Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thực tập tổng hợp Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.15 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quán triệt nguyên lý giáo dục của Đang và Nhà nước: Gắn lý luận với
thực tiễn, kết hợp học tập ở nhà trường với phục vụ cho lợi ích của xã hội.
thực hiện kế hoạch đào tạo của Nhà trường và của Khoa Quản trị kinh doanh,
sau khi kết thúc học phần lý thuyết sinh viên sẽ đến thực tập ở các doanh
nghiệp, cơ quan, ban ngành, nhằm vận dụng tổng hợp kiến thức đã được trang
bị vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tế, củng cố các kiến thức lý luận
và nâng cao năng lực thực hiện các công việc sau khi tốt nghiệp. Qua quá
trình thực tập giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm việc
của nhà quản trị trong các doanh nghiệp, vận dụng các công cụ quản trị, các
phương pháp phan tích, đỏnh giá tình huống cụ thể trong thực tế kinh doanh
và quản lý kinh tế.
Để đảm bảo thực hiện yêu cầu của Nhà trường, đồng thời tạo cho mình
cơ hội nâng cao khả năng kiến thức, năng lực của bản thân, rèn luyện để trở
thành nhà cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh có đủ phẩm chất,
năng lực trong cơ chế quản lý mới, em đã chọn cho mình địa điẻm thực tập là
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I. Sau thời gian đầu thực tập và tìm hiểu
về quá trình hình thành và phát triển cũng như tình hình sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp em đã thu được những kết quả đầu tiên và trình bày trong báo
cáo tổng hợp của mình.
Kết cấu báo cáo tổng hợp: Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, báo cáo gồm 5 phần:
I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Dược phẩm Trung
Ương I.
II. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm Trung
Ương I.
III. Đặc điểm hoạt động quả trị kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm
Trung Ương I.


IV. Đỏnh giá chung về hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp


của Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I.
V. Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng trong báo cáo quả em cịn nhiều
điểm thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ
giáo để báo cáo của em hồn thiện hơn.
Em xin cám ơn thầy giáo Th.S Trần Quang Huy, cỏc cụ chỳ, anh chị
trong phòng kinh doanh, cỏc phũng ban trong Xí nghiệp Dược phẩm Trung
Ương I đã giúp đỡ em rất nhiều cả về mặt lý luận và thực tiễn để em hoàn
thành bản báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!


I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG
I
1.Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Dược phẩm TW I
Xí nghiệp Dược phẩm TW 1 là đơn vị sản xuất dược phẩm được thành
lập đầu tiên vào năm 1954, hiện nay là một trong những đơn vị lớn mạnh nhất
của ngành Cơng nghiệp Dược Việt Nam.
Xí nghiệp Dược phẩm TW I là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của
Tổng công ty dược Việt Nam. Lịch sử ra đời và phát triển của xí nghiệp gắn
liền với sự phát triển của nghành Y tế Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Trước năm 1954, tiền thân của xí nghiệp là một xưởng sản xuất dược
phẩm được thành lập năm 1945 ở chiến khu Việt Bắc, chỉ với vài chục nhân
viên và được giao nhiệm vụ sản xuất thuốc và các vật tư y tế phục vụ cuộc
kháng chiến chống Pháp.
Trong quá trình phát triển cơ sở đã nhiều lần phải di chuyển nhằm đảm
bảo an toàn, đặc biệt là lần di chuyển lớn từ Việt Bắc về Thanh Hoá.
Năm 1954, sau khi hồ bình lập lại cơ sở chuyển về Hà Nội và được
Nhà nước giao cho tiếp quản một nhà thờ của thiên chúa giáo làm cơ sở sản
xuất và mang tên Xí nghiệp Dược phẩm. Trong thời gian này nhiệm vụ chính

của xí nghiệp vẫn là sản xuất bông băng, thuốc men và các vật tư y tế phục vụ
cho quân đội và nhân dân. Nhiệm vụ sản xuất ngày càng đa dạng và phực tạp,
do đó để đảm bao tính chun mơn nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và
phục vụ Xí nghiệp Dược phẩm đó tỏch thành 3 Xí nghiệp là:
1. Xí nghiệp dược phẩm I : Sản xuất thuốc tân dược
2. Xí nghiệp dược phẩm III (đặt tại Hải Phịng): Sản xuất thuốc Đơng
dược.
3. Xí nghiệp Hố dược: Sản xuất các loại hố chất làm thuốc và một số
vật tư y tế.
Từ năm 1954 đến năm 1975, Xí nghiệp Dược phẩm I đóng tại 160 Tôn
Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1975, Xí nghiệp Dược phẩm I đổi


tên thành Xí ngiệp dược phẩm TW I và chính thức mang tên Xí nghiệp Dược
phẩm TW I từ đó đến nay.
Tên doanh nghiệp: Xí Nghiệp Dược Phẩm TƯ I
Tên viết tắt hay tên giao dịch: PHARBACO
Hình thức: Doanh nghiệp nhà nước
Năm thành lập: 1955
Số giấy phép: 401/ BYT/ QĐ ngày 20/ 05/ 1993
Số đăng ký kinh doanh: 108249
Địa chỉ: 160 Tôn Đức Thắng- Đống Đa- Hà Nội
Điện thoại: (84 4) 8454561- (84 4) 8437246
Fax: (84 4) 8237460
Email: ;

