Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sử dụng tài liệu văn học để dạy tốt lịch sử dân tộc lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học môn lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.62 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NGHÈN
@&?
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Sử dụng tài liệu Văn học để dạy tốt Lịch sử dân tộc lớp 12
góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học môn Lịch sử
ở trường THPT”
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Hoa
Đơn vị: Tổ Lịch sử







NguyÔn ThÞ Kim Hoa- THPT NghÌn.
1
Năm học:
"Sử dụng tài liệu văn học để dạy tốt lịch sử
dân tộc lớp 12, góp phần nâng cao chất lợng dạy học ở tr-
ờng phổ thông"
I. Đặt vấn đề
Trong nền giáo dục của các dân tộc nói chung, dân tộc Việt Nam xa và nay nói
riêng, môn Lịch sử chiếm một vị trí quan trọng. Với mục đích đợc xác định Truyền
thụ cho học sinh ý nghĩa của quá khứ và sự tiếp tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh
hiểu vai trò con ngời trong cộng đồng và vai trò cộng đồng trong thế giới nói chung
(UNESCO 1963 tài liệu giảng dạy lịch sử). Từ lịch sử, ngời học biết rút ra những
bài học kinh nghiệm bổ ích cho cuộc sống hiện tại.
ở trờng THPT hiện nay, dạy học môn học Lịch sử nhằm giáo dục đạo đức,
chính trị t tởng, truyền thống và lòng tự hào dân tộc cho học sinh. Đồng thời phát


triển t duy và nhận thức toàn diện cho học sinh theo mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục
của Đảng.
Ngày nay, trong thời kỳ khoa học kỹ thuật rất sôi động này, các nhà sử học
dù có ý kiến khác nhau nhng đều công nhận bộ môn Lịch sử ở trờng phổ thông không
những vẫn giữ nguyên mà còn tăng lên hơn vị trí, ý nghĩa của nó trong việc đào tạo
thế hệ trẻ. Nhà sử học Xô viết Pasutô đã khẳng định rằng: Muốn đào tạo con ng ời
phù hợp với thời đại, chúng ta cần phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lợng
dạy học Lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự hứng thú hấp dẫn ngày
càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sự chú ý của chúng ta đối với việc
dạy học Lịch sử. Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng của công
cuộc xây dựng, sáng tạo đối với sự tàn phá, chiến thắng của hoà bình đối với chiến
tranh. Sự gần gũi hiểu biết các dân tộc về văn hoá và các mặt khác khắc phục tình
trạng biệt lập .
Thế nhng, trong chơng trình giáo dục bậc THPT, đặc biệt chơng trình Lịch sử
khoá trình lớp 12 trong chơng trình SGK mới đã cắt giảm từ 2 tiết/tuần xuống còn 1,5
tiết/tuần mà nội dung kiến thức không thay đổi vẫn yêu cầu phải đảm bảo mục tiêu
giáo dục của bộ môn. Đó là một khó khăn cho công tác soạn giảng của giáo viên và
việc học tập của học sinh.
Mặt khác, do đặc điểm của bộ môn Lịch sử khô khan, khó nhớ, khó học bởi
những con số, ngày tháng và sự kiện đã diễn ra trong quá khứ không nhìn thấy đợc,
đòi hỏi khi giảng dạy giáo viên phải tái hiện lại bằng ngôn ngữ và hình ảnh làm sống
lại những sự kiện đó. Một khó khăn lớn nhất của môn Sử hiện nay là nhận thức của
học sinh và gia đình về bản thân môn học xem là môn phụ không cần phải quan tâm
mất thời gian cho sự lựa chọn nghề nghiệp. Lên lớp 12, các em nặng gánh với lựa
chọn cho tơng lai, phân luồng sớm. Thực tế khối C giờng nh bị bỏ rơi, dần mai một
làm cho việc dạy học Sử lại càng khó khăn hơn, hạn chế về mặt hiệu quả.

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
2
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nớc và Bộ Giáo dục đã hết sức quan tâm, môn

Sử thờng xuyên đợc đa vào là một trong những môn thi tốt nghiệp, có thể nói là hầu
nh liên tục. Thế nhng nó vẫn bị coi là môn học đối phó, kết quả thi cử cha khả quan
lắm vẫn là một nỗi lo, băn khoăn. Lịch sử vẫn là môn học khó đối với t tởng của học
sinh. Vấn đề cơ bản vẫn cha làm đợc là xây dựng tình cảm, tình yêu Lịch sử đối với
những học sinh trên ghế nhà trờng trong các giờ học đối với môn học này T tởng
không thông vác bi đông cũng nặng. Để giải quyết bài toán khó đó là một gánh nặng
cũng là trách nhiệm đặt lên vai ngời thầy giáo dạy Sử.
Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy để thực hiện tốt nhiệm vụ trồng ngời cho
Đảng, giáo viên dạy Sử cần tích cực tìm tòi những phơng pháp và phát huy tối đa
việc phối hợp các phơng pháp một cách linh hoạt để thiết kế soạn và giảng dạy có
hiệu quả, xây dựng tình cảm của học sinh đối với môn học và đa các em đến với
những sự kiện lịch sử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Có nh thế mới hoàn thành nhiệm
vụ môn học
Xuất phát từ thực tiễn nhận thức, trách nhiệm và thực tiễn nhiều năm giảng dạy
tôi đã áp dụng phơng pháp này khá hiệu quả.Vì vậy tôi chọn đề tài:
Sử dụng tài liệu văn học để dạy tốt Lịch sử dân tộc lớp 12 góp phần nâng
cao chất lợng dạy học ở trờng phổ thông .
II. giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở thực tiễn và khoa học của vấn đề.
- Đổi mới giáo dục là vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay trớc tác động của
cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ. Để bắt kịp thời
đại, trong những năm qua ta đã và đang thực hiện sự nghiệp đổi mới giáo dục để bắt
kịp thời đại, phát triển toàn diện đất nớc. Đổi mới là toàn diện để nâng cao chất lợng
và hiệu quả dạy học, trong đó vấn đề phơng pháp dạy học là cực kỳ quan trọng, chìa
khoá của mọi sự thành công, trong sự nghiệp giáo dục và tất nhiên việc đó không thể
thoát ly khỏi vai trò của ngời thầy giáo.
Lịch sử cũng nh những môn học khác trong hệ thống giáo dục phổ thông đều
nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và
phát triển đất nớc. Muốn có chất lợng và hiệu quả ngời thầy trớc hết phải có phơng
pháp tốt và hữu hiệu để dẫn dắt học sinh đến với những mảng kiến thức thích hợp,

tiếp nhận chân lý tự nhiên. Tuy nhiên đổi mới phải tạo cơ sở sự kế thừa và phát triển
của các phơng pháp truyền thống để làm cho hiệu quả và phải dựa trên những nguyên
tắc cho phép của bộ môn. Đặc biệt với môn Lịch sử gắn liền t tởng, tình cảm và giáo
dục đạo đức truyền thống, một bộ môn nằm trong các bộ môn xã hội nó không thể
biệt lập mà có những mối quan hệ với Văn, Giáo dục công dân, Địa lý. Cho nên vấn
đề dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng và cần thiết giáo viên phải thực
hiện, kết hợp trong quá trình dạy học mới có hiệu quả.
Trong đó, mối liên hệ giữa lịch sử và các tác phẩm tài liệu Văn học rất gần gũi.
Trong Sử có Văn, trong Văn có Sử. Trong lịch sử dân tộc cũng nh lịch sử thế giới từ
xa đến nay, các tác phẩm văn học có vai trò to lớn đối với việc giảng dạy. Đây là một

