Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
MỤC LỤC
Trang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua đất nước đã có nhiều thay đổi lớn cả về kinh tế, chính
trị, văn hoá xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ hơn
với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng lên. Để phục vụ cho hoạt động buôn bán, giao lưu ngày một phát triển
trong nền kinh tế - một nhu cầu bức thiết của xã hội thì điều tiên quyết là phải
phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông chiếm vị trí rất quan
trọng. Hệ thống đường xá, cầu cống phải được mở rộng hơn và nâng cấp hơn để
đảm bảo cho việc vận chuyển nhanh chóng, thuận tiện, mà trước hết là an toàn
hơn.
Do sự tăng lên quá nhanh của các phương tiện giao thông (đặc biệt là xe
cơ giới), nên mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông đã có sự phát triển hơn nhưng tình
hình tai nạn giao thông vẫn là vấn đề đáng lo ngại cho toàn xã hội. Tai nạn xảy ra
kéo theo tổn thất về người và của, điều đó chẳng những gây đau đớn về mặt tinh
thần cho người thân mà còn làm thiệt hại về kinh tế cho gia đình và xã hội. Vì vậy
bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời để đảm bảo về mặt tài chính cho các chủ xe
mỗi khi phương tiện của họ không may gặp rủi ro, góp phần bảo vệ sự an toàn
chung của xã hội.
Nhưng một thực tế hiện nay đó là số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe
còn tương đối thấp so với tổng lượng xe cơ giới hiện đang lưu hành. Điều này có
thể là do: Các sản phẩm bảo hiểm còn xa lạ với người dân, do vấn đề thu nhập, do
các sản phẩm bảo hiểm vật chất xe chưa thực sự hấp dẫn, hoặc do hoạt động giám
định - bồi thường của các công ty bảo hiểm chưa đáp ứng được mong muốn của
khách hàng, gây mất lòng tin cho khách hàng…Vì vậy cần phải có những giải
pháp hữu hiệu để khai thác tối đa nghiệp vụ này - một nghiệp vụ bảo hiểm có
tiềm năng rất lớn ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Chính vì lý do đó mà em
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy,
công ty bảo hiểm Hà Nội” với mong muốn được đóng góp một số ý kiến để hoạt
động này ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin cho khách hàng vào công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô giáo
Th.s Tô Thiên Hương, các anh chị ở văn phòng bảo hiểm Cầu Giấy để em có thể
hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Trong quá trình hoàn thành
chuyên đề, do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, em rất mong được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn
để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI.
I. Sự cần thiết khách quan phải có bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.Lịch sử hình thành bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1. Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế.
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư
kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị
trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình
thường. Trong nền kinh tế quốc dân, giao thông và vận tải đường bộ được xem là
một ngành giữ vị trí rất quan trọng, giao thông đường bộ được ví như “mạch
máu” của nền kinh tế quốc dân. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của
nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng
lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các
đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch
vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận
chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của
ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố
dân cư trên thế giới.
Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế,
văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng
cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa
các nước trên thế giới.
Với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, sự phân công lao động ngày càng
mở rộng, là điều kiện phát triển của ngành giao thông vận tải nói chung. Tuy vậy
có một thực tế là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nước ta còn nhiều yếu kém,
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
không đồng bộ và chưa tương xứng với sự phát triển chóng mặt của các phương
tiện xe cơ giới, có nhiều đoạn đường không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tỷ lệ
nhựa thấp, đường có bề mặt rộng cho hai làn xe còn ít, nhiều con đường bị xuống
cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó
khăn, chưa đủ điều kiện để một lúc có thể làm thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ. Mặc dù trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nước, Đảng và Nhà Nước ta đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ thông qua nguồn vốn từ ngân sách Nhà Nước và sự hỗ trợ từ nguồn vốn
vay của các chính phủ nước ngoài, nguồn vốn này đã được sử dụng cho việc làm
mới và nâng cấp nhiều con đường quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để đáp ứng
nhu cầu đi lại của nhân dân và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Bên cạnh đó,
thời tiết khí hậu nước ta luôn có những diễn biến bất thường, mưa lớn lũ lụt xảy
ra hàng năm làm xuống cấp nghiêm trọng nhiều đoạn đường, có đoạn còn bị phá
hủy hoàn toàn.
Xe cơ giới là phương tiện phổ biến nhất của giao thông đường bộ với các
tính năng linh hoạt, vận hành tốt ở các loại địa hình, thuận tiện trong việc chuyên
chở hành khách và hàng hóa, đồng thời nó có tốc độ vận chuyển nhanh, lưu lượng
xe lớn, chi phí rẻ hơn so với các loại hình vận chuyển khác cho nên rất được ưa
chuộng. Hơn nữa, cùng với nhịp tăng trưởng nhanh, nhu cầu vận chuyển lưu
thông hàng hóa giữa các vùng tăng nhanh, do đó sự gia tăng nhanh chóng của
phương tiện xe cơ giới là điều tất yếu.
