Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.16 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
Là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư viện trường
học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học
đường. Thư viện trường học không chỉ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về
thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học
còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt
văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập của cả giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học
cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi
phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà
trường.
Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư
viện trường học, tinh thần tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học ngày
càng được nâng cao. Qua các tác phẩm mà thư viện cung cấp, người đọc có thêm
được những tri thức, cách nhìn và đánh giá mới về cuộc sống. Tiếp cận với sách có
nghĩa là được tiếp cận với trí tuệ.
Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan
trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài
giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những
phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực. Các thầy cô giáo sử dụng những tri thức
từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để
trình bày trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và
học.
Trước những vai trò quan trọng mà thư viện trường học đảm nhận, chúng em
mạnh dạn tìm hiểu và phát triển nghiên cứu về hệ thống thông tin thư viện trường
Đại học Kinh tế Quốc dân. Với đề tài nghiên cứu là “Đánh giá thực trạng và một
số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trung tâm thông tin thư viện trường Đại
học Kinh tế Quốc dân” chúng em đưa ra những quan sát, đánh giá về hệ thống


thông tin thư viện trường, bên cạnh đó là một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc
phục nhược điểm và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện trường, xứng
đáng trở thành một công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình học tập, nghiên cứu của
giảng viện và sinh viên toàn trường.
Chúng em trân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Ngọc Điệp đã giúp đỡ chúng em
hoàn thành đề tài này. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô để chúng
em có thể hoàn thiện hơn về đề tài !

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư viện
trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn
hóa học đường. Thư viện trường học không chỉ khơi nguồn và thỏa mãn những
nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư
viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh
hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập của cả giáo viên và học sinh, xây dựng thói
quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng
bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các
thành viên trong nhà trường.
Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở
thư viện trường học, tinh thần tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự
học ngày càng được nâng cao. Qua các ấn phẩm mà thư viện cung cấp, người
đọc có thêm được những tri thức, cách nhìn và đánh giá mới về cuộc sống.
Bên cạnh đó, sự thành công và tên tuổi của các thư viện gắn với tên tuổi
của các trường đại học trên khắp thế giới như: Thư viện trường Đại học
Havard, Thư viện trường Đại học Oxford, Cambrigde cho thấy vai trò không
thể thay thế của hệ thống thư viện đối với giáo dục.
Nằm trong tốp đầu của các trường Đại học Việt Nam, trường Đại học

Kinh tế Quốc dân mang nhiệm vụ đào tạo những nhà kinh tế tương lai cho đất
nước, do đó, nguồn huyết mạch thông tin, tri thức đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên, trước sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, đặc biệt
là công nghệ thông tin, thư viện – cái nôi tri thức ngày càng trở nên “vô dụng”
so với ý nghĩa vốn có của mình. Trước tình hình đó, chúng tôi nhận thức được
việc cần thiết phải cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện để tạo nên
môi trường cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả nhất. Đề tài
không chỉ cần thiết cho quá hiệu quả học tập của sinh viên trong trường mà một
phần còn cải thiện tình hình văn hóa đọc đang đi xuống ngày một trầm trọng
của giới trẻ Việt Nam.Vì vậy, đây là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
thiết thực.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Trung tâm thông tin Thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân hiện
nay còn những tồn tại gì về cơ sở vật chất, cách thức quản lý, hiệu quả sử
dụng…?
(2) Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có tác động/ ảnh hưởng
đến thực trạng đó?
(3) Có những giải pháp nào có thể khắc phục các tồn tại nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân?
3. Ý nghĩa và lợi ích của việc nghiên cứu
• Đối với Trung tâm thông tin thư viện
- Nhận thức được điểm tích cực và hạn chế của trung tâm, từ đó có những
biện pháp khắc phục, cải thiện tạm thời để nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Có được sự tin tưởng, ủng hộ từ phía người đọc cùng sự khẳng định về
mục đích tồn tại.
- Có được bước đệm để tiến đến việc thực hiện được những mục tiêu dài
hạn như: xây dựng thư viện điện tử, mở rộng liên kết thư viện trong và ngoài nước;
hoàn thành xứ mệnh cung cấp thông tin, tri thức của một thư việc trường học.
• Đối với người đọc

