Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Foreign direct investment

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.94 KB, 5 trang )

Foreign direct investment
I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) để
đạt được quyền kiểm soát doanh nghiệp ở nước ngoài. Hoạt động FDI tạo ra công ty
mẹ và công ty con từ đó hình thành ra tập đoàn xuyên quốc gia.
- Để được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài, vụ đầu tư phải đủ lớn để nắm
quyền kiểm soát công ty ở nước ngoài. Liên hợp quốc xác định rằng để làm được
việc đó, công ty mẹ phải sở hữu 10% hoặc hơn số cổ phiếu thường hoặc quyền biểu
quyết của công ty được đâu tư. Nếu ít hơn thì được gọi là đầu tư gián tiếp.
II- Các hình thức của FDI
1. Phân chia theo mục đích đầu tư thì FDI được chia theo 4 loại chính:
- Đầu tư mới – Greenfield Investment: nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở
rộng nhà máy/ dây chuyền hiện có.
- Mua lại và sáp nhập – Merger & Acquisition: Công ty đầu tư mua luôn tài sản
của doanh nghiệp nước ngoài.
- Đầu tư theo chiều ngang – Horizontal FDI: Đầu tư trong cùng ngành công
nghiệp.
- Đầu tư theo chiều dọc – Vertical FDI: Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp
đầu tư vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm.
2. Phân chia theo mục tiêu:
- FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Đầu tư nhằm đạt được dây
chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên,
mà những nguồn lực này không có ở được đi đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào
các nước đang phát triển như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông hay vàng, kim cương
ở Châu Phi, lao động rẻ ở Đông Nam Á.
- FDI tìm kiếm thị trường Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường
mới hoặc duy trì thị trường hiện có.
- Tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả
bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai.
1
- Tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư nhằm ngăn chặn


việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất và khai
thác dầu mỏ có thể không cần trữ lượng dầu đó ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn phải
tìm cách bảo vệ nó để không rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
III- Ưu nhược điểm của FDI đối với các nước được đầu tư:
1. Ưu điểm:
- Về nguyên lý, FDI như ông già Noel đi vào mang theo những túi quà lóng
lánh. Những túi quà này điểm qua thì có đầu tư tài chính; khả năng tiếp cận công
nghệ mới, tiên tiến; khai phá và kích thích xuất khẩu,… Những món quà vô giá với
những cậu bé – những doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam vốn chỉ quen chơi những trò
chơi nhỏ, manh mún. Chúng ta phần nào “ưa” FDI bởi tác động – ích lợi của nó rất
hiện hữu, sờ - nắm - đo đếm – bình phẩm được. Đó là những nhà máy mới, to lớn
hiện đại chưa từng thấy, những mạng lưới công nghệ thông tin cao cấp, những khu
thương mại khổng lồ, sáng long lanh và lộng lẫy, những người lao động chất lượng
cao nói chuyện với nhau bằng ngoại ngữ quốc tế,… - về góc độ xã hội là khả năng
tạo việc làm lớn.
- Chưa hết, tác động của FDI không dừng lại ở một nhà máy hay một hệ thống,
mỗi đơn vị đầu tư này lại có vai trò nhưng một hệ số nhân tác động – tức là sự xuất
hiện của nó kéo theo một loạt các hiệu ứng phát triển quy mô vùng. Cùng với những
dự án FDI được triển khai sẽ có hàng loạt các dự án lớn nhỏ ăn theo và một hệ thống
các dịch vụ phụ trợ. Nhà máy Intel Việt Nam đi vào hoạt động chắc chắn sẽ làm cho
cả một khu dân cư xung quanh thay đổi, kèm theo là một loạt các dịch vụ ăn uống,
giải trí, vận chuyển,… - một hệ số nhân thực sự.
2. Nhược điểm:
a. FDI có thể làm triệt tiêu đi các nguồn lực tự thân ở quốc gia sở tại:
- Câu hỏi là FDI có phải luôn tốt như vậy? Rất nhiều nhà kinh tế trong và ngoài
nước thực sự băn khoăn về câu hỏi này. Xã hội Mỹ tăng trưởng không phải chỉ nhờ
có những Microsoft, Intel, Apple, Goldman Sachs,… mà phần rất lớn động lực tuôn
trào từ những người đang từng ngày nỗ lực để trở thành những Bill Gates mới và
Steve Jobs mới. Giáo sư Nancy Napier, nhà nghiên cứu hàng đầu về chiến lược tại
ĐH Boise State, trong một lần trao đổi với chúng tôi đã chia sẻ mối lo lắng của

