Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Lý thuyết phân chia tổn thất chung tính toán phân bổ tổn thất chung đối với một vụ tai nạn hàng hải (bùi thế anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 35 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
PHẦN II - TÍNH TOÁN PHÂN BỔ TỔN THẤT CHUNG ĐỐI VỚI MỘT VỤ
TAI NẠN HÀNG HẢI
(SỰ CỐ MẮC CẠN – TÀU “ PHƯƠNG MAI STAR”)
Trong phần này em xin trình bày một vụ tai nạn hàng hải của tàu
“PHƯƠNG MAI STAR”. Bằng những gì đã được học và sử dụng những quy tắc
YORK – ANTWERP để phân chia tổn thất chung.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA TÀU ĐƯỢC BẢO HIỂM
a. Thông tin về tàu
- Tên tàu
:
PHƯƠNG MAI STAR - Vật liệu vỏ
:
THÉP
- Hô hiệu
:
XVZP - Loại tàu
:
M.General
- Số IMO
:
XVZP-7611561 - Chiều dài lớn nhất
:
144 m
- Số phân cấp
:
VR791648 - Chiều rộng
:
20,43 m
- Năm, nơi đóng
:


1979 - ANH - Chiều cao mạn
:
11,76 m
- Cảng đăng ký
:
SÀI GÒN - Mớn nước
:
8,872 m
- Cơ quan đăng kiểm VR - Tổng dung tích
: 8462 GT
- Trọng tải tòan phần
: 15210DWT
- Dung tích thực
5860 NRT
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 68
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
- Chủ tàu
:
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II
- Người khai thác
:
CÔNG TY CP TM VT PHƯƠNG MAI
b. Thông tin về máy chính
- Số lượng máy chính
:
01 - Năm/ Nơi chế
tạo
:
1979–United Kinhdom
- Loại máy

:
Sulzer – 4RND68M - Công suất
:
7600 HP
c. Thông tin về giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu và P&I
- Người bảo hiểm
:
CÔNG TY BẢO VIỆT SÀI GÒN.
- Người được bảo hiểm
:
C.TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – NH Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn Việt Nam / Công ty TNHH DV- VT & Giao
nhận Phương Mai
- Số đơn bảo hiểm thân tàu
:
HCM.D36.TB.08.HD65
- Thời hạn bảo hiểm thân tàu
:
Từ 00h00 ngày 01/01/2009 đến 24h00 ngày 31/12/2009.
- Mức khấu trừ thân tàu
:
7000USD đối với việc sửa chữa ở nước ngoài.
: 25.000.000 đối với việc sửa chữa tại Việt Nam.
- Số đơn bảo hiểm P&I
:
HCM.D05.TNTB.09.HD4
- Thời hạn bảo hiểm P&I
:
Từ 12h00 quốc tế ngày 28/02/2009 đến 12h00 quốc tế ngày
28/05/2009.

- Mức khấu trừ BH P&I
:
1.000.000 Đồng/ vụ đối với thiệt hại vật chất.
: 200.000 Đồng/ vụ đối với thiệt hại về con người.
d. Các loại giấy tờ trên tàu
Loại giấy tờ Số Cơ quan cấp Ngày, nơi cấp
Ngày hết
hạn
GCN Đăng ký tàu biển Việt
Nam.
515-2009 ĐKSG
CỤC HÀNG
HẢI
VIỆT NAM
25/02/2009
TP.HCM
-
GCN Khả năng đi biển. 0557/09SG
ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
23/02/2009
TP.HCM
23/07/2009
GCN mạn khô quốc tế 0577/09SG-02
ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
23/03/2009
TP.HCM
23/07/2009
GCN an toàn kết cấu 0557/09SG-03

ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
23/02/2009
TP.HCM
23/07/2009
GCN an toàn trang thiết bị tàu
hàng
0577/09SG-04
ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
23/02/2009
TP.HCM
23/07/2009
GCN an toàn vô tuyến điện tàu
hàng
0557/09SG-05
ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
23/02/2009
TP.HCM
23/07/2009
GCN quốc tế về ngăn ngừa ô
nhiễm do do dầu gây ra
0557/09SG-06
ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
23/02/2009
TP.HCM
23/07/2009
GCN ngăn ngừa ô nhiễm do

nước thải
0557/09SG-09
ĐĂNG KIỂM
VIỆT NAM
23/02/2009
TP.HCM
23/07/2009
Giấy phép sử dụng tần số và
thiết bị phát sóng vô tuyến điện
1714/GP-GH2
CỤC TẦN SỐ
VÔ TUYẾN
ĐIỆN
12/02/2009
HÀ NỘI
12/02/2010
GCN định biên an toàn tối thiểu. 23-2009/ĐKTB
CỤC HÀNG
HẢI
VIỆT NAM
25/02/2009
TP.HCM
-
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 69
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
GCN khả năng chuyên môn/
Thuyền Trưởng
A0030.T1
CỤC HÀNG
HẢI

VIỆT NAM
03/08/2006 03/08/2011
GCN khả năng chuyên môn/
Máy Trưởng
A0364.E1
CỤC HÀNG
HẢI
VIỆT NAM
14/05/2008 14/05/2013
II. DIỄN BIẾN SỰ CỐ MẮC CẠN CỦA TÀU “ PHƯƠNG MAI STAR”.
Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” thuộc sở hữu của CÔNG TY CHO THUÊ TÀI
CHÍNH II. Được khai thác bởi CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI
PHƯƠNG MAI. Chở 14.371,217 tấn Clinke xá từ nhà máy Xi măng Cẩm Phả –
Quảng Ninh đi nhà máy Xi măng Cẩm Phả – Đồng Nai.
Theo khai báo của Thuyền trưởng tàu “PHƯƠNG MAI STAR”. Vào lúc
16h15 phút ngày 15/03/2009, tàu bắt đầu khởi hành từ nhà máy Xi măng Cẩm Phả –
Quảng Ninh đi nhà máy Xi măng Cẩm Phả - Đồng Nai. Đến 17h43 phút ngày
15/03/2009 trong khi tàu đang hành trình ra luồng đến giữa vị trí phao số 3 và phao số
5 luồng nhà máy Xi măng Cẩm Phả – Quảng Ninh, thì phía trước có một đoàn sà lan
lai đẩy nhau rất dài chạy cắt luồng. Hoa tiêu trên tàu đã điều động tàu tránh va an toàn
với đoàn sà lan chạy cắt hướng qua luồng từ phía trái nên đã bị chệch luồng và mắc
cạn tại vị trí (20
0

58’00N; 107
0
19’00E). Thuyền trưởng và Hoa tiêu dùng rất nhiều
phương pháp để điều động tàu ta khỏi vị trí mắc cạn nhưng đều không được.
Sơ đồ tránh va và vị trí mắc cạn được thể hiện bằng hình vẽ dưới đây:
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 70

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
Ghi chú: I,II,III : Vị trí tương đối của tàu “PHƯƠNG MAI STAR”.
1,2,3 : Vị trí tương đối của sà lan
IV : Vị trí tàu “PHƯƠNG MAI STAR” bị mắc cạn
- Vào lúc 15h00 ngày 16/03/2009 công ty và bảo hiểm đã mời giám định xuống
tàu để tiến hành giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất sau sự cố mắc cạn của
tàu. Theo giám định viên tại thời điểm đó cho biết: không có thiệt hại về người và
hàng hóa, Do tàu tại thời điểm giám định vẫn còn đang mắc cạn nên chưa tiến hành
kiểm tra được mức độ thiệt hại về phần đáy và chân vịt.
- Sau khi tàu bị mắc cạn tại Cảng Cẩm Phả – Quảng Ninh ngày 15 tháng 03 năm
2009, đến ngày 17/03/2009 Chủ tàu “PHƯƠNG MAI STAR” đã ký hợp đồng với
Công ty TNHH Huy Mạnh để thuê cẩu nổi và sà lan để ra sang mạn hàng hòa giúp
cho tàu nổi lên.
- Vào lúc 17 giờ 00 ngày 17/03/2009, Công ty TNHH Huy Mạnh đã điều 02 cẩu
nổi và 03 sà lan ( HD – 0448, HP – 2076, HD – 1397) cập mạn tàu “PHƯƠNG
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 71
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
MAI STAR” và tiến hành sang mạn hàng hóa với thời gian làm việc cụ thể như
sau:
Cẩu 01: Cập mạn phải
• 17h30 (17/03/2009): Cập mạn tàu “PHƯƠNG MAI
STAR”.
• 18h45 ÷ 21h50 ngày (17/03/2009).
• 22h20 (17/03/2009) ÷ 07h15 (18/03/2009).
• 07h40 (18/03/2009) ÷ 11h45 (18/03/2009).
• 12h00 (18/03/2009) ÷ 13h45 (18/03/2009).
• 14h45 (18/03/2009) ÷ 20h00 (18/03/2009).
• 20h00 (18/03/2009) cẩu rời mạn tàu.
Cẩu 02: Cập mạn trái
• 22h10 (17/03/2009): Cập mạn tàu “PHƯƠNG MAI

