Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Luận văn: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.53 KB, 112 trang )

B GIO DC V ĐO TO
TRƯNG ĐI HC SƯ PHM H NI
o0o
DÊu Ên cña chñ nghÜa hiÖn sinh
trong tiÓu thuyÕt NguyÔn B×nh Ph¬ng
Chuyên ngành: Lý luận văn học
LU(N VĂN THC SĨ KHOA HC NGỮ VĂN
H NI - 2015
LI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Hải Phương, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình hình thành, triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, cho phép em gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô trong Tổ bộ
môn Lý luận văn học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn, phòng tư liệu thư viện
trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời
gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý của hội đồng
khoa học, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Người viết
Phạm Thị Thắm
MC LC
MỤC LỤC 2
PHẦN MỞ ĐẦU 1
2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Bình Phương nói chung 2
2.2. Những nghiên cứu mang tính gợi mở về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 8
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát 8


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 9
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA
YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 10
1.1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh 10
1.2. Những tư tưởng chính của chủ nghĩa hiện sinh 13
1.3. Sơ lược về sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học 16
1.3.1. Trong văn học thế giới 16
1.3.2. Trong văn học Việt Nam 22
1.4.1. Điều kiện xã hội 26
1.4.2. Sự thay đổi trong định hướng văn học 27
1.4.3. Tình hình giao lưu văn học 28
1.4.4. Những nỗ lực tìm tòi của Nguyễn Bình Phương 30
CHƯƠNG 2: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG 33
Phạm Thị Thắm
2
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THỂ HIỆN Ở CẢM QUAN VỀ HIỆN
THỰC 33
2.1. Hiện thực mang tính chất vô nghĩa, tẻ nhạt 33
2.2. Hiện thực mang màu sắc phi lý 42
2.3. Hiện thực chứa nhiều bất trắc 50
CHƯƠNG 3: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG 67
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THỂ HIỆN 67
Ở CẢM QUAN VỀ CON NGƯỜI 67
3.1. Con người lo âu, hoài nghi 67
3.2. Con người cô đơn, lạc loài 77
3.3. Con người tha hóa 83
3.4. CON NGƯỜI VỚI KHÁT VỌNG DẤN THÂN 92

PHẦN KẾT LUẬN 99
Phạm Thị Thắm
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học nở rộ ở phương Tây
vào đầu thế kỉ XX và gây hiệu ứng mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực của đời sống
cũng như khoa học, trong đó có văn học. Franz Kafca, Jean-Paul Sartre,
Albert Camus… là những gương mặt tác giả tiêu biểu mà tên tuổi gắn liền với
văn chương hiện sinh. Trào lưu văn học này đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nền văn học của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tư
tưởng về nhân vị, tự do, về đời sống nhiều bề bộn, lo âu của chủ nghĩa hiện
sinh đã được các nhà văn Việt Nam thể hiện khá sinh động trong các tác
phẩm của mình.
1.2. Quan sát văn học Việt Nam hiện nay, chúng tôi nhận thấy bên cạnh
việc cách tân mạnh mẽ của thơ và truyện ngắn, thể loại tiểu thuyết đang có sự
chuyển mình và tìm tòi những hình thức nghệ thuật mới tuy có vẻ chậm hơn,
dè dặt hơn. Các nhà viết tiểu thuyết ý thức được rằng, bây giờ vấn đề quan
trọng không phải là viết cái gì mà là viết như thế nào, không phải là kể nội
dung mà là viết nội dung. Và các nhà văn đã nỗ lực tìm hiểu, vận dụng những
kỹ thuật tự sự để nhằm khai thác tiềm năng của thể loại, để cách tân tiểu
thuyết, góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam dần dần thoát khỏi quỹ đạo của
truyền thống, bước đầu hòa nhập với tiểu thuyết hiện đại của thế giới. Gương
mặt tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây nở rộ những tên tuổi mới, trong
số đó có nhà văn Nguyễn Bình Phương. Khởi nghiệp bằng tác phẩm đầu tay
“Bả Giời” (1991) như những bước chập chững đầu tiên vào làng tiểu thuyết
còn nhiều bỡ ngỡ, suốt những năm tháng đó cho đến ngày hôm nay Nguyễn
Bình Phương lần lượt cho ra đời hàng loạt các đầu sách gây ấn tượng trong
lòng công chúng. Đặc biệt với “Người đi vắng” (1999), tác giả vừa được vinh
danh bởi giải thưởng sách hay năm 2014 do viện nghiên cứu phát triển giáo

Phạm Thị Thắm
1
dục (gọi tắt là viện IRED) tổ chức. Hơn hai mươi năm vướng phải “Bả Giời”
rồi đa mang vào tiểu thuyết với gần mươi đầu sách dù chưa phải là khối lượng
đồ sộ nhưng đặt trong bối cảnh thực tế của văn học nước nhà hôm nay có lẽ ít
cây bút nào làm được như Nguyễn Bình Phương. Không chỉ vậy, tác phẩm
của Nguyễn Bình Phương còn có sự nhất quán trong đổi mới về nội dung
cũng như cách viết. Mỗi tác phẩm là một nét độc đáo riêng biệt nhưng đều
được nảy sinh trong quá trình phát triển lao động nghệ thuật nghiêm túc với
khát vọng cách tân thật sự của nhà văn.
Với việc lựa chọn đề tài: “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương”, luận văn của chúng tôi hy vọng chỉ ra những
yếu tố hiện sinh thể hiện ở cảm quan về hiện thực và con người như một nét
độc đáo trong sáng tác nhà văn, từ đó nhìn ra những đóng góp của Nguyễn
Bình Phương cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Bình Phương nói
chung
Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thu hút sự quan tâm đặc biệt của
độc giả, giới nghiên cứu phê bình và cũng vì lẽ đó mà hầu hết sáng tác của
ông khi vừa ra đời xuất hiện không ít những cuộc phẩm bình. Nhiều tác giả
đánh giá cao những nỗ lực cách tân của nhà văn cả về nội dung cũng như hình
thức tiểu thuyết.
Đáng chú ý là bài viết “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”
của Phùng Gia Thế. Tác giả cho rằng: “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ám
ảnh bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào cuộc đời,
sự đổ vỡ của những trật tự xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng
của đời sống, sự đánh mất của bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo
đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người” [85]. Đây được coi
Phạm Thị Thắm

