Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội dung súng trường thể thao cho sinh viên chuyên sâu khoá đại học 44, trường đại học TDTT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.94 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phong trào Thể dục thể thao
(TDTT) nói chung, đặc biệt là môn Bắn súng đang ngày càng phát triển rộng
trong phạm vi cả nước bởi môn Bắn súng có vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng,
nó phục vụ trực tiếp cho việc củng cố quốc phòng, tăng cường lực lượng, sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Với thể thao thành tích cao, trong nhiều năm qua
bắn súng luôn là môn giành được nhiều huy chương mang lại nhiều vinh quang
cho Tổ quốc, nhiều xạ thủ giỏi đạt được thành tích xuất sắc, nêu cao kỷ lục tại
các kỳ đaị hội TDTT Châu Á và Đông Nam Á như: Trần Oanh, Nguyễn Quốc
Cường, Đặng Thị Đông, Phạm Cao Sơn, Trịnh Quốc Việt, Nguyễn Mạnh Tường,
Chính vì vậy mà môn Bắn súng là một trong những mông thể thao được
lãnh đạo ngành TDTT xác định là môn thể thao trọng tâm. Được đầu tư phát
triển ở nước ta trong nhiều năm qua và là môn thể thao nằm trong chương trình
đào tạo chính quy tại các Trường Đại học TDTT ở Việt Nam.
Bắn súng là môn thể thao kỹ thuật mang tính chất vừa trí tuệ và hoạt động
tĩnh lực, hoạt động thần kinh nhiều hơn cơ bắp. Tập luyện bôn Bắn súng thể
thao có tác dụng rèn luyện thể lực và phẩm chất đạo đức, ý chí cần thiết như
tính kiên trì, nhẫn lại, bình tĩnh, dũng cảm Môn Bắn súng thể thao đòi hỏi vận
động viên không những có thần kinh vững vàng, tính khéo léo thực hiện phối
hợp kỹ thuật động tác mà còn phải có thể lực tốt, thể hiện sức mạnh của các cơ
tham gia giữ im súng cùng sức bền chuyên môn và sức bền chung khi bắn thi
trong nhiều giờ mà độ chính xác không bị giảm sút. Trong Bắn súng thể thao thì
môn Bắn súng trường thể thao là một môn khó và phức tạp, trong thời gian kéo
dài lại phải thực hiện với 3 tư thế (đứng, quỳ, nằm). Khi bắn chỉ cần một rung
động cũng ảnh hưởng đến phát bắn và cả bài bắn. Vì vậy việc nghiên cứu lựa
chọn bài tập phát triển sức bền nhằm nâng cao thành tích, cho sinh viên được
xác định là yêu cầu cấp thiết.
Đặc biệt là các bài tập thể lực chuyên môn, đây là nền tảng để xây dựng
sức bền góp phần nâng cao thành tích trong tập luyện và thi đấu cho sinh viên
chuyên sâu Bắn súng.
Khi tìm hiểu thực tế thì chưa có đề tài nào nghiên cứu phát triển sức bền


chuyên môn cho sinh viên về nội dung Bắn súng trường thể thao nói chung và tư
thế nằm bắn nói riêng. Qua quan sát một số buổi tập và kiểm tra của nam sinh
1
viên chuyên sâu khoá Đại học 44 học kỳ 5 cho thấy: Dấu hiệu mệt mỏi đến
tương đối sớm khi thời gian tập luyện còn kéo dài, thành tích giảm dần ở các tư
thế khác, độ tản mát lớn. Điều đó chứng tỏ sức bền chuyên môn của các em còn
hạn chế.
Bằng những kiến thức thông qua tập luyện, phỏng vấn các VĐV và thi
đấu cùng với sự chỉ đạo tận tình của giáo viên. Chúng tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội dung
súng trường thể thao cho sinh viên chuyên sâu khoá đại học 44, Trường đại
học TDTT Bắc Ninh”
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở xác định được thực trạng việc huấn luyện sức bền chuyên
môn, đề tài lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội dung
súng trường thể thao nói chung và tư thế nằm bắn nói riêng cho sinh viên chuyên
sâu khoá 44, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của Nhà trường trong tương lai và thành tích bắn cho mỗi sinh viên.
* Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đề tài giải quyết hai mục tiêu sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy sức bền chuyên môn
trong môn súng trường thể thao nội dung nằm bắn cho nam sinh viên chuyên sâu
khoá đại học 44 Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển
sức bền chuyên môn trong môn súng trường thể thao cho nam sinh viên chuyên
sâu khoá đại học 44, Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
* Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội
dung súng trường thể thao cho nam sinh viên chuyên sâu Bắn súng khóa 44,
trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

* Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 20 sinh viên chuyên sâu Bắn súng khoá 44
Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
* Địa điểm nghiên cứu.
Tại trường bắn Trường Đại học TDTT - Từ Sơn - Bắc Ninh.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển môn Bắn súng.
Môn Bắn súng đã có trên thế giới cách đây nhiều thế kỷ từ khi loài người
phát minh ra thuốc nổ và súng hỏa mai. Từ đó đến nay môn Bắn súng đã tồn tại
và phát triển cùng với xã hội loài người. Lúc đầu người ta dùng giáo, mác, cung
nỏ để săn bắn kiếm ăn. Từ năm 1520, người ta đã chế tạo ra súng hoả mai co
mồi nổ và súng kíp nhồi đạn từ phía trước đầu nòng, loại súng này được sử dụng
suốt 400 năm. Qua nhiều thế hệ cùng với sự phát minh tiến bộ của khoa học kỹ
thuật người ta đã cải tiến dần dần và chế tạo ra được loại súng có khoá nòng lắp
đạn một viên ở đằng sau. Đến thế kỷ 19 các nhà chế tạo đã làm ra được nòng
súng có rãnh xoắn hướng cho đầu đạn đi xa và chính xác hơn, sự chế tạo ra đạn
cũng ngày được hoàn thiện về hình dáng và kích thước, trọng lượng đầu đạn và
thành phần hoá học cấu tạo các loại thuốc phóng có sức đẩy mạnh hơn.
Dưới chế độ phong kiến tư bản môn Bắn súng đã được sử dụng như một
công cụ phục vụ chủ yếu cho giai cấp thống trị của Nhà nước phong kiến. Năm
1860, Nữ Hoàng Anh Victoria đã thành lập hội Bắn súng nước Anh đầu tiên
và lần đầu tiên tổ chức thi đấu cá nhân môn súng trường ở cự ly 370m có hai
vòng bia.
Năm 1871, Hội Bắn súng Mỹ được thành lập, sự phát triển đó cũng diễn
ra ở nhiều nước từ Châu Âu đến Châu Á. Cuộc thi Bắn súng lần đầu tiên dược tổ
chức tại Lion (Pháp) vào năm 1897 với môn thi súng trường 3 tư thế cự ly
300m, kích thước bia 1m
2

