Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG của CHẾ PHẨM SANGROVIT lên TĂNG TRƯỞNG và TÌNH TRẠNG sức KHỎE của cá TRA pangasianodon hypophthalmus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.49 KB, 10 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SANGROVIT

LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TÌNH
TRẠNG SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA Pangasianodon hypophthalmus
Lê Hồng Ngọc* và Nguyễn Như Trí
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng của của việc bổ sung chế phẩm Sangrovit
®
, sản phẩm
thương mại có chứa hoạt chất isoquinoline alkaloid sanguinarine vào khẩu phần ăn lên tăng trưởng, hiệu quả sử
dụng thức ăn và khả năng kháng bệnh của cá tra. Sangrovit
®
được bổ sung vào khẩu phần ăn của cá tra trong 16
tuần ở các nồng độ 25, 50, 75 và 100 ppm. Kết quả cho thấy rằng FCR của nghiệm thức bổ sung 75 và 100 ppm
trong khẩu phần ăn thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng với sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) ở nghiệm thức bổ sung 75 ppm, hoạt lực lysozyme ở nghiệm thức bổ sung 75 và
100 ppm cũng được cải thiện với mức có nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Số lượng
bạch cầu không có sự khác biệt về mặt thống kê ở tất cả các nghiệm thức. Cá sau khi nuôi 16 tuần được gây cảm
nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Tỷ lệ sống sau 14 ngày cảm nhiễm giữa các nghiệm thức không có sự
khác biệt về mặt thống kê, tuy nhiên có xu hướng tăng ở những nghiệm thức có bổ sung Sangrovit
®
. Những kết quả
trên cho thấy Sangrovit
®
có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra khi bổ
sung vào khẩu phần thức ăn.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hơn một thập kỷ qua, nghề nuôi cá tra phát triển rất nhanh, đạt 683 ngàn tấn, có giá trị
xuất khẩu 645 triệu USD (Lam và ctv, 2009) vào năm 2007 và đến 2010 đạt trên 1 triệu tấn, có
giá trị xuất khẩu trên 1,4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 180.000 lao động nghèo ở nông thôn


(De Silva và Nguyen, 2011). Nghề nuôi phát triển chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt
là các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, … Mức độ thâm canh tương
đối cao (40 – 60 con/m
2
) và diện tích nuôi nhanh chóng được mở rộng đã làm cho sản lượng nuôi
không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi thâm canh cá tra ngày càng cao và không
có quy hoạch nên làm gia tăng mức độ rủi ro và thiệt hại của nghề nuôi do các nguyên nhân đến
từ dịch bệnh, chất lượng ngày càng đi xuống của con giống. Vì vậy nhu cầu đặt ra là phải cải
thiện khả năng tăng trưởng, giảm chi phí thức ăn đồng thời giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra để
người nuôi thu lợi nhuận cao.
Mặt khác, những nghiên cứu gần đây tập trung vào những ứng dụng của các loại chiết
xuất từ thực vật như yucca, gừng, tỏi, hành, quế….để thay thế kháng sinh, cải thiện tăng trưởng
trong dinh dưỡng động vật và bắt đầu có những kết quả thành công trên cá rô phi, cá hồi…
(Rawling và ctv, 2009).
Sanguinarine là một benzo[C] phenanthidine alkaloid bậc 4 (Mackraj và ctv, 2008), tồn
tại ở các cây họ anh túc (Papaveraceae), họ lam cận (Fumariaceae) và họ cam (Rutaceae).
Nguồn sanguinarine chủ yếu tồn tại ở các loài cây Chelidonium majus, Macleaya cordata và
Sanguinaria canadensis (Dvorak và Simanek, 2007). Sanguinarine đã được báo cáo là có nhiều
dược tính như kháng khuẩn (Facchini, 2001), kháng viêm (Lenfeld và ctv, 1981), điều hòa miễn
dịch (Chaturvedi và ctv, 1997). Ngoài ra sanguinarine còn có tác dụng cải thiện tăng trưởng bằng
cách tăng hấp thụ thức ăn và ngăn cản sự giảm các acid amin từ sự tách cacbonyl (Drsata và ctv,
1996; Kosina và ctv, 2004; Rawling và ctv, 2009). Sanguinarine được chiết xuất từ thực vật bằng
phương pháp sắc ký (Southon và Buckingham, 1989; trích bởi Mackraj và ctv, 2008). Nó được
dùng để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.
Sangrovit
®
là sản phẩm chứa những hợp chất tự nhiên được chiết xuất từ cây Macleaya
cordata hoặc Sanguinaria canadensis (Viena và ctv, 2007). Sangrovit
®
có chứa các benzo