2
như nhận định bao trùm cho toàn bộ chủ đề tư tưởng trong các tiểu thuyết
của nhà văn Nguyễn Bình Phương.
Ngoài ra, Phạm Xuân Thạch với bài viết “Tiểu thuyết như là một trạng
thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống” đã mở ra nội dung đáng chú ý về tác
phẩm “Ngồi” như một nét độc đáo đưa sáng tác Nguyễn Bình Phương lên
hàng “hiện tượng tiêu biểu” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ông nhận
định: “Ngồi” là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa
của đời sống.
Trên khía cạnh ngôn ngữ, Hoàng Quỳnh Nga trong báo cáo khoa học năm
2004 đã đi sâu tìm hiểu phương diện “Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu
thuyết Thoạt kỳ thủy”. Đây là điểm khá ấn tượng và nổi bật xuyên suốt toàn bộ
sáng tác tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tác giả chỉ ra hình thức của lời câm
là ngôn ngữ chắp dính, sự phá vỡ quan hệ logic giữa các câu, các câu ngắn, câu
đặc biệt, câu bị khuyết thành phần hoặc bị bẻ gẫy không theo trật tự nào.
Năm 2008, khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Trang Nhung bàn về “Ngôn
ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”. Từ việc nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ và các dạng thức tổ chức ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, tác giả phát hiện ra thủ pháp nhại ngôn ngữ gắn liền
với cảm hứng giải thiêng trong sáng tác của ông. Đặc biệt Trang Nhung đã
chạm tới vấn đề vô thức như là một bước đệm tạo sự độc đáo cho ngôn ngữ
nghệ thuật tác phẩm.
Trên khía cạnh kết cấu, Phùng Gia Thế trong bài đối thoại với báo điện
tử Tổ quốc “Một cái nhìn về thực tiễn văn chương hậu hiện đại” đã nhận xét:
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn có nhiều tuyến chạy ngược – xuôi
theo lối kết cấu song hành. Để minh chứng cho điều này ông lấy bốn cuốn
tiểu thuyết nổi bật của tác giả đó là “Những đứa trẻ chết già”, “Thoạt kỳ
thủy”, “Người đi vắng” và “Ngồi” làm ví dụ.
Phạm Thị Thắm
3

Tác giả Trương Thị Ngọc Hân khi viết “Một số đặc điểm nổi bật trong
sáng tác của Nguyễn Bình Phương” cũng cho rằng: Nguyễn Bình Phương và
một số cây bút đương đại khác không đi theo lối kết cấu cũ. Ông đã phá tung
mọi đường biên rào cản để tạo sự tự do tối đa cho tác phẩm. Ở đó mạch
chuyện đan xen, móc nối nhằng nhịt, có những tác phẩm có hai mạch chảy
song song đến cuối tác phẩm đã hòa vào một mạch chung, có tác phẩm được
xây dựng bởi rất nhiều mạch để tạo thành kiểu đa giọng điệu độc đáo.
Tác giả Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Những hành trình qua trống
rỗng” quan tâm tới kỹ thuật viết tiểu thuyết “Ngồi”. Ông cho rằng Nguyễn
Bình Phương độc đáo ở lối kết cấu lập thể, kết cấu thời gian đồng nhất, lối
hành văn với sự giản yếu của các câu văn.
Đồng thời Trương Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Hoan cũng đi vào phân
tích sự đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong việc phá vỡ kết cấu tiểu
thuyết truyền thống để thể nghiệm sự cách tân theo hướng kết cấu xoắn kép
nhiều mảng, kết cấu liên văn bản…
Trên khía cạnh nghệ thuật xây dựng nhân vật, đáng quan tâm là công
trình “Bàn về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”
(2009) của Nguyễn Thị Hồng Nhung. Người viết chú ý tới sự xuất hiện của
nhân vật điên trong sáng tác của nhà văn như một ý tưởng nghệ thuật táo bạo.
Tác giả lý giải đó là kết quả mà “cái nhìn cuộc sống” của nhà văn mang lại,
“Nguyễn Bình Phương nhận ra cuộc sống còn nhiều mảnh đời không lành
lặn, nhiều tâm hồn bị khuyết tật” [55]. Dù chưa nhấn sâu vào tư tưởng nghệ
thuật của Nguyễn Bình Phương nhưng đây đã là sự tìm tòi đáng trân trọng của
người viết gợi ra hướng tiếp cận mới xung quanh vấn đề nhân vật của nhà văn
họ Nguyễn.
Năm 2011, luận văn thạc sỹ của Đào Thị Dần nghiên cứu về “Nhân vật dị
biệt trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương”. Tác giả phát hiện
Phạm Thị Thắm
4
nhân vật dị biệt là một phương thức khám phá đời sống vô thức của nhà văn. Ở

đó con người hiện lên với những tâm lý dị biệt như luôn mang nỗi ám ảnh sợ
hãi, trong trạng thái điên và bản năng tính dục. Đây được coi như biểu hiện của
việc chối từ quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực, là đóng góp của
Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Bàn về giọng điệu trên trang sách Nguyễn Bình Phương, Hoàng Kim
Phượng có nghiên cứu khá ấn tượng “Chất giễu nhại trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương” (2011). Đi từ việc nhận định giễu nhại là tông giọng chủ đạo của
văn học sau 1975, tác giả đã phân tích một cách có hệ thống những biểu hiện
của nó khi hòa nhập với trang viết nhà văn họ Nguyễn. Từ đó, Hoàng Kim
Phượng đi tới kết luận đây là kiểu giọng điệu mang lại “tiếng cười hài hước”
[75], vạch trần bản chất nhân vật đằng sau tấm mặt nạ đẹp đẽ của con người.
Nhìn chung, việc nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không
phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Những bài viết và công trình về nhà văn này
được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau song tựu chung đều không tách
rời nội dung và hình thức. Việc lược sử như trên của chúng tôi tất nhiên
không thể bao quát hết các vấn đề trong sáng tác nhà văn, tất cả chỉ dừng lại ở
nhận định cá nhân người nghiên cứu. Tuy thế xét đến cùng, Nguyễn Bình
Phương đang thật sự thành công trên trên con đường khám phá nghệ thuật
tiểu thuyết.
2.2. Những nghiên cứu mang tính gợi mở về dấu ấn hiện sinh trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Nhà văn Nguyễn Bình Phương trên lộ trình sáng tạo của mình ở thể loại
tiểu thuyết đã trở thành một hiện tượng văn học hết sức độc đáo. Bên cạnh
những công trình đi sâu tìm hiểu tác phẩm, đây đó các bài viết cũng bắt đầu
điểm diện biểu hiện gợi mở cho sự in dấu chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác
nhà văn dưới dạng những ý kiến, nhận định.
Phạm Thị Thắm
5
Thứ nhất, mảng hiện thực đời sống nhiều bề bộn trong sáng tác Nguyễn
Bình Phương được quan tâm chú ý.