1.2. Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn xe cơ giới.
1.2.1. Nguyên nhân.
Xe cơ giới là phương tiện rất tiện ích trong giao thông vận tải đường bộ. Tuy
nhiên mặt trái của hình thức vận chuyển này là vấn đề an toàn trong vận hành, là
mức độ nguy hiểm lớn, khả năng gây tai nạn cao do số lượng đầu xe quá dày đặc,
đa dạng về chủng loại lại bất cập về chất lượng. Theo thống kê của Ủy ban an
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
toàn giao thông quốc gia thì có tới hơn 80% các vụ tai nạn giao thông là do hoạt
động giao thông đường bộ gây ra và đều liên quan đến điều khiển xe cơ giới.Vậy
nguyên nhân nào gây nên những vụ tai nạn này?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn xe cơ giới, nhưng chúng
ta có thể gộp thành 3 nguyên nhân chính sau:
- Do người điều khiển xe khi tham gia giao thông.
+ Sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông như rượu, bia…
+ Cố tình vi phạm luật lệ an toàn giao thông như vượt đèn đỏ, đi vào đường
cấm, đường ngược chiều…
+ Lạng lách, đánh võng, đua xe, phóng nhanh, vượt ẩu dẫn đến họ không
làm chủ được tốc độ của mình.
+ Những người tham gia giao thông chưa được trang bị các kiến thức về luật
an toàn giao thông một cách đầy đủ. Đồng thời chất lượng đào tạo lái xe ở các
trung tâm còn kém.
+ Người tham gia giao thông không có giấy phép hợp lệ….
- Do bản thân xe tham gia giao thông.
+ Hệ thống an toàn của xe không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật đề ra.
+ Thời gian sử dụng xe đã quá lâu và xe đã quá cũ nát…
- Do cơ sở hạ tầng.
+ Đường xá, cầu cống còn kém chất lượng, mặc dù chúng ta đã cố gắng khắc
phục nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng của lượng xe tham gia giao thông,
đặc biệt là nền kinh tế mở cửa và phát triển như hiện nay.
+ Địa hình ở nước ta khá phong phú và phức tạp, đồng thời thời tiết cũng
phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ lụt và có sương mù. Đây là nguy cơ tiềm ẩn của
tai nạn giao thông.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
1.2.2. Hậu quả.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì những vụ tai nạn xe cơ giới cũng mang
lại những hậu quả khó lường. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB)
hiện nay là mối hiểm hoạ đối với đời sống con người. Thiên tai hay một cuộc
chiến tranh nào rồi cũng có ngày kết thúc, nhưng TNGTĐB trong điều kiện sinh
hoạt và sự phát triển của con người thì khó có thể khẳng định được hồi kết thúc.
Từ năm 1996 đến hết năm 2007, ở nước ta xảy ra 233.831 vụ TNGTĐB, làm chết
114.906 người, làm bị thương 244.550 người. Tính trung bình mỗi ngày xảy ra 54
vụ TNGTĐB, làm chết 27 người và làm bị thương 56 người. Riêng thiệt hại về tài
sản, vật chất (cả hữu hình và vô hình) là rất lớn, khó mà tính ra con số chính xác
được. Theo ước tính trung bình mỗi năm Việt Nam tốn khoảng 900 USD cho vấn
đề tai nạn giao thông.
Hệ lụy của TNGTĐB là một gánh nặng của xã hội. Phần lớn tổn thất về
người (tính mạng, sức khoẻ) của loại tai nạn này nhằm vào những người có sức
khoẻ, năng động và là lao động chính của nhiều gia đình. Sau khi vụ, việc giao
thông đường bộ xảy ra, có thiệt hại về người và tài sản, nếu có: người điều khiển
phương tiện vi phạm các qui định về an toàn giao thông bị kết án tù – xã hội phải
lo; người chết do tai nạn – xã hội phải lo; người bị thương tích, tàn phế - xã hội
phải lo điều trị và nuôi dưỡng; tài sản, công trình, phương tiện hư hỏng do tai nạn
gây ra – xã hội phải lo sửa chữa, khắc phục…và còn rất nhiều tổn thất khác có
liên quan – xã hội cũng phải lo với biết bao nỗi niềm xót thương, bức xúc, trăn
trở.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Bảng 1 : Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
(giai đoạn 1996-2007).
