Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện bóng chuyền hơi trên địa bàn huyện thuận thành bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.19 KB, 43 trang )


M U
Ngành thể dục thể thao càng đợc thể hiện rõ vai trò của mình trong thời
đại phát triển nh vũ bão của CNH - HĐH và đặc biệt là công nghệ thông tin
nh hiện nay. Hoạt động TTDTT không chỉ giúp con ngời nâng cao sức khoẻ,
phát triển cơ thể cân đối toàn diện về thể lực ,trí tuệ cần thiết ,tạo điều kiện
cho công việc nâng cao năng suất lao động, có năng lực t duy sáng tạo mà
thậm trí còn giúp họ có đợc sự cân bằng trong cuộc sống và thúc đẩy xã hội
ngày càng phát triển hơn trên con đờng đổi mới và xây dựng đất nớc.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, hoạt động TDTT đã
và đang phát triển không ngừng. Nó đã trở thành một bộ phận quan trọng
không thể thiếu đựơc trong hoạt động văn hoá, tinh thần đời sống của nhân
dân ta.
Mục tiêu của TDTT quần chúng ở nớc ta là bảo vệ và tăng cờng sức
khoẻ cho nhân dân. Từ đó tạo tiền đề cho con ngời phát triển toàn diện. Trong
dự thảo nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV có đoạn viết: Phát triển
mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng cả về bề rộng lẫn chìêu sâu, làm cho
TDTT thực sự là một phơng tiện đại chúng, góp phần bảo vệ và tăng cờng cho
nhân dân, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của đất nớc . Muốn
phát triển đựơc phong trào TDTT, thì không thể thiếu đợc vai trò của thể thao
quần chúng vì nó đóng vai trò và nền tảng cơ sở cho các lĩnh vực TDTT.
Bóng chuyền đợc phát triển rộng rãi ở nớc ta, nó là môn thể thao hấp dẫn
phù hợp với mọi trình độ, lứa tuổi khác nhau. Những năm gần đây đựơc sự
quan tâm của Đảng nhà nứơc và ngành TDTT lên trình độ bóng chuyền của n-
ớc nhà đã có sự phát triển vợt bậc, đặc biệt là đã có vị trí cao trong làng bóng
chuyền khu vực Đông Nam á. Đối với hệ thống giáo dục thể chất. Bóng
chuyền đợc coi là trong những môn thể thao trọng điểm.
Cùng với những thành tích của môn bóng chuyền nói chung thì gần đây
bóng chuyền hơi cũng có đợc sự phát triển rất đáng khích lệ. Tuy là một môn
thể thao mới có xuất sứ từ Trung Quốc và xuất hiện ở Việt Nam trên quê hơng
đất tổ đã đợc vài ba năm nay đây là môn thể thao mới có luật chơi tơng tự môn



1

bóng chuyền nên bóng chuyền hơi nhanh chóng chiếm đựơc cảm tình của của
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện. Điều này có đựơc là do
đặc thù bóng chuyền hơi rễ tổ chức tập luyện , không đòi hỏi tốn kém về kinh
phí, trang thiết bị, rất phù hợp với thể chất của ngời Việt Nam, lại tăng cờng
sức khoẻ, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thn của nhân dân.
Tuy là môn thể thao mới đa vào tập luyện nhng đã đựơc tổ chức ở các giải
phong trào chủ yếu là dành cho đối tợng là ngời cao tuổi và phụ nữ nó góp
phần thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT của toàn dân.
Bắc Ninh là một tỉnh có phong trào bóng chuyền hơi phát triển khá
mạnh. Đã có nhiều địa phơng thành lập đợc CLB bóng chuyền hơi thờng
xuyên tập luyện nhất là huyện Thuận Thành.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy rằng môn bóng
chuyền hơi của huyện Thuận Thành vẫn cha đợc sự quan tâm đúng. Hầu hết
các CLB đợc thành lập là do sự yêu thích và đam mê của một bộ phận quần
chúng nhân dân nên mới chỉ dừng lại ở mức tự phát. Bên cạnh đó là sự thờ ơ
của chính quyền địa phơng lên kinh phí, trang thiết bị, sân bãi tập luyện còn
nhiều thiếu thốn. Để duy trì hoạt động là do các thành viên trong CLB tham
gia đóng góp chứ cha có đợc sự đầu t của chính quyền và các nhà tài trợ.
Thậm chí một số ngời còn có suy nghĩ sai lệch cho rằng bóng chuyền hơi chỉ
phù hợp với phái nữ và ngời cao tuổi nên ý nghĩa của môn này còn bị xem
nhẹ, không đựơc chú trọng quan tâm ngang bằng so với các môn thể thao
khác. Những nguyên nhân trên đã làm hạn chế sự phát triển của phong trào tập
luyện bóng chuyền hơi trên địa bàn huỵên Thuận Thành.
Do vậy việc tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện môn
bóng chuyền hơi là một vấn đề cần đợc quan tâm đặt ra cho toàn xã hội. Đặc
biệt là đối với huỵên Thuận Thành.
Hơn nữa từ trớc đến nay cha có ai nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, hạn

chế và các giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào môn bóng chuyền hơi trên địa
bàn huyện Thuận Thành. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã
mạnh dạn lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài.

