ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÂM THỊ NGÂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn : PGS.TS Lương Văn Hinh
Thái Nguyên, năm 2014
38
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Tài
nguyên Môi trường trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn
thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND
phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên với đề tài:“Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
phường Tân Thành, thành phốThái Nguyên”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ
quan và nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi
đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại
nhà trường.
Em vô cùng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lương Văn Hinh giảng viên khoa
Tài nguyên Môi trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian
nghiên cứu đề tài vàtoàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài Nguyên
Môi Trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm chân thành với sự quan tâm, giúp đỡ của
UBND phường Tân Thành, đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các
anh chị phòng địa chính phường Tân Thành, các ban ngành đoàn thể cùng
nhân dân trong phường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập và nghiên cứu đề tài tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Lâm Thị Ngân
0
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương (01/01/2013) 13
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 37
Bảng 4.2. Cơ cấu các loại đất nông nghiệp của phường Tân Thành 38
Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính của phường Tân Thành, thành phố
Thái Nguyên năm 2013 40
Bảng 4.4. Mức đầu tư chi phí cho các loại cây trồng chính 43
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính 44
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của LUT cây trồng hàng năm 44
Bảng 4.7.Hiệu quả kinh tế của loại hình cây ăn quả chính 45
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng 46
Bảng 4.9.Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính 47
Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính trên địa
bàn phường Tân Thành, TP. Thái Nguyên 48
Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 50
1
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 4
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 4
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 4
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5
2.1.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp 5
2.1.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất 6
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 6
2.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 7
2.3. Sử dụngđất và những quan điểm về sử dụng đất bền vững 7
2.3.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 7
2.3.1.1. Khái niệm sử dụng đất 7
2.3.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 7
2.3.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 8
2.3.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên thế giới 8
2.3.2.2 Quan điểm sử dụng đất bền vững tại Việt Nam 9
2.4. Tình hình sửdụngđất nông nghiệp trong cả nước 13
2.4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại các địa phương trên cả nước 13
2.4.2. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên 14
2.4.2.1. Tình hình sử dụng đất Tỉnh Thái Nguyên 14
2.4.2.2. Tình hình sử dụng đất TP. Thái Nguyên 15
2
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
3.2. Địađiểm và thời gian nghiên cứu 17
3.2.1. Địa điểm 17
3.2.2. Thời gian tiến hành 17
3.3. Nội dung nghiên cứu 17
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Tân Thành, thành phố Thái
Nguyên 17
3.3.2 Khái quát về công tác Quản lý nhà nước về đất đai của phường Tân
Thành, thành phố Thái Nguyên 17
3.3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của phường Tân Thành,
thành phố Thái Nguyên 17
3.3.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Tân Thành 17
3.3.3.2 Các loại hình sử dụng đất chính trên toàn phường 17
3.3.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông ngiệp
trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên. 17
3.3.4.1 Định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 17
3.3.4.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu 18
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 18
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 18
3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 18
3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế 18
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội 19
3
3.4.3.3. Hiệu quả môi trường 19
3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững 20
3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 20
3.4.6. Phương pháp kế thừa 20
3.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ 20
3.4.8. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 20
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Tân Thành, thành phố Thái
Nguyên 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21
4.1.1.1. Vị trí địa lý 21
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 21
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu 22
4.1.1.4. Tài nguyên đất 23
4.1.1.5.Thủy văn, nguồn nước 23
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
4.1.2.1. Kinh tế 24
4.1.2.2 Dân số và lao động 25
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng 26
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường 27
4.1.3.1. Thuận lợi 27
4.1.3.2. Khó khăn 28
4.2. Khái quát chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai củaphường Tân
Thành, thành phố Thái Nguyên 28
4.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý sử dụng đất đai 28
4
4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính 29
4.2.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất . 29
4.2.4. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 30
4.2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất 30
4.2.6. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ 30
