Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả tổ chức phản công nhanh của thủ môn bóng ném trường đại học TDTT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.23 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TỔ CHỨC PHẢN CÔNG NHANH CỦA THỦ MÔN BÓNG NÉM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO
BẮC NINH - 2011
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TỔ CHỨC PHẢN CÔNG NHANH CỦA THỦ MÔN BÓNG NÉM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
Ngành: Giáo dục thể chất.
Mã số: 521.40206
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
T.s: Nguyễn Xuân Trãi
BẮC NINH - 2011
2
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC













…………… …………………….
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong đề tài là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TDTT : Thể dục thể thao.
Ts : Tiến sĩ.
Th.s : Thạc sĩ.
VĐV : Vận động viên.
K44 : Khóa 44.
NXB : Nhà xuất bản.
HN : Hà Nội.
ĐH : Đại học.
l : Lần.
s : Giây.
q : Quả.
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.
Thể
loại
Số thứ tự và tiêu đề Trang

Bảng 3.1: Thực trạng việc vận dụng chiến thuật tổ chức phản công
nhanh của thủ môn trong thi đấu Bóng ném.
21
5
Bảng 3.2: Thực trạng vận dụng chiến thuật tổ chức phản công
nhanh của thủ môn trong thi đấu Bóng ném.
22
Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng chiến thuật phản công nhanh phát
động từ thủ môn và các vị trí trên sân.
23
Bảng 3.4: Các nguyên nhân dẫn tới chiến thuật phản công nhanh
giữa thủ môn và VĐV ở các vị trí trên sân kém hiệu quả. (n=20).
24
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả
chiến thuật phản công nhanh giữa thủ môn và các vị trí VĐV trên
sân (n=50)
27
Bảng 3.6: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá hiệu quả việc
sử dụng chiến thuật phản công nhanh, giữa thủ môn và các vị trí
VĐV trên sân.
36
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
trước thực nghiệm.
38
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm.
38
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU… 4
1.1. Đặc điểm chung môn thể thao Bóng ném…………………… 4
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý………………………………… 4
1.1.2. Đặc điểm các bộ phận cấu thành chiến thuật……… 5
1.2. Chiến thuật trong Bóng ném………………………………… 6
1.2.1. Chiến thuật cá nhân………………………………… 6
1.2.2. Chiến thuật tập thể……………………………………. 8
1.3. Chiến thuật phản công nhanh………………………………… 11
6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU……. 17
2.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 17
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu…………. 17
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm……………………. 17
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm……………………… 17
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư
phạm……………………….
17
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm…………………. 18
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê……………………… 18
2.2. Tổ chức nghiên cứu……………………………………………. 19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………… 19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………… 19
2.2.3. Thời gian nghiên cứu………………………………… 20
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ…………………. 21
3.1. Đánh giá thực trạng vận dụng chiến thuật tổ chức phản
công nhanh của thủ môn Bóng ném Trường đại học TDTT Bắc
Ninh……………………………………………………………… 21
3.1.1. Thực trạng việc vận dụng chiến thuật phản công
nhanh của thủ môn Bóng ném……………………………… 21
3.1.2. Đánh giá hiệu quả vận dụng chiến thuật tổ chức

phản công nhanh của thủ môn Bóng ném………………… 22
3.2. Lựa chọn và đánh giá các bài tập trong việc nâng cao hiệu
quả tổ chức phản công nhanh của thủ môn Bóng ném Trường
đại học TDTT Bắc Ninh……………………………………………. 25
3.2.1. Cơ sở lựa chọn các bài tập trong bóng ném………… 26
3.2.2. Lựa chọn bài tập………………………………………. 27
3.2.3. Đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao hiệu quả
chiến thuật phản công nhanh giữa thủ môn và các vị trí
VĐV trên
sân…………………………………………………. 35
KẾT LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………… 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 42
PHỤ LỤC………………………………………………………………
7
MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được
trong đời sống của con người cũng như trong chính sách phát triển kinh tế xã hội
của Đảng, Nhà nước. Với mục đích bồi dưỡng và phát huy năng lực con người
nhằm phục vụ nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể lực, giáo dục nhân cách đạo
đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân, nâng cao năng xuất lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc…
Trình độ TDTT biểu hiện trình độ văn hoá năng lực sáng tạo của một dân
tộc, đồng thời là phương tiện giao lưu quốc tế tăng cường tình đoàn kết, hữu
nghị hợp tác, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nước trên thế giới.
Trong TDTT bao gồm nhiều loại hình phong phú trong đó Bóng ném là
một trong những môn thể thao đã và đang phát triển rộng rãi và khá phổ biến
trên toàn thế giới. Cũng như các môn thể thao khác như: Bóng đá, bóng chuyền,
điền kinh…Bóng ném chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục thể
chất và đạo đức cho con người. Bóng ném là môn thể thao, nó cũng như tất cả
các môn thể thao khác điều có tác dụng nhanh chóng nâng cao tố chất thể lực

