Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.92 KB, 50 trang )

Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
MỤC LỤC
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
MỞ ĐẦU
Bước vào cơ chế thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất
là sau khi gia nhập WTO, hộ nông dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối
thủ sản xuất kinh doanh mạnh. Đó là các hàng hoá nông sản nhập khẩu và
cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu của nông dân các nước phát triển hơn, có
tổ chức tốt về quy mô, về trình độ hợp tác. Trong khi 50% giá trị sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam dành cho xuất khẩu thì tình trạng đơn thương độc
mã hiện nay không cho phép các hộ tiểu nông cạnh tranh nổi trong sản xuất,
thương thuyết nổi trong mua bán, tranh thủ được về chính sách. Phải nói rằng,
hơn lúc nào hết, người nông dân cần có tổ chức thực sự của mình, được tổ
chức tốt từ trên xuống dưới do họ tổ chức vận động nên, giúp cho họ vốn, tiêu
thụ sản phẩm và kỹ thuật sản xuất tiên tiến…Đó là hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp (HTXDVNN).
Ngọc Sơn là một xã nông nghiệp của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
nên việc quan tâm chú trọng đến nông nghiệp rất được Đảng uỷ, UBND và
các ban ngành cùng nhân dân trong xã quan tâm, đặc biệt là việc thực hiện
chủ trương, chính sách về phát triển đổi mới hợp tác xã nông nghiệp. Trong
những năm qua nhân dân cùng các cấp, ngành luôn cố gắng thực hiện nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nhưng trong
quá trình thực hiện hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cũng gặp
một số khó khăn: thiếu vốn, cở sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, ruộng đất còn
manh mún, trình độ của cán bộ quản lý có phần còn hạn chế nên phần nào
chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc trong thời kỳ hiện nay, ý thức tham
gia của một số xã viên trong hợp tác xã kém vẫn mang tư tưởng bao cấp
Điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của HTXDVNN, xã
Ngọc Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý


1
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài “Thực trạng và giải pháp để nâng
cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” được lựa chọn cho chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề bao gồm các nội dung chính:
- Đánh giá thực trạng hoạt động của HTXDVNN, xã Ngọc Sơn huyện
Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của HTXDVNN, xã
Ngọc Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của
HTXDVNN, xã Ngọc Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
2
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HTX VÀ HTX DVNN
1.1 Lý luận về HTXDVNN
1.1.1 Một số khái niệm.
1.1.1.1 Khái niệm về hợp tác xã.
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
tại Điều 20 đã khẳng định: "Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp
tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ và cùng có lợi". (Hiến pháp 1992 đã được bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001 – QH10)
Luật Hợp tác xã năm 2003 xác định: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu,
lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để
phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật". (Luật HTX)
Tóm lại, HTX là một kiểu tổ chức sản xuất, kinh doanh do cá nhân, hộ
gia đình, doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội tự nguyện góp vốn để giải
quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống.
1.1.1.2 Nguyên tắc hoạt động cơ bản của hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã năm 1996 nêu thành 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của HTX, cụ thể: "Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã; Quản lý dân
chủ và bình đẳng; Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Chia lãi bảo đảm kết
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
3
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
hợp lợi ích xã viên và sự phát triển của hợp tác xã; Hợp tác và phát triển cộng
đồng". (Luật HTX)
Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định 4 nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của HTX là: "Tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng" (Luật HTX).
1.1.1.3 Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế phát triển kinh tế hộ gia
đình, lợi ích hộ không mâu thuẫn với lợi ích HTX, việc hình thành HTX phải
theo nguyên tắc thị trường, vận hành theo quan hệ và qui luật kinh tế. Tuyệt
đối không nên quan niệm HTX là tổ chức XH; cứu trợ XH đối với nông dân
và tập thể hoá nông dân.
Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện
lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các
nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất
hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại.
Đặc trưng của HTX nông nghiệp - nông thôn trong điều kiện mới đó là