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
3
trong những tài liệu vô cùng quan trọng, không những thế còn góp phần sinh động,
hứng thú và nhẹ nhàng cho môn học Lịch sử. Trớc hết, văn học bằng hình tợng cụ thể
nh những bức tranh sinh động về lịch sử, có tác động mạnh mẽ đến t tởng, tình cảm
của ngời đọc, ngời học. Giữa văn học và khoa học nói chung, sử học nói riêng có môi
liên hệ khăng khít. Không ít tác phẩm văn học tự nó là một t liệu lịch sử. Ví dụ: Hịch
Tớng Sỹ văn (Trần Quốc Tuấn), Bài Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc
lập (Hồ Chí Minh) Các tác phẩm văn học (văn bản, bức th , tuyện ngắn, tiểu thuyết
hay thơ ca, hồi kí ) góp phần quan trọng làm cho bài giảng Lịch sử thêm sinh động,
hấp dẫn và tự nhiên hơn, dễ đi vào lòng ngời, tạo hứng thú và tình cảm cho học sinh
với môn học.
Trong chơng trình Lịch sử 12 THPT hiện hành (Lịch sử Việt Nam 1919
2000 ), nhất là lịch sử cách mạng và giải phóng dân tộc gắn liền với một thời kỳ phát
triển mạnh mẽ của nền văn học cách mạng. Những chiến công Lịch sử hào hùng của
dân tộc chính là mảnh đất màu mỡ ơm mầm những tác phẩm bất hủ. Văn học gắn
liền với Lịch sử, mỗi nhà văn, nhà thơ là một chiến sĩ hăng hái trên mặt trận văn hoá.
Nền văn học cách mạng đã tái hiện rõ nét hình ảnh lịch sử oanh liệt của dân tộc trong
thế kỷ XX. Việc dạy học liên môn Văn Sử khá hiệu quả để khắc phục tình trạng

khô khan. Mặt khác, đối tợng thực hiện dạy học là những học sinh lớp 12 đã có khả
năng liên hệ và nhận thức tốt, có tầm khái quát vấn đề và đã có vốn Văn học. Trong
đó có một bộ phận dù là không nhiều những học sinh khối C có sự hiểu biết khá sâu
về phần văn học cách mạng. Chính vì thế cho phép giáo viên thực hiện đợc và hiệu
quả về phơng pháp dạy học này trong cả quá trình giảng dạy cả chính khóa và ngoại
khóa.
2. Những biện pháp cụ thể trong quá trình sử dụng tài liệu văn học để dạy
tốt Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT hiện hành.
a. Yêu cầu khi thực hiện.
- Lịch sử Việt Nam trong chơng trình lớp 12 bắt đầu từ 1919 đến 2000 gồm các
giai đoạn và đặc điểm cụ thể, thể hiện sự vận động của lịch sử dân tộc trên mọi mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và đặc biệt là lịch sử các cuộc kháng chiến, cách
mạng giải phóng dân tộc dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Quá trình đó gắn liền
với những giai đoạn phát triển của văn học cách mạng. Để thực hiện tốt việc này,
ngoài việc ngời thầy giáo nắm vững kiến thức Lịch sử, cần có vốn hiểu biết về Văn
học. Sự cần thiết ở đây là lựa chọn tài liệu văn học phù hợp để cho từng bài, từng
phần, dùng bức tranh ngôn ngữ văn học tạo biểu tợng lịch sử góp phần làm hấp dẫn,
sinh động giờ học Lịch sử. Vận dụng Văn học phù hợp để xây dựng đợc tình cảm
hứng thú và lôi cuốn đợc học sinh làm cho giờ học Lịch sử nhẹ nhàng mà hiệu quả,
phát triển toàn diện nhận thức cho học sinh và giáo dục đạo đức t tởng, làm phong
phú tâm hồn cho học sinh, để các em hiểu và nhớ về Lịch sử.
- Lựa chọn sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử ở trờng phổ thông
cần phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ có ý nghĩa về giáo dỡng - giáo dục. Tài liệu sử dụng phải là một bức tranh sinh
động và có sự kiện, nhân vật lịch sử của thời đại đang học, phải miêu tả đúng bối

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
4
cảnh của xã hội cụ thể, phải phục vụ đợc nội dung, yêu cầu của từng bài học, phù hợp
trình độ và nhận thức của học sinh. Phải lựa chọn nội dung, xác định kiến thức cơ bản

trọng tâm của bài học và dùng kiến thức Văn học để làm nổi bật việc tạo biểu tợng
đối với bộ môn.
+ Trong quá trình thực hiện, giáo viên phải xây dựng cho học sinh thái độ tích
cực chủ động trong học tập. Cần giúp các em huy động những kiến thức văn học đã có
và tìm hiểu thêm để hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử, nh thế các em không những nhớ
lịch sử mà còn củng cố đợc kiến thức văn học, biết vận dụng thông minh trong học tập.
b. Các biện pháp cụ thể:
Có nhiều cách để thực hiện phơng pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học
Lịch sử. Tuỳ vào từng bài, từng chơng, từng vấn đề và giai đoạn lịch sử cụ thể đòi hỏi
giáo viên phải nắm và đề ra mục đích, yêu cầu cần đạt trong quá trình tiến hành dạy
học một cách cụ thể mà lựa chọn những phơng pháp phù hợp.
Trong quá trình giảng dạy, để khai thác hiệu quả tài liệu văn học trong giảng dạy
Lịch sử dân tộc tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
Cách 1: Đa vào bài giảng một đoạn thơ, văn ngắn nhằm minh họa những sự
kiện đang học.
- Một điểm quan trọng trong dạy học Lịch sử là tạo biểu tợng, tái hiện lại lich sử để
làm cho những sự kiện khô khan trở thành những hình ảnh sinh động, tác động thu
hút trí tởng tợng t duy của học sinh, qua đó giúp học sinh ghi nhớ. Trong khi đó
những đoạn văn, thơ ngắn phù hợp nội dung kiến thức thực sự là những bức tranh về
ngôn ngữ hết sức sinh động mà không có ngôn từ hay đồ dùng dạy học nào thay thế
đợc,sự mềm mại uyển chuyển của Văn học sẽ dễ dàng lôi cuốn và đi vào cảm xúc
của học sinh hơn những sự kiện Lịch sử khô khan.
- Trong quá trình giảng dạy Lịch sử, giáo viên thực hiện biện pháp này không quá
khó mà lại có hiệu quả và ý nghĩa to lớn trong việc làm cho nội dung bài học phong
phú, giờ học sinh động, khắc sâu kiến thức cơ bản và trọng tâm.
Ví dụ 1: Dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 1925
Phần II- Mục 3: Hoạt động của Nguyễn ái Quốc.
Giáo viên cần làm cho học sinh nắm đợc các mốc lịch sử quan trọng trong hoạt
động của Ngời và ý nghĩa của sự kiện đó. Trong số những hoạt động từ 1919 1925
cần khắc sâu sự kiện tháng 7 1920 đọc Bản sơ thảo Luận cơng của Lênin về " Vấn

đề dân tộc và thuộc địa". Nguyễn ái Quốc đã bắt gặp đợc con đờng cứu nớc đúng
đắn cho dân tộc, cái mà ngời đã tìm kiếm bao năm qua, mở ra con đờng giải phóng,
chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đờng lối của phong trào cách mạng Việt
Nam. Phút giây đọc đợc Luận cơng của Lênin đánh dấu sự thay đổi về chất trong t t-
ởng cứu nớc của Nguyễn ái Quốc. Sau này (năm 1960), Ngời kể lại cảm xúc của
mình khi đọc Luận cơng : " Luận cơng của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tôi nói to lên nh đang nói trớc quần chúng đông đảo:
" Hỡi đồng bào bị đoạ đày, đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đ-
ờng giải phóng chúng ta!