STAR”.
• 03h15 (18/03/2009) ÷ 11h40 (18/03/2009).
• 12h00 (18/03/2009) ÷ 14h10 (18/03/2009).
• 14h10 ngày 18/03/2009: Dừng không làm hàng.
- Đến 20h00 ngày 18/03/2009, sau khi sang mạn được 2.294,047 MT hàng (Số
lượng hàng sang mạn đã được tính toán bởi các bên tham gia gồm: Đại phó tàu
“PHƯƠNG MAI STAR”, Giám định viên của NORI, Đại diện của đơn vị chuyển
tải). Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” đã nổi lên, chủ tàu đã thuê 01 tàu lai (tàu Than
Việt Nam) buộc dây hỗ trợ đưa tàu đến vị trí neo an toàn. Lúc 21h30 ngày
18/03/2009, tàu đã neo an toàn tại tọa độ (20
0
57’066N, 107
0
19’010E).
- Thời gian tàu lai “Than Việt Nam” buộc dây vào tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
là 20h30’ ngày 18/03/2009, tháo dây rời tàu là 20h55’ cùng ngày. Sau khi đã đưa
tàu “PHƯƠNG MAI STAR” đến vị trí neo an toàn, Chủ tàu đã thuê thợ lặn để khảo
sát hư hỏng phần đáy tàu “PHƯƠNG MAI STAR”. Thợ lặn làm việc từ 10h00 đến
14h00 ngày 19/03/2009 không phát hiện thấy hư hỏng nào về thân vỏ tàu.
- Lúc 22h00 ngày 18/03/2009, cẩu nổi và sà lan bắt đầu cập mạn để chờ trả lại
hàng lên tàu “PHƯƠNG MAI STAR”. Đến 16h00 ngày 20/03/2009, toàn bộ hàng
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 72
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
hóa trên 03 sà lan đã được trả lại tàu “PHƯƠNG MAI STAR” với thời gian cụ thể
như sau:
Cẩu 01: Cập mạn phải
• 22h00 (18/03/2009): Cập mạn tàu “PHƯƠNG MAI
STAR”.
• 19h00(19/03/2009) ÷ 03h00 ngày (20/03/2009).
• 05h00 (20/03/2009) ÷ 11h45 (20/03/2009).

• 12h00 (20/03/2009) ÷ 16h00 (20/03/2009).
• 16h00(20/03/2009) cẩu rời mạn tàu.
Cẩu 02: Cập mạn trái
• 19h45 (19/03/2009): Cập mạn tàu “PHƯƠNG MAI
STAR”.
• 20h00(19/03/2009) ÷ 14h00 ngày (20/03/2009).
• 15h00(20/03/2009) cẩu rời mạn tàu.
- Trong suốt quá trình dỡ hàng xuống sà lan và trả hàng lại hàng lên tàu, 03 sà lan
luôn cập sáy mạn tàu “PHƯƠNG MAI STAR”.
- Hình ảnh quá trình làm hàng và trả hàng lại tàu “PHƯƠNG MAI STAR”:
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 73
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
HÌNH 01
QUÁ TRÌNH CHUYỂN TẢI HÀNG TỪ
TÀU SANG SÀ LAN
HÌNH 02
HÌNH 03
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 74
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
HÌNH 04
QUÁ TRÌNH TRẢ LẠI HÀNG TỪ SÀ LAN
LÊN TÀU “PHƯƠNG MAI STAR”
HÌNH 05
- Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” do phải tránh một đoàn sà lan chạy cắt ngang qua
luồng, để tránh va chạm giữa tàu và đoàn sà lan nên tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
đã phải chạy lệch luồng và bị mắc cạn. Hành động tránh va nên bị mắc cạn của tàu
để đảm bảo an toàn chung cho hàng hóa và tàu biển, liên quan đến phiêu trình hàng
hải thì đó là hành động tổn thất chung. Thuyền trưởng tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
đã tuyên bố tổn thất chung vào ngày 16/03/2009, lúc đó tàu đang bị mắc cạn tại
luồng cảng Cẩm Phả – quảng Ninh. Khi đó tất cả những tổn thất, chi phí dỡ hàng

