Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

50 đề thi thử THPT môn Sinh năm 2015 Có lời giải chi tiết Bản Word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.44 KB, 22 trang )

Mình đang có bộ 50 đề thi thử THPT môn Sinh từ các trường chuyên 2015
Tất cả đều là file Word và được giải chi tiết từng câu
Để đặt mua các bạn liên hệ qua số : 01656.223.757 hoặc
Tất cả các bạn đặt mua đề 2015 sẽ được miễn phí tất cả các đề năm 2016 sẽ được phát hành
vào đầu tháng 1/2016
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2014 LẦN 2
PHAN BỘI CHÂU
Môn : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề
Câu 1. Trong các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin đúng với quần thể giao phối ngẫu
nhiên?
(1) Tần số alen và thành phần kiểu gen có thể bị biến đổi qua các thế hệ do tác dụng của
các nhân tố tiến hóa.
(2) Có tiềm năng thích nghi cao khi điều kiện sống thay đổi.
(3) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng chiếm ưu thế.
(4) Là đơn vị tiến hóa cơ sở của loài
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 2. Khi nói về vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các vi khuẩn đều có ADN vùng nhân nhưng chỉ có 1 số vi khuẩn có plasmit.
B. ADN vùng nhân được liên kết với histon nên ADN được đóng xoắn theo nhiều mức
độ khác nhau.
C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
D. ADN vùng nhân có dạng kép mạch thẳng
Câu 3.Phát biểu nào sau đây đúng về bệnh hồng cầu hình liềm?
A. Bệnh này do thừa một nhiễm sắc thể số 21 ở người.
B. Bệnh này do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 ở người.
C. Đây không phải là loại biến dị di truyền vì hồng cầu không có nhân.
D. Bệnh này do đột biến gen thay thế cặp T - A thành cặp A – T
Câu 4. Trong phân bào, các nhiễm sắc thể kép tương đồng khác nhau nguồn gốc phân li
về hai cực của tế bào ở :


A. Kì cuối của nguyên phân
B. Kì sau của nguyên phân
C. Kì sau giảm phân 2.
1
D. Kì sau giảm phân I
Câu 5. Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn
Phép lai P: Ab/aB X
DE
Y x Ab/aB X
De
X
de
tạo ra F1
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con F1 có số loại kiểu gen tối đa là 56.
(2) Số cá thể mang cả 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 25%
(3) Số cá thể đực mang cả 4 tính trạng lặn ở F1 chiếm 6,25%.
(4) Ở F1 có 9 loại kiểu hình.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 6. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân
thực?
(1) Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polipeptit xoắn với nhau.
(2) Các bazo trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và
ngược lại.
(3) Số cá thể đực mang cả 4 tính trạng lặn ở F1 chiếm 6,25%.
(4) Ở F1 có 9 loại kiểu hình.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 7. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với nhiễm sắc thể?
(1) Có chứa ADN và protein histon
(2) Đơn vị cấu trúc cơ bản gồm 1 đoạn ADN chứa 146 nucleotit quấn quanh khối cầu

gồm 8 phân tử histon.
(3) Có khả năng đóng xoắn và tháo xoắn theo chu kỳ
(4) Có khả năng bị đột biến
(5) Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 8.Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi một nhân tố sinh thái trở nên bất lợi thì giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh
thái khác cũng bị thu hẹp
(2) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác
động lên sinh vật.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường
xung quanh sinh vật.
(4) Nhân tố hữu sinh bao gồm các mối quan hệ giữa các sinh vật.
(5) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố
sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 5
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không thuộc quan điểm của Đacuyn?
2
A. Đối tượng tác động của chọn lọc tự là các quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá
thể trong quần thể.
C. Nguồn nguyên liệu cho quá trình tự nhiên là các biến dị cá thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích
nghi với môi trường.
Câu 10. Sử dụng chuỗi thức ăn sau: sinh vật sản xuất (2,1.10
6
calo) → sinh vật tiêu thụ
bậc 1 (1,2.10
4
calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.10

2
calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3
(0,5.10
2
calo).
Hiệu suất sinh thái của sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 4 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng
cấp 2 là:
A. 0,42% B. 45,5% C. 0,57% D. 0,92%.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhiễm sắc thể?
A. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm axit ribonucleic và protein histon.
B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
C. Nhiễm sắc thể là vật chât di truyền ở cấp độ phân tử.
D. Nhiễm sắc thể chứa các gen quy đinh tính trạng.
Câu 12. Trong các phát biểu sau về gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi gen bị đột biến sẽ tạo ra các alen mới.
(2) Trong 2 mạch của gen chỉ có một mạch được dùng làm khuôn trong quá trình phiên
mã.
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là 5’UAA3’, 5’UAG3’
và5’UGA3’.
(4) Gen bị đột biến thường biểu hiện ngay ra kiểu hình của cơ thể sinh vật.
A. 3 B. 4 C. 2 D.1
Câu 13. Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu
khó đông do gen m nằm trên NST X, không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng có kiểu
hình bình thường, phía chồng có bố bị bạch tạng, phía vợ cơ em trai bị máu khó đông và
mẹ bị bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng không bị bệnh là 3/16
B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh trên là 1/32
C. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con gái đầu lòng không bị bệnh là 1/3
D. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh bạch tạng là 3/31.
Câu 14.Một loài đông vật, alen trội là trội hoàn toàn, tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7.

Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới
cân bằng di truyền.
3
B. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm 91%.
C. Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn
chiếm 13/17.
D. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 9%.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên không đúng theo quan niệm hiện đại?
A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần
thể.
B. Kết quả của quá trình CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang
kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
C. CLTN làm biến đổi tần số alen của quần thể có kich thước nhỏ nhanh hơn quần thể có
kích thước lớn.
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số
alen theo một hướng xác định. Vì vậy CLTN quy định chiều hướng tiến hóa.
Câu 16.Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau
có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.
(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3.
Câu 17. Khi nói về diễn biến nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực
lưỡng bội, phát biểu nào sau đây đúng?
A. ở pha G1 của nguyên phân, các nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại và tiến hành quá trình
nhân đôi.
B. ở pha G2 kì trung gian trong nguyên phân, có các nhiễm sắc thể kép tương đồng.
C. trong giảm phân, các nhiễm sắc thể tiến hành quá trình nhân đôi ở kì đầu.

D. trong giảm phân 2, ở kì sau các nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều về 2 cực của tế
bào.
Câu 18. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm là ví dụ về quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
B. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một
mức nhất định.
C. Trong quan hệ hợp tác, nếu 2 loài tách nhau ra thì cả hai đều bị chết.
D. Chim sáo bắt rận cho trâu bò là ví dụ về quan hệ hội sinh.
Câu 19. Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định cây thấp; alen B quy định đỏ trôi hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết
4
rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình
thường. Cho cây cao, đỏ tứ bội giao phấn với cây cao, trắng tứ bội:
(1) AAaaBBbb x aaaabbbb
(2) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(3) AAAaBBbb x Aaaabbbb
(4) AAAaBbbb x AaaaBBBb
(5) AAAaBBbb x AAAabbbb
(6) AaaaBBbb x Aaaabbbb
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho 9 kiểu gen?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 20. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B
quy định quả màu đỏ, b quy định quả màu vàng, gen D quy định quả tròn, d: quả dài. Biết
rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa cây thân cao quả đỏ, tròn với cây
thân thấp quả vàng, dài thu được F1 gồm 41 cây thân cao, quả vàng, tròn: 40 cây thân
cao, quả đỏ, tròn: 39 cây thân thấp, quả vàng, dài: 41 cây thân thấp, quả đỏ, dài. Trong
trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với
phép lai trên?
A. AD/ad Bb x ad/ad bb B. AB/ab Dd x ab/ab dd
C. Aa BD/bd x aabd/bd D. Ad/aD Bb x ad/ad bb.

Câu 21. Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để rạo ra F1
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bôi hóa các dòng lưỡng bội.
(5) Lai xa giữa 2 loài được F1, sau đó gây đột biến đa bội hóa F1 tạo thể song nhị bội.
Trong các phương pháp trên, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra đời con có kiểu gen
khác với bố mẹ?
A. 4 B. 5 C. 1 D. 2
Câu 22. Bệnh mù màu ở người là do một gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.
Một cặp vợ chồng để không bị bệnh, người vợ có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị
bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được đứa con trai đầu lòng. Xác suất để đứa con trai này bị
bệnh mù màu là bao nhiêu?
A. 1/8 B. ¼ C. ½ D. 1/16
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử
vong.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể tối đa, mức tử vong tối thiểu.
5
C. Khi môi trường bị giới hạn, kích thước quần thể luôn ở dưới mức tối thiểu.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là
tối thiểu.
Câu 24. Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi
khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các
loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể
thỏ.
(3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó
được điều chỉnh về mức cân bằng.