Năm
Số vụ Số người chết Số người bị thương
Số vụ
So sánh với năm
trước
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
(+/-)
Tăng
(giảm)
tương
đối (%)
Số người
chết
So sánh với năm
trước
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
Tăng
(giảm)
tương
đối (%)
Số người
bị thương
So sánh với năm
trước
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
Tăng
(giảm)
tương đối
(%)
1996 19.075 __ __ 5.581 __ __ 21.556 __ __
1997 19.162 87 0,46 5.324 -257 -4,60 20.465 -1.091 5,06
1998 20.725 1.563 8,16 5.518 194 3,64 21.869 1.404 6,86
1999 21.512 787 3,80 5.682 164 2,97 22.897 1.028 4,70
2000 23.115 1.603 7,45 6.131 449 7,90 24.264 1.367 5,97
2001 24.324 1.209 5,23 7.526 1.395 22,75 25.689 1.425 5,87
2002 25.998 1.674 6,88 8.312 786 10,44 25.955 266 1,04
2003 27.121 1.123 4,32 8.851 539 6,48 26.256 301 1,16
2004 29.135 2.014 7,43 9.103 252 2,85 27.102 846 3,22
2005 29.083 -52 -0,18 11.214 2.111 23,19 28.326 1.224 4,52
2006 30.125 1.042 3,58 12.111 897 8,00 28.965 639 2,26
2007 36.154 6.029 2,00 13.232 1.121 9,26 29.691 726 2,51
(Nguồn : Ủy ban an toàn giao thông quốc gia)
Trước thực trạng của loại tai nạn này, những năm gần đây, Đảng và Nhà
nước tập trung chỉ đạo quyết liệt; các cấp, các ngành nỗ lực tổ chức thực hiện,
huy động nhiều lực lượng, sử dụng nhiều phương tiện, triển khai đồng bộ nhiều
biện pháp nhằm phòng ngừa, kiềm chế tiến tới giảm dần TNGTĐB. Có lúc, có
nơi lực lượng trực tiếp thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
đường bộ hoạt động “hết công suất”. Nhờ vậy mà TNGTĐB được kiềm chế và
nếu xét theo xu thế phát triển chung có thể nói rằng tỷ lệ TNGTĐB giảm rất nhiều
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
so với nhu cầu đi lại của con người và số phương tiện tham gia giao thông đường
bộ ngày càng tăng; tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ có bước chuyển
biến tích cực, dư luận phấn khởi, ủng hộ.
2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Tai nạn, rủi ro là điều mà không một cá nhân, tổ chức nào mong muốn.
Nhưng trên thực tế thì tai nạn, rủi ro lại hàng ngày, hàng giờ vẫn luôn xảy ra đe
dọa đến tính mạng, sự an toàn của mọi người với các mức độ khác nhau. Với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, con người cũng phần nào kiểm soát và hạn chế
được một số rủi ro, song cũng chính bàn tay con người lại làm cho các rủi ro khác
hoành hành giữ dội hơn.
Sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cơ giới một mặt đem lại cho con
người một hình thức vận chuyển thuận tiện, kịp thời, rẻ và đặc biệt phù hợp với
nhu cầu của đại đa số dân cư Việt Nam hiện nay. Nhưng chính do tính cơ động
cao nên nguy cơ gây ra rủi ro tai nạn của xe cơ giới là rất lớn.
Bảng 2 : Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông từ năm 1995 – 2007
Năm Ô tô (chiếc)
So sánh với năm
trước
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
(+/-)
Tăng
(giảm)
tương
đối
(%)
Mô tô (chiếc)
So sánh với năm
trước
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
(+/-)
Tăng
(giảm)
tương
đối
(%)
Tổng số
(chiếc)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
1996 386.979 ___ ___ 4.208.274 ___ ___ 4.595.253
1997 418.768 31.789 8,20 4.827.219 618.945 14,70 5.245.987
1998 443.000 24.232 5,80 5.200.000 372.781 7,70 5.643.000
1999 465.000 22.000 5,00 5.585.000 385.000 7,40 6.050.000
2000 483.917 18.917 4,10 6.210.823 625.823 11,20 6.694.740
2001 557.092 73.175 15,10 8.359.042 2.148.219 34,60 8.916.134
2002 607.401 50.309 9,00 10.273.000 1.913.958 22,90 10.880.401
2003 675.000 67.599 11,10 11.379.000 1.106.000 10,80 12.054.000
2004 774.824 99.824 14,80 13.375.992 1.996.992 17,50 14.150.816
2005 891.104 116.280 15,00 16.086.644 2.710.652 20,30 16.977.748
2006 1.026.512 135.480 15,20 18.901.206 2.814.562 17,50 19.927.718
2007 1.189.727 163.215 15,89 22.322.324 3.421.118 18,09 23.512.051
( Nguồn : Ủy ban an toàn giao thông quốc gia)
Riêng ở Việt Nam, theo Ủy ban an toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, trong
vòng 12 năm từ năm 1996 đến năm 2007 số lượng phương tiện xe cơ giới tăng
5,17 lần từ 4.595.253 chiếc lên 23.512.051 chiếc, bình quân hàng năm tăng
16,8%. Trong đó ô tô tăng từ 46.200 chiếc đến 1.189.727 chiếc ( tăng 25,75 lần),
