Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.96 KB, 54 trang )

6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học là một hoạt động đặc thù vì đối tượng dạy học là con người, đòi hỏi giáo
viên phải có vốn kiến thức về bộ môn và phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học
lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất
việc giảng dạy giáo viên và học tập của học sinh, nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức
lịch sử (cả lý thuyết và thực hành). Trong dạy học lịch sử không phải chỉ có một
phương pháp đơn nhất mà có cả một hệ thống phương pháp. Người giáo viên bên cạnh
sử dụng phương pháp lời nói sinh động, sử dụng đồ dùng trực quan mềm dẻo, linh
hoạt…thì việc sử dụng tài liệu văn học để bổ sung vào bài học là không thể thiếu
được. Qua việc sử dụng tài liệu văn học giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về
kiến thức lịch sử, từ đó làm nảy sinh những tình cảm đúng đắn và hình thành những kỹ
năng học tập, làm việc tương ứng, đặc biệt rèn luyện cho học sinh có phương pháp học
tập lịch sử, phát huy năng lực tự học và trình độ tư duy của bản thân.
Mặt khác, tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai, khoá tám đã đặt
ra nhiều vấn đề quan trọng như: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò quyết
định đối với sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước. Riêng bộ môn lịch sử phải xây
dựng nội dung, chương trình, phương pháp, cấu trúc như thế nào để khắc phục được
quan niệm chỉ chú trọng lịch sử chính trị quân sự, đấu tranh giai cấp coi nhẹ lịch sử
văn hoá, lịch sử nghệ thuật…Vì thế, việc sử dụng tài liệu văn học đặc biệt là việc sử
dụng thơ ca trong dạy học sẽ phần nào khắc phục được quan niệm trên.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng chào mừng năm học mới, Bác Hồ đã
từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không
chính là nhờ một phần nhỏ vào công học tập của các em [1,tr26].
Trong cuốn “Giáo dục học, tập 1” NXBGD, Hà Nội, năm 1978, Hà Thế Ngữ -
Đặng Vũ Hoạt có viết: “Mỗi môn học chỉ có khả năng phản ánh những kết quả nhận
SVTH: Lê Nguyên Phú


6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
thức của con người về một hoặc một số lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan.
Chính vì thế, trong quá trình dạy học, học sinh cần được học nhiều môn học tương
ứng với các khoa học nhất định. Các môn học này có mối liên hệ qua lại với nhau rất
mật thiết” [6,tr220] .Tác giả muốn nhấn mạnh yêu cầu của dạy học liên môn. Phương
pháp sử dụng tài liệu văn học được chú trọng sẽ cung cấp học sinh vốn hiểu biết về các
lĩnh vực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các môn học.
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói phải “phát huy tính tích cực của học sinh” và
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” ) đã
khuyên người dạy là “tránh lối dạy nhồi sọ”. Trên thực tế, mặc dù có nhiều chuyển
biến trong dạy và học nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đa số học sinh không hứng thú
học tập lịch sử, học chỉ để “đối phó”. Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức lịch
sử nhất là về kiến thức lịch sử dân tộc…
Về phía giáo viên, mặc dù đã chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng nhìn
chung vẫn còn tồn tại lối dạy “thầy đọc,trò ghi”, “dạy chay”…Đây là hệ quả của
nhiều tác nhân trong đó trước hết phải kể đến phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có vấn đề đổi mới
phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử của “dựng nước và giữ nước”, trong
đó giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 – 1945 là một trong những trang sử hào hùng, tiêu
biểu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là giai đoạn mười lăm năm vận động
của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con
thuyền cách mạng vượt qua bao thác ghềnh cho đến ngày giành thắng lợi. Trong quá
trình ấy, Đảng ta đã không những đề ra đường lối chiến lược đúng đắn mà còn tuỳ vào
hoàn cảnh cụ thể để đưa ra sách lược kịp thời, giành thắng lợi trọn vẹn mà ít tổn thất
nhất. Do vậy, dạy học lịch sử giai đoạn này một mặt giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử
dân tộc nhưng mặt khác cũng củng cố niềm tin yêu vào Đảng, Bác Hồ, vào sự nghiệp

SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
cách mạng nước ta. Để làm được điều này thì việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc
biệt là việc sử dung tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đóng một vai trò quan trọng
không thể thiếu.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”(Sách giáo khoa lịch sử,lớp 12, chương trình
cơ bản) bài tập lớn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sử sụng tài liệu văn học trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông nhưng nhưng chủ yếu các công trình này đều tập
trung nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của vấn đề hay nghiên cứu các giai đoạn lịch sử
khác nhau, chứ chưa có công trình khoa học nào hoàn chỉnh về việc sử dụng tài liệu
văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoàn 1930 – 1945.
Trong cuốn: “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên, (2002).
“Phương pháp dạy học lịch sử” ở THPT của Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường, Đặng
Văn Hồ, (1998) … Các giáo trình này đã trình bày những nguyên tắc cũng như biện
pháp sử dụng TLVH nói chung vào trong quá trình dạy học lich sử.
Những công trình mang tính chuyên khảo như: “Ca dao lịch sử” của Phạm Hồng
Việt (2007); “Lịch sử dân tộc qua các trang thơ văn” Khoa sử (2002).
Các luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp: Luận văn thạc sĩ“Sử dụng tài liệu văn
học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1954 ở trường THPT (Chương trình chuẩn)” của Hồ Phi Cường.
Ngoài ra ở nước ta còn có một số bài được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu lịch sử
cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, do mục đích của các công trình cho đến nay
vẫn thiếu vắng một công trình trình bày một cách hệ thống về “Sử dụng tài liệu văn
học trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoạn 1930 – 1945”.
Mặc dù vậy những công trình trên là nguồn tư liệu quý báu để tác giả tham khảo và

hoàn thành đề tài này.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng tài liệu văn học để dạy học
lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu xác định như trên, đề tài đi sâu nghiên cứu việc lựa
chọn, sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1945 ở trường
THPT (Chương trình Chuẩn), bài nội khóa và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường
THPT.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Nghiên cứu quá trình sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ năm
1930 - 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) nhằm tạo hứng thú học tập và phát
huy tính tích cực cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Điều tra cơ bản để tìm hiểu nhận thức và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu văn
học trong DHLSVN ở trường THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu văn học trong DHLSVN ở
trường THPT.
- Xác định nội dung cơ bản của LSVN giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT
(Chương trình Chuẩn).
- Đề xuất nguyên tắc lựa chọn tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930
- 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).
- Xây dựng hệ thống tài liệu văn học để DHLSVN giai đoạn 1930 - 1945 ở trường

THPT (Chương trình Chuẩn).
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Đề xuất nguyên tắc và biện pháp sử dụng tài liệu văn học để DHLSVN giai đoạn
1930 - 1945 ở trường THPT (Chương Trình Chuẩn).
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Trong phạm vi khuôn khổ bài viết này, tôi tập trung tìm hiểu các tài liệu văn học
giai đoạn 1930 – 1945, các bài viết, bài nghiên cứu khoa học, khóa luận và các bài luận
văn thạc sĩ để làm rõ hơn đề tài này.
5.2 Phương pháp nghiên cứu.
 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục phổ
thông nói chung và giáo dục lịch sử nới riêng ở trường THPT.
 Để thực hiện đề tài tác giả sử dụng phương pháp lý luận tâm lý, giáo dục học,
phương pháp dạy học lịch sử của các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử…để rút ra những
nhận xét, kết luận cần thiết.
6. Đóng góp của đề tài
 Cung cấp hệ thống tư liệu về “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở
trường THPT giai đoạn 1930 – 1945”.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho những nhà khoa học
và những ai quan tâm về vấn đề này. Giúp người đọc có cảm nhận và hiểu biết sâu sắc
hơn về việc “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoạn
1930 – 1945”.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng thơ ca cách mạng để dạy
học lịch sử ở trường THPT.

Chương 2: Hệ thống thơ ca cách mạng để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930-1945
ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).
Chương 3: Nguyên tắc và biện pháp sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử
Việt Nam từ năm 1930 – 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
/>cua-Hoa-thuong-Thich-Quang-Duc-trong-phong-trao-tranh-dau-cua-Phat-giao-
Viet-Nam-nam-1963.html
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI
LIỆU VĂN HỌC ĐỂ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN).
1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử ở trường
1.1.1. Một số khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa về văn học như: Văn học là một tắm gương phản chiếu
cuộc sống; Văn học là nhân học (Mac-xim Goóc-ky); Văn học là một loại hình sáng
tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội con người. Phương thức sáng tạo của
văn học thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua
ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và
thường bị dung lẫn lộn. Theo từ điển tiếng Việt, văn học là “nghệ thuật dung ngôn
ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống xã hội và con người”. Như vậy, dù là định
nghĩa nào thì đối tượng của văn học đều là con người và xã hội trong một không gian
và thời gian cụ thể.
Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề nào đó. Như vậy, khái niệm
tài liệu có nội hàm rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
Tài liệu văn học là những công trình, những tác phẩm văn học được nhà văn sáng
tác nên dưới nhiều hình thức, thể loại khác nhau.

Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về quá trình phát triển của xã hội
loài người cũng như dân tộc. Tri thức lịch sử gồm nhiều yếu tố như sự kiện lịch sử, các
niên đại, địa danh, nhân vật, biểu tượng, khái niệm, quy luật lịch sử…[Phan Ngọc Liên
(cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử, Tập 1,
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
Nxb ĐHQG, Hà Nội; tr. 138]. Trong day học lịch sử, tri thức lịch sử chính là những
yếu tố quan trọng nhất để giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa
học cho học sinh.
1.1.2. Mối quan hệ giữa tài liệu văn học với tri thức lịch sử.
Tài liệu văn học với tri thức lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy chức
năng nhiệm vụ của mỗi bên là khác nhau nhưng cả hai đều có chung đối tượng là con
người, cả hai đều phản ánh mọi hoạt động của xã hội loài người trong lao động, sinh
hoạt và cả trong việc chống thiên tai, ngoại xâm.
Tài liệu văn học bao gồm nhiều tác phẩm, tác giả và nội dung khác nhau nhưng
trong đó mỗi tác giả đều viết lên nó với những tâm tư của chính bản thân mình. Để có
được những tác phẩm này, các nhà thơ nhà văn đã phải xâm nhập tìm hiểu thực tế,
nghiên cứu các tri thức lịch sử liên quan để rồi tìm ra nguồn cảm hứng hay mạch cảm
xúc để viết nên tác phẩm của mình.
Tuy mỗi tác giả có một phong cách và cách cảm nhận riêng nhưng lại giống nhau
ở chỗ đó là đã mang được hơi thở, tâm hồn thời đại, tinh thần chiến đấu… Những gì họ
nhìn thấy, cảm giác được đều ghi lại thông qua các tác phẩm của mình. Vì thế, tài liệu
văn học cũng là một trong những tri thức lịch sử cụ thể nhất, sinh động nhất.
Hơn thế nữa, bản thân các bài thơ, bài văn chính là những tư liệu lịch sử rất hùng
hồn, có giá trị, minh chứng cho từng chặng đường mà lịch sử đã đi qua. Chẳng hạn
như: Bảng tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Vợ nhặt của
Kim Lân, Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ… Ở những tác phẩm này thì giá
trị lịch sử và giá trị nghệ thuật đã hòa quyện vào nhau. Tuy nhiên, vì phản ánh lịch sử

thông qua nghệ thuật ngôn từ, nên ngoài việc phản ánh sự thật lịch sử nó còn chứa
đựng những yếu tố chủ quan, nghệ thuật hư cấu của tác giả. Do đó, khi sử dụng tài liệu
văn học vào giảng dạy lịch sử, GV cần có sự sàng lọc để lựa chọn những tác phẩm có
nội dung phản ánh lịch sử cao nhất.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
Bên cạnh đó, đặc trưng của lịch sử là tìm hiểu các sự kiện, hình tượng đã diễn ra
trong quá khứ. Muốn tái hiện lại các tri thức lịch sử phải cần đến các nguồn tư liệu có
liên quan, trong đó có tài liệu văn học. Giáo viên có thể sử dụng thơ ca cách mạng để
tiến hành bài giảng nội khóa, ngoại khóa, củng cố kiến thức hay để kiểm tra đánh giá…
Như vậy, việc sử dụng tài liệu văn học để DHLS nói chung, LSVN giai đoạn 1930 -
1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) nói riêng đã làm cho việc truyền tải tri
thức đến HS mềm mại hơn, tạo hứng thú học tập cho các em, nhằm đáp ứng yêu cầu
nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
1.1.3. Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở
trường THPT.
1.1.3.1 Vị trí của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường
THPT.
Trong chiến lược phát triển giáo dục hiện nay thì việc dạy học liên môn để phát
huy tính tích cực cho học sinh được chú trọng. Nhờ vậy mà vị trí của tài liệu tham khảo
nói chung và tài liệu văn học nói riêng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong dạy
học ở trường THPT. Xét theo nghĩa đó việc sử dụng tài liệu văn học chiếm một vị trí
quan trọng và không thể thiếu được trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Bởi vì lịch
sử không phải là một chuổi sự kiện mà người viết sử ghi lại, rồi người dạy sử đọc và
người học sử thuộc lòng (Phạm Văn Đồng). Bài giảng của giáo viên không phải là chỉ
trình bày những vấn đề chủ yếu then chốt, gợi mở cho người học những vấn đề để hiểu
rõ và vận dụng. Bởi vậy giáo viên phải đọc nhiều, hiểu rộng. Giáo viên và học sinh
ngoài bài giảng ở sách giáo khoa thì phải đọc thêm các tài liệu tham khảo nói chung và

