Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 122 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









PHẠM THÚY HÀ





ĐẤU TRANH CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT
TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945





LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN










Thái Nguyên, 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







PHẠM THÚY HÀ




ĐẤU TRANH CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT
TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13



LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy




Thái Nguyên, 2014



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn



Phạm Thúy Hà


Xác nhận
của Trƣởng khoa chuyên môn






PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học





PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy









ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam, những ngƣời đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học
vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những ngƣời
đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có đƣợc thành
quả ngày hôm nay.
Luận văn này là kết quả bƣớc đầu của quá trình nghiên cứu khoa học
song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, bổ sung của
các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện
Tác giả luận văn


Phạm Thúy Hà


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của đề tài 6
6. Cấu trúc của đề tài 7
Chƣơng 1. SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT
TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP 8
1.1 Nhu cầu về lực lƣợng thực hiện xâm lƣợc và bình định Việt Nam 8
1.2 Thực hiện triệt để chính sách "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" 12
1.3. Đội ngũ binh lính triều Nguyễn – nguồn bổ sung trực tiếp cho quân đội
thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng 19
Tiểu kết chương 1 22
Chƣơng 2. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH TIÊU BIỂU CỦA BINH LÍNH
NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU
THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 24
2.1 Đấu tranh trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 24
2.1.1 Vụ đầu đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (1908) 24
2.1.2 Tham gia âm mƣu khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) 29
2.1.3 Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) 32
2.1.4 Binh biến Bình Liêu (1918-1919) 42
2.1.5 Tham gia khởi nghĩa Yên Bái 48


iv
2.2 Đấu tranh trong giai đoạn 1930-1945 55
2.2.1 Tham gia khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) 57

2.2.2 Binh biến Đô Lƣơng (13-1-1941) 64
Tiểu kết chƣơng 2 67
Chƣơng 3. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT
NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 68
3.1 Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh 68
3.2 Ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng đầu thế kỉ XX 76
3.2.1 Ảnh hƣởng của khuynh hƣớng cách mạng dân chủ tƣ sản 76
3.2.2 Ảnh hƣởng của khuynh hƣớng cách mạng vô sản 85
3.3 Vai trò trong phong trào giải phóng dân tộc 91
3.4 Một số bài học kinh nghiệm 95
Tiểu kết chƣơng 3 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Cuối thế kỉ XIX, sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định về
quân sự và chính trị, thực dân Pháp bắt tay ngay vào thực hiện công cuộc khai
thác thuộc địa Việt Nam. Qua hai đợt khai thác thuộc địa, ở một chừng mực
nhất định kinh tế - xã hội Việt Nam đã có sự chuyển biến. Nhƣng về cơ bản,
nƣớc ta vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu, bị nô dịch và lệ
thuộc chặt chẽ vào nƣớc Pháp. Thực dân Pháp ra sức bóc lột và thống trị một
cách tàn bạo đối với ngƣời dân Việt Nam. Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể dân

tộc Việt Nam với đế quốc Pháp ngày càng sâu sắc và đòi hỏi phải đƣợc giải
quyết. Các phong trào đấu tranh của quân chúng nhân dân chống Pháp diễn ra
mạnh mẽ đã thu hút các lực lƣợng khác tham gia. Trong số đó phải kể tới cuộc
đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Đây là hệ quả của
chính sách cai trị truyền thống thực dân nói chung. cụ thể hơn, là hệ quả của
chính sách “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Mặc dù mới đƣợc chính thức thành lập (7/7/1900 – Đạo luật về tổ chức
quân đội thuộc địa) và từng bƣớc hoàn thiện cả về đội quân chính quy lẫn
không chính quy những năm đầu thế kỉ XX, nhƣng ngay từ đầu, các cuộc phản
chiến của lực lƣợng ngụy binh đã diễn ra. Tính đến trƣớc cách mạng tháng Tám
năm 1945 có khoảng gần mƣời cuộc đấu tranh có sự tham gia cuả binh lính
ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Đông Dƣơng nhƣ Vụ đầu độc binh lính Pháp
ở Hà Nội (27/6/1908); sự tham gia của binh lính ngƣời Việt trong cuộc khởi
nghĩa của đồng bào Dao và những ngƣời tù ở Bắc Kạn (năm 1914); sự tham gia
của binh lính ngƣời Việt trong cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và
Trần Cao Vân ở Trung kì (năm 1916); cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (năm
1917); cuộc khởi nghĩa của binh lính đồn Bình Liêu – Quảng Ninh (16/11/1918);
sự tham gia của ngụy binh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930); cuộc
binh biến Đô Lƣơng – Nghệ An (13/1/1941)…Các cuộc đấu tranh của binh lính
ngƣời Việt trong quân đội Pháp đƣợc coi là những mốc lịch sử có ý nghĩa quan