phenanthridine alkaloid bậc 4 như là sanguinarine, chelerythrine, với hàm lượng sanguinarine là
1,5 % (Zdarilova và ctv, 2008). Hiện nay Sangrovit
®
được dùng làm chất bổ sung trong thức ăn
cho lợn, bò, gia cầm và cá (Juskiewicz và ctv, 2010; Vieira và ctv, 2008).
Xuất phát từ những yêu cầu nâng cao tỷ lệ sống, cải thiện tăng trưởng, giảm chi phí thức
ăn của cá tra trong nuôi thâm canh, việc thử nghiệm và đánh giá tác dụng của hoạt chất
sanguinarine là rất cần thiết. Do đó nghiên cứu “Ảnh hưởng của sản phẩm Sangrovit
®
lên tăng
trưởng và tình trạng sức khỏe của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chế phẩm Sangrovit
®
Chế phẩm Sangrovit
®
được cung cấp bởi công ty Phytobiotic Việt Nam. Chế phẩm được
phối trộn vào thức ăn trong quá trình ép đùn tại công ty Cargill Việt Nam với các hàm lượng: 0;
25; 50; 75 và 100 g/tấn thức ăn.
Cá thí nghiệm
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống khỏe mạnh, sạch bệnh, có trọng lượng trung
bình từ 9,8 ± 0,1 g và chiều dài trung bình là 8,1 ± 0,5 cm. Cá có nguồn gốc từ trại cá giống Củ
Chi. Cá trước thí nghiệm được nuôi trong giai và cho ăn thức ăn công nghiệp trong vòng 15 ngày
để cá thích nghi với điều kiện môi trường và ổn định sức khỏe, sau đó chọn những con khỏe
mạnh, không dị tật, đồng đều về kích cỡ, trọng lượng để bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của Sangrovit
®
lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn và đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá tra
Thí nghiệm này được thiết lập để so sánh ảnh hưởng của Sangrovit

®
lên tăng trưởng, tỷ lệ
sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá tra.Thí nghiệm được
tiến hành trong ao C16, trại thực nghiệm khoa Thủy Sản, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Cá thí nghiệm được nuôi trong 15 giai (1 x 1 x 1,3 m), mỗi giai chứa 40 con, gồm 5 nghiệm thức
(NT) với 3 lần lặp lại. Năm nghiệm thức tương ứng với năm tỉ lệ bổ sung Sangrovit
®
vào trong
khẩu phần thức ăn là 0; 25; 50; 75 và 100 g/tấn thức ăn. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp
hoàn toàn ngẫu nhiên.
Cá được cho ăn với thức ăn thí nghiệm trong 16 tuần, sau đó cân trọng lượng và đếm số
lượng để đánh giá tỉ lệ sống, tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các chỉ tiêu về đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
Sau khi kết thúc thí nghiệm 1, 5 cá mỗi giai được bắt lên và gây cảm nhiễm với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp ngâm trong 1 giờ với mật độ gây nhiễm là 1,28 x 10
5
CFU/ml. Tiến hành thu máu trước khi gây cảm nhiễm và 24, 72 giờ sau khi gây cảm nhiễm để
khảo sát các chỉ tiêu về mật độ bạch cầu và hoạt tính lysozyme. Thời điểm thu máu trước khi gây
cảm nhiễm được tính là 0 giờ.
Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của Sangrovit
®
lên khả năng đề kháng đối với vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của sản phẩm Sangrovit
®
lên sự đề
kháng của cá tra bằng cách gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Bố trí thí nghiệm
gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, tương ứng với 15 bể composite (thể tích
100 lít) bố trí ngẫu nhiên. Cá được cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri trong vòng một giờ. Mật độ vi khuẩn gây nhiễm là 3,39 x 10