- Nhận thức được những vai trò, ý nghĩa thiết thực của thư viện và nguồn
thông tin do thư viện cung cấp, từ đó có thái độ phù hợp để chỉnh đốn thói quen đọc
sách và phương pháp tìm kiếm thông tin.
- Có cơ hội nêu ra những mong muốn của bản thân với dịch vụ thư viện,
nhờ đó có thể nhận được những hình thức phục vụ với chất lượng tốt hơn.
- Góp phần nâng cao tinh thần tự học hỏi, tính chủ động trong nghiên cứu
thông tin.
- Cải thiện và nâng cao kết quả học tập với phương pháp học hiệu quả và
môi trường học tập đảm bảo.
4. Kết cấu sơ bộ nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về đề tài
I. Một số khái niệm về thư viện
II. Vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học vào sự nghiệp
giáo dục
Chương 2: Hiện trạng của Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học
Kinh tế Quốc dân
I. Giới thiệu chung
II. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Trung tâm thông tin
thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
III.Kết quả phân tích số liệu
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
trung tâm thông tin thư viện trường đại học Kinh tế quốc dân
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I. Một số khái niệm về thư viện, thư viện trường Đại học
1. Theo quan niệm của các nhà thư viện học tư sản
Các nhà thư viện học tư sản định nghĩa rằng: “Thư viện là nghệ thuật sắp
xếp sách và xây dựng kho sách, thư viện là nơi tàng trữ sách báo”.
Trong quan điểm này, họ có xu hướng coi trọng công tác kỹ thuật của thư

viện, ít quan tâm đến vai trò xã hội của thư viện.
2. Theo các nhà thư viện học xã hội chủ nghĩa
Quan điểm cho rằng, thư viện là nơi tổ chức tốt kho sách – là cơ sở vật chất
trọng yếu của thư viện. Kho sách với vai trò là nguồn tri thức xã hội, là tiêu biểu
cho nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi nước hay mỗi địa phương. Nhưng điều cơ
bản nhất là thư viện phải góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát
triển.
3. Theo tác giả Reitz
Theo định nghĩa của tác giả Reitz (2005) trong cuốn “Từ điển thông tin thư
viện” (Dictionary for Library and Information Science) thì Thư viện trường Đại học
là “một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập, quản lý và
cấp ngân sách để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu và thông tin về môn học
của sinh viên, các khoa và cán bộ của trường”.
Theo định nghĩa này, thư viện trong trường Đại học có thể là một thư viện
hoặc một hệ thống thư viện. Trong đó, hệ thống thư viện có thể hoạt động độc lập
hoặc liên kết với nhau nhằm đạt được những lợi ích chung cho cả hệ thống.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chỉ mới có các thư viện của các trường Đại
học hoạt động độc lập nhau, hầu như không có sự liên kết nào.
II. Vai trò của thư viện đối với một trường Đại học
ThS. Lê Ngọc Oánh, chuyên viên Thư viện ĐH Mở - Bán công TP. Hồ Chí
Minh (2002) đã phát biểu:
“Những thư viện Thế giới ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những
kho chứa sách để trở nên năng động hơn với ba vai trò chính yếu sau đây:
- Thư viện là một cơ quan truyền thông đại chúng
- Thư viện là trung tâm phát triển văn hóa
- Thư viện là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục
Giữa ba vai trò nêu trên, thư viện trường Đại học đã làm nổi bật vai trò là
một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục”
( Sổ tay quản lý Thông tin – Thư viện, 2002, tr.92)
Vậy vai trò đó của thư viện được thể hiện trong giáo dục Việt Nam hiện

