Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Luận văn: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.16 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY
Chuyên ngành: Triết học
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2015
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
với sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Duy Hoa. Các dẫn chứng trong luận


văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học dựa trên kết quả thu thập
từ các tư liệu và tài liệu tham khảo có trích nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Thủy
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Triết học cùng các thầy cô đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Hội đồng khoa học và cô hướng
dẫn TS. Lê Thị Duy Hoa đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ trong suốt quá
trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn

tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi có thể học tập, nghiên
cứu và hoàn thành tốt luận văn của mình.

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Ngay từ thời Âu Lạc nhân dân ta đã phải đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua bao thăng trầm

lịch sử với bốn nghìn năm văn hiến, nhân dân ta đã xây dựng cho mình những
truyền thống văn hóa, những hệ tư tưởng riêng mang màu sắc dân tộc Việt.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi một quốc gia, dân tộc đều
hình thành nên cho mình những hệ tư tưởng riêng mà cụ thể là tư tưởng triết
học mang màu sắc dân tộc. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung
đó. Khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử triết
học nói riêng có nhiều ý kiến khác nhau về việc Việt Nam có triết học hay
không. Nhà nghiên cứu Lê Hữu Tầng nhận định: Việt Nam có triết học, bởi
vấn đề cơ bản của triết học, theo Ph.Ăngghen là mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức, tự nhiên và tinh thần, tồn tại và tư duy. Ở Việt Nam, lịch sử triết học
không điển hình, khó viết, bởi không có triết học như các nước khác, không
có các trường phái triết học, hệ thống các phạm trù triết học rõ ràng như triết

học phương Tây. Lịch sử tư tưởng triết học phản ánh trình độ phát triển về
mặt tư duy lí luận cũng như thực tiễn của mỗi dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu
lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là điều nên làm trong xã hội ngày nay.
Lịch sử tư tưởng nhân loại thực chất là lịch sử theo đuổi các mục đích
khác nhau. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại mới với nền kinh tế tri
thức và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự. Hội nhập đã đặt ra nhiều cơ hội cũng
như thách thức cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã từng bước
tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, sự hội nhập mang lại nhiều cơ hội
phát triển kinh tế, chính trị, giáo dục nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ
1
đến đời sống tinh thần xã hội về mặt đạo đức, lối sống, tư tưởng. Trong nghị

quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa IX đã chỉ rõ: văn hóa không
những chỉ là mục đích mà còn là động lực của sự phát triển. Hội nhập là để
phát triển bền vững, hòa nhập nhưng không hòa tan, giữ gìn được bản sắc văn
hóa dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam góp phần
thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngày nay, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên
trường quốc tế cả về kinh tế, chính trị, văn hóa. Cùng với quá trình hội nhập
là sự du nhập, lai căng của văn hóa phương Tây làm cho con người mất dần đi
những đạo đức truyền thống của dân tộc, sự suy đồi về đạo đức, phẩm chất,
xuất hiện những lối sống vị kỉ, thực dụng, làm cho mối quan hệ giữa con
người với con người ngày càng trở nên xa cách. Đây cũng là thách thức đặt ra
cho các nước trong việc phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực tế cho thấy muốn phát triển bền vững thì không thể chỉ nhìn vào
thực tại, hướng tới tương lai mà lãng quên đi quá khứ của dân tộc, Vì thế,
quay trở về tìm hiểu những giá trị tư tưởng truyền thống của dân tộc là bàn
đạp vững chắc cho sự phát triển trong thời kì hội nhập. Nó không đơn thuần
chỉ là sự tìm về quá khứ, để phục cổ, hoài cổ mà là để hiểu rõ hơn quá khứ
của dân tộc để từ đó định hướng cho sự phát triển trong tương lai của dân tộc
Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Bên cạnh đó, nó còn góp
phần giáo dục đạo đức con người trong thời đại mới.
Trong tiến trình phát triển lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã
sản sinh ra biết bao nhà tư tưởng, nhà chính trị, quân sự, tài ba. Trong số rất
nhiều các vị anh hùng kiệt xuất từ trước đến nay, ở thế kỉ XV Nguyễn Trãi
xuất hiện như ngôi sao khuê tỏa sáng. Nguyễn Trãi không chỉ là môt nhà

chiến lược quân sự, nhà chính trị, ngoại giao mà còn là một nhà văn hóa tư
tưởng lớn. Có thể nói, tư tưởng Nguyễn Trãi đạt đến đỉnh cao của thời đại và
2
ông đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và
lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng. Với nội dung tư tưởng tiến bộ,
lòng yêu nước thương dân, ý thức độc lập tự chủ, lòng nhân ái và ước vọng
thái bình, quan hệ hòa chiến giữa các dân tộc đã ăn sâu vào trong tâm thức
của Nguyễn Trãi.
Từ những lí do trên tôi nhận thấy việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt
Nam mà cụ thể là tư tưởng triết học Việt Nam là điều cần thiết và quan trọng.
Bên cạnh việc nghiên cứu tư tưởng triết học dân tộc còn phải chỉ ra những giá
trị của nó trong xã hội ngày nay, vì thế tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tư

tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong xã hội ngày nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nguyễn Trãi là một vĩ nhân vào loại hiếm có, tiêu biểu nhất cho các giá
trị tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng ngàn năm dưới chế độ phong
kiến .Tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng triết học của ông nói
riêng rất đa dạng và phong phú, có giá trị nên được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu. Số lượng các công trình nghiên cứu về tư tưởng của
Nguyễn Trãi rất đồ sộ với những bài viết, những công trình khoa học được
đăng trên các sách, báo, tạp chí. Cụ thể:
“Bàn thêm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (nhân đọc bài thử
tìm hiểu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi của Trần Nghĩa)”, Bùi Văn

