BÀI CA LÀM VÍA
!"#$%&
Chuyên ngành: '()*+,-(./0(
1!23453
678
19
Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư-Tiến sĩ Phạm Thu Yến suốt thời
gian qua đã nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, đặc biệt là các
thầy cô trong tổ bộ môn Văn học dân gian đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng
tôi trong suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn văn phòng khoa Văn; phòng Sau Đại học trường Đại Học Sư
Phạm Hà Nội; gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Tác giả luận văn
2
1
Trang
3
:!
7;1<,+)*(=>?@/A
1.Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc mang dầy đủ những đặc
trưng riêng của từng vùng, từng miền. Dân tộc Mường là một trong 54 dân tộc thiểu
số ở nước ta có nét đặc trưng riêng trong văn hóa dân tộc biểu hiện qua ngôn ngữ,
trang phục, dân ca, phong tục tập quán, tín ngưỡng Trong số các dân tộc thiểu số ở
Thanh Hoá, dân tộc Mường có dân số đông nhất. Đồng thời, giữ vai trò quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng ở miền
núi Thanh Hoá. Cư dân Mường thường cư trú ở vùng thung lũng chân núi, làm ăn
sinh tồn chủ yếu dựa vào các tài nguyên rừng. Địa bàn cư trú của người Mường
Thanh Hoá tiếp giáp người Kinh, đồng thời cũng là vùng giao lưu, tiếp xúc văn hoá
với nhiều tộc người khác như Dao, Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú… Dưới góc độ địa lý
học, dân tộc học có thể nhận thấy rằng: Người Mường ở Việt Nam là một dân tộc
thống nhất nhưng cũng có sự khác biệt mang tính địa phương khá rõ nét. Người
Mường Thanh Hoá trong quá trình phát triển của lịch sử đã tạo nên những nét đặc
sắc văn hoá của riêng mình.
2.Tìm hiểu về văn hóa Mường đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng
nghiên cứu về nghi lễ và bài dân ca làm vía vẫn đang còn là một mảnh đất sơ khai,
mới mẻ chưa được chú ý. . Dân ca làm vía là một hiện tượng độc đáo gắn với
phong tục và nghi lễ làm vía của người Mường. Chính vì vậy việc đi tìm hiểu về
văn học dân gian của người Mường nói chung cũng như những “Bài ca làm vía”
của người Mường Thạch Thành nói riêng là công việc hữu ích, góp phần phát huy
bản sắc văn hóa và giữ gìn những nét văn hóa cổ xưa của dân tộc.
Khi đi tìm hiểu về vấn đề này một số nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở góc
độ là một nghi lễ phục vụ cho đời sống tín ngưỡng mà chưa thực sự quan tâm đến
những giá trị văn học được lưu giữ trong bài dân ca. Vì vậy người viết quyết định
chọn đề tài B)CDE?Bài ca làm vía+F0(.GH/GH(.I)JKL()M+))@()$
?N())0()O0Pđể tập trung làm nổi bật lên những giá trị đặc sắc của cả nghi lễ và
của cả 3 bài dân ca nghi lễ này.
1
3.Tìm hiểu dân ca nghi lễ làm vía , chúng tôi muốn tìm hiểu thế giới tâm
hồn, tình cảm của người Mường và hiểu sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật của nó
trong kho tàng dân ca dân tộc Mường. Hơn thế nữa Dân ca làm vía là một loại hình
tổng hợp của nghệ thuật ngôn từ và phương thức diễn xướng dân gian gắn với phong
tục nghi lễ làm vía của người Mường, trong đó thành tố đóng vai trò quan trọng là nghệ
thuật ngôn từ. Khi thực hiện đề tài, người viết có thuận lợi là được sinh ra trên mảnh
đất Thạch Thành và là một người con của dân tộc Mường. Nói được tiếng nói của dân
tộc Mường và đặc biệt là từ nhỏ đã được lớn lên trong một nền văn hóa Mường với
những nghi lễ và lễ hội đặc biệt.Với việc triển khai đề tài này người viết hi vọng có thể
đem đến cho mọi người những hiểu biết cụ thể về một nghi lễ mang những nét văn hóa
của địa phương mình, và hơn thế nữa làm nổi bật lên những giá trị văn học về cả nội
dung và nghệ thuật trong bài dân ca Làm vía - Mường . Với việc triển khai đề tài này
người viết mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu
cũng như sưu tầm nét văn hóa làm Vía đặc sắc của người Mường Thạch Thành.
6;1Q+)DRST(=>A
Dân tộc Mường trên đất nước Việt Nam là một tộc người mang những nét
văn hóa đặc sắc. Những nét văn hóa đó hiện nay đang được Đảng và nhà nước quan
tâm sưu tầm, phát triển và lưu giữ.
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam được thành lập ( 01/01/1976) chính là một tổ
chức của nhà nước giữ trọng trách này. Mục đích của hội là “ Sưu tầm nghiên cứu,
phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam”.
Nền văn hóa Mường đã được tìm hiểu từ rất lâu, ở cả những người nghiên
cứu sưu tầm trong nước và cả những người nghiên cứu nước ngoài. Vùng đất mà
các nhà dân tộc học quan tâm khảo sát đó là Hòa Bình, bởi vùng đất này được mệnh
danh là đất cổ, là cái nôi sinh ra họ.
Tuy nhiên người Mường không chỉ cư trú ở Hòa Bình mà còn sống ở rất nhiều
các vùng đất khác đó là Phú Thọ,Thanh Hóa,Sơn La Thanh Hóa là một trong những
nơi tập trung đông người Mường với những nét văn hóa riêng so với người Mường ở
Hòa Bình hay Phú Thọ. Và cho đến giai đoạn hiện nay, bắt đầu từ những năm 1980 bản
sắc văn hóa của người Mường Thanh Hóa mới được quan tâm, tìm hiểu.
2
Nghi lễ làm vía và “ bài ca làm vía” của người Mường ở Thanh Hóa thuộc
tín ngưỡng vía của dân tộc Mường. Khi nghiên cứu về vấn đề này đã có một số công
trình như sau:
1. Năm 2010, nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân của Hội văn nghệ dân gian
Việt Nam đã cho xuất bản cuốn “ Tín ngưỡng vía trù của người Mường” ( do nhà
xuất bản Dân Trí in năm 2010). Đây là cuốn sách giới thiệu về nghi lễ “ Vía trù” của
người Mường, bên cạnh phần lễ là bài dân ca được sử dụng trong nghi lễ đặc biệt
này. Cuốn sách đã cho chúng ta thấy quan niệm của người Mường về “Vía”. Theo
sự tìm hiểu của Hoàng Anh Nhân : “ Vía là một thứ vô hình, phi vật chất, sống trong
cơ thể của mọi sinh vật, vía có sức mạnh siêu nhiên, có khả năng chi phối mọi ý
nghĩa, hành vi sự sống, sự chết của sinh vật (trong đó có con người) vía là tinh thần,
là trí tuệ của con người”. Trong cuốn sách này ông cũng phân biệt quan niệm “
ma” và “ vía”. Khi con người ta chết đi vía thoát khỏi xác người , xác ấy được đặt
trong quan tài gỗ và được chôn vào lòng đất, thì xác trở thành cát bụi hòa tan vào
đất trời, sông núi còn vía vẫn là một cơ thể sống nhưng vô hình, thường xuất hiện
thoáng qua như bóng ma và từ đây Ma làm ăn sinh sống ở thế giới Mường Ma. Vậy
“ Ma” chính là vía sau khi đã thoát khỏi xác người chết.