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
5
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ 3". Khẳng định cho
dân tộc một con đờng đi đúng đắn - Cách mạng vô sản, chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng bế tắc về đờng lối. Đây là công lao to lớn nhất đầu tiên của Nguyễn ái Quốc
đối với dân tộc Việt Nam. Sẽ không có ngôn ngữ nào có thể sinh động hơn, cảm động
hơn để diễn tả nỗi vui mừng của Ngời, khắc sâu sự kiện và làm rõ đợc ý nghĩa của nó
bằng những câu thơ của Chế Lan Viên trong tác phẩm " Ngời đi tìm hình của nớc".
"Luận cơng đến với Bác Hồ và Ngời đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tờng im nghe Bác lật từng trang sách
Tởng bên ngoài đất nớc đợi mong tin."
Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy lập trờng của Liên Xô và Quốc tế Cộng sản hoàn
toàn ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nớc thuộc địa phơng
Đông. Ngời đã tìm thấy ở bản Luận cơng này vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc
địa. Ngời vui mừng đến phát khóc lên vì tìm thấy con đờng cứu nớc giải phóng dân
tộc.
Ví dụ 2: Dạy bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến
1930.

Mục II : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:
Để giúp học sinh nắm đợc ý nghĩa lịch sử to lớn sự ra đời của Đảng đối với dân
tộc Việt Nam là bớc ngoặt lịch sử vĩ đại, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam về sau.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - Đảng Mác Lênin đã thực hiện liên minh
công nông, có đờng lối đúng đắn, sáng tạo đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc
về đờng lối, giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam - thời kỳ
cách mạng dới sự lãnh đạo của Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Để góp phần làm sinh động giờ học, ghi nhớ cho học sinh tránh sự nhàm chán khô
khan có tính chính trị, giáo viên phác hoạ sinh động bằng hình ảnh của đoạn thơ sau,
trích : Ba mơi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu).
- Trớc khi Đảng ra đời:
"Thở nô lệ, thân ta mất nớc
Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dới dao
Giặc cớp hết non cao biển rộng
Cớp cả tên nòi giống tổ tiên
Lỡi gơm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba

-Đảng ra đời:
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Ngời hôm nay

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
6
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xơng sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông

Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta Mác - Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh trả lại cho ta
Trời cao đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hơng hoa hồn ngời"
Nh thế học sinh sẽ dễ dàng nắm đợc: Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, tất yếu
quyết định mọi thắng lợi về sau cho cách mạng Việt Nam.
Ví dụ 3: Dạy bài 14. Phong trào cách mạng 1930 1935.
Mục II: Phong trào cách mạng 1930 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh.
Để khắc sâu kiến thức trọng tâm và nhấn mạnh ý nghĩa của phong trào cuộc
tập dợt lần thứ nhất cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, giáo viên dùng
đoạn thơ sau để minh hoạ:
"Trống Xô viết Nghệ An vang động
Bắc Trung Nam tràn sóng đấu tranh
Hầm than, xởng máy, lều gianh
Đứng lên tự cứu mà giành ấm no
Đứng lên cứu tự do độc lập
Đứng lên giành ruộng đất áo cơm!
Đứng lên thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gơm bạo tàn!
Máu có chảy xơng tan thịt nát
Bớ công nông! tiếng hát càng cao".
Hoặc: Khi nói về Xô viết Nghệ Tĩnh có thể đọc cho học sinh mấy câu thơ sau:
Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trớc
Nọ Thanh Chơng tiếp bớc đứng lên
Nam Đàn, Nghi lộc, Hng Nguyên
Anh sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau cơng quyết một phen
Giáo viên hỏi? Kết hợp với kiến thức đã học và đoạn thơ trên, em có nhận xét

gì về quy mô, lực lợng, mục tiêu, kết quả và ý nghĩa của phong trào 1930 1931?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể rút ra nhận xét: Phong trào cách mạng
1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh, khẳng định trong thực tế quyền và năng
lực lãnh đạo của Đảng. Cố Tổng bí th Lê Duẩn nhận xét: "Thành quả lớn nhất của
phong trào 1930 1931, thành quả mà cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và
phong kiến sau đó đã không thể xoá nổi là ở chỗ nó khẳng định trong thực tế
quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
7
Đảng ta, là ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản,
đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông niềm tin vĩ đại ở sức mạnh
của mình đó là b ớc thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến
trình phát triển về sau của cách mạng. Trực tiếp mà nói, không có những trận chiến
đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 1931, trong đó công nông đã
"Vung ra nghị lực phi thờng" của mình thì không thể có cao trào những năm 1936
1939 (Dới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên
giành những thắng lợi).
Ví dụ4: Dạy bài 15: Phong trào dân chủ 1936 1939.
Để giúp học sinh rút ra nhận xét và khắc sâu phong trào cách mạng 1936 -
1939 thực sự là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn từ Bắc đến Nam, lôi cuốn
đông đảo các lực lợng tham gia với mục tiêu trớc mắt "Tự do, cơm áo, hoà bình".
Trên cơ sở liên minh công nông Đảng đã tập hợp đợc đội quân chính trị đông đảo
thông qua Mặt trận Dân chủ Đông Dơng. Có ý nghĩa là cuộc tập dợt lần thứ hai cho
thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám. Giáo viên có thể minh hoạ bằng đoạn thơ sau:
"áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ.
Đờng càng đi đội ngũ càng đông.
Suối ngàn đã chảy thành sông!

Đố ai tát cạn đợc dòng nớc xuôi"
(Tố Hữu)
Ví dụ5: Dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939 1945). Nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời:
Mục 3 (II): Nguyễn ái Quốc về nớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị
Trung ơng 8 Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dơng:
Có sự kiện Bác Hồ về nớc sau 30 năm bôn ba (28/1/1941) đồng thời cũng là
một mốc đánh dấu thời kỳ mới của lịch sử dân tộc gắn liền với Hội nghị Trung ơng
Tám, quá trình chuẩn bị tích cực cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đòi hỏi
giáo viên phải khắc sâu cho học sinh.
Chuyện tởng chừng đơn giản, thế nhng có những lúc ngay cả trong bài thi tốt
nghiệp quốc gia có nhiều em nhầm lẫn đáng buồn "năm 1924 Nguyễn ái Quốc về n-
ớc", có em lại viết năm 1944 mới về nớc. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc. Chính vì
thế để cho học sinh dễ nhớ hơn tránh bị nhầm lẫn giáo viên sử dụng đoạn thơ của Tố
Hữu miêu tả về sự kiện này:
"Ôi sáng xuân nay Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
8
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thơng, hòn đất ấm hơi Ngời
Ba mơi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi"
Ví dụ6: Dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp xâm lợc 1946 1950.
Mục I: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ:
Giáo viên cần phải giúp học sinh nắm đợc: Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946? Một mặt hớng dẫn học
sinh nắm các sự kiện bội ớc và quyết tâm cớp nớc ta một lần nữa của Pháp, đồng thời
phân tích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấy đợc
khả năng đấu tranh ngoại giao hoà bình giữa ta và Pháp là không còn nữa. Thực dân
Pháp đã buộc ta phải cầm súng đứng lên để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Để góp phần
khắc sâu cho học sinh và làm giờ học thêm sinh động giáo viên có thể sử dụng đoạn
thơ sau:
Hỡi quốc dân! Hỡi đồng bào !
Có gơm, có súng, có dao hãy dùng
Quyết kháng chiến đến cùng cứu nớc!
Toàn dân trông phía trớc, tiến lên!
Nửa đêm vang tiếng lệnh truyền
Phố giăng chiến lũy, đờng xuyên chiến hào
Hồn nớc dựng thành cao muôn trợng
Tay Đảng rèn lực lợng muôn dân
Một dân tộc hai bàn tay trắng
Đồng tâm là chiến thắng thành công
(Tố Hữu)
Mục III: Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947 và đẩy mạnh kháng
chiến toàn dân toàn diện:
1. Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947:
Đây là chiến dịch có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát
triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Pháp thực hiện âm mu và
kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh với lực lợng lớn tấn công Việt Bắc. Trung ơng
Đảng ra Chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp"
(15/10/1947). Với quyết tâm đó cùng chiến thuật đúng đắn, ta đã làm nên thắng lợi
Việt Bắc phá tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, giữ vững căn cứ Việt
Bắc.
Ngoài lợc đồ, bài tờng thuật để giảng dạy, nhấn mạnh khắc sâu kiến thức cho học
sinh, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn hồi ký của Hoàng Quốc Việt và bài thơ của