(4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(5) Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần
xã.
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 25. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu
gen của quần thể.
(2) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức
năng.
(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 26. Khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các gen trong một tế bào tạo thành nhóm gen liên kết.
B. Liên kết gen ít phổ biến hơn hoán vị gen.
C. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.
D. Hoán vị gen xảy ra do sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng ở kì
đầu giảm phân I.
Câu 27. Cho các khẳng đính sau đây, có bao nhiêu khẳng định đúng?
(1) Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa
các loài với nhau.
(2) Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có thể không
xảy ra cạnh tranh.
(3) Cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái, thúc đẩy sự hình thành
loài mới.
6
(4) Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái
khác nhau.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 28. Một đột biến ở AND ti thể gây bệnh cho người (gây chứng mù đột phát ở người

lớn). Phát biểu nào sau đây đúng về sự di truyền này?
A. Bệnh có thể xuất hiện ở cả con trai và con gái khi người mẹ mắc bệnh.
B. Bệnh chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
C. Bệnh chỉ xuất hiện con gái khi cả bố và mẹ mắc bệnh.
D. Con chỉ mắc bệnh khi cả ti thể từ bố và mẹ đều mang gen đột biến.
Câu 29. Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố phụ
thuộc vào mật độ quần thể?
(1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.
(2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.
(3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
(4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.
(5) Nhiệt đô, độ ẩm và ánh sáng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 30. Ở một loài thú, gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen
khác nhau về locut này quy định các kiểu hình khác nhau, locut gen quy định màu mắt
gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai locut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc
thể thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại
kiểu hình tối đa về 2 locut trên là:
A. 10 kiểu gen và 6 kiểu hình
B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình
C. 10 kiểu gen và 4 kiểu hình
D. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình
Câu 31. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các NST trong cặp
tương đồng.
(2) Các gen trên cùng một NST luôn phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân
(3) Sự phân li độc lập và hoán vị gen có thể làm tăng biến dị tổ hợp.
(4) Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các cặp tính
trạng.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 32. Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hóa thạch là các bằng chứng tiến hóa trực tiếp.
B. Cánh sâu bọ và cánh dơi là các cơ quan tương đồng.
7
C. Các cơ quan thoái hóa thực chất là các cơ quan tương tự.
D. Các cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Câu 33. Ở một loài thú, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định
lông trắng, gen nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể XY. Phép lai giữa con
đực lông đen thuần chủng với con cái lông trắng thu được F1, cho F1 giao phối với nhau,
thu được ở F2 có tỉ lệ:
A. 3 con lông đen: 1 con lông trắng, trong đó con lông trắng toàn là con đực.
B. 1 con cái lông đen: 1 con cái lông trắng: 1 con đực lông đen: 1 con đực lông trắng.
C. 3 con lông đen: 1 con lông trắng, trong đó con lông trắng toàn là con cái.
D. 3 con lông trắng: 1 con lông đen, trong đó con lông đen toàn là con đực.
Câu 34. Khi nói về vai trò của cách li địa lí, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu
phát biểu đúng?
(1) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể cách li.
(2) Cách li địa lí kéo dài là điều kiện cần thiết để dẫn đến cách li sinh sản.
(3) Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra nhanh hơn.
(4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với
nhau.
A. 1 B. 2 C. 3. D. 4
Câu 35. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, hoán vị gen
xảy ra ở cả 2 giới là như nhau. Cho phép lai P: AB/ab Cd/cd x AB/ab cD/cd tạo ra F1 có
tỉ lệ kiểu hình mang cả 4 tính trạng lặn chiếm 4%. Trong các dự đoán sau đây, có bao
nhiêu dự đoán đúng?
(1) ở đời F1 có tối đa 40 loại kiểu gen
(2) số cá thể mang cả 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 16,5%.
(3) Có tối đa 5 loại kiểu gen đồng hợp về cả 4 cặp gen trên.

(4) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong 4 tính trạng trên chiếm 24,5%.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 36. Khi nói về vai trò của thể truyền trong kỹ thuật chuyển gen vào vi khuẩn, phát
biểu nào sau đây đúng.?
A. Nếu không có thể truyền thì tế bào nhận không thể phân chia (sinh sản) được.
B. Nhờ có thể truyền mà gen cần chuyển được nhân lên và tạo nhiều sản phẩm trong tế
bào nhận.
C. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được phân chia đồng đều về các tế bào
con trong quá trình phân chia
D. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không thể vào được trong tế bào nhận.
8
Câu 37. Ở một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn,
diễn biến nhiễm sắc thể ở hai giới như nhau. Cho phép lai P:
AB
ab
X
D
Y x
AB
ab
X
D
X
d
tạo
ra F1 có kiểu hình cái mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33%. Trong các dự đoán sau, có
bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Ở F1 có tối đa 40 loại kiểu gen khác nhau.
(2) Tần số hoán vị gen là 20%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên ở F1 chiếm 30%.

