Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

THỬ NGHIỆM THỨC ăn và mật độ NUÔI cá TRẮM ĐEN mylopharyngodon piceus TRONG AO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.36 KB, 7 trang )

THỬ NGHIỆM THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ NUÔI CÁ TRẮM ĐEN Mylopharyngodon piceus
TRONG AO
Kim Văn Vạn
1
, Võ Quý Hoan
1
, Trần Ánh Tuyết
1
,
Nguyễn Thị Diệu Phương
2
& Trần Thị Nắng Thu
1
1: Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
TÓM TẮT
Thử nghiệm được thực hiện trên cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) giống cỡ 30 g/con trong thời
gian 4 tháng từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2010 tại Hợp tác xã NTTS Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh dưới sự hỗ trợ
của dự án Mekarn. Thử nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 15 ô thí nghiệm (20mx30mx1,5m) trong cùng một khu
ao đất của HTX, cá Trắm đen giống được thả với mật độ 2&3 con/m
2
. Thức ăn sử dụng là thức ăn viên nổi hãng
Green feed, cá thí nghiệm được ăn 2 lần vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều với 3 mức protein khác nhau (25, 30 & 35%
Protein) với tỷ lệ cho ăn là 3% trọng lượng cá/ngày. Trong quá trình thử nghiệm tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
được theo dõi cho thấy có sự sai khác về tốc độ sinh trưởng (P < 0,05) và chưa thấy có sự sai khác về tỷ lệ sống (P
> 0,05) giữa các lô thí nghiệm. Thức ăn chứa 30% Protein được xem là phù hợp cho nuôi cá Trắm đen trong ao đất
bán thâm canh ở giai đoạn này.
Từ khoá: Ao đất, cá Trắm đen, mật độ, Mylopharyngodon piceus, protein, thức ăn.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) là loài thủy đặc sản nước ngọt. Cá có đặc tính ưu
việt không chỉ ở chất lượng thịt thơm ngon mà còn có giá trị về y học. Thịt cá Trắm đen có chứa


hàm lượng chất dinh dưỡng cao (19,5% protein; 5,5% lipid; rất nhiều Canxium, Phosphate,
Ferric & Vitamin B, B2 ) và tốt cho sức khỏe (Từ Giấy và Bùi Thị Nhu Thuận, 1976). Trong y
học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy thịt cá Trắm đen được dùng để chữa bệnh
đau dạ dày mãn tính, bệnh gan và thận (Phó Thu Hương, 2006). Trong mô hình nuôi cá truyền
thống cá Trắm đen thường được thả với mật độ thấp (5-10 con/ha ao) và ăn ốc là chính, điều này
dẫn đến việc không đủ cá để cung cấp cho thị trường (Nguyễn Thị Diệu Phương và cs, 2009).
Dưới sự tài trợ của dự án Mekarn, đề tài đã tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá Trắm đen
với các mật độ và cho ăn thức ăn viên với hàm lượng Protein khác nhau nhằm đưa ra mật độ và
hàm lượng Protein thích hợp nhất cho nuôi cá Trắm đen trong ao nuôi thương phẩm.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành trong 2 ao đất với 15 ô thí nghiệm được ngăn bằng lưới tại
Hợp tác xã Nuôi trồng Thủy sản Đình Bảng trong vòng 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 7 năm
2010. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp ở mật độ thả
khác nhau (2 & 3 con/m
2
) và hàm lượng Protein trong thức ăn là 25, 30 và 35%. Thức ăn sử
dụng trong thử nghiệm là thức ăn viên nổi của hãng Green feed. Cá Trắm đen giống được thả
trong 6 ngăn với mật độ 2 & 3 con/m
2
trong tháng thứ nhất và cho ăn thức ăn viên hàm lượng
đạm 35% Protein. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, cá được thả với mật độ 2 con/m
2
và sử dụng
thức ăn viên với hàm lượng Protein khác nhau (25; 30 và 35%). Kích thước của mỗi ngăn là 20
m x 30 m x 1.5 m và thả 1200 – 1800 con. Cho cá ăn với mức 3 – 4% khối lượng cơ thể trong 1
ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày đươc điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cá và chất
lượng nước trong ao nuôi. Các thí nghiệm được tóm tắt trong bảng 1.
Bảng 1. Tóm tắt thí nghiệm
Thí nghiệm Ao Thức ăn
Protein (%)