8
của con người như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ, sự khéo léo, khả năng
phản ứng và sự phối hợp vận động.
Vào năm 1928 Liên đoàn Bóng ném thế giới được thành lập gọi tắt là
IHF. Sau gần 100 năm phát triển, môn thể thao này đã lan truyền khắp các Châu
lục thông qua giải Bóng ném vô địch thế giới 1970. Đến năm 1972 Bóng ném đã
được đưa vào chương trình thi đấu chính thức thế vận hội Olympic cho nam và
cho nữ 1976.
Bóng ném xuất hiện ở Việt Nam sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc
1954 khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới được bắt đầu. Phong trào tập
luyện Bóng ném phát triển rất nhanh trong học sinh phổ thông và đặc biệt là các
thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Định…
Trong thi đấu Bóng ném các VĐV chỉ sử dụng chủ yếu bằng đôi tay của
mình để thực hiện các kỹ thuật cơ bản như: Chuyền, bắt, dẫn và ném bóng vào
cầu môn của đối phương để ghi điểm, đồng thời ngăn cản không cho đối phương
tấn công ném bóng vào cầu môn của mình theo các luật đã quy định của IHF.
Chiến thuật phản công nhanh trong Bóng ném là chiến thuật nhóm rất hay
được sử dụng bởi tính bất ngờ và số lượng người tấn công áp đảo so với phòng
thủ. Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu về tình huống thủ môn là người phát động
phản công nhanh. Khi có bóng thủ môn tìm mọi cách đưa bóng nhanh chóng
sang phía bên cầu môn đối phương,các đồng đội không bóng nhanh chóng băng
lên trên, nhất là 2 vị trí tấn công biên phải chiếm khoảng chống ở phía trước
mặt, kéo giãn biên tạo điều kiện cho thủ môn chuyền bóng lên. Hoạt động phản
công nhanh này diễn ra rất nhanh và bất ngờ khi đối phương chưa khi về phòng
thủ, hoặc chỉ có 1 hoặc 2 đấu thủ đấu phương nhưng chưa kịp hình thành thế
trận phòng thủ. Trong thi đấu, chiến thuật phản công nhanh là rất quan trọng đạt
hiệu quả cao, ngoài ra nó còn là điểm khởi đầu cho các miếng đánh tiếp theo
như: Liên tiếp, xoay vòng… khi chiến thuật phản công bị lỡ nhịp.
Cũng qua việc thực tế tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu chúng tôi
thấy đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: Đàm Tuấn Anh “Nghiên

9
cứu ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển khả năng phản ứng cho thủ môn
Bóng ném”; Lò Văn Khiêm (1997) “Nghiên cứu dựng bài tập nâng cao khả năng
phòng thủ cho thủ môn”.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu nâng cao hiệu quả tổ
chức phản công nhanh cho thủ môn Bóng ném. Nhận thức được tầm quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả tổ chức phản công nhanh của thủ môn Bóng ném
ném tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả tổ chức phản
công nhanh của thủ môn Bóng ném Trường Đại học TDTT Bắc Ninh ”
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá thực trạng vận dụng chiến thuật
phản công nhanh, chúng tôi lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức phản công nhanh của thủ môn trong thi đấu Bóng ném.
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng vận dụng chiến thuật tổ chức phản
công nhanh của thủ môn Bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Thực trạng việc vận dụng chiến thuật phản công nhanh của thủ môn
Bóng ném.
+ Đánh giá hiệu quả vận dụng chiến thuật tổ chức phản công nhanh của
thủ môn Bóng ném.
- Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá các bài tập trong việc nâng cao hiệu
quả tổ chức phản công nhanh của thủ môn Bóng ném Trường đại học TDTT Bắc
Ninh.
+ Lựa chọn các bài tập vận dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức phản công
nhanh của thủ môn Bóng ném.
+ Đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao hiệu quả tổ chức phản công
nhanh của thủ môn Bóng ném.
10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm chung môn thể thao Bóng ném.
Bóng ném là môn thể thao đồng đội. Do vậy sự phối hợp với tất cả mọi
người trong đội trở thành một thể thống nhất là rất khó khăn. Để có thể làm tốt
được điều này phải cần đến hai yếu tố đó là đặc điểm tâm lý và đặc điểm sinh lý.
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý.
* Đặc điểm tâm lý.
Tâm lý của con người được thể hiện phong phú và đa dạng. Tuy vậy theo
tâm lý hoạt động của con người cũng có điểm chung theo lứa tuổi, giới tính theo
nghề nghiệp trình độ nhận thức và cả tâm lý theo từng cộng đồng dân tộc ….
Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao nói chung và
Bóng ném nói riêng, người giáo viên, huấn luyện viên phải lắm bắt được quy
luật trạng thái tâm lý của từng đối tượng trên cơ sở đó vận dụng vào công tác
giảng dạy cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
* Đặc điểm sinh lý.
11
Kỹ năng kỹ xảo vận động của con người được hình thành. Trong quá trình
sống và tập luyện, việc xây dựng các kỹ năng vận động được tiến hành bằng thị
phạm, bằng lời nói, các kỹ năng động tác mới. Đồng thời các kỹ năng vận động
mới bao giờ cũng được xây dựng và hình thành trên cơ sở động tác cũ hoạt động
vận động của con người đa dạng và luôn biến đổi phụ thuộc vào các điều kiện
khác nhau. Quá trình tiếp thu các bài tập có liên quan đặc điểm lứa tuổi và giơí
tính, ở mỗi giai đoạn cần có sự thay đổi thích ứng. Vì vậy học kỹ thuật động tác
mới là quá trình củng cố hệ thần kinh trung ương, toàn bộ các hoạt động của con
người đều được lưu dấu vết hình thành các kinh nghiệm thu nhận trong cuộc
sống.
* Đặc điểm môn Bóng ném.
Trận đấu Bóng ném được điều khiển bởi hai trọng tài trên sân, trọng tài
bàn và trọng tài giám sát trận đấu.

