển và hoàn thiện thể chất nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu của nam
VĐV bóng đá lứa tuổi 11-13 tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này thông qua theo dõi các buổi tập
luyện và thi đấu của các cầu thủ bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc nhằm phát hiện ra
ưu điểm, mấu chốt, những nguyên nhân dẫn tới thực trạng yếu kém của các kỹ
thuật tấn công cầu môn, từ đó thấy được những vấn đề cần thiết phải được khắc
phục để đưa ra phương pháp huấn luyện hợp lý.
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để phỏng
vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu phỏng vấn. Qua phương pháp phỏng vấn
gián tiếp chúng tôi đã hỏi các HLV,các nhà chuyên môn, các giáo viên bộ môn
bóng đá của Trường ĐHTDTT Bắc Ninh về các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu và các bài tập mà chúng tôi lựa chọn nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả sút bóng cầu môn bằng mu chính diện.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là VĐV bóng đá lứa tuổi
11-13 tỉnh Vĩnh Phúc với nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
20
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm .

Đây là phương pháp nghiên cứu nhờ hệ thống đã được thưc tiễn thừa nhận
tiêu chuẩn hoá về nội dung, hình thức và điều kiện nhằm xác định trình độ đá
bóng bằng kỹ thuật mu chính diện.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.
Để đánh giá hiệu quả bài tập một cách khoa học và chính xác chúng tôi sử
dụng phương pháp này làm cơ sở để đánh giá kết quả của phương pháp thực
nghiệm.Chúng tôi tiến hành thống kê vận dụng các công thức sau:
- Số trung bình cộng:
n
x
x
i
n
i 1
=
Σ
=
Trong đó:
x
: Là số trung bình quan sát.
∑: Ký hiệu tổng.
i
x
: Các giá trị quan sát
n: Kích thước tập hợp mẫu.
- Tính độ lệch chuẩn:
2
x
δδ
=


- Tính phương sai chung
1
)(
2
2

−Σ
=
n
xx
i
δ
(với n <30)
- So sánh 2 số trung bình quan sát
BA
BA
nn
XX
t
22
δδ
+

=
(Với n < 30 sẽ dùng δ
2
chung)
- Tính hệ số tương quan.
21

22
)()(
))((
yyxx
yyxx
r
ii
ii
−Σ−Σ
−−Σ
=

- Tính nhịp độ tăng trưởng
%100
)(5,0
12
12
VV
VV
w
+

=
n < 30
Trong đó:
V
1
: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
V
2

: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
2.2. Tổ chức nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2011 và
được chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu như sau:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2010 đến 05/2010:
+ Xác định tên đề tài.
+ Xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng đến tháng 02/2011:
+ Đọc, tham khảo tài liệu, viết chương tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
+ Thu thập và xử lý số liệu.
+ Giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2011 đến tháng 05/2011:
+ Phân tích các kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
+ Xin ý kiến của giáo viên chỉ đạo, chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu
trước Hội đồng khoa học.
22
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng khả năng sút bóng
bằng mu chính diện của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 11 – 13 tỉnh
Vĩnh Phúc.
+ Đánh giá thực trạng các bài tập đang được áp dụng.
+ Đánh giá các phương pháp huấn luyện.
3.1.1. Lựa chọn test đánh giá sút bóng cầu môn bằng mu chính diện.
Thông qua việc phân tích và tham khảo tài liệu chuyên môn, chúng tôi
xác định được 6 test thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sút bóng cầu
môn bằng mu chính diện:
• Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (quả).
• Sút bóng động có đà vào cầu môn (quả).
• Vượt chướng ngại vật sút cầu môn (s).