Hiện nay, sản phẩm của xí nghiệp được bán rộng rãi trên khắp cả nước,
trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc từ Vinh trở ra.
Xí nghiệp hiện có 5 chi nhánh, 1 văn phịng đại diện và 4 đại lý chính thức tại
các tỉnh:



Địa chỉ văn phòng đại diện, các chi nhánh và tổng đại lý:

1. Chi nhánh:
1.1.Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:
2F Phạm Hữu Chí -Phường 12- Quận 5- TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 9571961/67/68 - Fax: (08) 9571962
1.2.Chi nhánh Đà Nẵng: 49 Trần Quốc Toản- TP Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 821371
1.3.Chi nhánh Nghệ An: 128 Phan Đình Phùng - TP Vinh
Điện thoại: (038) 833341
1.4.Chi nhánh Hải Phòng: 129 Trần Nguyên Hãn - TP Hải
Phòng
Điện thoại: (031) 717415
1.5. Chi nhánh Thanh Hoá: 536 Bà Triệu, P. Trường Thi TP Thanh Hoá
Điện thoại: (037) 850713

2. Đại lý
2.1. Chi nhánh Nam Định: 74 Bến Thóc - TP Nam Định
Điện thoại: (0350) 860040 - Fax: (0350) 863390
2.2. Đại lý Thái Nguyên: 310 Lương Ngọc Quyến - TP Thái
Nguyên
Điện thoại: (0280) 851462
2.3. Đại lý Bắc Ninh: 60 Ninh Xá - Bắc Ninh
Điện thoại: (0241) 823340
2.4. Đại lý Phú Thọ: 2201 đại lộ Hùng Vương – TP. Việt Trì
- Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 844983
3.Văn


phịng đại diện: tại Cộng hoà Moldova

Bảng 1: Các chi nhánh và đại lý của Xí nghiệp

Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I là một trong những doanh nghiệp
có vốn đầu tư lớn nhất trong ngành Dược của Việt Nam với số vốn kinh
doanh theo Quyết định thành lập Số 401/BYT-QĐ là:
- Vốn kinh doanh:

6915 triệu đồng.


Trong đó : + Vốn cố định :
+ Vốn lưu động :

2985 triệu đồng.
3930 triệu đồng.

Nếu phân chia theo nguồn vốn thì:
- Ngân sách nhà nước cấp:

3818 triệu đồng.

- Doanh nghiệp tự bổ sung:

3097 triệu đồng.

- Vốn vay:


0 triệu đồng.

Đến nay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đã lên đến 19.249 triệu
đồng.
Ngày 10/10/2005 được coi là mốc son đánh dấu 50 năm hình thành và
phát triển Xí nghiệp. Nhân sự kiện trọng đại này, Ban Giám đốc và Đảng ủy,
Công đồn Xí nghiệp đã tổ chức lễ Kỷ niệm 50 ngày thành lập để đún cỏc thế
hệ là lãnh đạo Xí nghiệp, cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp về để ôn lại chặng
đường 50 năm vẻ vang vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu đầy vinh quang
của 1 doanh nghiệp Dược phẩm hàng đầu ngành Dược Việt nam.
2.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp
Trong suốt 50 năm hình thành và phát triển, trải qua hai cuộc chiến
tranh tàn phá của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với nền kinh tế đất
nước xí nghiệp đó cú những thay đổi lớn và không ngừng lớn mạnh, luôn là
đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm của ngành
dược Việt Nam.
Nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp qua các thời kỳ khác nhau cũng có
nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Trong những năm đầu thành lập cũng như trong suốt cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là nghiên cứu và sản
xuất các loại thuốc, vật tư và thiết bị y tế phục cho cuộc chiến. Trong điều
kiện kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn các cán bộ, Dược sĩ đã cố gắng
quyết tâm nghiên cứu và sản xuất ra các loại thuốc tốt và rẻ hơn so với các
loại thuốc nhập ngoại rất khan hiếm và đắt lúc bấy giờ. Các sản phẩm của xí
nghiệp đã giúp chữa trị các vết thương và tăng sức khoẻ cho bộ đội góp phần


khơng nhỏ vào chiến thắng chung của tồn dân tộc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ vơ cùng khó khăn và khốc liệt.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Xí nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất

và không ngừng lớn mạnh, cung cấp rất nhiều loại thuốc phục vụ đời sống của
nhân dân nhưng chủ yếu sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch cấp trên đưa xuống.
Năm 1986, nền kinh tế đất nước chuyển từ kế hoạch hoá tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường theo nghị định 26/CP của chính phủ, chức
năng của xí nghiệp vẫn khơng thay đổi đó là nghiên cứu và sản xuất thuốc tân
dược phục vụ nhu cầu của nhân dân và phục vụ cho xuất khẩu. Nhưng nhiệm
cụ của xí nghiệp lúc này khơng cịn là sản xuất theo các chỉ tiêu kế hoạch như
trước mà nhiệm vụ chính lúc này của Nhà nước giao cho xí nghiệp lúc này chỉ
cịn lại hai chỉ tiêu chính đó là: giá trị tổng sán lượng và nộp ngân sách nhà
nước. Mục đích cuối cùng của xí nghiệp làm ăn có lãi để đảm bảo đời sống
cho cán bộ công nhân viên và thực hiện nộp ngân sách nhà nước.
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, sự khác biệt được thể hiện ở chỗ
nó là sản phẩm chữa bệnh cho con người, nó có liên quan đến sức khoẻ và
tính mạng của con người vì vậy chất lượng thuốc ln là yếu tố được xí
nghiệp quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, khi bước sang cơ chế thị trường
cùng với sự lớn mạnh của hàng loạt các xí nghiệp cạnh tranh trở nên gay gắt,
điều này buộc xí nghiệp phải chú ý tới vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình và chất lượng là yếu tố khơng thể bỏ qua.
Hiện nay xí nghiệp sản xuất gần 200 loại mặt hàng với hàm lượng cơng
nghệ cao trên dây chuyền máy móc hiện đại và tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMPASEAN gồm các loại:
- Nhóm thuốc kháng sinh và sulfamid
- Thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống ho, hen chống viêm, an thần, chống
nôn, dị ứng...
- Thuốc chống lao
- Thuốc tim mạch


