Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao sức bền chuyên môn cho nam vđv súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng hà nội lứa tuổi 15 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.51 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo đã và đang thu được những thành tựu lớn trên mọi lĩnh vực. Trong đó có thể
dục thể thao, ngành thể dục thể thao đã và đang khẳng định vai trò to lớn của
mình. Thể thao thành tích cao là một trong những bộ phận quan trọng trong nền
TDTT nước ta nó phản ánh nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng tăng của đời
sống nhân dân đồng thời phản ánh chế độ chính trị nền kinh tế xã hội ở nước ta
hiện nay, hơn thế nữa thể thao thành tich cao cũng là phương tiện giúp phần mở
rộng giao lưu văn hóa, quan hệ quốc tế và nâng cao uy tín quốc gia
Đặc biệt trong những năm gần đây, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng
và Nhà nước Bắn súng đã vươn lên trở thành một trong nhưng môn thể thao
mũi nhọn gặt hái nhiều thành tích cao trong các giải quốc tế lớn như:
SEAGAME, ASIAT. Tiêu biểu trong kỳ SEAGAME 23 & 24 vừa qua Bắn
súng đã có đóng góp không nhỏ trong bảng tổng sắp huy chương toàn giải với
nhiều huy chương vàng, bạc, đồng và giúp cho đoàn thể thao Việt Nam vươn
lên vị trí cao.
Câu lạc bộ bắn súng Hà Nội là một câu lạc bộ có bề dày thành tích với
nhiều năm giữ cúp vô địch các giải toàn quốc và là một câu lạc Bộ có lịch sử
hình thành và phát triển gần như song song với quá trình hình thành và phát
triển của môn bắn súng ở Việt Nam. chỉ sau Quân Đội và Bộ Công An. Mặc dù
vậy, câu lạc bộ Bắn súng Hà Nội cũng đã tuyển chọn và đào tạo ra rất nhiều vận
động viên tên tuổi như: Nguyễn Thị Bích Điệp,Ngô Ngân Hà, Đàm Quốc Việt,
Cù Thị Tú , đã có những đóng góp to lớn cho đội tuyển thể thao Việt Nam trên
đấu trường quốc tế. Hàng năm câu lạc bộ đã tuyển chọn và đào tạo ra nhiều
VĐV tài năng trẻ góp phần kế cận những lớp đàn anh, đàn chị đi trước.
Qua quan sát một số buổi tập luyện và thi đấu của nam VĐV súng ngắn
bắn nhanh câu lạc bộ bắn súng Hà Nội tôi thấy rằng: Thành tích của những loạt
bắn thử và những loạt bắn đầu tương đối tốt. Song càng về cuối bài bắn, thanh
tích điểm số của cac nam VĐV càng giảm sút. Dấu hiệu mệt mỏi đến tương đối
sớm khi thời gian thi đấu tập luyện còn dài, số lượng đạn còn nhiều, các chục
cuối thanh tích không cao, độ tản mạn lớn. Điều đó chứng tỏ sức bền chuyên


1
môn còn hạn chế. Chính vì vậy việc nâng cao sức bền chuyên môn cho các nam
VĐV là hết sức cấp bách và cần thiết.
Vấn đề nghiên cứu phát triển sức bền chuyên môn cho nam vđv bắn súng
cũng đã được một số đề tài đề câp tới, tuy nhiên những đề tài này mới chỉ
nghiên cứu dừng lại ở các nội dung như: Hoàn thiện kỹ thuật tăng cò kết thúc
súng ngắn hơi, Nâng cao sức bền chuyên môn cho súng trường hơi phổ thông,
Nghiên cứu nhip bắn cho súng ngắn bắn nhanh… ma chưa thấy đề tài nào đ cập
tới nội dung nâng cao sứ bền chuyên môn cho nam vđv súng ngắn bắn nhanh
CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 - 17. Nhận thức được vấn đề này tôi mạnh dạn
tiến hành nghiên vứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao sức bền
chuyên môn cho nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa
tuổi 15 - 17”
*Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao phát
triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV súng ngắn bắn nhanh qua đó góp phần
nâng cao thành tích cho các nam vđv môn súng ngắn bắn nhanh.
*Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tiến hành các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho nam VĐV súng
ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 - 17 lứa.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài
tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB
bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 - 17.
*Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể: Các bài tập nâng cao sức bền chuyên môn
- Khách thể: 12 nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội
lứa tuổi 15 - 17.
* Địa điểm nghiên cứu
- CLB bắn súng Hà Nội

- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nét cơ bản về sự phát triển môn bắn súng thể thao trên
thế giới và Việt Nam
1.1.1. Lịch sử và sự phát triên môn bắn súng thể thao trên thế giới
Môn bắn súng đã có trên thế giới cách đây nhiều thế kỷ, từ khi phát minh ra
thuốc nổ (ở thế kỷ 15). Lịch sử phát triển môn bắn súng gắn liền với sự phát
triển của loài người. Lúc đầu dùng giáo, mác, cung nỏ để săn bắn thú rừng kiếm
ăn sinh sống. Từ năm 1520 người ta chế ra được súng hoả mai có mồi nổ và
súng kíp nhồi đạn từ phía trước đầu nòng. Loại súng này được sử dụng rộng rãi
gần 400 năm. Qua nhiều thế hệ, cùng với sự tiến bộ khoa học, người ta đã cải
tiến dần và chế tạo ra được loại súng có khoá nòng lắp đạn viên một ở đằng sau.
Từ thế kỷ 19 các nhà chế tạo súng đã làm ra được nòng có rãnh xoắn, hướng cho
đầu đạn đi được xa và chính xác. Sự chế tạo ra đạn cũng ngày càng được hoàn
thiện về kích thước, hình dáng, trọng lượng đầu đạn và thành phần hoá học cấu
tạo các loại thuốc phóng có sức đẩy mạnh hơn.
Môn bắn súng dưới chế độ Phong kiến - Tư bản phục vụ cho mục đích
chiến tranh, săn bắn là trò tiêu khiển của bọn vua quan quý tộc. Năm 1860 ở
nước Anh đã thành lập Hội bắn súng và tổ chức cuộc thi bắn súng đầu tiên do nữ
hoàng Vitoria khai mạc ngày 1/7/1860. Trong cuộc thi này chỉ có giải cá nhân
môn bắn súng ngắn cự ly 370 mét, bia có 2 vòng.
Năm 1871 Hội bắn súng nước Mỹ được thành lập. Sau đó phát triển ra
nhiều nước khác từ Châu Âu đến Châu Á.
Cuộc thi bắn súng quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Lion (Pháp) vào
năm 1897 với môn thi súng ngắn 3 tư thế, cự ly 300 mét, bia 1m
2
, có mười vòng.
Tại cuộc thi đó có năm nước tham gia là: Pháp, Hà Lan, Italia, Na uy và Thuỵ sĩ,
mỗi đội có 7 VĐV.