nay thế nào?
1. Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy – học, tạo môi
trường tự học, tự nghiên cứu và kích thích sự chủ động của người đọc
Đổi mới giáo dục Đại học trong những năm gần đây đặt ra yêu cầu bức
thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Với việc “lấy người học làm
trung tâm” thì vị trí trung tâm của hoạt động giảng dạy này được chuyển giao cho
sinh viên thay vì trước đây là những người giảng viên. Quá trình học tập, nghiên
cứu của sinh viên chuyển từ thụ động sang chủ động.
Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo
Dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2007- 2008 Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã đưa ra
lộ trình đào tạo theo tín chỉ trong hệ thống giáo dục Đại Học Việt Nam.
Để có thể thực hiện tốt những hình thức đào tạo mới này, giảng viên lên
lớp không diễn giải lý thuyết dài dòng mà sẽ nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận
hay ấn định một vấn đề cần nghiên cứu để các sinh viên cùng thảo luận trong các
buổi học sau. Muốn thực hiện tốt vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận và tham gia học
tập với thái độ tích cực. Sinh viên phải chủ động vào thư viện tìm kiếm tài liệu,
tham khỏa sách báo, thông tin điện tử, nghiên cứu các báo cáo, luận văn các công
trình khoa học liên quan đến đề tài, các vấn đề. Sau đó phân tích, so sánh, đánh giá
các dữ liệu, tổng hợp kiến thức để đưa đến nhận định cuối cùng. Do đó, nhu cầu về
một nguồn thông tin tại trường đại học là vô cùng lớn, nói cách khác, thư viện là
điều kiện cần để mỗi trường Đại học có thể hoàn thành xứ mệnh đào tạo của mình
2. Vai trò của thư viện trong công cuộc đổi mới giáo dục, đào tạo
Trong trường Đại học, thư viện góp phần đào tạo nguồn tri thức cho đất
nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và các khoa học công nghệ. Thư
viện cung cấp cho xã hội những thông tin khoa học mới mẻ, đặc biệt là những thành
quả của các công trình nghiên cứu khoa học của các cán bộ giảng viên và sinh viên
trong trường, đây là dạng thông tin mang tính sang tạo đặc thù và đôi khi là những
thông tin mang độc nhất, khó tìm thấy ở nơi khác.
Thư viện bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp
giảng dạy tiên tiến cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn. Thư

viện mở rộng điều kiện học tập và giảng dạy cho sinh viên cả về không gian thời
gian và các lĩnh vực tri thức hơn so với khuôn khổ qui định về nội dung, chương
trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường.
Trong công cuộc đổi mới, hiện đại, Công nghệ thông tin – truyền thông đang
đưa đến cuộc cách mạng giáo dục, làm thay đổi nhiều khái niệm cơ bản của giáo
dục, nghiên cứu khoa học. Thư viện dần trở thành những trung tâm thông tin - tư
liệu thực sự, góp phần đắc lực biến thông tin thành tri thức bằng cách liên kết cấc
nguồn tài nguyên thông tin với nhau, đồng thời mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu
thông tin của mợi đối tượng qua sự hợp tác liên thông và chia sẻ nguồn lực thông
tin một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm cả thời gian và vật chất người sử
dụng.
3. Vai trò của thư viện trong công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đòi hỏi ở thư viện một khả
năng cung cấp thông tin và các dịch vụ kèm theo ngày càng mở rộng và ở một trình
độ cao. Đồng thời, chính nguồn nghiên cứu đó đã trực tiếp tạo ra nguồn thông tin
khoa học ngay tại thư viện nhà trường một khối lượng ngày càng lớn. Những nguồn
thông tin này là nguồn thông tin quan trọng, toàn diện, phong phú và đa dạng nhất.
Vì đó là những thông tin đã được sàng lọc, được tích lũy lâu dài và được kiểm
nghiệm qua thực tiễn; là nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng
của sinh viên. Vì vậy, trong nghiên cứu khoa học, thay vì sử dụng nguồn thông tin
trên Internet thì sinh viên nên tìm đọc tài liệu, sách tham khảo, luận văn ở thư viện.
Bởi đó là những thông tin đáng tin cậy để bài nghiên cứu có chất lượng hơn.
Nhìn chung, có thể thấy rằng khả năng cung cấp và quản lí thông tin của thư
viện luôn đòi hỏi ngày một cao hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Đó là thực tế và nó
luôn đặt ra thách thức to lớn đối với hoạt động thư viện. Vì vậy, vai trò của thư viện
trong vấn đề nghiên cứu khoa học là:
- Tạo nên nguồn thông tin chính thống với độ tin cậy cao hỗ trợ cho quá
trình nghiên cứu
- Bảo đảm việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu thông tin được hình thành
trong các quá trình nghiên cứu.