Đặc điểm thi đấu của môn Bóng ném đó là: Thi đấu ở cả trong nhà và
ngoài trời được chia ra làm hai đội, mỗi đội bảy người. Sân có kích thước 40m
chiều dài, 20m chiều ngang, thời gian thi đấu chính thức là 60 phút đối với nam,
50 phút đối với nữ, nghỉ giữa hai hiệp là 10 phút.
Người trung phong cần có thể lực tốt, chiều cao, sức bền tốc độ và sức bật
tốt, sức mạnh và khả năng bắt bóng xa ném cầu môn. Vị trí trung phong tấn
công biên thường là người tấn công nhanh nhất và trở về phòng thủ cũng nhanh
nhất để có thể tạo được tình huống bất ngờ và phòng thủ chắc chắn. Bóng ném
thường phần chia các VĐV theo từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Đây là một
trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động và thi đấu. Sự hiệu quả của các
hoạt động là kết quả của quá trình tập luyện không biết mệt mỏi của VĐV và
chiến thuật hợp lý của huấn luyện viên.
Các đội giành ưu thế trước đối phương bằng cách che dấu ý đồ của mình
đồng thời nhanh chóng phát triển ý đồ, điểm yếu của đối phương để từ đó đề ra
những chiến thuật cho hợp lý.
1.1.2. Đặc điểm các bộ phận cấu thành chiến thuật.
12
* Khái niệm chiến thuật là gì:
Chiến thuật là những hoạt động vận động được xác định trong một
khoảng thời gian và không gian nào đó của một hay tất cả vận động viên được
sắp xếp theo ý đồ chiến thuật của người HLV theo từng thời gian của từng trận
đấu cụ thể
* Các bộ phận cấu thành chiến thuật:
Chiến thuật được cấu thành bởi ba bộ phận: Tri thức chiến thuật, hành
động chiến thuật, và ý thức chiến thuật.
- Tri thức chiến thuật: Là sự nắm vững về những vấn đề có liên quan đến
việc cấu thành chiến thuật, xu hướng phát triển chiến thuật trong môn thể thao
vận dụng luật thi đấu hợp lý tạo điều kiện tốt trong thi đấu… Do vậy trong quá
trình giáo dục, huấn luyện người giáo viên,huấn luyện viên cần phải trang bị đầy
đủ những tri thức chuyên môn để cho họ sử dụng thành thạo, linh hoạt các

phương thức, các thủ thuật, chiến thuật trong thi đấu.
- Hành động chiến thuật là sự biểu hiện một cách cụ thể các loại hình kỹ
thuật, động tác, ý đồ chiến thuật và các hoạt động cần thiết khác đã được dự
định. Đó là sự phối hợp và biến hoá động tác hợp lý trong thi đấu, cách thức
phân phồi thể lực trong toàn trận đấu, cách thức gây ảnh hưởng tâm lý cho đối
phương, che dấu ý đồ của mình và toàn đội.
- Ý thức chiến thuật phát triển theo hành vi chiến thuật và được phản ánh
chủ yếu qua năng lực của VĐV, thể hiện cụ thể qua quá trình hành động chiến
thuật, ý thức chiến thuật có vai trò quan trọng bởi nó chính là sự tự giác thực
hiện hành động chiến thuật đã được dự định từ trước một cách tích cực, chủ
động trong thi đấu cũng như khả năng ứng phó của VĐV khi tình huống thi đấu
thay đổi trên sân. Khả năng ứng phó còn được coi là năng lực tác dụng của
VĐV.
1.2. Chiến thuật trong Bóng ném:
Chiến thuật trong Bóng ném gồm có 2 chiến thuật cơ bản đó là: Chiến
thuật cá nhân và chiến thuật tập thể.
13
1.2.1. Chiến thuật cá nhân.
Chiến thuật cá nhân là sự thể hiện lựa chọn các thành phần kỹ thuật. Là sự
phân công vị trí phôi hợp ăn ý của các cầu thủ trong đội qua các tình huống thi
đấu bằng hình thức vận động của cầu thủ để đạt kết quả cao nhất…
Chiến thuật cá nhân bao gồm: Chiến thuật cá nhân có bóng và chiến thuật
cá nhân không có bóng.
1.2.1.1. Chiến thuật cá nhân có bóng gồm có:
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật nhận bóng: Là một kỹ thuật rất cơ
bản khi bước vào học Bóng ném. Nhưng nó cũng hết sức quan trọng trong tập
luyện và thi đấu. VĐV muốn có thể thực hiện được các kỹ thuật tấn công thì
trước hết anh ta phải nhận được bóng.
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật chuyền bóng:
Kỹ thuật chuyền bóng là giai đoạn chuyển tiếp của kỹ thuật nhận bóng đòi