2
trọng. Nó quan trọng không chỉ bởi đã thể hiện đƣợc ý chí kiên cƣờng, dũng
cảm, tinh thần yêu nƣớc sâu sắc của toàn thể dân tộc Việt Nam, mà còn thể
hiện đƣợc vai trò của một lực lƣợng đặc biệt, đƣợc kẻ thù coi là công cụ xâm
lƣợc, đàn áp, thống trị và bóc lột nhân dân ta, nhƣng họ đã biết đứng lên phản
kháng, đứng về phía nhân dân, về phía chính nghĩa. Các cuộc đấu tranh của
binh lính Việt đã phát huy đƣợc truyền thống đấu tranh chống thực dân
Pháp , hƣớng tới mục tiêu độc lập, tự do cho dân tộc, gây tiếng vang lớn

trong nƣớc và thế giới, làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ, chính
quyền Pháp ở Đông Dƣơng chấn động, cho thấy sự thất bại của ngƣời Pháp
trong âm mƣu lôi kéo và sử dụng ngƣời Việt làm công cụ thống trị và bóc
lột ở Việt Nam, góp phần răn đe hệ thống cai trị của họ. Đặc biệt, ở mỗi
thời điểm khác nhau, các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong
quân đội Pháp đã từng bƣớc thể hiện đƣợc những ảnh hƣởng của những
khuynh hƣớng cách mạng mới ở nƣớc ta. Sự thành, bại của các cuộc đấu
tranh đó đã ít nhiều chứng minh đƣợc tính đúng đắn và hạn chế của mỗi
khuynh hƣớng cách mạng, đồng thời báo hiệu đƣợc sự thành công của các
khuynh hƣớng đó đối với vận mệnh dân tộc, đƣợc coi là “những phát súng
đầu tiên báo hiệu thời kì đấu tranh mới”.
Để hiểu thêm và có hệ thống về phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời
Việt trong quân đội Pháp, góp phần khẳng định những trang sử vàng trong truyền
thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân
dân các dân tộc nơi xảy ra các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt nói riêng,
đặc biệt là tìm ra nguyên nhân và đánh giá đƣợc vai trò của lực lƣợng binh lính
ngƣời Việt trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc,
đồng thời phân định đƣợc những ảnh hƣởng khác nhau của các khuynh hƣớng cách
mạng ảnh hƣởng tới các cuộc đấu tranh đó cũng nhƣ rút ra đƣợc những bài học kinh
nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “
Đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến năm 1945” làm luận văn thạc sĩ của mình.