liên kết hợp tác của các chủ thể kinh tế tự chủ (kinh tế hộ, kinh tế trang trại)
đây là hạt nhân và là nền tảng cơ bản của HTX kiểu mới.
- Dịch vụ là lĩnh vực rộng: “là hoạt động cung ứng lao động, khoa học
kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất kinh doanh đời sống
vật chất tinh thần, các hoạt động của ngân hàng, tín dụng”
- Dịch vụ nông nghiệp là điều kiện, yếu tố cần thiết, cần có cho quá trình
sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó trong nông nghiệp mà người sản
xuất không có sẵn, không làm được hoặc làm nhưng không có hiệu quả.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp là hoạt động nhằm cung cấp trao đổi
tiếp nhận và sử dụng dịch vụ giữa người sản xuất nông nghiệp và người cung
cấp dịch vụ theo một phương thức nhất định nào đó.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
4
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
1.1.1.4 Vai trò của HTX và HTX DVNN.
Hợp tác xã là liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết
hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt
hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Kinh tế hợp tác thực hiện vai trò chủ thể chính trong việc cung ứng
dịch vụ, hỗ trợ kinh tế hộ gia đình, cá nhân phát triển, hợp tác liên kết sản
xuất với các nhà sản xuất tạo điều kiện cho quá trình cung ứng dịch vụ của
HTX có kết quả, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn.
1.1.2 HTX DVNN, đặc điểm của HTX DVNN
* Khái niệm:
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế phát triển kinh tế hộ gia
đình, lợi ích hộ không mâu thuẫn với lợi ích HTX, việc hình thành HTX phải
theo nguyên tắc thị trường, vận hành theo quan hệ và qui luật kinh tế. Tuyệt
đối không nên quan niệm HTX là tổ chức XH; cứu trợ XH đối với nông dân
và tập thể hoá nông dân. (Tài liệu hỏi đáp văn kiện Đại hội VIII của Đảng)

Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập
ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn
khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất hàng hoá,
đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại.
* Đặc điểm hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp.
Hoạt động dịch vụ của HTXDVNN ra đời và phát triển gắn với quá
trình phát triển của đời sống nông dân, phục vụ nhu cầu của nông dân. Hoạt
động dịch vụ của HTX phát triển nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Hoạt động
dịch vụ của HTX chủ yếu là những hoạt động mà hộ xã viên không thể làm
hoặc làm nhưng không có hiệu quả. Đó là những hộ xã viên nhỏ lẻ, tài chính
yếu không đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
5
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Hoạt động dịch vụ của HTX cũng như các hoạt động kinh tế khác đều
chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, cạnh tranh về vốn, về thị
phần, về nguồn hàng… Vì vậy để hoạt động dịch vụ của HTX có hiệu quả
phải nắm bắt rõ quy luật của thị trường, tiếp cận được với thị trường, nhạy
bén với sự thay đổi của thị trường.
Hoạt động dịch vụ của HTX còn chịu tác động sâu sắc của mô hình
kinh tế. Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp việc tổ chức các
hoạt động dịch vụ của HTX được thể hiện bằng các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà
nước (áp đặt, mệnh lệnh) do đó các hoạt động dịch vụ của HTX không phát
triển mà nó trở nên kém hiệu quả. Do bao cấp nên không có động lực kinh
doanh, công tác quản lý phân tán, chồng chéo, mất đi tính năng động, sáng tạo
dẫn đến nền sản xuất bị sa sút nghiêm trọng. Ngày nay trong cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, việc tổ chức hoạt động dịch vụ của HTX, đã xác
định được phương hướng sản xuất kinh doanh, các hình thức hoạt động dịch
vụ trong HTX đa dạng, phong phú.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

- Chính sách, chủ trương phát triển hợp tác xã của Đảng và nhà nước
Nông nghiệp nước ta qua các giai đoạn phát triển có được thành tựu
như hôm nay phần lớn là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua
các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn. Cũng chính
vì thế mà hoạt động của HTXDVNN có tốt hay không phần lớn là do chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển HTXDVNN.
Qua nhiều năm phát triển Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm phát huy vai trò của hợp tác xã đặc biệt là chính sách chuyển đổi
từ HTX kiểu cũ (HTX thời quan liêu bao cấp) sang HTX kiểu mới với công
việc chủ yếu là cung cấp các dịch vụ nông nghiệp cho nông dân. Chính những
chủ trương, chính sách đó đã làm cho hoạt động của hợp tác xã ngày càng có
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
6
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
hiệu quả và thiết thực, từ đó nâng cao vai trò hợp tác xã.
- Nguồn lực.
+ Vốn: Vốn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của
HTXDVNN. Một khi thiếu vốn thì mọi hoạt động của hợp tác xã hầu như
ngưng lại. Điều này dẫn đến việc hợp tác xã làm ăn không hiệu quả và dẫn
đến việc giải thể, quan trọng hơn là làm mất lòng tin của người dân vào
HTXDVNN.
+ Lao động và trình độ quản lý hợp tác xã: Yếu tố con người là nhân tố
quyết định quá trình hoạt động của HTX nói chung và HTXDVNN nói riêng,
đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã. Nếu cán bộ quản lý hợp tác xã có
năng lực, có trình độ chuyên môn cao, điều hành công việc tốt thì hợp tác xã đó
hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, cán bộ quản lý hợp tác xã không có năng lực,
trình độ yếu, chuyên môn thấp thì HTX đó hoạt động không có hiệu quả.
+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là nơi diễn ra các hoạt động của hợp tác
xã: trao đổi công việc của cán bộ quản lý, cửa hàng cung cấp các vật tư nông
nghiệp… Vì vậy cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của