có 10 vòng bia. Tại cuộc thi đó có 5 nước tham gia
trong đó có Pháp, Hà Lan, Italia, Na Uy và Thuỵ Sỹ với số lượng vận động viên
mỗi đội là 7 VĐV.
Cùng với sự phát triển cũng như tính chất các cuộc thi đấu, kích thước tờ
bia, cự li ngắn cũng được thay đổi sao cho phù hợp.
Từ năm 1990, các cuộc thi đấu môn Bắn súng đầu tiên có môn bắn chậm.
3
Năm 1907, Hội Bắn súng quốc tế được thành lập viết tắt là UIT họp tại
Thuỷ Điển và từ đó đến nay cứ 4 năm một lần UIT lại họp bàn sửa đổi điều lệ,
lịch thi đấu quốc tế và bầu Ban chấp hành mới. Từ khi có Hội Bắn súng quốc tế
được thành lập các môn bắn ngày càng trở nên phong phú hơn về nội dung. Tại
cuộc thi đấu thế giới và Olympic từ năm 1933 có môn thi Bắn súng ngắn, bắn
nhanh 5 bia hình người, năm 1935 có môn bắn đĩa bay, năm 1949 có môn bắn
súng ngắn phối hợp, năm 1952 có môn bắn “Hươu chạy” và từ năm 1969 đến
nay có nhiều môn bắn mới ra đời như súng trường hơi, súng ngắn hơi
Trong những năm tới, tương lai của các cuộc thi đấu quốc tế sẽ có nhiều
thay đổi không ngừng theo xu hướng thu nhỏ kích thước tờ bia, rút ngắn thời
gian và bổ sung thêm nhiều môn bắn mới.
Ở Việt Nam khi miền Bắc được giải phóng năm 1954 chấp hành nghị
quyết của hội nghị lần thứ XII Trung Ương Đảng và Chỉ thị 186 của Ban bí thư
Trung ương, phong trào thể thao quốc phòng bước đầu xây dựng dưới hình thức
Bắn súng thể thao tại 2 cơ sở là Câu lạc bộ ngành Đường sắt Hà Nội (03/1957)
và cảng Hải Phòng (07/1957) đã thu hút được đông đảo số công nhân tham gia
sau đó phát triển dần dần ở 32 tỉnh và thành phố.
Năm 1958 lần đầu tiên ra cử Liên đoàn thể thao tham dự đại hội quân đội
các nước CHCN ở LEPZING (CHDCĐ) trong đó có môn Bắn súng và đến cuối
năm 1958 tại trường bắn “Bạch Mai” cuộc thi đấu Bắn súng toàn miền Bắc lần
thứ nhất được tổ chức với các môn thi súng trường dân dụng.
Tháng 12/1959, Câu lạc bộ Bắn súng Trung ương được thành lập tại Xuân
Mai (Hà Tây) là Trung tâm đào tạo VĐV Bắn súng nâng cao ở nước tă và có

nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng các huấn luyện viên, trọng tài cho các tỉnh, thành,
ngành.
Đến năm 1960 - 1961 số người tập Bắn súng ở miền Bắc từ 10 vạn đến 40
vạn. Nếu tính cả số người tập Bắn súng trong dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang
thì số lượng nên tới 1 triệu rưỡi người tham gia tập luyện Bắn súng.
Tháng 10/1961, Hội Bắn súng thể thao Việt Nam được thành lập, cho đến
nay phong trào Bắn súng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhiều câu lạc bộ ra
đời, thành tích các cuộc thi đấu ngày càng một tăng lên, nhiều kỷ lục được thiết
4
lập. Trong các cuộc thi đấu quốc tế Bắn súng Việt Nam đã giành được nhiều tấm
huy chương vàng, bạc, đồng, mang lại vinh quang cho nền thể thao Việt Nam.
1.2. Đặc điểm môn Bắn súng thể thao.
1.2.1. Đặc điểm chung:
Bắn súng là một môn thể thao mang tính chất vừa trí tuệ vừa hoạt động
trong lĩnh vực, hoạt động thần kinh nhiều hơn hoạt động cơ bắp. Môn Bắn súng
thể thao đòi hỏi VĐV phải có thần kinh vững vàng, tính khéo léo thực hiện kỹ
thuật động tác, mà còn phải có thể lực tốt thể hiện sức mạnh của các cơ quan
tham gia giữ im súng. Cùng với sức bền và sức bền chuyên môn khi bắn trong
nhiều giờ mà mức độ chính xác không bị giảm sút.
1.2.2. Đặc điểm môn súng trường thể thao:
Súng trường thể thao là môn bắn tương đối khó nhưng độ hấp dẫn rất cao.
Bài bắn của môn súng trường thể thao gồm 3 tư thế: Nằm bắn, quỳ bắn và đứng
bắn. Khi thực hiện bài bắn VĐV phải thực hiện cả 3 tư thế đó.
Súng trường thể thao cự ly bắn 50m, số lượng đạn bắn thử không hạn chế,
tính điểm 40 viên nằm bắn, 40 viên quỳ bắn, 40 viên đứng bắn. Thời gian bắn
thử và thi đấu là 2h 30 phút.
Súng trường thể thao bao gồm rất nhiều loại súng. Nhưng hiện nay được
sử dụng rộng rãi để tập luyện và thi đấu đó là loại súng trường tự chọn MU
s
- 12

do Liên Xô (cũ) chế tạo là một loại súng tốt có độ chính xác cao, chuyên dùng để
bắn tập và bắn thi đấu ở cự ly 50m, (chữ viết tắt của Tiếng Nga MUs - 12 có nghĩa là
cỡ nhỏ, chính xác, kiểu 12).
+ Trọng lượng nặng 6kg.
+ Chiều dài toàn bộ khẩu súng 125cm.
+ Chiều dài nòng súng, kể cả buồng đạn là 75cm.
+ Cỡ nòng 5.6mm.
+ Số lượng rãnh xoắn 6.
+ Bước rãnh xoắn 42cm.
+ Lắp đạn viên 1, không có băng đạn.
+ Khoảng cách từ đầu ngắm đến khe ngắm 83 - 86cm.
5
+ Vặn 1 “khấc” ở núm vít chỉnh tầm huy hướng của bộ máy ngắm, khi
bắn ở cự ly 50m, điểm chạm trên bia 2.5mm.
+ Bộ máy cò gián tiếp và lực đối kháng của cò súng có thể điều chỉnh
nặng nhẹ tuỳ ý xạ thủ không giới hạn.
+ Được phép sửa báng và cải tiến bộ phận tay nắm để dùng trong bắn
đứng cho thích hợp với từng người.
- Cấu tạo của súng trường thể thao MU
s
- 12 gồm các bộ phận sau:
+ Nòng súng.
+ Hộp khoá nòng.
+ Khoá nòng.
+ Bộ máy cò.
+ Bộ máy ngắm.
+ Báng súng và phụ tùng.
1.2.3. Đặc điểm của tư thế yếu lĩnh động tác nằm bắn:
Trong tư thế bắn súng thể thao thì nằm bắn là tư thế dễ hơn cả, thông
thường khi nằm bắn súng ít bị rung động và đạt được thành tích cao hơn so với