Hồ Chí Minh vào giảng dạy góp phần làm sinh động, gây hứng thú cho học sinh,
nâng cao chất lợng.
"Tổng T lệnh Pháp đợc tin rằng Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hoà đóng ở Bắc Cạn. Ngày 7/9/1947 chúng cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
9
để "Chụp đợc trung tâm điểm của Hồ Chí Minh" cuộc chiến tranh sẽ chấm dứt.
Chính phủ bù nhìn sẽ thành lập. Nớc Pháp sẽ cai trị Việt Nam nh trớc".
Thế nhng khi địch nhảy dù xuống Bắc Cạn Bác còn ở Định Hoá. Trong quá
trình chiến dịch, Bác chuyển đến làng Vang (Vũ Nhai) rồi đến Khuôn Giáp. Những
ngày chiến dịch Bác ở bên cạnh Bộ Tổng T lệnh theo dõi sát tình hình các mặt trận,
chỉ đạo kịp thời.
Trong lúc quân ta đang chiến đấu anh dũng ngoài mặt trận, một đoàn các cụ
phụ lão, râu tóc bạc phơ đến yết kiến Bác, xin Bác cho thành lập đội "Bạch đầu
quân" đánh giặc. Có cụ cầm gậy múa trớc Bác với những động tác khoẻ, uyển
chuyển, tỏ rỏ sức mạnh của mình. Bác hoan nghênh các cụ và nói: Đời Trần có Hội
nghị Diên Hồng, đời nay có các cụ, đời nào cũng có những cụ tóc bạc yêu nớc.
Nghĩa khí ấy do núi sông tụ lại. Rồi Bác làm thơ ca ngợi
"Tuổi cao chí khí càng cao
Múa gơm diệt giặc ào ào gió thu
Sẵn sàng tiêu diệt quân thù
Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng"
2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện"
Sau thất bại Việt Bắc, Pháp chuyển từ "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh
lâu dài, thực hiện lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" làm cho phong trào kháng chiến
của chúng ta khó khăn. Trong những năm 1948 1949 ta thực hiện kháng chiến
toàn dân toàn diện đặc biệt là: Đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lng địch, biến
hậu phơng của địch thành tiền phơng của ta. Các đơn vị bộ đội chủ lực phân tán thành
đại đội độc lập đi sâu vào vùng địch tạm chiếm tích cực hoạt động. Để giúp học sinh

nắm đợc khái niệm"Chiến tranh du kích" và ý nghĩa của chủ trơng này. Giáo viên có
thể minh hoạ bằng bài thơ của Bác viết năm 1948 về "Kinh nghiệm du kích Pháp"
" Bất kỳ trẻ hay già
Đàn ông hay đàn bà
Đều ra sức tham gia
Đánh du kích
Không có súng ta dùng dao
Ta dùng cuốc
Ta dùng cào
Ta lấy đòn gánh
Ta nhổ cọc rào
Đánh cho chúng nhào"
Và bài thơ : Chiến tranh du kích
"Du kích đánh bí mật
Chúng có mắt nh mù
Cắt dây thép quân thù
Chúng có tai nh điếc

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
10
Đờng sá ta phá hết
Chúng có chân nh què
Lơng thực dấu sạch đi
Chúng chết đói chết khát
Ta dùng lối đánh úp
Cớp súng thù giết thù
Dù tàu bay tàu bò
Cũng không làm gì đợc"
Hồ Chí Minh
Ví dụ7: Dạy bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế

quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954 1965)
Mục III: Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ Diệm, giữ gìn và phát triển
lực lợng cách mạng, tiến tới Đồng khởi (1954 1960).
Giáo viên cần khắc hoạ cho học sinh, nhấn mạnh về phong trào "Đồng khởi"-
đánh dấu bớc phát triển nhảy vọt của Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lợng
sang thế tiến công.
Để giúp học sinh nắm đợc nguyên nhân của phong trào Đồng khởi là do chính sách
tàn bạo của Mỹ Diệm, Luật phát xít 10/59 làm cho nhân dân miền Nam hết sức
căm phẫn, phong trào không thể đấu tranh bằng chính trị đợc nữa mà tất yếu phải
vùng lên dùng bạo lực cách mạng. Để tái hiện lại những chính sách tàn bạo đó không
có ngôn ngữ nào hiệu quả hơn đoạn trích sau:
"Biết không anh, Giồng Keo, Giồng Trôm
Thảm lắm anh à. Lũ ác ôn
Giết cả trăm ngời trong một sáng
Máu tơi lênh láng đỏ đờng thôn.
Có những ông già nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập, vọt thai ra.
Anh biết không? Long Mỹ, Hiệp Hng
Nó giết thanh niên ác quá chừng
Hai sáu đầu trai bêu cọc sắt
Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng!
Có em nhỏ nghịch ra xem giặc
Nó bắt vô vờn trói gốc cau
Nó đốt, nó cời em nhỏ thét
Má ơi! Nóng quá, cứu con mau!
Lá th Bến Tre Tố Hữu

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.

11
Mục IV: Miền Bắc xây dựng bớc đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa
xã hội (1961 1965).
Đây là một nội dung kiến thức khô khan, giáo viên có thể khắc phục bằng việc sử
dụng đoạn thơ của Tố Hữu ca ngợi về những thành tựu của miền Bắc trong thực hiện
kế hoạch kinh tế xã hội năm năm (1961 1965) đã làm cho miền Bắc thay da
đổi thịt trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nớc, với chế độ chính trị u
việt, với lực lợng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.
Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mợt đồng, ấm áp làng quê
Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm tra tiếng trống đi về trong thôn.
Màu áo mới nâu non nắng chói
Mái trờng tơi roi rói ngói son
Đã nghe nớc chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao
Núi rừng có điện thay sao
Nông thôn có máy làm trâu cho ngời
Ba mơi năm đời ta có Đảng
Ví dụ8: Dạy bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc
Mỹ xâm lợc. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 1973)
Mục IV: Miền Bắc khội phục và phát triển kinh tế xã hội, chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ và làm nghĩa vụ hậu phơng (1969 -
1973).
+ Từ cuối 1964 đầu 1965, ngoài việc Mỹ thực hiện Chiến lợc Chiến tranh cục bộ
ở miềm Nam chúng còn gây ra Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Bom đạn Mỹ

không chỉ ném xuống các mục tiêu về kinh tế, quân sự, giao thông mà dã man hơn
chúng còn trút hàng vạn tấn bom xuống cả bệnh viên, các công trình văn hóa, kể cả
nhà thờ, trờng học, giết chết hàng vạn ngời dân vô tội. Tại Hà Tĩnh, Mỹ đã ném bom
xuống trờng Phúc Trạch Hơng Khê giết hại nhiều học sinh đang ở độ tuối ấu thơ,
măng sữa. Tác giả Nguyễn Lê đã vô cùng đau xót viết bài thơ Mẹ trong đó có những
câu hết sức xúc động:
Tra về đến sau đồi
Gọi con nh mọi bận
Mà không nghe trả lời
Thì mẹ ơi đừng giận