5
CFU/ml. Sau
khi ngâm theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 14 ngày. Trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ nước
trong các bể được điều chỉnh ở 26
o
C để vi khuẩn phát triển tốt nhất. Bắt đầu từ ngày thứ 4 tiến
hành thay nước cho các bể thí nghiệm.
Tiến hành thu mẫu cá có biểu hiện lờ đờ hoặc vừa mới chết ở các nghiệm thức. Quan sát
và ghi nhận các biểu hiện bên ngoài của cá, sau đó tiến hành giải phẫu cá bệnh, quan sát bằng
mắt thường các nội quan và phân lập vi khuẩn từ các cơ quan (gan, thận, lách) trên môi trường
BHIA, ủ trong tủ ấm nhiệt độ 30
o
C. Sau 48 giờ quan sát và ghi nhận sự phát triển khuẩn lạc của
vi khuẩn. Vi khuẩn được định danh bằng bộ test định danh IDS 14GNR của công ty Nam Khoa.
Phân tích thống kê
Tất cả dữ liệu thu được về tăng trọng (WG, SGR), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tỉ lệ
sống được phân tích bằng phần mềm Excel và Minitab 16. Sử dụng trắc nghiệm Tukey để so
sánh sự khác nhau có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm 1
Bảng 1. Tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá
Nghiệm thức ĐC 1 2 3 4
W
1
(g/cá) 9,77 ± 0,1
a
9,78 ± 0,02
a
9,72 ± 0,01
a

9,74 ± 0,01
a
9,82 ± 0,01
a
W
2
(g/cá) 75,86 ± 3,45
a
84,25 ± 9,15
a
87,19 ± 3,23
a
92,96 ± 3,97
a
89,29 ± 3,45
a
SGR (%/ngày) 2.31 ± 0,04
a
2,41 ± 0,11
ab
2,46 ± 0,04
ab
2,51 ± 0,04
b
2,47 ± 0,11
ab
FCR 1,70 ± 0,02
a
1,57 ± 0,08
ab

1,60 ± 0,01
ab
1,51 ± 0,05
b
1,49 ± 0,11
b
Tỷ lệ sống 93,33 ± 5,20
a
92,50 ± 2,50
a
90,83 ± 2,88
a
94,17 ± 5,20
a
90,83 ± 1,44
a
Ghi chú: W
1
: trọng lượng cá trung bình lúc bố trí (g/cá); W
2
: trọng lượng cá trung bình cuối thí
nghiệm (g/cá); SGR: tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày); FCR: hệ số chuyển đổi thức ăn. Các
giá trị trên cùng một hàng nếu các ký tự giống nhau thì sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05).
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, trọng lượng cá ban đầu ở các nghiệm thức (NT) khá đồng đều
và không có sự khác biệt về mặt thống kê (P > 0,05). Sau 10 tuần thí nghiệm trọng lượng cuối
của cá ở các nghiệm thức có sự chênh lệch lớn và có xu hướng tăng ở những nghiệm thức có bổ
sung Sangrovit
®
. Trọng lượng trung bình của cá ở NT 3 là lớn nhất (92,96 g/con) và thấp nhất ở

NT đối chứng (75,86 g/con). Tuy nhiên sự khác biệt giữa tất các NT không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05).
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) có sự cải thiện ở những nghiệm thức có bổ sung
Sangrovit
®
, lớn nhất là ở nghiệm thức 3 (2,51 %/ngày) và thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng
(2,31 %/ngày) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Điều này chứng tỏ rằng
sản phẩm Sangrovit
®
có khả năng cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá tra.
Về hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, từ kết quả ở bảng 1 cho thấy FCR của nghiệm thức đối
chứng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại và có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nghiệm
thức đối chứng (1,70) so với hai nghiệm thức 3 (1,51) và 4 (1,49). Kết quả trên cho thấy sản
phẩm Sangrovit
®
có tác dụng cải thiện FCR của cá tra với liều bổ sung vào thức ăn là 75 và 100
ppm.
Những kết quả về tăng trưởng này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rawling và ctv
(2009) đánh giá tác dụng của Sangrovit
®
lên tăng trưởng và sức khỏe của cá rô phi vằn.
Sangrovit
®
được bổ sung vào thức ăn cá với các liều lượng khác nhau (25, 50, 75, 100 ppm),
quan sát thí nghiệm trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, cá cho ăn thức ăn với các mức độ bổ sung
Sangrovit
®
được cải thiện về tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt SGR và tăng trọng (P < 0,05). Đối với
động vật trên cạn, kết quả của các nghiên cứu không đưa đến kết quả giống nhau về tác dụng của
Sangrovit