2


!""
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là t liệu cho các nhà chuyên môn và
quản lý trong lĩnh vực thể thao quần chúng và những định hớng thay đổi cần
thiết, phù hợp với công tác quản lý điều hành nhằm thúc đẩy sự phát triển của
môn bóng chuyền hơi ở Việt Nam.
#$% &'Trên cơ sở đánh giá thực trạng những vấn đề
xác định những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, đề tài sẽ để lựa chọn đợc
về bớc đầu ứng dụng một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn và tình khả thi,
nhằm thúc đẩy phát triển phong trào tập luyện môn bóng chuyền hơi trên địa
bàn huyện Thuận Thành.
* Mc tiờu nghiờn cu: t c mc ớch nghiờn cu , ti xỏc
nh 2 mc tiờu sau:
- Thc trng s phỏt trin mụn búng chuyn hi ca huyn Thun
Thnh.
- Nghiờn cu la chn gii phỏp v ng dng gii phỏp nhm phỏt trin
phong tro tp luyn búng chuyn hi ca huyn Thun Thnh.
* i tng nghiờn cu:
L phong tro tp luyn búng chuyn hi trờn a bn huyn Thun
Thnh
* a im nghiờn cu:
a im nghiờn cu c tin hnh ti huyn Thun Thnh v trng
i hc TDTT Bc Ninh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về TDTT.
Thế kỷ XX đã đi qua, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với
nhiều thách thức mới. Thế kỷ XX là thế kỷ nhân dân ta đấu tranh oanh liệt,
giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng CNXH. Thế kỷ của những
chiến công và thắng lợi của của công cuộc đổi mới và từng bước đưa nước ta
quá độ lên CNXH. Nhân dân ta xây dựng được một khối đại đoàn kết dân tộc,
tạo lên sức mạnh to lớn một lòng chiến đấu vì Tổ quốc.
Nhận thức được vai trò của TDTT đóng góp một phần vô cùng quan
trọng trong công cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước. Vì vậy ngay từ khi
nước ta được thành lập chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký xác lÖnh số 38 thiết lập
trong bộ quốc gia giáo dục một nha thanh niên và thể dục. Cũng trong ngày
27/03/1946, Người ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Từ đây ra phong trào
tập luyện TDTT quần chúng được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong cả
nước.
Ngày 02/10/1988 ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị đầu tiên của Đảng về
lĩnh vực TDTT. Mặc dù nền TDTT còn non trẻ song được sự quan tâm của
Đảng, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào tập luyện TDTT dã có
nhiều phát triển thu hút được mọi tầng lớp của nhân dân trong xã hội.
Để hoạt động TDTT được phát triển một cách vững mạnh trong thời
đại mới thì một trong những công việc quan trọng phải làm là “ Xã hội hóa
TDTT”. Trong chỉ thị số 36TW ngày 24/03/1994 của Đảng đã viết xã hội hóa
TDTT tức là “ Xã hội hóa tổ chức hoạt động dưới sự quản lý thống nhất của
nhà nước” .
Đại hội Đảng lần thứ VII( 1992) đã tiếp tục khẳng định “ Các vấn đề
chính sách xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa”


4

Trong văn kiện đã chỉ rõ “ Thực hiện phương châm đẩy mạnh xã hội
hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, TDTT, y tế dân số kế hoạch hóa gia
đình và các mặt xã hội khác vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất,
tinh thần và thể lực của nhân dân” .
Trong dịp tổng kết 3 năm thực hiện chỉ thị 36CT/TW đồng chí Nguyễn
Phú Trọng- ủy viên Bộ chính trị đã khẳng định “ Nói một cách chung nhất xã
hội hóa TDTT là coi TDTT là sự nghiệp của nhân dân, của toàn xã hội. Nhân
dân là người sáng tạo, thực hiện và thưởng thức các thành quả của hoạt động
TDTT.
Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, cơ quan chính
quyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng
cốt”.
1.1.1.Xã hội hóa con người về TDTT.
Những nội dung xã hội con người đều phản ảnh qua thực tiễn hoạt
động TDTT của con người trong xã hội. Thể dục chính của xã hội hóa con
người về TDTT là:
- Về mặt thể chất con người
+ Giúp con người nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất thích ứng với
môi trường xã hội
+ Nâng cao tinh thần, ý chí, đạo đức, lối sống quan hệ xã hội để phát huy
nhân cách của con người trong xã hội.
+ Giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt : Đức – Trí – Thể
- Mỹ.
- Về mặt xã hội:
+ Hình thành và nâng cao bản sắc dân tộc lối sống văn minh tiến bộ của
dân tộc.
+ Hình thành tinh thần đoàn kết, hữu nghị giúp đỡ tiến bộ.
+ Nâng cao truyền thống hào hùng của dân tộc, yêu độc lập tự do.


5

+ Xây dựng cộng đồng xã hội hòa hợp, cân bằng và ổn định thông qua đời
sống văn hóa lành mạnh mà TDTT đem lại,
- Về mặt kinh tế
+ Thông qua hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT góp phần nâng cao chất
lượng vật chất và tinh thần của con người, làm tăng chất lượng lực lượng lao
động sản xuất có năng suất cao hiệu quả.
+ Thông qua hoạt động thi đấu thể thao tiến hành tuyên truyền quảng cáo,
hàng hóa, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
+TDTT đòi hỏi chất lượng phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dụng
cụ, trang thiết bị TDTT.
+ Ngành TDTT không chỉ mang giá trị về văn hóa mà còn là ngành kinh tế
đem lại lợi nhuận cao thông qua nhu cầu giao lưu thi đấu TDTT.
- Quan hệ quốc tế.
+ Thông qua hệ thống thi đấu thể thao giữa các châu lục giữa các khu vực
Đông Nam Á ở các môn thể thao góp phần nâng cao sự giao lưu Việt Nam
với các nước lân cận và thế giới.
+ Nâng cao vị thế chính trị và xã hội của Việt nam với thế giới.
+ Nhiệm vụ xã hội hóa TDTT nhằm chuyển hóa những chức năng của
TDTT vào đời sống xã hội và trong hoạt động thực tiễn của con người.
Thông qua xã hội hóa TDTT một cách đa dạng sẽ có khả năng tuyên
truyền thu hút đông đảo quần chúng và lôi cuốn các tổ chức xã hội tham gia
điều hành các hoạt động này. Từ đó nhằm thúc đẩy phong trào ngày càng phát
triển.
1.2. Kế hoạch triển khai đề án xã hội hóa TDTT thành phố Bắc Ninh –
tỉnh Bắc Ninh .
- Để tăng nhịp độ phát triển sự nghiệp TDTT phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN làm cho TDTT là sự nghiệp

của nhân dân ,của toàn xã hội.Nhân dân là người sáng tạo người thực hiện và
thưởng thưc các thành quả lao động TDTT tạo điều kiện cho mọi tổ chøc, tập