* *

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
12
Qyển vở bài toán đố
Con làm còn dở dang
Bỏ quên bên cửa sổ
Mẹ đừng trách không ngoan!
Sân nhà đầy lá rụng
Mẹ đừng trách con lời
Thấy áo con đẫm máu
Đừng khóc con mẹ ơi!
Giặc Mỹ nó nhằm con
Mà bắn vào tim mẹ.
Đừng khóc con mẹ nhé
Khóc sao hả căm thù !
Làm sao khi học sinh nghe những câu thơ trên mà không khỏi đau đớn đến xé
lòng và các em càng thấy đợc tội ác "trời không dung, đất không tha "của giặc Mỹ.
+ Nổi bật trong giai đoạn này là chiến thắng " Điện Biên Phủ trên không" - là

trận thắng quyết định của ta, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống
phá miền Bắc (15/1/1973) và ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Để tạo biểu tợng khắc sâu kiến thức này cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng tài
liệu văn học để trình bày gây thêm hứng thú.
Từ ngày 18/12 29/12/1972 để tạo thế mạnh buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp
định Pari theo điều khoản của Mỹ. Mỹ dùng B52 và F111 ném bom 24/24 giờ xuống
Hà Nội và Hải Phòng nhằm đa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá. Hành động này của Mỹ
đã bị nhân dân Mỹ phản đối mạnh mẽ coi đây là một sự " nhục nhã", một sự " lừa
dối bẩn thỉu" của Nichxơn. Nhân dân Pháp rầm rộ xuống đờng biểu thị đồng tình ủng
hộ Việt Nam đòi Mỹ rút quân. Báo chí, đài phát thanh truyền hình phơng Tây phân
tích " ông Nichxơn tởng rằng tác động của B52 sẽ làm rung động tinh thần của đối
phơng, nhng đối phơng là nhân dân Việt Nam đã không bị rung động tinh thần mà
B52 của Hoa Kỳ đã rụng tơi tả", một hãng thông tấn Anh bình luận :
" Không lo dân tộc Việt Nam bị tiêu diệt mà coi chừng Mỹ sẽ hết sạch B52 trong
vòng ba tháng nếu cứ tiếp tục cuộc truy hoan này".
Quả thực, đúng nh những nhận xét trên Việt Nam đã viết nên một huyền thoại thần
kì, lới lửa phòng không nhân dân của miền Bắc đã đánh bại nền không lực của Hoa
Kỳ mạnh nhất thế giới. Khu vực Hà Nội và Hải Phòng, khu vực bảo vệ vững chắc
nhất trong lịch sử quân sự của thế giới. Buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pari
theo điều khoản của ta đa ra.
Nữ thi sĩ Pháp Mia rây Giăng - xen nhại lại lời của Níchxơn gọi nhân dân ta ở
miền Bắc là " những ngời ở ngoài vòng pháp luật" bằng một bài thơ ngắn :
" Nếu pháp luật của các ngơi

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
13
Là hoà bình trong các nghĩa địa
Là luật của bom Na pan
Là luật trong các hầm chuồng cọp

Là luật của những bom giết ngời
Đợc thả trong đêm Nô en
trên một dân tộc chỉ muốn
Hoà bình chính đáng
trong độc lập tự do
Thì tha ngài Tổng thống
Cùng với hàng nghìn triệu
con ngời trên trái đất
Chúng tôi đứng vào hàng ngũ vinh
quang ấy của những con ngời vinh
quang ở miền Bắc Việt Nam!"
Ví dụ9 :Dạy bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973 1975).
Mục IV: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nớc (1954 1975).
Khi phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, để
giúp học sinh hiểu và khắc sâu đợc kiến thức giáo viên dùng những đoạn thơ, đoạn
văn để minh hoạ rất hiệu quả.
* Phân tích về nguyên nhân truyền thống yêu nớc bất khuất của dân tộc ta giáo
viên có thể minh hoạ bằng những đoạn thơ sau:
"Dân ta gan dạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn "
" Tuốt gơm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu
Lớp cha trớc, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành "
" Ôi cửa phật dầu sôi lửa nóng
Dẫu thiêu mình làm đuốc, vẫn cam!"
(Hoà thợng Thích Quảng Đức tự thiêu ở ngã t Sài Gòn 1963 để phản đối
chính sách của Diệm đối với phật giáo)

Rồi hình ảnh của những ngời mẹ, ngời phụ nữ kiên trung anh dũng:
" Một tay, lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày "
(Mẹ Suốt)
" O du kích nhỏ dơng cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bớc cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
14
Anh hùng đâu cứ phải mày râu"
Rồi hình ảnh của anh công nhân Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang trớc họng súng
quân thù, chị Võ Thị Sáu vẫn bình tĩnh, lạc quan trên đờng ra pháp trờng, hình ảnh
những anh giải phóng quân " Hai mơi năm chẳng dừng chân trên đờng".
Cuối cùng giáo viên kết luận:

" Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí"
Truyền thống yêu nớc của nhân dân ta đã đợc phát huy cao độ trong thời đại Hồ
Chí Minh làm nên thế trận chiến tranh nhân dân, sức mạnh thần kỳ mà vũ khí hiện
đại của tên đầu sỏ đế quốc - "Sen đầm quốc tế" cũng phải khuất phục.
* Khi phân tích về vai trò của hậu phơng miền Bắc đối với miền Nam, giáo viên
dùng những hình ảnh sau:
" Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, vì miền Nam ruột thịt, vì
miền Nam thân yêu"
" Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc
Mà lòng phơi phới dậy tơng lai"
Ngay cả trong điều kiện có chiến tranh, trực tiếp chiến đấu chống Mỹ trong

chiến tranh phá hoại, miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội chi viện cho
miền Nam " Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngời " Đảm bảo cho
miền Nam đánh thắng giặc Mỹ
Cách 2 : Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái
quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Ví dụ 1: Dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám ( 1939 1945). Nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Để phác hoạ, miêu tả tình cảnh nhân dân ta dới hai từng áp bức Pháp, Nhật
nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh để các em nhận thức đợc lúc này nhiệm vụ giải
phóng dân tộc là hàng đầu và bức thiết.
Giáo viên miêu tả tình cảnh thê thảm của ngời nông dân nớc ta trong nạn đói
khủng khiếp cuối 1944 đầu 1945 làm hai triệu ngời chết đói, giáo viên dùng đoạn
trích trong tác phẩm Vợ Nhặt .
Cái đói tràn đến xóm từ lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái
Bình, đội chiếu lũ lợt bồng bế, dắt dìu nhau lên xanh xám nh những bóng ma và nằm
ngổn ngang khắp lều chợ.
Ngời chết nh ngả ra. Không buổi sáng nào ngời trong làng đi chợ, đi làm đồng
không gặp ba bốn cái thây nằm quằn queo bên đờng. Không khí vẫn mùi ẩm thối của
rác rởi và mùi gây của xác ngời .