Trong “Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương”, Phùng Gia Thế cho rằng: “Nguyễn Bình Phương
là nhà văn của cái đương đại. Dầu có nói về quá khứ thì cảm quan đời sống
của nhà văn vẫn tràn ngập hơi thở hôm nay: sự đổ vỡ, khủng hoảng niềm tin,
những vùng đau… Tiểu thuyết của anh dung chứa và thể hiện sinh động bao
câu chuyện tâm thức của con người thời đại” [86].
Bài viết “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên”, tác giả Đoàn Cầm Thi
thông qua nghiên cứu cuốn tiểu thuyết “Thoạt kỳ thủy” đã chỉ ra sự xâm lấn
của vô thức vào thế giới hiện thực con người đang sống trong sáng tác Nguyễn
Bình Phương. Nhấn mạnh sự tồn tại của mơ và điên (vô thức) tác giả đã khẳng
định sự méo mó, bất toàn, thiếu hoàn thiện của đời sống mà tiểu thuyết của ông
đề cập. Bà tìm kiếm những khám phá nghệ thuật của nhà văn trong việc so
sánh đối chiếu với “Thơ điên” Hàn Mặc Tử để thấy được bức tranh siêu thực
độc đáo được dựng lên trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Trên “Những nhà văn khó đọc ba miền”, Nguyễn Hiệp đặt Nguyễn Bình
Phương bên cạnh hai nhà văn Nhật Chiêu (Sài Gòn) và Ngô Phan Lưu (Phú
Yên) để làm nổi bật “kiểu hiện thực lũy thừa” trong cách nhìn đời sống độc đáo
của ông. Thông qua việc khảo sát tiểu thuyết “Thoạt kỳ thủy” (Nxb Văn học,
2005), “Ngồi” (Nxb Đà Nẵng), tác giả cho rằng thế giới vong thân và sa đọa của
hai tiểu thuyết là loại “hiện thực song song/ lũy thừa/ đa chiều được tách chẻ/
nghiền vụn thậm chí trộn hòa, nén co, làm mờ bóng, tan biến nhân vật đến có có
không không. Đó là hiện thực tạp loạn, trợt ám, trôi nổi của giai đoạn quán
tưởng, giai đoạn đầu tiên bước vào công án thiền, nơi đó, con người không còn
đứng được nữa. Không đứng được nữa hay lùn hóa hay giam biệt hay tự diệt,
cũng là ranh giới tạp niệm và xả bỏ tạp niệm. Vì Nguyễn Bình Phương đã cân
Phạm Thị Thắm
6
nhắc công án hiện tiền đó bằng tiêu chuẩn tri thức, nên các tiểu thuyết của anh
là những toàn cảnh đẫm đời, không giáo điều lại khá quyến dụ” [25].
Thứ hai, một số nhà nghiên cứu nhận định tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương xuất hiện con người cô đơn, lo âu mang nhiều ám ảnh.
Phùng Gia Thế trong “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” đã
đưa ra đánh giá: Nhân vật nơi sáng tác nhà văn họ Nguyễn “là một đám đông
những con người hao hụt nhân tính, méo mó, đầy bản năng, dục vọng, nhiều
thói tật, bệnh hoạn. Họ miên man trong cõi sống mà không có lấy một điểm
tựa. Họ không có thủ lĩnh, sống trong sợ hãi, cô đơn và đáng thương”, “ngụp
lặn miên man giữa hai bờ thực - ảo” [85].
Nguyễn Mạnh Hùng với “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương
hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ” cho rằng: “Nguyễn Bình Phương
là tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt Nam có ý thức tạo dựng nhân vật bằng một
hệ thống ám ảnh”, “nhân vật không có tiểu sử (lí lịch) cụ thể, không gắn bó
với những sự kiện lịch sử, xã hội, không tồn tại trong một cốt truyện có đầu
đuôi, huyền thoại hóa đời sống sinh hoạt”, “nhân vật của Nguyễn Bình
Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó” [35].
Trong “Tản mạn Nguyễn Bình Phương”, Phùng Văn Khai, một người bạn
văn chương của nhà văn lại nhận định: “… luôn có một nỗi lo mơ hồ nào đó, nỗi
lo về những tai họa bí truyền, phi lí nhưng có thật có thể bất thần đổ ập xuống
đầu” [36] con người đậm đặc trên trang văn tác giả Nguyễn Bình Phương.
Nguyễn Bình Phương là nhà văn rất “kín tiếng” cả trong đời sống riêng tư
lẫn đời sống văn học nhưng những sáng tạo của ông trong văn chương thì rất
giống với lời nói nổi tiếng của Aragon: “Tôi viết ra là để nói ngược lại tôi”-
mạnh mẽ và lôi cuốn, thu hút sự chú ý của dư luận, bạn đọc. Tác phẩm của ông
giống như một hiện tượng “lạ” trên văn đàn. Đó là hệ quả của quá trình nhà
văn không ngừng mạo hiểm cách tân tìm tòi và tiếp thu có chọn lọc ảnh hưởng
của các trào lưu ngoài nước nhằm hiện đại hóa văn học nước nhà.
Phạm Thị Thắm
7
Từ những gì đã trình bày, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề hiện sinh là vấn
đề có ý nghĩa với việc nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương bởi dấu ấn
của nó có một tần suất nhất định trong sáng tác nhà văn. Hơn nữa qua khảo sát