và xếp hàng, chi phí lưu kho nổi, chi phí lai tàu của tàu Than Việt Nam và những
chi phí khác được quy định theo quy tắc York – Antwerp -1994 thì được xác định
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 75
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
vào giá trị tổn thất chung. Theo vận đơn thì tổn thất chung được xác định và phân
bổ theo quy tắc York – Antwerp 1994.
- Ở đây với vai trò là người phân chia tổn thất chung được chủ tàu chỉ định thì
việc làm không thể thiếu là chúng ta phải thu thập tất cả các tài liệu có liên quan
đến tổn thất chung của tàu “PHƯƠNG MAI STAR”. Bởi vì vai trò là người phân
chia tổn thất chung nên chúng ta cần tính toán tất cả các phương án có thể xảy ra để
đưa giá trị tổn thất chung xuống nhỏ nhất. Vì phương án có giá trị tổn thất chung
nhỏ nhất mới là phương án được lựa chọn để phân bổ. Trong trường hợp mắc cạn
của tàu “PHƯƠNG MAI STAR” nên ta không có nhiều phương án để chọn lựa là
giảm giá trị tổn thất chung. Phương án mà tàu “PHƯƠNG MAI STAR” đã chọn
lựa là dỡ một lượng hàng ra làm cho tàu nổi lên (số lượng hàng ước chừng dỡ ra là
2500 MT). Rồi thuê tàu lai, lai dắt tàu vào một vị trí neo an toàn, sau đó kiểm tra
các hư hỏng của tàu rồi để thuận tiện cho việc phân chi tổn thất chung.
III. Ước tính phương án:
Việc tính toán này dựa trên số liệu gần đúng và đơn vị tính là Việt Nam Đồng
(VNĐ).
CHI PHÍ TỔN THẤT CHUNG
SỐ TIỀN
(VNĐ)
GHI
CHÚ
Chi phí bốc xếp 76.465.902,00
Chi phí vận chuyển sà lan 50.468.000,00
Chi phí thuê tàu lai, kéo 19.200.000,00
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 76
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học

Chi phí hoa tiêu ở Hòn Ớt 461.563,00
Phí , lệ phí neo đậu phát sinh 6.461.880,00
Nhiên liệu tiêu thụ (DO) phát sinh 17.450.000,00
Nhiên liệu tiêu thụ (LO) phát sinh 3.431.990,00
Lương, tiền ăn thuyền viên phát sinh 32.900.000,00 3 ngày
Chi phí sinh hoạt (nước ngọt) phát sinh 1.125.000,00
Phí giám định Vinacontrol/Seal hầm hàng 4.545.455,00
Phí giám định của Nori control 15.738.560,00
Tiền đò ra tàu làm việc của đại lý 4.000.000,00
TỔNG CỘNG 232.248.350,00
IV. Tính toán phân bổ tổn thất chung của tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” bị mắc cạn từ ngày 15/03/2009, tàu phải dỡ một lượng
hàng để cho tàu có thể nổi lên và được lai dắt vào nơi neo đậu an toàn ngày
20/03/2009. Mọi chi phí để làm nhẹ tàu và các tổn thất liên quan đến việc đưa tàu ra
khỏi cạn được tính là tổn thất chung theo quy tắc York – Antwerp 1994. Việc phân
chia tổn thất chung dựa vào nguồn luật nào phụ thuộc vào được ghi trong hợp đồng
thuê tàu và vận đơn. Trong vụ tổn thất chung của tàu “PHƯƠNG MAI STAR” được
chia theo quy tắc York – Antwerp 1994.
1. Xác định giá trị tổn thất chung:
Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” được đưa ra khỏi vị trí mắc cạn thì các chi
phí liên quan đến công việc cứu tàu được xác định theo quy tắc của York –
Antwerp 1994.
 Tổn thất về vỏ tàu “PHƯƠNG MAI STAR” : Không có
 Hàng Hóa:
− Vào lúc 16h00 ngày 20/03/2009, sau khi các sà lan trả lại toàn bộ
số hàng hóa lên tàu “PHƯƠNG MAI STAR”, giám định viên và
đại phó của tàu tiến hành đọc mớn và đo các két trên tàu:
− Sau khi tính toán, các bên tham gia đã thống nhất khối lượng hàng
có trên tàu tại thời điểm giám định là 14.370,25 MT.
− Căn cứ theo “ phiếu giao nhận hàng” được ký giữa công ty CP Xi