HTXDVNN. Nếu cơ sở hạ tầng tốt thuận lợi cho quá trình làm việc của cán
bộ hợp tác xã và người lao động từ đó nâng cao năng suất làm việc. Ngược
lại, cơ sở hạ tầng không tốt, điều kiện làm việc không thuận lợi sẽ làm giảm
hiệu quả làm việc xuống gấp nhiều lần.
- Ý thức của xã viên: Kết quả, hiệu quả hoạt động của HTXDVNN còn
bị ảnh hưởng rất lớn bởi ý thức của xã viên trong hợp tác xã. Vì HTX tồn tại
được là do sự góp vốn, góp sức của mỗi xã viên trong HTX. Nếu các xã viên
trong HTX đều có ý thức trong việc nâng cao kết quả hoạt động của HTX thì
mục tiêu của hợp tác xã sẽ đạt được. Ngược lại, mỗi xã viên đều trông chờ, ỷ lại
thì hoạt động của hợp tác xã không có kết quả mà dẫn đến giải thể hợp tác xã.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
7
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
1.2 Thực tiễn hoạt động của HTX DVNN
1

1.2.1 Thực tiễn hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
2
* Phong trào HTX trước 1960.
Nhằm tạo ra động lực mới trong nông dân để phát triển nông nghiệp,
Đảng và Nhà nước ta ra nhiều chính sách, chủ trương thong qua các hình thức
đổi công hợp tác. Trong giai đoạn này, Nghị quyết lần thứ 8 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 8 năm 1955 đã đề ra chủ trương xây
dựng thí điểm một số HTXNN.
Trong 3 năm 1958 - 1960 HTXNN ở miền Bắc với hình thức chủ yếu là
bậc thấp phát triển nhanh nhưng không vững chắc. Có tình trạng đó là do không
thực sự tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Xây dựng HTX
không xuất phát từ lợi ích của xã viên mà chạy theo phong trào, chạy theo chỉ
tiêu kế hoạch nên đã làm lướt, làm ẩu, gò ép. Mặt khác trình độ cán bộ HTX yếu
kém, không được đào tạo bồi dưỡng nên quản lý kém hiệu quả.

* Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1986.
Từ 1966 - 1975: trong thời kỳ này lần đầu tiên Điều lệ của HTX sản xuất
nông nghiệp được ban hành, do chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Điều lệ HTX ra đời đã
có tác dụng hưóng dẫn các HTX trong một số lĩnh vực như tổ chức quản lý phân
phối. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn tiến bộ chậm và có những mặt trì trệ,
tổ chức sản xuất và quan hệ quản lý nông nghiệp rất phân tán.
Năm 1976 - 1980, ở miền Bắc tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản
xuất, cải tiến một bước quản lý tiến lên sản xuất lớn XHCN, đánh dấu bằng
Nghị quyết 61/CP ngày 5/4/1976 của Hội đồng Bộ trưởng, quyết định mở
rộng cuộc vận động ở các tỉnh trung du, miền núi và những xã đồng bằng ven
biển có diện tích đất rừng nhằm gắn chặt nông nghiệp với lâm nghiệp; tăng
1
Nguồn: “Một số vấn đề cơ bản về HTX” nhà xuất bản lao động-xã hội” xuất bản 2004
2
Nguồn: “Một số vấn đề cơ bản về HTX” nhà xuất bản lao động – xã hội xuất bản 2004
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
8
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
cường chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất, thu hồi hết
những ruộng đất bị lấn chiếm trái phép để trên cơ sở đó tổ chức lại sản xuất
và cải tiến quản lý sử dụng tốt các tư liệu sản xuất.
* Từ 1986 đến 1996.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị ra Nghị
quyết “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là Nghị quyết 10).
Với nội dung chủ yếu là: “Tổ chức lại sản xuất trong các HTX; đặt rõ vai trò
kinh tế hộ xã viên; khoán gọn đến hộ và nhóm hộ. Hợp tác xã là đơn vị tự
chủ, tự quản, điều chỉnh và đổi mới một bước các quan hệ sở hữu, quan hệ
quản lý giữa HTX với hộ xã viên, đổi mới quan hệ phân phối, xoá bỏ chế độ
phân phối theo công điểm, bảo đảm người lao động trực tiếp được hưởng trên
dưới 40% sản lượng khoán, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông

thôn, nông nghịêp, từng bước xây dựng nông thôn mới”.
* Từ khi có luật HTX 1996 đến nay.
Sau khi luật HTX được ban hành thì một loạt các chính sách của Đảng,
Nhà nước về HTX cũng được ban hành đồng thời như: Chỉ thị 68 của Bí thư
trung ương Đảng; Nghị định 43 quy định điều lệ mẫu HTXNN; Nghị định 16
của Chính phủ về chuyển đổi HTX cũ theo Luật, Nghị định 15 về các chính
sách ưu tiên đối với HTX; Nghị định 02 về chức năng quản lý Nhà nước đối
với HTX và các nghị định ban hành điều lệ mẫu của các HTX ngành khác.
Có thể nói đây là lần đầu tiên chúng ta có được bộ luật HTX hoàn
chỉnh và đầy đủ nhằm phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ
sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN.
Khi luật HTX và các chính sách của nhà nước được ban hành, ở 61
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
9
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
tỉnh, thành trong cả nước đều thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý của
HTX cũ sang hoạt động theo luật, đồng thời cũng thành lập được nhiều HTX
mới và cũng giải thể một số HTX không còn tác dụng. Nếu trước đây các địa
phương còn rất lúng túng và né tránh, không muốn “đụng chạm” đến HTX thì
từ khi có luật, các HTX đã được xác định: nếu HTX còn tồn tại và phát triển
thì phải dựa trên các nguyên tắc của luật và HTX cũ có thể giải thể nếu xã
viên không có nhu cầu hợp tác.
Thực hiện chuyển đổi theo tinh thần của luật HTX 2003 và Nghị đinh
177/2004/CP - NĐ của Chính phủ là nhằm làm cho các HTX năng động hơn,
có quyền tự chủ và tự quyết trong nhiều hoạt độnghơn và công khai tự quyết
về tài chính. Thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ - CP ngày 11/7/2005 của
Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, UBND
các địa phương phải thực hiện chính sách giao đất không thu tiền và cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX làm trụ sở, nhà kho, nhà xưởng
mà không thu tiền. Đây là chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với
loại hình kinh tế HTXDVNN.
1.2.2 Kinh nghiệm hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới
* Quá trình hình thành và phát triển HTXNN của Nhật Bản.
Hợp tác xã ở Nhật Bản được hình thành từ năm 1843 với mục đích
phục vụ nhu cầu về hoạt động tín dụng của những người nông dân. Đến năm
1900, luật hợp tác xã Nhật Bản đầu tiên ra đời quy định về tổ chức của 5 loại
hình HTX là HTX tín dụng, Marketing, mua không bán, sản xuất và tiêu thụ.
Đối với HTX nông nghiệp, Luật HTXNN đầu tiên thông qua vào năm 1947.
Nội dung hoạt động của HTXNN gồm: Cung cấp các chương trình đào tạo để
tăng cường việc sử dụng công nghệ trong nông nghiệp, hợp tác nhằm nâng
cao mức sống và mở rộng các hoạt động văn hoá; phát triển và mở rộng diện
tích đất nông nghiệp, chú trọng công tác thuỷ lợi và hướng dẫn thành lập
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
10
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
trang trại, vận động các thành viên liên kết đất đai làm trang trại; nghiên cứu
thị trường, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp; cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và các hang hoá thiết yếu phục vụ nông
dân; thành lập và quản lý quỹ phục vụ sản xuất nông nghiệp; cung cấp các
dịch vụ bảo hiểm; sản xuất phân bón; chế biến các sản phẩm nông nghiệp;
cung cấp phúc lợi công cộng, thành lập bệnh viện phục vụ cho nông dân.
* Hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc.
Trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc hiện có 1.239 HTX nông nghiệp (bao
gồm các HTX dịch vụ nông nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia
súc) và hơn 88 HTX chuyên trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút
100% nông dân tham gia làm xã viên (2,4 triệu người). Tất cả các HTX này
đều là thành viên của Liên đoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc, tạo thành một
hệ thống thống nhất triển khai các dịch vụ hỗ trợ nông dân từ khâu lập kế

hoạch và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế
biến và tiêu thụ nông sản cho đến cung cấp các dịch vụ ngân hàng và bảo
hiểm. Hệ thống HTX nông nghiệp hiện có 4.600 các chợ và cửa hàng bán
nông sản trên cả nước giúp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với tổng doanh số
đạt 37 ngàn tỷ won/năm; 5.041 văn phòng, các điểm giao dịch phục vụ các
hoạt động ngân hàng trên toàn quốc với 36 triệu khách hàng, chiếm 67% dân
số Hàn Quốc. Dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc gia, các HTX nông nghiệp
được xây dựng thành những trung tâm tài chính, văn hoá và phúc lợi của địa
phương, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông dân và người dân nông thôn.
* Hợp tác xã nông nghiệp của Mỹ.
Hiện nay, tại Mỹ có 3.140 HTX nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên
(chiếm đại bộ phận nông dân và các chủ trang trại chăn nuôi gia súc của nước
Mỹ) tạo ra giá trị sản lượng thuần hàng năm là 111 tỷ USD, giúp Mỹ trở
thành một trong những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
11
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Ngoài ra, các HTX nông nghiệp có một hệ thống tín dụng nông nghiệp rất
lớn, bao gồm 101 HTX tín dụng nông nghiệp với tổng tài sản khoảng 125 tỷ
USD và tổng dư nợ là 96 tỷ USD.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
12
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HTX DVNN
XÃ NGỌC SƠN, KIM BẢNG, HÀ NAM
2.1 Một số đặc điểm HTX DVNN xã Ngọc Sơn.
2.1 Điều kiện tự nhiên.
*Vị trí địa lý.
Ngọc Sơn là xã nằm ở phía Bắc của huyện Kim Bảng, có vị trí địa lý và
hệ thống giao thông thuận lợi; phía Bắc giáp xã Thuỵ Lôi, phía Tây giáp xã