chúng tôi nhận ra nó chưa được quan tâm thỏa đáng mà chỉ xuất hiện rải rác qua
một số đánh giá với mục đích minh chứng cho vấn đề nghiên cứu khác chứ chưa
phát triển thành một luận điểm lớn. Vì những lí do trên chúng tôi nhận định cần
thiết phải phát triển nó thành một đề tài độc lập để có góc nhìn toàn diện về sáng
tác Nguyễn Bình Phương.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như trên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là
Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Tư liệu khảo sát chính của luận văn là một số tiểu thuyết tiêu biểu của
nhà văn Nguyễn Bình Phương, cụ thể là: “Bả giời”, “Vào cõi”, “Những đứa
trẻ chết già”, “Người đi vắng”, “Trí nhớ suy tàn”, “Thoạt kỳ thủy”, “Ngồi” và
“Mình và họ”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương để
làm rõ dấu ấn hiện sinh trong văn học đương đại, chúng tôi thực hiện luận văn
bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống cấu trúc.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh.
Phạm Thị Thắm
8
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương qua cảm quan về hiện thực và con người biểu hiện trong sáng tác nhà
văn. Đây là một hướng tiếp cận có khả năng nhìn ra một trong những đặc
điểm quan trọng nhất góp phần tạo nên nét riêng biệt trong thế giới nghệ thuật
của ông.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tư liệu tham khảo, mục lục,; luận văn
cấu tạo gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và sự biểu hiện của yếu tố
hiện sinh trong văn học Việt Nam.
Chương 2: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương thể hiện ở cảm quan về hiện thực.
Chương 3: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương thể hiện ở cảm quan về con người.
Phạm Thị Thắm
9
PHẦN NI DUNG
CHƯƠNG 1: KHI QUT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH V SỰ BIỂU
HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HC VIỆT NAM
Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện trên thế giới trong tư cách là một trào lưu
triết học phương Tây hiện đại. Tư tưởng của nó tác động tới nhiều lĩnh vực
trong đời sống, đặc biệt là văn học. Phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện
sinh không chỉ đóng khung ở châu Âu nơi nó ra đời mà còn bao quát toàn cầu.
Ngay cả khi đã thoái trào vào những năm 60 của thế kỷ trước thì những thuyết
lý mà chủ nghĩa hiện sinh mang lại vẫn luôn sống động cho tới tận ngày nay,
được tái sinh mỗi khi gặp bối cảnh phù hợp.
1.1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh
Cũng như các trào lưu khác, chủ nghĩa hiện sinh hình thành dựa trên
những điều kiện nhất định. Nhìn một cách tổng quan, nó là sản phẩm của ba
yếu tố sau: lịch sử xã hội, nhận thức và tư tưởng.
Thứ nhất, xét về mặt lịch sử xã hội, chủ nghĩa hiện sinh ra đời là hệ quả
tất yếu của hai cuộc đại chiến thế giới. Cuộc thế chiến I và II nổ ra khắp châu
Âu có sức tàn phá vô cùng ghê gớm mọi mặt của đời sống từ kinh tế tới xã
hội đã tạo nên chấn động mạnh trong tinh thần của con người. Khủng hoảng
cùng những hệ lụy chiến tranh đưa lại cảm giác bất an, tâm trạng bi quan,

tuyệt vọng, sự “vô nghĩa” của cuộc đời… ngay trong mỗi cá thể sống. Hoàn
cảnh thế giới chao đảo như chất xúc tác tới tâm hồn nhạy cảm của một lớp
người trong xã hội. Nó tạo tâm thế mong muốn và sẵn sàng đón nhận một
luồng tư tưởng mới có khả năng lấp đầy những khoảng trống thiếu hụt trong
tâm hồn. Đó là mảnh đất cho chủ nghĩa hiện sinh đơm hoa, kết trái.
Thứ hai, xét về mặt nhận thức, chủ nghĩa hiện sinh ra đời gắn liền với sự
phản ứng lại chủ nghĩa duy lý của một nền tư bản hiện đại đang tồn tại. Thế kỉ
Phạm Thị Thắm
10
XX, nhân loại chứng kiến những thành tựu của cách mạng công nghiệp và
cách mạng khoa học công nghệ. Tiến bộ của nền sản xuất xã hội được coi là
thành quả của chủ nghĩa duy lý. Xã hội thể hiện ý thức lấy công nghệ làm nền
tảng. Khoa học kỹ thuật được con người coi là chìa khóa vạn năng giải quyết
mọi vấn đề về nhân sinh. Với chủ nghĩa duy lý, phương Tây hiện đại đã đạt
tới đỉnh điểm của sự phồn vinh nhưng cũng chính tại đó nó bộc lộ mặt trái và
lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Chủ nghĩa duy lý kỹ thuật khiến con
người bị phi nhân vị hóa. Con người bị coi như “một lực lượng vật chất đơn
thuần” tương tự như máy móc, một trong những yếu tố của khoa học kĩ thuật,
không được chú ý đến chiều sâu nội tâm và mất đi ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Yếu tố này đặt cơ sở cho tư tưởng hiện sinh nảy nở. Chủ nghĩa hiện sinh ra
đời là vấn đề tất yếu mang tính nhận thức, là sự phản ứng lại chủ nghĩa duy lý
góp phần đòi lại nhân vị độc đáo, giải phóng tự do cá nhân, hướng con người
về với thế giới tinh thần, đời sống của nội tâm sống động và cụ thể.
Thứ ba, chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện còn là kết quả của những mảnh tư
tưởng hiện sinh có thể được tìm thấy trước đó trong lịch sử. Để tiện theo dõi,
chúng tôi tạm chia ra làm hai nhóm nguồn ảnh hưởng: nhóm thứ nhất là
nguồn ảnh hưởng bởi tư tưởng triết học của S. Kierkegaard, triết học đời sống
của A. Schopenhuaer, F. Nietzsche, hiện tượng luận E. Husserl. Nhóm thứ hai
là nguồn ảnh hưởng từ A. Augustin, B. Pascal, F. M. Dotstoevsky, đạo tin
lành, đạo do thái, I. Kant, chủ nghĩa lãng mạn Đức đầu thế kỷ XIX, F.