6

thể ,cá nhân có trách nhiệm tự nguyện và bình đẳng ,hỗ trợ đóng góp nhân lực
,tiền tài,trí tuệ để phát triển TDTT. Mở rộng nguồn đầu tư, khai thác mọi tiềm
năng trong xã hội. Tăng cường nội lực kết hợp với khai thác năng lực khoa
học công nghệ đầu tư nước ngoài để phát triển TDTT của huyện nhà.
1.2.1.Mục tiêu tổng quát của xã hội hóa TDTT huyện Thuận Thành
Xã hội hóa TDTT là cuộc vận động để tổ chức để ngày càng có nhiều
người trực tiếp tham gia tập luyện TDTT hoặc đóng góp vào các hoạt động
TDTT nhằm tạo nhanh sự phát triển của TDTT góp phần cải tạo nòi giống
,tăng cường sức khỏe ,thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần …Xã
hội hóa TDTT thực sự trở thành hoạt động “của dân,do dân,vì dân”. Phấn đấu
hoàn thành vượt mức kế hoạch ,phát triển TDTT hằng năm và quy hoạch
phát triển đến năm 2015.
- Phấn đấu có đủ cơ sở tập luyện TDTT thường xuyên cho các trung tâm
xã ,phường , cho 15% dân số trong huyện . Phòng văn hóa thể thao huyện có
thêm một số cơ sở vật chất mới như bể bơi ,sân tennis ,nhà thi đấu.
- Hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao với nhiều hình thức từ
huyện đến các xã ,thị trấn phù hợp với nền kinh tế địa phương vùng ,để đảm
bảo lực lượng mạnh ttrong các môn của huyện ,đồng thời phát triển mạnh một
số môn thể thao mới có chọn lọc.
- Huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách của tỉnh để xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho ngành TDTT ở xã ,thị trấn trong huyện.
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội TDTT nhằm thực hiện
đầy đủ chức năng nhiệm vụ của tổ chức này dưới sự lãnh đạo của Đảng ,sự
quản lý của nhà nước thông qua sở TDTT.
1.2.2.Nội dung, biện pháp triển khai xã hội hóa TDTT ở huyện Thuận

Thành – Bắc Ninh.
+ Đa dạng hóa các loại hình thức đơn vị TDTT quần chúng ở các xã ,thị
trấn trong huyện.

7

+ Vận động phổ biến tri thức cho toàn dân để họ trực tiếp tham gia tập
luyện TDTT tạo điều kiện mở rộng tổ chức hoạt dộng TDTT ở các xã,thị trấn
trong huyện. Khuyến khích xây dựng các loại hình hoạt động TDTT ở các xã,
thị trấn trong huyện.
+ Khuyến khích xây dựng các loại hình hoạt động TDTT ở các xã , thị
trấn trong huyện của quần chúng như: câu lạc bộ TDTT từng môn hoặc đa
môn, các trung tâm TDTT ,trung tâm văn hóa thể thao , các câu lạc bộ gia
đình thể thao.
+ Khuyến khích mọi nguồn đầu tư tự nguyện trong xã hội ,trong nhân dân
để mở rộng các đơn vị TDTT cơ sở làm tăng tài sản của TDTT ngoài đầu tư
của nhà nước.
+ Mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ TDTT, đặt dưới sự quản lý của
cơ quan TDTT nhà nước ,theo pháp luật.
+Tiếp tục cải tiến hệ thống thi đấu TDTT làm tăng cường nguồn thu và
nguồn tài trợ từ các cuộc thi đấu TDTT ,lành mạnh hóa cuộc thi đấu thể thao.
+ Cải tiến hệ thống các cuộc thi đấu TDTT quần chúng các xã ,thị trấn
trong huyện .Tiếp tục lành mạnh hóa các cuộc thi đấu thể thao.
+ Khuyến khích các doang nghiệp ,tư nhân tự nguyện tài trợ và tham gia
vào ban tổ chức các cuộc thi đấu thể thao.
+ Sử dụng mọi biện pháp kinh tế hợp pháp kinh tế hợp pháp để tăng cường
nguồn thu trong các cuộc thi đấu thể thao.
+ Khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, các câu lạc bộ các tổ chức xã
hội .
+ Các doanh nghiệp trong và ngoài huyện ,tỉnh để dầu tư xây dựng cơ sở

vật chất TDTT cho huyện.
+ Đảm bảo cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã
hội về TDTT.
+ Trung tâm văn hóa thể thao huyện phối hợp với các ngành hưu quan ,các
đoàn thể chính trị xã hội, sở TDTT tỉnh, các doanh nghiệp xây dựng thiết chế

8

TDTT theo mô hình xã hội văn hóa và thiết chế TDTT ở đơn vị TDTT sớm
đưa các hoạt động xã hội về TDTT phù hợp tình hình phát triển kinh tế ở
từng vùng dân cư phù hợp vợi từng môn thể thao truyền thống.
+ Từng bước đổi mới công tác cán bộ trong các tổ chức xã hội về TDTT theo
hướng tăng cường sử dụng những người có tài năng chuyên môn ,có uy tín
từng môn thể thao làm cán bộ nòng cốt. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối
với hướng dẫn thể thao cho các xã, thị trấn trong huyện. Tăng cường đội ngũ
cán bộ huấn luyện, trọng tài nghiệp dư cho các xã ,thị trấn trong huyện .
1.2.3.Các bước triển khai xã hội hóa TDTT ở huyện Thuận Thành.
+ Bước thứ nhất:
Nhiệm vụ chính là tăng cường tuyên truyền , giáo dục để nhận thức đúng
về chủ trương xã hội TDTT .Bước đầu thể chế hóa về chủ trương xã hội hóa
TDTT .
Triển khai thực hiện xã hội hóa TDTT một cách đồng bộ trong toàn huyện
nhưng có chọn lọc một số nội dung chính để có hiệu quả thiết thực ở một số
đơn vị trọng điểm.
Tuyên truyền giáo dục về xã hội hóa TDTT phòng văn hóa thể thao huyện
sẽ xây dựng chương trình nghiên cứu tổng kết thực trạng xã hội hóa, điều tra
thực trạng xã hội và nhu cầu TDTT của nhân dân theo định hướng.
Tổng kết lý luận và thực trạng phong trào việc thực hiện một số nội dung
chính sách của xã hội hóa TDTT để kiến nghị với tỉnh điều chỉnh và bổ sung.
Tuyên truyền vận động hướng dẫn tăng cường hướng dẫn nhân dân tham

gia tập luyện TDTT.Khuyến khích mở rộng các hình thức tập luyện thể thao ở
các xã, thị trấn trong huyện của quần chúng với nhiều hình thức .Tiến hành
cấp giấy phép cho các đơn vị TDTTở các xã phường, thị trấn trong huyện
theo quy chế quản lý.
Cải tiến hệ thống thi đấu thể thao quần chúng từ huyện đến cơ sở phù hợp
với điều kiện kinh tế sát thực tiễn .Tăng nguồn tài trợ. Mở rộng các lớp bồi