2. Công trình thứ hai mà người viết tìm hiểu được đó là công trình “ Văn hóa
dân gian Mường” của nhà nghiên cứu Bùi Thiện ( do nhà xuất bản Văn hóa Dân
Tộc phát hành vào năm 2010). Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu đồ sộ,
cho người đọc những hiểu biết về văn hóa dân gian của dân tộc Mường . Tác giả
chia công trình nghiên cứu của mình thành năm mục lớn với rất nhiều mục nhỏ.
Ông nghiên cứu từ thiên nhiên, đất nước, con người của vùng Mường cho đến
những nét huyền thoại, vũ trụ quan – thế giới quan , về văn hóa vật chất cũng như
tinh thần của người Mường. Vì vậy nghi lễ “ Làm vía kéo si” là một phần rất nhỏ
trong công trình nghiên cứu này. Có khoảng hai trang giấy viết về nghi lễ , cho
chúng ta biết những hiểu biết sơ bộ về nguồn gốc, về các thủ tục khi ông Mo thực
hiện nghi lễ. Tuy nhiên đây mới chỉ là những hiểu biết rất chung về một nghi lễ còn
nhiều nét đặc sắc mà chúng ta phải bàn đến.
3
3.Công trình thứ ba và thứ tư mà người viết tìm hiểu được cũng là của nhà
nghiên cứu Bùi Thiện, có thể nói đây là một nhà nghiên cứu rất tâm huyết với văn
hóa Mường. Cuốn sách này tác giả đưa đến người đọc những bài “ Dân Ca
Mường” với những nét đặc sắc riêng có của dân tộc Mường. Công trình nghiên cứu
được nhà xuất bản Văn Hóa Dân tộc in thành hai quyển sách “ Dân Ca Mường,
phần Tiếng Việt” và “ Dân Ca Mường, phần tiếng Mường”. “ Bài ca làm Vía kéo
si” hay còn gọi là “ vía Mụ” được nhà nghiên cứu Bùi Thiện xếp vào phần Dân Ca
hát Mo khấn phong tục. Công trình nghiên cứu này cho ta biết phần văn bản bài ca
nghi lễ “ Vái Mụ”. Phần văn bản này gồm có bài “ Mo vái Mụ” và bài “ Thức Si
dậy” cùng với 15 bài Khu làm trò.
4. Công trình thứ năm mà theo người viết công trình này đã phần nào thể hiện
được những nét đặc sắc trong tín ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa. Đó là công
trình “ Tín ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa” phần “ Tín ngưỡng Vía” của tác
giả Hoàng Anh Nhân. Công trình này đã giới thiệu ba nghi lễ và ba bài ca làm vía
của người Thanh Hóa:
- Thứ nhất đó là lễ gọi vía trẻ bị lạc
- Thứ hai là lễ cầu vía hết năm
- Thứ ba là lễ cầu vía cho con gái
Các nghi lễ này được giới thiệu về cả phần lễ và phần lời ca, cả phần Tiếng
Mường và phần Tiếng Việt. Tuy nhiên nghi lễ làm vía vẫn chưa thực sự cụ thể. Đây
chính là lí do để người viết lựa chọn nghiên cứu nghi lễ cũng như bài ca làm vía kéo
si để triển khai làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
5. Công trình thứ 6 chính là Khóa luận tốt nghiệp của tác giả vào năm 2012
với đề tài: “ Khảo sát bài ca làm vía kéo si” của người Mường ở huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa. Trong công trình này người viết đã giới thiệu khá cụ thể về
nghi lễ làm vía kéo si và phân tích những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật
của “ bài ca làm vía kéo si”.
Thông qua quá trình đi khảo sát thực tế người viết nhận thấy rằng nghi lễ “
và bài ca làm vía ” đã tồn tại rất lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của người dân
Mường Thạch Thành chứng tỏ nét tâm linh này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân
4
dân. Nhìn nhận vấn đề, người viết thấy rằng cần phải bảo lưu những nét văn hóa tinh
thần mang đậm bản sắc dân tộc ở địa phương.
U;V+=<+)S@()/LWSV(.)/X(+YJ
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm nổi bật lên vai trò của những nghi lễ làm vía trong đời sống tinh thần của
người dân Mường Thạch Thành.
- Cho mọi người thấy được những cái hay trong nội dung cũng như đặc sắc trong nghệ
thuật của những bài ca làm vía. Từ đó mọi người có thể hiểu được cuộc sống lao động,
cuộc sống sinh hoạt cũng như những phong tục tập quán của cư dân Mường.
- Góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị của dân ca làm vía của người
Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về bài ca làm vía và các nghi lễ làm vía: làm vía cho trẻ em, làm
vía hết năm và làm vía kéo si của người Mường Thạch Thành, Thanh Hóa.
- Khảo tả cách tổ chức và hình thức diễn xướng cơ bản của các nghi lễ và
bài ca nghi lễ làm vía ở huyện Thạch Thành.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để chỉ ra giá trị, ý nghĩa về mặt nội
dung và nghệ thuật của các bài ca làm vía. Từ đó hiểu được giá trị của những nghi
lễ làm vía trong đời sống tinh thần của người Mường và thấy được hết những cái
hay, cái đẹp của tiểu loại dân ca nghi lễ làm vía khi đặt trong tổng quan nền văn
học dân gian dân tộc Mường.
Z;[/?G\(.S@])MWS/(.)/X(+YJA
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Ba tiểu loại nghi lễ làm vía trong tín ngưỡng vía của người Mường A^@WS<0
+) ?_`aW$^@WS<0)b?('WS@^@WS<0cdD/;
- Ba bài dân ca gắn với 3 tiểu loại nghi lễ kể trên của dân tộc Mường Thạch Thành.
4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
Khi bắt tay vào thực hiện đề tài, chúng tôi đã có quá trình khảo sát trong cả
một năm từ tháng 5/ 2014 đến tháng 5/2015. Sau một thời gian dài nghiên cứu thực
tế, chúng tôi nhận thấy rằng, những nghi lễ diễn xướng và bài ca làm vía vẫn tồn tại
5
rất nhiều trong đời sống tinh thần của người dân Mường Thạch Thành. Chúng tôi đã
tiến hành khảo sát 2 nghi lễ làm vía cho trẻ em, 2 nghi lễ làm vía hết năm và 2 nghi
lễ làm vía cho người già, cụ thể như sau:
- Làm vía cho trẻ em:
1. Nghi lễ làm vía tại gia đình cháu: Quách Thị Anh Thơ, 7 tháng tuổi, ở
thôn Sơn Để, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, do thầy Mo Bùi
Văn Dung thực hiện. ( diễn ra vào 15/10/2014).
2. Nghi lễ làm vía tại gia đình cháu Nguyễn Văn Nam, 4 tuổi, ở thôn Yên
Lão, xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa.( 30/11/2014).