tài liệu văn học nói riêng.
1.1.3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở
trường THPT.
- Về mặt kiến thức
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
Quy luật chung của loài người là “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiển đó là con đường nhận thức biện chứng của nhận thức
chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”.
Do đặc trưng của môn Lịch sử là nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra
trong quá khứ, vì thế GV khó có thể tái hiện lại những sự kiện, hiện tượng lịch sử một
cách chính xác như những gì nó đã diễn ra trong quá khứ như những môn khoa học
khác. Chính vì vậy, trong dạy học, GV phải dựa vào những tài liệu. Tài liệu càng đầy
đủ, có giá trị bao nhiêu thì tri thức lịch sử càng chính xác, sinh động bấy nhiêu.
Nguồn tài liệu có thể sử dụng trong dạy học lịch sử rất đa dạng và phong phú. Nó
có thể là tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu văn học… Vì vậy, việc sử dụng tài
liệu văn học trong dạy học lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp góp
phần tái hiện lịch sử mà còn giúp cho học sinh tiếp thu những kiến thức lịch sử một
cách sâu sắc và chân thực nhất; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cũng như phát triển kĩ
năng cho các em.
Đồng thời, trong dạy học lịch sử giáo viên luôn băn khoăn giải cho được bài toán
giữa khối lượng kiến thức và thời giờ lên lớp. Với thời lượng một tiết học, dù muốn
nhưng GV không thể đi sâu để trình bày hay giải thích một vấn đề, nội dung lịch sử cụ
thể hay những phần có liên quan đến nội dung bài học; Vậy làm sao để đảm bảo truyền
đạt đủ kiến thức mà thời gian một tiết học quy định? Đó là một vấn đề khó. Nhưng với
phương pháp này, việc sử dụng các nguồn tài liệu cũng như tài liệu văn học sẽ giúp
cho giáo viên không chỉ giải được bài toán này mà còn góp phần đa dạng phương pháp
dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức, HS sẽ cảm không

thấy nhàm chán khi học sử,…
Ví dụ: Khi dạy bài 14 “Phong trào cách mạng 1930 -1935” nhằm khắc sâu địa
danh cách mạng trong thời kì này giaó viên đọc đoạn thơ trong bài thơ cách mạng.
“Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”
Đoạn thơ trên giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc hơn các địa danh cách mạng trong
phong trào cách mạng 1930-1931”. Từ đó năm chắc nội dung và địa điểm của các sự
kiện quan trọng trong giai đoạn này.
- Về thái độ:
Tài liệu văn học trong dạy học lịch sử không chỉ góp phần minh họa, cụ thể hóa sự
kiện lịch sử cho học sinh mà còn có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng,
tình cảm và thái độ hành động đúng cho học sinh. Qua đó hình thành cho các em lòng
tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân thông qua thơ ca cách
mạng.
Ví dụ: Khi dạy Bài 16, Mục III.3 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” giáo
viên có thể sử dụng các câu thơ sau để học sinh hiểu rõ về cuộc đời và vai trò của chủ
tịch Hồ Chí Minh.
“Hồ Chí Minh – Ông già thuyền trưởng
Đã từng qua bốn biển năm châu
Sinh cảnh đói nghèo, lớn bước gian lao
Lòng sạch, chí cao đã thành thép qua nghìn lửa đạn
Hồ Chí Minh dong buồm về nước
Vung cánh tay ngang trời Tổ quốc
Kêu gọi nhân dân lớp lớp theo Người

Để thoát kiếp ngựa trâu xây lại cuộc đời
……………………………………
Phất cao cờ Việt Minh chói sáng
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
Làm một mùa thu cách mạng
Đánh Pháp tan tành, đánh Mỹ đảo điên”
Với đoạn thơ trên học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy được những gian khổ và cống hiến
của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Từ đó
giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh và làm cho các em càng yêu quý, kính trọng
cảm phục Người.
Bằng giọng điệu khỏe khoắn, đầy sức sống, tài liệu văn học đã góp phần gieo vào
lòng người niềm tin, hi vọng về một tương lai tươi sáng, sự thắng lợi của cách mạng.
Đây chính là vũ khí nghệ thuật vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và đào tạo thế hệ trẻ như hiện nay. Như vậy, việc sử dụng tài liệu văn
học trong dạy học lịch sử sẽ góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và rèn luyện nhân
cách cho HS.
- Về kỹ năng:
Thơ ca cách mạng không những cung cấp cho học sinh kiến thức, bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm mà còn góp phần phát triển năng lực tư duy và rèn luyện những kỹ
năng khác cho các em.
Ví dụ: Khi dạy Bài 14, Mục II.2 “Xô Viết Nghệ Tỉnh” giáo viên có thể sử dụng
đoạn thơ sau:
“Không vua, không quan
Không hạng người ô uế
Không hạng người nô lệ
Sống đau sót lầm than.”
Đoạn thơ này sẽ giúp học sinh suy nghĩ, phân tích, tư duy để nhận ra bản chất của