Kafka… Trong đó, đáng chú ý hơn cả là nhóm nguồn ảnh hưởng thứ nhất bởi
nó có tác động chủ yếu và trực tiếp tới tư tưởng chủ nghĩa hiện sinh sau này.
Kierkegaard (1813 - 1855) và F. Nietzsche (1844 - 1900) là những triết
gia thuộc thế kỷ XIX được xem là nền tảng cho chủ nghĩa hiện sinh. Mặc dù
hoàn toàn đối lập nhau trong quan điểm về sự tồn tại của Thượng đế, dẫn tới
việc sau này chính hai ông đã mở đường cho hai nhánh triết học hiện sinh
Phạm Thị Thắm
11
khác nhau: Hữu thần (Kierkegaard) và vô thần (Nietzsche) nhưng các ông
cũng gặp nhau ở một số điểm chung. Đó là: Họ chú trọng vào con người với
những trải nghiệm chủ quan hơn là những chân lý khách quan của khoa học.
Họ quan tâm tới sự đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của
cuộc sống và việc sử dụng sự giải trí để chống buồn chán. Họ xem xét vai trò
của sự lựa chọn tự do và những lựa chọn đó theo đuổi bản chất của người lựa
chọn như thế nào. Với Kierkegaard, tư tưởng triết học của ông “là một suy
tưởng sâu xa về cuộc đời vì thế nó mang tên là triết học hiện sinh, triết học về
cuộc đời con người” (theo Trần Thái Đỉnh). Khái niệm “hiện sinh” mà triết
gia này đưa ra sẽ trở nên quan trọng về nguyên tắc trong triết học hiện sinh
thế kỷ XX. Với Nietzsche, tư tưởng triết học của ông là giá trị tính chủ thể
của con người “đời sống là giá trị cao nhất, hiện sinh là giá trị uyên nguyên
làm nền tảng cho các giá trị khác”. Bằng triết học của mình, ông đã chuẩn bị
đầy đủ hành trang về giá trị con người để một triết học mang tên chủ nghĩa
hiện sinh nhân vị ra đời.
Bên cạnh triết học Kierkegaard, Nietzsche, triết học đời sống của A.
Schopenhuaer cũng có một tầm ảnh hưởng nhất định tới sự sinh thành của chủ
nghĩa hiện sinh. Một số yếu tố như phương pháp chú giải học để nhận thức
cái tinh thần của Dilthey; thái độ hạ thấp coi thường khoa học và tư duy khoa
học khi nhận thức đời sống bất tận của Nietzsche… trong triết học đời sống
sau này đều tồn tại trong chủ nghĩa hiện sinh. Thậm chí, chủ nghĩa hiện sinh
còn đi xa hơn triết học đời sống khi khẳng định sự bất lực của tư duy khoa

học trong việc giải quyết vấn đề tồn tại của con người.
Song chủ nghĩa hiện sinh chủ yếu tiếp nhận những quan điểm tư tưởng
từ Hiện tượng luận, nhiều nhà nghiên cứu xem đây như một giai đoạn phát
triển mới của Hiện tượng luận. Chủ nghĩa hiện sinh kế thừa hầu hết tư tưởng
của Edmund Husserl (1859 – 1938) cho rằng không có gì “bên dưới” hiện
Phạm Thị Thắm
12
tượng cả. Mọi sự vật không “che giấu” thứ gì bên trong, nó là chính nó. Theo
ông, cần mô tả đối tượng như chúng đã xuất hiện trước ý thức chứ không
được suy diễn, nghĩa là chỉ nhận thức cái bản chất mà con người đã ý thức về
sự vật, không nên đặt vấn đề lý giải khái quát. E. Husserl được coi là người
đặt nền móng lý luận cho chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, E. Husserl chỉ nhấn
mạnh những hiện tượng của ý thức và cái tôi thuần túy chứ không phải cái tôi
cụ thể, cái tôi kinh nghiệm… nên khó tránh khỏi màu sắc duy tâm. Hiện
tượng luận, tức giai đoạn Edmund Husserl chấm dứt, mở đầu cho giai đoạn
hai của Hiện tượng luận, tức là giai đoạn của chủ nghĩa hiện sinh từ cuối
những năm hai mươi đến cuối những năm năm mươi thịnh hành ở Pháp.
Như vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã sinh thành trong một điều kiện hết sức
đặc biệt của phương Tây, chống lại chủ nghĩa duy lý với những mặt tồn tại của
nó và có mầm mống hạt nhân từ rất nhiều mảnh tư tưởng của những nhà triết
học vĩ đại. Kinh qua một lộ trình dài, tới thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện sinh đã thực
sự trở thành một trào lưu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người
hiện đại, gây hiệu ứng to lớn đối với nhiều lĩnh vực và quốc gia trên thế giới.
1.2. Những tư tưởng chính của chủ nghĩa hiện sinh
Vấn đề tư tưởng là vấn đề có tính chất lý luận sâu sắc, mở ra tầm nhìn cho
toàn bộ một trào lưu chủ nghĩa. Và thường những tư tưởng xuất hiện dựa trên
các quan điểm của một số “thủ lĩnh” đại diện cho trào lưu đó. Chủ nghĩa hiện
sinh là sự hội tụ của nhiều gương mặt những nhà triết học lớn thuộc hai nhánh
hữu thần (Karl Jaspers, Gabriel Marcel…) và vô thần (Martin Heidegger, Jean
Paul Sartre…) dù có những khác biệt và bất đồng nhất định nhưng điều này

không làm ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng chung mà trào lưu triết học này hướng
tới khi cùng quan tâm tới hiện hữu cá nhân như một chân lý nền tảng. Nhìn một
cách tổng quan nhất, chủ nghĩa hiện sinh đặc trưng bởi những tư tưởng sau:
Một là, các nhà hiện sinh gặp nhau ở tư tưởng coi con người như một
“nhân vị”.
Phạm Thị Thắm
13
“Nhân vị của con người chính là hiện sinh của nó, mang bộ mặt riêng
biệt, đặc thù, xa lạ với mọi tính cách phổ quát.
Chủ nghĩa hiện sinh chỉ quan tâm đến cái gì hiện sinh, hay nói cách
khác về sự hiện sinh của cái gì hiện sinh, mà hiện sinh chỉ có ở con người,
không có ở bất cứ vật nào”. (Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở
Việt Nam, Nguyễn Tiến Dũng)
Cái mà chủ nghĩa hiện sinh hướng về là con người nhưng đó không phải
con người phổ quát, con người viết hoa của Aristot, mà là con người như một
nhân vị, là tôi, là anh, là ông A, bà B, chứ không phải con người vô danh, vô
vị. Đề cao chủ thể tính, con người tách khỏi loài vật, tự ý thức về sự hiện sinh
của mình, về thân phận mình trong thế giới hiện tại. Con người hiện sinh luôn
nhìn thẳng vào sự vật với nhãn quan của mình chứ không phải Thượng đế,
thần linh. Và để được hiện sinh, con người luôn tham vọng đạt tới cái mà
người ta muốn trở thành.
“Nhân vị”, theo các nhà hiện sinh bao giờ cũng gắn liền với “tự do”. “Tự
do” đó không ai ban bố cho con người mà con người tự lựa chọn khi hành động,
dám là mình. Cao hơn nữa, “tự do” còn là chọn lấy một lối sống riêng, không bắt
chước người khác và cũng không chịu sự sai bảo, kiềm chế của người khác. Sự
tự lựa chọn đó của con người cũng là một giá trị hiện sinh tạo nên một “nhân vị
độc đáo”, vượt khỏi một cuộc sống tầm thường, sống chỉ để sinh tồn.
Hai là, con người với vị trí trung tâm của sự khám phá luôn trở nên độc
đáo, thú vị đối với chính con người (ý của Empedocl, nhà tư tưởng Hy Lạp
cổ) vì vậy khi coi bản thân con người là một “nhân vị” xung quanh chủ nghĩa