bắn ở các tư thế khác. Sở dĩ như vậy là khi nằm bắn trọng tâm của hệ thống “Cơ
thể - súng” ở vị trí tương đối thấp, diện tích của thân người tiếp xúc với mặt đất
lại lớn. Đồng thời các cơ bắp của sinh viên VĐV hoạt động tương đối thuận lợi,
ít bị căng thẳng, nhưng bên cạnh yếu lĩnh của động tác nằm bắn còn một số
nhược điểm trong tập luyện và thi đấu có dấu hiệu tức ngực, khó thở trong quá
trình bắn, cánh tay đỡ súng bị tê liệt hoàn toàn do thời gian kéo dài.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý.
Sinh viên bắn súng khoá 44 có độ tuôit từ 19 - 22 nên đặc điểm tâm sinh
lý của sinh viên chính là đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên. Trong bất kể môn
thể thao nào, do đó là môn thể thao đối kháng trực tiếp hay những môn tĩnh lực
thì điều đầu tiên phải quan tâm đến là đặc điểm tâm sinh lý của người được huấn
luyện. Sự phát triển thành tích thể thao phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm
sinh lý từng lứa tuổi. Để lựa chọn được bài tập nâng cao kỹ thuật trong môn Bắn
súng trước tiên cần tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên.
* Đặc điểm tâm lý.
6
Ở lứa tuổi này chức năng tâm lý phát triển đầy đủ nhất, nhân cách căn bản
của con người được định hình và có tính cách độc lập thẳng thắn.
Để xác định được đặc điểm tâm sinh lý và quy luật hoạt động tâm lý của
từng sinh viên, khi giảng dạy các động tác giáo viên cần phải đặc biệt chú ý đến
vấn đề tâm lý để hoàn thiện kỹ thuật. Hơn nữa phải quan tâm đến sự nảy sinh
tâm lý trong quá trình học tập cũng như thi đấu. Ở lứa tuổi thanh niên sự phát
triển trí tuệ mang tính chất nhạy bén và phát triển đến trình độ cao. Tư duy chặt
chẽ nhất quán, biết xoáy vào những quan hệ bản chất bên trong. Tư duy trở nên
sâu sắc nhờ khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá được phát triển cao. Nhạy
bén với cái mới, biết đặt ra giả thiết táo bạo. Ở lứa tuổi này các em thích suy
luận tuy nhiên hay kết luận vội vàng, thiếu khái quát, thiếu cơ sở thực tế. Trí
nhớ cũng có thay đổi, nhớ ý nghĩa hơn là nhớ máy móc. Tưởng tượng của các
em mang tính sáng tạo cao nhưng lại được gắn liền với thực tế. Các em hình
thành thế giới quan và phát triển hoàn chỉnh, hình thành các quan điểm xã hội tự

nhiên. Hơn nữa lại khao khát về lý tưởng, muốn xây dựng một lý tưởng tốt đẹp,
lý tưởng khái quát cao. Tính độc lập của các em biểu hiện ở sự tìm hiểu đào sâu
giải quyết mọi việc theo ý kiến riêng của mình. Tăng cường sự nỗ lực ý chí để
vượt qua mọi khó khăn. Tuy nhiên còn vội vàng hấp tấp, còn nôn nóng trong
mọi vấn đề cuộc sống.
* Đặc điểm sinh lý.
- Hệ thần kinh:
Đang ở thời kỳ phát triển đi đến hoàn chỉnh tuy vậy quá trình hưng phấn
và ức chế chưa thăng bằng.
- Hệ hô hấp và hệ thần tuần hoàn:
Phát triển khá hoàn chỉnh, dung tích sống đã đạt tới chỉ số người lớn. Tuy
vậy hệ thần kinh giao cảm rất nhạy bén nên các em rất dễ dàng tăng giảm nhịp
tim, nhịp thở do sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện hoàn cảnh,
tâm lý, môi trường xung quanh.
- Hệ tiêu hoá:
7
Phát triển rất tốt, sự thu nhận năng lượng qua tiêu hoá nhanh và hệ suất
lớn, sinh viên có thể tăng giảm cân nhanh do chế độ ăn uống và sinh hoạt.
- Hệ bài tiết:
Chịu sự tác động của các tuyến nội tiết phát triển nên cũng phát triển và
có tác động với việc điều hoà thân nhiệt. Do tiêu hoá và bài tiết tốt nên các em
có khả năng hồi phục rất tốt so với người lớn.
- Hệ xương:
Đang ở thời kỳ phát triển so với hệ cơ, chiều cao trong giai đoạn này phát
triển rất nhanh, có thể đạt 8 - 10cm/năm các em thường cao, mảnh, xương chưa
cốt hoá hoàn toàn nên dễ gãy.
- Hệ cơ:
Phát triển chậm hơn so với hệ xương, tuy vậy các nhóm cơ nhỏ đã bắt đầu
phát triển nếu các em được tập luyện một cách khoa học thì cơ sẽ phát triển ở
mức độ nhanh hơn.

- Hệ sinh dục:
Đã phát triển, sự phân hoá giới tính nam so với các em nữ thể hiện rõ
ràng. Sự phát triển sinh dục ở lứa tuổi này sẽ làm thay đổi tâm lý của các em,
khi sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục người huấn luyện viên phải
đặc biệt lưu ý tới vấn đề này.
- Hệ vận động:
Phát triển hơn so với hệ cơ, hệ xương, hệ tuần hoàn và hô hấp nếu chúng
ta sử dụng các hình thức và phương pháp huấn luyện khoa học.
1.4. Nguyên tắc giảng dạy tố chất thể lực chung và sức bền chuyên môn.
1.4.1. Tố chất thể lực chung.
Theo lý luận và phương pháp TDTT của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn
Toán và Tiến sĩ Phạm Danh Tốn thì huấn luyện thể lực chuyên môn là cơ sở của
huấn luyện thể thao. Huấn luyện thể lực cho VĐV phải phù hợp với những quy
luật chung của giáo dục các năng lực thể chất và những đặc điểm của huấn luyện
thể lực. Một trong những biểu hiện cụ thể của sự tương ứng đó làc sự kết hợp
chặt chẽ giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn cho
8
sinh viên. Do đề tài được nghiên cứu ở phạm vi hẹp nên chúng tôi không đưa
ra vấn đề huấn luyện thể lực chuyên môn mà chỉ nêu vấn đề huấn luyện thể
lực chung.
Như đã nói thì huấn luyện thể lực chung là quá trình giáo dục toàn diện
những năng lực tố chất của sinh viên. Nó bao gồm các tố chất như vận động như
sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo, nó là nền tảng để phát triển
tố chất thể lực chuyên môn phục vụ cho hoạt động chuyên môn của từng môn
thể thao.
Còn theo Tiến sỹ Harre (Đức) và Tiến sỹ Diên Phong (Trung Quốc) thì tố
chất thể lực chung là các tố chất như sức mạnh, tốc độ, mềm dẻo, sức bền, linh
hoạt mà cơ thể biểu hiện ra ngoài các hoạt động thể lực thông qua hoạt động
cơ bắp, dưới sự điểu khiển của hệ thần kinh trung ương. Nó là nền móng cho sự
phát triển tố chất thể lực chuyên môn.