nhà nước sơ khai “Xô Viết Nghệ Tỉnh”. Từ đây, học sinh có thể liên hệ kiến thức cũ để
có thể so sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước trước đây của nước ta với Xô
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
Viết Nghệ Tỉnh. Từ đó lý giải những tiến bộ của các Xô Viết lúc bấy giờ , tạo điều
kiện cho học sinh phát triển năng lực tư duy, tổng hợp, phân tích…
Tóm lại, sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc
nhận thức quá khứ, giáo dục tư tưởng, tình cảm cũng như phát triển các kỹ năng để
nhằm cho học sinh phát triển một cách toàn diện hơn.
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM TỪ 1930 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN).
2.1. Kiến thức lịch sử cơ bản giai đoạn 1930 - 1945
2.1.1. Phong trào cách mạng 1930 – 1935.
2.1.1.1. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933.
a) Tình hình kinh tế.
- Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái. Khủng hoảng bắt
đầu từ nông nghiệp.
- Các cuộc khủng hoảng ở Việt Nam rất nạng nề so với các thuộc địa khác của
Pháp, cũng như các nước trong khu vực.
b) Tình hình xã hội.
- Nhiều công nhân bị sa thải, số người làm việc thì đồng lương ít ỏi.
- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán
với giá thấp., ruộng đất bị bọn địa chủ người Pháp và Việt thu tóm. Nông dân ngày
càng bị bần cùng hóa.
- Các tầng lớp nhân dân khác cũng không tránh khỏi tác động xấu của cuộc
khủng hoảng.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó tồn tại hai mâu thuẫn lớn là:
Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp; Mâu thuẫn giữa nông

dân với địa chủ phong kiến.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại. Chính quyền thực dân đã tiến
hành đàn áp dã man Việt Nam Quốc dân Đảng và đồng bào yêu nước.
=> Mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc hơn.
2.1.1.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tỉnh.
a) Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
- Từ tháng 2-4-1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của nông dân và công dân. Mục
tiêu là đòi cải thiện đời sống, bên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị.
- Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế
lao động 1/5.
- Trong các tháng 6,7 và 8 liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông
dân và các tầng lớp khác trên phạm vi của cả nước.
- Sang tháng 9-1930, phong trào đấu tranh dân cao, nhất là ha tỉnh Nghệ An và Hà
Tỉnh. Nông dân biểu tình được công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng.
- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nông thôn và nhiều
xã. Nhiều lý trưởng và chánh tổng bỏ trốn.
- Trong tình hình đó, nhiều cấp Đảng Ủy ở nông thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân
đứng lên tự cai quản đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm
chức năng của các chính quyền, gọi là Xô Viết.
b) Xô Viết Nghệ Tỉnh.
- Tại Nghệ An, Xô Viết ra đời vào khoảng tháng 9/1930. Các Xô Viế đã thực hiện
quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt của đời sống.
- Về chính trị:
+ Quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do
hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
- Kinh tế:

SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
+ Thi hành nhiều biện pháp tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày, bãi bỏ thuế
thấn, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa đường xá, cầu
cống, lập các hình thức tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau trong sản xuất.
- Về văn hóa – xã hội:
+ Xóa bỏ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…Trật tự an ninh
được giữ vững. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
 Xô Viết Nghệ - Tỉnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy
chỉ tồn tại 4-5 tháng nhưng nó à nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân
trong cả nước.
- Từ năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.
c) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
(10/1930).
- Tháng 10-1930, Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam họp hội nghị lần thứ
nhất tại Hương Cảng.
- Hội nghị quyết định đổi tên ĐCS Việt Nam thành ĐCS Đông Dương. Cử ra Ban
Chấp hành Trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư và thông qua
luận cương chính trị của Đảng.
- Nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
+ Xác định vấn đề chiến lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Việt Nam
lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời
kỳ TBCN, tiến thẳng lên CNXH.
+ Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến và đánh
đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.
+ Động lực của cách mạng là giai cấp nông dân và công nhân.
+ Lãnh đạo của cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng
Sản.

SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
+ Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ
giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
- Hạn chế:
+ Chưa nêu được mấu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ
dân tộc lên hang đầu và nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đanh giá không đúng khả năng cách mạng của các tầng lớp tiểu tư sản, khả năng
chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng
lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế
quốc và tay sai.
c) Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 –
1931.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp
công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
+ Từ phong trào khối liên minh công - nông được hình thành, công nhân và nông
dân đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
+ Phong trào được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng Sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực
thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm về công tác tư tưởng, về xây dựng
khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo phong
trào.
+ Là cuộc tập dược đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng
Tám sau này.
2.1.2. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

2.1.2.1. Tình hình thế giới và trong nước.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
a) Tình hình thế giới.
- Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số
nước như Đức, Ý, Nhật và ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội lần thứ VII tại Mác-cơ-va. Xác
định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là
chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành
lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
- Tháng 6-1936, chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp đã thi hành
một số chính sách tiến bộ.
b) Tình hình trong nước.
Sau cuộc khủng hoảng thế giới 1929 – 1933, thực dân pháp ở Đông Dương tập
trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đấp sự thiếu hụt của nền kinh tế chính quốc.
- Về nông nghiệp:
+ Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, làm cho 2/3 nông dân không có hoặc
chỉ có ít ruộng.
+ Phần lớn đất nông nghiệp là trồng lúa. Các đồn điền của TB Pháp chủ yếu trồng
cao su, sau đó là càfê, chè, bông, gai…
- Về công nghiệp:
+ Ngành khai mỏ được đẩy mạnh. Sản lượng nghành dệt, sản xuất xi măng, chế cất
rượu tăng.
+ Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm…
- Về thương nghiệp:
+ Chính quyền thực dân độc quyền buôn bán rượu, thuốc phiện, muối, thu được lợi
nhuận rất cao; nhập khẩu máy móc và hàng công nghiệp tiêu dung.
+ Hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và nông sản.

=> Tình hình Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 là giai đoạn phục hồi và phát
triển của nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn lạc hậu và phụ thuộc vào Pháp.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Đời sống nhân dân cực khổ do thuế khóa nặng nề; công nhân thất nghiệp vẫn còn
nhiều.
- Nông dân không có đủ ruộng đất để cày. Tư sản dân tộc thì ít vốn nên chỉ lập
những công ty nhỏ, phải chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
- Nhiều người trong tầng lớp tư sản trí thức thất nghiệp. Công chức nhận mức lương
thấp. Các tầng lớp lao động khác phải chịu thuế khóa nặng nề.
2.1.2.2. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
2.1.2.2.1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
tháng 7-1936.
- Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do
đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải. Hội nghị đề đường lối và phương
pháp đấu tranh:
+ Về nhiệm vụ: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là
chống đê quốc và phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ
phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ,
cơm áo hòa bình.
+ Phương pháp đấu tranh: Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp
pháp.
+ Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân nhân phản đế Đông Dương.
- Tháng 3-1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi tên thành
Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
2.1.2.2.2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
a) Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
- Năm 1936, Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương. Các Ủy

ban hành động của ta thành lập khắp nới.
- Giữa tháng 9-1936, chính quyền thực dân ra lệnh giải tán các Ủy ban hành động, câm
nhân dân hội họp.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Đầu năm 1937, Gô-đa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brê-vi-a nhận chức
Toàn quyền Đông Dương.
- Trong những năm 1937 – 1939, các cuộc biểu tình, mít tinh đòi quyền sống của các
tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra.
- Ngày 1/5/1938, lần đầu tiên trong ngày quốc tế Lao động, các cuộc biểu tình được tổ
chức công khai ở Hà Nội và nhiều nới khác trong cả nước.
b) Đấu tranh nghị trường.
+ Đảng vận động đưa người vào ứng cử trong các cuộc bầu cử vào Viên Dân biểu
Trung Kỳ (1937}, Viện Dân biểu Bắc Kỳ , Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương (1938)
và Hội Đồng Quảng hạt Nam Kỳ (1939).
=> Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân tay sai, bênh vực quyền lợi của
nhân dân lao động.
c) Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
- Đảng xuất bản nhiều tờ báo công khai ở các thành phố lớn như Tiền Phong, Dân
chúng, Lao động, Tin tức…Trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân sinh,
dân chủ thời kỳ 1936-1939.
2.1.2.2.3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 –
1939.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc vận động dân chủ 1936-1939, là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức,
có sự lãnh đạo của Đảng Công sản Đông Dương.
+ Phong trào dân chủ 1936-1396 đã buộc chính quyền thực dân nhượng bộ một số
yêu sách trước mắt về dân sinh dân chủ.