hỏi người tập phải luyện tập thường xuyên thì mới có cảm giác tốt để chuyền
những đường chuyền nhanh và chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội
nhận bóng ghi điểm.
Kỹ thuật chuyền bóng rất đa dạng và phong phú gồm có:
+ Chuyền bóng tay cao.
+ Chuyền bóng tay ngang.
+ Chuyền bóng thấp tay.
+ Chuyền bóng tay sau.
Người chuyền bóng có thể chuyền ở mọi tư thế: Tại chỗ, di chuyển trên
không hay ngã dưới sân,…
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật dẫn bóng.
Dẫn bóng là một kỹ thuật khá đơn giản mà cũng không kém phần phức
tạp. Để có thể dẫn bóng tốt thì người tập cần phải có đủ ba yếu tố: Sức nhanh,
sức mạnh, sự khéo léo mềm dẻo.
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật động tác giả.
14
Mục đích để đánh lừa đối phương di chuyển theo đúng ý đồ chiến thuật
của mình để tạo ra khoảng trống dứt điểm hoặc tạo cơ hội cho đồng đội của
mình. Do vậy đòi hỏi người thực hiện động tác giả phải có kỹ thuật cá nhân và
khả năng phối hợp vận động đến mức kỹ xảo.
1.2.1.2. Chiến thuật cá nhân không có bóng gồm có:
Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ và chiến thuật cá nhân tấn công
không bóng.
* Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ: Nhằm cản phá đường chuyền, khả
năng nhận bóng, chắn bóng và thực hiện ném bóng của đối phương. Do vậy đòi
hỏi người phòng thủ phải thật bình tĩnh có khả năng phán đoán tốt ý đồ của đối
phương.
* Chiến thuật trong tấn công không bóng
Với hoạt động của mình người tấn công không bóng nhằm hai mục đích:
- Bằng các hoạt động di chuyển nhằm tạo nên áp lực rộng rãi, mạnh mẽ

của toàn đội lên đối phương.
- Bằng hoạt động không bóng của mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho đồng đội cả về không gian và thời gian để có thể nhận bóng và dứt điểm.
1.2.2. Chiến thuật tập thể:
Gồm chiến thuật nhóm và chiến thuật đồng đội.
1.2.2.1. Chiến thuật nhóm trong tấn công:
Từ sự phối hợp hoạt động chung của bảy VĐV trong tấn công người ta
chia ra làm bốn loại hình phối hợp cơ bản sau đây:
-Di chuyển tự do trong cùng vị trí tấn công (FEP)
- Di chuyển qua vị trí tấn công khác (FAP)
- Di chuyển đổi vị trí (PW)
- Chắn yểm hộ.
* Di chuyển tự do ở cùng một vị trí tấn công (FEP)
Điểm mấu chốt của dạng phối hợp cơ bản này là VĐV tấn công không có
bóng (A) phải di chuyển trong vị trí tấn công của mình và trong một khoảnh
15
khắc nào đó tạo được thế thuận lợi để nhận bóng chuyền tới của đồng đội (E) và
ném bóng vào gôn dứt điểm. Sự di chuyển của VĐV tấn công (A) có thể là sự
đột phá vào phía gôn hoặc chéo về hai góc của vị trí tấn công của mình hoặc di
chuyển ngang tạo thế thuận lợi. Trong trường hợp này sự phối hợp thành công là
ở đường chuyền chính xác và đúng thời điểm của VĐV dẫn dắt (E).
• 2 3 4 •• 2 3 4
5 4 6 2 7 5 4 6 2 7
7 3 5 7 3 5
1 1
FEP 2:6 FEP 2:3
* Di chuyển tự do sang vị trí tấn công khác (FAP)
Sự phối hợp cơ bản này là VĐV (A) nhanh chóng di chuyển từ vị trí tấn
công của mình sang vị trí tấn công khác trong thời gian nhất định, ở vào thế có
lợi nhất sẽ nhận đường chuyền bóng của đồng đội và dứt điểm, sự di chuyển của