Măng Cẩm Phả và tàu “PHƯƠNG MAI STAR” ngày 17/03/2009,
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 77
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
ghi nhận: Khối lượng hàng hóa đã được giao lên tàu “PHƯƠNG
MAI STAR” là 14.370,217 MT
 Lượng hàng hóa tổn thất (hao hụt) trong quá trình sang mạn
hàng hóa là:
= Khối lượng ban đầu – khối lượng giám định lần cuối
= 14.371,217 - 14.370,25 = 0.967 MT
− Như vậy tổn thất hàng hóa trong quá trình sang mạn hàng. Tính
toán giá trị hàng hóa tại thời điểm khi tàu bị gặp sự cố với đơn giá
915.000 đồng/ tấn
0.967 MT x 915.000 = 884.805 VNĐ
 Chi phí khắc phục sự cố:
 Chi phí thuê phương tiên bốc xếp và chuyển tải Clinker
Sau khi tàu “PHƯƠNG MAI STAR” bị mắc cạn, ngày
17/03/2009 chủ tàu đã thuê Công ty TNHH Huy Mạnh để thuê cẩu nổi
và sà lan để ra sang mạn hàng hóa giúp cho tàu nổi lên. Khi đó hành
động làm nhẹ tàu được tính vào tổn thất chung theo quy tắc VIII của quy
tắc York – Antwerp 1994.
Căn cứ vào khối lượng hàng thực tế được dỡ và chuyển tải từ tàu
“PHƯƠNG MAI STAR”, Hóa Đơn GTGT của Công ty TNHH Huy
Mạnh (Đơn vị chuyển tải) chi phí mà chủ tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
đã chi trả cho việc bốc dỡ, sang hàng hóa là :
Chi phí bốc xếp Clinker : 2294 x 33.333 = 76.465.902 VNĐ
Chi phí vận chuyển Clinker: 2294 x 22.000 = 50.468.000 VNĐ
Tổng chi phí 126.933.902 VNĐ
Chi phí này chưa bao gồm VAT
 Chi phí thuê tàu lai để cập mạn hỗ trợ:
Khi tàu “PHƯƠNG MAI STAR” được làm nhẹ. Ngày 18/03/2009

chủ tàu đã thuê tàu “ Than Việt Nam” công suất 700cv của cảng Cẩm
Phả – Quảng Ninh để lai dắt tàu “PHƯƠNG MAI STAR” vào vị trí neo
đậu an toàn chi phí này cũng được tính vào giá trị tổn thất chung theo
quy tắc X của quy tắc York – Antwerp 1994.
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 78
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
Căn cứ vào “HÓA ĐƠN CẢNG PHÍ” do công ty kho vận và cảng
Cẩm Phả gửi cho chủ tàu “PHƯƠNG MAI STAR” thì chi phí thuê như
sau:
Chi phí thuê tàu lai hỗ trợ tàu “PHƯƠNG MAI STAR” rời cạn là:
19.200.000 VNĐ (chưa bao gồm VAT).
 Chi phí thuê thợ lặn để kiểm tra đáy tàu:
Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” sau khi được đưa vào vị trí neo đậu
an toàn. Chủ tàu đã thuê Công ty TNHH Lặn Long Hải để đưa thợ lặn
xuống khảo sát vá quay camera dưới đáy tàu không được tính vào giá trị
tổn thất chung.
Căn cứ vào “BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG” giữa chủ tàu
“PHƯƠNG MAI STAR” và Công ty TNHH Lặn Long Hải thì chi phí
thuê như sau:
Tổng chi phí thuê thợ lặn là : 45.454.500 VNĐ ( chưa bao gồm VAT)
 Chi phí đăng kiểm:
Chi phí đăng kiểm cho tàu “PHƯƠNG MAI STAR” do Chi cục
đăng kiểm số 15 cấp cho các hạng mục mới của tàu sau khi sảy ra tổn thất:
Căn cứ vào “HÓA ĐƠN ĐĂNG KIỂM TÀU” do Chi cục đăng
kiểm số 15 gửi cho chủ tàu thì chi phí kiểm tra tàu là:
Chi phí kiểm tra tàu “PHƯƠNG MAI STAR” là 4.301.818 VNĐ (chưa bao
gồm thuế VAT)
 Tổng chi phí khắc phục sự cố mắc cạn của tàu “PHƯƠNG MAI
STAR”
− Chi phí thuê phương tiện bốc xếp chuyển tải: 126.933.902 VNĐ