Nguyên, Tạp chí Triết học, số 3, 10/1964. Trong bài viết tác giả bước đầu đã
chỉ ra việc Nguyễn Trãi có tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Mạnh trên
hai khía cạnh. Một là, Nguyễn Trãi có tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa qua sách
Tống nho không. Hai là, nhận định mức độ tiến bộ trong tư tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi như thế nào. Như vậy, bài viết đã phần nào chỉ ra được nguồn
gốc tư tưởng triết học mà cụ thể là tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
3
Luận án tiến sĩ Triết học “Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh
hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, Triệu Quang Minh. Luận án đã
trình bày một cách cụ thể nhất về tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, từ đó đi
đến khẳng định sự ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Nhưng sự
tiếp thu của Nguyễn Trãi không phải là sự dập khuôn, máy móc mà nó có sự

tiến bộ, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta. Đồng thời,
luận văn còn chỉ ra những giá trị trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi
đối với việc giáo dục đạo đức con người trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên,
luận văn chỉ mới dừng lại khai thác một khía cạnh trong tư tưởng triết học của
Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa.
“Mấy nét tổng quát về Nho giáo trong lịch sử Việt Nam”, Lê Sĩ Thắng,
Tạp chí Triết học, số 2, 6/1977.
“Nguyễn Trãi, một nhà ái quốc tiêu biểu cho lòng nhân nghĩa và ý chí
hòa bình của nhân dân ta đầu thế kỉ XV”, Minh Tranh, Tạp chí Văn Sử Địa,
số 20, 8/1956. Trong bài viết, tác giả đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa,
nhân dân, hòa bình của ông.

“Nho giáo và tư tưởng “nhân nghĩa” nửa đầu thế kỉ XV”, Nguyễn Sĩ
Cẩn, Tạp chí Triết học, số 1 (24), 1/1979.
“Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với thời đại của ông”, Bùi Văn
Nguyên, Nội san nghiên cứu Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3, 1970.
“Nhân cách nhà nho trong con người Nguyễn Trãi”, Nguyễn Văn Bình,
Tạp chí Triết học, số 4, 1998.
“Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, Trần Nguyên
Việt, Tạp chí Triết học, số 7, 2005.
Các bài viết, công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu tư tưởng
nhân nghĩa trong hệ thống tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Đánh giá những
4
giá trị của tư tưởng đó trong thời đại Nguyễn Trãi cũng như trong thời đại

ngày nay. Tuy nhiên, chưa có một bài viết hay công trình khoa học nào trình
bày cụ thể toàn bộ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những bài viết về
tư tưởng nhân nghĩa cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tư
tưởng thân dân, quan niệm về con người, tự nhiên của Nguyễn Trãi.
“Bàn thêm về tư tưởng “nhân dân” của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Anh,
Nghiên cứu Lịch sử, số 84, 3/1966.
“Vài nét về quan niệm chủ nghĩa anh hùng của Nguyễn Trãi”, Nguyễn
Đổng Chi, Nghiên cứu Lịch sử, số 132, 5 và 6/1970.
“Thử tìm hiểu nguồn gốc tư tưởng nhân dân của Nguyễn Trãi”, Hoài
Phương, Nghiên cứu Lịch sử, số 8, tháng 11/1965.
Trên cơ sở khảo sát chúng tôi nhận thấy các bài viết, công trình khoa học

nghiên cứu về tư tưởng thân dân, yêu nước của Nguyễn Trãi tương đối phong
phú và đạt được những giá trị nhất định. Nhưng đó mới chỉ là một nội dung
cơ bản trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, chưa khái quát hết được tư tưởng
của ông. Ngoài ra còn một số bài viết, nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn
Trãi như: “Con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, Nguyễn Bá Cường, Tạp
chí Triết học, Viện Triết học, số 7. “Quan niệm của Nguyễn Trãi và Nguyễn
Bỉnh Khiêm về tính người”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường
Đại học Sư phạm toàn quốc lần 1, 2011, Nxb Đại học Sư phạm. “Nguyễn
Trãi - người anh hùng dân tộc”, Phạm Văn Đồng, Báo Nhân dân số 3099,
19/9/1962. “Kỉ niêm 600 năm sinh Nguyễn Trãi”, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1982. Như vậy, Nguyễn Trãi là một đề tài thu hút nhiều người quan tâm
nghiên cứu để hiểu hơn về một con người vĩ đại đã sống hết mình vì dân vì

nước . Toàn bộ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi còn là mảnh đất màu mỡ
cho nhiều nhà nghiên cứu muốn khám phá, lĩnh hội và phát triển. Trong quá
trình khảo sát tôi nhận thấy có một số bài viết đã bước đầu nghiên cứu về tư
5
tưởng triết học của Nguyễn Trãi một cách toàn diện như bài viết “Về tư tưởng
triết học của Nguyễn Trãi”, Doãn Chính, Tạp chí Triết học, số 9 (220), tháng
9/2009. Bài viết đã chỉ ra tiền đề lí luận cho việc hình thành tư tưởng triết học
của Nguyễn Trãi. Tiếp đó, nghiên cứu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi trên ba
nội dung chính là: quan điểm của Nguyễn Trãi về thiên mệnh, về trời đất và
con người; tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa, đặc biệt là tư tưởng về
dân và vai trò của dân; quan niệm của Nguyễn Trãi về thời. Mặc dù có những
luận điểm nhất định về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi nhưng bài viết mới

