Xử lý nước nhiễm dầu Nhóm 3 Lọc hóa dầu -K53 Đặng
văn tùng
.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
A Nước thải nhiễm dầu
1. Các dạng tồn tại của dầu trong nước thải
Xử lí nước thải nhiễm dầu cần chú ý đến các dạng tồn tại của dầu trong nước
thải .
Bản chất của dầu: dầu là chất lỏng sóng sánh, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước
và không tan trong nước. Chúng bị oxy hóa rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm …
Trong thực tế dầu hiện diện ở nhiều trạng thái khác nhau và khó xác định chính
xác các thành phần này bằng thí ngiệm. Phổ biến dầu tồn tại ở 4 trạng thái sau:
- Dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu. Dầu hiện diện
dưới dạng các hạt dầu tự do hoặc lẫn với một ít nước, dầu tự do sẽ nổi lên trên
bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của
nước.
- Dạng nhũ tương hóa học: là dạng tạo thành do các tác nhân hóa học ( xà
phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na …) hoặc các hóa học asphaten làm thay
đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.
1
Xử lý nước nhiễm dầu Nhóm 3 Lọc hóa dầu -K53 Đặng
văn tùng
- Dạng nhũ tương cơ học: có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy theo đường kính của
giọt dầu:
+ Vài chục micromet: độ ổn định thấp .
+ Loại nhỏ hơn: có độ ổn định cao, tương tự như dạng keo.
- Dạng hòa tan: phân tử hòa tan như các chất thơm.
Ngoài ra dầu không hòa tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất rắn
lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các chất rắn lơ lửng
khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được.
2. Các nguồn phát sinh
a ) Từ các dàn khoan dầu
Tại các dàn khoan nước nhiễm dầu như nước thải tổng hợp có nhiễm dầu phát
sinh từ các sàn tàu, các thiết bị máy móc và các khu vực vệ sinh máy móc thiết bị,
nước bẩn đáy tàu,… tất cả sẽ được dẫn tới một hệ thống xử lý nước nhiễm dầu,hàm
lượng dầu sau khi xử lý phải <1,5mg/l.
b ) Từ các sự cố tràn dầu
- Phun trào dầu tại các mỏ dầu.
- Dầu từ các vụ chìm tàu chở dầu, và từ các thiết bị máy móc khi xảy ra sự cố.
c ) Trong nhà máy lọc hóa dầu
Trong nhà máy lọc hóa dầu các nguồn phát thải nước nhiễm dầu chính mà chúng
ta sẽ xét trong phần sau.
d ) Từ các các hoạt động của kho chứa xăng dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ 2 khu vực:
- Khu vực kho chứa: phát sinh do các nguyên nhân sau
+ Súc rửa, làm mát bồn chứa.
+ Vệ sinh máy móc, thiết bị.
+ Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước.
+ Xảy ra sự cố.
+ Nước mưa chảy tràn qua khu vực kho.
Trong đó nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kì 2 năm súc rửa 1
lần là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, nồng độ lên đến hàng chục ngàn
ppm.
2
Xử lý nước nhiễm dầu Nhóm 3 Lọc hóa dầu -K53 Đặng
văn tùng
- Khu vực tiếp nhận.
+ Nước vệ sinh tàu.
+ Nước ống dầu ( khi kéo từ biển lên boong ).
+ Rò rỉ trên đường ống dẫn dầu từ tàu về kho chứa.
c ) Nước nhiễm dầu từ quá trình sử dụng xăng dầu
Trong quá trình sử dụng xăng dầu không thể tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra
ngoài môi trường vì thế sẽ phát sinh ra nước nhiễm dầu.
3. Những ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu
a ) Ảnh hưởng tới môi trường
Làm thay đổi tính chất lí hóa của môi trường nuớc. Tăng độ nhớt, giảm nồng độ
oxy hấp thụ vào nước,.. dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường.
Ví dụ như trong các sự cố tràn dầu ra biển: Một tấn dầu mỏ tràn ra biển có thể
loang phủ 12 km2 mặt nước, tạo thành lớp váng dầu ngăn cách nước và không khí,
làm thay đổi tính chất của môi trường biển, cản trở việc trao đổi khí oxi và cacbonic
với bầu khí quyển.
b ) Đối với vi sinh vật
Nước nhiễm dầu khi chưa được xử lí mà thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến các vi sinh vật.
Như trong sự cố tràn dầu sinh vật phù du, ấu trùng cá, và các sinh vật ở dưới đáy
đều bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ. Ngay cả cỏ biển, trai, hàu cũng đều bị ảnh
hưởng do tràn dầu.
Dầu thấm qua bộ lông của chim biển, làm giảm khả năng bảo vệ của lông, vì vậy
làm cho chim trở nên dễ tổn thương với sự thay đổi nhiệt độ bất thường và làm giảm
độ nổi trên mặt nước của chúng. Nó cũng làm giảm khả năng bay của chim, càng làm
chúng khó thoát các động vật săn mồi. Khi cố gắng rỉa lông, chim thường nuốt dầu
vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi, và kích thích hệ tiêu
hóa. Các vấn đề này và khả năng hấp thu thức ăn bị hạn chế gây ra sự mất nước và
mất cân bằng trao đổi chất. Sự thay đổi cân bằng hormon bao gồm luteinizing protein
3
Xử lý nước nhiễm dầu Nhóm 3 Lọc hóa dầu -K53 Đặng
văn tùng
cũng có thể xảy ra ở một số loài chim khi tiếp xúc với dầu. Hầu hết chim bị ảnh
hưởng bởi dầu tràn đều chết, trừ khi có sự can thiệp của con người.