Nội dung của huấn luyện thể lực chung rất đa dạng. Chính vì vậy mà
người sử dụng các bài tập khác nhau để nâng cao những khả năng chức phận của
cơ thể, phát triển toàn diện các năng lực tố chất và làm phong phú vốn kỹ năng,
kỹ xảo của sinh viên. Tuy nhiên, do đặc điểm của chuyên môn hoá khác nhau
của sinh viên nên giữa các môn thể thao khác nhau cũng sẽ không giống nhau.
Nếu có thì chỉ là phần nào giữa các môn thể thao cùng loại hoặc cùng tính chất.
1.4.2. Sức bền chuyên môn.
Sức bền chuyên môn cũng là một trong những nội dung của huấn luyện
thể lực chung. Để hiểu kỹ về điều này thì trước hết ta phải hiểu sức bền là gì?
Theo lý luận và phương pháp TDTT của Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Toán và
Tiến sỹ Phạm Danh Tốn thì sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với
cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian
dài nhất mà cơ thể chịu được. Nó là nền tảng để phát triển sức bền chuyên môn
phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của từng môn thể thao. Khái niệm này
cũng đồng nhất với khái niệm: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi
trong một hoạt động nào đó. Như vậy, khi nói đến sức bền trong hoạt động
TDTT là nói đến sức bền trong các bài tập đòi hỏi hầu hết các nhóm cơ tham gia
hoạt động như chạy, bơi, đua xe đạp.
Từ khái niệm sức bền ta có thể hiểu sức bền chuyên môn là năng lực duy
trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Sức bền
9
chuyên môn thường được sử dụng các loại bài tập khác nhau như chạy các cự ly
nhất định trong các bài tập sức mạnh, trong các môn bóng, trong các môn thi
đấu đối kháng cá nhân để nâng cao khả năng và mức độ kỹ thuật.
1.4.3. Vai trò của yếu tố thể lực đối với sự phát triển thành tích trong
tập luyện môn Bắn súng thể thao.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào tạo, việc chuẩn bị thể lực
được coi là nền tảng nâng cao thành tích thể thao. Mối quan hệ giữa thể lực,
chiến thuật, kỹ thuật, tâm lý ý chí của sinh viên, VĐV có mối quan hệ hữu cơ.
Một sinh viên hay VĐV đạt thành tích cao không chỉ đơn thuần chỉ có tập

luyện kỹ thuật. Việc huấn luyện thể lực toàn diện làm cho cơ thể khoẻ mạnh
phát triển các tố chất vận động là cơ sở giúp sinh viên, VĐV tiếp thu nhanh
chóng chính xác các kỹ thuật động tác đồng thời đóng vai trò quan trọng trong
công việc rèn luyện chiến thuật, tâm lý, ý chí và nâng cao thành tích của từng
môn thể thao. Trong hoạt động thi đấu Bắn súng hiện nay yếu tố thể lực giữ vai
trò quan trọng để nâng cao thành tích tuy nhiên cũng không coi nhẹ các mặt kỹ
thuật, chiến thuật, tâm lý và ý chí.
Trong tập luyện và thi đấu Bắn súng thì thể lực cũng được đánh giá như
các môn thể thao khác thông qua các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức
bền, sự mềm dẻo, và khéo léo hay nói cách khác là khả năng phối hợp vận động.
1.4.4. Tố chất sức bền chuyên môn trong Bắn súng.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước công bố tố
chất sức bền chuyên môn có vai trò quyết định đối với thành tích Bắn súng điều
này được thể hiện ở các mặt sau:
* Tố chất sức bền chuyên môn là khả năng, năng lực hoạt động không thể
thiếu được trong hoạt động tập luyện và thi đấu của sinh viên, VĐV Bắn súng.
Nó thể hiện ở khả năng giữ súng im, ổn định khi bắn trong nhiều giờ liền mà
mức độ bắn chính xác không bị giảm sút. Theo cơ chế giải phẫu cơ thể cho con
người có hàng trăm cơ bắp to nhỏ khác nhau. Dựa vào chúng mà chúng ta có thể
tiến hành mọi hoạt động chạy nhảy, đi đứng với các hoạt động hô hấp và tuần
hoàn. Vì vậy người ta muốn hoạt động làm việc được lâu dài hoặc một VĐV
muốn tham gia thi đấu có hiệu quả cao trong một trận đấu kéo dài thì trước hết
cần phải có sự chuẩn bị tốt về các mặt hoạt động thể lực. Trong hoạt động
10
chuyên môn đó là sức bền của hoạt động tim mạch, hô hấp các hoạt động trao
đổi chất và năng lượng.
Một người VĐV Bắn súng tố chất sức bền kém thường biểu hiện ở trạng
thái suy giảm về thành tích, tinh thần mệt mỏi không muốn tập luyện hay tham
gia bất kỳ một việc gì hay làm bất cứ việc gì cũng đều nhanh chóng mệt mỏi.
Đặc biệt là trong môn Bắn súng, một trận đấu có thể diễn ra nhiều giờ liên tục