(4) Tỉ lệ cá thể cái mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 8,5%.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 38. Sơ đồ phả hệ phản ánh sự di truyền của một tính trạng ở người. Biết rằng A quy
định bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh. Người số (4) thuộc một
quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền, trong đó alen a chiếm 10%. Trong
các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác suất để người số (10) mang alen lặn là 53/115
(2) Xác suất sinh ra con trai bị bệnh của (7) x (8) là 11/25
(3) Xác suất sinh ra con trai không bị bệnh của (7) x (8) là 115/252
(4) Xác suất để (7) không mang alen lặn là 10/21.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 39. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thay thế một cặp nucleotit có thể ảnh hưởng xấu đến sức sống của thể đột biến.
B. Người ta sử dụng consixin để gây đột biến gen.
C. Đột biến mất một cặp nucleotit không làm ảnh hưởng đến cấu trúc gen.
D. Thêm một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi tổng số liên kết hidro của gen.
Câu 40. Cho phép lai sau đây ở ruồi giấm:
M m M
Ab AB
X X X Y
aB ab
×
F1 có kiểu hình mang 3
tính trạng lặn chiếm 1,25%. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Số cá thể cái mang cả 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 2,5%.
B. Số cá thể đực mang 1 trong 3 tính trạng trội ở F1 chiếm 30%.
9
C. Tần số hoán vị gen ở giới cái là 40%.
D. Số cá thể cái mang kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen trên chiếm 21%.
Câu 41. Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh

khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho
quá trình săn, bắt mồi.
B. Sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên
C. Các sinh vật sản xuất thường có khối lượng lớn hơn nhiểu các sinh vật tiêu thụ
D. Hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hóa thành sinh khối là rất thấp
10
Câu 42. Trong chu trình sinh địa hóa:
A. Vi khuẩn nốt sần biến đổi NO3- thành N2 để trả lại cho môi trường không khí.
B. Hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.
C. Các chất sau khi tham gia chu trình đều được trả lại môi trường ở dạng ban đầu
D. Chu trình nito không liên quan đên hoạt động của các vi sinh vật.
Câu 43. Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa và Bb quy định 2 cặp tính trạng, alen trội là
trội hoàn toàn. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn với nhau thu được
F1. Cho F1 x F1 thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 4%. Quá trình
phát sinh giao tử đực và cái diễn ra như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen thuần chủng
trong số các kiểu hình trội về 2 tính trạng là:
A. 3/8 B. 3/25 C. 1/25 D. 2/27.
Câu 44. Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật xảy ra theo cơ chế:
để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Để
chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim do gen B quy định, còn alen a, b không
thể tạo ra được enzim có chức năng. Gen A và B nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB cho ra các
cây F1. Sau đó các cây F1 cho tự thụ phấn tạo ra cây F2.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:
A. 9 đỏ: 7 trằng C. 9 đỏ: 7 xanh
B. 9 đỏ: 4 xanh: 3 trắng D. 9 đỏ: 4 trắng : 3 xanh.
Câu 45. Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng trong một
quần thể cân bằng di truyền chiếm 4%. Dự đoán nào sau đây đúng?
A. Xác suất để một người bất kỳ trong quần thể trên mang alen trội là 64%.

B. Số người không mang alen lặn trong quần thể trên chiếm 96%.
C. Số người mang alen lặn trong số những người không bị bệnh của quần thể trên chiếm
1/3
D. Một người bình thường của quần thể trên kết hôn với một người bạch tạng thì xác suất
họ sinh con bình thường là ¾.
Câu 46. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp, alen B quy định thân quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
vàng. Cho cây thân cao quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), thu được F1 có
kiểu hình thân cao quả đỏ chiếm tỉ lệ 54%. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự
đoán đúng về sự di truyền của các tính trạng trên? Biết rằng diễn biến nhiễm sắc
thể ở 2 giói giống nhau. Không có đột biến mới phát sinh.
(1) Hai cặp gen phân li độc lập
(2) Cả 2 cơ thể P đều dị hợp 2 cặp gen, kiểu gen có thể giống nhau hoặc khác nhau.
(3) Tỉ lệ kiểu hình trội về một trong 2 tính trạng ở F1 chiếm 42%.
11
(4) Tỉ lệ kiểu gen thuần chủng trong số các cây thân cao, quả đỏ chiếm 2/27.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 47. Một gen ở sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm ở vùng mã hóa, khả năng nào có thể
xảy ra?
A. Phân tử mARN không bị thay đổi cấu trúc.
B. Số liên kết hidro của gen đột biến có thể tăng lên 4.
C. Có liên kết hidro của gen có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưng thành phần và số lượng
nucleotit không thay đổi.
D. Chuỗi polipeptit do gen này tổng hợp không thay đổi cấu trúc.
Câu 48. Trong một hệ sinht hái, sinh khối của mỗi bậc dinh dướng được kí hiệu bằng các
chữ cái từ A đến E, trong đó: A = 400kg; B = 500kg; C = 4000 kg; D = 40kg; E = 4kg.
Theo lí thuyết, chuỗi thức ăn nào sau đây bền vững nhất?
A. E→D→A→C B. A→B→C→D C. C→A→D→E D. E→D→C→B
Câu 49. Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật
nhân thực?