Các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim.
Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm
giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng
tiêu hóa.
Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn
chế sự quang hợp của các thực vật biển và các sinh vật phù du. Điều này làm giảm
lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Tràn
dầu có thể làm hỏng toàn bộ dây chuyền thực phẩm trong khu vực.
c ) Đối với kinh tế, xã hội và con người
Tốn kém tiền bạc để làm sạch môi trường bị ô nhiễm.
Ngoài những thiệt hại trực tiếp về tài sản ra còn có các ảnh hưởng mang tính chất
lâu dài như các cảnh quan, các vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản….
Dầu có ảnh hưởng trực tiếp đến người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít thở
hơi dầu gây buồn nôn, nhức đầu, các vấn đề về da... Ngoài ra chúng còn gây ra 1 số
bệnh như ung thư, bệnh phổi, gián đoạn hormon…
Thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người dân. Sự suy giảm sản lượng cá đánh
bắt, hơn nữa cá đánh bắt lên mang bán ở chợ, người tiêu dùng không dám ăn vì tôm
cá có mùi xăng dầu nên người dân đành gác ngư cụ. Suy giảm năng suất của thủy hải
sản nuôi. Hiểm họa tràn dầu đang buộc dân nuôi nghêu phải đối mặt với nguy cơ mất
trắng hàng ngàn tỉ đồng nếu nghêu bị chết do ô nhiễm dầu.
II Các phương pháp xử lí
1. Các phương pháp sinh học
2. Các phương pháp hóa lý
2.1. Lọc qua song chắn rác ( xử lý sơ bộ )
2.2. Lắng tụ
4
Xử lý nước nhiễm dầu Nhóm 3 Lọc hóa dầu -K53 Đặng
văn tùng
2.3. Lọc
2.4. Đông tụ và keo tụ
2.5. Tuyển nổi
2.6. Hấp phụ
2.7. Trao đổi ion
2.8. Thẩm thấu ngượcj
2.9. Siêu lọc
2.10. Thẩm tách và điện thẩm tách ( TT và ĐTT )
2.11. Các phương pháp điện hóa
3. Các phương pháp hóa học
B. Xử lí nước nhiễm dầu
I. Phân loại và xử lí nước thải trong nhà máy lọc hóa dầu
1. Phân loại
Để hiệu quả quá trình xử lí cao, người ta phải tiến hành đánh giá, phân loại các
nguồn nước thải và xử lí sơ bộ trước khi đưa đến hệ thống xử lí nước thải trung tâm
của nhà máy. Các nguồn nước thải chính trong nhà máy lọc hóa dầu bao gồm:
- Nước thải bề mặt nhiễm dầu ( OWS ).
- Nước thải nhiễm dầu từ khu công nghệ ( OW ).
- Nước thải sinh hoạt.
- Các dạng bùn thải lẫn nước.
2. Hệ thống xử lý nước thải
Do nước thải của nhà máy lọc hóa dầu chứa nhiều loại tạp chất, vì vậy, hệ thống
xử lý nước thải được phân chia ra nhiều bộ phận xử lý chuyên biệt và nhiều cấp xử lý
để loại các tạp chất một cách có hiệu quả và có chọn lọc. Sơ đồ khối hệ thống xử lý
nước thải điển hình của nhà máy lọc hóa dầu điển hình được mô tả trong hình H-1.
Tùy theo sơ đồ chế biến, công nghệ áp dụng mà nguồn thải có thể có những khác biệt
5
Xử lý nước nhiễm dầu Nhóm 3 Lọc hóa dầu -K53 Đặng
văn tùng
đôi chút và do đó hệ thống xử lý trong thực tế có những khác biệt. Nhìn chung, tất cả
các hệ thống xử lý nước thải trong nhà máy lọc hóa dầu đều phân ra các cấp xử lý
khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao.
2.1. Sơ đồ công nghệ
a. Phân loại nước thải và xử lí ban đầu
Tất cả các nguồn nước thải trong nhà máy đều được phân loại và xử lí sơ bộ trước
khi đưa vào hệ thông xử lí chung. Các dòng nước thải được phân loại và thu gom
thành các nhóm sau:
Nước nhiễm dầu bề mặt: Bao gồm nước mưa khu vực có nguy cơ nhiễm dầu,
nước rửa ở các khu vực phân xưởng công nghệ, nước thải ra từ hệ thống nước làm
mát , từ thiết bị lọc của của hệ thống xử lí nước ngọt và nước ngưng …Nước nhiễm
dầu bề mặt được thu gom về bể chứa , được tách váng dầu sơ bộ rồi chuyển sang
thiết bị lắng dầu ( CPI ). Dầu tách ra được chuyển tới bể chứa dầu ẩm, còn nước
được đưa tới bể kiểm tra chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường.
6