®
lên tăng trưởng. Vieira và ctv (2008) báo cáo rằng có sự cải thiện về tăng trưởng trên
gà giò khi bổ sung Sangrovit
®
vào khẩu phần ăn (25-50 mg/kg) trong 42 ngày (P < 0,05). Tuy
nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy Sangrovit
®
không có ảnh hưởng lên tăng trưởng trên gà
giò (Kosina và ctv, 2004; Psotova và ctv, 2006). Nghiên cứu của Lindermayer (2005) báo cáo
rằng sanguinarine có tác dụng ức chế các enzyme phân giải acid amin đồng thời tăng độ khả
dụng của lysine và tryptophan (trích bởi Viena và ctv, 2007), điều này có thể đúng ở trên cá tra
khi có tác dụng làm giảm FCR.
Về tỷ lệ sống, không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức sau 16 tuần thí nghiệm
và không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa tất cả các nghiệm thức (P > 0,05).
Hoạt lực lysozyme
Cá sau khi nuôi 16 tuần được gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri nhằm
kích thích hệ thống miễn dịch của cá tra tăng cường hoạt động, từ đó đánh giá các chỉ tiêu về
phản ứng miễn dịch không đặc hiệu (bạch cầu, lysozyme) chính xác hơn. Phân tích lysozyme
huyết thanh cá được thực hiện theo phương pháp của Ellis (1990). Trong phân tích này, chúng
tôi dựa trên sự tiêu giảm vi khuẩn Gram dương nhạy với lysozyme là Micrococcus lysodeikticus,
từ đó làm giảm mật độ quang khi đo bằng máy so màu sau 1 phút và 5 phút ở bước sóng 530 nm.
Hoạt lực của lysozyme huyết thanh của cá ở các nghiệm thức được trình bày chi tiết ở bảng 2.
Bảng 2: Hoạt lực lysozyme huyết thanh (unit/ml) theo thời gian sau khi cảm nhiễm
Nghiệ
m thức
ĐC 1 2 3 4
0 giờ 128,3 ± 35,3
a
126,7 ± 30,6
a

145,8 ± 36,4
a
135,0 ± 32,5
a
147,5 ± 24,6
a
24 giờ 146,7 ± 38,8
a
154,2 ± 47,9
a
157,5 ± 18,0
a
185,0 ± 2,5
a
175 ± 55,2
a
72 giờ 161,7 ± 34,0
a
217,5 ± 23,8
ab
313,3 ± 52,8
ab
381,7 ± 25,7
b
339,2 ± 121,6
b
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng nếu có các ký tự giống nhau thì khác nhau không có ý
nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy hoạt lực của lysozyme không có sự khác biệt về mặt thống
kê sau 0 giờ và 24 giờ cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. Tuy nhiên có xu hướng tăng ở các