4.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 31
4.2.8. Quản lý tài chính về đất đai 31
4.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản 32
4.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 32
4.2.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai 33
4.2.12. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử
dụng đất đai 33
4.2.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 33
4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của phường Tân Thành, thành phố Thái
Nguyên 34
4.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên 34
4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của phường Tân Thành 38
4.4. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp củaphường Tân
Thành, thành phố Thái Nguyên 39
4.4.1. Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của phường Tân
Thành, thành phố Thái Nguyên 39
4.4.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân
Thành, thành phố Thái Nguyên 40
4.4.2.1. Loại hình sử dụng đất 2L 40
5
4.4.2.2. Loại hình sử dụng đất 2L-1M 41
4.4.2.3. Loại hình sử dụng đất cây ăn quả 42
4.4.2.4. Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp 43
4.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân
Thành, thành phố Thái Nguyên 43
4.4.3.1 Hiệu quả kinh tế 43
4.4.3.2. Hiệu quả xã hội 49
4.4.3.3. Hiệu quả Môi trường 49
4.5. Các loại hình sử dụngđất sản xuất nông nghiệp bền vững 51
4.5.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất: 51
4.5.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 51
4.5.1.2. Căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất 51
4.5.2. Hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất, kết quả đánh giá 52
4.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên 54
4.6.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 54
4.6.1.1 Quan điểm khai thác sử dụng đất 54
4.6.1.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 54
4.6.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên 55
4.6.2.1 Quy hoạch 55
4.6.2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 56
4.6.2.3 Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật 58
4.6.2.4 Nhóm giải pháp về thị trường 58
Phần 5 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 59
5.1. Kết luận 59
5.2. Đề nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên 22
Biểu đồ 4.2.Cơ cấu đất đai phường Tân Thành năm 2013 38
Biểu đồ 4.3.Cơ cấu đất nông nghiệp phường Tân Thành năm 2013 39
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 RRA Rural Rapid Appraisal – Đánh giá nhanh nông thôn
2 T Tổng giá trị sản phẩm
3 N Thu nhập thuần thúy
4 H Hiệu quả sử dụng đồng vốn
5 C
sx
Chi phí sản xuất
6 q Khối lượng của từng loại sản phẩm
7 p Gía của từng loại sản phẩm
8 LUT Land use type - Loại hình sử dụng đất
9 L Thấp
10 M Trung bình
11 H Hight - Cao
12 VH Very hight – Rất cao
13 TB
Trung bình
14 FAO
Food and Agriculture Organization – Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc
15 UBND Uỷ ban nhân dân
16 HTX Hợp tác xã
17 QL3, QL 37 Quốc lộ 3, Quốc lộ 37
18 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
19 KHKT Khoa học kỹ thuật
20 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
21 THCS Trung học cơ sở
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay
thế được, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, sử
dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và
phát triển bền vững.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài
người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên
cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó
làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang
trở thành vấn đề toàn cầu.
Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành
tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước. Nông nghiệp
cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện và
đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp không những
đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền
kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu.
Theo báo cáo của Trung tâm tin học và thống kê Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm và thủy sản
tháng 2/2013 của nước ta như sau:
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản tháng 2 ước đạt 1,5 tỷ
USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 3,6 tỷ USD,
tăng 50,7% so với cùng kỳ. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
nông sản chính tháng 2 ước đạt 816 triệu USD, 02 tháng đầu năm đạt 2 tỷ
2
USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ; thuỷ sản tháng 2 ước đạt 400 triệu USD, 02
tháng đầu năm đạt 835 triệu USD, tăng 54,4%; lâm sản tháng 2 ước đạt 222
triệu USD, 02 tháng đầu năm đạt 594 triệu USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, cả khối lượng và giá trị xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông
lâm thuỷ sản đều tăng khá, trong đó giá trị tăng nhanh hơn khối lượng. Trong
đó tăng trưởng của các mặt hàng chủ yếu: Khối lượng xuất khẩu gạo tháng 2
ước đạt 600 nghìn tấn, với giá trị 310 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu 2
tháng đạt 1,1 triệu tấn thu về 592 triệu USD tăng 55,6% về khối lượng nhưng
giá trị chỉ tăng 44,5% so với năm 2010, cà phê khối lượng xuất khẩu tháng 2
ước đạt 80 nghìn tấn, giá trị đạt 155 triệu USD, đưa khối lượng 2 tháng lên
225 nghìn tấn và giá trị lên 438 triệu USD, tăng nhẹ (2,2%) về lượng và
40,4% về giá trị, cao su tháng 2 đạt 30 ngàn tấn, kim ngạch đạt 135 triệu
USD. Như vậy khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng là 106 ngàn tấn và giá trị
là 467 triệu USD, tăng 38,2% về lượng nhưng giá trị gấp 2,4 lần,: Ước tháng
2 xuất khẩu đạt 11 ngàn tấn, với giá trị 16 triệu USD, đưa tổng khối lượng
xuất khẩu 2 tháng năm 2011 lên 22 ngàn tấn và giá trị lên 32 triệu USD, so
với cùng kỳ về lượng tăng 27,4%, kim ngạch tăng 34,3%
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một
hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay của
nước ta, đồng thời đó cũng là điều kiện để thực hiện tiến trình hội nhập với
kinh tế thế giới.