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
15
Chính trong hoàn cảnh đó Tràng nhặt đợc vợ. Sáng hôm sau bà mẹ nấu bữa cơm
đón con dâu mới với niềm vui phấn khởi.
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau
chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhng cả nhà đều ăn rất ngon lành
Niêu cháo lõng bõng, mỗi ng ời đợc có hai lng bát đã hết nhẵn .
Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lề mề bng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút bà
múc cho con dâu, cho Tràng và nói Cám đấy mày ạ!Hì. Ngon đáo để. Cứ thử ăn mà
xem. Xóm ta khối nhà chả còn cám mà ăn đấy!. Ngoài đình trống thúc thuế đánh

dồn. Trong đầu Tràng thấp thoáng lá cờ đỏ sao vàng và đoàn ngời đi cớp kho
thóc của Nhật .
Giáo viên dừng lại và nhận xét: Nông dân sống cầm hơi bằng hớp cháo cám
nhạt và mình trần chịu rét lúc đêm đông, các tầng lớp giai cấp khác cũng không kém
phần khốn đốn Mâu thuẫn dân tộc gay gắt Cả Việt Nam giống nh một đồng cỏ
khô. Chỉ cần một tàn lửa nhỏ sẽ bùng lên thiêu cháy bè lũ cớp nớc và bán nớc.
Mục 3 ( bài 16): Nguyễn ái Quốc về nớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội
nghị lần 8 Ban chấp hành Trung ơng Đảng Cộng sản Đông Dơng (5/1941).
Hội nghị Trung ơng Tám (5/1941) có một vị trí lịch sự hết sức quan trọng. Hội
nghị đã hoàn chỉnh chủ trơng chuyển hớng đấu tranh cách mạng đã đợc nêu ra từ Hội
nghị TƯ lần thứ VI tháng 9 1939, chủ trơng thành lập mặt trận Việt minh. Để làm
cho giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả, giáo viên có thể thay cách dạy thông thờng
bằng một đoạn trích kể về Hội nghị TƯ 8 nhẹ nhàng theo hồi ký của Hoàng Quốc
Việt kể lại những nội dung cơ bản nhất của cách mạng đợc thảo luận và giải quyết
trong Hội nghị kết hợp với kênh hình (SGK).
Hội nghị TƯ 8 họp từ 10 19/5/1941 trong rừng Khuổi Nậm - Bắc Pó Cao
Bằng trong một căn nhà sàn nhỏ, trớc nhà là một khóm hoa vàng rực. Trong nhà kê
một chiếc chõng tre và những khúc gỗ để ngồi. Đơn sơ là thế, vậy mà đây lại là nơi
tạo bớc ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam. Mở đầu, Bác nêu chơng trình làm
việc, rồi Bác nhận định ngay tình hình thế giới và trong nớc, rằng phát xít Đức sẽ tấn
công Liên Xô. Chiến tranh Thái Bình Dơng do phát xít Nhật khởi xớng cũng sẽ bùng
nổ. Thế giới loài ngời sẽ phải nung nấu trong lửa sát sinh. Bọn phát xít sẽ làm cho
loài ngời căm phẫn, phong trào cách mạng sẽ phát triển, phe chống phát xít mà Liên
Xô là trụ cột sẽ thắng lợi, phe phát xít sẽ thất bại. Bác nói Chiến tranh thế giới thứ
nhất đẻ ra Liên Xô, chiến tranh thế giới lần này sẽ đẻ ra nhiều nớc xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng giải phóng dân tộc sẽ thành công ở nhiều nớc thuộc địa. Nhng muốn
giành thắng lợi, mỗi nớc phải tự nỗ lực rất cao. Riêng đối với Đông Dơng phải đặt nó
trong hoàn cảnh N ớc sôi lửa bỏng phải tập trung, huy động mọi lực l ợng vào giải
phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật Pháp, lập Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nớc,
hớng công tác cách mạng vào nhiệm vụ trung tâm: Cứu quốc, tên của Mặt trận thống

nhất là gì? Vấn đề đợc nhiều ngời thảo luận nhất Cuối cùng Bác nêu ý kiến. Lúc
này chúng ta phải mở rộng khối đoàn kết, phải tìm bạn đồng minh cần thiết và cô lập
những ngời không hợp với mình. Bác đề nghị lấy tên Việt Nam độc lập đồng minh

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
16
(Việt Minh). Đảng ta và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ
chức Cao niên độc lập đồng minh, Ai lao độc lập đồng minh.
Từ giờ phút thiêng liêng này, hai chữ Việt Minh đã vang lên mạnh mẽ trong lòng
dân tộc, suốt cuộc trờng chinh chống đế quốc, trong tâm trí mọi ngời Việt Minh trở
thành nơi hội tụ sức mạnh của dân tộc, nguồn cổ vũ thu hút hết thảy các lực lợng yêu
nớc vào cuộc. Ngay tại cuộc họp Bác soạn thảo ra 10 chính sách Việt Minh, định tên
nớc sau khi giành đợc là Chính phủ nhân dân của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Khi bàn đến công tác tổ chức, chúng tôi đề nghị Bác đảm nhiệm chức Tổng bí
th, Bác trả lời Tôi đang làm nhiệm vụ do Quốc tế cộng sản giao phó. Quốc tế cộng
sản có thể điều động tôi đi làm nhiệm vụ nơi khác, do đó tôi không thể làm nhiệm vụ
Tổng bí th của Đảng đợc . Hội nghị bầu BCH Trung ơng Đảng, Bác giới thiệu đồng
chí Trờng Chinh làm Tổng bí th, Ban thờng vụ TƯ Đảng gồm: Trờng Chinh, Hoàng
Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.
Kết hợp với đoạn trích trên giáo viên sử dụng Nghị quyết Hội nghị TƯ 8 :
"Cuộc cách mạng Đông Dơng trong giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc".
" Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dới sự sinh tử, tồn
vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết đợc vấn đề dân
tộc giải phóng, không đòi đợc độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những
toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận,
giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại đợc".
Sau khi trình bày xong, giáo viên hỏi: Em hãy nêu hoàn cảnh, nội dung và ý
nghĩa Hội nghị TƯ
8 (5/1941)? Học sinh trình bày và giáo viên kết luận ghi trên bảng những vấn đề

chính.
Sau Hội nghị TƯ VIII, ngày 6 6 1941 Bác Hồ đã gửi th kêu gọi đồng bào
cả nớc với nhan đề Kính cáo đồng bào .
Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là việc chung, ai là ngời Việt Nam đều
phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm Riêng phần tôi xin đem hết tâm lực đi
cùng các bạn, vì đồng bào mu giành lại tự do độc lập dẫu phải hy sinh tính mệnh
cũng không nề .
Hỡi các phụ lão, các chí sĩ hỡi tất cả các phú hào, binh sĩ, thợ thuyền, dân
cày, nhà buôn, công chức, thanh niên, phụ nữ một lòng yêu nớc!
Giờ đây công cuộc giải phóng dân tộc là cao hơn tất cả! Chúng ta phải đoàn kết
lại, đánh đổ Pháp Nhật tay sai của chúng, để cứu dân ta khỏi vòng n ớc sâu lửa
bỏng!
Hỡi các chiến sĩ cách mệnh! Giờ giải phóng đã đến. Hãy phất cao cờ độc lập,
lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang
dội bên tai các đồng chí! .
Bức th này đợc in và phát hành khắp cả nớc, đã tác động sâu sắc đến tinh thần
dân tộc, tinh thần yêu nớc của các tấng lớp nhân dân ta. Từ sau Hội nghị TƯ 8, cả n-