Trong quá trình phát triển, súng và tính chất các cuộc thi đấu (cự ly bắn,
kích thước tờ giấy bia và số lượng đạn bắn thi) cũng được thay đổi cho phù hợp.
Từ năm 1900, ở các cuộc thi đấu bắt đầu có môn thi súng ngắn bắn chậm.
Năm 1907 Hội bắn súng Quốc tế (UIT) được thành lập, họp tại Thuỵ Điển
và từ đó về sau cứ 4 năm 1 lần UIT lại họp để bàn về sửa đổi Điều lệ, lịch thi
3
đấu bắn súng Quốc tế và bầu lại BCH mới. Giữa 2 kỳ đại hội có một cuộc họp
đại biểu các nước hội viên, tại địa điểm nước tổ chức thi Olimpic và thi vô địch
thế giới.
Từ khi có Hội thi bắn súng Quốc tế, các môn bắn súng cũng ngày càng
phong phú hơn. Tại các cuộc thi đấu thế giới và Olimpic từ năm 1939 có môn
thi bắn đĩa bay, năm 1949 có môn thi bắn súng ngắn phối hợp, năm 1952 có
môn bắn "Hươu chạy" và từ năm 1969 về sau có các môn bắn mới như: súng
ngắn bắn chậm, súng ngắn bắn chậm, súng standa…
Trong những năm tới, tương lai có những môn bắn súng Quốc tế sẽ còn
thay đổi không ngừng theo hướng thu nhỏ kích thước bia, rút ngắn thời gian
bắn, và bổ sung thêm môn bắn súng mới[30].
1.1.2. Lịch sử và sự phát triển môn bắn súng thể thao ở Việt Nam
Ở nước ta, sau khi miền Bắc được giải phóng, năm 1954 chấp hành Nghị
Quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Đảng và chỉ thị 186 của Ban Bí Thư
Trung ương, phong trào thể thao quốc phòng bước đầu được xây dựng dưới hình
thức tổ chức hoạt động bắn súng thể thao tại 2 cơ sở Câu lạc bộ nghành Đường
sắt Hà Nội (3/1957) và cảng Hải Phòng (7/19570 đã thu hút được một số công
nhân tham gia. Sau đó triển khai dần dần ở 32 tỉnh, thành phố, thị xã và trong
các cơ quan xí nghiệp, trường học…
Năm 1958 lần đầu tiên cử đoàn thể thao tham dự Đại hội quân đội các
nước Xã hội Chủ nghĩa ở Lep - Zig (CHDC Đức), trong đó có môn bắn súng.
Cuối năm 1958, tại trường bắn Bạch Mai (Hà Nội), cuộc thi bắn súng toàn miền
Bắc lần thứ nhất cũng được tổ chức với môn thi súng ngắn quân dụng, nắm bắn
có bệ tỳ 3 + 10 cự ly 100 mét. Từ đó trở đi, hàng năm hầu như đều được tổ chức

các giải thi bắn súng thể thao và súng quân dụng ở các nghành Quân đội, Công
an… và toàn miền Bắc.
Tháng 12/1959 Câu Lạc bộ bắn súng Trung ương được thành lập tại Xuân
Mai (Hà Tây) là trung tâm đào tạo VĐV bắn súng nâng cao ở nước ta. Trong đó
4
có mở các lớp bồi dưỡng đào tạo huấn luyện viên và trọng tài bắn súng thể thao
cho các tỉnh thành, ngành. Theo thống kê của Vụ thể thao quốc phòng thì đến
năm 1960 - 1961 số người tập bắn súng ở miền Bắc đã tăng nhanh từ 10 vạn đến
40 vạn. Nếu tính cả số người tập bắn súng trong dân quân tự vệ và các lực lượng
vũ trang thì số lượng lên tới một triệu rưỡi người luyện tập môn bắn súng.
Để đáp ứng với phong trào ngày càng phát triển, cuối năm 1961 Hội thể
thao Bắn súng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập ngày
28/10/1961, Bộ nội vụ đã ký Nghị định số 237/NĐ cho phép Hội chính thức
được hoạt động. Trong điều lệ Bắn súng thể thao Việt Nam ở chương I có ghi rõ
"Hội bắn súng thể thao Việt Nam dân chủ cộng hoà là một phần tổ chức quần
chúng hoạt động nghiệp dư dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban thể dục thể thao Trung
ương. Tuân chỉ mục đích của Hội thể thao bắn súng Việt Nam là phát triển và
nâng cao phong trào thể dục thể thao Bắn súng trong nhân dân lao động nhằm
phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố quốc phòng và bảo vệ tổ
quốc, đồng thời phát triển mối quan hệ hữu nghị với các VĐV các nước trên thế
giới"…
BCH Trung ương của Hội Bắn súng thể thao Việt Nam do đ/c Phùng Duy
Phiên làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Thanh Trạm làm tổng thư ký và một số uỷ viên
thường trực là cán bộ huấn luyện viên Câu Lạc bộ bắn súng Trung ương và các
ngành như Quân đội, Công an… với 3 tiểu ban chuyên môn là: Tiểu ban tuyên
truyền và tổ chức, tiểu ban huấn luyện và y học, tiểu ban thi đấu trọng tài.
Trong nhiều năm qua Hội thể thao bắn súng Việt Nam đã góp phần không
nhỏ vào việc chỉ đạo quần chúng luyện tập và tổ chức huấn luyện đào tạo VĐV
bắn súng nâng cao cũng như việc tiến hành tuyển chọn, thành lập đội tuyển Bắn
súng Việt Nam đi thi đấu Quốc tế đem lại cho tổ quốc những tấm huy chương