- Cung cấp các dịch vụ thông tin cần thiết để sinh viên có khả năng kiểm
soát và khai thác được các nguồn thông tin hiện có làm tư liệu cho hoạt động nghiên
cứu của mình.
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
I. Giới thiệu chung
1. Đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Thông tin Thư viện
2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức
Trung tâm Thông tin Thư viên là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân trực
thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cơ cấu tổ chức của trung tâm gồm: Ban
giám đốc và các phòng chức năng.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin thư viện Đại học Kinh tế
Quốc dân
3. Đặc điểm nhân sự
- Tổng số cán bộ, nhân viên 24; Trong đó có 19 các bộ nghiệp vụ được đào
tạo từ các Trường Đại học Văn hoá Hà Nội ngành thông tin thư viện, Đại học Kinh
tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Công nghệ thông tin, Đại học Ngoại ngữ và một
số Trường Đại học khác, đã được đào tạo dài hạn, ngắn hạn về nghiệp vụ thư viện.
Ngoài ra có 2 bảo vệ, 1vệ sinh sách, 2 vệ sinh thư viện.
- Trình độ đào tạo: 4 thư viện viên chính, 4 thạc về sĩ tin học, Thông tin
Thư viện, 1 cán bộ đang học MBA của trường, 10 cử nhân, 1 vệ sinh sách hiện
đang học đào tạo từ xa của trường.
- Cán bộ thư viện đã học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ,tiếng Anh, tin học văn phòng, quản trị mạng, sử dụng “Phần mềm quản
lý thư viện Libol60”, thư viện điện tử. Vì vậy tất cả cán bộ thư viện sử dụng thành
thạo phần mềm Libol 6.0
4. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng
- Diện tích: 4676,24 m2. Bao gồm một toàn nhà 3 tầng với tổng diện tích
3000m2, diện tích sử dụng là 1500m2

- Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn:
• Ánh sáng: Ánh sáng ở phòng đọc được bố trí hệ thống đèn khắp chiều
BGĐ Trường ĐH KTQD
BGĐ trung tâm thông tin thư viện
Các phòng chức năng
Phòng xử lý, bổ sung tài liệu
Phòng mượn sách Tiếng Việt
Phòng phục vụ giáo trình
Phòng đọc báo, tạp chí của SV
Phòng đọc của cán bộ, giáo viên
Phòng thư mục
Phòng máy tính
Phòng ngoại văn
Phòng tra cứu
Phòng luận án, luận văn
dài thư viện đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho việc đọc sách cùng với việc tận dụng tối
đa ánh sáng tự nhiên bên ngoài.
• Tiếng ồn: Thư viện được thiết kế theo không gian kín, tạo một không
gian yên tĩnh để sinh viên học tập đạt hiệu quả cao nhất.
• Nhiệt độ: Trung tâm lắp đặt hệ thống quạt trần, máy điều hòa làm việc
suốt thời gian mở cửa (trừ những mùa rét), giúp đảm bảo độ thông thoáng và duy trì
nhiệt độ phòng luôn dưới 25 độ C, tạo môi trường học tập lí tưởng.
• Phòng của trung tâm được bố trí hợp lí, thuận tiện tạo độ thông thoáng
• Ngoài ra, trung tâm còn lắp hệ thống camera để quản lí và hệ thống báo
cháy để đảm bảo độ an toàn.
- Trang thiết bị, máy tính: Trung tâm có 4 máy chủ, và 100 máy tính trạm.
Các máy tính được nối mạng cục bộ ( LAN) và mạng Internet. Trên 20 máy tính
giành cho bạn đọc tìm tin. Có trên 100 giá sách, bộ bàn ghế đọc và làm việc với trên
500 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, trung tâm còn có phòng hội thảo khang trang gần 40
chỗ ngồi với hệ thống máy chiếu hiện đại và âm thanh thích hợp.

5. Vốn tài liệu của trung tâm
- Số sách hiện có hơn 230.000 cuốn trong đó có khoảng 190.000 cuốn sách
Tiếng việt và 40.000 cuốn sách tiếng nước ngoài.
- Báo, tạp chí: hơn 253 loại với khoảng 245 loại với 17.000 bản Tiếng
việt, 8 loại với 300 bản tiếng nước ngoài.
- Luận án TS_THS : hơn 1.000 cuốn
- Luận văn tốt nghiệp: hơn 12.500 cuốn
Đến năm 2004, dự án đã cấp cho Trung tâm gầm 1.000 cuốn sách tiếng nước
ngoài, gần 2000 cuốn sách Tiếng việt và 1200 đĩa CD – ROM.
Nguồn tài liệu của Trung tâm bao gồm các tài liệu vê Văn Hóa, Giáo dục, xã
hôi, giải trí, khoa học và các tài liệu về các chuyên ngành để phục vụ một cách tốt
nhất cho cán bộ, giáo viên và sinh viên.
6. Thời gian phục vụ tại Trung tâm thông tin thư viện
 Thời gian phục vụ trong giờ:
- Sáng : 7h30 đến 11h30
- Chiều : 13h00 đến 17h00
 Thời gian phục vụ ngoài giờ
- Từ 7h30 đến 21h00 thông trưa, chiều, đến tối( đối với phòng đọc sách
Việt, ngoại văn)
- Chiều thứ 6 hàng tuần phục vụ đến 15h00 đóng cửa dọn vệ sinh các
phòng đọc, kho sách; từ 17h00 phục vụ đến 21h00.
- Ngày thứ 7 phục vụ từ 7h30 đến 17h00.
Mỗi buổi thu và sắp xếp lại tài liệu trước khi nghỉ 15 phút
 Chủ nhật và các ngày lễ Trung tâm Thông tin Thư viên nghỉ.
II. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Trung tâm thông tin
thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
1. Chức năng
• Thu thập thông tin, xử lí và cung cấp tư liệu thông tin về Khoa học xã hội
nói chung, Khoa học kinh tế nói riêng cho tất cả các cán bộ, giáo viên, sinh viên
tham khảo. Phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