VĐV (A) là sự tiến sâu vào khu vực gần gôn vượt qua sự phòng thủ của đội bạn,
tiến hoặc di chuyển ngang quá trước mặt các VĐV phòng thủ lùi. Sau đây là một
số cách phối hợp đặc trưng:
VD: FPA: 2 – 7 (6) số 2 chuyền bóng cho số 7 ở vị trí tấn công số 4.
FPA: 2 – 4 (6) số 2 chuyền bóng cho số 4 ở vị trí tấn công số 6.
* Chuyển đổi vị trí tấn công (PW).
Sự phối hợp tấn công này là do VĐV tấn công có bóng (A) trong một
khoảnh khắc nào đó rời khỏi vị trí tấn công của mình sang một vị trí tấn công
khác đồng thời kéo theo phòng thủ đối diện. Trong khoảnh khắc sai lầm của đối
thủ giữaviệc “chuyển giao” và tiếp nhận” người tấn công sẽ nhận bóng và tấn
công dứt điểm.
VD: PW: 3 – 4 số 3 cầm bóng tiếp sâu song vị trí số 4 (giả đột phá)
16
VĐ phòng thủ số 6 đối diện sẽ di chuyển theo, số 4 làm động tác giả qua
bên trái rồi đổi quay lại người chạy qua số 2 để nhận bón từ số 3 chuyển tới và
dứt đểm.
3
2 4
6 2
4 3
7 7
5 1 5
* Chặn yểm hộ (S): Sự phối hợp của miếng tấn công này được tạo bởi hai
VĐV. Trong đó VĐV thứ nhất có vai trò của người dẫn dắt: Dùng thân thể mình
chắn hướng di chuyển của VĐV phòng thủ đối diện với VĐV thứ 2 đang có
bóng để tạo điều kiện cho VĐV đó ném bóng không có tay chắn trực tiếp hoặc
VĐV thứ 2 có thể đột phá dứt điểm.
VD: SW: 6 (4) – 4.
1.2.2.2. Chiến thuật đồng đội:
Chiến thuật đồng đội là sự phối hợp vận động của các thành viên trong

đội nhằm thực hiện mục đích chiến thuật.
Chiến thuật đồng đội bao gồm: Chiến thuật tấn công đồng đội và chiến
thuật phòng thủ đồng đội. Trong đó hai dạng chiến thuật này lại bao gồm nhiều
chiến thuật khác.
+ Chiến thuật phòng thủ đồng đội: Là hình thức cả đội phòng thủ nhằm
cản phá các miếng phối hợp của đối phương.
VD: Chiến thuật phòng thủ 6:0; 5:1; 3:3;
+ Hệ thống tấn công trong tấn công khu vực.
17
Là hệ thống chiến thuật biểu hiện của các vị trí cơ bản, các đấu thủ trên
sân cũng như là sự liên quan đến chức năng thi đấu của họ. Hệ thống tấn công
đồng đội được phân theo hai tuyến chính.
- Tuyến thứ nhất: Là những VĐV được phân công thi đấu ở các vị trí gần
với sân của đội nhà nhất (khu vực ném bóng xa)
- Tuyến thứ hai: Là những VĐV thi đấu ở sát vùng cấm địa của thủ môn
đối với phương (khu vực ném bóng gần).
Có rất nhiều hệ thống thi đấu tấn công: 6:0; 5:1; 4:2; 3:3; 2:4; nhưng trong
thi đấu thường hay sử dụng hai hệ thống tấn công 3:3 và 2:4.
* Các dạng tổ chức chiến thuật trong các đội hình tấn công:
- Chiến thuật giữ nguyên các vị trí trong các đội hình tấn công:
Ưu điểm: Nhanh chóng nâng cao khả năng thi đấu riêng biệt của từng cá
nhân để dễ cho việc chuyên môn hoá trong nhiều vị trí tấn công.
Nhược điểm: Làm cho đối phương nhanh chóng thích nghi được với từng
lối chới của VĐV tấn công và thiếu sự đa dạng hoá trong phối hợp chiến thuật
tấn công.
- Chiến thuật chuyển đổi vị trí tấn công.
Ưu điểm: Đòi hỏi VĐV phải luôn di chuyển đổi vị trí cho nhau trong các
hoạt động phối hợp tấn công, luôn tạo được thế bất ngờ, tăng cường độ biến hoá
và khả năng phối hợp tấn công, luôn tạo được thế bất ngờ, tăng cường độ biến
hoá và khả năng phối hợp vận động, gây xáo trộn trong hàng phòng thủ, dễ tạo