đòi hỏi phải có nỗ lực rất lớn của các cơ quan tham gia vận động. Nếu sự “nỗ
lực” không đáp ứng sẽ dẫn đến hiện tượng suy giảm về thành tích ở cuối trận
đầu làm ảnh hưởng tới kết quả chung của cả một trận đấu.
* Tố chất sức bền chuyên môn là điều kiện thuận lợi cho vịêc thực hiện
kỹ thuật động tác và nâng cao thành tích thể thao.
Trong môn Bắn súng muốn bắn được trúng đích trước hết xạ thủ phải làm
cho hệ thống cơ thể với súng trở thành một khối thống nhất đồng thời kết hợp
với đường ngắm chính xác và bóp cò đúng lúc, đúng thời cơ nhằm đạt đến kết
quả cao nhất cho phát bắn. Vì vậy, muốn thực hiện được một phát bắn tốt, tránh
những sai sót thì yêu cầu đầu tiên là phải có sức bền chuyên môn của hệ cơ quan
tham gia vào quá trình giữ súng im và ổn định. Trên thực tế những VĐV xuất
sắc trên thế giới, các xạ thủ khi nâng súng lên có khả năng giữ súng im rất tốt
trong thời gian dài, đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao thành tích Bắn
súng.
* Tố chất sức bền có lợi cho việc chịu đựng lượng vận động lớn và thích
ứng với thi đấu với cường độ cao.
Trình độ thể thao trong thời đại ngày nay không ngừng nâng cao, các cuộc
thi đấu ngày nay càng đầy đủ hơn. Theo thống kê của các nhà khoa học Trung
Quốc thì số lần thi đấu hàng năm ở thập kỷ 60 của môn Bắn súng chỉ khoảng 12
lần/năm.
Song đến thập kỷ 90 các cuộc thi đấu đã tăng lên vào khoảng 17 - 20 lần
trong một năm. Vì vậy muốn nâng cao được thành tích thể thao cũng như thích
ứng được với cường độ vận động dày đặc cần phải có sự chuẩn bị tốt về tố chất
sức bền nói chung và tố chất sức bền chuyên môn nói riêng.
* Tố chất sức bền chuyên môn có lợi cho việc duy trì trạng thái tâm lý thi
đấu ổn định. Thực tế đã chứng minh đa số các VĐV trẻ và cả những VĐV đã
từng thi đấu nhiều năm, do tính chất cuộc thi đấu và lo lắng nhiệm vụ thi đấu về
thành tích và đấu thủ đã gây ra cho sự căng thẳng cảm xúc quá mức bình thường
11
dẫn đến có sự bài tiết nước tiểu mạnh, toát mồ hôi nhiều, thân nhiệt tăng, rung

động các cơ ở tay và toàn thân tăng lên dẫn tới súng kém ổn định, không thực
hiện được sự phối hợp động tác ngắm và bóp cò cho súng nổ đúng thời cơ làm
ảnh hưởng tới thành tích thi đấu. Nhưng nếu khắc phục được trạng thái tâm lý
căng thẳng, cảm xúc quá mức thì cũng như tính chất của cuộc thi đấu thì VĐV
sẽ giành được kết quả tốt nhất trong thi đấu. Song khả năng duy trì trạng thái
tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực cơ thể đó là sức bền chuyên môn,
sức bền của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ trao đổi chất và năng lượng.
Mặt khác, sức bền chuyên môn lại là điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện phối hợp động tác ngắm để bóp cò đúng lúc, đúng thời cơ, dẫn đến sự ổn
định của từng loạt bắn trong bài bắn.
* Tố chất sức bền chuyên môn có lợi cho phòng ngừa chấn thương và kéo
dài tuổi thọ VĐV.
Thành tích thể thao phải được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật, chiến
thuật tâm lý và thể lực phát triển cao.
Trình độ phát triển cao sẽ duy trì được sự ổn định kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lý. Hiện nay các sinh viên, VĐV đều có sự phát triển thể lực chung và thể
lực chuyên môn rất tốt.
Tố chất sức bền chuyên môn còn giúp các VĐV tránh được những chân
thương khi phải thi đấu với cường độ cao như chấn thương vai, cổ tay, khuỷu tay.
Một điều quan trọng cũng được thực tế các nhà khoa học đã chứng minh
các VĐV có trình độ chuyên môn phát triển cao có tuổi thọ VĐV cao hơn số
những VĐV có trình độ chuyên môn thấp.
Tóm lại: Tố chất sức bền chuyên môn có vai trò quan trọng với việc nâng
cao kỹ thuật chiến đấu và tâm lý, tạo lên nền móng vững chắc cho việc giành
được thành tích cao trong thi đấu của VĐV và trong tập luyện của sinh viên.
Đồng thời phòng ngừa được chấn thương cho VĐV và sinh viên.
12
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết nhiệm vụ nêu trên đề tài sử dụng các phương pháp sau:
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Việc tham khảo tài liệu là một vấn đề không thể thiếu được đối với người
làm công tác khoa học cũng như việc trang bị kiến thức cho bản thân. Sử dụng
phương pháp này đề tài tìm ra cơ sở lý luận một cách có hệ thống những kiến
thức có liên quan đến vấn đề huấn luyện nâng cao trình độ phát triển tố chất sức
bền chuyên môn giúp quá trình nghiên cứu lựa chọn ra các bài tập được chính
xác hơn.
Các tài liệu tham khảo: Các sách lý luận phương pháp giáo dục thể chất.
tâm lý, sinh lý, các sách chuyên môn, các đề tài nghiên cứu Bắn súng và các tài
liệu nghiên cứu khoa học TDTT.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
Để tăng cường tính khoa học trong quá trình nghiên cứu đánh giá lựa
chọn một số bài tập chúng tôi đã sử dụng phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp phỏng vấn gián tiếp nhằm thu thập các số liệu cần nghiên
cứu. Nội dung phỏng vấn các vấn đề cụ thể theo phiếu phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu những vấn đề phiếu hỏi
chưa đề cập đến.
Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi phỏng vấn các sinh viên, HLV có
thâm niên công tác và tập thể giáo viên bộ môn Bắn súng Trường đại học TDTT
Bắc Ninh về việc xác định lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền
chuyên môn trong môn Bắn súng.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Chúng tôi tiến hành quan sát những buổi tập và những buổi kiểm tra của
nam sinh viên chuyên sâu khoá 44. Ghi chép những số liệu có liên quan như
cường độ, thời gian, mức độ sử dụng các loại hình bài tập nhằm đánh giá thực
trạng giảng dạy, huấn luyện được chính xác hơn.
13
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá trình độ sức bền chuyên

môn của nam sinh viên chuyên sâu Bắn súng khoá 44 một cách chính xác khác
quan hơn. Trong quá trình phỏng vấn lựa chọn một số test nhằm phát triển sức
bền chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu Bắn súng khoá 44. Đề tài đã lựa
chọn được một số test sau để đánh giá:
+ Giữ súng lâu trên tay 1 phút tính thời gian giữ súng ổn định (s).
+ Bắn chụm 20 viên tính độ chụm 10 viên/bia (cm)
+ Bắn tính điểm 20 viên (đ).
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu đề tài sử dụng phương pháp thực
nghiệm so sánh.
+ Nhóm A là nhóm thực nghiệm: Sinh viên.
+ Nhóm B là nhóm đối chứng: Sinh viên
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường bắn thuộc Trường đại học TDTT
Bắc Ninh. Nội dung thực nghiệm các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
nam sinh viên chuyên sâu do chúng tôi lựa chọn được thể hiện ở các kết quả
nhiệm vụ 1 và 2. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp so
sánh hai số trung bình.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.
Số liệu thu thập được qua thực nghiệm được sử dụng phương pháp toán thống
kê để xử lý nhằm rút ra được những kết luận có tính khoa học và đủ độ tin cậy.
Các công thức toán thống kê được sử dụng trong đề tài gồm:
B
2
C
A
2
C
BA
nn
xx

t
δ
+
δ

=
Với n < 30 do vậy chúng tôi dùng:
( ) ( )
2nn
xxxx
BA
2
A
B
B
A
2
−+
−+−

∑ ∑
Trong đó:
A
x
: Số trung bình của nhóm thực nghiệm.
B
x
: Số trung bình của nhóm đối chứng.
n
A