9

dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên , trọng tài thể thao quần chúng ,tăng cường
nguồn thu nhập trong hoat động thi đấu .
+Bươc thứ hai:
Chủ trương xã hội hóa TDTT được triển khai ở bước thư 2 với nhiệm vụ
chính sau đây :
Phát triển cơ bản vững chắc các đơn vị tập luyện TDTT ở các xã, thị trấn
trong huyện với nhiều loại hình phong phú
Có thiết chế ,cơ chế quản lý nhà nước về TDTT phù hợp với cơ sở
Có cơ sở vật chất TDTT tối thiểu , ổn định cho từng xã thị trấn trong huyện
tập luyện TDTT .
Có hướng dẫn viên và có tài liệu hướng dẫn tập luyện ,có trọng tài TDTT
quần chúng và tài liệu hướng dẫn .
Có chương trình thi đấu hàng năm ổn định và có nguồn kinh phí huy động
tự nguyện trong xã hội ,trong nhân dân .
Có hướng dẫn tự kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn tư tập luyện
Phát triển vững chắc các cơ sở tập luyện TDTT
1.3. Đặc điểm bóng chuyền hơi
1.3.1. Bóng chuyền hơi đối với sức khỏe mọi người.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người.Do đó nâng cao sức khỏe của
người dân chính là chức năng quan trọng nhất khi tham gia tập luyện TDTT
đồng thời là yếu tố tác động trực tiếp tới lao động sản suất ở vùng nông thôn.

Khi tham gia tập luyện môn thể thao thường xuyên , khoa học đều có tác dụng
tăng cường sức khỏe hoàn thiện giảm bớt bệnh tật , góp phần phát triển con
người toàn diện về mọi mặt Đức-Trí-Thể -Mỹ.
Bóng chuyền hơi là môn thể thao tập thể .Đặc điểm của luyện tập bóng
chuyền hơi là sự vận động của toàn bộ cơ thể giúp cho quá trình trao đổi năng
lượng được tốt hơn các cơ quan chức năng của cơ thể như hệ bài tiết, hệ tiêu
hóa, hệ hô hấp, hệ thần kinh cùng được hoạt động tốt.

10

Ngoài ra do sự đa dạng của các kỹ năng, kỹ xảo vận động và hành động thi
đấu khác nhau không chỉ về cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ
tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực của con người như sức nhanh, sức
mạnh , sức bền, mềm dẻo và khéo léo trong những động tác phối hợp.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền hơi còn có tác động tích cực tới việc phát
triển và hoàn thiện khả năng thích ứng định hướng nhanh cho người tập . Bởi
vì tập luyện và thi đấu bóng chuyền hơi đòi hỏi kỹ thuật hợp lý nhất trong vốn
dự trữ phong phú về kỹ thuật của mình, biết nhanh chóng chuyển từ một hành
động này đến hành động khác giúp họ đạt dược tính linh hoạt cao của quá
trình thần kinh.
Tập luyện bóng chuyền hơi nhiều năm, ngoài việc nâng cao các chức năng
hệ thống trong cơ thể phát triển thể chất con người, mặt khác còn giúp cho
người tập thể hiện ý chí quyết thắng ,ý thức tổ chức kỷ luật ,tính quyết đoán
trong việc xử lý các công việc, củng cố các kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong
cuộc sống. Mỗi kỹ thuật bóng chuyền hơi dù đơn giản hay phức tạp đều đòi
hỏi người tập vận động tay chân và toàn thân một lúc và kip thời . Khi tập
luyện thực hiện các động tác yêu cầu phải tập trung chú ý cao, lặp lại nhiều
lần qua đó từng bước giúp cho người tập tăng cường sức mạnh tay, chân, toàn
thân, hình thành khả năng xử lý nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo, tạo điều kiện
thích ứng với những hoạt động phức tạp trong lao động sản xuất cũng như

trong sinh hoạt hàng ngày .
Thông qua các trận thi đấu bóng chuyền hơi giữa các đội, thông qua các trận
thi đấu và niềm vui chiến thắng sẽ mang tới tinh thần sảng khoái vui vẻ cho
mọi người .
1.3.2. Bóng chuyền hơi là một môn thể thao quần chúng.
Bóng chuyền hơi là một môn thể thao quần chúng để phát triển trong mọi
tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Thuận Thành từ đó nâng cao sức khỏe
cho mọi người tạo sân chơi lành mạnh cho mọi người.Tuy là môn thể thao
mới nhưng nó cũng đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

11

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
.
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sẽ dự kiến sẽ sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp đọc, phân tích tài liệu tham khảo.
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
đề tài. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin, các tài
liệu chuyên môn có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Phỏng vấn trong nghiên cứu của đề tài được tiến hành bằng phiếu hỏi
trong đó nêu những câu hỏi đánh giá các mức độ quan trọng của các yếu tố do
.các lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trả lời. trên cơ sở kết quả
trả lời sẽ tổng hợp lựa chọn những nội dung được nhiều người đồng ý và đánh
giá cao.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Chúng tôi tiến hành quan sát tình hình thực tế và tổ chức thi đấu các

giải pháp TT ở cơ sở ,quan sát việc điều hành và huấn luyện ,sử dụng sân
bãi ,nhà tập ,đồng thời tham quan học hỏi thực tế của các địa phương khác đẻ
đối chiếu với hoàn cảnh của huyện Thuận Thành.
2.1.4. Phương pháp toán học thống kê.
Sử dụng phương pháp này nhằm tập hợp ,lựa chọn và xử lý các số liệu có
liên quan đến đề tài để đảm bảo độ tin cậy,tính khách quan.
Áp dụng công thức tỷ lệ tăng trưởng.