Phường Tân Thành nằm ở cửa ngõ Đông Nam thành phố cách trung tâm
hành chính thành phố khoảng 8km. Phía Bắc giáp phường Hương Sơn,
phường Trung Thành, phía Đông và phía Nam giáp xã Lương Sơn, phía Tây
giáp xã Tân Quang – Thị xã Sông Công.[1]
Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội: Trên địa bàn có
tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên cùng với nhiều tuyến đường giao
3
thông huyết mạch như: quốc lộ 37, quốc lộ 3 nối thành phố Thái Nguyên với
Hà Nội và nhiều trung tâm kinh tế – chính trị khác của vùng Đông Bắc, đồng
bằng sông Hồng…đây là điều kiện thuận lợi để phường trao đổi, giao lưu văn
hóa, chính trị và phát triển kinh tế.[2]
- Tổng diện tích tự nhiên tính đến 01/01/2014 của phường là 238,49 ha,
dân số là 4.660 người.[1]
- Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của phường chuyển dịch theo
hướng tiến bộ phù hợp với sự phát triển chung của cả thành phố. Giảm tỷ
trọng phát triển các nghành nông – lâm nghiệp và tăng tỷ trọng các nghành
thương mại – dịch vụ, tiểu thủ – công nghiệp. Năm 2013 sản xuất lương thực
có hạt đạt 294,8 tấn tăng 14,2% so với kế hoạch; giá trị sản xuất của nghành
công nghiệp đạt 13,5 tỷ đồng, đến năm 2014 phấn đấu đạt 16 tỷ đồng.[2]
Tuy nhiên, cũng như các phường, xã nông nghiệp khác phường Tân
Thành đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún,
công nghệ lạc hậu, chất lượng nông sản thấp, khả năng hợp tác liên doanh
cạnh tranh còn yếu, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Trong điều kiện diện
tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa và gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế, đồng thời tạo
đà cho phát triển nông nghệp bền vững. Đó là mục tiêu nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái
Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường.
- Đánh giá được hiệu quả một số loại hình sử dụng đất chính
4
- Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả
- Đưa ra các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
của phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của phường
Tân Thành.
- Đề xuất các các loại hình sử dụng có hiệu quả, giải pháp để nâng cao hiệu
quả các loại hình sử dụng đất đó.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã được học nghiên cứu trong nhà trường và những
kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá
trình làm đề tài.
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề
xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là
đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển.Đất là lớp mặt
tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là
lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của
thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch
quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn
quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản.[11]
Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và qui hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đất đai
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
- Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất
nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có
giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ
nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm
và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp
giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác,
nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.[10]
- Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.[1]
6
- Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu
năm.[176]
2.1.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất
* Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
và đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
* Yếu tố điều kiện tự nhiên: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn,
không khí…
* Yếu tố về kinh tế - xã hội: chế độ xã hội, dân số, lao động, trình độ
khoa học kỹ thuật, giao thông…
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Đất là tư liệu sản xuất cần thiết và không thể thiếu đối với mọi quá trình
sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Đối
với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện
vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản
xuất như: cày, bừa, xới, xáo…) và công cụ lao động hay phương tiện lao động
(Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ
chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang
làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7
triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết
nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ, tăng
năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
7
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập
bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất
hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn
chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người,
đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn
tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát
triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền
vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi
trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
2.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản
xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người.