mô tô tăng 5,30 lần từ 4.208.274 chiếc lên 22.322.324 chiếc. Qua bảng trên ta
thấy, số lượng xe cơ giới tăng rất nhanh qua các năm đặc biệt là trong giai đoạn
từ ba năm kể lại đây (năm 2005 đến năm 2007) ô tô tăng 33,51 % từ 897.104
chiếc đến 1.189.727 chiếc, xe mô tô tăng 38,76 % từ 16.086.644 chiếc đến
22.322.324 chiếc. Tính đến hết năm 2007, tổng số lượng xe cơ giới của cả nước
là 23.512.051 chiếc trong đó có 1.189.727 ô tô và 22.322.324 mô tô. Mặc dù tốc
độ gia tăng các loại phương tiện xe cơ giới cao như vậy nhưng tốc độ phát triển
của cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải đường bộ còn hạn chế, còn nhiều vấn
đề tồn tại cần giải quyết. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2007 cả nước có khoảng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
254.523 km đường bộ thì chỉ có khoảng trên 50% được rải nhựa nhưng chất
lượng kém và ngày càng xuống cấp trầm trọng. Điều này thể hiện sự yếu kém của
cơ sở hạ tầng trong ngành giao thông nước ta.
Cùng với sự phát triển bất hợp lý, không đồng đều giữa số lượng phương
tiện xe cơ giới với sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là sư gia tăng
các vụ tai nạn giao thông. Chỉ tính riêng tháng 2 năm 2008 đã xảy ra 1.067 vụ,
làm chết 1.002 người, bị thương 767 người do tai nạn giao thông. So sánh tỷ lệ
TNGT trên 10.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với tháng 02/2007
giảm 0,26 về số vụ; giảm 0,22 số người chết; giảm 0,29 số người bị thương. So
với tháng 01/2008 giảm 01 vụ; giảm 21 người chết; tăng 130 người bị thương.
Điểm đáng chú ý nhất ở đây chính là tai nạn xe cơ giới luôn chiếm tỷ lệ cao trong
các loại hình giao thông vân tải, chiếm 93,7 % về số vụ, 94,13 % số người chết và
98,8% về số người bị thương, và tỷ lệ này luôn ở mức ổn định, không thay đổi
nhiều qua các năm.
Tai nạn giao thông là vấn đề mang tính xã hội và chỉ có thể hạn chế một
phần nào đó mà không thể kiểm soát một cách tuyệt đối được. Các nước đều phải
đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng, phải đối mặt với những
thiệt hại không nhỏ về người và của mà chủ phương tiện gây ra. Tuy nhiên trên
thực tế có những chủ phương tiện lại trốn tránh không thực thi, có khi gây tai nạn
rồi bỏ trốn. Bởi thế việc giải quyết bồi thường trở nên khó khăn, lợi ích của người
bị nạn không được đảm bảo, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận xã hội.
Làm thế nào để sẵn sàng có nguồn tài chính cho việc giải quyết bồi thường
hậu quả các vụ tai nạn, bảo vệ quyền lợi của người bị hại? Đây là mối quan tâm
không chỉ của Nhà Nước mà còn của các chủ xe và bản thân người bị thiệt hại.
Nhiều biện pháp được áp dụng khi có tai nạn giao thông xảy ra như chủ phương
tiện lập quỹ dự trữ, đi vay… nhưng các giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, thụ
động. Do vậy, các chủ phương tiện phải tìm kiếm các giải pháp hiệu quả hơn và
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
bảo hiểm chính là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý rủi ro do tai
nạn giao thông gây ra. Quỹ bảo hiểm được lập dựa trên sự đóng góp một khoản
tiền nhỏ của các chủ xe cho các công ty bảo hiểm để bồi thường những thiệt hại
khi phương tiện của họ hoạt động gây ra tai nạn. Xuất phát từ vấn đề đó, bảo
hiểm vật chất xe cơ giới đã ra đời đáp ứng kịp thời nhu cầu khách quan này của
xã hội và cũng là điều mong muốn của các chủ xe, chủ phương tiện.
2.2.Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Góp phần ổn định tài chính, khắc phục khó khăn cho chủ xe và lái xe
khi có rủi ro xảy ra.
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ
gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân gây
nên, nhưng bất kể do nguyên nhân gì thì khi rủi ro xảy ra thường gây cho con
người khó khăn trong cuộc sống. Như chúng ta đã biết việc vận chuyển hàng hóa
bằng phương tiện vận tải đường bộ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
hiện nay là điều tất yếu. Xe tải là loại xe có trọng lượng lớn, tính việt dã cao đáp
ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa lớn của các cơ sở và doanh nghiệp. Tuy
nhiên nếu không may tai nạn xảy ra thì hậu quả của nó cũng thật khó lường,
không những gây thiệt hại về vật chất mà có khi là cả tính mạng của con người.