hiện sinh tồn tại rất nhiều phạm trù liên quan, sau này cũng là đề tài cho các
nhà văn hiện sinh hướng đến.
Trước hết, chủ nghĩa hiện sinh nhắc tới phạm trù “buồn nôn” như một thái
độ triết học về sự trầm tư của con người trước cái phi lý của thế giới, là những
Phạm Thị Thắm
14
tình cảm nặng nề khó chịu không lý giải được trước cái hiện hữu chưa thành
hiện sinh của con người (theo Nguyễn Tiến Dũng). Hoặc có thể hiểu “buồn nôn”
là ý thức sâu xa về giá trị nhân vị của con người, là trạng thái sinh hoạt lầm lì của
thường nhật, là cảnh sống của những con người chưa vươn lên tới mức đích
thực, còn cam chịu sống như cây cỏ, động vật (theo Trần Thái Đỉnh).
Thứ hai, chủ nghĩa hiện sinh lưu tâm tới phạm trù “cô đơn”. Con người
“cô đơn” vì tự mình làm nên mình, làm nên thế giới, sống với tư duy của
mình không dựa vào ánh sáng lý luận nào.
Nhưng cũng chính vì sống với sự cô đơn mà con người có thể kết thúc
bằng phạm trù thứ ba đó là “cái chết”. Các triết gia hiện sinh coi cái chết có
một ý nghĩa đặc biệt đối với sự sống: “Tôi chỉ hiện sinh khi tôi không hiện
sinh nữa”. Cái chết là kết thúc cho con người khỏi bi kịch, thoát khỏi vướng
mắc khó giải thoát. Đó là sự cố trong cuộc đời bi thảm, gắn liền với nhân vị.
Thứ tư, các nhà hiện sinh đều gặp nhau ở phạm trù “lo âu”, một cung bậc
cảm xúc thể hiện sự bất an, tiêu cực. Nó xuất phát từ “tự do” (theo Sartre), bởi
vậy người khước từ “tự do” thì chẳng còn “lo âu”. Kierkegaad nhìn “lo âu”
như một cơn choáng váng, như khi người ta đứng từ trên cao nhìn xuống
không trung và không tránh khỏi cơn chóng mặt. Bởi thế “lo âu” cũng tiềm
tàng sự hấp dẫn.
Thứ năm, phạm trù “tha hóa” được chủ nghĩa hiện sinh đề cập đến như một
biểu hiện tự đánh mất mình của con người. “Tha hóa” có thể biến cá thể thành kẻ
khác. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này của con người đó là sự thụ động tôn thờ
một lý tưởng đã được xác lập. Để thoát khỏi sự “tha hóa”, con người phải tự tạo
ra những quy chuẩn cho mình, tự mình phát minh ra mình, đồng nghĩa với việc

mỗi cá nhân phải “tìm thấy cái tôi của mình” rồi sống theo nó.
Thứ sáu, chủ nghĩa hiện sinh còn hướng tới các phạm trù “vươn lên”, “nhập
cuộc” như một thái độ sống, hành vi đầy trách nhiệm không thể thiếu của con người
Phạm Thị Thắm
15
hiện đại. Tư tưởng này được Thánh Augustin, ông tổ triết học hiện sinh thể hiện rất
rõ: “Không tiến là lùi rồi!”. Còn Sartre chủ trương con người phải luôn tiến lên và
tiến lên mãi: “con người phải hành động, và chính nhờ hành động mà tự tác thành
lấy mình”, dừng lại ở một trạng thái nào đó là có nguy cơ trở thành sự vật.
Ngoài những phạm trù trên, chủ nghĩa hiện sinh còn nêu ra nhiều đề tài
khác nữa mang tính tư tưởng sâu sắc.
Như vậy chủ nghĩa hiện sinh với đối tượng hạt nhân là con người đã tập
trung khám phá bảng màu sặc sỡ xung quanh về vấn đề “nhân vị”. Những vấn
đề mà hiện sinh chủ nghĩa đề cập tới về cơ bản đều nằm trong tư tưởng, các
thuyết lý, quan điểm của các nhà triết học lớn. Dù mỗi nhà triết thuyết có một
cách lí giải, một cách biểu hiện nội dung của nó dưới những dạng thức khác
nhau, có khi là tiếp thu ảnh hưởng, có khi là phản đối không đồng tình nhưng
cuối cùng đều đem lại cho trào lưu triết học này một hệ thống khái niệm
tương đối thống nhất như đã trình bày ở trên.
1.3. Sơ lược về sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học
Chủ nghĩa hiện sinh về cơ bản là một trào lưu triết học nhưng sức lan tỏa
của nó thì vô cùng rộng lớn, ảnh hưởng và thấm sâu vào toàn bộ các mặt của
đời sống như tôn giáo, đạo đức… nhất là văn học. Triết học thường gắn liền
với văn học vì chúng cùng có một đối tượng chung nhất để hướng tới đó là
con người. Những tư tưởng mà triết học hiện sinh đề cập bởi vậy xâm nhập
vào văn chương một cách tự nhiên và lôi cuốn.
1.3.1. Trong văn học thế giới
Trên thế giới, ngay từ thế kỷ XX, các tác phẩm văn học như: truyện ngắn,
tiểu thuyết, kịch, nghiên cứu văn học đã được các nhà hiện sinh sử dụng để trình
bày quan điểm cá nhân. Điều này lí giải vì sao châu Âu, nơi là cội nguồn của