nghiệm thức có bổ sung Sangrovit
®
. Sau 72 giờ cảm nhiễm hoạt lực lysozyme đã có khác biệt về
mặt thống kê (P < 0,05) giữa nghiệm thức đối chứng (161,7 unit/ml) với hai nghiệm thức 3
(381,7 unit/ml) và 4 (339,2 unit/ml). Họat lực lysozyme tăng dần theo thời gian sau khi gây cảm
nhiễm, điều này thấy rõ hơn ở biểu đồ 1.
Biểu đồ 1: Hoạt lực lysozyme thay đổi theo thời gian sau khi cảm nhiễm
với vi khuẩn E. ictaluri
Trước khi ngâm vi khuẩn, hoạt lực của lysozyme không có sự khác biệt lớn giữa các
nghiệm thức. Điều này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Rawling và ctv (2009), hoạt
lực lysozyme của cá rô phi sau 10 tuần nuôi có bổ sung Sangrovit
®
trong khẩu phần ăn không có
khác biệt về mặt thống kê. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hoạt lực của lysozyme huyết thanh
gia tăng đáng kể sau khi gây cảm nhiễm ở các nghiệm thức có bổ sung Sangrovit
®
, đặc biệt là
nghiệm thức 3 và 4 trong khi đó hoạt lực của lysozyme ở nghiệm thức đối chứng không có sự
chênh lệch đáng kể sau khi cảm nhiễm ở các thời điểm 0, 24 và 72 giờ. Điều này cho thấy
Sangrovit
®
có khả năng tăng cường hoạt tính của lysozyme huyết thanh sau khi cơ thể cá bị
nhiễm khuẩn. Đối với động vật trên cạn, Gudev và ctv (2004) đã chứng minh rằng Sangrovit
®
làm gia tăng hàm lượng lysozyme trong huyết thanh trên heo ở cả 2 giai đoạn heo sữa (20 kg) và
heo thịt (50 kg).
Lysozyme hoạt động chống lại vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn Gram dương). Chất nền đặc
trưng của lysozyme là β-(1,4) liên kết N-acetyl-D-glucosamine, N-acetyl-muramic acid
peptidoglycan. Nó tạo nên vách tế bào vi khuẩn, và khi lysozyme hoạt động sẽ cắt đứt liên kết
này và phá vỡ vách tế bào vi khuẩn (Saurabh và Sahoo, 2008).

Sự suy giảm mật độ quang là do hoạt động của lysozyme. Lysozyme hoạt động càng mạnh,
số lượng tế bào Gram dương bị phá vỡ càng nhiều, do đó mật độ quang cũng giảm nhiều hơn. Ở
NT 3 và NT 4 đều có sự giảm mật độ quang cao hơn ở NT đối chứng (P < 0,05) tại thời điểm 72
giờ sau khi gây nhiễm. Điều này chứng tỏ việc bổ sung Sangrovit
®
vào thức ăn với tỷ lệ 75 và
100 ppm đã có tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu bằng cách gia tăng họat lực của
lysozyme.
Mật độ bạch cầu
Kết quả về số lượng bạch cầu đếm được trong các mẫu máu cá tra sau 16 tuần thí nghiệm
và được gây cảm nhiễm theo thời gian được thể hiện qua bảng 2. Chỉ tiêu này được kiểm tra
bằng ống trộn bạch cầu và buồng đếm Neubauer.
Bảng 2: Mật độ bạch cầu (10
3
tế bào/mm
3
)
Nghiệm
thức
ĐC 1 2 3 4
0 giờ 83,83 ± 3,05
a
97,02 ± 20,44
a
95,78 ± 3,89
a
105,58 ±11,88
a
98,34 ± 32,44
a

24 giờ 93,61 ± 30,18
a
102,57 ± 27,39
a
118,70 ± 35,35
a
125,75 ± 23,06
a
116,17 ± 30,99
a
72 giờ 9,96 ± 4,77
a
15,20 ± 3,56
a
12,80 ± 1,92
a
13,10 ± 4,35
a
14,93 ± 2,29
a
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng nếu có các ký tự giống nhau thì khác nhau không có ý
nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Dựa vào kết quả ở bảng 2 ta nhận thấy mật độ bạch cầu của cá tra trong các nghiệm thức
không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức sau 0 giờ và sau khi ngâm vi khuẩn
24 giờ, tuy nhiên vẫn có xu hướng gia tăng ở những nghiệm thức có bổ sung chế phẩm Sangrovit
®
trong khẩu phần ăn. Mật độ bạch cầu gia tăng sau 24 giờ gây cảm nhiễm và giảm dần theo thời
gian, sau 72 giờ mật độ bạch cầu giảm xuống rất thấp có thể là do vi khuẩn tăng sinh trong cơ thể
cá quá nhiều và tiêu diệt hầu hết bạch cầu, đồng thời tình trạng sức khỏe của cá đã xuống rất thấp
nên không thể sản xuất một lượng lớn bạch cầu để chống lại vi khuẩn. Sự thay đổi mật độ bạch cầu