- Làm vía hết năm:
1. Nghi lễ làm vía hết năm tại gia đình ông Quách Văn Quyền, thôn Phù Bản
xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. ( 25/12/2014 âm lịch)
2. Nghi lễ làm vía hết năm tại gia đình ông Bùi Văn Quân thôn Yên Lão, xã
Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. (28/12/2014 âm lịch).
- Làm vía cho người già( làm vía kéo si)
1. Nghi lễ làm vía kéo si tại gia đình ông Bùi Văn Mợ, ở thôn Tiên Quang,
xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. ( 25/3/2015).
2. Nghi lễ làm vía kéo si tại gia đình bà Bùi Thị Tám ở thôn Sồi, xã Thành
Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. ( 26.5/2015).
- Chúng tôi đã tiến hành ghi âm, quay phim và chụp ảnh các nghi lễ diễn ra
kể trên.
Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: hai bài ca nghi lễ “ làm vía gọi
trẻ lạc, làm vía hết năm” mà chúng tôi khảo sát ở huyện Thạch Thành là hai bài ca
đã được tác giả Hoàng Anh Nhân sưu tầm và tuyển chọn trong công trình “ Tín
ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa”, vì vậy chúng tôi sử dụng tài liệu nghiên cứu
là công trình: “Tư liệu tín ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa, Tín ngưỡng vía.
NXB Lao động” - Cụ thể là chúng tôi nghiên cứu hai bài ca “ Làm vía gọi trẻ lạc
và làm vía hết năm” và những nghi lễ cụ thể diễn ra tại huyện Thạch Thành.
- “Bài ca làm vía kéo si” và nghi lễ làm vía cho người già được chúng tôi
tiến hành ghi âm, chụp ảnh. Phần lời chúng tôi nhờ ông thầy Mo Bùi Văn Dung
dịch lại sang tiếng Việt.
6
- Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số tài liệu viết về dân ca của dân
tộc Mường để so sánh về nội dung và một số phần trong kết cấu văn bản của các
bài ca làm vía, cụ thể là:
1. Dân ca Mường. Phần tiếng Mường
2. Dân ca Mường. Phần tiếng Việt
U; 8;)Ge(.])E](.)/X(+YJA
- Phương pháp điền dã
Dân ca nghi lễ làm vía gắn liền với đời sống tín ngưỡng của nhân dân
Mường Thạch Thành, cho nên khi tìm hiểu nội dung và giá trị của bài dân ca chúng
ta phải đặt trong môi trường diễn xướng của nó. Vì thế chúng tôi sử dụng phương
pháp điền dã, quan sát, ghi chép và khảo sát một số trường hợp cụ thể như đã trình
bày ở phần trên.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Trên cơ sở quan sát thực tế các buổi lễ của người Mường, tìm hiểu đặc điểm
của bài ca trong quá trình diễn xướng và tìm hiểu văn bản của bài ca, chúng tôi sử
dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu. Ở đây chúng tôi áp dụng các phương pháp
nghiên cứu văn học với phương pháp nghiên cứu một hiện tượng văn học nói
chung: Lịch sử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi đi vào phân tích từng khía cạnh
trong nội dung và nghệ thuật của “ Những bài ca làm vía”, từ đó tổng hợp lại để có
cái nhìn toàn diện về quan niệm và cuộc sống của những người dân ở bản Mường.
- Phương pháp so sánh- đối chiếu: Phương pháp so sánh- đối chiếu được vận
dụng trong luận văn nhằm làm nổi bật lên sự khác nhau ở mỗi nghi lễ: về cách thức
tổ chức, về trình tự diễn ra mỗi nghi lễ, về kết cấu của những bài ca làm vía. Ngoài
ra chúng tôi còn so sánh những phong tục tập quán của người Mường với những
dân tộc khác để thấy rõ được nét bản sắc độc đáo riêng của dân tộc Mường.
- Phương pháp nghiên cứu văn hóa học- dân tộc học.
Dựa trên nền tảng kiến thức về văn hóa học, dân tộc học cụ thể là nhũng phong tục,
tập quán, tín ngưỡng của người Mường để nghiên cứu văn học, nghĩa là xuất phát từ
những hiểu biết về những đặc điểm đặc trưng nhất của dân tộc Mường để tìm hiểu
về tiểu loại dân ca nghi lễ: cụ thể là nội dung của những bài ca làm vía.
7
Tuy nhiên các phương pháp trên cũng chỉ là tương đối, không phải phương
pháp nào cũng là tối ưu. Chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng linh hoạt, phối hợp
các phương pháp sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình nghiên cứu bài ca này
8;)f(.=O(..O]Wg/+F0^Jh(S'(
- Lần đầu tiên bài dân ca nghi lễ làm vía của người Mường Thạch Thành
được nghiên cứu một cách độc lập và hệ thống dựa vào tính nguyên hợp của nó, và
một số phương diện về nội dung và nghệ thuật
- Luận văn đang và sẽ bước đầu lí giải được mối quan hệ trong nội dung của
bài ca làm vía với những quan niệm về thế giới, về phong tục tập quán của người
Mường trong đời sống thực tế.
i;[+V+^Jh(S'(A
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Thư mục tham khảo, luận văn có kết cấu 3
chương cụ thể như sau:
)Ge(.A.)/^jS@,/j(kGg(.(.)/^jl@/+0^@WS<0P+F0(.GH/
GH(.I)JKL()M+))@()$?N())0()O0
)Ge(.Am/,J(.+F0()f(.@/+0^@WS<0
)Ge(.A.)L?)Jh?+F0()f(.@/+0^@WS<0
8
!
)Ge(.7
nop1n
l1qP !"#
$%&
1.1. Tổng quan về tộc người Mường
1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường
Huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt Nam là truyền thuyết “ Con
Rồng- Cháu Tiên”, “ Con Lạc- Cháu Rồng” được ghi lại lần đầu tiên thành truyện
họ Hồng Bàng trong sách “ Lĩnh Nam chích quái”.
Theo huyền thoại này thì tổ tiên của người Việt được kể lại rằng: Mẹ Tiên
Âu Cơ là tiên trên núi xuống đã kết duyên với Bố Rồng Lạc ( Lạc Long Quân) từ
dưới biển lên, sinh trăm trứng, nở trăm con trai. Sau chia đôi, năm mươi con theo
mẹ lên núi và tôn người con trai trưởng lên làm vua( Vua Hùng), lập ra nước Văn
Lang. Còn Năm mươi người con trai khác theo cha xuống lập nghiệp ở vùng sông
biển. Núi – Biển, Mẹ - Bố tạo nên một quốc gia Văn Lang Thịnh Vượng.
Huyền thoại của người Mường thì nói rằng nàng Hưu Cơ ( Âu Cơ) kết duyên
với chàng Cá ( Long Vương) sinh ra một trăm con, sau năm mươi con theo mẹ lên
núi sinh ra dòng vua áo Chàm ( người Mường), năm mươi con theo cha xuống biển
sinh ra dòng vua áo vàng ( người Kinh).
Trong thời Pháp thuộc và trong thời gian gần đây đã xuất hiện một số tác
phẩm nghiên cứu tộc Mường và mối quan hệ Mường - Việt. Tuyệt đại bộ phận các
nhà nghiên cứu đều cho rằng Việt và Mường vốn xưa là một tộc và họ gọi chung đó
là “Tiền Việt”.