triết học hiện sinh gần như cùng một lúc văn chương hiện sinh đã hình thành.
Dòng văn hiện sinh xuất hiện đầu tiên ở Pháp. Sau đó, tiếp tục lan rộng ra nhiều
Phạm Thị Thắm
16
nền văn học khác trên thế giới như Tây Ban Nha, Anh, Tây Đức… Sức mạnh
của nó bao trùm lên cả những quốc gia phương Đông xa xôi như Nhật Bản, Việt
Nam… và tạo ra những dấu ấn nhất định trong văn học.
Nhìn một cách tổng thể, tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh gây tác động
và được hấp thu khá đa dạng, đặc sắc ở nhiều quốc gia dân tộc, song cơ bản
vẫn xoay quanh những trụ chung như miêu tả đời sống giống một tấn bi kịch,
nhiều mê lộ, phi lý và bất ổn; ở đó bức tranh tâm lý con người hiện lên là nỗi
cô đơn, sự tha hóa, thậm chí đầy nổi loạn trước những điều bất hợp lý, khao
khát tìm kiếm tự do, lối thoát cho bản thân…
Nhằm chuyển tải những nội dung cơ bản trên, dòng văn chương hiện sinh
có một hệ thống đề tài tương đối rộng song nổi bật nhất ở “cái phi lý”, “lo âu”
và “tự do”. Trong đó, “cái phi lý” đi liền với những thảm họa do chủ nghĩa
phát xít gây ra. Con người không giải thích được cuộc sống khi tồn tại trước
mặt họ là những cảnh đổ nát hoang tàn. Thế giới là một sự phi lý, con người
luôn trăn trở: mình đi về đâu?, tồn tại thế nào? và tương lai ra sao? “Buồn nôn”
của Sartre, ông viết: “Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hiện sinh, chìa khóa buồn
nôn của tôi, của chính cuộc đời tôi: cái tuyệt đối hay là cái phi lý”. “Sự lo âu”
nảy sinh khi con người nhận thức được sự phi lý của thế giới nhưng không thể
giải thích nổi do đó nó vừa khủng khếp, vừa thu hút, vừa tạo nên sự hưng phấn
kinh sợ, một sự đau khổ, dày vò con người. Và, “tự do” theo Sartre: “con
người bị kết án phải tự do, con người phải tự do trong bất cứ hoàn cảnh nào”,
tức là tự do là do mình tự quyết định theo lương tri của mình, tự trách nhiệm
mỗi lựa chọn của chính mình. Chính cái tự do quyết định ấy dẫn đến những
hoang mang, khắc khoải, lo sợ siêu hình, cô đơn trong cuộc sống.
Có thể nói, văn học hiện sinh quan tâm tới con người, đối kháng lại xã
hội bất công phi lý đương đại có lúc tỏ ra bi quan, tiêu cực về số phận. Nhưng

khi cho rằng tồn tại có trước bản chất, nó nhấn mạnh sự hoạt động tích cực
Phạm Thị Thắm
17
của mỗi cá thể. Con người không đứng yên bất động, tồn tại như cái gì đó đã
được xác định mà luôn sống động, phải lựa chọn và có ý thức chịu trách
nhiệm với bản thân. Nói cách khác, vũ trụ và con người chỉ là hữu thể . Vũ trụ
chỉ tồn tại khi có ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Mỗi cá nhân chỉ hiện
sinh khi kinh qua việc thử nghiệm cuộc sống, bản thân ý thức được, lúc ấy họ
mới hiện hữu. Do vậy con người không chỉ như anh ta quan niệm, mà còn
như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống; con người không là gì khác ngoài
cái mà bản thân anh ta tự làm nên (ý của Sartre). Đó là nguyên tắc đầu tiên
của thuyết hiện sinh. Đó cũng là cái mà người ta gọi là tính chủ thể.
Lịch sử văn học hiện sinh thế giới gắn liền với một loạt những tên tuổi lớn
hoặc đồng thời là những triết gia hiện sinh, hoặc tác phẩm của họ mang đậm tính
luận đề triết học hiện sinh như: J. P. Sartre, Simone de Beauvoir, Merleau Ponty,
Hermann Hesse, A. Camus, F. Kafka, Alfred Doeblin, Iris Murdoch, James
Baldwin, Abe Kobo, Norman Mailer, Samuel Becket, Ionexco… Trong đó, F.
Kafka là người đầu tiên sáng tác những tác phẩm mang đậm chất hiện sinh và J.
P. Sartre, A. Camus được coi là ba tác giả văn học hiện sinh “chính thống” nhất.
F. Kafka (1883 – 1924) được coi là con chim đầu đàn của văn học hiện
sinh Đức. Các sáng tác của ông đều thấm đẫm tư tưởng hiện sinh, nhưng biểu
hiện tập trung nhất qua hai cuốn “Vụ án”, “Lâu đài”. Cặp đôi tiểu thuyết này
phản ánh một đời sống hiện thực nhiều phi lý bao quanh con người. Ở đó, xã
hội không khế ước, không có sự đảm bảo, con người bị buộc tội bất kì thời
điểm nào, không có quyền được khiếu nại hay xét xử. Thậm chí, xã hội ấy
đường phố không tên, con người không tên hoặc chỉ là những chữ cái viết tắt
và hầu như chẳng nhân vật nào làm công việc của mình tất cả bao trùm bởi
bầu không khí ảm đạm và khó hiểu. Josef K và K là hình ảnh tượng trưng cho
thân phận con người trong thế giới phi lý ấy. Họ luôn sống trong bất lực và lẻ
loi, cô đơn và mang nặng tâm trạng lo âu, bất an khôn cùng trước bể đời dầy

dẫy những điều phi logic.
Phạm Thị Thắm
18
J. P. Sartre (1905 – 1980) và A. Camus (1913 – 1960) chính là hai gương
mặt nòng cốt của triết học hiện sinh Pháp. Trong vai trò những nhà văn, hai ông
chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm Kafka về vấn đề cái “phi lý”. Từ cái phi lý, J. P.
Sartre còn tìm đến với phạm trù “tự do” và ở A. Camus là chủ đề “nổi loạn”.
Hai sáng tác văn học “Buồn nôn” (tiểu thuyết, 1938), “Ruồi” (kịch,
1943) của J. P. Sartre đều như một phương tiện hữu hiệu giúp ông thể hiện tư
tưởng triết học của mình. “Buồn nôn” được viết dưới dạng nhật ký đã “mở
đầu một thời đại hiện sinh ở châu Âu”. Tác giả phân tích tâm lý, trí tưởng
tượng và những trạng thái cảm xúc con người trên bình diện hiện tượng học,
có phản biện lại Husserl để đưa ra quan điểm của riêng mình. Nhân vật
Roquentin “nôn mửa” trước sự vật im lìm bất động (cảnh trong vườn, những
đám mây…), trước cuộc đời quẩn quanh những lối mòn. Anh dũng cảm vén
bức màn nhận thức giả dối bấy lâu che lấp con người với thế giới để nhận
thức ra rằng: hiện sinh không phải là sự tất yếu, đó chẳng qua là những sự
trùng hợp ngẫu nhiên hay bản chất của thế giới là vô thường, vô đích và hoàn
toàn phi lý, nó có đấy nhưng không nguyên nhân, không lý do và không thể lý
giải. Hiện thực và con người chẳng có gì ràng buộc nhau cả, con người có tự
do, nó thuộc về tương lai, nó tự tạo nên bản chất của mình qua “dự phóng”
Phạm trù “tự do” tiếp tục được Sartre triển khai trong vở kịch “Ruồi”.
Hoàng tử Oreste tiêu biểu cho triết lý tự do của thuyết hiện sinh: “Tôi là tự do
của chính tôi”. Chàng không chịu khuất phục trước thần quyền và thế quyền,
không sợ bị chị gái và đám dân chúng ghét bỏ, không sợ những con ruồi báo
thù bao vây đuổi đốt, tự mình đảm nhận trách nhiệm chiến đấu chống lại cái ác:
“… ta là một con người, và mỗi con người phải tìm ra con đường của mình”.
Với hai tác phẩm này nền văn nghệ thời mới đã thực hiện được cuộc hôn
phối toàn bích với khoa triết lý. Văn chương là minh chứng cụ thể cho những
Phạm Thị Thắm