Khi có thiệt hại xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì công ty bảo hiểm phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đó cho người tham gia bảo hiểm.Nhờ vậy, việc kinh
doanh sẽ ít bị gián đoạn, tài sản hàng hóa cũng được bù đắp, phần nào hạn chế
được tổn thất cho chủ xe hoặc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giúp cho họ
nhanh chóng khắc phục hậu quả, khó khăn về mặt tài chính, ổn định đời sống và
sản xuất. Nó còn đảm bảo quỹ tài chính của doanh nghiệp, tránh được những
khoản chi bất thường gây mất cân đối, không làm ảnh hưởng nhiều đến các cá
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
nhân, tổ chức có mối quan hệ trực tiếp đối với doanh nghiệp. Tác động này phù
hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.
Góp phần tăng thu cho ngân sách cho Nhà Nước, để từ đó Nhà nước
có điều kiện xây dựng mới và nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới
đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo
hiểm cho người tham gia để họ ổn định tài chính, khắc phục khó khăn. Như vậy
ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên khi không
may họ gặp rủi ro. Mặt khác, hoạt động bảo hiểm này là bảo hiểm thương mại
nên có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế,
dẫn đến tăng thu cho ngân sách. Ngoài ra, từ một phần số tiền không phải chi trả
bồi thường, nhà bảo hiểm có thể sử dụng để đầu tư tăng trưởng vốn, cùng với Nhà
Nước đầu tư trở lại xây dựng hệ thống đường xá giao thông, cầu đường…nhằm
nâng cao cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn cho nhân dân và từ đó có điều kiện phát
triển kinh tế hơn.
Góp phần ngăn ngừa tai nạn giao thông, hạn chế tổn thất.
Công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này luôn đi cùng công tác tuyên
truyền, quảng cáo giúp mọi người nhận thức được vai trò của bảo hiểm vật chất
xe cơ giới và những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra đối với phương tiện của mình.
Do vậy họ sẽ tự giác chấp hành luật lệ an toàn giao thông vì lợi ích trước hết của
chính bản thân họ. Bên cạnh đó, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ
giới cũng đi liền với việc giúp các cá nhân, tổ chức tăng cường công tác đề phòng
và hạn chế tổn thất, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Cơ quan, công
ty bảo hiểm đóng góp một cách tích cực để thực hiện biện pháp hạn chế rủi ro
như tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, cùng ngành giao
thông làm các biển báo nhắc nhở mọi người phải kiểm soát được tốc độ khi điều
khiển phương tiện trên những đoạn đường nguy hiểm, những đoạn đường hay xảy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
ra tai nạn giao thông, đường lánh nạn…Còn đối với các chủ xe, lái xe là những
người trực tiếp điều khiển các phương tiện giao thông, việc tham gia nghiệp vụ
bảo hiểm vật chất xe cơ giới có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ
xe, thúc đẩy họ phải thực hiện các biện pháp an toàn khi lái xe và luôn chăm lo
giữ gìn xe của chính mình.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới góp phần làm tăng doanh thu cho các
doanh nghiệp bảo hiểm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Doanh thu phí mà các công ty bảo hiểm thu được thông qua việc triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tương đối lớn so với các nghiệp vụ khác
do đặc điểm của các phương tiện giao thông là ngày càng gia tăng cả về số lượng
và chủng loại. Mặt khác, ý thức của người dân cũng ngày càng được nâng cao, họ
quan tâm hơn đến các rủi ro có thể xảy ra đối với mình và cố gắng tìm mọi cách
để đề phòng, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, số lượng người tham gia
loại hình bảo hiểm này ngày càng nhiều. Chính điều này đã làm cho doanh thu
của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên đáng kể.
Là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế - xã hội,
giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Bởi vì, với một giá khiêm tốn (phí bảo hiểm), bảo hiểm có thể giúp
đỡ các chủ xe, lái xe khắc phục hậu quả, xoa dịu bớt những căng thẳng thường
gặp giữa chủ xe , lái xe với nạn nhân của các vụ tai nạn, từ đó làm giảm bớt
những bất đồng trong việc tham gia giao thông đường bộ, đảm bảo sự ổn định
cho xã hội.