Mật độ
con/m
2
Tổng số
cá/ngăn
Kích cỡ cá
thả (g/con)
1 1 35 2 1200 22.2
2 1 35 3 1800 22.2
3 2 25 2 1200 31.4±1.44
4 2 30 2 1200 33.0±1.82
5 2 35 2 1200 35.4±2.08
Chất lượng nước được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm. Nhiệt độ, oxy hòa tan và pH
được đo 2 lần 1 ngày vào 6 giờ sáng và 2 giờ chiều. Hàm lượng Ammonia tổng số, Nitrite,
Nitrate được đo hàng tuần. Chất lượng nước được phân tích theo tiêu chuẩn APHA (1998), Boyd
và Tucker (1992). Hàng tháng cân 30 mẫu cá trong mỗi ngăn để lấy số liệu về khối lượng. Tỷ lệ
sống (SR), hệ số thức ăn (FCR), tăng trọng tuyệt đối (DWG), và chi phí thức ăn của cá được tính
toán sau mỗi lần kiểm tra.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Chất lượng nước trong 2 ao nuôi thử nghiệm
Các thông số về chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi tương đối ổn định. Nhiệt độ
nước từ 19 đến 37
0
C. Oxy hòa tan dao động 0,85 – 11,2 mg/l, pH 6,44 – 8,68, NO
2
-
trong
khoảng từ 0,01 đến 0,48 mg/l, Ammonia 0,02 – 0,67 mg/l. Hầu hết các thông số môi trường đều
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá (Boyd & cs, 1992) ngoại trừ hàm lượng ô xy hoà
tan đôi khi thấp hơn so với ngưỡng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, yếu tố này đã được hỗ trợ từ các máy

phun mưa được lắp đặt sẵn tại các ao thí nghiệm để cung cấp oxy kịp thời. Thông tin chi tiết về
chất lượng nước trong hai ao được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2: Thông số chất lượng nước trong ao nuôi thí nghiệm
Ao Nhiệt độ,
o
C DO, mg/l pH NH
3,
mg/l NO
2
-
, mg/l
1 28.0 ± 0.54 5.94 ± 0.58 7.80 ± 0.11 0.26 ± 0.05 0.14 ± 0.04
2 28.0 ± 0.54 5.69 ± 0.56 7.81 ± 0.12 0.29 ± 0.05 0.14 ± 0.04
Max 37 11.2 8.68 0.67 0.48
Min 19 0.85 6.44 0.02 0.01
3.2 Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn FCR và chi
phí thức ăn của cá Trắm đen
Trong tháng đầu tiên của giai đoạn thử nghiệm, cá Trắm đen được nuôi với mật độ 2 & 3
con/m2, cho ăn thức ăn viên hàm lượng 35% Protein với giá 12.000 đồng/kg thức ăn (giá tại thời
điểm thí nghiệm). Kết quả theo dõi cá được thể hiện trong bảng 3.
Tỷ lệ sống của cá Trắm đen trong 2 thí nghiệm là rất cao (99,0%). Tỷ lệ này cao hơn thử
nghiệm nuôi tại Hải Dương (78.9 – 79.9%) (Kim Văn Vạn &cs, 2010). Nhưng tăng trọng tuyệt đối
(DWG) trong những thí nghiệm này (0,33 – 0,39 g/con/ngày) lại thấp hơn so với cá nuôi trong ao tại
Hải Dương. Không có sự khác nhau đáng kể giữa các nghiệm thức (P>0.05) trong khi so sánh tỷ lệ
sống, tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn và chi phí thức ăn. Tuy nhiên một vài ngày cuối của giai đoạn
nuôi, ở lô thí nghiệm với mật độ 3 con/m2, có hiện tượng cá nổi lên bề mặt nước.
Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ lên sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn
và chi phí thức ăn
Mật độ
con/m

2
Kích cỡ
cá thả,
g/con
Kích cỡ cá
khi kiểm
tra, g/con
Tỷ lệ sống,
%
DWG,
g/con/ngày
FCR Chi phí thức
ăn, 1000
VND/kg tăng
trọng của cá
2 22,2 34,0±0,89 99,0±0,83
a
0,39±0,03
b
1,75±0,05
c
20,1±0,52
d
3 22,2 32,1±0,63 99,0±0,29
a
0,33±0,02
b
1,76±0,03
c
20,2±0,37