Dân tộc Mường cư trú trên một địa bàn rộng lớn suốt từ phía tây Hoàng Liên
Sơn , Vĩnh Phú, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nam vào đến tận phía tây Thanh Hóa và
Nghệ An. Căn cứ vào nhiều tài liệu khoa học, dân tộc học, người Mường và
người Kinh vốn là anh em cùng chung một ông tổ trực tiếp, là người Lạc Việt
thời Hùng Vương. Đồng bào Mường có cuộc sống của một cư dân nông nghiệp
9
vùng bán sơn địa.Họ có cuộc sống giản dị, thiết thực, ưa thích những biểu hiện
chất phác. Những nét đặc trưng ấy thể hiện ngay trong phong cách âm nhạc
Mường, được giáo sư Tô Ngọc Thanh nhận xét: “ Giản dị mà không đơn sơ,
thiết thực nhưng không thực dụng, rõ ràng, khúc chiết nhưng không thô thiển,
chất phác mà không nông cạn” (55,tr40-43) .
Về nhân chủng hai nhóm Việt Mường cùng chung những đặc điểm nhân
chủng trong nhóm Nam Á thuộc chủng Mongoloit phương Nam. Tuy vấn đề về
nguồn gốc Việt Mường hiện nay còn được tiếp tục nghiên cứu song hầu hết các nhà
khoa học đều cho rằng: Họ là những cư dân bản địa, tổ tiên của người Việt- Mường
là người Lạc Việt, chủ nhân của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Do đó có cơ sở để cho
rằng: vào thời các vua Hùng hoặc vào thời đại đồng thau, và cả giai đoạn tiếp theo
Việt Mường còn là một khối thống nhất.
Căn cứ vào các tài liệu ngôn ngữ, lịch sử thì từ thế kỉ VIII trở về trước hai
dân tộc Việt- Mường có một tiếng nói chung. Vào đầu thê kỷ X, khi kinh đô chuyển
từ trung tâm Mường là Hoa Lư về Thăng Long ( năm 1010) thì tiếng Việt lúc ấy
mới tách khỏi tiếng Mường thành hai ngôn ngữ riêng.
Nhà dân tộc học J.Cuisinier trong tác phẩm chuyên khảo về người Mường đã
kết luận rằng hai dân tộc Mường và Việt cùng chung một nguồn gốc: cả về mặt văn
hóa vật chất lẫn về mặt văn hóa tinh thần, giữa hai tộc Mường và Việt không có sự
cách biệt nào lớn. Sự khác nhau trong sinh hoạt chỉ là tiểu tiết ( 37, tr 30).
Người Mường tự gọi tộc danh của mình là Mol, Mon, Moan, Mual ( nghĩa là
người). Người Mường tập trung chủ yếu ở phía Tây Thanh Hóa thuộc các huyện
miền núi. Khảo sát về nguồn gốc người Mường ở Thanh Hóa, Robequain viết:
"Trong nhóm người Mường ở Thanh Hoá, có một bộ phận tự cho là cư dân bản địa,
tuy vậy cũng phân biệt được trong nhóm người Mường ở Thanh Hoá một vài yếu tố
Bắc kỳ vào nhất là từ Thạch Bi hay phổ biến hơn là Lạc Thổ. Cũng theo tác giả thì hình
như người Mường Bắc kỳ di cư vào tỉnh này bắt đầu từ một thời kỳ khá xa. Nhà thổ ty
phủ Môn (huyện Cẩm Thuỷ - tổng Cư Lữ) thuộc họ Trương cho rằng tổ tiên họ đã bị
một trận lụt ghê gớm đuổi từ phủ Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) chạy vào đây từ lâu lắm,
ít ra cũng từ hai thế kỷ rồi Tuy nhiên không có một tài liệu nào ở nước ta khẳng định
10
rằng tất cả người Mường Bắc Thanh Hoá đều gốc ở Bắc kỳ, như đôi khi đã có người
nghĩ như vậy. Người Mường Bắc Thanh Hoá hiện là một khối có nền tảng lâu đời so
với các cư dân ở miền núi trong tỉnh" [37, tr40] Còn trong quan niệm của người
Mường ở Thanh Hóa, bộ phận người Mường có mặt từ lâu đời ở vùng núi xứ Thanh
gọi là "người Mường Trong", bộ phận người Mường từ các tỉnh khác di cư vào gọi là
"người Mường Ngoài ". Người Mường xứ Thanh được cấu thành ít nhất từ ba dòng
chính: gốc người Mường từ tỉnh Hoà Bình di dân vào tràn vào đất Thanh Hoá hầu hết
gồm các tộc hệ ở đất Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động là các Mường lớn
của "bà con Hoà Bình". Tất nhiên chủ yếu vẫn là dân vùng Mường Bi, được gọi là
MọiBi hoặc MonBi. Bộ phận thứ hai là quá trình vận động của người Việt hoá, hoặc
Thái hoá. Bộ phận đáng chú ý nhất và cũng là cái lõi của vùng Mường xứ Thanh là tộc
Mường bản địa, tính bản địa của một bộ phận đáng kể này không pha tạp, không lẫn
lộn vào hai dòng trên từ tiếng nói, trang phục của bộ nữ phục" [37, tr60].
Người Mường tập trung khá đông đúc ở huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh
Hóa, chiếm 50,4 % dân số trên địa bàn toàn huyện ( 1999). Trong quá trình giao
lưu, tiếp xúc văn hóa với các dân tộc khác, người Mường vẫn giữ nguyên được
những nét văn hóa đặc sắc của mình.
1.1.2. Nền kinh tế- văn hóa- xã hội Mường Thạch Thành
Huyện Thạch Thành thành lập năm Minh Mạng thứ 16 (1835). Từ ngày 5
tháng 7, 1977, Thạch Thành hợp nhất với huyện Vĩnh Lộc thành huyện Vĩnh Thạch;
từ 30 tháng 8, 1982, Vĩnh Thạch lại được chia thành 2 huyện cũ.
)M+))@() là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Phía Bắc
giáp với Ninh Bình, phía Tây giáp với Cẩm Thủy và Hòa Bình, phía Đông giáp
Vĩnh Lộc, phía Nam giáp với Hà Trung và Bỉm Sơn.
Với diện tích tự nhiên 558,11km2, Thạch Thành có 26 xã (Thạch Lâm,
Thạch Quảng, Thạch Tượng, Thạch Tân, Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thạch Bình,
Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Long, Thành Mỹ, Thành Yên, Thành Vinh, Thành
Minh, Thành Công, Thành Tân, Thành Trực, Thành Vân, Thành Tâm, Thành An,
Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Long, Thành Kim, Thành Hưng, Ngọc Trạo), 2 thị
trấn (Vân Du, Kim Tân).
11
Là một huyện miền núi cho nên địa hình chủ yếu của Thạch Thành là đồi
núi. Vùng đất này có những dãy núi đá rất cao tạo nên địa hình đặc biệt. Sự vận
động của tự nhiên đã khiến vùng quê này có sông núi hữu tình. Con sông Bưởi uốn
lượn vươn mình ôm lấy cả vùng đất.