− Chi phí thuê tàu lai cập mạn hỗ trợ: 19.200.000 VNĐ
Tổng chi phí khắc phục sự cố: 146.133.902 VNĐ
 Phí giám định hàng và xà lan :
Việc giám định hàng hóa cũng như sà lan ở đây được tính vào tổn thất chung
do tàu phải dỡ hàng ra xà lan để làm giảm khối lượng hàng hóa giúp cho tàu nổi lên,
hay chi phí giám định để seal hầm hàng tránh tổn thất hàng hóa do mất cắp, cũng là
hành động được tính vào tổn thất chung:
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 79
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
 Phí giám định của Công ty NORI là: 15.738.560 VNĐ
 Phí giám định của Vinacontrol là: 4.545.455 VNĐ
Tổng chi phí giám định là: 20.284.015 VNĐ
 Chi phí duy trì thuyền viên và nhiên liệu:
Vì mục đích an toàn chung cho tàu và hàng hóa thì tiền lương và các chi phí
hợp lý khác phsỉ gánh chịu trong thời gian tàu gặp sự cố. Từ ngày 17/03/2009 đến
ngày 20/03/2003, tồng cộng là 3 ngày. Theo qui tắc XI thì tất chi phí để duy trì
thuyền viên và chi phí cho nhiên liệu sẽ được tính vào tổn thất chung và thời gian
tính toán là từ khi tàu tuyên bố tổn thất chung đến khi tàu có thể tiếp tục khai thác.
 Lương, tiền ăn thuyền viên phát sinh 32.900.000 VNĐ
 Lượng tiêu thụ nhiên liệu (DO) phát sinh với đơn giá 8725 đồng/lít:
17.450.000 VNĐ
 Lượng tiêu thụ nhiên liệu (LO) phát sinh 3.431.990 VNĐ
 Chi phí sinh hoạt (nước ngọt) phát sinh với đơn giá 25.000 đồng/tấn:
1.125.000 VNĐ
Tổng chi phí: 54.906.990 VNĐ
 Chi phí khác được thừa nhận là giá trị tổn thất chung:
Chi phí Hoa tiêu để đưa tàu chạy trong luồng Cảng Cẩm Phả – Quảng Ninh và
phí neo đậu phát sinh, tiền đò của Đại lý ra làm việc khi tàu bị mắc cạn cũng được
tính toán vào giá trị tổn thất chung.
 Phí hoa tiêu 461.563 VNĐ

 Phí neo đậu phát sinh 6.461.880 VNĐ
 Tiền đò ra tàu làm việc của Đại lý 4.000.000 VNĐ
Tổng chi phí: 10.923.443 VNĐ
Do chủ tàu chỉ định công ty Bảo Việt Sài Gòn làm chuyên viên phân chi tổn thất
chung, nên không mất phí:
Tóm lai: Tổng giá trị tổn thất chung được chi tiết ở bảng dưới đây:
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 80
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
CHI PHÍ TỔN THẤT CHUNG
SỐ TIỀN
(VNĐ)
Chi phí bốc xếp 76.465.902,00
Chi phí vận chuyển sà lan 50.468.000,00
Thiếu hụt hàng hóa trong khi chuyển tải 884.805,00
Chi phí thuê tàu lai, kéo 19.200.000,00
Chi phí hoa tiêu ở Hòn Ớt 461.563,00
Phí , lệ phí neo đậu phát sinh 6.461.880,00
Nhiên liệu tiêu thụ (DO) phát sinh 17.450.000,00
Nhiên liệu tiêu thụ (LO) phát sinh 3.431.990,00
Lương, tiền ăn thuyền viên phát sinh 32.900.000,00
Chi phí sinh hoạt (nước ngọt) phát sinh 1.125.000,00
Phí giám định Công ty Vinacontrol/Seal hầm hàng 4.545.455,00
Phí giám định của Công ty Nori control 15.738.560,00
Tiền đò ra tàu làm việc của đại lý 4.000.000,00
TỔNG CỘNG 233.133.155,00
2. Xác định giá trị phân bổ tổn thất chung:
 Giá trị phân bổ tổn thất chung của tàu “PHƯƠNG MAI STAR”:
Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” bị mắc cạn vào ngày 15/03/2009. Tàu đã được
đưa vào vị trí neo an toàn và kiểm tra không có hư hại hay tổn thất phần thân tàu.
Giá trị của tàu được xác định sau khi tàu được đưa vào vị trí neo an toàn nay cũng