3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài “ Đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội
Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945” trên nhiều khía cạnh khác nhau
đã có một số cơ quan, cá nhân giới sử học trong nƣớc đề cập đến và đƣợc công bố.
Có lẽ, tác phẩm đề cập sớm nhất đến vấn đề này là tác phẩm của lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc, đó là: “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Tác phẩm đƣợc viết
bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921-1925 và lần đầu tiên xuất bản ở
Pari – thủ đô của nƣớc Pháp năm 1925. Tác phẩm đã tố cáo chính sách thống
trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng và qua đó thấy đƣợc đó là
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các cuộc đấu tranh chống
Pháp của nhân dân ta bùng nổ trong đó có một số cuộc đấu tranh của binh lính
ngƣời Việt trong quân đội Pháp nhƣ ở Trung kì, Thái Nguyên…
Cuốn “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” của Trần Huy Liệu, tác giả
viết về cuộc chiến tranh của nhân dân cả nƣớc chống Pháp, trong đó có đề cập
đến hoàn cảnh, diễn biến của một số cuộc đấu tranh chống Pháp có sự hƣởng
ứng và tham gia của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nhƣ:
Vụ đầu độc Hà Thành (1908), cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và
Trần Cao Vân ở Trung kì (năm 1916); cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (năm
1917); cuộc khởi nghĩa của binh lính đồn Bình Liêu – Quảng Ninh
(16/11/1918); sự tham gia của ngụy binh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng
2/1930); cuộc binh biến Đô Lƣơng – Nghệ An (13/1/1941)…
Trong các cuốn thông sử làm tài liệu, giáo trình cho dạy và học môn Lịch
sử cho các trƣờng chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và THPT cũng đã đề cập
tới hầu hết các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở
Việt Nam với các nội dung: nguyên nhân, diễn biến, kết quả và một số đánh giá
nhƣ: tác giả Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ
(2008), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục; Nguyễn Ngọc Cơ
(chủ biên), Trần Đức Cƣờng (2010), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập IV, NXB
Đại học sƣ phạm.


4
Các cuốn sách khác nhƣ: Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua
các đời, NXB Thuận Hóa; Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
(2000), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội…;

Các văn kiện Đảng nhƣ: Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng
1930-1945, NXB Sự thật Hà Nội… Các công trình nghiên cứu lịch sử của
Đảng bộ các địa phƣơng nơi xảy ra các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt
trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhƣ Lịch sử Đảng bộ thành
phố Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Yên
Bái, tỉnh Nghệ An… đều đề cập tới các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt
trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Nhìn chung, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo cách mạng và những
công trình nghiên cứu của các cơ quan và các nhà khoa học nói trên đã đề cập
và cung cấp tƣơng đối đầy đủ về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của lực lƣợng
ngụy binh Việt Nam trong quân đội Pháp nửa đầu thế kỉ XX, chủ yếu là các nội
dung về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và một vài nhận xét đánh giá. Các tác
phẩm và công trình đó là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu,
tham khảo và hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên các sự kiện mà các công trình
và tác phẩm đó nghiên cứu, đề cập hầu hết đều đặt các cuộc đấu tranh của binh
lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trong cuộc
đấu tranh chung của dân tộc Việt Nam, hoặc lại nghiên cứu một cách riêng lẻ,
phục vụ cho lịch sử của riêng địa phƣơng mình mà chƣa có một công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống về phong trào đấu tranh của riêng binh lính
ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, để qua đó thấy
đƣợc đây cũng là một trong những động lực đấu tranh giải phóng dân tộc của
cách mạng Việt Nam và từ đó xác định đƣợc vị trí, vai trò của lực lƣợng này
đối với lịch sử dân tộc so với các lực lƣợng khác nhƣ: công nhân, nông
dân…mà Đảng ta đã xác định trong Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên vào đầu năm
1930. Ngoài ra, có thể cũng chƣa có một công trình nghiên cứu nào phân định