(1) Xảy ra trong tế bào chất
(2) Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn.
(3) Cần ATP và các axit amin tự do
(4) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 50. Trong các phát biểu sau về quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quần xã là tập hợp gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.
(2) Môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
(3) Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nhất định nào đó.
(4) Sự phân tầng giúp sinh vật tận dụng tốt nguồn sống và giảm sự cạnh tranh giữa các
loài.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Lời giải:
Các thông tin đúng với quần thể giao phối ngẫu nhiên là (1) (2) (3)
Đáp án D
Câu 2. Lời giải:
Phát biểu đúng là A.
B sai vì ở sinh vật nhân sơ, không có protein histon
C sai, quá trình phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn
D sai, ADN của sinh vật nhân sơ là dạng kép, mạch vòng.
12
Câu 3. Lời giải:
Phát biểu đúng là D
A và B sai vì nguyên nhân bệnh đúng là D
C sai vì đột biến trong vật chất di truyền(ADN) thì có thể di truyền được.
Câu 4. Lời giải:
Nhiễm sắc thể kép tương đồng khác nhau nguồn gốc phân li về hai cực của tế bào ở kì
sau giảm phân I
B và C sai vì kì sau nguyên phân và kì sau giảm phân II, nhiễm sắc thể kép phân li thành

2 NST đơn
Đáp án D
Câu 5. Lời giải:
Các kết luận đúng là (2) (4)
Ab/aB X
DE
Y x Ab/aB X
De
X
de
=> Ab/aB x Ab/aB ( ruồi đực không hoán vị gen ) => 7 kiểu gen
=> X
DE
Y x X
De
X
de
=> X
DE
X
De
: X
DE
X
de
: X
De
Y: X
de
Y

=> Số kiểu gen có tối đa có ở F1 là : 7 x 4 = 28 KG
Ruồi giấm đực không hoán vị gen tỉ lệ KH aabb ở F1 = 0 => 3 sai
=> A-B = 0.5
=>X
DE
- = 0.5
=> A-B X
DE
- = 0.5 x 0.5 = 0.25 => 2 đúng
Số kiểu hình ở F 1 là : 3 x3 = 9
Đáp án C
Câu 6. Lời giải:
Các đặc điểm đúng là (2) (3)(4) (5)
Câu (1) sai, 2 chuỗi polinucleotit xoắn kép, mối phân tử AND chứa nhiều gen
Các nucleotit trong phân tử AND liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A-T , G- X
và ngược lại
Câu (3) đúng, AND trong nhân của sinh vật nhân thực là dạng mạch thẳng, AND ngoài tế
bào chất là mạch vòng AND là mạch khuôn để phiên mã tạo ra ARN
Đáp án D
Câu 7. Lời giải:
Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực có chứa AND và
protein histon
Đơn vị cấu tạo của NST là nucleoxom , mỗi nucloxom gồm 1 đoạn ADN chứa 146
nucleotit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon, chứa đựng thông tin di truyền
13
NST có khả năng đoáng xoắn và dãn xoắn theo chu kì , có khả năng bị đột biến
Các đặc điểm đúng với NST là cả cả 5 đặc điểm trên
Đáp án B
Câu 8: Lời giải:
Các phát biểu đúng là (1) (2) (3) (4) (5)

Đáp án D
Câu 9: Lời giải:
Phát biểu không thuộc quan điểm của Đacuyn là A
Theo Dacuyn, đối tượng của CLTN là cá thể
Câu 10: Lời giải:
Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 4 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là:
2
4
0,5.10 1
0,42%
1,2.10 240
= =
Câu 11. Lời giải:
Phát biểu đúng là D
A sai, NST là gồm ADN và protein histon
B sai, NST giới tính có mặt trong cả các tế bào sinh dưỡng
C sai, NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
Câu 12. Lời giải:
Các phát biểu đúng là (2) (3)
Câu 1 sai – đột biến có thể tạo ra alen mới hoặc biến dổi thành alen khác đã có trong vốn
gen của quần thể
Câu (4) sai, gen bị đột biến chưa chắc đã biểu hiện ngay ra kiểu hình nếu đó là đột biến
tạo thành gen lặn
Đáp án C
Câu 13. Lời giải:
Xét bệnh bạch tạng:
Chồng có bố bị bạch tạng  có KG là Aa
Vợ có mẹ bị bạch tạng  có KG là Aa
Xét bệnh máu khó đông :
Chồng bình thường : X

M
Y
Vợ có em trai bị máu khó đông  mẹ người vợ có kiểu gen : X
M
X
m
 Người vợ có dạng : (1/2X
M
X
M
: 1/2X
M
X
m
)
A sai , xác suất để hai vợ chồng nhà này sinh con bình thường là : ¾ x ( 1- ½ x ¼ )=21/32
Xác suất để hai vợ chồng nhà này sinh con bị hai bệnh là (1- ¾ ) x ½ x ¼ = 1/32
Xác suất sinh con gái không bị bệnh là : ¾ x ½ = 3/8
Đáp án B
14
Câu 14. Lời giải:
Quần thể ở trạng thái cân bằng, có cấu trúc là 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa
Dự đoán đúng là D.
Câu 15. Lời giải:
Phát biểu không đúng là C
Câu 16. Lời giải:
Các phát biểu đúng là (3) (4)
Đáp án A
(1) sai, kỉ Cac bon thuộc đại Cổ sinh
(2) sai, kỉ Tam Điệp thuộc đại Trung sinh