theo thời gian sau khi cảm nhiễm được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 2.
Biểu đồ 2: Mật độ bạch cầu biến đổi theo thời gian sau khi ngâm vi khuẩn
Kết quả nghiên cứu của Rawling và ctv (2009) cho thấy thức ăn có bổ sung Sangrovit
®
giúp gia tăng mật độ bạch cầu trên cá rô phi vằn. Nghiệm thức bổ sung 25 ppm có mật độ bạch
cầu là 3,35x10
4
/μl, cao hơn rõ rệt so với nghiệm thức đối chứng 1,61 x10
4
/μl (P< 0,05). Tuy
nhiên kết quả ở nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt về mật độ bạch cầu giữa tất cả
các nghiệm thức, điều này xảy ra có thể do khác loài nên đáp ứng miễn dịch của cá tra khác với
cá rô phi.
Thí nghiệm 2:
Biểu đồ 3: Tỷ lệ sống của cá tra ở các nghiệm thức sau khi gây cảm nhiễm
Ở các nghiệm thức thí nghiệm, kết quả cho thấy cá có biểu hiện đặc trưng của bệnh gây
ra do E. ictaluri. Tiến hành phân lập và định danh vi khuẩn cho thấy, chỉ xuất hiện khuẩn lạc của
vi khuẩn E. ictaluri trên môi trường nuôi cấy BHIA. Điều này chứng tỏ cá chết ở các nghiệm
thức là do vi khuẩn này gây ra. Biểu đồ 3 cho thấy, từ ngày thứ 4 trở đi, cá bắt đầu chết ở các lô
thí nghiệm và đến ngày thứ 11 cá bắt đầu ngưng chết. Nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ sống thấp
nhất và cao nhất ở nghiệm thức 3. Bảng 4 thể hiện tỷ lệ sống trung bình của cá tra sau khi kết
thúc thí nghiệm.
Bảng 4: Tỷ lệ sống của cá tra sau 14 ngày gây cảm nhiễm bởi vi khuẩn E. ictaluri.
Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%)
ĐC 11,11 ± 3,85
a
1 17,78 ± 3,85
a
2 13,33 ± 6.67
a

3 22,22 ± 3,85
a
4 20,00 ± 6,67
a
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột nếu có các ký tự giống nhau thì khác nhau không có ý
nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Tỷ lệ sống của cá kết thúc thí nghiệm cảm nhiễm với E. ictaluri (Bảng 4) có xu hướng
tăng theo liều bổ sung Sangrovit
®
, thấp nhất ở NT đối chứng (11,11%), cao nhất là 22,22% thuộc
NT 3. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các NT là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05), điều
này chứng minh việc bổ sung Sangrovit
®
trong khẩu phần ăn không cải thiện tỷ lệ sống của cá tra
sau khi gây nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri.
4. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu này chứng minh rằng thức ăn được bổ sung Sangrovit
®
có ảnh hưởng tích
cực đến tăng trưởng của cá tra, giúp làm giảm FCR và cải thiện đáp ứng miễn dịch không đặc
hiệu (tăng cường hoạt lực của lysozyme). Việc bổ sung Sangrovit
®
vào thức ăn không có tác
dụng rõ ràng lên mật độ bạch cầu và tỉ lệ sống của cá tra sau khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn E.
ictaluri.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cần thiết thực hiện nghiên cứu trên cá tra
ngoài thực tế sản xuất đối với chế phẩm Sangrovit
®
. Nên tiến nghiên cứu trên những loài thủy
sản khác (cá rô đồng, cá mú, tôm,…) nhằm đánh giá đầy đủ hơn về tác dụng của Sangrovit