- Thuốc đường tiêu hóa
- Các Vitamin
- Thuốc chống sốt rét

- Thuốc lợi tiểu
- Các thuốc khác
Với các loại bào chế khác nhau như viên nang, viờn nộn, viờn bao, hỗn dịch,
thuốc tiêm bột, thuốc tiêm dung dịch… Sản lượng hàng năm của xí nghiệp đạt
trên 2 tỷ viên, 50 triệu ống thuốc tiêm và hàng chục triệu lọ thuốc tiêm bột các
loại.
II.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC
PHẨM TRUNG ƯƠNG I
Trong suốt những năm qua kể từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang
nền kinh tế thị trường phải trải qua một thời kỳ chuyển giao khó khăn nhưng
nhờ phát huy những truyền thống và thành tích của xí nghiệp trong những
năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dựa vào đội ngũ cán bộ công nhân viên
ln gắn bó hết lịng với xí nghiệp, cùng với cơng tác quản lý có hiệu quả Xí
nghiệp Dược phẩm Trung Ương I đã đứng vững và khẳng định vị trí của
mình. Xí nghiệp hiện là một trong các doanh nghiệp đứng đầu của Tổng cơng
ty Dược Việt Nam.
Xí nghiệp ln là một trong những doanh nghiệp có mức doanh thu
cao nhất trong Tổng công ty Dược phẩm Việt Nam cũng như trong ngành
Dược.


Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp 2002-2004
TT Năm

Doanh thu

Nộp ngân

Lợi nhuận


Xuất khẩu

(tỷ đồng)

sách

-(tỷ đồng)

(100 USD)

(tỷ đồng)
1.
2.
3.
4.
5.

2001
2002
2003
2004
2005

126.677
143.190
170.500

3.8
4.5
4.9


1.9
3.5
3.8

89.93
258.64
360

Như vậy doanh thu, lợi nhuận, giá trị xuất khẩu, và giá trị nộp ngân
sách nhà nước của Xí nghiệp đều tăng qua từng năm. Đặc biệt trong những
nằm gần đõy giá trị xuất khẩu của Xí nghiệp tăng cao điều này chứng tỏ được
chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường
nước ngoài.
Những năm gần đõy có nhiều mặt hàng mới được cấp giấy phép đăng
ký và đưa vào sản xuất, năm 1998 Xí nghiệp mới sản xuất khoảng hơn 100
mặt hàng cho đến nay Xí nghiệp đang sản xuất gần 200 mặt hàng, trung bình
mỗi năm số lượng mặt hàng mới được sản xuất là 10 mặt hàng.
III.ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA XÍ NGHIỆP
DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I
1. Đỏnh giá kết quả kinh doanh của Xí nghiệp trong những năm vừa qua
Giá trị doanh thu bán hàng của Xí nghiệp tăng cao đều đặn hàng năm.
Năm 2003 giá trị doanh thu tăng 13% so với năm 2002, năm 2004 giá trị
doanh thu tăng 19% so với năm 2003. Như vậy không chỉ tăng về mặt giá trị
mà tốc độ tăng trưởng hàng năm cũng ổn định ở mức cao. Qua biểu đồ sau sẽ
thể hiện rõ mức tăng tăng doanh thu của Xí nghiệp năm sau so vớớ năm
trước.
Biểu 1: Biểu đồ tốc độ tăng doanh thu



15

%

20

19

11

13

10
5
0
2002

2003

2004

Năm

Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu không cao cụ thể năm
2002 chỉ tiêu này đạt 0.0015, năm 2003 là 0.0024 nhưng năm 2004 chỉ đạt
0.0022. Như vậy giá trị lợi nhuận tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận so với doanh
thu lại không ổn định, năm tăng năm giảm.
Giá trị xuất khẩu của Xí nghiệp cũng có đạt những kết quả khả quan.
Năm 2002 giá trị xuất khẩu mới chỉ đạt 89.930 USD, đến năm 2003 đã tăng
lên 258.640 USD và năm 2004 đã đạt 360.000 USD. Điều này cho thấy được

khâu tiêu thụ của Xí nghiệp đã làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường
nước ngồi và khẳng định vị trí của Xí nghiệp ở cả thị trường trong và ngoài
nước.
2.Tổ chức bộ máy quản trị
Qua các thời kỳ khác nhau cơ cấu quản lý tổ chức của Xí nghiệp có
nhiều thay đổi nhằm đảm bảo tính tối ưu, linh hoạt và phù hợp với tình hình
sản xuất của Xí nghiệp. Hiện nay mơ hình quản lý của Xí nghiệp theo chế độ
một thủ trưởng (quản trị chức năng), Giám đốc Xí nghiệp điều hành mọi hoạt
động Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước cán bộ, cơng nhân viên và các cán bộ
ngành có liên quan về các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc cú cỏc Phú Giám đốc, một Kế toán
trưởng và các trưởng phòng chức năng.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được biểu diễn qua sơ đồ sau:


Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản trị Xí nghiệp
GIÁM ĐỐC

PGĐ KỸ
THUẬT

KHỐI
NGHIỆP VỤ
PHỊNG
TÀI VỤ

PHỊNG
TỔ
CHỨC


PGĐ KINH
DOANH
PHỊNG
BẢO VỆ

HÀNH
CHÍNH

KHỐI
SẢN
XUẤT

CÁC
PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
CHÍNH

KHỐI
PHỊNG
BAN
PHỤC
VỤ
CÁC
PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
PHÙ TRỢ


PHỊNG
KIỂM
NGHIỆM

KHỐI
KINH
DOANH

PHỊNG
NGHIÊN
CỨU

PHỊNG
KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ

PHỊNG
KINH
DOANH

Theo mơ hình quản lý của Xí nghiệp ta có thể thấy được chức năng
hoạt động của các chức danh và cỏc phũng ban cụ thể như sau:

 Ban Giám đốc:
* Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất, điều hành trực tiếp cỏc Phú
Giám đốc và cỏc phũng ban chức năng, có nhiệm vụ xử lý và điều hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
* Phó Giám đốc: là người thay mặt Giám đốc điều hành, quyết định

mọi công việc được Giám đốc uỷ quyền khi Giám đốc đi vắng.
- Phú Giám đốc kinh doanh: Thay mặt Giám đốc điều hành các hoạt
động kinh doanh như giải quyết các vấn đề đầu vào, đầu ra, lập kế hoạch sản


xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm… Trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh
và phòng kế hoạch vật tư.
- Phú Giám đốc kỹ thuật: Thay mặt Giám đốc điều hành sản xuất và
quản lý sản xuất ở cỏc phõn xưởng, các bộ phận sản xuất, cỏc phũng ban liên
quan đến sản xuất như: phân xưởng sản xuất chớnh, phõn xưởng sản xuất
phụ, phòng kỹ thuật, phũng nghiờn cứu…

 Các phịng ban chức năng:
* Phịng tổ chức hành chính: có chức năng điều hành các hoạt động
chung, các vấn đề xã hội, vụ vụ đời sống tinh thần cho cán bộ cơng nhân viên
trong tồn Xí nghiệp.
* Phịng kế tốn, tài vụ: Có chức năng quảnlýtài chính Xí nghiệp, thực
hiện hạch toán kinh tế theo quy dịnh của Nhà nước. Tư vấn về các hoạt động
kế tốn nhằm khơng ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp.
* Phịng kỹ thuật: có chức năng theo dõi tồn bộ qua trình sản xuất xây
dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức vật tư.
* Phịng kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu
chất lượng của nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất,
cũng như tồn bộ hàng hố trước khi đưa ra thị trường.
* Phịng nghiên cứu: Thực hiện cơng tác nghiên cứu và phát triển các
loại nguyên, vật liệu mới, các mặt hàng mới nhằm nâng cao chất lượng các
sản phẩm, đa dạng hoỏ cỏc mặt hàng qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của
Xí nghiệp.
* Phịng vật tư: có chức năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu tá dược, các

loại vật tư cần thiết với giá cả phù hợp, và phân phối xuống từng phân xưởng
đảm bảo phục vụ tốt q trình sản xuất.
* Phịng kinh doanh: Có chức năng lập và thực hiện các kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm của Xí nghiệp, nghiên cứu và thu thập thơng tin về thị trường để


cung cấp cho Ban Giám đốc và cỏc phũng ban chức năng khác có kế hoạch
sản xuất và làm việc.
* Các phân xưởng sản xuất chính: Bao gồm ba phân xưởng là phân
xưởng sản xuất thuốc tiêm, phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh, phân
xưởng sản xuất thuốc tiêm. Có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất của Xí
nghiệp trờn cỏc dây chuyền công nghệ, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra.
* Các phân xưởng sản xuất phù trợ: gồm phân xưởng cơ điện, phân
xưởng sơ chế nguyên liệu.
- Phân xưởng cơ điện là bộ phận chuyên chịu trách nhiệm lên kế hoạch
và thực hiện sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị, máy móc, hệ thống điện. Lập kế
hoach bảo trì máy móc, sản xuất một số dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho
quá trình sản xuất.
- Phân xưởng sơ chế nguyên liệu có nhiệm vụ sơ chế các nguyên liệu
trước khi đưa vào bảo quản hoặc đưa vào sản xuất.
* Phịng Bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trong sản
xuất và kinh doanh của Xí nghiệp.
Mỗi phịng ban có nhiệm vụ riêng nhưng tất cả được đặt trong mối liên
hệ chặt chẽ, tạo nên sự thống nhất trong công tác quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp.
Đối với mỗi ngành nghề yếu tố công nghệ luôn đóng vai trị quan trọng
trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với ngành Dược thì điều đó càng
trở nên quan trọng bởi chất lượng các sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
tính mạng con người. Và cơng tác quản trị cơng nghệ, quản trị sản xuất địi
hỏi được quan tâm đúng mức.