- Trong nông nghiệp ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình
sản xuất.
+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng
nước, muối khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển.
2.3. Sử dụngđất và những quan điểm về sử dụng đất bền vững
2.3.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.3.1.1. Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa
người với đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trường.
2.3.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
8
* Yếu tố điều kiện tự nhiên: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn,
không khí…
* Yếu tố về kinh tế - xã hội: chế độ xã hội, dân số, lao động, trình độ
khoa học kỹ thuật, giao thông…
2.3.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
2.3.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên thế giới
Theo Tổ chức Sinh thái và môi trường thế giới, “Nông nghiệp bền vững
là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện tại, mà không
làm giảm khả năng ấy đối với thế hệ mai sau”.
Hội nghị Môi trường toàn cầu Rio de Janerio (06/1992) đưa ra khái niệm
phát triển nông nghiệp bền vững “là sử dụng đất hợp lý có hiệu quả, Bảo vệ
Môi trường một các khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế”.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả
năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Các khái niệm trên đều bao gồm hai nội dung chính: các nhu cầu của con
người và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu
cầu hiện tại và tương lai của con người.
Chính vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới đều có 3 nội
dung chính :
* Bền vững về kinh tế
- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua
công nghệ tiết kiệm và thay đổi đời sống.
- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống
dịch vụ y tế và giáo dục.
- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.
9
- Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm
thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng)
* Phát triển bền vững về mặt xã hội nhân văn
- Ổn định dân số
- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị
- Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa
- Nâng cao học vấn, xóa mù chữ
- Bảo vệ đa dạng văn hóa
- Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích của giới
- Tăng cường sự quan tâm của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
*Bền vững về tự nhiên
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo
- Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
- Bảo vệ đa dạng sinh học
- Bảo vệ tầng ozôn
- Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
- Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm
- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm ( nước, khí, đất, lương thực thực
phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường trong khu vực ô nhiễm.
2.3.2.2 Quan điểm sử dụng đất bền vững tại Việt Nam
FAO đã đưa ra được những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng, chất
lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho
những người trực tiếp làm nông nghiệp.
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài
nguyên thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được
10
không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự
nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng sống ở nông
thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin
cho nông dân.
Những nguyên tắc được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và
là những mục tiêu cần đạt được:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (Hiệu quả sản xuất).
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (An toàn).
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất, nước.
- Có hiệu quả lâu dài.
- Được xã hội chấp nhận
Thực tế nếu diễn ra đồng bộ với những mục tiêu trên thì khả năng bền
vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt được một hay vài mục tiêu mà không phải tất cả
thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Vận dụng các nguyên tắc đã nêu ở trên, ở Việt Nam một loại hình được
coi là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được
thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút
được lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ
màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.
Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở
thời điểm hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên
để có những định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng.
Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt
được trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản
11
xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên
đất đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt
động sống của con người.
2.3.3. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
với quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai
2.3.3.1. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
với quy hoạch sử dụng đất
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ mà khả năng khai hoang mở
rộng diện tích đất nông nghiệp là rất khó. Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp
luôn có xu hướng giảm đi. Sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đặc biệt là
sử dụng đất lúa, đất lâm nghiệp càng phải được quan tâm trong quá trình lập
quy hoạch đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và vấn đề bảo vệ môi trường.
Trên thực tế diện tích đất lúa luôn bị giảm do chuyển đổi đất lúa sang
mục đích sử dụng khác. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy
hoạch đất lúa ngoài việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế thấp nhất việc
chuyển đổi đất lúa sang các mục đích sử dụng khác, thì quy hoạch cũng dựa
vào việc ứng dụng mạnh các thành tựu khoa học công nghệ, kết hợp với đầu
tư thủy lợi nằm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Quy hoạch sử dụng đất lúa gắn
với việc thực hiện các chính sách bảo vệ, quản lý và phát triển đất lúa; chính
sách đối với các địa phương thuộc vùng quy hoạch chuyên sản xuất lúa…, tạo
động lực cho sản xuất lúa gạo phát triển, nâng cao đời sống cho người dân và
lợi ích của các địa phương trồng lúa.