+ Quần chúng nhân dân được giác ngộ về chính trị đã tham gia vào Mặt trận Dân tộc
thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hung hậu của cách mạng.
- Bài học kinh nghiệm
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
+ Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây
dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh
công khai, hợp pháp.
+ Thấy được những hạn ché trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
Phong trào dân chủ 1936-1939, như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi
nghĩa tháng Tám sau này.
2.1.3. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945).
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
2.1.3.1. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945.
a) Tình hình chính trị.
- Đầu tháng 9-1939, chiến tranh thế giới nổ ra/ Ở châu Âu quân Đức kéo và nước
Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng.
- Ở Đông Dương, Đô đốc Đờ-cu được cử làm toàn quyền thay thế cho Ca-tơ-ru.
- Tháng 9-1940, quân Nhật vượt biên giới Việt Trung tiến vào miền Bắc nước ta.
Quân Pháp nhanh chống đầu hàng, dâng nước ta cho Nhật.
- Đầu năm 1945, phát xít Đức bị thất bại nặng nề ở châu Âu.
- Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp.
- Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế cách mạng, sẵn sang vùng lên khởi nghĩa.
b) Tình hình kinh tế - xã hội.
- Đầu tháng 9-1939, Toàn quyền Đông Dương Ca-tơ-ru râ lện tổng động viên cung
cấp cho chính quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương.
- Thực dân Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế
mới, sa thải bớt công nhân, giảm lương, tăng giờ làm…

- Pháp cho Nhật sử dụng các sân bay, phương tiện giao thông, cung cấp lương thực,
tiền bạc. TRong 4 năm 6 tháng, Pháp nộp cho Nhật một khoảng lên đến 724 triệu đồng.
- Quân Nhật cướp ruộng đất của nông dân, nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục
vụ cho nhu cầu chiến tranh.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Các công ty nhật tập trung đầu vào các ngành phục vụ cho quân sự: khai thác
măng-gan, sắt Thái Nguyên, Crôm Thanh Hóa…
- Chính sách bốc lột của Pháp – Nhật làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
2.1.3.2. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939.
2.1.3.2.1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
tháng 11-1939.
- Tháng 11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng được triệu tập tại Bà Điểm do
Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
- Hội nghị xác định mực tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng
các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn được độc lập.
- Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất về đề ra khẩu hiệu tịch thu
ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bon địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống
tô cao, thuế nặng. Khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh được thay
bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
- Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nữa
hợp pháp sang bí mật
- Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương thay cho
Mặt trận Đông Dương.
2.1.3.2.2. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần
thứ 8 Ban Chấp hành TW ĐCS Đông Dương.
- Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt

Nam.
- Ngày 10 đến 19-5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp
hành TW Đảng tại Bác Bó. Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là
giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu
giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất công, tiến tới người cày có ruộng.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh thay cho mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương, thay tên
các hội phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ việc lập mặt trận ở Lào và Campuchia.
- Ngày 19-5-1941, Việt Nam độc lập đồng minh ra đời. Đến tháng 10-1941, tuyên
ngôn, chương trình, điều lệ của Việt Minh được công bố rộng rãi.
2.1.3.2.3. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
a) Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Xây dựng lực lượng chính trị
+ Năm 1942, khắp Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn.
Tiếp đó, Ủy Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban lâm thời liên tỉnh Cao – Bắc –
Lạng được thành lập.
+ Năm 1943, Đảng đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam. Năm 1944, Đảng dân
chủ Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận
Việt Minh.
- Xây dựng lực lượng vũ trang
+ Xây dựng nhiều đội du kích ở căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.
+ Năm 1941, Trung độ cứu quốc I được thành lập.
+ Ngày 15-9-1941, Trung độ cứu quốc quân II ra đời.
- Xây dựng căn cứ địa
+ Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được chọn làm căn cứ địa cách mạng.

+ Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ
sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.
b) Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
- Từ 1943, Chiến tranh thế giới chuyển biến theo hướng có lợi cho nước ta. Hồng
quân Liên Xô phản công quân Đức.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Từ ngày 25 đến 28 thánh 2 năm 1943, BTV TW Đảng họp tại Võng La vạch ra kế
hoạch chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa.
- Ngày 25-2-1944, Trung đội cứu quốc quân III ra đời.
- Năm 1943, Ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra 19 ban “Xung phong
Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống
miền xuôi.
- Ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp “ Sửa soạn khởi nghĩa”.
Ngày 10-8-1944, Trung ương Đảng đã kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi kẻ thù
chung”.
- Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải
phóng quân được thành lập. Chỉ sau hai ngày thành lập, Đội đã đánh thắng liên tiếp 2
trận ở Play Khắt và Nà Ngần. Căn cứ Cao – Bắc – Lặng được củng cố và mở rộng.
2.1.3.3. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
2.1.3.3.1. Khởi nghĩa từng phần (Từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
- Đầu năm 1945, Hông quân Liên Xô tiến đánh Béc-lin, sào huyệt cuối cùng của
Phát xít Đức – một loạt các nước châu Âu được giải phóng.
- 20h ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp nhanh chống đầu hang.
- Ngày 13-2-1945, BTV TW Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta”. Khẩu hiệu đánh đuổi Pháp - Nhật được thay bằng khẩu hiệu đánh đuổi
phát xít Nhật.
- Ở Cao – Bắc – Lạng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cứu quốc quân