: Kích thước tập hợp mẫu nhóm thực nghiệm.
n
B
: Kích thước tập hợp mẫu nhóm đối chứng.
14
2
C
δ
: Phương sai chung.
t
TDC
=
n
x
d
d
δ
Trong đó: t
TDC
: t tính tự đối chứng
d
x
: Sai số trung bình.
d
δ
: Độ lệch chuẩn của sai số.
n: Kích thước tập hợp mẫu.
W =
( )
%100x

VV5,0
VV
21
12
+

Trong đó: W: Nhịp tăng trưởng (%)
V
1
: Thành tích trước thực nghiệm
V
2
: Thành tích sau thực nghiệm.
100% và 0,5: Là hằng số.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2010 đến tháng 5/2011 và được chia
thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 3 năm 2010
Phân tích tài liệu tham khảo, chọn tên đề tài và bảo vệ đề cương tại hội
đồng khoa học.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 4/2010 đến tháng 12/2010: Giải quyết nhiệm vụ 1
và 2.
Trong giai đoạn này giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ sở lý luận
thực tiễn của đề tài, tài liệu phỏng vấn quan sát, tổ chức thực nghiệm, tổng hợp
phân tích tài liệu và xử lý số liệu bằng phương pháp toán học thống kê.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011
Viết và phân tích kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh luận văn và báo cáo trước
Hội đồng khoa học.
15

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy huấn
luyện sức bền chuyên môn trong môn Súng trường thể thao nội dung nằm bắn cho
nam sinh viên chuyên sâu khoá đại học 44 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để giải quyết nhiệm vụ trên đề tài nghiên cứu giải quyết một số vấn đề sau:
- Thực trạng chương trình.
- Thực trạng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn.
- Thực trạng sức bền của nam sinh viên chuyên sâu K44 nội dung nằm bắn.
+ Lập test.
+ Độ tin cậy.
+ Tính thông báo.
+ Kiểm tra.
3.1.1. Thực trạng phân phối chương trình giảng dạy môn học Súng
trường thể thao tư thế nằm bắn.
Bảng 3.1. Phân phối chương trình môn học Súng trường thể thao tư thế
nằm bắn cho nam sinh viên K44 (60 giờ).
TT Nội dung Học kỳ 5
1 Số giờ tập kỹ thuật 25/60
2 Số giờ tập chiến thuật 4/60
3 Số giờ tập thể lực chung 25/60
4 Số giờ tập thể lực chuyên môn 35/60
5 Số giờ thi đấu 6/60
6 Số giờ lý thuyết 3/60
7 Số giờ kiểm tra 2/60
8 Số giờ tự học 18/60
16
Thông qua bảng 3.1 ta thấy trong môn học này với tổng số 60 giờ trong đó:
Thể lực chung là 25/60 chiếm 41.66% và số giờ tập thể lực chuyên môn là 35/60
chiếm 58.3%, số giờ tập kỹ thuật 25/60, chiếm 41.66%, số giờ tập chiến thuật

4/60, chiếm 6.66%; số giờ thi đấu 6/60, chiếm 10%; số giờ lý thuyết 3/60, chiếm
5%; số giờ kiểm tra 2/60, chiếm 3.33%. Số giờ tự học chiếm 30%. Việc phân
chia thời lượng trên 1 học kỳ tương đối phù hợp. Song trước đây số lượng giờ
học đạt 90 giờ/1 học kỳ nhưng hiện nay chỉ có 60 giờ. Do vậy phần nào ảnh
hưởng tới kết quả tập luyện, đặc biệt là sức bền chuyên môn đây là yếu tố quyết
định lớn đến thành tích thi đấu.
3.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập.
Bảng 3.2. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên
môn Súng trường thể thao nội dung nằm bắn cho nam sinh viên chuyên sâu
Bắn súng khoá đại học 44 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
TT Nội dung Học kỳ 5
1 Giữ súng lâu trên tay 1 phút 3 x 20 lần
2 Nằm giữ súng thêm trọng lượng phụ 3 x 20 lần
3 Giữ tạ tay 3 x 20 lần
4 Bắn có đạn sau đó giữ súng lâu trên tay 20s 3 x 20 lần
5 Bắn khan xen kẽ có đạn 2 x 20 lần
6 Bắn đạn có quy định thời gian 2 x 15 lần
7 Bắn không đạn giữ súng 1 x 20 lần
8 Bắn tính điểm 20 viên
9 Thi đấu nội bộ 20 viên
Qua bảng 3.2 cho thấy: Bộ môn bắn súng đã sử dụng các bài tập để phát
triển sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Súng trường thể thao tư thế
nằm bắn.
17
Tuy nhiên các bài tập phát triển sức bền chưa toàn diện, số lượng các bài
tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn còn ít.
- Hình thức tập luyện chưa đa dạng và phong phú, vẫn còn đơn điệu, khôn
gây được hứng thú cho sinh viên trong tập luyện.
- Các phương tiện tập luyện còn thô sơ chưa tận dụng được một cách triệt
để làm phong phú hình thức tập luyện. Lượng vận động ở bài tập còn ít thể hiện

ở một số lần lặp lại và cường độ ở một số bài tập còn quá thấp.
Có thể nói trong quá trình giảng dạy bộ môn cũng quan tâm tới việc huấn
luyện sức bền chuyên môn, song với số lượng bài và lượng vận động được sử
dụng trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu Súng
trường thể thao ở tư thế nằm bắn còn một số hạn chế. Do vậy trình độ thể lực
của sinh viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
3.1.3. Thực trạng trình độ sức bền chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu khoá đại học 44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu
Súng trường thể thao ở tư thế nằm bắn chúng tôi tiến hành phỏng vấn giáo viên
Bắn súng trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các HLV Trung tâm trường Đại
học TDTT Bắc Ninh, lựa chọn một số test đánh giá sức bền chuyên môn cho các
sinh viên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên
môn cho nam sinh viên chuyên sâu K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(n = 14)
TT Test Đồng ý
Không
đồng ý
Tỷ lệ %
1
Giữ súng lâu trên tay 1 phút tính thời gian
ổn định giữ súng (s)
13 1 92.85%
2 Bắn 20 viên tính độ chụm 10v/1 bia (cm) 14 0 100%
3 Bắn tính điểm 20 viên (đ) 12 2 85.71%
18
Qua bảng 3.3 cho thấy: Tất cả các test đưa ra phỏng vấn đều có lời đồng ý
đạt từ 85.7% đến 100%. Cụ thể là:
- Test giữ súng lâu trên tay 1 phút tính thời gian ổn định giữ súng (s) số