3.Đặc điểm quy trình cơng nghệ đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp
Dược phẩm Trung ương I
3.1.Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất


Xã hội không ngừng phát triển và nhu cầu của người dân và các loại
thuốc ngày càng cao hơn. Để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo sức
khoẻ cho nhân dân, Xí nghiệp khơng ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ sản
xuất cũng như điều kiện cơ sỏ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng
hoỏ cỏc mặt hàng thuốc cũng như vật tư y tế khác.
Ban đầu khi mới thành lập xí nghiệp sản xuất chủ yếu dựa vào các dây
chuyền kỹ thuật lạc hậu, các thiết bị thủ công, trải qua năm tháng cùng với sự
nỗ lực cố gắng hết mình của cán bộ cơng nhân viên xí nghiệp đến nay xí
nghiệp đó cú một cơng nghệ sản xuất hồn thiện.
Năm 1950 với việc nhập khẩu dây chuyền sản xuất của Đức đã đưa dây
chuyền sản xuất thuốc tiêm lên quy mô công nghiệp đảm bảo đáp ứng cho
nhu cầu ngày càng tăng của loại thuốc này.
Năm 1960, cuộc chiến đấu dành độc lập dân tộc ngày càng ác liệt và
nhu cầu về các loại thuốc kháng sinh ngày càng lớn Xí nghiệp đã trang bị
thờm cỏc loại máy móc sản xuất với cỏc tớnh năng và tác dụng cao hơn.
Khi đất nước bước vào những năm tháng chuyển đổi cơ chế, quan hệ
quốc tế dược mở rộng, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng Xí nghiệp đã thực hiện hiện đại hoỏ cỏc dây chuyền sản xuất. Đến
nay Xí nghiệp đã có một cơ sở kỹ thuật vào loại hiện đại nhất của ngành
Dược Việt Nam, với những dây chuyền sản xuất khép kín, các sản phẩm được
sản xuất trong môi trường vô trùng, kỹ thuật xử lý nước tinh khiết, cỏc công
đoạn thực hiện nhanh và liên hoàn, các kỹ thuật kiểm tra hoỏ-lý có độ chuẩn
xác cao, đảm bảo chất lượng ở mức cao. Hiện tại Xí nghiệp có nhiều dây
chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. Các dây chuyền sản xuất thuốc đã đạt

tiêu chuẩn GMP của Xí nghiệp:
- Dây chuyền sản xuất kháng sinh tiêm bột Betalactam
- Dây chuyền sản xuất kháng sinh viên Betalactam
- Dây chuyền sản xuất kháng sinh tiêm non-betalactam
- Dây chuyền sản xuất kháng sinh viên non-betalactam


- Dây chuyền sản xuất kháng sinh nhóm Cephalosporin
Song song với việc đầu tư mới các dây chuyền sản xuất, Xí nghiệp
khơng ngừng cải tiến cơng nghệ sản xuất cho phù hờp với nhu cầu thị trường.
Đầu tư cải tạo nâng cấp dây chuyền sản xuất cỏc phõn xưởng sản xuất thuốc
tiêm, thuốc viên, thuốc kháng sinh, trang bị hệ thống làm lạnh trung tâm, máy
đóng hàn ống tự động, máy bao film… và các dụng cụ la động tự chế khác.
Ở mỗi phân xưởng sản xuất các loại thuốc khác nhau có những dây
chuyền cơng nghệ khác nhau nhưng tựu chung có thứ tự các bước cơng việc
như sau:
Sơ đồ 2: Các giai đoạn sản xuất chính
Giai đoạn
chuẩn bị
sản xuất

Giai đoạn
sản xuất

Giai đoạn
hoàn
thiện và
nhập kho
thành
phẩm


* Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Nguyên vật liệu trong kho sau khi xuất
kho phục vụ cho sản xuất phải được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn
đã quy định với từng loại nguyên vật liệu cụ thể. Sau đó đem phân loại và
được sơ chế (nghiền, xay, sấy khô, lọc…) đối với các loại nguyên liệu cần sơ
chế.
* Giai đoạn sản xuất: Nguyên vật liệu sau khi xuất kho và được sơ chế
được chuyển đến cỏc phõn xưởng sản xuất chính. Tại đõy các loại nguyên
liệu được chế biến và pha chế với những tỷ lệ nhất định theo quy định và
được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ bằng các loại máy móc hiện đại. Sau đó trải
qua q trình sản xuất hoàn toàn tự động các loại thuốc được dập viên, đúng
gúi, ộp vỉ theo tiêu chuẩn và cách chế biến của từng loại.
* Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm và nhập kho: Các sản phẩm sau khi
sản xuất sẽ được kiểm tra chất lượng về độ tan, độ bóng, độ bông, độ sơ… đối


với từng loại thuốc, trước khi được đóng hộp, nhập kho thành phẩm và đưa ra
thị trường tiêu thụ.
Đó là các giai đoạn chung nhất trong quá trình sản xuất các sản phẩm
của xí nghiệp nhưng mỗi dịng sản phẩm khác nhau lại có một quy trình cơng
nghệ riêng. Sau đõy là quy trình cơng sản xuất của phân xưởng sản xuất thuốc
viên, phân xưởng sản xuất thuốc tiêm và phân xưởng sản xuất thuốc kháng
sinh tiêm.

Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất thuốc viên
Ngun liệu

Pha chế

Dập viên


Đóng chai

Bao bì

Tẩy rửa

Hấp sấy

Trình bày

Kiểm tra

Nhập kho

Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất thuốc kháng sinh Tiêm


Chai lọ

Tẩy rửa

Hấp sấy

Đóng
ống
Ngun
liệu

Hàn

ống

Soi

Pha chế
In
ống
Nhập kho
thành
phẩm

Kiểm tra

Trình bày

Sơ đồ 5: Quy trình cơng nghệ sản xuất thuốc Kháng sinh

Ống
tiêm

Tẩy rửa

Hấp sấy

Đóng
ống
Ngun
liệu

Hàn

ống

Soi

Pha chế
In
ống
Nhập kho
thành
phẩm

Kiểm tra

Trình bày

Ở mỗi bước sản xuất đều được đảm bảo chất lượng vì vậy chất lượng
các mặt hàng của sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn tốt.
3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp


Dựa trên những quy trình cơng nghệ, hiện Xí nghiệp có 4 phân xưởng
sản xuất được tổ chức quản lý như sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
kỹ thuật

Phân
xưởng
thuốc
viên


Phân
xưởng
thuốc
tiêm

Phân
xưởng
thuốc
kháng
sinh

Phân
xưởng
sản xuất
phụ

* Phân xưởng sản xuất thuốc viên: Chuyên sản xuất các loại thuốc dạng
viên như Ampicilin, Vitamin B1, Penicilin...
* Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm
dạng ống và dạng bột như: Long não, Caxiclorua, Vitamin B1, B6, B12...
* Phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh chuyên sản xuất các loại thuốc
thuộc dịng thuốc kháng sinh với quy trình công nghệ tương tự như phân
xưởng sản xuất thuốc tiêm.
3.3.Đặc điểm tổ chức nhân sự của Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I
Nhân tố con người luôn là nhân tố trung tâm của q trình sản xuất.
Dây chuyền cơng nghệ sản xuất dự cú tiên tiến đến đâu mà trình độ lao động
khơng phù hợp thì cũng khơng thể có được sản phẩm có chất lượng cao.
Duy trì và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ln được Xí
nghiệp hết sức chú ý. Tuỳ theo từng thời điểm sản xuất mà số lượng lao động

trong Xí nghiệp có nhưng thay đổi cho phù hợp. Ngoài lao động trong biên
chế Xí nghiệp cũn cú những lao động hợp đồng và lao động thời vụ. Hiện tại
tổng số cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp lên tơi 514 người, được tổ chức
gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, thường xuyên được


đào tạo lại và đào tạo mới để đảm nhiệm các cơng việc phù hợp. Trình độ của
các cán bộ cơng nhân viên được thể hiện qua bảng sau:
STT

Trình độ chuyên

Số lượng

1
2
3

môn
Đại học trở lên
Trung cấp
Sơ cấp và công nhân

(người)
128
116
270

Tỷ lệ (%)


Tỷ lệ năm

24.90
22.57
52.53

1998 (%)
14.52
15.15
70.33

Như vậy số lượng lao động cú trình độ sơ cấp và cơng nhân vẫn chiếm
tỷ trọng cao trong xí nghiệp, tuy nhiên nhìn vào bảng cũng có thể dễ dàng
nhận ra trình độ của đội ngũ lao động trong Xí nghiệp đã được nâng lên rõ rệt.
Tỷ lệ nhân viên cú trình độ sơ cấp và cơng nhân đã giảm và số nhân viờn cú
trình độ trung cấp và đại học tăng lên. Hàng năm xí nghiệp đều tổ chức các
cuộc thi nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật và tổ chức các lớp giảng
về quản lý cho cán bộ quản lý, điều này chứng tỏ Xí nghiệp rất quan tâm đến
vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đõy sẽ là nhân tố tốt giúp Xí nghiệp có
được lợi thế cạnh tranh trong mơi trường kinh doanh cạnh tranh đầy khốc liệt.
3.4.Tình hình quản trị tiêu thụ của Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I
Trước đõy trong thời kỳ bao cấp Xí nghiệp sản xuất chủ yếu theo chỉ
tiêu của Nhà nước thông qua Bộ y tế đưa xuống. Xí nghiệp chỉ có nhiệm vụ
duy nhất đó là sản xuất cho đúng cho đủ chỉ tiêu đã đưa xuống còn việc tiêu
thụ là do Công ty dược phẩm Trung Ương I đảm nhận.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Xí nghiệp được giao nhiệm vụ
vừa sản xuất vừa lo tiêu thụ sản phẩm, điều này đã mở ra một con đường mới
cho Xí nghiệp, điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu của thị trường, đầu tư phát
huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu làm sao cho sản xuất và kinh doanh
đạt được hiệu quả cao nhất.

Trước năm 1997, khâu tiêu thụ được giao cho bộ phận Kế hoạch kinh
doanh của phòng Kế hoạch thực hiện, tuy nhiên trong điều kiện thị trường


phát triển và có những biến động khơng ngừng, khâu tiêu thụ đóng vai trị
quyết định thì việc tách bộ phận kinh doanh ra thành phòng kinh doanh
chuyên phụ trách vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp là điều hoàn toàn
hợp lý.
Từ năm 1997 đến nay khâu tiêu thụ của Xí nghiệp được giao cho phịng
kinh doanh đảm nhận. Hiện nay biên chế của phòng bao gồm:
40 người, trong đú có 1 trưởng phịng, 1 phó phịng, 38 nhân viên.
Mức lương trung bình của nhân viên phịng kinh doanh là: 593.105
VNĐ
Cơ cấu tổ chức quản lý của phòng kinh doanh
Trưởng phịng