( )
( )
%
5,0
100
W
21
12
×
+

=
VV
VV

12

2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng
5/2011.
Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2010 đến tháng 4/2010 : Đọc tài liệu tham

khảo, xây dựng đề cương và bảo vệ đề cương, lập kế hoạch nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2010 đến 11/2010: Thu thập các tài liệu liên
quan đến đề tài, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, viết sơ bộ.
Giai đoạn 3: Từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011: hoàn chỉnh luận văn
báo cáo trước hội đồng khoa học.

13

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn bóng chuyền hơi trên
địa bàn huyện Thuận Thành.
3.1.1. Đặc điểm về công tác thể thao của huyện Thuận Thành.
Đặc điểm vị trí địa lý và dân số của huyện Thuận Thành
Thuận Thành là huyện nằm ở bờ Nam sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh,
phía Bắc giáp các huyện Tiên Du và Quế Võ danh giới là con sông Đuống.
Nam giáp huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên, tây giáp huyện Gia Lâm của
thành phố Hà Nội. Đông giáp các huyện Gia Bình và Lương Tài. Với diện
tích 11600 km
2
dân số là 136.100 người mật độ 1.72 người/1km
2
bao gồm thị
trấn Hồ và 17 xã.
Thuận Thành là huyện đồng bằng được phù sa sông Đuống bồi đắp
quanh năm. Khí hậu mang tính chất gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, lắm
nắng nhiều mưa, nhiệt độ trung bình 27 – 28
0
C đây là những điều kiện thuận
lợi để phát triển nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó huyện cũng có những

làng nghề thủ công truyền thống như nuôi tằm, ươm tơ dệt in hoa trên vải,
thêu ren xuất khẩu… cũng góp phần mang lại thu nhập đáng kể.Xuất phát từ
những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt của huyện Thuận Thành như có tiềm
năng phát triển kinh tế cùng với nhiều mặt thuận lợi có tác động mạnh để phát
triển phong trào tập luyện các môn thể thao. Vì thế mà số người tham gia tập
luyện thường xuyên cũng đông hơn.”Người tập luyện thường xuyên” là
những người tham gia tập luyện đảm bảo chế độ tối thiểu 2lần trên một
tuần.Theo số lượng thống kê về số người tập luyện các môn thể thao thường
xuyên trên địa bàn huyện Thuận Thành là 5000 người chiếm khoảng 3,6%
tổng số dân(136.100)người.Trong đó có khoảng 1000 người tham gia tập
luyện môn bóng chuyền hơi đây cũng là con số tương đối cao so với các môn
thể thao khác.

14

3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho các môn thể thao của
huyện Thuận Thành
Theo thống kê cho thấy, thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho tập
luyện các môn thể thao của huyện Thuận Thành được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1.Cơ sở vật chất dành cho tập luyện các môn thể thao trên
địa bàn huyện Thuận Thành.
TT Cơ sở vật chất Số lượng
1 Sân bóng chuyền 12
2 Sân Cầu lông 12
3 Sân Bóng chuyền hơi 8
4 Sân bóng đá 10
5 Bàn bóng bàn 10
Tổng 52
Qua bảng số liệu cho thấy: cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện Bóng
chuyền hơi còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu tập luyện của đông

đảo người dân trên địa bàn huyện.
- Các điểm tập luyện chủ yếu là sử dụng bãi đất trống như ở UBND các
xã, sân đình… và đều do cá nhân tự tổ chức, số sân bãi đều là sân tự tạo nên
không đúng quy cách kích thước do vậy mà ảnh hưởng đến tập luyện và phát
triển Bóng chuyền hơi.
Vì vậy để phong trào tậo luyện Bóng chuyền hơi phát triển mạnh về cả
chiều rộng lẫn chiều sâu thì các cơ quan chức năng của tỉnh cần có kế hoạch
khai thác hiệu quả các địa điểm tập luyện sân cỏ và mở rộng thêm các địa
điểm tập luyện mới. Qua đó sẽ thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân
tập luyện
3.1.3. Thực trạng về cán bộ văn hoá thể thao
Cán bộ là những người điều hành, người hướng dẫn, HLV làm cho
phong trào TDTT hoạt động có hiệu quả là lực lượng cán bộ chính, là nhân tố
ảnh hưởng quan trọng quyết định đến sự phát triển cả về số lượng và chất
lượng của phong trào.

15

Do vậy, phân tích và đánh giá thực trạng cán bộ là điều kiện hết sức cần
thiết để phong trào TDTT phát triển.
Bảng 3.2. Lực lượng cán bộ làm công tác thể thao của huyện Thuận Thành
TT Cán bộ thể thao
Số
lượng
Trình độ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung

Cấp
Không
chuyên
nghiệp
1 Bóng chuyền 15 2 5 8
2 Cầu lông 10 7 3
3 Bóng bàn 8 1 2 4 2
4 Vật 7 6 1
5 Võ 5 2 3
Như vậy qua bảng thống kê ta thấy không có cán bộ chuyên môn về
Bóng chuyền hơi mà chỉ có các cán bộ chuyên môn về Bóng chuyền sang
hướng dẫn. Đây là hạn chế rất lớn cho sự phát triển của phong trào
Bóng chuyền hơi ở nông thôn huyện Thuận Thành vì cán bộ TDTT là những
người đóng góp chính cho việc xây dựng phong trào đồng thời là những
người trực tiếp hướng dẫn cho người dân tập luyện Bóng chuyền hơi những
kỹ năng cơ bản.
3.1.4. Thực trạng giải thi đấu các môn thể thao hàng năm ở huyện
Thuận Thành.
Nói đến thể thao, dù ở thể thao thành tích cao hay phong trào thì cũng
không thể không nói đến thi đấu nhất là các môn thể thao với bóng đầy tình
huống hấp dẫn trong thi đấu thu hút được đông dảo mọi người. vì thế để đánh
giá thực trạng phong trào phát triển môn bóng chuyền hơi ở huyện Thuận
Thành, chúng tôi tiến hành đánh giá các giải thi đấu, qua khảo sát thực tế
chúng tôi đã thu được kết quả và thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3 Thực trạng các giải thi đấu các môn thể thao trong
năm 2009-2010 ở huyện Thuận Thành
TT
Năm