II. Nội dung của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.Đối tượng tham gia bảo hiểm.
Xe cơ giới, theo quy định hiện hành là tất cả các loại xe tham gia giao thông
trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe
máy. Như vậy theo khái niệm này, xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và một vị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải, một ngành kinh tế kỹ thuật có ảnh
hưởng rất lớn đến hầu hết các ngành kinh tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại; là
sợi dây kết nối các mối quan hệ giao lưu, thông thương hàng hóa giữa các vùng,
các khu vực với nhau, giữa trong nước và ngoài nước tạo điều kiện phát triển kinh
tế và phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân. Với thực tế nền kinh tế
nước ta hiện nay, việc đi lại, vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu và
phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá
trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia. Để xác định là xe cơ giới, người
ta thường dùng các tiêu thức sau:
Xe cơ giới phải được gắn động cơ (khác với xe không có động cơ như xe
đạp, xe do gia súc kéo…).
Xe cơ giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn bằng chính động
cơ gắn trên nó (khác với tàu hỏa, xe điện…).
Xe cơ giới phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển.
Xe cơ giới được cấu thành từ nhiều bộ phận (khối động cơ, hệ thống
nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và
hộp số, bộ phận thân vỏ). Các bộ phận này được lắp ráp ăn khớp với nhau theo
một nguyên lý nhất định, mỗi cái có một chức năng nhất định. Hệ thống nhiên
liệu sẽ chuyển hóa nhiên liệu thành cơ năng, cơ năng này được chuyền qua các bộ
phận đến bánh xe - bộ phận duy nhất tiếp xúc với mặt đất để đẩy xe đi dưới sự
điều khiển của con người.
Xe cơ giới được coi là nguồn nguy hiểm nên để trở thành đối tượng bảo
hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và các điều kiện
pháp lý nhất định - phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển
kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường, giấy lưu
hành xe.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta thường phân chia xe cơ giới
thành các tổng thành. Trên cơ sở phân chia đó, bên bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn
bộ xe hoặc bảo hiểm từng bộ phận xe. Trong các tổng thành, thân vỏ xe chiếm tỷ
trọng lớn về mặt giá trị và nếu có xảy ra tai nạn thì thân vỏ xe cũng chính là bộ
phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì thế hiện nay các công ty bảo hiểm của
Việt Nam thường tiến hành bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.
Đối với xe mô tô: do giá trị xe thấp nên chủ xe thường tham gia bảo hiểm
toàn bộ xe.
Đối với xe ô tô: do chúng có giá trị lớn, vận tốc cao, khu vực lưu chuyển
rộng, một khi rủi ro xảy ra thì chi phí sửa chữa rất tốn kém. Đối tượng bảo hiểm
ở đây chính là các xe ô tô vận chuyển hàng hóa, hành khách…có đủ điều kiện về
mặt kỹ thuật (đã qua kiểm định an toàn kỹ thuật và các điều kiện về môi trường),
có giấy phép lưu hành hoạt động trên lãnh thổ quốc gia. Riêng đối với các loại
xe đua, xe tập lái, chạy thử sau khi sửa chữa thì chỉ được bảo hiểm khi có các
thỏa thuận khác giữa hai bên. Chủ phương tiện ô tô có thể lựa chọn tham gia bảo
hiểm toàn bộ vật chất xe và cũng có thể bảo hiểm từng bộ phận của chiếc xe.
Tuy nhiên, nếu bảo hiểm bộ phận thì chỉ có thể bảo hiểm tổng thành thân xe.
Đứng trên góc độ kinh tế kỹ thuật, thông thường xe ô tô được chia thành bảy
tổng thành. Đó là:
Tổng thành thân vỏ.
Tổng thành động cơ.
Tổng thành hộp số.
Tổng thành cầu trước.
Tổng thành trục sau.
Tổng thành hệ thống lái.
Tổng thành săm lốp.
2. Phạm vi bảo hiểm.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Rủi ro, tai nạn gắn với sự lưu hành xe cơ giới rất đa dạng và chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố. Từ những yếu tố khách quan như thời tiết, địa hình, chất lượng
đường xá cho đến những yếu tố chủ quan từ phía chủ xe, lái xe như tình trạng
quản lý, bảo dưỡng của chủ xe; ý thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người lái xe…
Trước hàng loạt rủi ro, tai nạn, việc xác định phạm vi bảo hiểm và quy định loại
trừ trong những mẫu đơn bảo hiểm của các công ty bảo hiểm rất cần thiết, để đảm
bảo các yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2.1. Rủi ro được bảo hiểm.
Người bảo hiểm bồi thường cho Chủ xe tham gia bảo hiểm những thiệt hại
vật chất xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của lái xe, chủ xe, đó
là:
- Những rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của xe: Đâm va, lật đổ…
- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác: cháy, nổ…
- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên: bão, lũ lụt, sét đánh, động
đất, mưa đá…
- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội: mất cắp, mất cướp toàn bộ, đập
phá…
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới có phạm vi thời gian bảo hiểm 24/24 giờ, trong
suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm (điều này được ghi trong giấy
chứng nhận bảo hiểm).