• Bên cạnh đó, Trung tâm còn có chức năng Văn hóa, giáo dục và giải trí
2. Nhiệm vụ
• Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động
dài hạn và ngắn hạn của Trung tâm Thông tin Thư viện; Tổ chức điều phối toàn bộ
hệ thống thông tin Thư viện trong nhà trường.
• Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng
nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà
trường; Thu nhận các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,
khoá luận của giảng viên, cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, các giáo trình,
tài liệu tham khảo, các ấn phẩm biếu tặng và tài liệu trao đổi giữa các thư viện.
• Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; Xây dựng hệ
thống tra cứu thích hợp; Thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự
động hoá; xây dựng các cơ sở dữ liệu; Biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin
theo quy định của pháp luật.
• Tổ chức phục vụ, hướng dẫn bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu
quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ Thông tin Thư viện thông qua các hình
thức phục vụ của Trung tâm Thông tin Thư viện phù hợp với quy định của pháp luật
và điều kiện cụ thể của nhà trường.
• Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công
nghệ thông tin vào công tác thư viện.
• Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ của Trung tâm Thông tin Thư viện để phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu qủa công tác .
• Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo
quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của Thư
viện; Tiến hành thanh lọc các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ văn hoá,
Thể thao và Du lịch.
• Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi
có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du Lịch.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.

3. Định hướng phát triển
3.1 Mục tiêu
Trung tâm mong muốn trở thành một Trung tâm thư viện điện tử. Biểu hiện
cụ thể là phục vụ nguồn thông tin kinh tế - xã hội với chất lượng cao, đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu và đào tạo ngày càng cao của nhà trường.
3.2 Phương hướng và nhiệm vụ cụ thể
- Phát huy hiệu quả dự án giáo dục để tạo tiền đề cho việc xây dựng thư
viện điện tử.
- Tăng cường bổ sung vốn tư liệu thông tin kinh tế xã hội phong phú và
chủng loại, giàu số lượng, đa dạng ngôn ngữ, thích ứng với diện đào tạo của nhà
trường. Đặc biệt là bổ sung các tài liệu ở dạng số hóa bao gồm cơ sở dữ liệu toàn
văn trên CD-ROM và đĩa từ…
- Xây dựng cổng thông tin CI- portal, củng cố mạng nội bộ (LAN) kết nối
giữa các khoa, phòng ban trong trường, kết nối và chia sẻ nguồn lực với các thư
viện khác trong hệ thống thư viện các trường đại học trong khu vực và trong phạm
vi quốc gia, quốc tế.
- Lựa chọn và thiết kế xây dựng một phần mềm quản trị thư viện tích hợp
tất cả các nghiệp vụ của thư viện hiện. Tạo lập trang web trong trang web của
trường để khai thác và chia sẻ dữ liệu
- Nghiên cứu, áp dụng các chuẩn hóa Quốc tế về nghiệp vụ thư viện như:
khung phân loại, bảng kí hiệu tác giả, giao thức chuẩn, Unicode…
- Đổi mới phương pháp quản lý và phục vụ và phục vụ , đảm bảo thuận
tiện, khoa học, nhanh chóng và chính xác
- Nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng đọc, tăng thêm chỗ
ngồi, bổ sung trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
- Nâng cao trình độ cán bộ về mọi mặt. Xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về
số lượng và chất lượng, đáp ứng đòi hỏi càng cao về quản lý hiện đại.
III. Kết quả phân tích số liệu
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

- Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết hợp phỏng vấn, quan sát với phát phiếu
điều tra và phân tích dữ liệu thứ cấp bằng các công cụ Excel 2010, SPSS 16.0.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Nguồn thông tin được chọn lọc từ các trang web, cơ sở lý
luận từ các đề tài nghiên cứu đã từng được triển khai trước đây.
Dữ liệu sơ cấp: Gồm có các nguồn
 Phiếu điều tra thu được từ sinh viên, giảng viên, nhân viên thư viện
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 Bài phỏng vấn trực tiếp đối với giảng viên, nhân viên thư viện
 Ý kiến tham khảo từ giáo viên hướng dẫn nghiên cứu
 Quan sát trực tiếp các phòng trong thư viện như tìm tin, phòng đọc,
phòng luận văn; thời gian phục vụ, quy trình làm việc; quan sát cách sử dụng thư
viện của sinh viên, số lượng sinh viên lên thư viện …
- Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 06/12/2012 đến 10/03/2013
1.2. Thiết kế mẫu
- Tổng thể: Toàn bộ sinh viên trường đại học Kinh tế quốc dân; cán bộ,
nhân viên thư viện; giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Sinh viên đã, đang và chưa sử dụng thư viện trường
+ Giảng viên trong trường
+ Cán bộ, nhân viên thư viện
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất theo chỉ tiêu: chọn mẫu
đến từ tất cả các khóa sinh viên trong trường sao cho đảm bảo gần giống với tỉ lệ
tổng thể.
- Chọn mẫu:
(Lấy 1% của kết cấu phân chia theo mục tiêu)
Đối tượng
Tổng số

(người)
Chọn điều tra
(người)
Sinh viên chính quy 17.981 170
Cử tuyển 202 2
Vừa học vừa làm (đào tạo tại trường) 2717 27
Đào tạo bằng 2 (đào tạo chính quy) 600 6
Đào tạo bằng2 (vừa học vừa làm) 1386 13
Liên kết đào tạo (Chính quy) 796 7
Đào tạo liên thông (Chính quy) 5325 53
Đào tạo liên thông (vừa học vừa làm) 1359 13
Liên kết đào tạo với nước ngoài 364 3
Nghiên cứu sinh, Cao học 2645 26
Giảng viên 1031 10
Nhân viên thư viện 24 2
Tổng 34430 332
- Số phiếu phát ra: 332 phiếu
- Số phiếu thu về: 332 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 274 phiếu
- Số phiếu không hợp lệ: 58 phiếu
2. Kết quả nghiên cứu thông qua phiếu điều tra
Kết quả xử lý số liệu
a) Tỉ lệ sinh viên đến thư viện
Tilesinhviendenthuvien
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
svdasudungthuvien 168 61.3 61.3 61.3
svchuasudungthuvien 106 38.7 38.7 100.0
Total 274 100.0 100.0
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ sinh viên đến thư viện

Từ kết quả trên có thể thấy số lượng sinh viên sử dụng thư viện cao so với
sinh viên chưa sử dụng gấp >1,5 lần. Tuy nhiên kết quả này chưa thực sự phản ánh
được hiệu quả sử dụng thư viện do chưa thể hiện được sự phân chia rõ ràng giữa
những người đã sử dụng thư viện và vẫn đang tiếp tục sử dụng thư viện với những
người đã từng sử dụng thư viện nhưng hiện tại lại không còn sử dụng nữa.
Bên cạnh đó, sinh viên chưa lên thư viện chủ yếu là sinh viên K54 do chưa
có nhiều môn học cần sử dụng thư viện hoặc chưa được học lớp hướng dẫn sử dụng
thư viện. Sinh viên các khoa có tính đặc thù như tiếng anh thương mại, khoa du lịch
và khách sạn ít sử dụng thư viện hơn các khoa như quản trị kinh doanh, marketing,
kế hoạch phát triển…
Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, hầu hết sinh viên trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đều đã từng biết đến và sử dụng dịch vụ thư viện.
b) Mức độ thường xuyên sử dụng thư viện
Mucdothuongxuyenlenthuvien
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
2-3lan/tuan 4 2.4 2.4 2.4
1lan/tuan 4 2.4 2.4 4.8
2-3tuan/lan 8 4.8 4.8 9.5
Chisudungkhican 152 90.5 90.5 100.0
Total 168 100.0 100.0
Biểu đồ 2.2. Mức độ thường xuyên sử dụng thư viện của sinh viên
Trong số 274 sinh viên được điều tra, chỉ có 168 sinh viên đã lên thư viện.
Tiến hành điều tra 168 sinh viên đó, thu được kết quả về mức độ thường xuyên lên
thư viện như trên.
90% số sinh viên chỉ sử dụng sinh viện khi cần, đa số là trước các kì thi hay
làm luận án, đề tài… Chỉ có 2.4% số sinh viên trên là sử dụng thư viện tương đối
thường xuyên ( 2-3 lần/ tuần) kết quả này cho thấy thư viện được sử dụng thường
xuyên hơn vào thời gian trước các kì thi, với số lượng sinh viên đông hơn thời gian
trong học kì.