nên các tình huống dẫn bóng dứt điểm.
Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều về thể lực, khả năng thi đấu đa dạng của các
VĐV, khả năng thực hiện, kỹ thuật tấn công trong lúc đang di chuyển.
- Chiến thuật chuyển đội hình chiến thuật tấn công:
Là sự chuyển đổi vị trí tấn công của các cầu thủ ở khu vực ném bóng
gần hoặc ném bóng xa mà không có sự chuyển đổi vị trí cho nhau.
1.3. Chiến thuật phản công nhanh.
18
Là chiến thuật tạo nên tình huống ném bóng vào cầu môn bằng sự nhanh
chóng đưa bóng nên vượt qua sang phần sân của đối phương trước khi đối
phương hình thành được hàng rào phòng thủ (tấn công một nhịp) hoặc đó có
người phòng thủ nhưng không kịp tổ chức được hàng rào phòng thủ (tân công
hai nhịp).
Từ thực tế chúng ta thấy chiến thuật phản công nhanh trong Bóng ném
là chiến thuật nhóm, nó rất hay được sử dụng bởi tính bất ngờ và ssố lượng
người tấn công áp đảo. Chiến thuật phản công nhanh thường được sử dụng sau
(trong) những cơ hội sau:
- Đội nhà đang phòng thủ mà cướp lại được bóng từ đối phương đó:
+ Sự tích cực tranh cướp bóng của các đổi thủ phòng thủ.
+ Do đối phương chuyền bóng hang.
+ Do đối phương chạy bước hoặc dẫm vạch khi nhảy lên ném cầu môn.
+ Do cướp lại đựơc bóng bật ra tư cầu môn, thủ môn và tay chắn.
+ Do thủ môn bắt được quả ném bóng cầu môn hoặc các đường bóng đó
đi ra cuối đường biên ngang.
Đội tấn công không ghi được bàn thắng mất quyền khống chế bóng và
quay về phòng thủ khi đó có bóng thủ môn tìm mọi cách nhanh chóng đưa bóng
sang phía cầu môn đối phương. Các đồng đội không có bóng nhanh chóng thoát
người, vượt lên trước tất cả, nhất là hai vị trí tấn công biên và số 6 phải chiếm
khoảng trống phía trước mặt, kéo giãn biên, tách người tạo điều kiện thuận lợi
cho thủ môn đối phương. Hoạt động phản công nhanh này diễn ra rất nhanh và

bất ngờ gây lúng túng cho đối phương, nó thường sảy ra sau 1 hay 2 nhịp
chuyền bóng là kết thúc đợt tấn công khoảng 3 – 5 giây khi đối phương chưa kịp
về phòng thủ 1: 0 hoặc chỉ có 1 hoặc 2, 3 đấu thủ đối phương chưa kịp hình
thành thế trận phòng thủ 2:1 hoặc 3:2, để tạo thế tấn công áp đảo so với số lượng
người tấn công nhiều hơn phòng thủ hoặc ít nhất cũng bằng nhau.
Chiến thuật phản công nhanh chủ yếu thực hiện dưới ba hình thức sau
đây:
19
+ Hình thức 1: Phản công nhanh bằng đường chuyền bóng dài. Đây là
hình thức kết hợp giữa các cầu thủ bằng cách chuyền bóng dài vượt tuyến có
nghĩa khi cầu thủ mình có bóng thì nhanh chóng chuyền dài lên cho tiền đạo đội
mình, dùng tốc độ vượt lên chiếm vj trí thuận lợi nhât, không bị đối phương kèm
hoặc kèm không chặt. Khi tiền đạo có bóng dùng kỹ thuật cá nhân đột phá hoặc
phối hợp với đồng đội ném bóng vào cầu môn đối phương.
+ Hình thức 2: Phản công nhanh bằng đường chuyền bóng ngắn.
Đây chính là hình thức phối hợp giữa ba người (cầu thủ) trở lên bằng nhiều nhịp
chuyền bóng. Hình thức này được sử dụng khi xét tháy không còn cơ hội chuyền
bóng dài. Do vậy đòi hỏi phải chuyền bóng cho cầu thủ ở vị trí thuận lợi ở khu
vực giữa sân, từ đó cầu thủ này có thể chuyền lên cho đồng đội ở vị trí thuận lợi
dẫn bóng hoặc đột phá ném cầu môn khi có thể.
+ Hình thức 3: Phản công nhanh bằng cách ném bóng thẳng vào cầu môn
của đổi phương. Hình thức này ít có cơ hội được sử dụng, hiệu quả lại thấp. Để
thực hiện hình thức này phải có sự quan sát tốt, xa mới có thể ném thẳng vào
cầu môn được. nếu cầu thủ có thể hội tụ được những phẩm chất trên thì hiệu quả
đạt được trong thi đấu sẽ rất cao.
20
Để chiến thuật phản công nhanh mang lại hiệu quả cao trong thi đấu đòi
hỏi các VĐV phải có thể lự thật tốt, đặc biệt là sức mạnh tốc độ và sức mạnh
bền, khả năng quan sát, phối hợp nhuần nhuyễn các bài tập, sự sáng tạo, tự duy,
chiến thuật, tâm lý vững vàng trong thi đấu …