như Trần Oanh đã đạt huy chương vàng về môn bắn súng ngắn với thành tích
587 điểm tại đại hội Quân đội các nước xã hội chủ nghĩa tổ chức tại Tiệp Khắc
năm 1962 và năm 1966 tại Ganefo Châu Á, tổ chức tại Phnômpênh
5
(Campuchia), các VĐV bắn súng nước ta đã nêu thành tích vẻ vang đạt được 13
huy chương (2 vàng, 8 bạc, 3 đồng), trong đó có Trần Oanh đạt huy chương
vàng cá nhân với thành tích 554 điểm về môn bắn súng ngắn bắn chậm và cùng
với Nguyễn Mạnh Hùng giành được huy chương vàng đồng đội ở môn bắn này.
Đặng thị Kim Thanh đạt huy chương bạc cá nhân về môn bắn súng ngắn bắn
chậm nữ vớ thành tích 537 điểm và cùng với Nguyễn Thị Thanh Chương đạt
huy chương bạc đồng đội về môn bắn này. VĐV Mai Thích cũng giành được
huy chương bạc cá nhân về môn bắn súng ngắn 3 tư thế (3x40) với thành tích
1124 điểm…
Trong các năm đó BCH Hội bắn súng nước ta đã có lần nộp đơn xin ra
nhập Hội Bắn súng Quốc tế UIT, nhưng chưa được công nhận. Mãi đến năm
1979 - 1980 để có VĐV được quyền tham gia Olimpic thế giới, hội bắn súng thể
thao Việt Nam với nhu cầu cấp thiết lại một lần nữa gửi kèm theo điều lệ Hội
cùng các giấy tờ khác tới BCH Hội bắn súng Quốc tế.
Năm đó ta cũng cử đại biểu đi dự phiên họp (UIT) tại Maxcơva trong thời
gian thi đấu Olimpic lần thứ 22 và năm 1982, tại Đêli (Ấn Độ). Cùng với thời
gian tham gia ASIAD lần thứ 9 đ/c Nguyễn Duy Phát - Huấn luyện viên trưởng
Đội tuyển bắn súng Việt Nam đã được cử tham dự hội nghị Bắn súng Châu Á
bàn về sửa đổi điều lệ và chương trình thi bắn súng quốc tế trong các năm tiếp
theo.
Có thể dễ nhận thấy trong lịch sử hoàng bắn súng nước ta những năm
1962 - 1966 và 1980 - 1982 là thời kỳ hoàng kim của những kỷ lục mới về môn
bắn súng của Việt Nam. Trong đó có Ngô Hữu Kính đạt 562 điểm về môn bắn
súng ngắn ba tư thế (3x40) tại Liên xô 1980 và Nguyễn Quốc Cường đạt huy
chương đồng về môn súng ngắn Bắn nhanh với thành tích 591 điểm tại ASIAD
Đêli (Ấn Độ) năm 1982…

Trong 10 năm gần đây (1989 - 1998) VĐV bắn súng nước ta đã đạt nhiều
huy chương tại các Đại hội Đông Nam Á (1989, 1991, 1993, 1995, 1997), trong
6
đó tiêu biểu nhất là Đặng Thị Đông (Quân đội) ở môn súng ngắn nữ bắn nằm
bắn đạt 595 điểm tại SeaGame 16 (1991) ở Philippin và Đào Minh Tâm (Hải
Phòng) đã đạt được 578 điểm ở môn bắn súng ngắn thể thao nữ tại SeaGame 18
Thái Lan 1995…
Những số liệu về số lượng VĐV bắn súng và thành tích bắn thi trong 40
năm (1958 - 1998) cho thấy quá trình hình thành và phát triển môn bắn súng ở
nước ta được chia làm 4 giai đoạn là: hình thành, phát triển, tạm ngưng và khôi
phục.
- Giai đoạn hình thành (1958 - 1962): Môn bắn súng bắt đầu có ở Việt
Nam, bước đầu xây dựng VĐV trong Quân đội và nghành Đường sắt. Trong giai
đoạn này tổ chức thi đấu bắn súng quân dụng và súng thể thao phổ thông như
Brno - 2, Toz - 8, súng ngắn Dru lov…
- Giai đoạn phát triển (1963 - 1969): Trong những năm này, các môn súng
bắn theo tiêu chuẩn quốc tế được phổ biến rộng rãi trên toàn miền Bắc, các đại
hội thi bắn hàng năm được tổ chức cho cả 2 giải: hạng A (súng tự chọn), hạng B
(súng phổ thông). Lực lượng VĐV nâng cao cũng được hình thành từ Trung
ương đến các tỉnh thành nghành. Số người tập luyện và tham gia thi đấu đông,
cùng với số người đạt đẳng cấp VĐV nhiều và thành tích bắn các môn súng đều
được nâng cao rõ rệt.
- Giai đoạn tạm ngừng (1970 - 1972): Do điều kiện chiến tranh khó khăn
và chủ yếu là sự chưa thống nhất trong nhận thức dẫn tới việc ngưng tổ chức các
giải trong pham vi toàn quốc, giải tán Vụ thể thao quốc phòng, Câu lạc bộ Bắn
súng Trung ương cùng các trường huấn luyện nâng cao khác. Từ đó có sự giảm
sút nhanh chóng về số lượng VĐV và thành tích ở tất các môn.
- Giai đoạn khôi phục (1973 - 2004): Do yêu cầu quan hệ thể thao quốc tế
ngày càng mở rộng, Bắn súng lại được coi là một môn trong những môn thể thao
trọng tâm. Hàng năm đội tuyển bắn súng được đi tập huấn và thi đấu nước

ngoài. Lực lượng VĐV bắn súng được khôi phục và tăng lên ở các tỉnh, thành,
ngành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh
7
Phúc, Quân đội, Công an và các Trường Đại học TDTT. Thành tích các môn bắn
súng ở Việt Nam trong 40 năm qua cũng diễn biến theo từng làn sóng, nó phụ
thuộc vào các yếu tố lịch sử của đất nước, chủ trương chính sách, chính phủ,
công tác TDTT và tổ chức lãnh đạo của ngành ta về công tác huấn luyện, đào
tạo đội ngũ VĐV nâng cao.
Môn bắn súng thể thao nước ta sẽ còn phát triển và những thành tích, kỷ
lục bắn sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa so với hiện nay.
1.2. Đặc điểm của môn bắn súng thể thao
Bắn súng là một môn thể thao mang tính chất vừa trí tuệ vừa hoạt động
tĩnh lực, hoạt động thần kinh nhiều hơn hoạt động cơ bắp. Môn bắn súng thể
thao đòi hỏi VĐV phải có thần kinh vững vàng, tính khéo léo thực hiện kỹ thuật
động tác mà còn phải có thể lực tốt thể hiện ở sức mạnh của các cơ tham gia giữ
im súng cùng với sức bền và sức bền chuyên môn khi bắn trong nhiều giờ liền
mà mức độ chính xác không bị giảm sút.
Trong môn bắn súng thể thao có rất nhiều nội dung thi đấu nhưng cơ bản
được chia ra làm 3 nhóm chính:
- Súng ngắn
- Súng trường
- Súng trường hơi bắn di động.
1.3. Đặc điểm của môn súng ngắn bắn nhanh
Bắn nhanh bằng súng ngắn vào 5 bia hình tròn là một trong những môn
bắn khá hấp dẫn, rất gần với thực tiễn chiến đấu và có những đặc điểm khác với
những nội dung súng ngắn bắn tự do và súng trường bắn ở ba tư thế.
Mỗi lẫn giương súng, vận động viên không chỉ bắn một phát mà bắn một
loạt 5 viên vào 5 bia hình tròn ở cự ly 25m, khoảng cách từ tâm bia nọ tới tâm
bia kia là 0.75m với thời gian hạn chế và tốc độ tăng nhanh dần. Vận động viên
được bắn thử một loạt và bắn 6 loạt tính điểm với thời gian quy định theo trình