Thông thường hợp đồng vật chất xe cơ giới có hiệu lực trên toàn lãnh thổ
quốc gia. Trong hợp đồng mở rộng phạm vi bảo hiểm ra ngoài lãnh thổ quốc gia
theo yêu cầu của người được bảo hiểm thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản
của người bảo hiểm.
Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe:
- Chi phí sửa chữa, thay thế nhằm phục hồi xe nguyên vẹn như trước khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
- Trị giá các phụ tùng thay mới, trừ khấu hao ngoại trừ trường hợp tham gia
bảo hiểm theo điều kiện “ mới thay cũ ”.
- Tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính (trong trường hợp xe bị tổn thất toàn
bộ hoặc ước tính).
Ngoài ra người bảo hiểm còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý
phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm như:
+ Chi phí ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.
+ Chi phí bảo vệ, kéo xe đến nơi sửa chữa gần nhất.
+ Chi phí giám định tổn thất.
Cũng cần lưu ý rằng trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở
hữu xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực đối với chủ xe
mới nhưng phải thông báo cho bên bảo hiểm biết và chấp nhận. Tuy nhiên, nếu
chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm
sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ có yêu cầu.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của người bảo hiểm (bao
gồm cả chi phí) trong một vụ tai nạn không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên
Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.2. Rủi ro loại trừ.
Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên,
khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xe trong việc
quản lý, bảo dưỡng xe, như:
- Hao mòn tự nhiên, hỏng hóc do sử dụng, lão hóa, mất giá, giảm dần chất
lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa, trong quá trình
sửa chữa (bao gồm cả chạy thử).
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng bị ngập nước.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
- Tổn thất đối với săm lốp trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên
nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn.
- Hành động cố ý phá hoại của chủ xe, lái xe.
Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật và/hoặc độ trầm trọng của rủi
ro tăng lên, đó là những tai nạn xảy ra khi:
- Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ.
- Lái xe say rượu bia, có sử dụng ma túy, hoặc các chất kích thích khác trong
khi điều khiển xe.
- Xe vận chuyển chất cháy nổ trái phép (không có giấy phép vận chuyển
hoặc vận chuyển trái với quy định trong giấy phép vận chuyển).
- Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách theo quy định.
- Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường phương tiện cơ giới đường bộ.
- Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn.
- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử.
Loại trừ rủi ro có tính “ xã hội ” với hậu quả lan rộng như: chiến tranh, bạo
loạn…
Những quy định loại trừ khác như:
- Loại trừ những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị
thương mại; ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
(trừ trường hợp có thỏa thuận riêng).
- Loại trừ thiệt hại do mất cắp bộ phận xe.
Ngoài ra, người bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi
thường cho chủ xe khi:
- Chủ xe cung cấp thông tin không đầy đủ, trung thực khi kê khai các nội
dung trong giấy bảo hiểm (về tình trạng xe, địa bàn hoạt động của xe).
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
- Không thực hiện đầy đủ các quy định về: thông báo tai nạn, trong việc đòi
người thứ ba, vấn đề này phụ thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo
hiểm, vào những yếu tố khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm.
3. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
3.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH) và số tiền bảo hiểm (STBH).
GTBH của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm
người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị của xe tham
gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường. Trong thực tế, việc
đánh giá GTBH của xe rất phức tạp nhất là ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều xe
đã qua sử dụng, sửa chữa tân trang lại…Mặt khác, giá xe trên thị trường luôn có
những biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã
gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe. Do đó, các công ty bảo hiểm thường
dựa trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe:
- Loại xe
- Năm sản xuất
- Mới độ mới, cũ của xe
- Thể tích làm việc của xi lanh…
Một phương pháp xác định GTBH mà các công ty bảo hiểm hay áp dụng đó
là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể:
GTBH = Giá trị ban đầu – khấu hao (nếu có).
Về nguyên tắc để xác định giá trị xe một cách đầy đủ và chính xác nhất thì
phải thành lập một hội đồng đánh giá giá trị hoặc tổ chức đấu thầu. Nhưng trong
thực tế thì các bên không đủ chi phí và thời gian để làm như vậy với hàng trăm
chiếc xe tham gia bảo hiểm. Do đó trước khi tham gia bảo hiểm các công ty bảo
hiểm và các chủ xe sẽ tiến hành thỏa thuận đánh giá giá trị thực tế của xe theo
cách sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Đánh giá giá trị thực tế của xe theo thị trường: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
cùng chủ xe thỏa thuận xác định giá trị thực tế của xe trên thị trường kết hợp với
giám định tình trạng thực tế của xe trong quá trình sử dụng. Việc xác định giá trị
thực tế của xe trên thị trường căn cứ vào các yếu tố sau:
+Giá mua ban đầu của xe.