Giải cấp

Năm 2009 Năm 2010
Huyện Xã Thôn Lễ hội Tổng Huyện Thôn Lễ Tổng

16


hội
1 Bóng chuyền 3 2 1 10 16 4 2 2 10 18
2 Bóng đá 2 1 3 3 2 1 6
3 Bóng chuyền hơi 2 1 1 5 9 4 3 2 6 15
4 Vật 1 3 7 11 1 3 7 12
5 Bóng bàn 2 4 6 2 4 7
Từ bảng 3.3 cho thấy số giải bóng chuyền hơi được tổ chức thi đấu hàng
năm ở huyện Thuận Thành tham gia tương đối và ổn định. Nhưng nếu so với
số huyện và số xã hiện có ở huyện Thuận Thành thì số giải tổ chức như vậy
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu muốn tham gia thi đấu của những người tập
bóng chuyền hơi. .Cho nên còn rất nhiều người tập bóng chuyền hơi thường
xuyên mà không được thi đấu ở các giải điều đó sẽ ảnh hưởng tới hứng thú
và mục đích tập luyện của nhân dân.
Như vậy cho thấy nếu khai thác triệt để khả năng tổ chức giải thi đấu để
tăng cường số giải bóng chuyền hơi lên nhất là ở những đơn vị cơ sở chưa tổ
chức giải bóng chuyền hơi bao giờ thì hứng thú tập luyện bóng chuyền hơi
của nhân dân sẽ được nâng lên, từ đó sẽ thu hút ngày càng nhiều người tập
hơn.Việc tổ chức giải thi đấu không chỉ là để mọi người tham gia thi đấu học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau,kích thích mục đích và hứng thú tập luyện của nhân
dân mà đó còn là một hình thức tuyên truyền vận động mọi người tham gia
tập luyện bóng chuyền hơi một cách hiệu quả nhất.
Qua quá trình đánh giá thực trạng trên cho thấy hiện nay huyện Thuận
Thành có tiềm năng về con người(số người tập bóng chuyền hơi thường
xuyên.và tiềm năng về điều kiện tự nhiên(đất đai) có thể thúc đẩy phong trào

bóng chuyền hơi phát triển mạnh mẽ hơn.
3.2. Nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển phong trào tập
luyện môn bóng chuyền hơi trên địa bàn huyện Thuận Thành.
3.2.1.Nghiên cứu tiềm năng phát triển phong trào tập luyện môn bóng
chuyền hơi trên địa bàn huyện Thuận Thành.

17

Nghiên cứu tiềm năng giúp xác định, phát triển và khai thác được những
điều kiện thuận lợi của địa phương từ đó xác định phương hướng thích đáng
cho quá trình phát triển phong trào TDTT nói chung và môn bóng chuyền hơi
nói riêng.
3.2.1.1.Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các tiềm năng phát triển
phong trào bóng chuyền hơi ở huyện Thuận Thành.
Để nghiên cứu tiềm năng phát triển TDTT cần tập trung một số vấn đề
cơ bản sau:
- Tiềm năng về động lực kinh tế, chính trị xã hội.
- Tiềm năng về nhu cầu hoạt động và hưởng thụ TDTT của nhân dân.
- Tiềm năng về sự quan tâm đầu tư của gia đình đoàn thể và các tổ chức
xã hội.
- Tiền đề thuận lợi cho phát triển phong trào TDTT.
- Tiềm năng về điều kiện địa lý tự nhiên.
- Tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Tiềm năng về chuyên môn TDTT.
- Tiềm năng về kế hoạch, định hướng phát triển của các cấp ủy Đảng,
chính quyền về quản lý phong trào TDTT.
3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu tiềm năng phát triển phong trào tập
luyện môn bóng chuyền hơi.
Bóng chuyền hơi là môn thể thao tập thể nó có những đặc thù riêng .Để
nghiên cứu tiềm năng phát triển phong trào bóng chuyền hơi trên địa bàn huyện

Thuận Thành chúng tôi đã tổng hợp ý kiến đánh giá từ 39 cán bộ quản lý chuyên
môn, các cộng tác viên bóng chuyền về những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
phong trào bóng chuyền hơi của huyện Thuận Thành và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4 Những tiềm năng phát triển môn bóng chuyền hơi trên
địa bàn huyện Thuận Thành (n=39)
STT Nội dung
Số
người
đồng ý
Tỷ lệ(%)

18

1 Tiềm năng về nhu cầu hoạt động và hưởng thụ
TDTT của nhân dân huyện Thuận Thành
36 92,35
2 Tiềm năng về sự quan tâm đầu tư của gia đình
đoàn thể và các tổ chức xã hội
31 79,45
3 Tiền đề thuận lợi cho phát triển phong trào TDTT 29 74,3
4 Tiềm năng về kế hoạch, định hướng phát triển của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền về quản lý phong
trào TDTT
26 66,6
5 Tiềm năng của đội ngũ cán bộ chuyên môn 23 58,9
6 Tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật 20 51,2
7 Tiềm năng về điều kiện kinh tế xã hội 17 43,5
8 Tiềm năng về địa lý thuận lợi 15 38,4
Qua tổng hợp ý kiến bảng 3.4 cho ta thấy tiềm năng để phát triển phong
trào tập luyện môn bóng chuyền hơi của huyện Thuận Thành:

- Tiềm năng về nhu cầu hoạt động và hưởng thụ TDTT của nhân dân
huyện Thuận Thành chiếm tỷ lệ 92,3%
- Tiềm năng về sự quan tâm, đầu tư của gia đình, đoàn thể và các tổ chức
xã hội chiếm 79,4%
- Tiền đề thuận lợi để phát triển phong trào TDTT chiếm tỷ lệ 74,3%
a)Tiềm năng về nhu cầu hoạt động và hưởng thụ TDTT của nhân dân
huyện Thuận Thành
Thuận thành là một huyện có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã
hội. Con người Thuận thành vốn xuất thân từ một tỉnh nông nghiệp là chính
lên rất cần cù chịu khó. Cơ chế mở cửa của thời kỳ đổi mới, hoà với sự lớn
mạnh của cả nước huyện Thuận thành hiện nay được đánh giá là một huyện
phát triển tương đối mạnh có nhiều đổi mới về kinh tế văn hoá xã hội, giáo
dục. Con người Thuận thành năng động thông minh sáng tạo. Kết quả trong
những năm đổi mới huyện Thuận Thành đạt được tương đối nổi bật về các
mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Người Thuận thành nhận thức được vai trò của
giáo dục nói chung, trong đó huyện đã nhận thức được vai trò của TDTT nói
chung và giao dục thể chất nói riêng đóng góp tích cực giáo dục con người