2
những người làm chiến lược về sức sáng tạo và năng động trong các doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ đang ngày càng giảm, làm cho nước Mỹ ngày càng già và kém
vận động. Sức sáng tạo, tính năng động đó chính là những người khởi nghiệp. Nó
quan trọng đến nỗi Jack Welch huyền thoại của GE từng tuyên bố muốn chẻ nhỏ, tái
cơ cấu tập đoàn này để có thể tiến lên với tinh thần của một doanh nghiệp nhỏ.
- Những doanh nghiệp nhỏ - những doanh nghiệp khởi sự có ý nghĩa vô cùng
quan trọng với sức tăng trưởng và khả năng đổi máu của toàn nền kinh tế. Bằng
chứng với những người chủ khởi nghiệp đầu tiên của Trung Nguyên hay FPT có lẽ
cũng đủ - họ định nghĩa lại sức mạnh của Việt Nam.
- Thế thì FDI, nguồn vốn luôn được ta tôn sùng có một hạn chế: sự xuất hiện
của nó giống như sự xuất hiện của những doanh nghiệp lớn đã trực tiếp cạnh tranh
những khoảng đất màu mỡ có thể nuôi mầm những tinh thần khởi nghiệp. Phía nào
yếu thế hơn, câu trả lời dành cho độc giả. Nhà máy ViBird của tập đoàn Nguyễn
Hoàng – người chủ sau 8 năm vẫn tự cho rằng “Tôi đang khởi nghiệp” – sẽ ra sao
nếu Dell đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp máy tính ở Việt Nam. Chỉ là câu hỏi “nếu
như” nhưng cũng có thể khiến NHG Group rùng mình.
b. Tăng trưởng kinh tế nóng-FDI là những khoản nợ quốc gia:
Bùng nổ đầu tư vào thị trường trường mới nổi
Theo dự báo của Viện Tài chính quốc tế (trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ), năm
nay đầu tư nước ngoài (gián tiếp và trực tiếp) sẽ tiếp tục ngập tràn các thị trường mới
nổi với khoảng 469 tỷ USD. Nếu tính cả 2 năm 2005 và 2006, thì con số sẽ lên đến
mức kỷ lục: khoảng 1.500 tỷ USD – tăng gần 100% so với số lượng của ba năm
trước đó cộng lại. Lượng tiền khổng lồ trên đã thúc đẩy tăng trưởng của các nước thụ
hưởng nhưng cũng tạo ra các phản ứng phụ khiến cho các thị trường này bị thương
tổn, dẫn đến sự đổ vỡ.
“Đó là cái giá phải trả cho sự thành công” - Claudio Loser, cựu quan chức
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhận xét. Standard & Poor’s, một tổ chức đánh giá tín
dụng và nghiên cứu các rủi ro trong đầu tư, cho rằng Latvia và Romania có thể sẽ hạ
cánh không được nhẹ nhàng cho lắm. Thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn sẽ gây