Liên Sơn, phía Nam giáp Thị Trấn Quế phía Đông giáp xã Đồng Hoá .
Ngọc Sơn là nơi giao cắt của hai tuyến Quốc lộ 21B và Quốc lộ T3 .
Tổng diện tích đất tự nhiên là 614,09 ha, dân số 5846 khẩu, có 9 xóm,
01 thôn. L à x ã đồng bằng giáp sông Đáy .
- Địa hình: Ngọc Sơn là đồng bằng, không có đồi núi, địa hình tương đối
bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 1%/km.
- Khí hậu: Ngọc Sơn mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hè, mùa thu đông lạnh, khô hanh.
Mùa hè nóng ấm.
- Về chế độ thuỷ văn: Ngọc Sơn có con sông Đáy bao quanh. Dòng
chảy của con sông đều thay đổi theo mùa
- Về nguồn nước: Với hệ thống thuỷ lợi hiện có, mùa khô từ tháng 11
năm trước đến tháng 4 năm sau, nguồn nước ngọt lấy từ sông Đáy và một
phần đoạn sông Nhuệ. Mùa mưa nguồn nước dồi dào, thường tranh thủ lấy
nước cải tạo đồng ruộng.
- Đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng: Đất đai của x ã Ngọc Sơn được hình
thành chủ yếu do việc bồi tụ phù sa của sông Đáy và hệ thống sông Nhuệ, khá
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng như lúa, ngô, khoai… với
tầng đất trung bình từ 30 - 50cm.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
13
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
*Hiện trạng sử dụng đất đai của xã
Là 1 xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm phần
lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên trong xã (diện tích đất nông nghiệp
429,86ha chiếm khoảng 68% đến 70% tổng diện tích đất tự nhiên). Sau đó là
tổng diện tích đất phi nông nghiệp 165,8ha chiếm khoảng 27%, tổng diện tích
đất chưa sử dụng vẫn còn 18,43ha chiếm một phần nhỏ (khoảng 2% đến 3%)
trong tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này thể hiện việc quy hoạch và sử
dụng đất đai của xã có hiệu quả tích cực.

Nhìn vào bảng 1 ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp, tổng diện tích
chưa sử dụng : Từ 3% năm 2009 xuống còn 2,67% năm 2011, còn tổng diện
tích đất phi nông nghiệp lại tăng qua mỗi năm: từ 27% năm 2009 lên 27,83%
năm 2011. Điều này do kế hoạch sử dụng đất đai của xã qua các năm, việc
chuyển đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp và phi nông nghiệp làm giảm
bớt tình trạng lãng phí đất đai trong khi các ngành nông nghiệp, phi nông
nghiệp lại rất cần. Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp được huyện ủy thực hiện hàng năm: năm 2011 chuyển 3,15 ha
đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đồng thời 2 ha đất chưa sử dụng lại
được chuyển sang đất phi nông nghiệp.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
14
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Ngọc Sơn qua 3 năm 2009, 2010, 2011.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)
Diện
tích
(ha)

cấu
(%)
Diện
tích
(ha)

cấu
(%)
Diện
tích
(ha)