tự 2 loạt mỗi, loạt 8 giây, 2 loạt mỗi loạt 6 giây và 2 loạt mỗi loạt 4 giây. Cùng
8
với đó tư thế của môn súng ngắn bắn nhanh là đứng bắn, trọng tâm tương đối
cao và toàn bộ thao tác thực hiện kỹ thuật từ giương súng, xuống súng cho đến
giữ súng duy trì độ ổn định của súng và cân bằng đường ngắm, kết hợp với tăng
cò kết thúc chỉ một tay đảm nhiệm. Thêm vào đó môn súng ngắn bắn nhanh
không hề có bất cứ trang phục hay phụ kiện dụng cụ hỗ trợ tập luyện thi đấu nào
đáng kể để có thể giảm sự tiêu hao năng lượng hay sựn mệt mỏi cơ bắp…
1.4. Đặc điểm các tố chất thể lực
1.4.1. Các tố chất thể lực:
Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào tạo VĐV, việc chuẩn bị thể
lực được coi là nền tảng nâng cao thành tích thể thao. Mối quan hệ giữa thể lực,
kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý ý chí của VĐV có mối quan hệ hữu cơ. Một VĐV
đạt thành tích cao không chỉ đơn thuần chỉ tập luyện kỹ thuật mà việc tập huấn
thể lực toàn diện làm cho cơ thể khoẻ mạnh phát triển các tố chất vận động là cơ
sở giúp VĐV tiếp thu nhanh chóng, chính xác kỹ thuật động tác, đồng thời đóng
vai trò quan trọng trong công việc rèn luyện chiến thuật, tâm lý, ý chí và nâng
cao thành tích của từng môn thể thao. Trong hoạt động thi đấu bắn súng hiện
nay yếu tố thể lực giữ vai trò quan trọng để nâng cao thành tích tuy nhiên cũng
không coi nhẹ các mặt kỹ thuật, tâm lý, ý chí.
Trong tập luyện và thi đấu bắn súng thể lực được đánh giá ở các tố chất
sức mạnh, sức nhạnh, sức bền, độ mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động.
* Tố chất sức mạnh:
- Khái niệm: Sức mạnh là năng lực của cơ bắp khắc phục áp lực bên trong
và bên ngoài cơ thể.
Tố chất sức mạnh được các nhà khoa học TDTT coi là cơ sở của tất cả các
môn thể thao do mỗi môn thể thao có đặc điểm riêng vì vậy nó có những yêu
cầu khác nhau với tố chất sức mạnh song có thể phân chia thành sức mạnh tối
đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền. Ở đây chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh tới
yếu tố sức mạnh bền. Đó chính là khả năng của VĐV khi hoạt động sức mạnh

9
kéo dài trong bắn súng. Sức mạnh bền là khả năng của các cơ tham gia giữ súng
im trong nhiều giờ mà mức độ bắn chính xác không bị giảm sút tạo điều kiện tốt
nhất cho việc tăng cò kết thúc một phát bắn hoàn hảo. Đây là một đặc điểm quan
trọng bắt buộc đối với VĐV để nâng cao thành tích trong bắn súng.
* Tố chất sức nhanh:
Khái niệm: Sức nhanh là một tố chất giúp VĐV thực hiện nhiệm vụ vận
động trong thời gian nhanh nhất và đạt hiệu quả. Trong bắn súng đó là khả năng
phối hợp kỹ thuật giữa tăng áp lực cò ban đầu xuống súng, duy trì độ ổn định,
giữ đường ngắm và kết thúc ngón cò để súng nổ đúng thời cơ tốt nhất, được thể
hiện dưới bốn hình thức:
+ Thời gian tiềm phục của phản ứng động tác
+ Tốc độ của động tác đơn
+ Tốc độ ban đầu của động tác
+ Khả năng tăng tốc độ nhanh trong một hoạt động nào đó phụ thuộc vào
trình độ hoàn thiện kỹ thuật (kết cấu lực học và không gian động tác)
* Tố chất sức bền:
Khái niệm: Là khả năng duy trì hoạt động trong một thời gian dài chống
lại sự mệt mỏi khi hoàn thành động tác hoặc bài tập.
Sức bền rất cần thiết trong tập luyện với khối lượng lớn và cả thi đấu, do
đó là thành phần quan trọng trong sự phát triển thể lực trong môn bắn súng.
Sức bền được đánh giá thông qua khả năng duy trì hoạt động của hệ hô
hấp, hệ tuần hoàn và hệ thống cơ bắp. Sức bền bao gồm sức bền chung và sức
bền chuyên môn, sức bền chung tích luỹ dần dần bằng tất cả các bài tập thể
quanh năm, việc tăng cường tốc độ và mức độ tập luyện cũng làm cho sức bền
chung tăng, sức bền chung tác dụng đối với cơ thể sau khi tập luyện và ngay cả
trong tập luyện, sức bền chung có tác dụng đối với khả năng vận động và đó là
cơ sở vững chắc của VĐV bắn súng trong huấn luyện chuyên môn, trong phát
triển sức bền chuyên môn.
10

* Sự mềm dẻo:
Khái niệm: là một đặc trưng hình thái của cơ quan vận động chống giữ cơ
thể có quyết định đến biên độ các động tác của VĐV.
Sự mềm dẻo phụ thuộc vào độ co giãn và đàn hồi của các nhóm cơ trong
quá trình tập luyện. Trong tập luyện và thi đấu môn bắn súng, nhìn chung sự
mềm dẻo thường được thể hiện bằng góc độ thân người tham gia hoạt động giữ
súng sao cho súng và thân người trở thành một khối vững chắc ít bị rung động.
* Khả năng phố hợp vận động:
Khái niệm: Khả năng phối hợp vận động là hoạt động của cơ thể của VĐV
cùng một lúc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ vận động nhờ vốn tích luỹ kỹ
năng, kỹ xảo và khả năng thu nhập xử lý tổng hợp nhiều thông tin tình huống
trong hoạt động vận động trong thi đấu bắn súng năng lực này rất cần thiết vì tất
cả các lần bắn, các loạt bắn đều phải thực hiện kỹ thuật động tác có biên độ cũng
như tần số gần giống nhau mới có hiệu quả cao.
VD: Trong thi đấu bắn súng khi thực hiện kỹ thuật động tác bắn ở tư thế
bắn đứng.
- Thời gian bắn tốt nhất là khi giương súng lên và kết thúc phát bắn tốt
nhất là từ 50 -60 giây.
- Thời gian bắn không tốt là từ 60 giây trở lên.
- Khả năng phản ứng là khả năng ứng phó một cách nhanh chóng khi trong
các điều kiện thuận lợi. Để tăng cường khả năng phản ứng thì bắt buộc các VĐV
phải tiến hành tập luyện và rèn luyện tinh thần để đạt tới mức độ tập trung cao.
- Khả năng phân tích: Phân tích đánh giá những ưu điểm và nhược điểm
của từng loạt bắn, lần bắn từ đó rút ra kinh nghiệm bài học và cách sửa chữa sao
cho hợp lý nhất.
Tóm lại: Khả năng phản ứng vận động có ảnh hưởng rất lớn đến thành tích
thể thao, nó chi phối sự hoàn thiện các cơ quan phân tích cảm thụ bị ảnh hưởng
bởi sự nhịp nhàng giữa cơ hiệp đồng và đối kháng.
Để phát huy các năng lực này các VĐV phải dựa vào và phát huy những
yếu tó có lợi và hạn chế những mặt bất lợi mới có thể đạt hiệu quả huấn luyện.