Thạch Thành là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thạch Thành là căn cứ địa của cách mạng,
là nơi đã nuôi dấu cán bộ. Vùng đất Thạch Thành anh hùng, nhân dân Thạch Thành
kiên cường. Mảnh đất đã ghi dấu biết bao chiến công với chiến khu Ngọc Trạo,
hang Treo. Tất cả những địa danh đó đã đi vào lịch sử dân tộc góp phần làm nên
những chiến thắng vẻ vang của đất nước. Ngày nay dưới sự dìu dắt của Đảng bộ
huyện Thạch Thành, vùng quê ngày càng đổi mới và giàu đẹp thêm.
1.1.2.1. Kinh tế:
Người Mường Thạch Thành làm ruộng từ lâu đời và sống định canh, định
cư. Nghề nông chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là cây lương thực
chính.Người dân trồng lúa ở các thung lũng bên dưới các chân đồi. Đây là những
ruộng lúa màu mỡ, đem lại nguồn lương thực chính cho nhân dân trong huyện.
Bên cạnh việc làm ruộng, người dân còn trồng rừng, đây là cũng là mũi nhọn
kinh tế của vùng đất này. Cây trồng chủ yếu thường là cao su, keo, cây sao đen. Những
rừng cây đã góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân trong huyện.
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành kinh tế chính trong huyện. Về chăn nuôi
người dân đã biết phát triển các loại vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà, vịt vừa đảm
bảo sức kéo cho nông nghiệp vừa đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho người dân trong
cuộc sống hằng ngày. Săn bắn là hoạt động phổ biến trong đời sống của người
Mường. Săn bắn kết hợp với sản xuất để chống thú rừng và bảo vệ mùa màng. Săn
bắn không những là một nguồn lợi cung cấp thức ăn mà còn là một thú vui. Đánh cá
là một nghề phụ trong gia đình và tương đối phát triển ở những khu vực ven các con
sông suối lớn. Các công cụ đánh cá khá đa dạng: lưới, vó, đơm, đó, đăng… J.
Cusinier nhận xét về nghề đánh cá và săn bắn như sau: “Nghề đánh cá tuy không có
giá trị to lớn đối với người dân Mường, song lại đem đến cho họ nguồn lợi thu
nhập ổn định hơn nghề săn”. (34,tr45).
12
Người Mường hái lượm theo mùa. Mỗi mùa có những loại rau khác nhau.
Theo thống kê mùa xuân có trên 60 loại rau, mùa hè trên 40 loại, mùa thu trên 20
loại và mùa đông khoảng 10 loại. Họ nắm vững chu kỳ sinh trưởng và phát triển của
từng loại cây trong rừng.
“Tháng sáu gặp nhau ở hố củ mài
Tháng chín dâu da đều chín”
Nghề thủ công trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi, dệt vải đặc biệt phát triển ở
người Mường. Các mặt hàng thổ cẩm, mặt gối, mặt chăn, cạp váy của người Mường
rất nổi tiếng.
Đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Mường Thạch Thành là: Trong
lĩnh vực nông nghiệp, cây lúa giữ vai trò chủ đạo, chăn nuôi là nghề phụ nhưng có
quan hệ khăng khít với trồng trọt. Quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào hoàn cảnh của
từng gia đình. Hoạt động thủ công nghiệp đóng khung trong phạm vi gia đình. Hái
lượm và đánh cá vẫn đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế, trong khi đó vai
trò săn bắn giảm đi nhiều. Kinh tế của người Mường huyện Thạch Thành đã có một
số tiến bộ song vẫn mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ.
1.1.2.2. Hôn nhân gia đình:
Gia đình người Mường là gia đình phụ quyền, tính chất gia trưởng được thể
hiện rõ: người đàn ông là chủ gia đình, có vai trò quan trọng trong nhiều mặt của
đời sống, có quyền hành, quyết định mọi việc: làm ăn, cưới xin, tang ma…và thực
hiện các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng. Họ còn là người thay mặt gia đình quan hệ
với làng xóm, họ hàng, với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương. Mọi tài sản
trong nhà đều do người chủ gia đình nắm giữ.
Những tài sản đó chỉ có con trai mới được quyền thừa kế. Địa vị người phụ
nữ thấp kém, họ không được tham gia vào những cuộc họp của làng xóm, không
được hưởng quyền thừa kế. Người phụ nữ khi lấy chồng là bắt đầu cuộc sống hoàn
toàn phụ thuộc vào chồng. Họ không có quyền bình đẳng với nam giới trong các
lĩnh vực. Quan niệm truyền thống của người Mường cũng như của người Việt, xem
trọng con trai “Một trai là có, mười gái là không”. Hôn nhân của người Mường là
hình thái hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên nhà chồng. Do tính chất phụ
13
quyền của gia đình kiểu gia trưởng nên hôn nhân của con cái chủ yếu do cha mẹ
quyết định. Người Mường còn tồn tại chế độ đa thê nhưng chỉ có trong tầng lớp
lang đạo và những người giàu có.Phần lớn người Mường kết hôn với người đồng
tộc. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế, văn hóa Mường đã có những bước
phát triển mới làm cho những quan niệm cổ hủ, khắt khe đã mất dần đi, thay vào đó
là một xã hội phát triển với những quan niệm tiến bộ: đó là sự bình đẳng, việc hôn
nhân không còn bó hẹp trong khuôn khổ cộng đồng Mường và mở rộng ra cả với
những dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Kinh.
1.1.2.3. Văn hóa
Franz Boas, nhà nhân chủng học người Mỹ đã từng khẳng định: “Mỗi nền
văn hóa là một tồn tại độc đáo, hơn thế là một của báu độc đáo; sự biến mất của
bất cứ nền văn hóa nào cũng làm cho chúng ta nghèo đi” [17, tr.12]. Di sản văn
hóa dân tộc là cơ sở để dân tộc hòa nhập với tiến trình giao lưu quốc tế về mọi
mặt nhưng không tự tha hóa mình mà còn làm phong phú, sâu sắc cho chính
mình trong sự đối thoại với những nền văn hóa khác, góp phần làm phong phú
cho kho tàng di sản chung của nhân loại.Ý thức cộng đồng trong dân tộc Mường
hình thành rất sớm, ý thức ấy là linh hồn của chủ thể sáng tạo xây dựng xã hội.
Nó định vị các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con
người, con người với thần linh.
Trong văn hóa ứng xử giữa con người với thiên nhiên người Mường luôn coi
trọng việc bảo vệ chăm sóc kho nguyên liệu ăn uống mà thiên nhiên ban tặng đã trở
thành ý thức của cả cộng đồng. Người Mường muốn ăn măng nứa, măng giang,
măng luồng nhưng rừng chưa mở cửa thì dù măng có mọc ngang sau nhà, họ cũng
không bao giờ hái.Sông và suối là nguồn nước sinh hoạt: nước tưới cho lúa, cho
màu, nước ăn uống, nước tắm giặt nên các dòng nước được mọi người tự nguyện
giữ gìn.Người Mường tâm niệm rằng: Nước là thứ nuôi sống con người, ai làm bẩn
nguồn nước là có tội. Người Mường rất có ý thức trong việc giữ gìn nguồn tài
nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho họ. Vì đó là nguồn sống của họ, nền
kinh tế của họ chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
14
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Mường cho phép trai gái giao lưu
tình cảm, bày tỏ lời thương tiếng nhớ với nhau. Chợ là nơi trao đổi hàng hóa vừa là
nơi giao lưu tình cảm. Trai gái đi chơi chợ gặp nhau trò chuyện, mời nhau về nhà ăn
cơm, uống rượu, đến cuối ngày mới về nhà. Trai gái Mường quan niệm:
“Thương nhau nằm gốc cà cũng ấm, nằm đống đá cũng êm.