* Trưởng phịng: Dược sĩ đại học
Làm cơng tác phụ trách chung mọi hoạt động trong phòng, tập hợp và
xử lý mội thông tin khác nhau về khâu tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị
trường…, đưa ra các chính sách về giá, marketing, chính sách sản phẩm, quản
lý hệ thống kênh phân phối. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về các vấn
đề liên quan đến tiêu thụ hàng hố.
* Bộ phận văn phịng:
Bao gồm 8 nhân viên: 2 dược sĩ đại học, 2 dược sĩ trung cấp, 4 cử nhân
kinh tế.
Thực hiện xử lý các hợp đồng kinh tế, quản lý hố đơn thu chi của
phịng, quản lý tình hình tiêu tại các đại lý và các chi nhỏnh…, chịu trách
nhiệm trước trưởng phòng về các hoạt động liên quan.
* Bộ phận bán hàng:
Bao gồm 32 nhân viên: 5 nhân viên hợp đồng thời vụ, 10 dược tá, 9

dược sĩ trung cấp, 4 dược sĩ đại học, 4 cử nhân kinh tế.


- Nhóm theo dõi bán đại lý: tập hợp các thông tin về nhu cầu của
khách hàng, giao hàng, bán hàng tại Xí nghiệp hoặc tận nơi tiêu dùng. Phịng
kinh doanh hiện tại có một xe giao hàng thường xuyên và có thể điều động
thêm xe của xí nghiệp khi cần thiết.
- Nhóm bán hàng tại quầy: Sử dụng các nhân viên bán hàngtrực tiếp
cho người tiêu dùng tại cửa hàng của Xí nghiệp.
- Nhóm bán hàng lưu động: Sử dụng người theo dõi các đại lý, nhân
viên bán hàng sẽ giới thiệu các mặt hàng, thực hiện ký kết hợp đồng và cung
cấp hàng đến tận nơi.
Hiện nay phòng kinh doanh có vai trị rất quan trọng đối với sự phát
triển của Xí nghiệp bởi tiêu thụ là khâu quan trọng quyết định đến sản xuất.
Bằng nỗ lực của mình phịng Kinh doanh đang góp phần tạo nên sức sống
mới cho Xí nghiệp.
3.5. Hoạt động quản trị tài chính tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I
Là một trong những Xí nghiệp có quy mơ lớn và khơng ngừng phát
triển việc quản lý tài chính một cách có hiệu quả là một vấn đề hết sức khó
khăn. Vào thời điểm hiện tại Xí nghiệp tổ chức bộ máy kế tốn theo mơ hình
kế tốn tập trung. Cơng tác kế toán được phân chia thành từng phần cụ thể và
tất cả chịu sự chỉ đạo của kế tốn trưởng.
Phịng kế tốn của Xí nghiệp được chia thành các bộ phận cụ thể như
sau:

Sơ đồ bộ máy kế tốn Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I


Kế tốn trưởng


Phó phịng kế tốn

Kế
tốn
NVL

Kế
tốn
tiền
lương

Kế
tốn
TSCĐ

Kế
tốn
Thanh
tốn

Kế
tốn
giá
thành

Thủ
quỹ

Trong phịng kế tốn trưởng là người thay mặt Giám đốc điều hành các
công việc của phịng Kế tốn. Có nhiệm vụ giỳp Giám đốc nắm chắc tình

hình, tổ chức và thực hiện tồn bộ các cơng tác tài chính kế tốn theo đúng
chế độ hiệ hành. Kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
hoạt động kế tốn của Xí nghiệp.
Bộ máy kế tốn có nhiệm vụ ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Xí nghiệp. Thu thập, phân loại và xử lý các số liệu cung cấp thông tin cho
Ban Giám đốc và các phong ban có kế hoạch hoạt động phù hợp. Đảm bảo
nguồn vốn để Xí nghiệp có thể hoạt động hiệu quả.
Xí nghiệp hiện tại đang hạch tốn hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thương xuyên, áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ. hàng hoá vật tư trong kỳ và tồn kho cuối kỳ được tính
theo phương pháp bình qn cả kỳ dự trữ.
Các nhân viên kế tốn đều được phân cơng các công việc cụ thể,
không chồng chéo công việc mà vẫn kết hợp với nhau một cách hài hồ vì


vậy mà hệ thống kế tốn của Xí nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả và
hoàn thành nhiệm vụ với Xí nghiệp và Nhà nước.
4.Đỏnh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh của Xí nghiệp
4.1.Những kết quả đã đạt được của Xí nghiệp
Với truyền thống và uy tín lâu năm về chất lượng sản phẩm cùng những
kinh nghiệm cung cấp thuốc cho các chương trình y tế cộng đồng; Với những
cán bộ cơng nhân viên giàu lịng nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao
đã và đang từng bước đưa Xí nghiệp đi lờn, giỳp doanh nghiệp có đủ khả
năng cung cấp thuốc cho các Bệnh viện, và thị trường trong và ngoài nước.
Bằng những nỗ lực khơng ngừng trong những năm qua Xí nghiệp đã
đạt được những kết quả đáng kể.
Về nhân lực, trình độ của cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên,
số nhân viờn cú trình độ sơ cấp giảm cùng với đó là trình độ trung cấp và đại
học tăng lên.