11
1.4.2. Tố chất sức bền chuyên môn trong bắn súng
Tố chất sức bền chuyên môn có vai trò rất quan trọng đối với thành tích
bắn súng điều này được thể hiện ở các mặt sau:
Tố chất sức bền chuyên môn là khả năng, năng lực hoạt động không thể
thiếu được trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV bắn súng, nó thể hiện
ở khả năng giữ súng và im ổn định khi bắn trong nhiều giờ liền mà mức độ bắn
chính xác không bị giảm sút. Con người muốn hoạt động làm việc được lâu dài
hay một VĐV muốn tham gia thi đấu có hiệu quả cao trong một trận đấu kéo dài
thì trước hết cần phải có sự chuẩn bị tốt về các mặt hoạt động thể lực trong hoạt
động chuyên môn đó là sức bền của hoạt động tim mạch, hô hấp các hoạt động trao
đổi chất và năng lượng.
Một người VĐV bắn súng tố chất sức bền kém thường biểu hiện ở trạng
thái suy giảm về thành tích, tinh thần mệt mỏi không muốn tập luyện tham gia
bất cứ một việc gì, làm bất cứ một việc gì cũng nhanh chóng mệt mỏi. Đặc biệt
là trong môn bắn súng một trận đấu có thể diễn ra trong nhiều giờ liên tục đòi
hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các cơ tham gia vận động. Nếu sự “nỗ lực”
không đáp ứng sẽ dẫn đến hiện tượng suy giảm về thành tích ở cuối trận đấu làm
ảnh hưởng đến kết quả chung của cả bài bắn.
Tố chất sức bền chuyên môn là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kỹ
thuật động tác và nâng cao thành tích thể thao.
Trong môn bắn súng muốn bắn được trúng đích trước hết xạ thủ phải làm
cho hệ thống cơ thể với súng trở thành một khối thống nhất đồng thời kết hợp
với đường ngắm chính xác và bóp cò đúng lúc đúng thời cơ nhằm đạt kết quả
cao nhất cho phát bắn. Vì vậy muốn thực hiện được một phát bắn tốt tránh
những sai sót thì yêu cầu đầu tiên là phải sức bền chuyên môn của hệ cơ quan
tham gia vào quá trình giữ súng im và ổn định.
Tố chất sức bền có lợi cho việc chịu đựng lượng vận động lớn và thích
ứng với thi đấu với cường độ cao. Trình độ thể thao trong thời đại ngày nay
12

không ngừng nâng cao, các cuộc thi đấu ngày càng đầy đủ hơn. Theo thống kê
của các nhà khoa học Trung Quốc thì số lần thi đấu hàng năm thì ở thập kỷ 60
của môn bắn súng số lần thi đấu chỉ khoảng 12 ± 2 lần/năm. Song đến thập kỷ
90 các cuộc thi đấu đã tăng lên 17 ± 2 lần/năm. Vì vậy muốn nâng cao được
thành tích thể thao cũng như thích ứng được với cường độ vận động dày đặc cần
phải có sự chuẩn bị tốt về tố chất sức bền nói chung và tố chất sức bền chuyên
môn nói riêng bao gồm sức bền hô hấp, tuần hoàn và các hoạt động trao đổi chất
và năng lượng.
Hiện nay mối quan hệ giữa lượng vận động trong thi đấu và tố chất sức
bền chuyên môn trong quá trình thi đấu được mọi người rất coi trọng và vấn đề
này thực tế đã được chứng minh.
Tố chất sức bền chuyên môn có lợi cho việc duy trì trạng thái tâm lý thi
đấu và ổn định. Thực tế đã chứng minh đa số các VĐV trẻ và cả những VĐV đã
từng thi đấu nhiều năm, do tính chất cuộc thi đấu và lo lắng về thành tích gây
cho họ sự căng thẳng cảm xúc quá mức dẫn tới chỉ số nhịp tim, huyết áp, tần số
hô hấp tăng lên nhiều lần, vượt mức bình thường dẫn tới bài tiết nước tiểu
mạnh, toát mồ hôi nhiều, thân nhiệt tăng, rung động các cơ ở tay cũng như toàn
thân tăng làm cho quy luật dao động của súng kém ổn định, xạ thủ không thực
hiện được sự phối hợp động tác ngắm và tăng cò cho súng nổ đúng thời cơ, làm
ảnh hưởng tới thành tích tập luyện và thi đấu. Nghiên cứu cho thấy khả năng
duy trì trạng thái tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực cơ thể, đó chính là
sức bền chuyên môn, sức bền của hệ tuần hoàn, sức bền của hệ hô hấp, hệ trao
đổi chất và năng lượng.
Tố chất sức bền chuyên môn có lợi cho phòng ngừa chấn thương và kéo
dài tuổi thọ VĐV.
Thành tích thể thao phải được xây dựng trên nền tảng kỹ thuậtm chiến
thuật tâm lý và thể lực phát triển cao. Trình độ phát triển cao sẽ duy trì được sự
13
ổn định kỹ thuật, chiến thuật tâm lý. Hiện nay các VĐV bắn súng đều có sự phát
triển thể lực chung và thể lực chuyên môn rất tốt.