Không thương thì chín lần đệm, mười hai lần chăn nửa đêm nằm vẫn còn
kêu lạnh”.
Nguyên tắc và nghệ thuật ứng xử của người Mường thể hiện rõ nhất khi có
khách đến nhà. Bất luận khách quen hay lạ, người Mường tiếp khách rất chu đáo.
Hễ thấy khách đến chân cầu thang nhà thì cả nhà đều đon đả ra chào.
Trước là uống nước, sau đó chủ nhà mang rượu ra mời khách. Trước tiên là
phải hỏi han sức khỏe của bố mẹ, con cái khách. Sau đó nhất thiết phải dùng cơm,
tục ngữ Mường có câu: “Trâu ra đồng ăn cỏ, người đến nhà ăn cơm”. Trước bữa ăn,
uống rượu cần súc miệng, trong bữa ăn uống rượu mộng (loại rượu ủ men từ nếp cái
không qua chưng cất). Chủ khách nói chuyện vui vẻ bên mâm cơm nhưng chủ nhà
bao giờ cũng khiêm tốn nói: “Chỉ có tí cơm đãi khách, chút rượu nhạt mời khách”.
Khi ăn cơm uống rượu, khách cũng phải có lời khen lại cơm rượu của chủ
nhà cho đẹp lòng chủ:
“ Ăn cơm không khen cơm
Mất lòng người giã gạo
Uống rượu không khen rượu
Mất lòng người ủ men”
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình người Mường tương đối bình
đẳng, thể hiện rõ những quan niệm đạo đức. Con cái phải yêu quý cha mẹ, chăm sóc
phụng dưỡng. Khi cha mẹ về già, con cái có trách nhiệm nuôi dưỡng. Anh em ruột
thịt sống có trách nhiệm với nhau:“ Anh em như dòng nước dù chém cũng không
đứt, dù chặt cũng không lìa”.
Người Kinh cho rằng dâu là con, rể là khách. Trong xã hội Mường, vai trò
người rể cả rất được tôn trọng. Khi nhà có công việc, bố mẹ đều gọi anh rể cả và chị
gái cả để bàn tính công việc. Người Mường coi con dâu như con gái nên việc đối
15
xử với con dâu cũng bình đẳng như con gái. Người con gái về làm dâu nhà chồng
được bố mẹ, anh em nhà chồng quý mến. Xã hội Mường ít xảy xa mâu thuẫn giữa
mẹ chồng và nàng dâu như người Kinh.Quan hệ huyết thống họ hàng chi phối sâu
nặng trong các hộ gia đình Mường. Mọi công việc to lớn của gia đình Mường đều
có sự giúp đỡ của họ hàng, nhất là cưới xin, tang ma, làm nhà. Mọi người coi đó là
nghĩa vụ, trách nhiệm cao cả của mình với dòng họ.
Tang lễ là việc lớn cả xóm mường, ai cũng phải có trách nhiệm. Đặc biệt, khi
gia chủ phát tang thì bất kể người trong huyết thống hay hàng xóm đều đội khăn
tang. Họ quan niệm rằng: cùng chung một xóm mường với nhau thì là người thân.
Lễ hội cồng chiêng ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng của nông nghiệp
lúa nước. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mùa xuân với ý nghĩa cầu phúc bản
mường, cầu cho mưa gió thuận hòa, mùa màng tốt tươi Chiêng được xem là vật
gia bảo truyền đời của người Mường, chiêng càng được truyền qua nhiều đời thì
càng quý. Cái quý là ý nghĩa của sự tiếp nối dòng đời, một tinh thần huyết thống gia
đình. Tết Nguyên Đán, Tết Cơm Mới… họ đánh chiếc chiêng cha ông truyền lại
đểmời tổtiên về. Chiêng là phương tiện “thông quan” giữa thế giới người sống với
thế giới người đã khuất.
Cũng như dân tộc Kinh, người Mường ở Thạch Thành đón tết Nguyên Đán
là lớn nhất trong năm. Vào dịp tết đến họ cũng gói bánh chưng và nấu bánh chưng
như những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Tết là dịp để mọi người nghỉ ngơi
sau những ngày lao động vất vả, là dịp để mọi người đến thăm hỏi nhau, đặc biệt là
con cái đi tết bố mẹ. Vào dịp lễ tết người dân khắp các bản Mường vẫn còn giữ
được những nét văn hóa truyền thống với những trò chơi dân gian lâu đời đặc biệt là
trò “ đánh mảng”, người tham gia trò chơi này không phân biệt già, trẻ, gái, trai hễ
ai có hào hứng đều tham gia. Đây là một trò chơi thu hút được rất đông người cổ
vũ. “ Mảng” dùng để chơi là một loại hạt mọc ở ngoài rừng, có màu đen, tròn và rất
mịn, loại hạt này khi già đi sẽ tự khô và đen lại, mọi người mang về dùng vào trò
chơi. Sự cổ vũ hào hứng của mọi người đã làm cho không gian bản Mường ngày tết
rộn vang tiếng cười, tiếng nói, tạo nên khúc ca xuân tràn đầy vui tươi.
16
Ngoài lễ tết, người Mường còn ăn Rằm tháng giêng, tổ chức những trò chơi
vui nhộn như đánh còn, hát đối đáp. Những trò chơi này đã gắn kết cộng đồng
Mường lại với nhau khiến họ đoàn kết hơn, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau hơn.
Vào các ngày lễ khác nhau trong một năm, như ngày rằm tháng bảy, rằm
tháng tám, người Mường thường làm những món ăn khác nhau đó là những đặc sản
của người Mường ở miền núi để cả gia đình cùng thưởng thức, quây quần bên nhau.
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đời sống kinh tế xã hội nước ta có
những chuyển biến lớn tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa của người Mường.
Tính cộng đồng xóm mường được phát huy cùng với việc khơi dậy
vai trò của cá nhân người Mường, vai trò của từng hộ gia đình trong chủ
động sản xuất kinh doanh và tổ chức sinh hoạt văn hóa. Trình độ dân trí nâng cao
đánh vào những hủ tục lạc hậu, tạo cho người Mường sự lựa chọn khôn ngoan hơn
đối với các giá trị ứng xử truyền thống.
1.2.Giới thiệu chung về văn học dân gian Mường và các nghi lễ làm vía
1.2.1. Về nền văn học dân gian Mường và dân ca nghi lễ Mường.
Dân tộc Mường chưa có chữ viết nhưng ngôn ngữ cơ bản là thống nhất và có
một nền văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú. Tất cả kho tàng văn học
Mường còn lại đến ngày nay đều dựa vào truyền miệng. Hoàn cảnh đó đã gây nên
nhiều khó khăn cho việc truyền bá và gìn giữ văn học, nhưng đồng thời cũng là một
minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của nền văn học đó. Nó không ngừng sàng lọc
và loại bỏ đi những cái gì không hợp với tâm lý dân tộc hay tâm lý của tập thể
người cùng chung sống trên một vùng đất khá rộng. Nền văn học nghệ thuật dân
gian Mường không những đồ sộ về khối lượng mà còn phong phú về thể loại.