5
rõ ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng ở Việt Nam tới các cuộc đấu
tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX…Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn những vấn đề này để nghiên cứu trong đề tài
“Đấu tranh vũ trang của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945”.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu các cuộc đấu tranh của binh lính
ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
Phạm vi: Đề tài đề cập tới quá trình xâm lƣợc Việt Nam của thực dân
Pháp, sự ra đời của lực lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt
Nam và các cuộc đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội
Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
Nhiệm vụ của đề tài: Thông qua các tƣ liệu lịch sử cụ thể, đề tài tái dựng
lại bức tranh lịch sử về các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân
đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, làm nổi bật đƣợc hoàn cảnh lịch sử,
nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trên cả nƣớc,
khái quát đƣợc diễn biến , kết quả của các cuộc đấu tranh. Qua đó, đánh giá
đƣợc tính chất, ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng với mỗi cuộc đấu
tranh. Những điểm tích cực, hạn chế và những đóng góp của phong trào đối với
tiến trình vận động giải phóng dân tộc nói riêng và đối với lịch sử dân tộc nói
chung. Cụ thể là: Đánh giá đƣợc vai trò của lực lƣợng binh lính ngƣời Việt
trong quân đội Pháp đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải thích
đƣợc vì sao trong Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên đƣợc thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng (đầu năm 1930), Đảng ta lại coi lực lƣợng binh lính là một
trong ba động lực của cách mạng Việt Nam (công nhân, nông dân và binh lính).
Cũng từ đó, chúng ta kiểm chứng đƣợc và rút ra bài học về vai trò thực sự của
lực lƣợng ngụy binh đối với cách mạng Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc nửa đầu thế kỉ XX.


6
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các
tác phẩm lí luận kinh điển của Cac Mác, Enghen, V. Lênin; các tài liệu Văn
kiện Đảng, những bài viết và tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các nhà sử
học nhƣ Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu; các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học đã đƣợc công bố, các bài viết đăng trên tạp chí: Nghiên cứu lịch sử,
Nghiên cứu lịch sử Đảng, Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng bộ một số tỉnh thành;
Giáo trình các trƣờng đại học, kỉ yếu hội thảo khoa học viết về lịch sử liên quan
đến phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp lịch sử, kết hợp với phƣơng pháp lôgic là chủ yếu. Ngoài ra
chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá để
làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
- Luận văn góp phần khái quát quá trình xâm lƣợc Việt Nam của thực dân
Pháp; âm mƣu và thủ đoạn của thực dân Pháp khi thành lập lực lƣợng quân đội bản
xứ vào việc xâm lƣợc, thống trị và đàn áp nhân dân ta; những nguyên nhân sâu xa và
trực tiếp đƣa đến các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong thời kì này.
- Luận văn trình bày một cách khái quát và có hệ thống các cuộc đấu tranh tiêu
biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
- Luận văn đƣa ra những nhận định, đánh giá về nguyên nhân, tính chất,
vai trò, vị trí và đóng góp của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc vận động và sử dụng lực lƣợng
ngụy binh đối với hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này.
- Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử ở
các trƣờng THPT, trong các tiết học thông sử hoặc lịch sử địa phƣơng.


7

6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài đƣợc chia
làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Sự hình thành đội ngũ binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp
Chƣơng 2: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong
quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
Chƣơng 3: Một vài nhận xét về các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời
Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
năm 1945






8

Chƣơng 1
SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT
TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP
1.1 Nhu cầu về lực lƣợng thực hiện xâm lƣợc và bình định Việt Nam
Để xâm lƣợc Việt Nam, thực dân Pháp đã có một quá trình chuẩn bị lâu
dài, nhƣng vì nhiều lí do khác nhau nên phải đến giữa thế kỉ XIX, chính phủ
Pháp mới chính thức dùng đến chiến tranh để cƣớp nƣớc ta. Sau nhiều lần
khiêu khích, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo tới dàn trận
trƣớc cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1-9-1858, không đợi Trấn thủ thành Đà Nẵng trả
lời tối hậu thƣ, Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Tuy nhiên, sau 5 tháng tấn công, vấp phải sự chống trả anh dũng của quân dân
ta, Pháp đã không thể chiếm chiếm đƣợc Đà Nẵng, Tây Ban Nha phải rút lui
khỏi cuộc xâm lƣợc. Thực dân Pháp quyết định đƣa quân vào Gia Định (Nam