Ngoài ra, việc quy hoạch đất lâm nghiệp cũng cần phải được quan tâm
hơn, theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp
của cả nước thấp hơn quy hoạch được duyệt 595.059 ha. Đặc biệt, kết quả
kiểm kê quỹ đất thuộc phạm vi quy hoạch 3 loại rừng của các địa phương cho
thấy, có nhiều tỉnh quy hoạch cả diện tích đất khu dân cư, đất sản xuất nông
nghiệp và các mục đích chuyên dung khác vào quy hoạch đất lâm nghiệp,
trong đó đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp tại 45 tỉnh, thành phố
lên tới 843.570 ha; vào mục đích phi nông nghiệp có 36 tỉnh gồm 368.883ha.
Các tỉnh như: Bình Phước, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên vẫn còn đáng
12
kể diện tích đất lâm nghiệp đang có rừng nằm ngoài phạm vi quy hoạch lâm
nghiệp; đồng thời cũng mới có 10.159.864 ha/15.249.025 ha đất lâm nghiệp
được cấp GCNQSD đất, đạt 73,8%. Nếu so với kết quả kiểm kê năm 2005,
đất lâm nghiệp cả nước tăng 571.616 ha, nguyên nhân chủ yếu đó là nhờ các
địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng.
Mặt khác, phần lớn các tỉnh đã hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính đất lâm
nghiệp và diện tích được xác định chính xác hơn. Song có 23 tỉnh diện tích
đất lâm nghiệp giảm do xây dựng các công trình thủy điện hoặc chuyển sang
sản xuất nông nghiệp.
2.3.3.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
và công tác quản lý nhà nước về đất đai
Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp
nói riêng, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các cơ quan chuyên trách tập
trung kiểm tra, xử lý các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không
đúng quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt; tăng cường kiểm soát chặt chẽ
việc chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của
pháp luật và đúng quy hoạch.
Đặc biệt là rà soát lại đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, phường để thay
thế những cán bộ thiếu trách nhiệm, hạn chế về năng lực để xảy ra nhiều sai
phạm về quản lý sử dụng đất ở địa phương; mặt khác tăng cường đầu tư kinh
phí để hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ điạ chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cập nhật chỉnh lý biến động đất
nông nghiệp trên toàn quốc.
13
2.4. Tình hình sửdụngđất nông nghiệp trong cả nước
2.4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại các địa phương trên cả nước
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương (01/01/2011)
Tỉnh/ TP
Tổng
diện tích
Trong đó
Đất sản
xuất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
Hà Nội 334,5 153,2 24,1 68,6 34,9
TP.Hồ Chí Minh 209,6 75,3 34,4 30,6 21,2
Vĩnh Phúc 123,2 49,9 32,8 18,7 7,6
Bắc Ninh 82,3 43,7 0,6 16,7 9,9
Cao Bằng 672,5 84,0 514,3 12,2 4,7
Bắc Kạn 485,9 37,5 334,7 11,3 2,4
Tuyên Quang 587,0 69,5 446,8 22,6 5,4
Lào Cai 638,4 79,9 315,7 16,0 3,4
Yên Bái 689,9 77,6 470,0 31,6 4,5
Thái Nguyên 352,6 99,4 171,7 20,4 10,6
Lạng Sơn 832,4 106,0 414,0 23,3 5,8
Bắc Giang 382,8 122,3 136,1 51,3 21,4
Phú Thọ 353,2 99,7 167,9 24,4 9,0
Điện Biên 956,3 120,5 623,6 9,5 3,4
Lai Châu 911,2 77,6 398,7 7,9 2,8
Sơn La 1417,4 247,7 572,9 17,7 7,0
Hoà Bình 459,5 55,2 251,3 15,0 20,1
(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 2011)
Qua bảng trên ta thấy: Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa
phương, nhìn tổng thể có thể thấy phần đất sản xuất nông nghiệp có xu thế
giảm so với phần đất lâm nghiệp. Qua bảng nhìn từ tỉnh Cao Bằng đến tỉnh
Hòa Bình thì diện tích đất lâm nghiệp cao hơn so với các tỉnh, thành phố như:
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Tuy nhiên bên cạnh đó phần
diện tích đất chuyên dùng ở các tỉnh, thành phố này cũng cao hơn so với đất
lâm nghiệp và đất ở. Có thể thấy sự biến động diện tích về đất đai ở các tỉnh,
thành phố này là rất lớn trong năm.