Ngoài những yếu tố trên, yếu tố quan trọng hơn, cơ bản hơn để thực hiện
tốt chiến thuật là kỹ thuật, kỹ thuật chuyênf bóng và nhận vóng từ đường chuyền
dài khi tốc độ di chuyển rất cao và kỹ năng dứt điểm cầu môn. Vì nếu không có
kỹ năng hoàn thiện thì chiến thuật này sẽ không đem lại hiệu quả được thậm chí
có tác dụng ngược lại.
Trước khi đi vào lựa chọn và đánh giá hiệu quả của các bài tập chuyên
môn nâng cao hiệu quả sử dụng chiến thuật phản công nhanh của thủ môn với
các VĐV trên sân, ta có thể hiểu quá trình huấn luyện phản công nhanh theo
quan nieemj tâm lý học như sau: Hành động chiến thuật là sản phẩm của các quá
trình tâm lý - vận động phức tạp. Các quá trình này có quan hệ với nhau về mặt
thời gian nghĩa là chúng diễn ra kế tiếp nhau hoặc cùng một lúc. Các quá trình
tâm lý - vận động của một hành vi chiến thuật xảy ra trong ba giai đoạn chính:
- Nhận thức và phân tích tình huống thi đấu.
- Giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bằng tư duy.
- Giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bằng vận động.
Ba giai đoạn trên là kết quả của cách giải quyết, chúng có quan hệ chặt
chẽ với nhau trong đó trí nhớ đóng một vai trò quyết định.
+ Giai đoạn 1: Nhận thức và phân tích tình huống thi đấu: có ý nghĩa
quyết định đối với nhiều giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bởi vì giai đoạn này tạo
nên cơ sở cho hai giai đoạn sau. Những sai sót trong giai đoạn 1 có ảnh hưởng
21
tới giai đoạn 2 và 3. Chất lượng nhận thức phụ thuộc vào phạm vi thứ 2, sự tính
toán thị giác vận động, mức độ của trình độ huấn luyện các kỹ sảo, chiến thuật
chất lượng của các quá trình tư duy, kiến thức và kinh nghiệm, khả năng tập
trung và quyết định của VĐV. Tư duy nhận thức toàn bộ quá trình thi đấu chỉ là
một phần của giai đoạn thứ 1 của hành vi chiến thuật. VĐV cũng phải quan sát
có chủ đích các chi tiết của toàn bộ tình huống tới mức có thể phân tích và đánh
giá chung để nhận nhiệm vụ cần giải quyết.
+ Giai đoạn 2: Giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bằng tư duy.
Nhiệm vụ chiến thuật trong thời gian ngắn nhất. Khi giải quyết nhiệm vụ

chiến thuật bằng tư duy là tìm ra cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ chiến thuật
trong thời gian ngắn nhất. Khi giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bằng tư duy cần
phải chú ý tới khả năng của đối phương lẫn khả năng của đồng đội mình. Điều
này đòi hỏi VĐV phải có ý thức đối với kiến thức về chiến thuật bằng tư duy
kéo dài nhất khi VĐV đối đầu với các tình huống bất thường. Tư duy chiến thuật
được huấn luyện và phát triển bằng sự giúp đỡ của các phương tiện trực quan từ
trừu tượng đến cụ thể bằng các bài tập thực tế.
+ Giai đoạn 3: Giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bằng vận động.
Hành vi chiến thuật chỉ được giải quyết rõ ràng khi giải quyết nhiệm vụ chiến
thuật bằng vận động. Sự giải quyết vận động là một hoạt động tổng hợp được
phép lại với nhau bằng các khả năng trí tuệ, năng lực thể chất và các kỹ xảo. Nó
là kết quả của hoạt động tư duy phong phú và sáng tạo gắn liền với việc sử dụng
tốt nhất các năng lực thể chất. Nó là sản phẩm của sự nhận thức và phân tích
tình huống thi đấu và sự giải quyết chiến thuật chuyên môn bằng tư duy. Thông
qua nhận thức và phân tích tình huống thi đấu VĐV nhận thức ra được nhiệm vụ
chiến thuật mà họ cần phải giải quyết trước hết bằng sự tu duy sau đó là vận
động.
Khi giải quyết nhiệm vụ này bằng vận động dù kết quả tốt hay xấu, hệ
thống ứng dụng này đã được hoàn thiện. Sự hoàn thiện hệ thống này bằng cách
22
giải quyết nhiệm vụ cũng phù hợp với các nguyên tắc điều chỉnh trong điều
khiển.
Kết quả của sự giải quyết bằng vận động được nới trở lại với trí nhớ thông
qua bộ phận nhận thức tác động. Ngay khi kết quả trở thành quen thuộc đối với
VĐV thì họ xuất hiện các kinh nghiệm thực tế. Nếu giải quyết kinh nghiệm thực
tế, giải quyết tốt nhiệm vụ, VĐV sẽ lựa chọn cách giải quyết và thực hiện nhiệm
vụ bằng vận động một cách tốt nhất và hiệu quả cao.
Nguyên nhân của thất bại có thể là do không nhận thức và phân tích đầy
dủ tình huống thi đấu, phát triển thiếu sót quá trình tư duy …
Do vậy trong quá trình huấn luyện để các VĐV phát triển tốt các tố chất