cấu
(%)
10/09 11/10 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên
614,09 100,00 614,09 100,00 614,09 100,00 100,00 100,00 100,00
I. Tổng diện tích đất nông nghiệp
429,86 70,0 429,86 70,0 426,71 69,5 100 99,3 99,65
1. Đất sản xuất chuyên lúa
349,76 81,37 349,76 81,37 346,61 81,23 99,46 99,82 99,64
2. Đất nuôi trồng thuỷ sản
58 13,49 58 13,49 58 13,59 100 100,74 100,37
3. Đất nông nghiệp khác
22,1 5,14 22,1 5,14 22,1 5,18 100 100,8 100,4
II. Tổng diện tích phi nông nghiệp
165,8 27 165,8 27 170,95 27,83 100 103,0 101,5
1. Đất ở
34,5 20,8 34,5 20,8 36,2 21,48 100 104,8 102,4
2. Đất chuyên dùng
131,3 79,19 131,3 79,19 132,75 78,57 100 99,21 99,6
III Tổng diện tích đất chưa sử dụng
18,43 3 18,43 3 16,43 2,67 100 89 94,5
(Nguồn: Phòng Thống kê, địa chính xã Ngọc Sơn)
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
15
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Phục vụ cho kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp mới của huyện,
điều này làm giảm một phần tổng diện tích đất nông nghiệp của xã. Tuy nhiên
trong xã ngành nông nghiệp vẫn giữ được vai trò to lớn của nó trong phát
triển kinh tế của xã.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi diện tích đất
sản xuất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thuỷ sản và chuyển đổi diện tích đất
nông nghiệp khác sang đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trông thuỷ sản. Điều
này chứng tỏ đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là 2 ngành
chính trong ngành nông nghiệp của xã Ngọc Sơn. Việc phát triển 2 ngành này
góp phần vào việc làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong cơ cấu
ngành kinh tế của huyện. Việc chuyển một phần diện tích đất sản xuất nông
nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản thể hiện được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nội bộ ngành nông nghiệp của xã: giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt tăng dần
tỷ trọng ngành chăn nuôi.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Giao thông đường bộ: xã có mạng lưới giao thông đường bộ khá
hoàn chỉnh, phân bố đều, rộng khắp với nhiều cấp đường. Toàn xã có 4 km
quốc lộ 21B.
+ Điện: Toàn xã có 5 Trạm biến thế , với tổng công suất 1120KW; gần
20 km đường dây điện. Hệ thống điện đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu các
khu công nghiệp, các cơ sở SXKD và tiêu dùng của nhân dân trước mắt cũng
như lâu dài.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
16
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Ngọc Sơn qua 3 năm 2009,
2010, 2011:
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ phát triển (%)
Số
lượng

cấu
(%)

Số
lượng

cấu
(%)
Số
lượng

cấu
(%)
10/09 11/10 BQ
1. Tổng số khẩu người 5.773 100 5.805 100 5846 100 100,55 100,65 100,60
Trong đó: Khẩu
nông nghiệp
người 4.041 70 4.063 70 4.076 69,72 100,54 100,32 100,43
2. Tổng số hộ hộ 1.726 100 1.751 100 1775 100 108,82 101,37 105,09
Trong đó: hộ nông
nghiệp
hộ 1.428 82,73 1.437 82,07 1.449 81,63 100,63 100,83 100,73
3. Tổng số lao
động
người 3.051 100 3.068 100 3.109 100 100,56 101,33 100,94
Trong đó: Lao
động nông nghiệp
người 2.135 70 2.147 70 2.176 70 100,56 101,35 100,95
4. Một số chỉ tiêu
BQ nhân khẩu/hộ người 3,34 - 3,31 - 4,00 - - - -
BQ lao động/hộ người 1,76 - 1,75 - 2,10 - - - -
(Nguồn: Thèng kª cña x· Ngäc S¬n)
*Dân số và lao động.

Xã Ngọc Sơn có tiềm năng lớn về nguồn nhân lực, cả về số lượng và
chất lượng, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội luôn ổn định, vững chắc.
Dân số của xã tăng lên qua mỗi năm: năm 2009 xã có 1.726 hộ, năm 2011 dân
số của xã tăng lên 1775 hộ. Cùng với sự tăng lên của số hộ gia đình trong xã,
số hộ nông nghiệp của xã cũng tăng lên. Lao động trong ngành nông nghiệp
của huyện chiếm tỷ lệ cao khoảng 70% - 80% do ngành nông nghiệp là trọng
điểm của xã. Cũng do là xã thuần nông nên thời gian nông nhàn của nông dân
chiếm nhiều, điều này dẫn đến mỗi năm có khoảng 1000 lao động nông
nghiệp tham gia làm việc tại các cụm công nghiệp trong huyện. Nó góp phần
giúp người lao động ở nông thôn giải quyết việc làm, ổn định đời sống gia
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
17
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
đình.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của xã.
Là xã thuần nông nên giá trị sản xuất nông nghiệp của xã chiếm tỷ lệ
cao trong cơ cấu ngành kinh tế của xã (khoảng 54% đến 60%). Tiếp sau đó là
dịch vụ thương mại và công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, cùng với chính sách
chủ trương của Đảng và Nhà nước thì cơ cấu ngành kinh tế của xã cũng có sự
thay đổi của năm sau so với năm trước. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, cơ cấu
ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm (năm 2010 cơ cấu ngành nông
nghiệp là 60% đến 2011 cơ cấu ngành nông nghiệp giảm xuống còn 48%),
trong khi đó cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại lại
tăng lên: cơ cấu ngành nông nghiệp giảm 12%, ngành Công nghiệp xây dựng
tăng khoảng 6% , dịch vụ thương mại tăng 6% . Sự thay đổi này phù hợp với
chính sách của Đảng là giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ
trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại, phát triển kinh tế
huyện nhà theo hướng CNH - HĐH. Đồng thời trong nội bộ ngành nông
nghiệp cũng có sự thay đổi về giá trị sản xuất: Giá trị ngành trồng trọt giảm,
giá trị ngành chăn nuôi thuỷ sản tăng lên. Đó là một sự chuyển đổi lớn và