người được hỏi đồng ý 13, chiếm tỷ lệ 92.85%.
- Test Bắn 20 viên tính độ chụm 10v/1 bia (cm) số người được hỏi đồng ý
14 người, chiếm tỷ lệ 100%.
- Test Bắn tính điểm 20 viên (đ) số người được hỏi đồng ý là 12 người,
chiếm tỷ lệ 85.71%.
Sau khi lựa chọn được test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam sinh
viên chuyên sâu K44 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh để đảm bảo độ tin cậy
giữa các test đã được lựa chọn chúng tôi sử dụng phương pháp Retest. Kết quả
trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả xác định độ tin cậy của các test kiểm tra .
n
A
= n
B
= 10
TT Test
Kết quả
rLần 1 (n
A
= 10) Lần 2 (n
B
= 10)
x
±
δ
x
±
δ
1
Giữ súng lâu trên tay 1 phút tính thời

gian ổn định giữ súng (s)
23.57 2.15 22.78 2.27 0.968
2 Bắn 20 viên tính độ chụm 10v/1 bia (cm) 4.1 1.39 3.69 1.25 0.978
3 Bắn tính điểm 20 viên (đ) 85.4 2.87 87.7 3.06 0.96
Qua bảng 3.4 cho thấy:
Kết quả giữa 2 lần lập test có hệ số tương quan: 0.9 < r < 1 cụ thể là:
- Test giữ súng lâu trên tay 1 phút tính thời gian ổn định giữ súng (s) có r =
0.968 điều đó khẳng định giữa hai lần lập test có mối tương quan rất mạnh, đảm
bảo độ tin cậy.
19
- Test bắn chụm 20 viên tính điểm 10v/1 bia (cm) có r = 0.978 điều đó
khẳng định giữa hai lần lập test có mối tương quan rất mạnh, đảm bảo độ tin cậy
- Test bắn tính điểm 20 viên (đ) có r = 0.96, điều đó khẳng định giữa hai
lần lập test có mối tương quan rất mạnh, đảm bảo độ tin cậy.
Để xác định tính thông báo của các test chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối
tương quan của các test đã lựa chọn với kết quả học tập. Chúng tôi dùng các test
trên để kiểm tra 14 sinh viên Súng trường thể thao tư thế nằm bắn trường Đại
học TDTT Bắc Ninh. Số liệu thu được làm biến số “X” còn kết quả của học tập
làm biến số “Y” . Cuối cùng dùng công thức tính hệ số tương quan r. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tính thông báo của các test kiểm tra.
TT Test r P
1
Giữ súng lâu trên tay 1 phút tính thời gian ổn định giữ
súng (s)
0.89 < 0.05
2 Bắn 20 viên tính độ chụm 10v/1 bia (cm) 0.82 < 0.05
3 Bắn tính điểm 20 viên (đ) 0.92 < 0.05
Qua bảng 3.5 cả 3 test chúng tôi đã lựa chọn đều có mối tương quan chặt
chẽ với thành tích thi đấu (0.75 - 0.92) ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Đặc trưng

cho tố chất sức bền chuyên môn của sinh viên Bắn súng các test này đảm bảo
tính thông báo cho phép sử dụng để đánh giá sức bền chuyên môn của sinh viên
chuyên sâu khoá 44 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để đánh giá chính xác thực trạng trình độ tập luyện cũng như sức bền
chuyên sâu của sinh viên chuyên sâu chúng tôi tiến hành kiểm tra xác định độ ổn
định giữa các lần bắn. Kết quả trình bảy ở bảng 3.6.
20
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu khóa 44 Súng trường thể thao tư thế nằm bắn
trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
TT Test
Kết quả
Bia 1 Bia 2 Bia 3 Bia 4
x
± δ
x
± δ
x
± δ
x
± δ
1 Giữ súng lâu trên
tay 1 phút tính
thời gian ổn định
giữ súng (s)
23,7 2,16 24,08 2,4 22,01 2,09 21,9 2,3
2 Bắn 20 viên tính
độ chụm 5v/1 bia
(cm)
3,64 1,18 3,71 1,27 3,92 1,24 4,1 1,79

3 Bắn tính điểm 20
viên (đ)
43,5 3 44 2 42 3 40 4
Thông qua kết quả bảng 3.6 ta thấy:
- Về khả năng giữ súng ổn định, thời gian giữ súng ổn định của sinh viên
chuyên sâu rất là ngắn đặc biệt là những bia cuối (bia 3, 4). Chúng tôi dùng láy
laze để kiểm tra khả năng giữ súng, kết quả cho thấy thời gian súng ở bia 3, 4
lần lượt là: 22.01; 21.9 so với các chục 1, 2 lần lượt là 23, 7; 24,08. Như vậy có
thể nhận thấy sự giảm sút về thể lực chuyên môn hay nói cách khác thể lực
chuyên môn là chưa đạt yêu cầu.
- Ở nội dung bắn chụm 20 viên được chia làm các bia mỗi lần bắn là 5v/1
bia. Qua kết quả cho thấy độ tản mạn rất lớn, độ chụm của từng viên đạn là
không tập trung và thống nhất, đặc biệt là ở các chục cuối 3, 4 độ tản mạn ngày
càng lớn.
- Bắn tính điểm thành tích của sinh viên vẫn còn thấp, không đồng đều ở
các bia 1, 2, 3 có tăng đáng kể nhưng về cuối bài bắn lại giảm xuống 40 điểm/1
21
bia. Các test này với kết quả thu được so với thang điểm của bộ môn xây dựng
thì còn thấp, thể lực chuyên môn trong tư thế nằm bắn còn hạn chế. Như vậy
thông qua test này có thể đánh giá được trình độ phát triển sức bền chuyên môn
của nam sinh viên chuyên dâu Bắn súng khoá 44 Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh là rất kém.
3.2. Giải quyết mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả
bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội dung súng trường thể thao cho
nam sinh viên chuyên sâu khoá đại học 44 Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Để giải quyết nhiệm vụ này các vấn đề đặt ra là:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức
bền chuyên môn nội dung súng trường tư thế nằm cho nam sinh viên chuyên sâu
khoá đại học 44 Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
- Nghiên cứu lựa chọn đánh giá kết quả các bài tập đã lựa chọn