chỉ dừng lại ở việc liệt kê, chưa đi vào phân tích sâu sắc từng nội dung để có
thể bao quát toàn bộ tư tưởng Nguyễn Trãi.
Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học ít nhiều đã đề
cập đến tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi ở những cấp độ nhất định, tuy
nhiên chưa có sự bao quát nhất định mà chỉ đi vào nội dung cụ thể. Vấn đề tư
tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó chưa được khai thác một
cách triệt để và đúng mức trong tình hình xã hội ngày nay. Dựa trên sự khảo
sát và đánh giá lịch sử nghiên cứu vấn đề, trên tinh thần kế thừa có chọn lọc
và phát triển các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã có, tôi tiến hành
nghiên cứu vấn đề “Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó
trong xã hội ngày nay” nhằm góp phần đem lại cái nhìn hệ thống, toàn diện
hơn về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, đồng thời đánh giá những giá trị hiện

thời của những tư tưởng đó trong việc phát triển xã hội ngày nay, đặc biệt là
việc giáo dục đạo đức con người trong thời đại mới.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: làm rõ những tư tưởng triết học cơ
bản của Nguyễn Trãi, từ đó đánh giá những giá trị của nó đối với việc giáo
dục con người và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay.
6
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị
của nó trong xã hội ngày nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, giá trị của nó

đối với giáo dục con người và phát triển xã hội ngày nay.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
* Những luận điểm cơ bản:
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam là một kho tàng đồ sộ và có giá trị, mang
đậm tính nhân văn, nhân đạo.
- Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử
tư tưởng Việt Nam thế kỉ XV.
- Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi chứa đựng những giá trị to lớn, góp phần
giáo dục, xây dựng con người mới, hướng tới xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
* Đóng góp mới của luận văn:
- Góp phần nghiên cứu làm sâu sắc thêm lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp
phần khẳng định thêm Việt Nam có tư tưởng triết học.

- Luận văn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng triết học
của Nguyễn Trãi.
- Luận văn chỉ ra những giá trị tích cực trong tư tưởng triết học của
Nguyễn Trãi, ý nghĩa của nó đối với giáo dục, xây dựng con người mới và
phát triển xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luân văn là phương pháp
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú
trọng kết hợp các phương: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
quy nạp, diễn dịch; phương pháp lịch sử - logic, phương pháp so sánh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gồm 2 Chương, 6 tiết.
NỘI DUNG
7
Chương 1
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN – CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
1.1. Nguyễn Trãi – con người và sự nghiệp
1.1.1. Tiểu sử của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 ở kinh đô Thăng Long, con
của Nguyễn Ứng Long và Trần Thị Thái. Trần Nguyên Đán – ông ngoại của
Nguyễn Trãi, một vị tôn thất nhà Trần, cháu 4 đời của Trần Quang Khải. Trần
Nguyên Đán thời Trần Duệ Tông làm đến chức Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ

Bình Chương Quốc Thượng Hầu.
Nguyễn Ứng Long (sau đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh) nguyên là
người làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, là một người học trò thông minh
học giỏi, biết làm thơ từ năm mười một tuổi, lớn lên đến mở trường dạy học ở
làng Nhị Khê rồi sau nhập tịch vào làng Nhị Khê. Nguyễn Ứng Long có tiếng
hay chữ được Trần Nguyên Đán biết đến và đón về dạy kèm con gái Trần Thị
Thái. Nguyễn Ứng Long được Trần Nguyên Đán rất yêu trọng và thường gọi
là “ thầy kiểm Nhị Khê”.
Năm 1385, Trần Nguyên Đán cáo quan về hưu ở động Thanh Hư trên núi
Côn Sơn. Lúc này cậu bé Nguyễn Trãi cũng về Côn Sơn ở với ông ngoại. Ở Côn
Sơn được ít lâu mẹ Nguyễn Trãi mất, đến năm 1390, ông ngoại Nguyễn Trãi là
Trần Nguyên Đán cũng mất. Nguyễn Trãi về làng Nhị Khê sống với cha là

Nguyễn Phi Khanh. Ở đây, Nguyễn Trãi cùng với ba em là Nguyễn Phi Hùng,
Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Báo nhận được sự giáo dục trực tiếp của cha là
Nguyễn Ứng Long. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi mở ra cho Nguyễn Ứng
Long một con đường tiến thân. Nguyễn Ứng Long đổi tên là Nguyễn Phi
Khanh ra làm quan cho nhà Hồ và tới đời Hồ Hán Thương được thụ chức Đại
lý tự khanh, kiêm Thị lang tòa Trung thư, Học sĩ viện Hàn lâm, lại lĩnh chức
Tu nghiệp ở trường Quốc tử. Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi, ông đậu Thái học
8
sinh (tiến sĩ) sau đó được nhà Hồ cử giữ chức Ngự sử đài chánh trưởng.
Nguyễn Trãi cùng cha là Nguyễn Phi Khanh làm quan cho nhà Hồ được 6
năm thì quân Minh xâm lược nước ta. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà
Hồ thất bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần, trong đó có Nguyễn Phi