Kì), chỉ để lại Đà Nẵng một lực lƣợng nhỏ. Việc chuyển hƣớng đánh chiếm vào
Nam Kì nằm trong những tính toán kĩ lƣỡng của Pháp. Nam Kì là miền đồng
bằng phì nhiêu, giao thông đƣờng biển thuận lợi, có thể sang Campuchia dễ
dàng Từ đây có thể làm căn cứ đầu tiên cho cuộc xâm lƣợc toàn Việt Nam.
Ngày 17-2-1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, quân đội triều đình tan rã
nhanh chóng. Nhƣng kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp không thể
thực hiện đƣợc vì sự quấy rối của các đội dân binh, địch buộc phải chuyển sang
"chinh phục từng gói nhỏ". Trong năm 1860, Pháp bị sa lầy ở hai nơi (Đà Nẵng
và Gia Định) do phải chia xẻ quân cho các chiến trƣờng khác ở Trung Quốc và
I-ta-li-a. Đà Nẵng không còn quân Pháp chiếm đóng. Còn tại Nam Kì, số quân
Pháp chỉ có khoảng 1000 tên, phải rải ra trên một chiến tuyến dài 10km.
Nhƣng, chúng vẫn yên ổn trƣớc một lực lƣợng từ 10.000 đến 20.000 quân triều
đình do chủ chƣơng cố thủ của quan quân nhà Nguyễn. Cơ hội đánh bật quân
Pháp ra khỏi bờ cõi đã bị bỏ qua trong năm 1860. Tới năm 1861, sau khi thắng
trận ở Trung Quốc, Pháp đem toàn lực đánh vào Nam Kì. Chúng lần lƣợt chiếm
các tỉnh Gia Định, Định Tƣờng rồi đến Biên Hòa, Vĩnh Long. Ngày 5-6-1862,


9
triều đình Huế phải kí với Pháp Hiệp ƣớc Nhâm Tuất nhƣợng 3 tỉnh miền Đông
Nam Kì là Biên Hòa, Gia Định, Định Tƣờng và nhƣờng đảo Côn Lôn cho Pháp
cùng các điều khoản khác về kinh tế, quân sự, chính trị trong đó có một điểm đáng
chú ý: "Hễ nƣớc Nam có giao thiệp với nƣớc nào thì phải báo cho chính phủ Pháp
biết ". Nhƣ vậy, triều đình Huế đã bị Pháp lấn át thêm một bƣớc về chính trị.
Thực dân Pháp đã sơ bộ nắm quyền chính trị và ngoại giao ở Việt Nam, nhằm cắt
đứt sự liên hệ giữa triều đình phong kiến nƣớc ta với phong kiến Trung Quốc.
Sau Hiệp ƣớc 1862, triều đình Huế càng trở nên lúng túng, rơi vào thế bị
động. Thực dân Pháp ngày càng trở nên gian ngoan, xảo quyệt, tìm mọi cách dồn
triều đình Huế vào thế chân tƣờng. Tuy vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ta
ở ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn, gây cho Pháp nhiều khó khăn. Chúng phải tìm

nhiều cách đối phó, một mặt gây áp lực với triều đình Huế, tìm kiếm thêm lực
lƣợng để dập tắt các phong trào, mặt khác củng cố chính quyền ở 3 tỉnh đã chiếm
đƣợc và chuẩn bị chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Cũng bằng thủ đoạn quân sự
kết hợp với chính trị, ngoại giao, chỉ trong vòng 5 ngày (từ 20 đến 24-6-1867), 3
tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) đã bị thực dân Pháp chiếm
gọn mà không tốn một viên đạn. Trên cơ sở đó, từ sau năm 1867, thực dân Pháp mở
rộng việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.
Năm 1873, sau cuộc mở đƣờng ra Bắc và thông sang Hoa Nam (Trung
Quốc) của tên lái buôn Giăng Đuy-puy, thực dân Pháp đem quân đánh chiếm Hà
Nội và một số tỉnh thành Bắc Kì lần thứ nhất. Triều đình nhà Nguyễn lại tiếp tục
lún sâu vào con đƣờng thỏa hiệp, kí Hiệp ƣớc Giáp Tuất (tháng 3-1874) chính
thức dâng toàn bộ đất đai Nam Kì cho thực dân Pháp , công nhận quyền đi lại,
buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp ở khắp đất Việt Nam
Năm 1882, thực dân Pháp bội ƣớc, đem quân đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai,
sau đó quyết định đánh thẳng vào Huế, chiếm cửa biển Thuận An, rồi lần lƣợt chiếm
các tỉnh thƣợng du và trung du Bắc Kì. Trƣớc tình thế đó, triều Nguyễn bạc nhƣợc đã
kí hai bản Hiệp ƣớc 1883 và 1884 với Pháp, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của
triều đình phong kiến Việt Nam và xác lập nền bảo hộ toàn bộ trên đất nƣớc ta.