chính là giá trị tàu chịu phân bổ tổn thất chung là 95.000.000.000 VNĐ (chín mươi
lăm tỷ đồng).
 Giá trị phân bổ tổn thất chung của hàng hóa:
Do hàng hóa không bị tổn thất chung, lượng thiếu hụt hàng hàng do sang mạn
từ tàu sang sà lan được tính vào giá trị tổn thất chung. Vậy giá trị lô hàng và cũng
là giá trị chịu phân bổ tổn thất chung của hàng hóa là 13.149.660.300 VNĐ (mươi
ba tỷ một trăm bốn mươi chín triệu sáu trăm sáu mươi ngàn ba trăm đồng).
Như vậy, tổng giá trị chịu phân bổ tổn thất chung là : 108.149.660.300 VNĐ (một
trăm lẻ tám tỷ một trăm bốn mươi chín triệu sáu trăm sáu mươi ngàn ba trăm
đồng).
3. Tỷ lệ phân chia tổn thất chung:
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 81
Tỉ lệ phân
chia tổn
thất chung
Giá trị tổn thất chung
X 100%
=
Giá trị chịu phân bổ tổn thất
chung
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
4. Số tiền đóng góp tổn thất chung của các bên:
- Số tiền đóng góp của tàu “PHƯƠNG MAI STAR”:
= 95.000.000,000 VNĐ x 0,2156% = 204.787.048,46 VNĐ.
- Số tiền đóng góp của hàng hóa:
= 13.149.660.300 VNĐ x 0,2156% = 28.346.106,54 VNĐ.
5. Cân bằng kết quả tài chính:
Ở đây, tàu “PHƯƠNG MAI STAR” không có tổn thất được tính vào giá trị
tổn thất chung. Chỉ có hàng hóa do quá trình sang mạn hàng hóa giúp cho tàu nổi lên
tổn thất 0.967 MT giá trị bằng tiền là 884.805 VNĐ. Còn lại các giá trị tổn thất chung

thuộc về chi phí cứu hộ, chi phí dỡ hàng để làm nhẹ tàu, phí neo đậu,… nên ở đây các
bên phải đóng góp vào tổn thất chung nên bước cân bằng kết quả tài chính như sau:
 Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” phải đóng góp là: 204.787.048,46 VNĐ.
 Bên chủ hàng phải đóng góp là: 28.346.106,54 VNĐ – 884.805 VNĐ
= 27.461.301,54 VNĐ
Bảng tóm tắt việc tính toán phân bổ tổn thất chung tàu
“PHƯƠNG MAI STAR”
1. Giá trị tổn thất chung
Chi phí khắc phục sự cố của tàu 126.933.902,00 VNĐ
Thiếu hụt hàng hóa do quá trình sang mạn 884.805,00 VNĐ
Phí giám định hàng và sà lan, seal hầm hàng 20.284.015,00 VNĐ
Chi phí duy trì thuyền viên và nhiên liệu 54.906.990,00 VNĐ
Các chi phí khác được thừa nhận là tổn thất chung 10.923.443,00 VNĐ
Tổng cộng 233,133,155,00 VNĐ
2. Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung
Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” 95.000.000.000,00 VNĐ
Hàng hóa 13.149.660.300,00 VNĐ
Tổng cộng 108.149.660.300,00 VNĐ
3. Tỉ lệ phân chia tổn thất chung 0.2156%
4. Số tiền đóng góp của các bên
Tàu “PHƯƠNG MAI STAR” 204.787.048,46 VNĐ
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 82
Tỉ lệ phân bổ
tổn thất chung
233.133.155
X 100%
=
108.149.660.300
VNĐ
=