Trường ca “Đẻ đất đẻ nước”, một áng văn học truyền miệng kể chuyện từ khi
trời đất chưa phân chia. “Đẻ đất đẻ nước” đã trở thành tang ca mỗi khi có một người
chết thì lại được ngâm đọc lại như nhắc nhở những người đang sống biết mà ăn ở
cho hợp lẽ. Cho nên những đêm mo chẳng phải là để cho người chết mà để cho
người sống lắng nghe nhận biết để xử thế làm người.
Người Mường có một hệ thống truyện cười không kém phần sắc sảo, dí dỏm,
đó là truyện Cuội. Chú Cuội đóng vai nhân vật thấp hèn (con ở) nhưng luôn luôn
17
tìm mọi cách đá ngược lên các quan lang làm cho các quan đau điếng. Người
Mường sáng tạo nên truyện “Bè bưởi nổi, bè đá chìm” để kết liễu cuộc đời bọn
thống trị ăn bám, tàn ác và ngu ngốc. Tác giả Lê Chí Quế đã nhận xét truyện cười
rất hình tượng: “Một khi nhân dân cười thì mặt đất rung chuyển và cái ác bị đạp
nhào xuống”[35,, tr. 155].
Tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất. Tục ngữ
phản ánh phong tục, tập quán và ứng xử trong giao tiếp:
“Đàn bà mài dao không sắc
Đàn ông hái rau không ngon”
“Rượu trong thì ngọt, rượu bọt thì chua”[33, tr.47-50]
Bác Hồ đánh giá cao vai trò của tục ngữ trong đời sống: “Những câu tục ngữ,
ca dao, vè… rất hay là sáng tác của quần chúng… Những sáng tác là những viên
ngọc quý”[44, tr. 38].
Ca dao - dân ca Mường nổi tiếng với những bài hát cầu chúc vào dịp đầu
xuân, đặc biệt là hát sắc bùa (có nơi gọi là xéc - bùa). Có lẽ loại dân ca này xuất
hiện từ lúc người Việt và người Mường chưa tách ra thành người Kẻ Chợ với người
ở rừng núi. Tác giả Phan Đăng Nhật khẳng định: “sắc bùa, một sinh hoạt Tết phổ
biến ở nhiều dân tộc nước ta”. Sắc bùa phổ biến rộng rãi ở các vùng người Mường
Thanh Hóa, Hòa Bình, Lạng Sơn. [43, tr. 155].
Bên cạnh nét đặc sắc ấy văn học dân gian Mường còn có những bài dân ca
nghi lễ gắn liền với tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt của người dân. Người
Mường từ bé đã có cảm xúc mạnh mẽ với dân ca của mình bởi từ tấm bé đến lúc
lớn lên và khi cao tuổi lúc nào cũng tiếp xúc với dân ca. Họ thưởng thức, sáng
tạo, lưu giữ và truyền bá dân ca cho nhau, do đó đã thành tiềm thức ăn sâu vào
tâm hồn của mỗi người.
Tuy chỉ là một phần nhỏ trong văn học dân gian Mường nhưng những bài
dân ca này có ý nghĩa rất lớn với người dân Mường. Mỗi bài ca mang một nội
dung khác nhau nhưng tất cả đều là tiếng nói trữ tình cất lên những ước nguyện của
nhân dân về cuộc sống, mong cho cuộc sống được bình yên, con người được sống
lâu mãi mãi. Những bài ca ấy còn thể hiện quan niệm cũng như lòng kính trọng của
mọi người với tổ tiên và các vị thần linh.
18
Những bài dân ca nghi lễ mà chúng tôi nghiên cứu gồm có: “ Bài ca gọi vía
trẻ lạc”, “ Bài ca làm vía hết năm”, “ Bài ca làm vía kéo si” chúng được nhà
nghiên cứu Bùi Thiện xếp vào thể loại “ Hát Mo” khấn phong tục- hay còn có tên
gọi khác là “ dân ca nghi lễ”.
Dân ca nghi lễ của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Mường nói
riêng ra đời cùng lúc với thần thoại và không phải ngẫu nhiên mà các thiên thần
thoại của các dân tộc thiểu số là nội dung của nhiều bài dân ca nghi lễ. Chính vì vậy
mà chúng ta có thể nói rằng dân ca nghi lễ là bộ phận cổ xưa nhất trong kho tàng
dân ca các dân tộc nói chung. Dĩ nhiên trong những giai đoạn về sau, loại dân ca
nghi lễ - phong tục cũng được các nghệ sĩ dân gian tiếp tục sáng tác, bổ sung và
hoàn chỉnh, như là quy luật phát triển và vận động của bất cứ hình thức nào khác
trong văn học dân gian nói chung. Kho tàng dân ca nghi lễ - phong tục của dân tộc
Mường rất phong phú. Tuỳ theo chức năng của chúng, có thể chia các bài dân ca
này thành nhiều nhóm khác nhau: Những bài ca nông lễ, những bài ca tang lễ,
những bài ca hôn lễ….
Những bài ca làm vía là những bài hát được dùng trong các nghi lễ thuộc tín
ngưỡng vía của người Mường. Loại dân ca nghi lễ này mang phong cách tự sự, kể
lể, ta có thể bắt gặp ngay ở từng bài và xuyên suốt cả hệ hát dân ca, hát kể theo trình
tự từ đầu đến cuối để tự giới thiệu lí do, hoàn cảnh, công việc và những diễn biến.
Tất cả những bài hát ấy đều có nguồn gốc từ hiện thực cuộc sống, do đó càng làm
cho nó thấm sâu lắng đọng trong tâm trí mọi người.
1.2.2 Giới thiệu chung về nghi lễ làm vía của người Mường Thạch Thành
1.2.2.1. Vai trò của ông Mo
Người Mường theo tín ngưỡng đa thần giáo và có tục thờ cúng tổ tiên .
Trong cuộc sống sinh hoạt họ quý trọng thầy Mo. Họ cho rằng thầy Mo chính là sứ
giả giữa thế giới thần linh và nhân gian. Trong bản, thầy Mo chính là người giữ
trọng trách thực hiện một số công việc liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh của cá
nhân, gia đình và cộng đồng. Ông Mo - được ví như những người “giữ lửa” cho dân
tộc Mường.Vì theo quan niệm của người Mường, ông Mo là người có uy tín, am
hiểu phong tục, luật lệ của bản Mường nên được người dân coi trọng, tin tưởng và
19
thường tới xin ý kiến về những việc cần phải khuyên nhủ, phân xử trong cuộc sống
thường ngày.Để thực hiện nhiệm vụ của mình thầy Mo sẽ phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng
những vật dụng, để nhằm đạt được hiệu quả cao trong nghi lễ.Những vật dụng của
thầy là những đồ rất quý, chúng được truyền đi truyền lại từ đời này qua đời khác
và được giữ gìn cẩn thận.
Những vật dụng ấy gồm có: một khánh vía giống như một cái chuông nhỏ để
gọi hồn vía, một chầm sét là đồ cổ bằng đồng có niên đại rất lâu năm, một cái nanh
của con lợn lòi, một nanh hùm, một con dao lười ươi . Ngoài ra còn rất nhiều những
vật dụng khác nữa. Mỗi vật có một vai trò và ý nghĩa khác nhau. Mỗi ý nghĩa tạo
nên sự thành công cho toàn nghi lễ.