3.2.1. Cơ sở lý luận của việc lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho nam sinh viên chuyên sâu khoá đại học 44 Trường đại học TDTT
Bắc Ninh.
Để có thể lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho
nam sinh viên chuyên sâu khoá đại học 44 Trường đại học TDTT Bắc Ninh. Từ
những đặc điểm cơ bản của môn súng trường và quá trình huấn luyện sức bền,
cơ sở tâm lý mục đích, yêu cầu của chương trình huấn luyện chúng tôi đã đặt ra
các nguyên tắc sau để lựa chọn bài tập.
- Thứ nhất: Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn phải phù hợp với
đối tượng tập luyện về tâm lý, trình độ, điều kiện tập luyện để tăng hiệu quả
huấn luyện thì việc xác định bài tập phải phù hợp với đối tượng tập luyện là một
vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết bởi nó có thể rút ngắn thời gian tập luyện
mà hiệu quả tác động cao lên cơ thể người tập.
22
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn nội dung súng trường thể thao tư thế nằm bắn cho nam sinh
viên chuyên sâu khoá 44 Trường đại học TDTT Bắc Ninh (n = 14)
Stt Bài tập
Kết quả
Đồng ý
Không
đồng ý
n % n %
1
Bài tập bắn không đạn tính điểm và giữ súng trên
tay 30 lần x 1 phút
12 85.71 2 14.28
2 Bài tập bắn bia thu nhỏ 11 78.57 3 21.4
3
Bắn chụm 20 viên không mặc quần áo chuyên

dụng
9 64.2 4 28.57
4 Bài tập bắn với tốc độ quy định 12 85.71 2 14.27
5
Bài tập giữ súng trên tay có thêm trọng lượng phụ
0.5kg
12 85.71 2 14.28
6 Bài tập giữ súng tăng cò khan 30 x 2 tổ 12 85.71 2 14.28
7 Bài tập sau mỗi phát bắn giữ súng trên tay 1 phút
x 20 lần
13 92.85 1 7.14
8 Bài tập kéo dài thời gian ở một tư thế 45 phút 10 71.4 4 28.57
9 Bài tập bắn không đạn xen kẽ có đạn 20 viên 12 85.71 2 14.28
10 Bài tập giữ súng bằng một tay có dây da 15x2phut 11 78.57 3 21.4
11 Nằm sấp chống đẩy tốc độ chậm 11 78.57 3 21.4
12 Giữ súng lâu trên tay 12 85.71 2 14.28
- Thứ hai: Các hình thức bài tập phải đa dạng, phong phú, tăng cường nội
dung, phương tiện dụng cụ tập luyện để làm tăng hiệu quả hứng thú cho người tập.
- Thứ ba: Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao
độ ổn định cho nam sinh viên chuyên sâu khóa đại học 44.
23
- Thứ tư: Các bài tập sức bền chung phải là nền tảng cho các bài tập sức bền
chuyên môn dựa vào các giai đoạn khác nhau mà phân chia tỷ lệ khác nhau.
- Thứ năm: Các bài tập sức bền chuyên môn phải được xây dựng trên nền
tảng sức bền chung kết hợp với cấu trúc kỹ thuật để các bài tập sức bền chuyên
môn trực tiếp có hiệu quả trong việc nâng cao thành tích cho sinh viên.
3.2.2. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn bài tập:
Để có cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn những bài tập ứng dụng chúng tôi
đọc và tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và sau khi đã đưa ra các bài tập
chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn (bằng phiếu hỏi) 14 người bao gồm chuyên

gia, HLV, GV có kinh nghiệm, sinh viên, VĐV Bắn súng có thành tích cao để
lựa chọn ra các bài tập ứng dụng để phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh
viên chuyên sâu Bắn súng K44.
Sau khi phỏng vấn và xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả và trình
bày ở bảng 3.7
Theo kết quả phỏng vấn các bài tập có số phiếu tán thành chiếm 71.4%
trở lên được chúng tôi lựa chọn gồm 11 bài tập sau:
+ Bài tập bắn không đạn đoán điểm và giữ súng trên tay 30 lần x 1 phút
85.71%.
+ Bài tập bắn bia thu nhỏ 78.57%.
+ Bài tập bắn với tốc độ quy định 85.71%.
+ Bài tập giữ súng trên tay có trọng lượng phụ 0,5kg: 85,71%.
+ Bài tập giữ súng tăng cò khan 30 lần x 2 tổ: 85,7%.
+ Bài tập sau mỗi phát bắn giữ súng trên tay 1 phút x 20 lần: 92.85%.
+ Bài tập kéo dài thời gian ở tư thế 45 phút: 71,4%.
+ Bài tập bắn không đạn xen kẽ có đạn 20 viên: 85,7%.
+ Bài tập giữ súng bằng một tay có dây da ở: 78.57%.
+ Nằm sấp chống đẩy tốc độ chậm: 78.57%.
+ Giữ súng lâu trên tay: 85.71%.
24
HÌNH THỨC CỤ THỂ CÁC BÀI TẬP
* Bài tập 1: Bài tập bắn không đạn đoán điểm và giữ súng trên tay 30
lần x 1 phút.
- Mục đích: Giúp cho người tập nhanh chóng củng cố và định hình động lực
của kỹ thuật bắn. Tăng sức bền chuyên môn, giảm độ rung động của súng.
- Yêu cầu: Tập trung tư tưởng nâng cao chất lượng từng phát bắn, đoán
điểm chính xác ghi vào sổ rút kinh nghiệm và giữ im súng lâu trên tay, mắt quan
sát đường ngắm sau khi bóp cò.
- Phương pháp tiến hành: Khi thực hành từng phát bắn cần tập bắn nhanh
3-5s là súng nổ. Nhưng sau khi đã bóp cò kết thúc phát bắn không hạ súng

xuống ngay mà tiếp tục giữ im súng trên tay ngắm vòa bia từ 30s - 1 phút sau đó
đoán điểm, ghi điểm vào sổ rút kinh nghiệm từng phát bắn.
* Bài tập 2: Bài tập bắn bia thu nhỏ.
- Mục đích: Bài tập tăng độ khó khi bắn phải nâng cao độ ổn định.
- Cách thực hiện: Bia thu nhỏ 70% giữ nguyên cự ly bắn giáo viên hô
khẩu lệnh sinh viên giương súng lên.
Chú ý: Sinh viên thực hiện như một phát bắn ở cự ly với bia bình thường.
* Bài tập 3: Bài tập bắn với tốc độ quy định.
- Mục đích: Rèn luyện tốc độ và phong cách bắn nhanh, mạnh dạn rút
ngắn thời gian thực hiện phát bắn.
- Yêu cầu: Hiểu rõ tác dụng của việc bắn nhanh với tốc độ quy định ở
từng tư thế và áp dụng trong thực tiễn tập luyện.
- Cách thực hiện: Giáo viên giải thích ý nghĩa tác dụng bài tập quy định
tốc độ bắn ở từng tư thế là bao nhiêu thời gian.
Ví dụ: Thời gian bắn đứng là 50 - 60s sau đó sinh viên giương súng đồng
loạt nhìn đồng hồ báo thời gian cho giáo viên.
* Bài tập 4: Bài tập giữ súng trên tay có trọng lượng phụ 0,5kg.
- Mục đích: Tăng khả năng chịu đựng của cơ thể với khối lượng tăng hơn
với khối lượng của súng. Phát triển sức bền chuyên môn.
25

×