Khanh bị bắt, đưa về Trung Quốc. Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc
ít lâu thì mất do không hợp thủy tổ. Từ năm 1407 đến năm 1417, Nguyễn Trãi
bị giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan dưới sự kiểm soát của quân Minh.
Tuy bị giam cầm, song chí hướng của ông vẫn rất mãnh liệt. Không những
nghiền ngẫm sách vở, ông còn quan tâm đến thời cuộc bên ngoài với những
cuộc khởi nghĩa đang diễn ra trong nước. Năm 1417, khi nghe tin người anh
hùng Lê Lợi đang tập hợp hào kiệt để đánh đuổi quân Minh, Nguyễn Trãi đã
tìm đến với Lê Lợi. Tham gia vào hàng ngũ nghĩa quân, Nguyễn Trãi được Lê
Lợi tin dùng và phong cho là Tuyên phụng đại phu hàn lâm thừa chỉ, có địa vị
như một quân sư trong màn tướng. Sau khi nước nhà giành được độc lập,
trước lời dèm pha của lũ nịnh thần, Nguyễn Trãi không còn được nhà vua tin
dùng như trước nữa. Từ đó ông sinh ra chán nản vì không thể cống hiến được

gì để xây dựng xã hội vẫn còn đang đầy rẫy những rối ren, biến động. Sống
trong cảnh nhàm chán ở triều đình nên Nguyễn Trãi quyết định cáo quan về ở
ẩn tại Côn Sơn. Dưới triều vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi lại tiếp tục ra làm
quan và cống hiến cho triều Lê. Cũng vì vậy, ông lại rơi vào thảm án Lệ Chi
Viên. Sau vụ án Lệ Chi viên, ông bị giáng tội “chu di tam tộc”. Cái chết của
dòng họ nhà Nguyễn Trãi đã gây nên một niềm tiếc thương vô hạn trong lòng
dân chúng cho một gia đình đại anh hùng dân tộc. Sau này khi nói về Nguyễn
Trãi, Phạm Văn Đồng đã nhận định nguyên nhân dẫn đến thảm án của gia đình
Nguyễn Trãi là “Đối với triều đình nhà Lê lúc bấy giờ, sau khi “bốn biển đã yên
lặng”, Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá! Nguồn gốc
sâu xa của thảm án vô cùng đau thương của Nguyễn Trãi bị “tru di” ba họ là ở
9

đó” [21]. Nữ sĩ Yveline Feray (Pháp) đã có lời phát biểu: “Tấn bi kịch của
Nguyễn Trãi là tấn bi kịch của một người khổng lồ sống giữa đám người lùn”.
Cái xã hội quá bé nhỏ ấy không đủ sức chứa đựng một anh hùng, một thiên tài
lớn lao như Nguyễn Trãi nên kết cục là vị thiên tài, anh hùng ấy phải đi đến một
thế giới khác.
Năm Kỷ Mão (1459) Lê Tư Thành lên ngôi vua, tức Lê Thánh Tông.
Năm Giáp Thân (1464) Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn
Trãi. Cảm phục trước tài năng và cái tâm vì dân vì nước của Nguyễn Trãi, vua
Lê Thánh Tông đã có một câu thơ nói về Nguyễn Trãi: “ Ức Trai tâm thượng
quang khuê tảo”.
1.1.2. Sự nghiệp của Nguyễn Trãi
Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất

nước. Ông không chỉ là nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất, mà còn là một
nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm đồ sộ. Đặc biệt những tác phẩm của ông
mang tính bút chiến cao góp phần không nhỏ vào công cuộc đánh bại kẻ thù
và nâng cao ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Sau khi bị quân Minh giam
lỏng ở Đông Quan, Nguyễn Trãi đã tìm đến Lê Lợi. Năm 1423, Nguyễn Trãi
dâng “Bình Ngô sách” lên Lê Lợi . Năm 1428 chống Minh thắng lợi, Nguyễn
Trãi được vua giao soạn Chiếu cầu hiền tài, “Hậu tự huấn” để răn bảo thái tử.
Sau khi phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, Nguyễn Trãi được vua Lê
tin tưởng giao cho ông nhiều trọng trách, giúp nhà Lê xây dựng đất nước.
Nhưng vì được vua tin tưởng nên Nguyễn Trãi không tránh khỏi có kẻ ghen
ghét, đố kị. Bọn gian thần trong triều đình luôn gièm pha khiến Nguyễn Trãi
không được vua tin dùng như trước nữa. Trước tình hình đó, Nguyễn Trãi đã

xin cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Năm 1434, ông lại được nhà vua triệu ra làm
quan, được cử vào điện kinh diên dạy cho vua học tập, soạn sách “Dư địa
chí” để giáo dục về địa lý, phong tục và soạn lễ nhạc cho triều đình. Trong tác
phẩm này Nguyễn Trãi đã phần nào khẳng định được chủ quyền độc lập của
10
dân tộc trên nhiều mặt như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, Nguyễn Trãi
để lại nhiều tác phẩm có giá trị nhưng theo thời gian thì số lượng tác phẩm bị
thất lạc cũng khá nhiều. Đến giữa thế kỉ XIX, Dương Bá Cung sưu tầm lại các
tác phẩm của Nguyễn Trãi và in thành bộ “Ức Trai di tập”. Các tác phẩm tiêu
biểu của Nguyễn Trãi bao gồm: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại
cáo”, “Dư địa chí”, “Ức Trai thi tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Văn bia Vĩnh
Lăng”, “Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh”, Các tác phẩm của Nguyễn Trãi