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
17
ớc bớc vào thời kì chuẩn bị tích cức toàn diện tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
một thời kỳ lịch sử hết sức sôi nổi.
Thực hiện hai đoạn trích trên kết hợp cùng với Nghị quyết TƯ 8 thì học sinh sẽ
hiểu sâu sắc và tầm quan trọng, ý nghĩa của Hội nghị TƯ 8, vai trò của Hồ Chí Minh
và Đảng ta đối với sự thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945.
Ví dụ 3: Dạy bài 17: Nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945
đến trớc ngày 19/12/1946.
Phần III: Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền
cách mạng.
Mục 3: Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi n-

ớc ta.
Để thực hiện giờ dạy hấp dẫn và hiệu quả, giúp học sinh dễ nhớ về Hiệp định sơ
bộ và không bị nhầm lẫn với nội dung của Hiệp định Giơnevơ hay Pari thì giáo viên
có thể dạy học bằng cách sử dụng phơng pháp dùng tài liệu văn học, tái hiện lại tiến
trình kí kết, khắc sâu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định, làm nổi bật tài năng vai trò
chủ tịch Hồ Chí Minh trong thử thách gay gắt của lịch sử bằng lời kể chuyện qua một
đoạn trích Hồi kí của Đại tớng Võ Nguyên Giáp nh sau:
Từ khi hiệp ớc Hoa Pháp kí kết (28/2/1946) quan hệ giữa quân Tởng và Pháp ở
Hà Nội có lúc căng thẳng. Với cái nhìn sâu sắc của Hồ Chủ tịch, Ngời đã thấy rõ sự
căng thẳng trong bọn chúng lúc này chỉ là tạm thời Sớm muộn chúng sẽ giàn xếp
với nhau. Dù mâu thuẫn ít thì chúng ta vẫn cần lợi dụng.
Trớc những lựa chọn đặt ra đánh Pháp hoặc hoà Pháp để đuổi Tởng. Ngày
3/3/1946 Ban Thờng Vụ TƯ Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì chon giải pháp Hoà
để tiến.
Cuộc trao đổi giữa ta và Pháp xoay quanh hai vấn đề lớn, độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ của nớc Việt Nam.
Tiếng độc lập đối với nhà cầm quyền Pháp là điều đáng sợ. Pháp chỉ đồng ý
Tự trị vấn đề thống nhất ba Kì Pháp có thái độ rất phản động.
Đối với chúng ta, độc lập và thống nhất là nguyện vọng thiết tha, ta không chấp
nhận Tự trị và nh thế là bỏ một phần tự do lập tr ờng của ta trớc sau bắt Pháp
công nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Chính vì thế đến tối 5/6/1946 vẫn bế tắc.
Ngày 6/3/1946.
Sáng sớm, hạm đội Pháp tiến vào Cảng Hải Phòng (8h30 ) quân T ởng đã nổ
súng và bọn Pháp bắn trả, cuộc đấu tranh kéo dài 11h tra.
Đàm phán giữa ta và Pháp vẫn cha đợc. Hồ Chủ tịch thấy đã đến lúc cần đi đến
một quyết định. Sau khi hội ý với Thờng vụ, Ngời đa ra cách giải quyết: N ớc Pháp
công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (từ độc lập đợc thay bằng từ tự do).
Phái bộ Pháp ng thuận. 4h chiều 6/3/1646 Hiệp định sơ bộ đợc ký kết tại ngôi
nhà số 38 phố Lý Thái Tổ. Đây là văn bản Hiệp định quốc tế đầu tiên của nớc Việt
Nam dân chủ cộng hoà kí với một nớc ngoài.


Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
18
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung Hiệp định sơ bộ theo sách giáo khoa và
ý nghĩa của Hiệp định.
- Qua cách trình bày này, giáo viên sẽ khắc sâu nội dung Pháp công nhận Việt
Nam là quốc gia tự do Tránh nhầm lẫn với văn bản Hiệp định khác. Đồng thời
nhấn mạnh thêm ý nghĩa to lớn của nó.
Giáo viên kết luận bằng nhận xét: Hiệp định sơ bộ là một Mẫu ng ời tuyệt vời
của sách lợc Mác Xít Lênin Nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ
địch và về sự nhân nhợng có nguyên tắc của Đảng ta và của Hồ Chủ tịch:
"Ngời trông gió, bỏ buồm chọn lúc
Nớc cờ hay, xoay vạn kiêu binh".
(Tố Hữu)
Vị dụ 4 : Dạy Bài 22 Mục V: Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến
tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Ngày 27/1/1973 Ban hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt
Nam đã đợc chính thức kí kết tại Pari.
Để đi đến sự kiện trên phải có cả một quá trình giằng co và kiên định. Qua Hồi
ức Pari giáo viên đa vào bài học một số đoạn trích sẽ làm cho học sinh có thể tái
hiện lại Những năm tháng đàm phán ở Pari .
Trớc hết giáo viên cung cấp: Tr ởng phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hoà miền Nam Việt Nam là Bà Nguyễn Thị Bình tên thật là Nguyễn Thị Châu
Sa, cháu gái của nhà chí sĩ yêu nớc Phan Châu Trinh sinh ở Sa Đéc, là Luật s, 1951
1953 đã từng phải đi Khám lớn Sài Gòn với tội danh: Lãnh tụ phong trào học sinh,
sinh viên. Từ 1962 1968 tham gia nhiều Hội nghị quốc tế, đi nhiều n ớc với t cách
đại diện cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ 1968 1973 Bà
là trởng phái đoàn ngoại giao ở Pari với tên Nguyễn Thị Bình do các đồng chí ở
Trung ơng lựa chọn. Bình là hoà bình . Mục đích của một phái đoàn cái tên của tr -
ởng đoàn là đầy thiện chí .

Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao không kém phần quyết liệt nh trên
chiến trờng Bà Bình kể lại:
Tháng 11/1968, phái đoàn của ta lên đờng sang Pari, anh Xuân Thuỷ từ Pari gọi
điện về Mátxcơva dặn chị:"cứ tơi cời nh trớc nay cô vẫn cời, xuống sân bay cô chớ
mang kính nguy hiểm, chịu khó một tý vậy. Sao vậy anh? Tới đó cô sẽ biết Anh
Xuân Thuỷ chỉ trả lời vắn tắt.
Xuống sân bay Pari, 500 nhà báo chen lấn, hàng trăm chiếc micrô. Nếu đeo kính
dứt khoát bị rơi do các nhà báo chen lấn phỏng vấn. Nếu cúi xuống nhặt thì ôi thôi
Buộc phải ngồi với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhng họ
vẫn tìm cách hạ thấp vị trí của Mặt trận. Là Hội nghị 4 bên nhng mà Mĩ cố tình coi
nh Hội nghị 2 bên, ghép thành 2 phái đoàn miền Nam và miền Bắc với nhau. Mĩ và
Sài Gòn một bên, ta phải đấu tranh gần 3 tháng cuối cùng Mĩ phải nhận ngồi với ta
trên một chiếc bàn tròn.