Một điều quan trọng được thực tế các nhà khoa học đã chứng minh các
VĐV có trình độ chuyên mônphát triển cao có tuổi thọ VĐV cao hơn số VĐV
có trình độ chuyên môn thấp. VĐV có thể lực tốt sẽ có tuổi thọ VĐV cao hơn
những người có thể lực không tốt hay có thể nói một cách khác tố chất sức bền
chuyên môn nói riêng và thể lực chuyên môn nói chung sẽ là tiền đề để đảm bảo
cho việc kéo dài tuổi thọ cho VĐV bắn súng.
Tóm lại: tố chất sức bền chuyên môn có vai trò quan trọng đối với việc nâng
cao kỹ thuật chiến thuật và tâm lý tạo nền móng vững chắc cho việc giành được
thành tích cao trong thi đấu môn bắn súng nói chung và môn súng ngắn bắn nhanh
nói riêng.
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của nam VĐV lứa tuổi 15 - 17
Như chúng ta đã biết quá trình đào tạo tuyển chọn đánh giá thông qua sự
phát triển thành tích. Sự phát triển của thành tích thể thao phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như đặc điểm sinh lý học lứa tuổi. Để có cơ sở lựa chọn một số bài tập
nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV môn súng ngắm bắn nhanh
CLB Bắn súng Hà Nội ta phải tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này.
1.5.1. Đặc điểm sinh lý
- Hệ thần kinh: Não đang phát triển và chưa thực sự hoàn thiện tế bào thần
kinh còn yếu, hoạt động hệ thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế.
- Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn: Phát triển khá hoàn chỉnh, dung tích sống đã
đạt tới chỉ số người lớn. Tuy vậy hệ thần kinh giao cảm rất nhạy bén nên nhịp
tim của các em dễ tăng nhanh và giảm nhịp thở do sự tác động của điều kiện
hoàn cảnh tâm lý và môi trường.
- Hệ tiêu hoá: Phát triển tốt, sự tiếp nhận năng lượng qua tiêu hoá nhanh
hiệu suất lớn VĐV sẽ tăng cân hoặc giảm cân do chế độ ăn uống sinh hoạt.
14
- Hệ bài tiết: Chịu sự tác động của các tuyến nội tiết phát triển nên cũng
phát triển và có tác động đối với việc điều hoà thân nhiệt. Do tiêu hoá và bài tiết
tốt nên các em có khả năng hồi phục nhanh hơn so với người lớn.
- Hệ xương: Đang ở thời kỳ phát triển so với hệ cơ, chiều cao trong giai

đoạn này phát triển rất nhanh, có thể đạt từ 8 - 10 cm/năm nên các em thường
cao, mảnh, xương cốt hoàn toàn dễ gãy.
- Hệ cơ: Phát triển chậm hơn sơ với hệ xương, tuy vậy các nhóm cơ nhỏ
đã bắt đầu phát triển. Nếu các em tập luyện một cách có khoa học thì cơ sẽ phát
triển hoàn thiện một cách nhanh nhất.
- Hệ sinh dục: Đã phát triển, sự phân hoá giới tính ở nam và nữ thể hiện
rất rõ ràng. Sự phát triển hệ sinh dục ở lứa tuổi này sẽ làm thay đổi tâm lý của
các em. Khi sử dụng các hình thức và phương pháp tập luyện các huấn luyện
viên phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
- Hệ vận động: Phát triển hơn so với hệ cơ và hệ xương, hệ tuần hoàn và hô
hấp.
1.5.2. Đặc điểm tâm lý
Ở lứa tuổi này các em tách dần khỏi thời thơ ấu để chuyển sang giai đoạn
trưởng thành. Các em có những bước phát triển nhảy vọt về thể chất và tinh
thần.
- Về tâm lý học: Đây là thời kỳ phát triển đầy đủ các chức năng tâm lý và
thời kỳ nhân cách con người được định hình và có tính độc lập cao.
- Sự phát triển trí tuệ mang tính chất nhạy bén và phát triển đến trình độ
cao. Tư duy của các em tỏ ra rất nhất quán và chặt chẽ, đi sâu vào các mối quan
hệ sản xuất bên trong. Biết phân biệt giữa bản chất và hiện tượng, tư duy trở nên
sâu sắc nhờ sự khái quát hoá phát triển cao. Ở lứa tuổi này các em rất thích suy
luận, thích triết lý dẫn đến những kết luận vội vàng thiếu khái quát với thực
hành. Các em tỏ ra đầu óc nhạy bén, nhạy cảm với cái mới, kiên quyết quả cảm
với tính độc lập. Từ đó mà thái độ không dứt khoát trong hành động. Chính vì
15
thế trong quá trình huấn luyện giảng dạy người huấn luyện viên phải thường
xuyên nhận xét nhắc nhở, chỉ bảo, phê phán kiểm tra, đưa ra những lời khuyên,
định hướng và động viên giúp đỡ họ hoàn thành tốt các bài tập.
16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra cơ sở lý luận một cách
có hệ thống những kiến thức có liên quan đến vấn đề huấn luyện nâng cao trình
độ phát triển tố chất sức bền chuyên môn giúp cho các quá trình nghiên cứu lựa
chọn ra các bài tập được chính xác hơn.
Các tài liệu mà đề tài tham khảo gồm:
- Các sách chuyên môn bắn súng
- Các sách lý luận có liên quan: Sách lý luận phương pháp giáo dục thể
chất, tâm lý, sinh lý.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Để tăng cường tính khoa học trong quá tình nghiên cứu đánh giá lựa chọn
một số bài tập, chúng tôi sử dụng phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Phương pháp phỏng vấn gián tiếp nhằm thu thập các số liệu cần nghiên
cứu. Nội dung phỏng vấn các vấn đề cụ thể theo phiếu phỏng vấn.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu những vấn đề phiểu hỏi
chưa đề cập đến.
- Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi phỏng vấn các VĐV, HLV có thâm
niên công tác và tập thể giáo viên bộ môn bắn súng trường Đại học TDTT Bắc
Ninh về việc xác định lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên
môn trong bắn súng.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp một số
buổi tập và những buổi kiểm tra của đội súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà
Nội ghi chép lại những số liệu có liên quan như cường độ, thời gian, mức độ sử
17
dụng các loại hình bài tập nhằm đánh giá thực trạng huấn luyện được chính xác
hơn.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá trình độ sức bền
chuyên môn của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa
tuổi 15 - 17 một cách chính xác và khách quan hơn. Trong quá trình phỏng vấn
lựa chọn một số test nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV súng
ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 - 17. Chúng tôi đã lựa chọn
một số test sau để đánh giá:
- Giữ súng trên tay 1 phút 30 giây: tính thời gian giữ súng ổn định (s)
Máy bắn lasez của ta hiện nay là bộ máy bắn được nhập từ Nga về bao
gồm: 1 bộ máy vi tính, 1 bộ mắt lasez và bi cảm ứng điện tử.
Cách thức tiến hành: kẹp mắt bắn lasez vào khẩu súng của VĐV, sau đó
cho VĐV đó giương súng và ngắm vào bộ bia có cảm ứng điện tử ở một khoảng
cách nhất định (10 mét). Độ ổn định của súng khi VĐV đó giương súng được
vạch ra thành các đường trên màn hình vô tuyến.
Kết quả được đánh giá bằng thời gian quy định giữ súng ổn định trên bia
và dao động của súng là nhỏ nhất thời gian ổn định càng lâu thì VĐV đó có tính
ổn định càng tốt.
Đối với VĐV có trình độ tập luyện lâu năm hay có được thành tích đỉnh
cao thì độ ổn định được tính bằng thời gian mà VĐV đó có thể duy trì dược
súng ổn định trong khi thực hiện động tác giương súng trong vòng 9 điểm của bi
súng ngắn hơi.
- Bắn 60 viên, tính độ chụm 10 viên/1 bia (cm)
Cách thức tiến hành: Đối tượng kiểm tra vào vị trí bắn với số lượng đạn 10
viên, bắn ở tư thế đứng và bắn trên cùng 1 bia. Khi kết thúc người kiểm tra thu
bia đo độ chụm. Độ chụm được tính bằng khoảng cách giữa 2 viên xa nhất
(chiều ngang và chiều dọc của bia).
- Bắn tính điểm 60 viên (đ)
18
Cách tiến hành: Đối tượng kiểm tra vào vị trí bắn với số lượng 60 viên.
Khi kết thúc người kiểm tra thu bia chấm điểm. Thang điểm chấm là tổng điểm