c) Lý do sử dụng thư viện của sinh viên
Bảng 2.1. Lý do đến thư viện của sinh viên
TT Lý do Tỉ lệ %
1 Tài liệu phong phú, phù hợp với chương trình học 25,0
2 Tài liệu bạn cần không có ở nơi khác 25,0
3 Tài liệu có tính chính xác cao so với các nguồn khác 34,5
4 Không gian học tập thuận tiện 52,4
5 Tiết kiệm tiền mua sách và lên mạng Internet 34,5
6 Khác 13,1
Có thể thấy sinh viên hầu hết lựa chọn thư viện là nơi học tập vì thư viện có
không gian yên tĩnh với các điều kiện cần thiết cho việc học như bàn ghế, sách, tài
liệu là chủ yếu. Bên cạnh đó còn do nguồn tài liệu trong thư viện có độ chính xác
cao và có thể tham khảo nguồn tài liệu phong phú, đa dạng mà không phải mua.
Kết quả này phù hợp với kết quả thu được trong mục 2 ở trên về mức độ
thường xuyên sử dụng thư viện của sinh viên.
d) Lý do sinh viên không sử dụng thư viện:
Bảng 2.2. Lý do sinh viên không sử dụng thư viện
TT Lý do Tỉ lệ %
1 Không có thời gian 23,1
2 Thư viện không có tài liệu bạn cần 67,3
3 Chương trình học không cần bạn phải đền thư viện tìm tài liệu 55,8
4 Bạn thường tìm tài liệu ở các nguồn khác (báo, tạp chí,
internet…)
73,2
5 Mượn tài liệu từ bạn bè 28,8
6 Khác 15,4
Thống kê cho thấy đa số sinh viên không chọn lên thư viện mà lựa chọn
phương pháp tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác sẵn có, dễ dàng và tiện dụng hơn
nhiều hơn như internet, báo chí… Ngoài ra cũng nhiều sinh viên cho rằng thư viện
không có đầy đủ tài liệu họ cần và không đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình

học.
Mặc dù vậy, đối với cả sinh viên đã từng sử dụng thư viện và chưa từng sử
dụng đều nhận thấy thư viện có những lợi ích nhất định như: Tăng tính độc lập,
sáng tạo, khả năng tự học cho sinh viên (50%); Nâng cao kết quả học tập ( 42,6%)
hay Tăng kỹ năng tổng hợp đánh giá thông tin… Điều này cũng có nghĩa nếu thư
viện làm tốt hơn nữa chức năng của mình có thể tăng số lượng sinh viên sử dụng
cũng như hiệu quả sử dụng so với hiện nay.
e) Xu hướng sử dụng thư viện của sinh viên trong tương lai
Biểu đồ 2.3 . Xu hướng sử dụng thư viện trong tương lai
Trong số các sinh viên đã từng lên thư viện, chỉ có 50% mong muốn tiếp tục
sử dụng thư viện trong tương lai, 50% số sinh viên còn lại chưa chắc chắn sẽ sử
dụng hoặc hoàn toàn không có ý định sử dụng thư viện trong tương lai. Điều này
đặt ra câu hỏi rằng nguyên nhân nào khiến lượng sinh viên có ý định ngưng việc sử
dụng thư viện lại đông như vậy?
f) Mục đích sử dụng thư viện
Mucdichsudungthuvien
Responses
Percent of Cases
N Percent
mucdichthuongsudung
Muonsach 48 18.0% 28.6%
Hoctap 104 39.1% 61.9%
NCKH 12 4.5% 7.1%
Timkiemthongtin 90 33.8% 53.6%
Giaitri 12 4.5% 7.1%
Total 266 100.0% 158.3%
Theo bảng thống kê trên ta thấy, đa số sinh viên sử dụng thư viện với mục
đích học tập. Điều này cho thấy, thư viện trường chỉ mới đem đến được cho sinh
viên chức năng phục vụ học tập, chưa đáp ứng được những nhu cầu về giải trí, thảo
luận trao đổi thông tin hay nghiên cứu khoa học.