Câu 17. Lời giải:
Phát biểu đúng là B.
Ở pha S các NST nhân đôi => NST tồn tại ở trạng thái kép nên ở pha G2 của kì trung gan
NST tồn tại ở trạng thái kép
A sai, quá trình nhân đôi tiến hành ở pha S
C sai, kì đầu, các NST đã nhân đôi ( ở pha S)
D sai, trong giảm phân II, các NST kép phân li thành các NST đơn
Câu 18. Lời giải:
A. là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm
B. Đúng
C Sai , Quan hệ hợp tác giữa hialoaif không nhât thiết phải có
D. là quan hệ hợp tác
Đáp án B
Câu 19. Lời giải:
Các phép lai cho 9 kiểu gen là (2) (1) (6)
1 . AAaaBBbb x aaaabbbb
Có AAaa x aaaa =>3 kiểu gen
BBbb x bbbb cho => 3 kiểu gen
 AaaaBBbb x aaaabbbb cho 2 x 3 = 6 kiểu gen
2 . AaaaBBBB x AaaaBBbb cho 3 x 3 = 9 kiểu gen
3. AAAaBBbb x Aaaabbbb cho 4 x 3 = 12 kiểu gen
4. AAAaBbbb x AaaaBBBb => 4 x 4 = 16 kiểu gen
5. AAAaBBbb x AAAabbbb => 5 x3 = 15 kiểu gen
6 . AaaaBBbb x Aaaabbbb => 3 x 3 = 9 kiểu gen
Đáp án A
Câu 20. Lời giải:
P: cao, đỏ, tròn x thấp, vàng , dài
15
F1 :1 cao, vàng, tròn : 1 cao, đỏ, tròn : 1 thấp, vàng, dài : 1 thấp , đỏ , dài
 ( 1 cao, tròn : 1 thấp , dài) x (1 vàng : 1 đỏ)

 P: (AD/ad x ad/ad) x (Bb x bb)
 hoặc P: AD/ad Bb x ad/ad bb hoặc P: AD/ad bb x ad/ad Bb
Đáp án A
Câu 21. Lời giải:
Các phương pháp có thể tạo ra đời con có kiểu gen khác với bố mẹ là(1) (2) (3) (4) (5)
Đáp án B
Câu 22. Lời giải:
A bình thường >> a bị bệnh
Vợ bố mẹ bình thường, em trai bị bệnh  mẹ người vợ : X
A
X
a
 Người vợ có dạng : (1/2X
A
X
A
: 1/2X
A
X
a
)
Người chồng bình thường : X
A
Y
Xác suất đứa con trai của họ bị mù màu : ¼ x1/2 = 1/8
Vì con đầu lòng là con trai nên xác suất sinh con trai bị bệnh là 1/8 : ½ = 1/4
Đáp án B
Câu 23. Lời giải:
Khi môi trường không bị giới hạn ( môi trường lí tưởng ),quần thể ssinh sản theo tiềm
năng sinh học, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu

Phát biểu đúng là D
Câu 24. Lời giải:
Các nhận xét đúng là (2) (3) (5)
2 -3 đúng , Mèo sẽ bắt các con yếu vì các con yếu có ít khả năng chạy trốn, nếu mèo bị
tiêu diệt thì số lượng cá thể sẽ tăng sau cân bằng do có chế tự điều chỉnh số lượng .
Thỏ và vi khuẩn có mối quan hệ kí sinh vật chủ .Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu không phải là
sinh vật tiêu thụ không phải sinh vật sản xuất
Đáp án B.
Câu 25. Lời giải:
Các phát biểu đúng là (2) (3) (4)
Câu (1) sai, quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự cách li sinh sản, hình thành loài mới
2- Đúng , cơ quan tương đồng có cùng nguồn gốc nhưng khác về chức năng , cơ quan
tương tự cùng chức năng nhưng khác nguồn gốc.
3- Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở.=> đơn vị tiến hóa nhỏ nhất
Đáp án C
Câu 26. Lời giải:
Phát biểu đúng là C
A sai vì các gen trên cùng 1 NST tạo thành 1 nhóm gen liên kết
16
B sai vì liên kết gen phổ biến hơn
D sai vì sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng
Câu 27. Lời giải:
Các khẳng định đúng là (1) (4)
Phân li ổ sinh thái chỉ xảy ra trong mối quan hệ hai loài  làm ổ sinh thái mỗi loài bị
thu hẹp lại không
thúc đẩy sự hình thành loài mới
Những loài có ổ sinh thái không giao nhau => không cạnh tranh
Những loài có ổ sinh thái giao nhau => cạnh tranh , sự trùng lặp trong ổ sinh thía càng
lớn thì sự cạnh tranh giữa các các thể trong quần thể càng lớn
Đáp án A