0.2156%
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
Hàng hóa 27.461.301,54 VNĐ
Diễn biến vụ tổn thất chung tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
Tàu PHƯƠNG MAI STAR chở 14.372,217 MT hàng Clinker, từ nhà máy Xi măng
Cẩm Phả – Quảng Ninh đi nhà máy Xi măng Cẩm Phả – Đồng Nai. Trong chuyến hành
trình, tàu đã gặp sự cố với các diễn biến sau:
Ngày Diễn biến Ghi chú
16h50 ngày
15/03/2009
Tàu bắt đầu khởi hành từ nhà máy Xi măng Cẩm
Phả – Quảng Ninh với mớn nước đầy tải mũi/lái
là: 8,72m/ 9,00m. tàu chạy trong luồng của nhà
máy Xi măng Cẩm Phả – Quảng Ninh
17h40 ngày
15/03/2009
Tàu phát hiện thấy một đoàn sà lan lai dắt rất dài
chạy cắt luồng, nên tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
chạy lệch luồng và mắc cạn. Vị trí mắc cạn
20
0
58’024N – 107
0
19’005E nằm giữa phao số 3
và phao số 5 của luồng.
16/03/2009
Chủ tàu và Nhà Bảo hiểm đã yêu cầu giám định
xuống để giám định nguyên nhân và mức độ tổn
thất của tàu.
16/03/2009

Thuyền trưởng tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
tuyên bố tổn thất chung.
17/03/2009
Chủ tàu thuê Công ty TNHH Huy Mạnh điều 02
cẩu nổi và 03 sà lan cập mạn tàu để tiến hành dỡ
hàng hóa,
20h00 ngày Tàu đã dỡ được 2.294.,047 MT hàng, lúc này tàu
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 83
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
18/03/2009
đã nổi lên, nhưng vẫn chưa có khả năng điều
động.
21h30 ngày
18/03/2009
Chủ tàu đã thuê 01 tàu lai (tàu Than Việt Nam) hỗ
trợ để đưa tàu đến vị trí neo an toàn. Tọa độ neo
an toàn (20
0
57’066N,107
0
19’010E).
22h00 ngày
18/03/2009
Cẩu nổi và sà lan cập mạn tàu để chờ trả lại hàng
lên tàu “PHƯƠNG MAI STAR”
19/03/2009
Chủ tàu thuê thợ lặn để quay camara và khảo sát
hư hong phần đáy tàu.
16h00 ngày
20/03/2009

Toàn bộ hàng hóa trên 03 sà lan được trả lại tàu
“PHƯƠNG MAI STAR”.
20/03/2009
Thuyền trưởng của tàu tàu “PHƯƠNG MAI
STAR” và các bên liên quan làm công tác xác
định và thu thập các giấy tờ liên quan đến việc
phân chia tổn thất chung.
20/03/2009
Chủ tàu đã chỉ định chuyên viên của Công ty Bảo
Việt Sài Gòn là người đứng ra phân chia tổn thất
chung.
06/06/2009
Bảng phân chi tổn thất chung được hoàn tất và lại
cho các bên liên quan.
VI. Những chứng từ cần thiết cho việc tính toán tổn thất chung tàu PHƯƠNG
MAI STAR.
Chủ tàu có trách nhiệm thu thập đầy đủ hồ sơ cần thiết cho việc tính toán phân
chia tổn thất chung và gởi cho chuyên viên phân chia tổn thất chung. Do điều kiện
thực tế còn nhiều hạn chế nên việc thu thập hồ sơ về vụ tổn thất chung tàu “PHƯƠNG
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 84
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
MAI STAR" để viết bài luận văn này không đầy đủ. Sau nay là những hồ sơ, chứng từ
và các biên bản liên quan đến việc phân chia tôn thất chung của tàu “PHƯƠNG MAI
STAR”:
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 85
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 86
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 87
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học

SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 88
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 89
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 90
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 91
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Đức Học
SVTH: BÙI THẾ ANH Trang: 92

×