phối hợp với các lực lượng chính trị giải phóng hàng loạt các châu, xã, huyện.
- Ở Bắc và Bắc Trung Kỳ, Đảng đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà tù Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi
nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ.
- Ở Nam Kỳ, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là ở Mỹ Tho và Hậu
Giang.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
2.1.3.3.2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày khởi nghĩa
- Ngày 20-4-1945, BTV TW Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ.
Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ được thành lập.
- Ngày 14-6-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy Ban Dân tộc giải
phóng Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp.
- Ngày 15-5-1945, Việt Nam cứu quốc quân và VNTTGPQ thống nhất thành Việt
Nam giải phóng quân.
- Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào chỉ đạo cách mạng cả nước.
- Ngày 4-6-1945,Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.
2.1.3.3.3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
a) Nhật đầu hàng Đồng Minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
- Đầu tháng 8-1945, quân Đông minh tấn công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội
Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương.
- Ngày 6 đến 9-8-1945, Mĩ ném hai quả bom xuống hai thành phố Hirosima và
Nagaxaki của Nhật Bản.
- Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 9-8-1945, Hồng quân
Liên Xô tấn công đạo quân Quang Đông của Nhật Bản.
- Trưa ngày 15-8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh.
- Ngay từ ngày 13-8, TW Đảng và Tổng bộ Việt minh lập tức thành lập Ủy ban
Khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23h, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số

1”, chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến 15-8-1945, Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thông
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.
- Từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Thông
qua 10 chính sách của Việt minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí
Minh làm chủ tịch.
b) Diễn biến Tổng khởi nghĩa.
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Từ ngày 14-8, Khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã huyện thuộc các tỉnh đồng bằng
chân thổ sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, TT Huế, Quảng Ngãi, Khánh
Hòa.
- Chiều ngày 16-8, một đơn vị Giải Phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất
phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18-8, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam giành được
chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất.
- Chiều 17-8, quần chúng nội, ngoại thành tổ chức mít tinh ở nhà hát lớn, hô vang
khẩu hiệu :Ủng hộ Việt Minh”, Đả đảo bù nhìn”, “Việt Nam độc lập”.
- Ngày 18-8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các phố chính của Hà Nội.
- Tối ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội giành thắng lợi.
- Ở Huế, ngày 20-8, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập, quyết định giành chính
quyền vào ngày 23-8.
- Sáng 25-8, các đơn vị xung phong công đoàn, Thanh niên xung phong ở các tỉnh
Gia Định, Biên Hòa, Mĩ Tho kéo về thành phố. Quần chúng chiếm sở mật thám, Sở
cảnh sát, nhà ga, bưu điện…giành chính quyền ở Sài Gòn.
- Đồng Nai thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8.
- Chiều 30-8, vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
2.1.3.4. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập

- Ngày 25/8/1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW Đảng, UBDT giải phóng Việt Nam từ
Tân Trào về đến Hà Nội.
- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ
Việt Nam lâm thời độc bản truyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa.
2.1.3.5 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách
mạng tháng 8-1945.
2.1.3.5.1 Nguyên nhân thắng lợi
SVTH: Lê Nguyên Phú
6
Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường
trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
- Nguyên nhân chủ quan
+ Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu
tranh kiên cường , bất khuất cho độc lập của dân tôc.
+ Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh lãnh đạo, dựa trên nèn tản và cơ sở của chủ nghĩa Max Lê-nin vận dụng sáng tạo
vào thực tiển cách mạng Việt Nam.
+ Đảng có quá trình chuẩn bị lâu dài trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng
1930 – 1935, 1936 – 1939, đã đúc rút được nhiều bào học kinh nghiệm quý báu.
+ Trong khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn một long, không sợ khó
khan, gian khổ, mất mát, hy sinh…Cac cấp Đảng bộ từ TW đến địa phương đã linh
hoạt, sáng tạo, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
- Nguyên nhân khách quan
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trước quân đội của phe phát
xít đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa.
2.1.3.5.2. Ý nghĩa lịch sử
- Cách mạng tháng 8 mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Phá tan xiềng
xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5năm,
lật nhào ngai vàng ngự trị ngót chục thế kỷ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam dân chủ

công hòa-nhà nước của dân do dân vì dân.
- Đanh dấu 1 bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên
mới của dân tộc: kỷ nguyen của độc lập, tư do, kỷ nguyên của nhân dân lao động làm
chủ đất nước.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít
trong chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu
tranh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
SVTH: Lê Nguyên Phú

×