đều chứa đựng những giá trị to lớn về giáo dục đạo đức con người, đặc biệt là
giáo dục lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa. Có thể nói, sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Trãi với nhiều tác phẩm lớn đã thể hiện hầu hết các tư
tưởng triết học của ông. Bên cạnh đó, trong thời gian kháng chiến chống
quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp vào chính sách
quân sự của dân tộc. Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với nhân dân Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung là không thể phủ nhận. Năm 1980, tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc (UNESCO) công
nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức các hoạt động
tôn vinh ông ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam và UNESCO đã tổ chức
trọng thể lễ kỉ niệm lần thứ 600 năm ngày sinh của ông. Mặc dù sống cách
đây nhiều thế kỉ nhưng những gì Nguyễn Trãi để lại còn giá trị rất lớn cả về

mặt tinh thần lẫn vật chất đối với nhân dân Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới. Nhân cách cao đẹp và những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi đã
đem lại những giá trị to lớn, đáng để cho thế hệ trẻ kế thừa, học tập trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
1.2. Tiền đề cho sự ra đời tư tưởng triết học Nguyễn Trãi
1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị
Nguyễn Trãi sinh trưởng trong giai đoạn nhà Trần đang trên đà suy
vong, vua quan nhà Trần không quan tâm đến việc xây dựng đất nước. Trước
11
tình hình đó mọi vấn đề trong xã hội đều nằm trong tay Hồ Quý Ly. Cuối thế
kỉ XIV, tức cuối thời Trần, chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ khủng hoảng
dữ dội, cản trở nghiêm trọng sức sản xuất của xã hội. Trong lúc nền kinh tế

đại điền trang của tầng lớp quý tộc bị lung lay thì nền kinh tế của tầng lớp địa
chủ mới với chế độ mua bán ruộng đất ngày càng phát triển. Trong xã hội
hình thành: mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ mới và quý tộc, mâu thuẫn giữa
quý tộc và nô tỳ. Cuối thời Trần, nền kinh tế địa chủ không những có khả
năng làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển mà còn tạo điều kiện cho sản
xuất công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Sản xuất công nghiệp và thủ
công nghiệp phát triển là tiền đề cho thương nghiệp phát triển.
Cuối thế kỉ XIV, trước sự suy vong của nhà Trần, Hồ Quý Ly với tư
cách là Tể tướng đã tiến hành các biện pháp cải cách về kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của chính quyền trung
ương nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng suy thoái của đất nước và
không cải thiện được đời sống khốn khổ của nhân dân. Năm 1400, Hồ Quý

Ly lên ngôi vua, họ Hồ thay thế họ Trần nhưng cuộc khủng hoảng xã hội vẫn
diễn ra gay gắt. Cải cách của nhà Hồ quá táo bạo và nôn nóng nên gặp nhiều
khó khăn. Trong những chính sách cải cách của họ Hồ thì chính sách hạn điền
và hạn nô là đáng chú ý. Hồ Quý Ly đã nhìn thấy căn bệnh của xã hội nhưng
ông không dưạ hẳn vào tầng lớp địa chủ mới là một lực lượng xã hội mới. Do
đó, cải cách của ông không có hiệu quả lâu dài. Năm 1406, giặc Minh xâm
lược nước ta. Tháng 6 năm 1407 cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước
ta chịu ách đô hộ của nhà Minh. Dưới ách thống trị của nhà Minh khiến nhân
dân ta rơi vào cảnh lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đấu tranh giành độc
lập dân tộc. Năm 1427, khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi mở ra một giai đoạn
mới trong lịch sử phát triển dân tộc. Dưới thời Lê sơ (1428 – 1527) nhà nước
phong kiến đưa ra nhiều chính sách cải cách mọi mặt của đời sống kinh tế, xã

12
hội. Về kinh tế, thực hiện chế độ lộc điền, quân điền, quy định chia lại ruộng
đất công của làng xã.
Nhà Lê đã lợi dụng một cách khôn khéo chế độ công xã để phục vụ lợi
ích của nhà nước phong kiến. Với chế độ quân điền, nhà Lê một mặt vẫn bảo
tồn công xã, mặt khác biến công xã thành cơ sở bóc lột của chính quyền
phong kiến, biến thành viên của công xã thành những người nông dân lệ
thuộc vào nhà nước phong kiến. Chính sách ruộng đất của nhà Lê về căn bản
là sự phân phối lại quyền sử hữu ruộng đất trong nội bộ giai cấp phong kiến
nhằm củng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền, đảm bảo lợi ích của
giai cấp địa chủ. Nhìn chung, chính sách ruộng đất thời kì này đã giải quyết
những mâu thuẫn kinh tế, xã hội đặt ra cuối thời Trần, khách quan thúc đẩy sự

phát triển nền kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên cũng chứa đựng mầm mống
những mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong xã hội sau này.
Về chính trị, triều đình tuyển lựa quan lại thông qua quân công và khoa
cử để xây dựng bộ máy quan liêu hành chính. Chế độ quan chế được quy định
cụ thể. Hình luật được đề cao. Triều đình chia thành 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh,
Hình, Công do các thượng thư đứng đầu, giúp việc có hai thí lang, bên cạnh
có sáu khoa kiểm soát các bộ. Nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình. Để đề
cao quyền lực tối thượng của nhà vua, chức tể tướng và một số chức danh đại
thần khác bị bãi bỏ, nghiêm cấm quan lại và giới quý tộc thành lập quân đội
riêng. Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi
phối của triều đình và hạn chế quyền lực địa phương.
Xã hội thời Lê tương đối ổn định và phát triển, có 2 đẳng cấp chính là

quan liêu và thứ dân. Các quan hệ giai cấp đã đan xen vào quan hệ đẳng cấp.
Trong đó quan liêu là đẳng cấp cầm quyền, cai trị đồng thời được coi là tầng
lớp ưu tú của xã hội, có trách nhiệm yêu nuôi và giáo hóa dân chúng; thứ dân
là giai tầng bị cai trị gồm 4 tầng lớp là: sĩ, nông, công thương. Nho sĩ thời Lê
13
là cầu nối giữa bình dân và quan liêu. Dưới thời Lê, Nho giáo được độc tôn,
trở thành hệ tư tưởng chính thống. Đạo Phật và đạo Lão vẫn tồn tại trong đời
sống nhân dân nhưng những tư tưởng bi quan, định mệnh chỉ thoảng qua
hoặc vắng bóng trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng. Những đặc điểm
chính trị nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Trãi. Cuộc
đời của Nguyễn Trãi luôn gần gũi nhân dân, tiếp thu những tinh hoa trong
đời sống tư tưởng của nhân dân, hiểu rõ nguyện vọng của nhân dân, chịu ảnh