Câu 28. Lời giải:
Gen gây bệnh nằm trong TBC con nhân được gen tế bào chất chủ yếu là của mẹ
Nếu mẹ bị bệnh thì con luôn bị mắc bệnh Phát biểu đúng là A
Câu 29. Lời giải:
Các nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể là (1) (2) (3) (4)
Các nhân tố sinh thái sinh là các nhân tố phụ thuộc vào mật độ ta có
- (1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.
- (2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.
- (3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
- (4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.
Đáp án B
Câu 30. Lời giải:
Các gen cùng nằm trên một NST mỗi gen có hai alen nên ta có số kiểu gen trong quần thể
là 2 ×2× (2 ×2 + 1 ) : 2 = 10 kiểu gen
Số kiểu hình là : 2 x 2 = 4
Đáp án C
Câu 31. Lời giải:
Các phát biểu đúng là (1) (3)
2 – sai do các gen trong NST chỉ phân li cùng nhau khi chúng liên kết hoàn toàn
4 – sai các tính trạng không thể phân li độc lập mà chỉ có các gen nằm trên các NST khác
nhau mới phân li độc lập
Đáp án D
Câu 32. Lời giải:
Phát biểu đúng là A.
B – sai. Cánh sâu bọ và cánh dơi là các cơ quan tương tự
17
C sai . Cơ quan thóai hóa là cơ quan tương đồng , và chúng phản ánh hướng tiến hóa
phân li
Câu 33. Lời giải:
P: X

A
Y
A
x X
a
X
a
F1 : X
A
X
a
: X
a
Y
A
F1 x F1
F2 : X
A
X
a
: X
a
X
a
: X
A
Y
A
: X
a

Y
A
Tỉ lệ : 3 đen : 1 trắng , trắng toàn là cái
Đáp án C
Câu 34. Lời giải:
Các phát biểu đúng là (1)(3) (4)
Cách li địa lý không hẳn là điều kiện cần thiết để hình thành hiện tượng cách li sinh sản ở
động vật
Đáp án C
Câu 35. Lời giải:
Các dự đoán đúng là (1) (2) (4)
Ta có : AB/ab Cd/cd x AB/ab cD/cd
Tách riêng từng phép lai :
Cd/cd x cD/cd => tạo ra 4 kiểu gen
=> cd/cd = 1/2 x 1/2 ; Cd/cD = 1/2 x 1/2 ; Cd/cd = 1/2 x 1/2 : cD/cd = 1/2 x 1/2
ab/ab cd/cd => ab/ab = 0.04 : 1/4= 0.16 => A-B = 0.5 + 0.16 = 0.66, A- bb = aaB- = 0.09
 ab = 0.4 => hoán vị gen
 Số kiểu gen tạo ra bởi phép lai là 10
 Số kiểu gen được tạo ra từ phép lai trên là 10 x 4 = 40
 Số cá thể mang cả 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 0.66 x ¼ = 0.165
Có tối đa 4 kiểu gen đồng hợp về 4 cặp gen trên
Số cá thể mang 1 kiểu hình trội là :
1/4 x2 x0.16 + 0.09 x 2 x 1/4 = 0.25%
Đáp án A
Câu 36. Lời giải:
Phát biểu đúng là B
A sai, tế bào nhận sinh sản bình thường
C sai, thể truyền không phân chia đồng đều
D sai, còn có nhiều cách khác để đưa gen cần chuyển vào, ví dụ như vi tiêm
Câu 37. Lời giải:

Xét phép lai : X
D
Y x X
D
X
d
 X
D
X
D
:X
D
X
d
:X
D
Y:X
d
Y
Kiểu hình cái chiếm tỉ lệ 1/2 trong quần thể :
18
=> Tỉ lệ cá thế có kiểu hình trội trong quần thể là : 0.33 : 1/2 = 0.66
=> A-B - = 0.66=> A-bb= aaB- = 0.09
=> (aa,bb) = 0.16 = 0.4 x 0.4 => ab = 0.4
=> Hoán vị gen với tần số là : (0.5 - 0.4) x 2 = 0.2 = 20%
=> Số kiểu gen tối đa trong quần thể là : 10 x 4 = 40 kiểu gen
Tỉ lệ cá thể có kiểu hình trội về hai trong 3 tính trạng là
(0.09 x2) x 0,25 + 0.66 x 0,25 = 0.21
Tỉ lệ cá thể mang 3 kiểu gen dị hợp là :
0.16 x 0.5 = 0.085 = 8.5 %