19

phát triển toàn diện. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về mặt hưởng thụ
ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu hoạt động và hưởng thụ TDTT.
Qua tổng hợp ý kiến về nhu cầu tập luyện của các đối tượng dân cư trên
địa bàn huyện Thuận Thành về các môn thể thao nói chung và các môn bóng
chuyền hơi nói riêng cho thấy đa phần người dân đã ý thức được tác dụng tập
luyện TDTT nhu cầu tập môn thể thao tương đối cao nhất là các môn bóng
đá, bóng bàn, cầu lông…so với các môn thể thao khác thì nhu cầu tập luyện
các môn bóng chuyền hơi chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các môn thể thao
khác.Đây cũng chính là một tiềm năng rất lớn để phát triển phong trào bóng
chuyền hơi của huyện Thuận Thành.

Bảng 3.5.Nhu cầu tập luyện các môn thể thao của nhân dân trên địa
bàn huyện Thuận Thành.
STT Môn thể thao Số người tập luyện Tỷ lệ %
1 Bóng đá 2500 27,7%
2 Cầu lông 2000 22,2%
3 Bóng bàn 1500 16,6%
4 Bóng chuyền hơi 1000 11,1%
5 Đá cầu 850 9,4%
6 Võ 650 7,2%
7 Vật 500 5,5%
Tổng 9000 100%
Bóng chuyền hơi có sức hấp dẫn khá cao không chỉ vì yếu tố sức khoẻ, sự
nhanh nhẹn, đặc biệt còn thể hiện tinh thần đoàn thể, đoàn kết người tập. Đa
số mọi người dân trong huyện đều nhận thức được tác dụng của việc tập luyện
bóng chuyền hơi đối với sức khoẻ, ý thức được ý nghĩa tác dụng của tập luyện
bóng chuyền hơi. Đây chính là điều cốt lõi để giữ phong trào tập được bền
lâu, phát triển sâu rộng phong trào tập luyện bóng chuyền hơi của người dân.
b. Tiềm năng sự quan tâm, đầu tư của gia đình đoàn thể và tổ chức xã hội.
Kết quả của những năm đổi mới, huyện Thuận thành đạt được tương đối nổi
bật về mặt kinh tế văn hoá, xã hội. Người dân huyện Thuận thành nhận thức

20

rất rõ vai trò của giáo dục nói chung. Đặc biệt là giáo dục thể chất đã được
quan tâm hơn bao giờ hết. Lãnh đạo các cấp các ngành đã nhận thức được vai
trò của TDTT nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đối với sự phát triển
của nó đóng vai trò tích cực giáo dục con người phát triển toàn diện.
Qua khảo sát tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, các bộ chuyên
môn trong huyện Thuận thành chúng tôi thấy như sau:
Bảng 3.6. Mức độ quan tâm của gia đình , các tổ chức xã hội với bóng

chuyền hơi (n = 39)
TT Mức độ
Các tổ chức
Gia đình
Các đoàn thể
tổ chức xã hội
Các ngành
chức năng
Các đôi
tượng dân cư
khác
Số
người
đồng
ý
Tỷ lệ
(%)
Số
ngươi
Tỷ lệ
(%)
Số
người
đồng
ý
Tỷ lệ
(%)
Đồng
ý
Tỷ lệ

(%)
1 Rất quan
tâm
21 53.8 36 92.3 31 79.4 23 58.9
2 Ít quan tâm 26 66.6 21 53.8 31 79.4 29 74.3
3 Không quan
tâm
11 28.2 9 23.07 13 3.3 15 38.4
Từ bảng 3.6 cho thấy: Môn bóng chuyền hơi nhận được sự quan tâm của
các gia đình đoàn thể, các ngành chức năng bằng nhiều hình thức khác nhau
như cùng tổ chức phối hợp quản lý các hoạt động bóng chuyền hơi, tài trợ các
hoạt động tập luyện và thi đấu.
Các đối tượng dân cư trên địa bàn huyện thể hiện sự quan tâm thông qua
các hình thức theo dõi các hoạt động bóng chuyền hơi diễn ra trên địa bàn
huyện như theo dõi , trực tiếp tham gia tập luyện thi đấu… một cách thường
xuyên, chứng tỏ bóng chuyền hơi có sức cuốn hút đối với dân cư trên địa bàn
huyện, nếu được tổ chức khoa học và hợp lý sẽ lôi cuốn được đông đảo số
người tham gia tập luyện.
c. Tiền đề thuận lợi để phát triển phong trào TDTT

21

Trong những năm qua các cấp uỷ Đảng chính quyền và các đoàn thể đã
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
nên phong trào TDTT của huyện đã phát triển tương đối toàn diện về TDTT
quần chúng.
Công tác TDTT đã đem lại hậu quả tích cực, góp phần nâng cao sức
khoẻ, xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi
trong nhân dân, thu hút mọi tầng lớp trong xã hội vào những hoạt động rèn
luyện thân thể, vui chơi lành mạnh góp phần vào sự ổn định chính trị và phát

triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh.
Phong trào TDTT quần chúng của huyện được phát triển rộng rãi với
mọi đối tượng bằng nhiều hình thức phong phú, công tác giáo dục thể chất
trong nhà trường được quan tâm. Thành tích của các môn thể thao được nâng
cao rõ rệt, luôn là đơn vị dẫn đầu về công tác TDTT.
Trong xã hội bước đầu hình thành những nhân tố thuận lợi cho phát triển
TDTT như:
- Cơ cấu lứa tuổi trong nhân dân khác trước, tuổi thọ trung bình tăng lên.
Số người cao tuổi nhiều hơn, sự đam mê TDTT ở những người cao tuổi có
ảnh hưởng tới toàn xã hội.
- Mức thu nhập của số đông dân cư tăng, có thêm thời gian nhàn, phương
thức hưởng thụ đời sống của nhân dân khác trước nhu cầu thưởng thức văn
hoá tinh thần nhiều hơn.
- Một số điều kiện khác để phát triển TDTT cũng được cải thiện hơn
trước như số cán bộ, hướng dẫn viên TDTT, cơ sở vật chất TDTT có nhiều
hơn trước…
Các điều kiện tiền đề thuận lợi nêu trên đã làm xuất hiện nhiều nhân tố
mới , nhiều khả năng mới để phát triển phong trào TDTT, đòi hỏi nhà nước
cần tăng cường quản lý, hỗ trợ về cơ chế kinh tế từng bước hoàn thiện cơ sở
lý luận, luận chứng chứng khoa học phù hợp với đời sống,phù hợp với nhu