hưởng những giá trị tích cực của Nho giáo. Vì vậy, Nguyễn Trãi có những tư
tưởng thân dân, tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng hòa bình
rất độc đáo và phong phú trong thời đại mà ông trưởng thành và hoạt động.
1.2.2. Tình hình văn hóa, tư tưởng
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên giữa những ngày đen tối nhất của đất nước.
Đây được coi là “thời kì bản lề của hai chặng đường văn hóa Việt Nam”. Có
thể nói, trước Nguyễn Trãi là một nền văn hóa Đại Việt được cấu trúc theo mô
hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi là một nền văn hóa Đại Việt được cấu trúc
theo mô hình Nho giáo [68;727 – 728]. Trước tình hình xã hội có nhiều biển
chuyển cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, Nguyễn Trãi đã kế thừa những tinh
hoa của nhân loại làm nền tảng cho những tư tưởng triết học của ông.
Trong lịch sử phát triển tư tưởng của Việt Nam, Nho giáo, Phật giáo,

Đạo giáo đều du nhập vào theo những cách khác nhau và có tầm ảnh hưởng
trong đời sống tư tưởng của người dân Đại Việt ở những mức độ khác nhau
tùy vào từng giai đoạn lịch sử nhất định. Giai cấp thống trị Đại Việt đã sử
dụng Nho giáo có chọn lọc tùy theo điều kiện cụ thể để tổ chức và xây dựng
xã hội. Nếu như thời Lý – Trần, Phật giáo giữ vị trí độc tôn thì đến thời Lê sơ,
Nho giáo trở thành quốc giáo, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ
cho lợi ích của giai cấp thống trị. Các vua Lê đã tiếp thu tư tưởng Tống Nho,
coi đây cơ sở ý thức chính trị và đạo đức trong quá trình xây dựng triều đại.
Tuy nhiên, với nền tảng văn hiến đã được tạo dựng từ thời Lý – Trần, giai cấp
14
thống trị đã kế thừa Nho giáo một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó được thể hiện ở một số nét như: tư

tưởng trung quân gắn liền với ái quốc; tư tưởng thân dân, tôn dân, dân bản; tư
tưởng nhân nghĩa, nhân văn mang tinh thần Đại Việt; tư tưởng khoan dung,
khoan hòa của dân tộc; tư tưởng xây dựng một xã hội hòa bình, thịnh trị,
trường tồn ngang hàng với phương Bắc, được giải thích theo khuynh hướng
tích cực, tiến bộ và mang tính biện chứng sâu sắc. Nhận thức đúng đắn và sâu
sắc về độc lập dân tộc, sức mạnh của nhân dân và tinh thần nhân nghĩa là đặc
điểm nổi bật nhất trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của Nho giáo thì Phật giáo và Đạo giáo không còn chiếm ưu thế trong xã hội
như trước. Tuy nhiên các tư tưởng này vẫn tiếp tục được bảo tồn trong đời
sống xã hội và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của nhân dân lao
động.
Về giáo dục – khoa cử: nhà Lê sơ đặc biệt coi trong vấn đề giáo dục, thi

cử, xây dựng một chế độ đào tạo nho sĩ và quan lại rất chính quy, thi hành
triệt để chính sách trọng sĩ. Quốc Tử Giám hay Thái Học viện ở kinh thành là
cơ quan giáo dục cao nhất trong nước. Chế độ thi cử rất quy củ với các kì thi
hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành, tiến hành 3 năm một lần thu hút
nhiều sĩ tử cả nước. Để đề cao tầng lớp nho sĩ, nhà Lê đặt ra lễ xướng danh,
vinh quy và đặc biệt là lễ khắc tên tuổi người đỗ tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu.
Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh học và sử học nên các kỳ thi đề ra chủ yếu
lấy từ các sách kinh điển Nho giáo. Năm 1442, triều đình tổ chức kì thi tiến sĩ,
nền giáo dục, khoa cử được quan tâm phát triển cho đến thời Lê Thánh Tông
đã đạt được những thành quả to lớn. Chế độ khoa cử và thi cử thời Lê được
mở rộng hơn trước. Về nguyên tắc, không những con em quý tộc, quan lại mà
con em bình dân đều được đi học và tham gia thi cử, không phân biệt thân

phận sang hèn, giàu nghèo. Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích là đào tạo ra
15
tầng lớp quan lại cho chế độ phong kiến, thực tế việc lựa chọn, bổ sung quan
lại vẫn tuân theo những quy tắc chặt chẽ. Vua Lê Thánh Tông cho lập bia tiến
sĩ trong Quốc Tử Giám, trong bia có nêu Lê Thái Tông lấy việc “trọng đạo
Nho làm việc hàng đầu, coi kén chọn anh tài tôn trọng hiền sĩ làm mưu lược
tốt” [69;25].Nguyễn Trãi là người có tác động không nhỏ trong việc thúc đẩy
sự thâm nhập của Nho giáo vào nước ta dưới triều Lê. Chính ý thức hệ tư
tưởng này đã góp phần tích cực củng cố nhà nước phong kiến tập quyền quan
liêu, củng cố nền thống nhất của xã hội nông nghiệp, tạo ra một kỉ cương xã
hội theo lễ và pháp. Một nền thống nhất mà cơ sở kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp phải dựa vào biện pháp quản lý hành chính là chính thì hệ tư tưởng