®
đối
với động vật thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chaturvedi M. M., Kumar A., Darnay B. G., Chainy G. B. N. , Agarwal S. and Aggarwal B.
B., 1997. Sanguinarine (pseudochelerythrine) is a potent inhibitor of NF-κB activation, IκBα
phosphorylation, and degradation. The Journal of Biological Chemistry 272: 30129–30134.
2. De Silva S. S. and Nguyen T. P., 2011. Striped catfish farming in the Mekong Delta,
Vietnam: a tumultuous path to a global success. Reviews in Aquaculture 3: 45–73.
3. Drsata J., Ulrichova J. and Walterova D., 1996. Sanguinarine and chelerythrine as inhibitors
of aromatic amino acid decarboxylase. Journal of Enzyme Inhibition 10: 231–237.
4. Dvorak Z. and Simanek V., 2007. Metabolism of sanguinarine: The facts and the myths.
Current Drug Metabolism 8: 173-176.
5. Ellis A.E., 1990. Lysozyme assays. Techniques in Fish Immunology Volume 1. SOS
Publication, 43 DeNormandie Ave, Fair Haven, USA, 101-103.
6. Facchini P. J., 2001. Alkaloid biosynthesis in plants: Biochemistry, cell biology, molecular
regulation, and metabolic engineering applications. Annual Review of Plant Physiology and
Plant Molecular Biology 52: 29–66.
7. Gudev D., Popova- Ralcheva S., Moneva P., Bonovska P., Valchev G. and Valcheva A.,
2004. Effect of supplemental Sangrovit
®
on some biochemical indices and leukocytes
phagocytic activity in growing pigs. Archiva Zootechnica 7: 19-26.
8. Juskiewicz J., Gruzauskas R., Zdunczyk Z., Semaskaite A., Jankowski J., Totilas Z., Jarule
V., Sasyte V., Zdunczyk P., Raceviciute-Stupeliene A. and Svirmickas G., 2010. Effects of
dietary addition of Macleaya cordata alkaloid extract on growth performance, caecal indices
and breast meat fatty acids profile in male broilers. Journal of Animal Physiology and
Animal Nutrition 95 (2): 171-178.
9. Kosina P., Walterova D., Ulrichova J., Lichnovsky V., Stiborova M., Rydlova H., Vicar J.,
Krecman V., Brabe, M. J. and Simanek V., 2004. Sanguinarine and chelerythrine:

Assessment of safety on pigs in ninety days feeding experiment. Food and Chemical
Toxicology 42(1): 85-91
10. Lam T. P., Tam M. B., Thuy T. T. N., Geoff J. G., Brett A. I., Hao V. N., Phuong T. N.,
Sena S. D., 2009. Current status of farming practices of striped catfish, Pangasianodon
hypophthalmus in the Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture 296 (3-4): 227-236.
11. Lenfeld J., Kroutil M., Marsalek F., Slavik J., Preininger V. and Simanek V., 1981. Anti-
inflammatory activity of quaternary benzophenanthridine alkaloids from Chelidonium majus.
Planta Med. 43:161–165.
12. Mackraj I., Govender T. and Gathiram P., 2008. Sanguinarine. Cardiovascular Therapeutics
26: 75–83.
13. Psotova J., Vecera R., Zdarilova A., Anzenbacherova E., Kosina P., Svobodova A., Hrbac,J.,
Jirovsky D., Stiborova M., Lichnovsky V., Vicar J., Simanek V., Ulrichova J., 2006. Safety
assessment of sanguiritrin, alkaloid fraction Macleaya cordata in rats. Vet.Med. 51: 1–11.
14. Saurabh S., Sahoo P. K., 2008. Lysozyme: an important defence molecule of fish innate
immune system. Aquaculture Research 39: 223 – 239.
15. Rawling M.D., Merrifield D.L. and Davies S.J., 2009. Preliminary assessment of dietary
supplementation of Sangrovit
®
on Nile tilapia (Oreochromis niloticus) growth performance
and health. Aquaculture 294: 118–122.
ABSTRACT
A preliminary study was conducted to evaluate the effect of graded dietary supplementation of Sangrovit
®
, a
commercial product containing the isoquinoline alkaloid sanguinarine, on tra catfish (Pangasianodon
hypophthalmus) growth performance, non-specific immune parameters and disease resistance. Sangrovit
®
was
incorporated into the diets with graded concentrations: 25, 50, 75 and 100 ppm and fed to catfish for 16 weeks. The
results showed that, FCR of tra catfish significantly (P < 0,05) decreased in groups fed 75 and 100 ppm Sangrovit

®
.
Compared to the control group, the specific growth rate (SGR) of the 75 ppm Sangrovit
®
fed group and lysozyme
activity of the 75, 100 ppm Sangrovit
®
-fed groups were significantly higher (P < 0,05). The total leukocyte levels in
all groups were unaffected by the supplementation of Sangrovit
®
. After the feeding trial, fish were challenged with
Edwardsiella ictaluri and percentage mortalities were recorded up to 14 days post challenge. Compared to the
control group, the mortalities tended to be lower in fish fed diets containing Sangrovit
®
but no significant difference
was occurred among (P > 0,05). The present study demonstrated that Sangrovit
®
had a positive effect on tra catfish
growth performance.

×