d
Giá trị trong cùng một cột có kí tự giống nhau là không có sự sai khác nhau không đáng kể với
P>0,05
3.3 Ảnh hưởng của các mức Protein khác nhau trong thức ăn viên tới tỷ lệ sống, hệ số thức
ăn và chi phí thức ăn của cá Trắm đen.
Tiếp tục với mật độ thả như đã thí nghiệm, thử nghiệm với hàm lượng Protein được tiến
hành với 3 mức Protein khác nhau. Kết quả của thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4 a, b và c.
Bảng 4a. Ảnh hưởng của hàm lượng Protein trong thức ăn viên lên sinh trưởng, tỷ lệ sống,
hệ số thức ăn và chi phí thức ăn vào tháng thứ 2
T.ăn
Protein
%
Kích cỡ
cá thả,
g/con
Kích cỡ
cá khi
kiểm tra,
g/con
DWG,
g/con/ngày
FCR Chi phí thức ăn,
1000 VND/kg tăng
trọng của cá
25 31.4±1.44 39.0±0.51
0.25±0.05
a
3.59±0.35
a
35.9±3.48

a
30 33.0±1.82 50.6±2.31
0.57±0.02
b
1.75±0.05
b
19.3±0.57
b
35 35.4±2.08 61.7±1.47
0.88±0.02
c
1.23±0.03
c
14.8±0.36
c
abc
có nghĩa là trong cùng một cột, mỗi thông số với chữ khác nhau là khác nhau ở mức P
<0,05
Bảng 4b. Ảnh hưởng của hàm lượng Protein trong thức ăn viên lên sinh trưởng, tỷ lệ sống,
hệ số thức ăn và chi phí thức ăn vào tháng thứ 3
T.ăn
Protein%
Kích cỡ cá
thả, g/con
Kích cỡ cá
khi kiểm
tra, g/con
DWG,
g/con/ngày
FCR Chi phí thức ăn,

1000 VND/kg
tăng trọng của cá
25
39,0±0,51 46,5±0,63
0,25±0,01
a
3,37±0,15
a
33,7±1,55
a
30
50,6±2,31 75,9±2,35
0,86±0,03
b
1,57±0,06
b
17,3±0,62
b
35
61,7±1,47 92,4±1,44
1,02±0,06
b
1,43±0,06
b
17,1±0,75
b
abc
có nghĩa là trong cùng một cột, mỗi thông số với chữ khác nhau là khác nhau ở mức P
<0,05
Bảng 4c. Ảnh hưởng của hàm lượng Protein trong thức ăn viên lên sinh trưởng, tỷ lệ sống,

hệ số thức ăn và chi phí thức ăn vào tháng thứ 4
T.ăn
Protein%
Kích cỡ
cá thả,
g/con
Kích cỡ cá
khi kiểm
tra, g/con
DWG,
g/con/ngà
y
FCR Chi phí thức ăn,
1000 VND/kg
tăng trọng của cá
25 46,5±0,63 55,9±0,65
0,31±0,03
a
3,03±0,14
a
30,3±1,40
a
30 75,9±2,35 133±4,15
1,90±0,06
b
1,36±0,01
b
15,0±0,13
b
35 92,4±1,44 153±2,05

2,03±0,04
b
1,32±0,01
b
15,9±0,16
b
Các giá trị trong cùng một cột có cùng một kí tự là khác nhau không đáng kể với P> 0,05.
Thức ăn viên chứa 25; 30 & 35% Protein có giá 10,000, 11,000 - 12,000 đồng / kg
Từ kết quả trong Bảng 4 cho thấy có sự khác nhau đáng kể trong khi so sánh DWG, FCR
và chi phí thức ăn giữa các thí nghiệm khi sử dụng hàm lượng Protein khác nhau với kích cỡ cá
nhỏ hơn 50,6g/con. Cá trong thí nghiệm sử dụng thức ăn chứa 35% Protein có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn, FCR và chi phí thức ăn thấp hơn so với thí nghiệm sử dụng hàm lượng Protein khác.
Tuy nhiên khi cá đạt kích cỡ 50,6 – 153g/con, không có sự khác nhau đáng kể giữa DWG, FCR
và chi phí thức ăn (P>0.05) ở các thí nghiệm sử dụng thức ăn viên chứa 30 & 35% Protein, và
không có sự khác nhau đáng kể giữa các chỉ tiêu trên (P<0.05) trong thí nghiệm cho cá sử dụng
thức ăn chứa hàm lượng Protein 25%. Theo Kim Văn Vạn & Võ Quý Hoan (2009) cá ăn thịt sẽ
cần nhiều Protein hơn trong thức ăn cho sinh trưởng.
Tỷ lệ sống ở cả 3 lô thí nghiệm 25, 30 & 35% Protein trong 3 tháng là rất cao (98,7; 98,7
& 98,1) và không có sự sai khác đáng kể trong các lô thí nghiệm sử dụng hàm lượng Protein
khác nhau (P>0.05). Kết quả về tỷ lệ tăng trưởng và chi phí thức ăn của 3 thí nghiệm sử dụng
hàm lượng Protein khác nhau trong cả giai đoạn nuôi thử nghiệm được trình bày ở hình 1 & 2.
Hình 1: Ảnh hưởng của hàm lượng
Protein trong thức ăn viên lên tốc độ
tăng trưởng của cá Trắm đen
Hình 2: Chi phí thức ăn (1000 đ/kg tăng
trọng của cá)
Từ hình 1 ta có thể thấy, cá Trắm đen sử dụng thức ăn với hàm lượng Protein 35% có tốc
độ tăng trưởng cao nhất và ngược lại, cá được cho ăn thức ăn hàm lượng 25% Protein có tốc độ
tăng trưởng thấp nhất. Tốc độ tăng trưởng và chi phí thức ăn có sự khác nhau đáng kể giữa các
nghiệm thức sử dụng thức ăn viên có hàm lượng Protein là 30 và 35% so với thí nghiệm thức ăn