Thầy mo không chỉ có trí nhớ tốt để thuộc hàng trăm bài cúng, mà còn có giọng
đọc truyền cảm, nắm vững nghệ thuật diễn xướng từ cử chỉ, điệu bộ đến giọng điệu
mo, lời mo có khi hùng hồn, thiêng liêng, nhưng có lúc buồn đau bi thảm đến não
lòng. Lời mo giàu tính nhân văn, phù hợp với cuộc sống, gây được sự cảm động, sẻ
chia không chỉ đối với người đã khuất mà còn đối với cả những người còn sống.
Người làm cun làm đạo
Phải có sổ có sách
Người làm mo có cách
Làm cảo bằng cây nứa, cây dang
Cây nứa trong rừng, cây dang trên rẫy
Cây nứa hai ngọn hãy còn nguyên
Truyện cảo mới tin
( Bài ca làm vía hết năm, 33, tr 32)
Thầy mo không chỉ thông thạo văn tự cổ, lưu giữ được nhiều sách cổ, phong
tục tập quán, những lễ nghi của dân tộc, mà còn là người có khả năng giao tiếp và
cầu xin các đấng siêu nhiên phù hộ cho con người có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Cũng nhân đó thầy mo còn hướng dẫn con người cách thức ứng xử với các thế lực
siêu nhiên sao cho phù hợp với đạo lý và truyền thống văn hóa dân tộc và quy luật
của cuộc sống. Ông C.Robequain, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian người Pháp
nhận xét: “Người Mường ở Hòa Bình và Thanh Hóa, đặc biệt nổi tiếng nhờ có
những thầy mo cao tay nhất, rất được tôn kính mỗi khi nhắc đến. Từ họ như toát ra
20
một hương vị vẻ bí ẩn qua tập tục cổ truyền còn được nguyên vẹn của một thời đã
qua, có thể cho đó là trái tim thực sự của xứ Mường và quanh nó dường như đã
hun đúc nên tình yêu xứ sở Mường”. {20; 17}
Ông Dung- một thầy Mo của vùng Mường Thạch Thành cho biết: “Người
Mường có rất nhiều bài cúng. Những bài cúng toàn bằng tiếng Mường. Mỗi bài
cúng phải cúng mất một tiếng. Nội dung bài cúng như cúng thần đất thổ công chẳng
hạn: “ hôm này nhà làm tết cuối năm, có thịt, xôi rượu mời các ông xuống ăn. Năm
cũ qua, năm mới đến làm sao để gia đình làm ăn phát triển, nhiều gà nhiều lợn”.
Trong đời sống của người Mường có nhiều lễ cúng như: cúng bản, cúng
mường, cầu cho bản mường bình yên no ấm. Lễ cúng rừng là cầu cho thần rừng phù
hộ cho núi rừng, bản mường bình yên, trù phú. Cúng đưa hồn người qua đời lên
trời, cúng khi đau ốm, lên nhà mới, đám cưới, xuống đồng, mừng cơm mới, cúng
vía… Thầy mo giúp cho cộng đồng rất nhiều trong việc củng cố đời sống tinh thần,
làm tăng niềm tin và nghị lực sống cho mỗi con người trước những thử thách của
cuộc sống, giúp con người biết hướng thiện, biết đối nhân xử thế và làm theo những
điều ông bà dạy và luật tục của bản mường.
Có thể nói vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của người dân Mường.
Từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi
đau yếu, lạc vía, mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông
minh. Tuổi trưởng thành khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của
ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu Đến
tuổi già sức cạn, Mo làm lễ kéo si mong ông bà có sức khỏe, sống lâu cùng con
cháu. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường trời, ông Mo đóng vai trò là đại diện
cho người chết tiến hồn ma sang thế giới bên kia.
Bà Bùi Thị Biên, ở xã Thành Minh cho rằng các bài mo được thể hiện trong
các nghi lễ, tâm linh thực sự là liều thuốc cần thiết trong đời sống tinh thần của
đồng bào Mường từ bao đời nay: “Theo phong tục người Mường có thầy mo cúng
thì mới mát mẻ, năm mới gặp nhiều may mắn. Hết năm mình làm mời thầy mo.
Thầy mo chỉ làm phúc thôi chứ không làm gì ảnh hưởng đến người dân”.
21
Thầy mo được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang bản sắc văn
hóa riêng của người Mường. Thầy mo cũng chính là người biểu đạt những tinh hoa văn
hóa dân tộc Mường, giúp cộng đồng hướng tới đích chân, thiện, mỹ trong cuộc sống.
1.2.2.2. Diễn xướng các nghi lễ làm vía của người Mường Thạch Thành
Trong tín ngưỡng dân gian của người Mường Thạch Thành tồn tại rất nhiều
nghi lễ làm vía: như làm vía cầu an lành, làm vía cho trẻ nhỏ, làm vía hết năm, làm vía
kéo si. Mỗi loại nghi lễ có một chức năng và tính chất riêng, vì vậy mỗi bài dân ca
chính là một nội dung độc đáo làm nên nét đặc sắc cho những tín ngưỡng dân gian.
Qua quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy:
Ba nghi lễ làm vía: làm vía cho trẻ em ( gọi vía trẻ lạc); làm vía hết năm; làm
vía kéo si vẫn tồn tại thường xuyên trong đời sống của người Mường Thạch Thành.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 6 buổi lễ ở 6 gia đình Mường Thạch Thành, với
niềm tự hào dân tộc sâu sắc mỗi nghi lễ truyền thống này ăn sâu trong đời sống tâm
thức của bản làng Mường. Chúng tôi khảo sát quá trình diễn xướng của mỗi nghi lễ
làm vía, trong quá trình khảo sát chúng tôi có sự so sánh, đối chiếu giữa cách thức
tiến hành nghi lễ của mỗi thầy Mo.
Với tấm lòng thành kính thiêng liêng, mỗi gia đình đều chuẩn bị rất chu đáo,
kĩ lưỡng đồ lễ và lễ vật cho nghi lễ. Mỗi thành viên trong gia đình đều ý thức được
sự quan trọng của nghi lễ diễn ra trong gia đình mình, vì vậy ai cũng tất bật với
công việc mình được giao.
7;6;6;6;7;1@WS<0+)?_`()rs.*/S<0^M+t
Lí do làm vía
Xuất phát từ cuộc sống đời thường, trong sinh hoạt, với quan niệm cho rằng
hồn vía của con người là một thực thể siêu hình vô cùng quan trọng, luôn gắn bó
với thân xác của con người bắt đầu từ lúc sinh đến khi trở về cõi vĩnh hằng. Đàn
ông thì có 7 vía, đàn bà có 9 vía, nếu như hồn vía lìa khỏi xác thì người sẽ chết,
hoặc lạc đi vài vía thì người luôn ốm đau bệnh tật và không may mắn trong cuộc
sống. Vì vậy, khi đến nhà của đồng bào Mường , bước chân lên cầu thang nhà sàn
sẽ thấy một chiếc giỏ đan bằng mắt cáo. Đó chính là “giỏ đựng vía”, nơi để vía từng
thành viên trong gia đình trú ngụ .
22