đúng đắn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Nó góp phần tăng
giá trị của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế của xã .
2.2 Tình hình hoạt động của HTX DVNN Ngọc Sơn, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
2.2.1. Một số đặc điểm của HTX DVNN Ngọc Sơn.
Thực hiện nội dung Nghị quyết 08 của huyện uỷ, từ năm 1999, UBND
huyện đã xây dựng và triển khai các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều
kiện cho kinh tế HTX phát triển. Như triển khai thực hiện nghị quyết 08 của
Ban thường vụ Huyện uỷ về dồn điền đổi thửa nhằm khuyến khích tạo điều
kiện cho các hộ nông dân thực hiện tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hoá, có
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
18
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
cơ chế khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, các cơ chế hỗ trợ kinh
tế tập thể thông qua chương trình hỗ trợ về mô hình giống cây con mới có giá
trị kinh tế cao, hỗ trợ giống, cây rau màu, mở rộng diện tích cây vụ đông,
khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, triển khai, tổ
chức cho cán bộ làm việc thường xuyên trong HTX đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc Bên cạnh sự phát triển về số lượng, chất lượng hoạt động của các d ch v
trong HTX cũng đã được nâng cao.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
19
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Bảng 3. Tình hình tài sản, vốn của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn qua 3 năm 2009, 2010, 2011:

Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)
Số lượng
(tr.đ)
Cơ cấu

(%)
Số lượng
(tr.đ)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(tr.đ)
Cơ cấu
(%)
10/09 11/10 BQ
1.Tổng vốn 1.283 100 1.297 100 1.254,6 100 101,1 96,73 98,91
2.Tổng TSCĐ 1.008 78,56 1.039,8 80,16 1.039,8 82,87 103,15 100 101,57
3.Tổng TSLĐ 275 21,44 257,2 19,84 214,8 17,13 93,52 83,51 88,51
- Tiền mặt 19,2 6,98 21,1 8,2 4,9 2,28 109,89 23,22 66,55
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
20
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Ngọc Sơn huyện Kim Bảng tỉnh
Hà Nam xác định mỗi hộ nông nghiệp là một xã viên. Nên HTXDVNN có
tổng số 877 xã viên, bình quân mỗi xóm có 87,7 xã viên. Việc xác định các
hộ nông nghiệp đều là xã viên HTX là điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt
động của HTX góp phần nâng cao kết quả hoạt động của HTX trong việc
phục vụ các dịch vụ cho xã viên. Vì vậy tổng số vốn của HTXDVNN trong
những năm gần đây đều tăng. Về vốn cố định năm 2009 có 1.008 triệu đồng
chiếm 78,56%; năm 2010 là 1.039,8triệu đồng chiếm 80,16%; năm 2011 là
1.039,8 triệu đồng chiếm 82,87%. Tài sản cố định của HTXDVNN xã rất
lớn chủ yếu là các công trình thủy lợi, nhà làm việc, nhà kho, hệ thống điện
đã xuống cấp.
Vốn lưu động chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn của HTXDVNN: năm

2009 tổng số vốn lưu động của HTX là 275 triệu đồng chiếm 21,44%; năm
2010 là 257,2 đồngtriệu chiếm 29,84%; năm 2011 là 214,8 triệu đồng chiếm
17,73%. Trong đó số tiền mặt của HTX chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn
lưu động (khoảng 6% tổng số vốn lưu động), điều này là do việc đóng góp
các khoản phí dịch vụ của các xã viên đối với HTX còn chậm làm ảnh
hưởng lớn tới kết quả hoạt động của HTXDVNN xã Ngọc Sơn huyện Kim
Bảng tỉnh Hà Nam. Vốn lưu động được BQT bảo toàn và tăng theo kế hoạch
thống nhất được Đại hội xã viên thông qua. Hợp tác xã tích lũy vốn để mở
rộng thêm các dịch vụ phục vụ cho sản xuất của các hộ xã viên.
Hợp tác xã hoạt động theo quy mô toàn xã nên HTX có trụ sở làm việc
ngay tại UBND của xã. Tuy nhiên, các cơ sở vật chất của HTXNN chưa
được đầu tư tu sửa thường xuyên.
* Bộ máy quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
21
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Bảng 4: Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp Ngọc Sơn.
Chỉ tiêu
Ban quản trị Ban kiểm soát Ban kế toán Tổng số
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC

(%)
SL
(người)
CC
(%)
Đại học 1 33,3 2 100 3 42,86
Trung cấp 2 66,6 1 50 3 42,86
Cấp 3 1 50 1 14,28
Tổng số 3 100 2 100, 2 100,00 116 100,00
¬
(Số liệu của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam)
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
22
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
Với bộ máy quản lý tinh giản, gọn nhẹ nên trình độ quản lý
HTXDVNN cũng được nâng cao hơn các năm trước. Qua bảng 4 ta thấy bộ
máy quản lý HTX DVNN Ngọc Sơn còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế:
trong số 7 cán bộ quản lý của có 3 người ở trình độ đại học chiếm 42,86%, có
3 người trình độ trung cấp chiếm 42,86%, còn lại 1 người trình độ phổ thông
trung học chiếm 14,28%.
Nhìn chung bộ máy quản lý của HTXDVNN có kinh nghiệm thực tế
cũng như trình độ chuyên môn trong công tác phần lớn đáp ứng được yêu cầu
quản lý và kinh doanh của HTX. Nhưng do nguồn vốn đang hoạt động còn
hạn hẹp nên khả năng cung ứng dịch vụ cho xã viên còn gặp nhiều khó khăn
cũng như trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong những năm
qua. Đặc biệt trong điều kiện nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế
WTO thì trình độ quản lý của cán bộ HTXDVNN Ngọc Sơn hiện nay nói
riêng và ở nước ta nói chung là một vấn đề cần được quan tâm, giải quyết kịp
thời.
Trong những năm qua, UBND huyện đã giao cho các phòng chức năng

phối hợp với UBND xã, chỉ đạo HTX tổ chức đại hội tổng kết hoạt động các
dịch vụ nhằm kiện toàn kiện toàn lại bộ máy quản lý, điều hành của HTX theo
hướng tinh giảm, gọn nhẹ. Nhiệm kỳ của BQL.HTX hoạt động 5 năm.
HTXDVNN đã thực hiện bầu bộ máy vừa quản lý, điều hành, gồm: 1 Đ/c Chủ
nhiệm, 1 Đ/c Phó chủ nhiệm, 1 Đ/c Uỷ viên quản trị, 1 Đ/c Trưởng kiểm soát,
1 Đ/c Uỷ viên kiểm soát. Bộ máy giúp việc cho HTX gồm: 1 kế toán
trưởng, 1 kế toán viên kiêm thủ kho, thủ quỹ.
Mỗi đồng chí trong bộ máy quản lý đảm nhận một công việc, một
nhiệm vụ riêng trong HTX nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau góp
phần nâng cao kết quả, hiệu quả hoạt động của HTXDVNN.
Chủ nhiệm là đại diện của HTX trước pháp luật, chịu trách nhiệm chính
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
23
Đinh Văn Vượng Lớp K1 - Kim Bảng
về việc xây dựng, tổ chức thực hiện mọi hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh
doanh của HTX theo Nghị quyết Đại hội xã viên và quyết định của Ban quản
trị.
Phó chủ nhiệm chấp hành sự phân công của Ban quản trị và chịu trách
nhiệm trực tiếp điều hành các hoạt động dịch vụ trong HTX.
Uỷ viên Ban quản trị chấp hành sự phân công của Ban quản trị và chủ
nhiệm trách nhiệm chính trong việc điều hành dịch vụ thuỷ nông bảo vệ sản
xuất.
Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành điều lệ, nội quy,
Nghị quyết Đại hội đại biểu xã viên, các tổ đội dịch vụ và xã viên trong HTX
theo đúng pháp luật. Kiểm tra định kỳ việc quản lý sử dụng vốn quỹ.
Về tiêu chuẩn của Ban quản trị HTX và bộ máy giúp việc được dựa trên nội
dung của luật HTX và điều lệ HTX, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về chỉ
đạo, điều hành sản xuất. Bên cạnh việc đổi mới về tổ chức bộ máy, các HTX
đã đổi mới về cả nội dung hoạt động. Trước đây việc xây dựng nội dung điều
lệ HTX chủ yếu dựa vào điều lệ mẫu, việc thực hiện nội dung điều lệ có phần

bị hạn chế; nay các HTX đã tổ chức chỉnh sửa nộ dung điều lệ dựa vào luật
HTX năm 2003 và tình hình thực tế của từng HTX, trình đại hội xã viên
thông qua, tập trung chủ yếu vào các nội dung chính như thời gian cho một
nhiệm kỳ HTX, quyền, trách nhiệm của Ban quản trị HTX, xã viên, số lượng
các loại dịch vụ, giải quyết các vấn đề nợ phải trả, phải thu của HTX.
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa khoa học quản lý
24

×