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
19
Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra hết sức gay gắt giữa ta và Mỹ. Lập
trờng của ta trớc sau nh một, đòi Mỹ chấm dứt ném bom vô điều kiện trên miền Bắc
và rút quân từ bỏ mọi hành động chống nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhng Mỹ
đòi chấm dứt ném bom có điều kiện, bộ đội miền Bắc phải rút khỏi miền Nam .
Thời điểm năm 1970, phía Mỹ, Sài Gòn ra rả các ông bị đẩy khỏi miền Nam
rồi, bằng cớ là phải rút quân sang Cam pu chia . Chị nghe mà tức quá nhng phải
tơi cời Tại sao bom Mỹ liên tục trút xuống miền Nam ở nhiều nơi? Nơi nào bom
Mỹ thả xuống, chính là vùng giải phóng của chúng tôi đấy . Giờ giải lao Cyrus
Vance giáo s về luật của đoàn Mỹ nói với chị: Tôi chịu cái lí của bà , còn anh Xuân
Thuỷ thì cời : Thông minh .
Với lập trờng vững vàng, chính nghĩa cùng những thắng lợi của ta trên mặt trận
chính trị, quân sự, Mỹ phải khuất phục ký Hiệp định Pari công nhận độc lập chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.
Sau khi giáo viên kết thúc đoạn hồi ký, đặt câu hỏi cho học sinh:

Hỏi: Em hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp
định Pari? Nh thế chắc chắn học sinh sẽ tích cực tham gia hoạt động học tập và tự
nhận thức bài học.
giá kết quả học sinh.Cách 3: Sử dụng tài liệu văn học trong việc kiểm tra
đánh
Trong giai đoạn hiện nay thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện trong đó có kiểm
tra đánh giá. Đến thời điểm hiện tại Văn Sử - Địa, đề thi vẫn theo phơng pháp tự
luận. Để đánh giá khách quan và chính xác học sinh thì hớng đổi mới trong cách ra
đề đang đợc nhiều ngời quan tâm. Đó là ra theo lối Đề mở để đánh giá năng lực
vận dung của học sinh trong quá trình làm bài. Đối với môn Lịch sử, trong phơng
pháp ra đề mở giáo viên có thể dùng kiến thức văn học để làm đề kiểm tra cho học
sinh, vừa hấp dẫn vừa kiểm tra đánh giá đợc thực chất kết quả dạy học. Đồng thời
góp phần tác động vào t tởng tích cực học tập, tìm tòi của học sinh, phát triển t duy
nhận thức cho các em.
Ví dụ 1: Quét Cao Lạng mở biên c ơng
Mênh mông gió lớn bốn phơng thổi vào .
Đó là câu thơ nói lên kết quả của chiến thắng nào trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1946 1954?
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến
thắng đó?
Ví dụ 2: Năm mơi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm
ma dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn .
(Tố Hữu)
Là những câu thơ diễn tả về diễn biến chiến dịch nào?
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả ý nghĩa của chiến dịch đó.

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.

20
Cách 4: Dùng tài liệu văn học để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khoá:
Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học Lịch sử ở
trờng phổ thông, đợc thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, đợc
tiến hành trong suốt năm học, theo các chuyên đề nhằm góp phần thực hiện mục tiêu
của chơng trình môn học. Tuy là hoạt động ngoài trời nhng có ý nghĩa to lớn, tác
dụng nh một bài nội khoá trong việc giáo dục và giáo dỡng học sinh.
Đối với môn Lịch sử, trong năm có nhiều ngày lễ lớn nh: Kỷ niệm thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
22/12; Ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5; Ngày chiến thắng chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam 30/4 Tất cả đều có thể làm các chuyên
đề ngoại khoá vừa hấp dẫn vừa có ý nghĩa to lớn.
Có thể có nhiều hình thức tổ chức ngoại khoá khác nhau, trong đó tổ sử có thể
kết hợp với tổ văn để tiến hành ngoại khoá Văn Sử theo các chuyên đề trên cho
học sinh để đạt hiệu quả gấp bội sẽ không làm cho học sinh nhàm chán, nặng nề vừa
hiểu đợc nội dung Lịch sử vừa có kiến thức về Văn học. Ngợc lại bổ sung kiến thức
toàn diện cho giáo viên, thực hiện học tập suốt đời và nâng cao năng lực s phạm, kĩ
năng nghề nghiệp. Hiệu quả hai chiều.
(Tuỳ từng chuyên đề giáo viên cần nghiên cứu, và tổ chức phù hợp trong
giới hạn đề tài không đa ra ví dụ).
Cách 5 : Có thể sử dụng để ra bài tập cho học sinh về nhà.
Với cách này, sau mỗi chơng, mỗi giai đoạn lịch sử giáo viên có thể ra bài tập
chuyên đề cho học sinh về nhà su tầm các bài văn, thơ, hồi ký về giai đoạn lịch sử mà
mình đã học. Có thể khuyến khích bằng cách chấm và cho điểm 15 phút. Sử dụng ph-
ơng pháp này vừa phát huy tính tích cực tìm tòi cho học sinh, nâng cao hiểu biết cho
các em đồng thời qua đó giáo viên có thể học tập thêm, nâng cao thêm những hiểu
biết của mình. Có thể làm chuyên đề về Lịch sử địa phơng để giáo dục truyền thống
của quê hơng cho các
IV. Kết luận
Dạy học là một nghệ thuật mà ngời thầy giáo là một nghệ sĩ. Để đạt đợc hiệu

quả và mục tiêu bài học đòi hỏi ngời thầy phải không ngừng tìm kiếm những phơng
pháp dạy học phù hợp. Tuy nhiên không có phơng pháp nào là tối u mà phải biết kết
hợp nhiều phơng pháp.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, học hỏi để không ngừng nâng cao
nghiệp vụ s phạm và kĩ năng nghề nghiệp, đổi mới và tìm kiếm nhiều phơng pháp
nhằm khắc phục những áp lực của môn học đối với học sinh nhằm nâng cao chất lợng
dạy học lịch sử. Phơng pháp trên đây đã đợc sử dụng trong thực tế và có nhiều kết
quả khả quan, đặc biệt là làm cho không khí của giờ học Lịch sử bớt phần căng
thẳng, các em chú ý và phấn chấn hơn kể cả những học sinh ngoài khối C. Qua thực
tế kiểm tra chất lợng đã đợc nâng lên rõ rệt, đặc biệt là thái độ đối với môn học.
Tuy nhiên, việc thực hiện phơng pháp này cũng đòi hỏi ngời thầy giáo phải thật
sự say mê, có tâm huyết đầu t thời gian, trí tuệ, nghiên cứu tìm tòi, soạn giảng vì tốn
rất nhiều thời gian. Ngợc lại thực hiện nó có hiệu quả sẽ làm cho sự hiểu biết của ng-

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
21
ời thầy đợc mở rộng, tầm vóc của thầy đợc nâng lên và ngời thầy giáo sẽ trở thành
một tấm gơng có tác động tích cực trong quá trình giáo dục học sinh góp phần thực
hiện thành công mục tiêu lớn của sự nghiệp trồng ngời.
Trên đây là một vài phơng pháp trong số rất nhiều phơng pháp để vận dụng kiến
thức Văn học để giảng dạy bộ môn Lịch sử mà bản thân đã đợc áp dụng và có hiệu
quả nhất định. Tuy nhiên, để có một kinh nghiệm tốt hơn bản thân còn phải cố gắng
suy nghĩ và thể nghiệm trong một thời gian dài. Kính mong đợc sự góp ý của đồng
nghiệp nhất là những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!

Can Lộc , tháng 4 năm 2011

Nguyễn Thị Kim Hoa- THPT Nghèn.
22

×