=> 1, 2 , 4 đúng
Đáp án C
Câu 38. Lời giải:
- Alen qui định bệnh là alen lặn nằm trên NST thường
Người (8) có dạng (1/3AA : 2/3Aa)
Người (3) có dạng Aa
Người (4) thuộc quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, trong đó alen a chiếm
10%.  có cấu trúc là
0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
Người (4) có dạng : (9/11AA : 2/11Aa)
 Người (7) có dạng ( 10/21 AA : 11/21Aa)
(7) x (8) : (10/21 AA : 11/21Aa) x (1/3AA : 2/3Aa)
Theo lí thuyết thì họ sẽ sinh con theo xác suất : 31/63AA : 53/126Aa :11/126aa
Người số (10) có dạng : ( 62/115AA : 53/126Aa)  (1) đúng
(2) sai, (3) đúng, (4) đúng
Đáp án B
Câu 39. Lời giải:
Phát biểu đúng là A
B sai, consixin để gây đột biến đa bội
C, D sai
Câu 40. Lời giải:
F1 : aabbmm = 1,25%
Có F1 XmY = 25%; XMY = 25%
 Vậy aabb = 5%
Do hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái
 Giới cái cho giao tử ab = 10% = AB, giao tử Ab = aB = 40%
 A-B = 0.5 + 0.05 = 0.55;
 A-bb =aaB- = 0.4 x 0.5= 0.2;
19
 ab = 0.1 x 0.5 = 0.05

Số cá thể cái mang cả 3 cặp gen dị hợp ở F1 = 0,1×0,5×0,25× 2 = 2,5%
Số cá thể đực mang 1 trong 3 tính trạng trội ở F1 chiếm
0,2 x 2 x 0.25 + 0.0 5 x 0.25 = 21,25%
Tần số hoán vị gen ở giới cái là 20%
Số cá thể cái mang kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen trên chiếm 0,5%
Đáp án A.
Câu 41. Lời giải:
Đáp án B
Do năng lượng bị mất đi qua mỗi bệnh dinh dưỡng là rất thấp nên năng lượng chuyển hóa
thành sinh khối thấp
Câu 42. Lời giải:
Hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.
Đáp án B
Câu 43. Lời giải:
F2 : aabb = 4%
 Tỉ lệ AABB = 4%
 Tỉ lệ A-B- = 54%
 Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen thuần chủng trong số các kiểu hình trội về 2 tính trạng là:
2/27
 Đáp án D
Câu 44. Lời giải:
A-B- : đỏ aaB- = aabb = trắng
A-bb : xanh
P: AAbb x aaBB
F1 : AaBb
F1 tự thụ
F2 : 9A-B- : 3 A-bb : 3aaB-:1aabb
9 đỏ : 3 xanh : 4 trắng
Đáp án D
Câu 45. Lời giải:

Tần số alen d là 20%, tần số D là 80%
Xác suất để một người bất kỳ trong quần thể trên mang alen trội là 96%
Số người không mang alen lặn trong quần thể trên chiếm 64%
20
Một người bình thường của quần thể trên kết hôn với một người bạch tạng thì xác suất họ
sinh con bình thường là
1 5
1
6 6
− =
Dự đoán đúng là C
Câu 46. Lời giải:
P: A-B- x A-B-
F1 : A-B- = 54%
 Kiểu hình aabb = 4%
 2 gen liên kết không hoàn toàn với nhau (1) sai 
Đặt tần số hoán vị gen là 2x ( x <0,25)
- Nếu 2 cây có kiểu gen giống nhau : aabb = x
2
= 4%
Vậy x = 0,2  P dị chéo cả 2 bên
- Nếu 2 cây có kiểu gen khác nhau : aabb = x(0,5 – x) = 4%
Vậy x = 0,1
Vậy (2) đúng
Tỉ lệ KH trội 1 trong 2 tính trạng ở F1 là 100% - 54% - 4% = 42%
Tỉ lệ
AB
AB
trên A-B- là
4% 2

54% 27
=
Đáp án B
Câu 47. Lời giải:
Do mã di truyền bị có tính thoái hóa nên có thể xảy ra đột biên đồng nghĩa nên chuỗi
polipetit do gen này tổng hợp không bị thay đổi cấu trúc
Đáp án D
Câu 48. Lời giải:
Chuỗi thức ăn bền vững nhất là C→A→D→E
Đáp án C
Câu 49. Lời giải:
Các thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực là (1) (3) (4)
Đáp án C
Câu (2) sai, khuôn trực tiếp của dịch mã là mARN
Câu 50. Lời giải:
Các phát biểu đúng là (2) (4)
Câu (1) Sai, quần xã bao gồm nhiều quần thể nhỏ
Câu (3) sai, loài ưu thế là loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt
động của chúng mạnh
Đáp án B
21
22

×