22

cầu của nhân dân và phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2.2. Nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển phong trào tập
luyện môn bóng chuyền hơi trên địa bàn huyện Thuận thành - Bắc ninh.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của cán bộ có liên quan, các đề tài của
nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này trên các điại bàn và các mục đích

khác nhau. Từ phân tích thực tế các yếu tố ảnh hưởng và các tiềm năng để
phát triển trên địa bàn. Chúng tôi có thể thống kê một số giải pháp cần được
nghiên cứu và đưa vào ứng dụng tuỳ thuộc vào từng địa phương như sau:
3.2.2.1. Nhiệm vụ và giải pháp chính.
a. Phát triển mạnh rộng khắp phong trào TDTT quần chúng, tiếp tục
đẩy manh công tác xã hội hoá TDTT.
- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể,
các ngành trong huyện về nhiệm vụ phát triển TDTT nhằm nâng cao thể lực,
bồi dưỡng ý chí, phát huy nhân tố con người đáp ứng yêu cầu của sự công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân trong huyện
hưởng ứng nhiệt tình tích cực tham gia vào phong trào “ Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tập trung vào lực lượng thanh niên học
sinh. Nâng cao chất lượng công tác TDTT trong nhà trường
- Đẩy mạnh công tác “ Xã hội hoá TDTT” đổi mới cơ bản các hình thức
và biện pháp quản lý nhà nước về TDTT. Dần dần chuyển giao phần lớn việc
điều hành hoạt động TDTT cho các tổ chức xã hội.
- Tiếp tục thành lập các câu lạc bộ, các tổ chức, các hội TDTT khuyến
khích vào tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dịch vụ hoạt động TDTT. Chú
ý quan tâm các hoạt động TDTT đối với người khuyết tật. Củng cố tăng
cường và mởi rộng sự phối hợp liên ngành tổ chức các giải thi đấu TDTT.
b. Chú trọng đào tạo cán bộ , HLV ,lực lượng VĐV thành tích cao của huyện.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý – đào tạo ngành TDTT.

23

- Mở rộng hệ thống các lớp nghiệp dư cho phòng Văn hoá thể thao huyện
phụ trách, tuỳ theo đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương,
đơn vị, ưu tiên xây dựng các lớp nghiệp dư trong trường Phổ thông, đảm bảo
đúng độ tuổi.

- Phân công HLV có trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn, phụ trách
huấn luyện các đội tuyển, các lớp nâng cao và cho mọi tầng lớp nhân dân
trong huyện.
- Tăng cường mở các lớp hướng dẫn viên , HLV, trọng tài cho các xã
trong huyện. Công tác đào tạo hướng trong tâm vào đối tượng các trường học.
Hàng năm có kế hoạch cụ thể mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ cho các giáo viên TDTT. Hàng năm có kiểm tra, tổng kết đánh giá, khen
thưởng những các nhân và đơn vị dạy tốt, có nhiều đóng góp cho công tác
TDTT của huyện cũng như của tỉnh.
- Thường xuyên cho các cán bộ TDTT, giáo viên, hướng dẫn viên,
HLV… trong huyện học các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ về
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
c. Kiện toàn tổ chức bộ máy TDTT.
- Cần củng cố bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ của ngành TDTT, sắp
xếp bố trí hợp lý cán bộ để dáp ứng được yêu cầu của phong trào và phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ công tác của ngành trong giai đoạn 2003-2010.
- Các xã thị trấn trong huyện tăng cường thực hiện công tác chỉ đạo của
phòng văn hoá thể thao huyện đảm bảo mỗi xã, phường đều có một cán bộ
TDTT chuyên trách.
- Các cơ quan xí nghiệp lớn đều phải có cán bộ chuyên trách TDTT.
- Các trường cần bổ sung cho đủ lực luợng giáo viên có trình độ.
- Đội ngũ huớng dẫn viên và trọng tài của các xã trong Huyện còn quá
mỏng nên trước mắt phải chú trọng mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
thường xuyên.
- Năm 2008, tất cả 100% số trường học trên địa bàn Huyện đều có giáo
viên TDTT với trình độ từ trung học TDTT trở lên.

24

d. Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất TDTT.

- Tận dụng tối đa những cơ sở vật chất có sẵn, tập trung xây dựng mới cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu phát triển của phong trào.
Phấn đấu mỗi xã có một sân vận động đúng tiêu chuẩn để tập luyện các môn
thể thao.
- Phòng văn hoá thể thao Huyện có sân vận động, nhà tập…
- Phòng văn hóa thể thao Huyện quy hoạch khu sân bãi, nhà tập luyện
các môn thể thao để đáp ứng yêu cầu hoạt động của phong trào.
- Trong năm 2011-2015 tất cả 100% các phưòng xã, thị trấn trên địa bàn
huyện phải có quy hoạch đất đai dành cho việc xây dựng các công trình thể
thao trình UBND cấp tỉnh.
e. Cơ chế chính sách.
- Xây dựng các chế độ đối với cán bộ, HLV, trọng tài có nhiều đóng góp
cho sự nghiệp TDTT.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT trong các xã, thi trấn trong Huyện
- Tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo sự quản lý thống nhất đối với
công tác TDTT.
3.2.2.2. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các giải pháp phát triển phong
trào tập luyện bóng chuyền hơi trên địa bàn huyện Thuận Thành - Bắc
ninh
Dựa trên quá trình nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển phong trào TDTT, tổng hợp ý kiến đánh giá từ 39 cán bộ quản lý và
chuyên môn TDTT các cấp của huyện Thuận thành để đề xuất những giải
pháp phát triển phong trào tập luyện bóng chuyền hơi trên địa bàn huyện
Thuận thành như sau:

25

×