g) Đánh giá về nguồn tài liệu trong thư viện
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về tài liệu thư viện
Đánh giá
Mức độ (%)
Rất không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng ý
Rất
đồng ý
Tài liệu đầy đủ, đa dạng 4,8 25,0 47,6 19,0 3,6
Tài liệu đã đáp ứng được
nhu cầu học tập, nghiên
cứu của sinh viên
0 28,5 40,5 31,0 0
Tài liệu được cập nhật
thường xuyên
32,1 40,5 25,0 2,4 0
Tài liệu dễ dàng truy cập,
sử dụng
4,8 56,0 26,2 10,7 2,3
Nguồn tài liệu trong thư viện nhìn chung đã đáp ứng được phần nào nhu cầu
sinh viên tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng cập nhật tài liệu
mới. Trong điều kiện hiện nay, sự cập nhật là hết sức quan trọng. Chính vì thế, sự
chậm trễ này là nhược điểm rất lớn của thư viện có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng
về thư viện trường.
Bên cạnh đó là những khó khăn trong quá trình tuy cập, tìm kiếm và sử dụng

nguồn tài liệu đúng nhu cầu. Điều này gây tâm lý phiền hà cho sinh viên khi nghĩ
đến phương pháp tìm kiếm thông tin từ thư viện.
h) Đánh giá sự hài lòng về các phương pháp tìm tin
Timtheodanhmuctracuu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Ratkhonghailong 4 2.4 2.4 2.4
Khonghailong 24 14.3 14.3 16.7
Binhthuong 98 58.3 58.3 75.0
Hailong 42 25.0 25.0 100.0
Total 168 100.0 100.0
Timtheotuphich
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Ratkhonghailong 6 3.6 3.6 3.6
Khonghailong 28 16.7 16.7 20.2
Binhthuong 102 60.7 60.7 81.0
Hailong 28 16.7 16.7 97.6
Rathailong 4 2.4 2.4 100.0
Total 168 100.0 100.0
Timtheophanmemtracuu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Ratkhonghailong 9 5.4 5.4 5.4
Khonghailong 37 22.0 22.0 27.4
Binhthuong 62 36.9 36.9 64.3
Hailong 56 33.3 33.3 97.6
Rathailong 4 2.4 2.4 100.0
Total 168 100.0 100.0
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng về phương pháp tìm tin trong thư viện
- Trong các phương pháp tra cứu tìm tin thì các phương pháp truyền thống

như tủ phích, danh mục tra cứu chưa đáp ứng được đòi hỏi từ phía sinh viên về tốc
độ tìm. Trong khi đó, phương pháp tra cứu hiện đại là phần mềm cũng mới chỉ đáp
ứng tốt hơn 2 phương pháp trên chứ chưa thực sự hài lòng do không có những
thông tin cần thiết giới thiệu về ấn phẩm, khiến người đọc khó tìm được nguồn
thông tin như mong muốn ban đầu.
i) Đánh giá về quy trình mượn sách
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về quy trình mượn sách về
nhà của thư viện
Đánh giá
Mức độ (%)
Rất không
hài lòng
Không
hài lòng
Bình
thường
Hài
lòng
Rất hài
lòng
Số lượng sách mượn hợp lý 2,4 15,5 42,9 38,1 1,2
Thời gian mượn phù hợp 0 19,0 44,0 33,3 3,6
Quy trình mượn đơn giản 1,2 23,8 39,3 27,4 8,3
Như trên đã nói, phòng mượn sách trong thư viện tương đối ít được sử dụng.
Nguyên nhân có thể thấy trong bảng là do quy trình mượn còn phức tạp, do đó sinh
viên còn e ngại trong việc mượn sách về nhà ở thư viện.
j) Đánh giá về cơ sở vật chất
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hài lòng cua rsinh viên về cơ sở vật chất trong thư
viện
Tiêu chí Mức độ (%)

Rất không
hài lòng
Không
hài lòng
Bình
thường
Hài lòng Rất hài
lòng
Diện tích 1,2 17,9 42,9 34,5 3,6
Ánh sáng 0 20,2 45,2 26,2 8,3
Độ thông thoáng 1,2 14,3 46,4 29,8 8,3
Tiếng ồn 4,8 17,9 38,1 32,1 7,1
Bàn, ghế học 1,2 16,7 48,8 27,4 6,0
Trang bị máy tính,
mạng internet
7,1 20,2 54,8 14,3 3,6
Cách bố trí sắp xếp 14,3 22,6 44,0 16,7 2,4
Thời gian phục vụ 19,7 26,2 44,0 16,7 2,4
Quy trình làm việc 7,1 33,3 38,1 20,2 1,2

×