vận động cần phải có các phương pháp huấn luyện khoa học, đó là những bài tập
với lượng vận động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, thời gian trong
quá trình tập luyện. Những bài tập hài hoà về lượng vận động và quãng nghỉ
phải kích thích tâm lý người tập. Đồng thời, tuỳ thuộc vào đặc thù của các môn
thể thao để đề ra các bài tập hợp lý có thể thực hiện tốt các chiến thuật.
* Đặc điểm cách xử lý chiến thuật.
Cách sử lý chiến thuật được thể hiện ở tổ chức và tiến hành cuộc thi đấu
thể thao.
- Tổ chức cuộc thi đấu thể thao là tất cả các biện pháp đề ra trước khi thi
đấu trong khi thi đấu để đặt VĐV vào tình huống trận đấu trong những điều kiện
tốt nhất.
Tiến hành cuộc thi đấu thể thao là tất cả các hành vi thực hiện của VĐV
được tiến hành từ đầu đến cuối cuộc đấu nhằm vươn tới những kết quả tốt hoặc
dành thắng lợi. Đối với cách sử lý chiến thuật thì tổ chức và tiến hành cuộc thi
đấu thể thao tạo thành một hệ thống và chúng giải quyết định lẫn nhau. Các biện
pháp để tạo ra trong tổ chức và các hành vi thựcc hiện trong khi tiến hành cuộc
thi đấu thể thao mang tính đặc thù từng môn.
- Tổ chức là cơ sở cho việc tiến hành thi đấu.
23
Các biện pháp tổ chức được tiến hành lâu dài trước quá trình thi đấu,
trong quá trình thi đấu và sau quá trình thi đấu phù hợp với các môn thể thao. Để
thực hiện được yêu cầu trên trước hết cần phân tích các điều kiện thi đấu, phải
xác định cuộc thi đấu được tiến hành vào lúc nào, ở đâu vào thời gian nào, điều
kiện tự nhiên (độ ẩm, nhiệt độ …), bao nhiêu VĐV và những VĐV nào tham gia
thi đấu. Muốn vậy phải xác định các vấn đề sau:
+ Tình trạng và thiết bị thi đấu như thế nào?
+ Những trọng tài nào điều khiển trận đấu?
+ Phản ứng của công chúng theo dự đoán sẽ như thế nào?
+ Số lượng khán giả đến xem từng trận và các giải đấu.
+ Ăn uống, nghỉ ngơi.

* Tóm lại: Qua các vấn đề liên quan đến đề tài như trên chúng ta thấy
được các đặc điểm về tâm sinh lý, chiến thuật (chiến thuật cá nhân, chiến thuật
tập thể) có vai trò và ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả chiến thuật tổ
chức phản công nhanh của thủ môn Bóng ném.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận
văn khoa học chúng tôi đã đọc sách giáo khoa, giáo trình có liên quan để tìm
hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, kỹ chiến thuật trong Bóng ném, các nguyên tắc
phương pháp giáo dục tổ chức phản công nhanh cho thủ môn Bóng ném Trường
đại học TDTT Bắc Ninh.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
24
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn khoa
học với mục đích thu thập các thông tin liên quan tới những vấn đề nghiên cứu,
chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng các phiếu hỏi tới các đối tượng
là các giáo viên trực tiếp giảng dạy, và các thủ môn là các sinh viên chuyên sâu
Bóng ném đang học tập tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành quan sát các buổi
tập của các lớp chuyên sâu Bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh, các buổi
tập của đội tuyển trẻ Bóng ném quốc gia tập huấn tại trường và các câu lạc bộ
Bóng ném khác. Chúng tôi đã quan sát các giải Bóng ném toàn quốc, giải Bóng
ném các câu lạc bộ tổ chức tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nhằm tìm hiểu
được phương pháp, phương tiện giáo dục chiến thuật phản công nhanh trong
Bóng ném cũng như tìm hiểu thực trạng việc sử dụng chiến thuật phản công

nhanh của sinh viên chuyên sâu Bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Kiểm tra sư phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng chiến thuật phản công
nhanh của sinh viên chuyên sâu Bóng ném trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các test kiểm tra
sau:
- Test 1: Bài tập phối hợp phản công nhanh 1:0 của thủ môn và VĐV trên
sân.
- Test 2: Bài tập dẫn bóng 30m luồn qua 8 cọc.
- Test 3: Phản công nhanh 3 đánh 2
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 22 sinh viên chuyên sâu Bóng ném
K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Các VĐV này được chia thành 2 nhóm có trình độ ban đầu tương đương
nhau.
25

×