Về cơ sở vật chất, các dậy chuyền sản xuất được cải tiến và đổi mới
giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, Xí nghiệp đã đầu tư 15 tỷ cho việc đổi
mới và cải tiến các dây chuyền hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng một nhà
máy mới với công nghệ sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP Châu Âu với
tổng trị giá lên đến 23 triệu USD nhằm đảm bảo quy hoạch đô thị của Thủ đô
Hà nội sẽ chuyển các nhà máy ra ngoại thành.
Về tài chính, với doanh thu hằng năm tăng lên không ngừng số vốn
kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng, đến năm 2004 số vốn kinh doanh của
Xí nghiệp đã đạt 19.249.000 VNĐ. Luôn huy động và đáp ứng đủ lượng vốn
cần cho sản xuất và kinh doanh.
Về công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm: Là doanh nghiệp đứng đầu
của Tổng công ty Dược Việt Nam. Xí nghiệp là doanh nghiệp có doanh số
cao nhất miền Bắc, là doanh nghiệp nộp ngân sách cao, và làm ăn có lãi trong
điều kiện các doanh nghiệp Nhà nước khác đang gặp rất nhiều khó khăn và
nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.


Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I cũng tham gia thầu, trúng thầu và
thực hiện nhiều hợp đồng cung ứng thuốc cho nhiều đơn vị như: Dự án phòng
chống sốt rét, Chương trình chống phong Quốc gia, Cục Quân Y - tổng cục
hậu cần, Công ty Dược phẩm Trung Ương I, Công ty dược phẩm Trung Ương
I và Công ty dược phẩm Trung Ương II… và cung ứng thuốc cho các bệnh
viện, nhà thuốc trên địa bàn Hà nội và cả nước.
Trong công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, với
đội ngũ cán bộ Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Xí nghiệp bao
gồm các dược sĩ cú trình độ chun mơn cao, năng động, sáng tạo, say mê
công tác công tác nghiên cứu. Hợp tác với nhiều cơ quan chuyên môn thực
hiện các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở. Bằng những nỗ lực đó đã
giúp cho Xí nghiệp luôn nghiên cứu thành công các sản phẩm mới và đưa vào
sản xuất những sản phẩm mới, mẫu mã mới làm tăng sức cạnh tranh của các

sản phẩm của Phabaco trên thị trường trong và ngoài nước.
4.2.Những hạn chế cịn tồn tại của Xí nghiệp
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động sản xuất
và kinh doanh của Xí nghiệp cũng cũn cú những hạn chế chưa khắc phục
được.
Khó khăn lớn nhõt trong cơng tác tiêu thụ sản phẩm đó là chất lượng
sản phẩm. Mặc dù đã đầu tư đổi mới một số dây chuyền sản xuất đạt tiêu chẩn
quốc tế nhưng các hoạt động nghiên cứu vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi vốn
và trang thiết bị đầu tư cho cơng tác này cịn hạn chế, hàng năm Xí nghiệp
đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm không theo kế hoạch mà dựa
trên cơ sở cần bao nhiêu cung cấp bấy nhiêu, hoàn tồn thụ động. Vì thế mà
chất lượng các sản phẩm của Xí nghiệp chưa cao, mới chỉ đáp ứng thị trường
nội địa, chưa vươn xa ra thị trường nước ngoài.
Cùng với vấn đề về chất lượng, việc quảng bá thương hiệu của Xí
nghiệp cũng chưa thực sự được chú trọng. Thương hiệu Phabaco chưa được
nhiều người tiêu dùng biết đến. Chi phí dành cho quảng cáo, giới thiệu sản


phẩm cịn thấp vì thế rất khó khăn trong cuộc chiến cạnh tranh với ngay các
doanh nghiệp trong nước chứ chưa nói tới các doanh nghiệp nước ngồi có
tiềm lực tài chính mạnh.
Hiện nay, thị trường của Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I chủ yếu
là các tỉnh ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, từ Nghệ An trở ra. Nhìn vào vị trí
của các chi nhành và đại lý lớn của Xí nghiệp cũng có thể thấy các sản phẩm
cảu Xí nghiệp chưa phát triển ở khu vực phía Nam. Củng cố thị trường truyền
thống và mở rộng thị trường về phía Nam và tăng giá trị xuất khẩu là vấn đề
hết sức nóng bỏng, và đầy khó khăn mà Xí nghiệp cần nỗ lực hết mình trong
sản xuất và kinh doanh đển đạt được mục tiêu.
Công tác tổ chức nghiên cứu thị trường cũng chưa được thực hiện
thường xuyên, chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường riêng mà thường do các

nhân viên bán hàng kiêm nhiệm.
Giá cả cịn nhiều cứng nhắc do thơng tin về thị trường không thường
xuyên được cập nhật. Giá thành sản xuất vẫn còn cao mà giá thành lại là một
bộ phận của giá cả.
Nguyên vật liệu sản xuất của Xí nghiệp chủ yếu vẫn được sơ chế và
tinh chế từ nước ngoài, Xí nghiệp chủ yếu nhập khẩu các loại nguyên liệu từ
các nước như Pháp, Thuỵ Sỹ, Áo, Triều Tiên, Trung Quốc…chỉ có một số
mua của các doanh nghiệp trong nước. Điều này khiến cho việc sản xuất gặp
nhiều khó khăn, nhiều khi thụ động và không liên tục.
5.Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới
Từ những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đã đạt được và những hạn
chế cịn tồn tại Ban Giám đốc Xí nghiệp đã đề ra phương hướng hoạt động
trong thời gian tới.
Đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý. Tăng cường
đầu tư cho nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản
phẩm và mẫu mã các sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh của Xí nghiệp.


×