của 60 viên đạn được tính theo điểm chạm trên bia (từ vòng 1 đến vòng 10).
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các công
trình nghiên cứu TDTT.
Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song:
+ Nhóm A là nhóm thực nghiệm: 6 VĐV
+ Nhóm B là nhóm đối chứng: 6 VĐV
Trong đó nhóm thực nghiệm tập các bài tập do chúng tôi lựa chọn, nhóm
đối chứng vấn tập theo các bài tập của các HLV CLB Bắn súng Hà Nội.
Thời gian thực nghiệm trong 3 tháng
Thời gian từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010 kết thúc.
* Nội dung thực nghiệm
Bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV súng ngắn bắn
nhanh lứa tuổi 15 - 17 do chúng tôi lựa chọn được thể hiện ở các kết quả nhiệm vụ 1 -
2. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh 2 số
trung bình.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê
Đề tài sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các số liệu thu thập (n <
30).
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các công thức sau:
- Số trung bình cộng:
n
x
x
i

=
- Độ lệch chuẩn:
2
δδ

=
- Phương sai:
19
( )
1
2
2


=

n
xx
i
δ
- So sánh hai số trung bình:
B
c
A
c
BA
nn
xx
t
22
δδ
+

=
(n < 30)

- Phương sai chung:
( ) ( )
2
22
2
−+
−+−
=

BA
BA
c
nn
xxxx
δ
(n < 30)
- Tính hệ số tương quan:
( )
( )
( )
( )


−−
−−
=
2
2
yyxx
yyxx

r
ii
ii
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2010 đến tháng 05/2011
được chia làm 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 02/2010 đến tháng 05/2010: Phân tích tài liệu
tham khảo, chọn tên đề tài và bảo vệ đề cương tại hội đồng khoa học.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng 10/2010: Giải quyết nhiệm vụ 1.
Trong giai đoạn này giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ sở lý luận
thực tiễn của đề tài, tài liệu phỏng vấn quan sát, tổ chức thực nghiệm tổng hợp,
phân tích tài liệu và xử lý số liệu bằng phương pháp toán học thống kê.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 10/2010 đến tháng 03/2011: Giải quyết nhiệm vụ
2.
- Giai đoạn 4: Từ tháng 03/2011 đến tháng 05/2011. Viết hoàn thiện đề tài
chuẩn bị báo cáo trước hội đồng khoa học.
20
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện, sức bền chuyên môn
của nam VĐV súng ngắn bắn nhan CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 – 17
3.1.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn của nam
VĐV súng ngắn bắn nhanh CLV bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 – 17.
Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn của nam
VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 – 17 chúng tôi
tiến hành đánh giá thực trạng một số vấn đề dưới đây:
- Nghiên cứu thực trạng kết quả thi đấu của nam VĐV súng ngắn bắn
nhanh CLB bắn súng Hà Nội thông qua một số giải thi đấu.
- Nghiên cứu hiện trạng kế hoạch tập luyện một năm của súng ngắn bắn

nhanh CLB bắn súng Hà Nội.
- Nghiên cứu hiện trạng các bài tập nâng cao sức bền chuyên môn của
môn súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội.
Kết quả thi đấu của VĐV là sự phản ánh khách quan trình độ tập luyện
của VĐV ở mọi góc độ kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý… Tuy nhiên trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ sức bền chuyên môn của nam VĐV
súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội chúng tôi đi sâu phân tích thành
tích bắn thi đấu của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội so
sánh với thành tích của VĐV hai đội Quân Đội và Bộ Công An. Từ đó đánh giá
sức bền chuyên môn của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội
một cách chính xác và khách quan nhất.
Chúng tôi tiến hành thu thập kết quả thi đấu của nam VĐV các đội Hà
Nội, Quân Đội và Bộ Công An qua 3 giải: giải cúp, giải trẻ, giải vô địch năm
2008. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1
21
Qua kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy: Bài bắn 60 viên tính điểm được
chia 6 lần bắn, mỗi lần 10 viên (gọi là các chục). Kết quả ở các chục cho thấy đội
tuyển súng ngắn bắn nhanh CLB Hà Nội có số điểm đều thấp hơn đội Quân Đội và
Bộ Công An. Ở giải cúp chục một của đội Hà Nội chỉ đạt 83 điểm thấp hơn Quân
Đội 3 điểm và thấp hơn Bộ Công An 1 điểm. Ở các chục, tiếp theo thành tích có
tăng song không đáng kể so với các đội Quân Đội và Bộ Công An, đều thấp hơn từ
2 đến 4 điểm. Ở giải trẻ và giải vô địch cũng tương tự như vậy thành tích bắn ở các
chục 1 và 4 của VĐV Hà Nội đều thấp hơn từ 2 đến 5 điểm so với đội Quân Đội và
Bộ Công An. Một điều đặc biệt dễ nhận thấy qua bảng thống kê đó là thành tích
bắn của VĐV Hà Nội giảm rất nhiều so với các chục đầu. Ở chục thứ 6 thành tích
giảm so với chục thứ 5 và giảm từ 5 đến 11 điểm ở chục này so với các đội Quân
Đội và Bộ Công An.
Sự chênh lệch và giảm sút về điểm của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB
bắn súng Hà Nội được biểu hiện rất rõ ở các chục cuối, điều này cho thấy sự giảm
sút rõ rệt về thể lực của VĐV Hà Nội. Do sức bền chuyên môn của VĐV kém dẫn