nguy hiểm cho viễn cảnh đầu tư của Bulgaria và Estonia. Còn theo Desmond
Lachman, một chuyên viên của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, đã xuất hiện các yếu tố
3
có thể dẫn đến sụp đổ thị trường. Ông nói: “Thế giới đang đầy rẫy các mối hiểm
nguy.”
Tại sao lại có sự bùng nổ trong đầu tư nước ngoài? Như chúng ta đều biết kinh
tế toàn cầu đang tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hơn nữa, lãi
suất cho vay của một số nước đang rất thấp và thủ tục vay rất dễ. Đây là những yếu
tố tạo lực đẩy các dòng tiền đổ vào các nước có nền kinh tế mới nổi, nơi chi phí lao
động khá rẻ và hàng hóa ngày càng lên giá, tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài
kiếm được lời nhiều. Nói cho công bằng, các nước thu nhận đầu tư nước ngoài đã
hưởng những mối lợi không hề nhỏ: tạo thêm công ăn việc làm, thu thêm thuế và cải
thiện được cơ sở hạ tầng.
Như Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn, nhờ đầu tư nước ngoài tăng mà tăng trưởng kinh tế
năm 2006 của nước này đạt tới 6,1%, một mức tăng kỷ lục. Đồng lira của nước này
lên giá và lạm phát giảm, đáp ứng được các điều kiện để IMF cho vay 10 tỷ USD.
Nhưng thách thức chính nằm ở chỗ làm thế nào để quản lý tốt các nguồn vốn từ nước
ngoài chảy vào. Nếu để chúng vào ào ạt, lạm phát sẽ tăng kéo theo giá động sản, bất
động sản tăng. Song kiểm soát chúng một cách gắt gao thì “thời kỳ vui vẻ” có thể sẽ
sớm chấm dứt. William Rhodes, Phó chủ tịch cao cấp Citigroup tại New York, cho
rằng một số thị trường mới nổi đang trở nên quá nóng, cần rất thận trọng trong các
bước đi để tránh đổ vỡ.
Lạm phát cao, nội tệ lên giá
Trong thực tế, một số nước đang tìm cách chỉnh hướng do nhận thức được nguy
cơ về việc thu nhận quá nhiều tiền nước ngoài. Năm ngoái, Thái Lan can thiệp sâu rồi
đã phải rút lại các biện pháp kiểm soát vốn nước ngoài khi TTCK Bangkok sụt giảm
xuống mức tồi tệ nhất trong vòng 16 năm trở lại đây. “Việc kiểm soát vốn thường rất
nhạy cảm vì có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực đối với đầu tư và nền kinh tế” -Irene
Cheung, nhà kinh tế làm việc tại chi nhánh ngân hàng ABN AMRO ở Singapore, cho
biết. Còn ở Trung Quốc - thị trường mới nổi lớn nhất thế giới - hiện đang phải vật lộn

nhằm ngăn bớt các đầu tư quá mức vào xây dựng nhà máy và mua bất động sản,
trong khi vẫn phải kìm giữ không cho đồng nhân dân tệ tăng giá.
Theo dự báo của Viện Tài chính quốc tế, năm 2007 Trung Quốc có thể thu hút
đến gần 1/5 tổng số vốn đầu tư tư nhân nước ngoài. Zhou Xiaochuan, Thống đốc
4
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đã bày tỏ mối quan ngại tình trạng “bong bóng”
dễ bùng nổ đang xuất hiện tại các TTCK Trung Quốc khi nó đã tăng trưởng hơn 80%
trong vòng 12 tháng trở lại đây.
Tương tự, nền tài chính của một số nước châu Mỹ Latin cũng sẽ gặp khó khăn.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ khá nhiều tiền của vào các nước này khiến giá nội
tệ của một số nước tăng. Chỉ trong vòng một năm, tiền peso Colombia lên giá 10% và
tiền real Brazil lên gần 6%. Điều này dễ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu, trong đó
có các nhà xuất khẩu chuối và hoa của Colombia. Công ty sản xuất giày dép
Alpargatas của Brazil đã phải sa thải bớt công nhân do bị mất thị trường xuất khẩu.
Chính phủ Brazil đã đề ra một số biện pháp nhằm tìm cách khống chế, không để cho
đồng real tăng giá quá cao.
Ngân hàng Trung ương Colombia cho biết sẽ hạn chế các khoản cho vay của
các ngân hàng thương mại nhằm ngăn chặn tình trạng, mà Tổng thống Álvaro Uribe
mô tả như “sự đầu cơ” các luồng vốn. Ngân hàng trung ương ở nhiều nước Đông Âu
cũng đang đối mặt với lạm phát vì nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đổ tiền xây dựng
nhà máy và mua bất động sản tại đây. Giá hàng tiêu dùng tại Latvia đã tăng cao nhất
kể từ năm 2001 trở lại đây. Trong khi đó giá nhà đất tại Bulgaria đã vọt lên hơn 60%,
so với cách đây 24 tháng.
Ana Mates, một nhà phân tích tín dụng tại Standard & Poor’s (London, Anh),
cho biết trước viễn cảnh đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, kinh tế của một số nước sẽ
trở nên rất nóng. Đối với châu Á, có lẽ đây là thách thức khó vượt qua nhất. Bởi các
ngân hàng trung ương châu lục này đang phải vật lộn cùng một lúc với hai khó khăn:
lạm phát cao và nội tệ lên giá. Ngân hàng nhiều nước châu Á đang đối phó tình hình
này bằng cách vay tiền với lãi suất cao. Nhưng nếu làm như vậy, các nhà đầu tư nước
ngoài lại đổ thêm tiền vào và giá nội tệ lại vọt lên.

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×