Nho giáo có ý nghĩa hỗ trợ tích cực nhất.
Trong bối cảnh chính trị - xã hội, văn hóa – tư tưởng Đại Việt cuối thế kỉ
XIV đầu thế kỉ XV, Nguyễn Trãi xuất hiện với tầm vóc một cá nhân kiệt xuất
có nhiều cống hiến to lớn trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học, triết
học, địa lý, Tư tưởng triết học của ông chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Nho
giáoNói cách khác, nhưng luôn có ý thức Việt hóa những nội dung tư tưởng
có yếu tố nguồn gốc Trung Quốc. Ông đã góp phần đưa lịch sử phát triển tư
tưởng, văn hóa của dân tộc sang một giai đoạn mới, giai đoạn đỉnh cao của tư
duy lý luận.
1.2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi
Theo con đường xâm lược của phong kiến phương Bắc và sau này là con
đường giao lưu văn hóa, Nho giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đã trải qua một

quá trình biến đổi lâu dài và đầy khó khăn để có thể tồn tại, “ăn sâu bám rễ” vào
đời sống xã hội của dân tộc Việt. Tuy nhiên đến thời kì xây dựng nhà nước
phong kiến độc lập tự chủ thì Nho giáo mới được tiếp biến và dần trở thành hệ tư
tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam suốt nhiều thế
kỉ sau đó. Vị trí quan trọng này đã đưa Nho giáo với hệ thống những nguyên tắc
16
chính trị - xã hội và các tín điều đạo đức khắt khe lan tỏa, thâm nhập và ảnh
hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các nhà Nho, những người được
xem là tầng lớp có vai trò và uy tín nhất trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nho gia, trực tiếp là
Nho giáo Khổng - Mạnh. Biểu hiện cụ thể là sự vận dụng sâu sắc, linh hoạt
các tư tưởng này trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc

xây dựng đất nước thời kỳ đầu Lê sơ. Nguyễn Trãi luôn được coi là nhà Nho
tiêu biểu thời kỳ này. Ông được sinh ra trong một gia đình Nho học. Cha ông
là Nguyễn Phi Khanh, tài đức vẹn toàn, đỗ đạt tiến sĩ, có nhiều cống hiến cho
đất nước. Ông ngoại là Trần Nguyên Đán, mệnh danh là người đọc vạn quyển
sách. Do đó, ngay từ khi còn rất nhỏ, Nguyễn Trãi đã được dạy dỗ, tiếp cận
với tri thức Nho học. Nguyễn Trãi tiếp cận với Nho học và trở thành một nhà
Nho, một nhà chính trị, nhà tư tưởng tài ba nhất thời đại.
Ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Trãi đã tỏ ra là một người thông minh, ham
đọc sách, có tài, có đức. Nguyễn Phi Khanh rất hài lòng trước sự thông minh,
chăm chỉ của Nguyễn Trãi: “ Lục tuế nhi đồng phả ái thư” (Gia viên lạc).
Trần Nguyên Đán cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi thơ của Nguyễn Trãi
với hình ảnh một con người “ nếp nhà thi lễ, nòi giống thần minh, có hoài

bão một lòng vì nước vì dân” (Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh). Trong khi
ông và cha giảng văn, dạy chữ, Nguyễn Trãi cũng học được ở hai người đó
một tâm hồn cao đẹp, thanh tao của những nhà Nho. Học ở ông tấm lòng
thương dân đến bạc đầu “Bạch đầu không phụ ái dân tâm” (Nhân dân lục
nguyệt tác). Học ở cha trong những ngày giá rét “muốn thổi cơn gió ấm vào
lòng mọi người” (Nguyễn Phi Khanh – Xuân hàn). Với quan niệm học để “
trọn niềm trung hiếu” để biết “lo trước vui sau”để giữ tâm hồn “thanh cao
trong sáng”, Nguyễn Trãi đã say mê trong “vườn chư tử, bể lục kinh” và đã
sớm nổi danh trong rừng Nho: “Thanh niên phương dự ái Nho lâm” (Mạn
thành I, số 79). Năm 20 tuổi Nguyễn Trãi đỗ tiến sĩ và từ đó ông vẫn tiếp tục
17
học tập và nghiên cứu. Ông luôn nói đến trách nhiệm của nhà Nho, sống thì

phải làm thế nào cho đúng “Nho phong”, làm quan thì nghĩ đến tư cách của
“Nho thần”, được ơn vua thì mừng cho “chiếu nhà Nho” được ấm. Nguyễn
Trãi không đơn thuần chịu ảnh hưởng của Nho giáo trong các sáng tác thơ
văn và trong tư tưởng chính trị xã hội mà còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo,
Đạo giáo. Từ đó, Nguyễn Trãi đã tìm ra hướng đi của lịch sử, hiểu rõ được
đâu là đúng - sai, mạnh - yếu để từ đó xác định thái độ và hành động của
mình.
Khi nghiên cứu về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, có lẽ tư tưởng
nhân nghĩa là nội dung cơ bản và quan trọng nhất. Tư tưởng ấy có phạm vi
rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái
quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính
trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Tư tưởng nhân nghĩa