đến khả năng phối hợp kỹ thuật kém cũng như không tạo được thời cơ bóp cò.
Chính vì vậy mà điểm chạm trên bia cũng không tốt, đạn đi xa trung tâm. Trong khi
đó thành tích bắn của đội Quân Đội và Bộ Công An tương đối tốt và ổn định số điểm
đạt được ở các chục tương đối đồng đều và có xu hướng tăng ở các chục 2 và 6.
Như vậy thành tích trong thi đấu của các nam VĐV súng ngắn bắn nhanh đội
Hà Nội kém hơn rõ rệt so với các nam VĐV ở đội Quân Đội và Bộ Công An. Để
làm rõ vấn đề này chúng tôi cũng đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng kế hoạch tập
luyện một năm của đội súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội, kết quả được
chúng tôi trình bày tại bảng 3.2.
22
Bảng 3.2 Hiện trạng kế hoạch tập luyện một năm của đội súng ngắn bắn
nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 - 17
Nội dung
Chu kỳ I
(02/2010 - 06/2010)
Chu kỳ II
(07/2010 – 12/2010)
Số giờ tập kỹ thuật 70 buổi = 210h 95 buổi = 285h
Số giờ tập chiến thuật 12 buổi = 36h 15 buổi = 45h
Số giờ tập thể lực chung 20 buổi = 60h 25 buổi = 75h
Số giờ tập thể lực chuyên môn 25 buổi = 75h 35 buổi = 105h
Số giờ thi đấu 14 buổi = 42h 20 buổi = 60h
Số giờ lý thuyết 5 buổi = 10h 8 buổi = 16h
Tổng số giờ 146 buổi = 433h 180 buổi = 586h
Thông qua kết quả bảng 3.2 cho thấy:
Số giờ tập thể lực chung là 45/344 buổi chiếm 13.08% và số giờ tập thể lực
chuyên môn là 60/344 buổi chiếm 17.44%. Như vật số giờ giành cho việc tập luyện
thể lực của các nam VĐV súng ngắn bắn nhanh Hà Nội là rất ít. Trong khi đó số
giờ tập luyện kỹ thuật lại tương đối nhiều 165/344 buổi chiếm 47.96%. Từ đó có
thể phần nào nhận thấy nguyên nhân chính gây nên thành tích thi đấu yếu hơn so

với các đội khác của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh Hà Nội tại các giải thi đấu.
Để đánh giá chính xác hơn nữa thực trạng sức bền chuyên môn của nam
VĐV súng ngắn bắn nhanh Hà Nội chúng tôi đã lựa chọn một số test: Giữ súng sau
khi bắn tính thời gian ổn định (s); giữ súng trên tay trong 1 phút tính thời gian ổn
định (s); Bắn 60 viên tính độ chụm 10 viên/bia (cm); Bắn 60 viên tính điểm và tiến
hành phỏng vấn các giáo viên bắn súng trường Đại học TDTT Bắc Ninh cùng các
HLV đội Hà Nội, Quân Đội và Bộ Công An, để lựa chọn một số test đánh giá sức
bền chuyên môn cho các nam VĐV súng ngắn bắn nhanh. Kết quả phỏng vấn dược
trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam
VĐV súng ngắn bắn nanh CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 – 17 (n = 15)
Kết quả phỏng vấn
23
Đồng ý Không đồng ý
n % n %
1 Bật bia 1 (lần/phút) 15 100% 0 0%
2
Giữ súng sau khi bắn tính thời gian ổn
định (s)
3 12% 12 88%
3
Giữ súng trên tay trong 1 phút tính thời
gian ổn định giữ súng (s)
15 100% 0 0%
4 Bắn 30 viên tính độ chụm 6 viên/bia (cm) 13 93.7% 2 6.3%
5 Bắn 30+30 viên tính điểm (đ) 11 81.3% 4 18.7%
Qua bảng 3.3. cho thấy: có 3 test đưa ra phỏng vấn có câu trả lời đồng ý đạt
từ 81.3% đến 100%. Cụ thể là:
+ Test bật bia 1 số người được hỏi đồng ý là 15, chiếm tỷ lệ là 100%.
+ Test giữ súng trên tay trong 1 phút, tính thời gian ổn định (s) số người được

hỏi đồng ý 15 người chiếm tỷ lệ 100%.
+ Test bắn 60 viên tính độ chụm 10 viên/1bia (cm) số người được hỏi đồng ý
13 người chiếm 93.7%.
+ Test bắn 60 viên tính điểm (đ) số người được hỏi đồng ý 11 người chiếm tỷ
lệ 81.3%.
3.1.2. Xác định độ tin cậy của test
Sau khi lựa chọn được các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV
súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 – 17 test đã được lựa chọn
chúng tôi sử dụng phương pháp Retest. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Xác định độ tin cậy của các test.
STT Test
Kết quả
r
Lần 1
δ
±x
Lần 2
δ
±x
1
Giữ súng trên tay trong 1 phút. Tính
thời gian ổn định (s)
23.59 ± 1.90 22.25 ± 2.2 0.96
24
2
Bắn chụm 30 viên tính độ chụm 6
viên/bia (cm)
13.25 ± 0.70 14.79 ± 0.80 0.95
3 Bắn 30+30 viên tính điểm (đ) 91.40 ± 2.1 89.85 ± 2.5 0.94
Qua bảng 3.4 cho thấy:

Kết quả giữa 2 lần lập test có hệ số tương quan 0.9 < r < 1 cụ thể là:
+ Test giữ súng trên tay trong 1 phút tính thời gian ổn định (s) có số r = 0.96
điều đó khẳng định kết quả giữa 2 lần lập test có mối tương quan rất mạnh đảm bảo
độ tin cậy.
+ Test bắn 60 viên tính độ chụm 10 viên/bia (cm) có r = 0.95 điều đó khẳng
định kết quả giữa 2 lần lập test có mối tương quan rất mạnh đảm bảo độ tin cậy.
+ Test bắn tính điểm 60 viên (đ) có r = 0.94 điều đó khẳng định kết quả giữa
2 lần lập test có mối tương quan rất mạnh đảm bảo độ tin cậy.
3.1.3. Xác định tính thông báo của các test
Để xác định tính thông báo của test chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối
tương quan của các test đã lựa chọn với thành tích thi đấu. Chúng tôi dùng các test
trên kiểm tra trên 12 nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội, số
liệu thu được sử dụng làm biến số “X”, còn thành tích thi đấu vòng tròn một lượt làm
biến số “Y”. Cuối cùng công thức tính hệ số tương quan r kết quả được trình bày ở bảng
3.5.
Bảng 3.5. Hệ số tương quan của các test lựa chọn với thành tích thi đấu của
nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội (n = 12)
STT Test r p
1 Giữ súng trên tay 1 phút tính thời gian ổn
định (s)
0.91 < 0.05
2
Bắn 2 loạt 8″ tính độ chụm 6 viên/bia
0.81 < 0.05
3
Bắn 2 loạt 6″ tính độ chụm 6 viên/bia
0.83 < 0.05
4
Bắn 2 loạt 4″ tính độ chụm 6 viên/bia
0.85 < 0.05

25

×