với hàm lượng Protein 25% (P<0.05). Kết quả về tốc độ tăng trưởng trong nghiệm thức sử dụng
30 – 35% Protein (0.57 – 2.03 g/con/ngày) trong thí nghiệm này cao hơn so với báo cáo của
Michael & cs 2004, 2006 (0,37 g/con/ngày) và thấp hơn so với báo cáo của Kim Văn Vạn & cs
2010 (5g/con/ngày).
4. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sống của cá Trắm đen trong ao nuôi là 99,0%. Các yếu tố môi trường đều ở trong
mức độ phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Cỡ cá 20 – 50 gcon nên nuôi với mật độ
3 con/m2 và sử dụng thức ăn viên chứa 35% Protein. Cỡ cá từ 50 – 150 g/con nên nuôi với mật
độ 2 con/m2 và sử dụng thức ăn viên có hàm lượng Protein là 30 – 35%. Trong suốt cả quá trình
nuôi không nên sử dụng thức ăn viên có hàm lượng Protein 25%.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
APHA 1998 Standard Methods for Examination of Water and Wastewater, 20
th
Edition, United Book
Press, USA
Boyd C E and C S Tucker 1992 Water Quality and Pond Soil Analyses for Aquaculture. Auburn
University, Alabama.
Kim Văn Vạn, Võ Quý Hoan 2009. Nuôi thâm canh cá rô đồng (Anabas testudineus) trong giai
sử dụng thức ăn viên với hàm lượng Protein khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển.
Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tập 7, Phiên bản tiếng Anh số 2, 2009. Trang 239 – 242.
ISN: 1859 – 0004, />Kim Văn Vạn, Trần Ánh Tuyết, Trương Đình Hoài và Kim Tiến Dũng 2010 “Kết quả bước
đầu Nuôi cá trắm đen thương phẩm trong ao nuôi tại Hải Dương”; Tạp chí Khoa học và
Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2010, Tập 8, số 3, tr 481 – 487. ISSN: 1859-0004,
từ />Michael C Cremer, Zhang Jian and Zhou 2004 Black Carp Fingerling Production with Soy-
Maximized Feeds. Results of ASA/China 2004 Feeding Trial 35-04-82. American Soybean
Association Room 902, China World Tower 2 No. 1 Jianguomenwai Avenue Beijing
100004, P.R. China. From />Michael C Cremer, Zhou Enhua and Zhang Jian 2006 Feeding Trials Demonstrate
Effectiveness of Soy-Based, High Protein Feed for Black Carp Production. ASA-IM/China
Aquaculture Program. Black carp, soybean meal, 80:20 pond technology, China. From
/>Nguyễn Thị Diệu Phương, Vũ Văn Trung và Kim Văn Vạn 2009 “Hiện trạng nuôi cá Trăm

đen tại đồng bằng sông Hồng” Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Việt Nam. Số 2, 2009. Trang 80-
85. ISSN 0866-7020.
Phó Thu Hương 2006 Sử dụng cá Trắm đen để phòng ngừa và điều trị trong bốn mùa.
/>Từ Giấy & Bùi Thị Nhu Thuận 1976 Thành phần hóa học trong thực phẩm của Việt Nam.Viện
Vệ sinh dịch tễ.

×