• Sút bóng liên tục 10 quả vào cầu môn.
• Sút bóng tại chỗ ( bóng chết ) vào cầu môn.
• Sút bóng xa có đà (m).
Để đảm bảo tính khách quan của các test đánh giá chúng tôi tiến hành
phỏng vấn các nhà chuyên môn, HLV, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn
bóng đá bằng phiếu phỏng vấn để tìm ra các test phù hợp nhất nhằm đánh giá
hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi
11-13 tỉnh Vĩnh Phúc. Cách trả lời cụ thể là đánh dấu “+” vào ô trống trước mỗi
test tán thành. Những test được 85% ý kiến tán thành sẽ được chúng tôi lựa
chọn. Số phiếu phát ra là 20, số phiếu thu về là 20.
Kết quả phỏng vấn trình bày ở bảng 3.1.
23
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sút cầu môn bằng mu
chính diện chon nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11-13 tỉnh Vĩnh Phúc
(n = 20)
TT Các test
Tán
thành %
Không
tán thành
%
1 Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (quả). 17 85 3 15
2
Sút bóng động có đà vào cầu môn
(quả).
18 90 2 10
3 Vượt chướng ngại vật sút cầu môn (s). 12 60 8 40
4 Sút bóng liên tục 10 quả vào cầu môn. 19 95 1 5
5
Sút bóng tại chỗ (bóng chết) vào cầu

môn.
14 70 6 30
6 Sút bóng xa có đà (m). 13 65 7 35
Qua bảng 3.1 cho thấy trong 6 test đưa ra phỏng vấn có 3 test được giáo
viên, HLV tán thành với 85% tổng số ý kiến và được chúng tôi lựa chọn để đánh
giá hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa
tuổi 11-13 bao gồm:
- Test 1: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (quả).
- Test 2: Sút bóng động có đà vào cầu môn (quả).
- Test 3: sút bóng liên tục 10 quả vào cầu môn.
Nội dung và cách thực hiện các test:
- Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn.
+ Mục đích: Phát triển khả năng vận động, tố chất khéo léo, nâng cao khả
năng kiểm soát bóng và sút bóng bằng mu giữa của VĐV.
+ Nội dung bài tập: VĐV dẫn bóng luồn qua 5 cọc, mỗi cọc cách
nhau 1.5m sau đó đẩy bóng đến sát vạch 16m50 rồi sút bóng bằng mu chính
diện vào cầu môn. Khống chế thời gian thực hiện không quá 9.8s, nếu quá thời
gian bóng vào ngôn cũng không được công tính.
- Test sút bóng động có đà vào cầu
+ Mục đích: Giúp cho VĐV có thể sút bóng bằng mu chính diện mạnh,
chính xác.
24
+ Nội dung bài tập: VĐV đặt bóng chết cách cầu môn từ 30m đẩy xuống
5m sau đó chạy vào sút bóng vào cầu môn bằng mu chính diện.
- Test sút bóng liên tục 10 quả vào cầu môn:
+ Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật sút bóng cầu môn bằng mu chính diện
trong tình huống bóng cố định. Nâng cao thể lực sức bền và ý chí cho VĐV.
+ Nội dung bài tập: Đặt 10 quả bóng trên vạch 16m50 và một cọc mốc
cách vạch 16m50 từ 2m-3m. VĐV suất phát từ cọc mốc chạy đến sút bóng vào
cầu môn sau đó chạy giật lùi về cọc mốc rồi lại chạy vào sút bóng, cứ như vậy

cho đến khi sút hết 10 quả.
Các test còn lại vì có số người tán thành dưới 85% nên theo nguyên tắc
lựa chọn đặt ra chúng tôi loại khỏi vòng thử nghiệm tiếp theo của đề tài. Tuy
nhiên các test trên vẫn còn chưa được kiểm chứng đối với đối tượng là nam
VĐV bóng đá lứa tuổi 11-13 tỉnh Vĩnh Phúc. Chúng tôi sẽ tiến hành xác định độ
tin cậy của các test ở các phần tiếp theo của đề tài.
3.1.2. Xác định tính thông báo của các test.
Để đánh giá hệ số tin cậy và tính thông báo của các test có ba phương
pháp test lặp lại, phương pháp test gấp đôi và phương pháp test hình thức song
song. Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp test lặp lại để đánh giá độ tin cậy
của test qua phỏng vấn và phải kiển nghiệm bằng phương pháp test lặp lại (lặp
lại hai lần yêu cầu của test cách nhau 7 ngày) trên đối tượng là 20 nam VĐV
bóng đá tỉnh Vĩnh Phúc.
Các test thỏa mãn yêu cầu sau:
Tiến hành trên cùng một đối tượng.
- Tiến hành trong cùng thời gian tập luyện.
-Tiến hành trên cùng đối tượng tập luyện.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Xác định tính thông báo của các test đã lựa chọn
TT Các test
Lần 1
Lần 2 r
25

×