19
tư tưởng hiện sinh triết học, là lời giải nghĩa xác đáng nhất cho hàng loạt
những lý thuyết mà Sartre nêu ra.
Với A. Camus, văn học cũng thực hiện nhiệm vụ của triết học. Viết “Kẻ
xa lạ” (tiểu thuyết, 1942) và “Dịch hạch” (tiểu thuyết, 1947) ông xây dựng
nhân vật Merseau và Bernard Rieux, Jean Tarrou để chỉ ra sự vô nghĩa của
cuộc sống, sự nổi loạn của con người, điều xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng
cũng như lý luận của chủ nghĩa hiện sinh mà ông theo đuổi. Merseau (“Kẻ xa
lạ”), coi tình mẫu tử, tình yêu đôi lứa, giết người, cái chết… chẳng có gì quan
trọng cả. Anh ta khước từ các chuẩn mực xã hội áp đặt lên hành vi của bản
thân và muốn sống đích thực với chính con người mình. Bởi thế, Merseau là
kẻ lạc loài, xa lạ với xã hội và anh ta bị xã hội kết án. Bernard Rieux (bác sĩ),
Jean Tarrou (trí thức) (“Dịch hạch”) cùng sống trong thành phố Oran bị dịch
chuột lan rộng, mất kiểm soát. Nhưng họ không giống như phần đông những
con người còn lại của thành phố vì sợ bệnh dịch mà hoặc sống trong hãi hùng,
hoặc tìm những thú vui quên nỗi lo âu, hoặc “thản nhiên lợi dụng cảnh khốn
chung” để làm giàu. Họ can đảm, không tuyệt vọng, bằng những phương tiện
ít ỏi mà chống lại sự hoành hành của bệnh. Rieux có suy nghĩ đơn giản nhưng
quyết liệt: “nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam
chịu buông tay trước dịch hạch”, “sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến
đó…”. Những lời nói, hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người,
trong đó có Jean Tarrou đã tình nguyện đứng lên chống lại bệnh dịch.
“Kẻ xa lạ”, “Dịch hạch” đã thể hiện rất rõ những tư tưởng của A. Camus
về cái “phi lý” và sự “nổi loạn”, nhân vật trong hai tiểu thuyết chính là con
người xa lạ trong xã hội phi lý, nhưng họ luôn có ý thức chống lại cuộc sống
máy móc, mờ nhạt, sống không mục đích, không nhận thức được cả ngay
chính bản thân mình. A. Camus một mặt tiếp tục Kafka là người đẩy quan
niệm về cái phi lý lên đến đỉnh điểm, mặt khác ông đề cập tới sự nổi loạn như
Phạm Thị Thắm
20

một phạm trù tất yếu khẳng đinh giá trị hiện sinh của con người. Ông là
người nghệ sĩ trong phong trào hiện sinh. Ở Việt Nam, thanh niên, trí thức
miền Nam trước 1975 biết đến chủ nghĩa hiện sinh phần lớn qua sáng tác
của A. Camus.
Như vậy hầu hết những triết gia hiện sinh, họ đồng thời cũng là những
nhà văn lớn của thời đại. Tư tưởng mà họ đề cập trong triết học hiện sinh đi
vào văn chương một cách tự nhiên, độc đáo, thể hiện rõ tinh thần của họ, cũng
là của thời đại. Sau này hầu hết tác phẩm của các nhà triết thuyết ấy đều có
ảnh hưởng tới một bộ phận không nhỏ những nhà văn ở châu Âu mà cả
phương Đông. Nếu tìm đọc bất kì triết thuyết nào về chủ nghĩa hiện sinh, say
mê với nó và tìm cho mình một người “bảo hộ tinh thần”, người thủ lĩnh mà
bản thân tâm đắc để đi theo thì điều hiển nhiên văn chương của nhà văn nào,
của dân tộc nào cũng nhận ra rõ rệt một nhà hiền triết trong bản thân mỗi tác
phẩm của mình. Bởi đó là hấp thu, là tiếp nhận từ triết học vào văn học, để
văn học phát triển một tư tưởng triết thuyết nào đó của người có quyền uy
tinh thần mà mỗi nhà văn tâm đắc đi theo. Tuy vậy sáng tạo là không giới
hạn, tư duy hiện sinh ở một nhà tư tưởng có thể tác động tới nhiều nhà văn
khác nhưng cách mỗi nhà văn lĩnh hội tư tưởng đó, lựa chọn và thể hiện là
không giống nhau. Chẳng có gì ngạc nhiên khi từ phương Tây, sang phương
Đông chủ nghĩa hiện sinh đã mang trong lòng nhiều sắc thái, nó tồn tại ở Nhật
Bản và thậm chí gây dấu ấn mạnh mẽ ở nhiều quốc gia khác trong đó có Việt
Nam. Đi vào văn học, các tác phẩm mang hơi thở hiện sinh nhất quán ở chỗ
nó thể hiện đây là một hình thức chủ nghĩa phi duy lý phản ứng lại chủ nghĩa
duy lý nhưng có sự tương hỗ tạo nên ý thức hệ của xã hội.
Tóm lại, con đường đến với văn chương của chủ nghĩa hiện sinh đã trải qua
một lộ trình nhất định. Đó là sự lồng ghép tư tưởng hiện sinh vào nghệ thuật tạo
ra các tác phẩm độc đáo. Chủ nghĩa hiện sinh từ khi xâm nhập vào văn học đã
Phạm Thị Thắm
21

×