+Giá mới của xe cùng loại trên thị trường vào thời điểm hiện tại có tham
khảo bảng giá trị xe mới do doanh nghiệp bảo hiểm ban hành hàng năm và giá xe tại
các hãng xe ô tô trên cơ sở sự biến động về giá cả xe mới trên thị trường.
+Xu hướng tiêu dùng các loại xe của thị trường, tình hình sản xuất trong
nước hoặc nhập khẩu của các xe cùng loại hay các phụ tùng thay thế.
+Tình trạng hao mòn thực tế của xe: Có thể dựa vào các căn cứ sau để đánh
giá:
Số km đã khai thác trên thực tế.
Số năm đã sử dụng xe, mục đích sử dụng xe.
Tần suất sử dụng xe hay hệ số khai thác.
Đặc điểm địa hình hoặc điều kiện đường xá của vùng hay tuyến mà xe
thường xuyên hoạt động.
Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế.
Giá mua bán trên thị trường của các xe tương đối cùng loại.
Với các căn cứ và cách đánh giá trên, chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm có thể
thỏa thuận đi đến thống nhất một giá trị xe tham gia bảo hiểm hợp lý. Nói chung
mọi quá trình đánh giá xác định giá trị xe chỉ cho một kết quả tương đối, hợp lý
để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Trên cơ sở GTBH, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với STBH nhỏ hơn,
hoặc bằng, hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Tuy nhiên, việc quyết định tham
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
gia bảo hiểm với số tiền là bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định số tiền bồi thường
khi có tổn thất xảy ra.
+ Nếu chủ xe tham gia với STBH nhỏ hơn giá trị thực tế của xe thì được gọi
là bảo hiểm dưới giá trị.
+ Nếu chủ xe tham gia với STBH bằng giá trị thực tế của xe thì được gọi là
bảo hiểm ngang giá trị.
+ Nếu chủ xe tham gia với STBH lớn hơn giá trị thực tế của xe thì được gọi
là bảo hiểm trên giá trị.
Trường hợp bảo hiểm bộ phận (thân vỏ xe ô tô), STBH được định trên cơ sở
GTBH toàn bộ xe và tỷ lệ (%) về phần giá trị của bộ phận đó trên giá trị của toàn
bộ xe (tỷ lệ này người bảo hiểm đã quy định cho từng loại xe).
3.2. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà Chủ xe có trách nhiệm phải thanh toán cho
Bên bảo hiểm khi họ tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. Hợp đồng
bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia bảo hiểm đóng phí hoặc chấp nhận
đóng phí theo quy định. Ở Việt Nam, các công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí
bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài Chính. Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu
xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau:
P = f + d
Trong đó: P: Phí thu mỗi đầu xe.
f: Phí bồi thường.
d: Phụ phí.
Căn cứ vào STBH, mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với STBH.
P = S
b
* R
Trong đó: S
b
: Số tiền bảo hiểm.
R : Tỷ lệ phí bảo hiểm.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Tỷ lệ phí ở công thức này do Bộ Tài Chính quy định và nó phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra (nói chung).
Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra (nói chung).
Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn).
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Bảng 3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
(không tính khấu hao hay thay mới).
Giá trị thực tế
Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản trên số tiền
bảo hiểm
Xe ô tô
Bảo hiểm
toàn bộ
Bảo hiểm
bộ phận
Xe mô tô,
xe máy
Xe sử dụng dưới 3 năm hoặc giá trị còn
lại từ 70% trở lên so với giá trị xe mới.
1.5% 2.5% 1%
Xe sử dụng từ 3 đến 6 năm hoặc giá trị
còn lại từ 50% đến 70% so với xe mới.
1.7% 2.7% 1.2%
Xe sử dụng trên 6 năm hoặc giá trị còn
lại dưới 50% so với giá trị xe mới.
1.9% 2.9% 1.4%
(Nguồn: Biểu phí quy định của Bộ Tài Chính)
Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho một năm hợp đồng, cùng với tỷ lệ phí cơ
bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có thời hạn dưới
một năm.
Bảng 4: Biểu phí ngắn hạn theo quy định của Bộ Tài Chính.
Thời hạn bảo hiểm Mức phí áp dụng (% phí bảo hiểm năm)
Đến 03 tháng 30% Phí bảo hiểm năm
Trên 03 tháng đến 06 tháng 60% Phí bảo hiểm năm
Trến 06 tháng đến 09 tháng 90% Phí bảo hiểm năm
Trến 09 tháng đến 12 tháng 100% Phí bảo hiểm năm
(Nguồn: Biểu phí quy định của Bộ Tài Chính)
Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, Bộ Tài
Chính cũng đưa ra biểu phí dài hạn bổ sung.
Bảng 5: Biểu phí dài hạn theo quy định của Bộ Tài Chính.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46B
23