14
2.4.2. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên
2.4.2.1. Tình hình sử dụng đất Tỉnh Thái Nguyên
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là: 352620 ha.
Trong đó:
1. Đất nông nghiệp:
Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đạt tỷ lệ cao (tăng 3 lần so với kế hoạch),
do mở rộng diện tích trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Thực hiện được 450 ha, đạt tỷ lệ 100% so với kế
hoạch (diện tích này chủ yếu đưa vào trồng cây ăn quả và cây chè).
- Đất lâm nghiệp: Thực hiện được 9.504,26 ha, trong đó rừng sản xuất trồng
đựơc 3.986,40 ha, đạt 664,40% kế hoạch; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng thực
hiện được 1.013,21 ha, đạt 72,37 % kế hoạch; khoanh nuôi phục hồi rừng
thực hiện được 4.504,65 ha, đạt 450,47 % kế hoạch.
2. Đất phi nông nghiệp:
Thực hiện trong năm 2013 được 806,73 ha, đạt 54,50 % so với kế hoạch,
trong đó:
- Đất ở: Thực hiện được 86,22 ha, đạt 75,65 % so với kế hoạch, gồm:
+ Đất ở đô thị thực hiện được 54,17 ha, đạt 98,61 % so với kế hoạch.
+ Đất ở nông thôn thực hiện được 32,05 ha, đạt 54,29 % so với kế hoạch.
- Đất chuyên dùng: Thực hiện được 701,79 ha, đạt 54,15 % so với kế
hoạch, trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp thực hiện được 9,72 ha, đạt
274,58 % so với kế hoạch (phần diện tích vượt so với kế hoạch là do chuyển
từ năm 2012 sang thực hiện năm 2013).
+ Đất quốc phòng, an ninh thực hiện được 64,76 ha, đạt 12,59 % so với kế
hoạch.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thực hiện được 428,95 ha, đạt
15
148,70 % so với kế hoạch (phần diện tích vượt so với kế hoạch là do chuyển
từ năm 2012 sang thực hiện năm 2013).
+ Đất có mục đích công cộng thực hiện được 198,36 ha, đạt 40,52% so với
kế hoạch.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Thực hiện được 1,89 ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Thực hiện được 16,83 ha, đạt 59,45 % so với kế
hoạch.
3. Đất chưa sử dụng: Năm 2013, đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng là
5.051,73 ha, trong đó đất nông nghiệp là 4.999,61 ha; đất phi nông nghiệp là
52,12 ha.
2.4.2.2. Tình hình sử dụng đất TP. Thái Nguyên
Tổng diện tích tự nhiên đến năm 2013 là 18.630,56 ha, trong đó: nhóm
đất nông nghiệp có 12.266,51 ha chiếm 65,84% tổng diện tích tự nhiên, nhóm
đất phi nông nghiệp có 5.992,86 ha chiếm 32,17%, nhóm đất chưa sử dụng có
371,19 ha chiếm 1,99% ha tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
– Đất nông nghiệp: Có 12.266,51 ha, chiếm 65,84% tổng diện tích đất tự
nhiên bao gồm các chỉ tiêu loại đất sau:
a) Đất sản xuất nông nghiệp: Có 9.021,64 ha chiếm 48,42% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó đất trồng cây hàng năm có 5.017,50 ha (đất trồng lúa
có 3.661,23 ha; đất cỏ dùng vào chăn nuôi có 17,57 ha và đất trồng cây hàng
năm khác là 1.338,70ha), đất trồng cây lâu năm có 4.004,14 ha.
b) Đất lâm nghiệp: Có 2.911,52 ha, chiếm 15,63% tổng diện tích đất tự
nhiên. Gồm có đất rừng sản xuất 1.926,70 ha, đất rừng phòng hộ 984,82 ha và
không có đất rừng đặc dụng.
c) Đất mặt nước nuôi trông thủy sản: Có 329,94 ha, chiếm 1,77% tổng diện
tích đất tự nhiên.