tuy là khái niệm của Nho gia nhưng trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, nhân
nghĩa có sự khác biệt so với Khổng Mạnh và hoàn toàn khác với Tống Nho.
Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng thân dân, tinh thần yêu
nước, tư tưởng hòa bình. Nhân nghĩa còn được thể hiện là mơ ước xây dựng
một xã hội lý tưởng cho nền thái bình muôn thuở: xã hội Nghiêu Thuấn của
Nguyễn Trãi. Mặc dù ước mơ của ông là không tưởng nhưng Nguyễn Trãi đã
giúp con người mà đặc biệt là nhân dân lao động có thêm niềm tin vào cuộc
sống, tin vào một xã hội tốt đẹp hơn sẽ đến trong tương lai. Theo Nguyễn
Trãi, yêu nước chính là yêu dân, phải giúp cho dân được ấm no, hạnh phúc và
muốn yên dân thì phải trừ bạo. Như vậy, sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn
Nho giáo đến tư tưởng Nguyễn Trãi không phải là sự ảnh hưởng một chiều,
dập khuôn máy móc. Nguyễn Trãi bằng tài năng và trí tuệ của mình đã vận

dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước Việt Nam. Ông đã
kế thừa và phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo ở một số nội dung cơ
18
bản sau: tư tưởng coi trọng sinh mệnh và sự sống của con người, tư tưởng về
lẽ sống của con người, tư tưởng về tính tương liên giữa ý thức của cá nhân với
ý thức về gia đình và cộng đồng, tư tưởng chấp nhận và tìm cách đáp ứng
những khát vọng hạnh phúc của con người. Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát
triển tư tưởng của Nho giáo lên cấp độ cao hơn, đưa nó trở thành hệ tư tưởng
của Đại Việt trong thời đại đó.
Bên cạnh tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng về mệnh trời của Nho giáo cũng
có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi. Khổng Tử tin
rằng, trời là một lực lượng siêu hình nhưng có sức mạnh, ý chí, quy định trật

tự xã hội, tự nhiên và số phận con người đó gọi là “thiên mệnh”. Trong “Luận
ngữ” Khổng Tử viết: “Đắc tội với trời, không thể cầu vào đâu được”, “sống
chết do số mệnh, giàu sang tại trời” (sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên)
[64]. Khổng Tử khuyên: “Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc
đại nhân, sợ lời thánh nhân”, “không biết mệnh không thể là người quân tử
được”. Khác với tư tưởng của Nho giáo, Nguyễn Trãi đưa ra quan niệm về
mệnh trời: ông cho rằng “trên có trời đất quỷ thần” và vạn vật sinh sôi là do
“ơn tạo hóa của trời đất”. Nguyễn Trãi tin vào Trời và coi trời là đấng tạo
hóa sinh ra muôn vật . Cuôc đời của mỗi con người đều do mệnh trời sắp đặt.
Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định. Theo Nguyễn Trãi, “trời đất
đa tình” trời không chỉ là đấng sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng
giống như cha mẹ: “Thành thực yêu vật là lòng trời đất; thành thực yêu con

là lòng cha mẹ. Nếu yêu vật thành thực thì cơ sinh hóa có lúc đình, yêu con
không thành thực thì niềm từ ái có khi thiếu. Vì thế nên trời đất đối với muôn
vật, cha mẹ đối với con cái, chẳng qua chỉ một chữ “thành” mà thôi”
[66;511]. Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và
nguyện vọng tha thiết của lòng người, đó là hạnh phúc, ấm no và thái bình.
Đối với các nhà Nho xưa nói chung và Nguyễn Trãi nói riêng, mọi việc diễn
19
ra từ lớn đến nhỏ của xã hội hay của cá nhân con người đều do trời chi phối.
Với Nguyễn Trãi, sự biến đổi của một triều đại, sự suy thịnh của một đất nước
đều liên hệ đến trời. Không chỉ vận nước hay mệnh vua mà cả sự thành bại,
giàu sang hay đói rách của con người, theo Nguyễn Trãi đều do trời quy định:
“Đời muôn việc thảy do trời”, “mới biết doanh hư là có số, ai mà cãi được

lòng trời”. Chính vì thế ông luôn tâm niệm “Sang cùng khó bởi chưng trời,
lăn lóc làm chi cho nhọc hơi” hay “vắn dài, được mất dầu thiên mệnh, Trãi
quái làm chi cho nhọc nhằn”[66]. Như vậy, nếu con người biết tuân theo lẽ trời,
mệnh trời thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Ngược lại,
nếu con người không theo ý trời, lòng trời thì sẽ chuyển yên thành nguy và tự
rước họa vào thân. Nguyễn Trãi khuyên con người ta nên tu thân theo các tiêu
chuẩn Nho giáo: sống “trung dung”, tuân theo “tam cương ngũ thường”, đặc biệt
là trọng đạo hiếu và đạo trung. Không thể phủ nhận ảnh hưởng của Nho giáo đến
việc hình thành tư tưởng của Nguyễn Trãi. Có thể nói, Nho giáo như một mảnh
đất màu mỡ mà trong đó Nguyễn Trãi tìm thấy những giá trị tích cực làm nền
tảng cho việc xây dựng tư tưởng của ông. Bàn về sự ảnh hưởng của Nho giáo
đến tư tưởng Nguyễn Trãi, Trần Đình Hượu cho rằng: Về hệ thống, tư tưởng

nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng
đạt, rộng rãi, không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn là phong phú
hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó.
Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi không được trình bày thành một học
thuyết có tính hệ thống hay chứa đựng trong một trước tác cụ thể nào mà
được thể hiện rải rác qua các tác phẩm của ông, hoặc thông qua các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội hiện đại. Nét nổi bật trong tư tưởng
Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc những tinh hoa của Nho giáo và sự kết
hợp đan xen của Phật giáo, Đạo giáo và còn là sự kết hợp chặt chẽ với hoàn
cảnh thực tiễn của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Bên cạnh ảnh hưởng sâu sắc
20

×