10
Nhƣ vậy, qua gần 30 năm tiến hành xâm lƣợc Việt Nam, thực dân Pháp
đã có cả một chƣơng trình nghiên cứu và chuẩn bị kĩ càng, tiến những bƣớc
chắc chắn và có kế hoạch. Sau những phát súng đầu tiên thăm dò lực lƣợng
triều đình ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã quyết định dùng Nam Kì làm căn cứ và
bàn đạp để dần chiếm nốt Bắc Kì và Trung Kì. Kết hợp thủ đoạn quân sự với
thủ đoạn chính trị, xây dựng thêm lực lƣợng, vừa đánh, vừa vận động kí những
hòa ƣớc tạm thời, thực dân Pháp đã dần đi tới chỗ chinh phục hoàn toàn lãnh
thổ nƣớc ta. Trong đó, yếu tố xây dựng thêm lực lƣợng quân sự hỗ trợ tại chỗ
đã giúp Pháp đẩy nhanh hơn tiến trình xâm lƣợc Việt Nam.

Khi xâm lƣợc Việt Nam, số quân đội còn ít, lại bị rải ở nhiều chiến
trƣờng, nên thực dân Pháp phải đƣa một số lính lấy từ các thuộc địa khác (Ấn
Độ, Bắc Phi) sang, nhƣng số quân đó cũng không đủ do bị hao hụt về chiến
tranh và bệnh tật. Vì vậy, ngay từ đầu, thực dân Pháp đã sử dụng chính sách
thực dân cổ truyền "Dùng ngƣời bản xứ, trị ngƣời bản xứ" với Việt Nam là
"Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" để bổ sung, tăng cƣờng thêm lực lƣợng
quân đội, củng cố bộ máy đàn áp phục vụ cho những hành vi xâm chiếm, đàn
áp, ăn cƣớp và bóc lột.
Theo một số tài liệu, thực dân Pháp mộ lính ngƣời Việt để đánh triều
đình Huế từ năm 1858 , lúc đó "có hai đại đội, năm 1862 có ba tiểu đoàn"
[54, tr.437], trong đó phần nhiều là đồng bào công giáo bị dụ dỗ hoặc
những lính triều đình đảo ngũ rồi theo Pháp. "Tới 31.8.1858, lực lƣợng xâm
lƣợc Pháp gồm 2.350 quân (trong đó có 850 quân của Tây Ban Nha và trên
200 quân (2 đại đội) ngƣời Việt Nam)" [11, tr.836]. Sau khi chuyển quân
vào Gia Định, lực lƣợng ngụy binh này cũng đƣợc Pháp huy động tham gia
chiến đấu. Năm 1861, ở Nam Kì có 4 đại đội ngƣời bản xứ. Cấp tổ chức đơn
vị ngƣời bản xứ đƣợc nâng dần theo phạm vi chiếm đóng và yêu cầu chiến
tranh. Khi đánh chiếm đƣợc nơi nào, thực dân Pháp đều bắt các làng nộp lính
và lấy ngƣời tình nguyện. Theo nghị định ngày 29-2-1862, thực dân Pháp tổ


11
chức lính mộ thân binh, biên chế thành từng đội khoảng 50 ngƣời. Họ đƣợc
trả lƣơng theo vị trí cấp bậc và nhiệm vụ. Nhiệm vụ lúc đầu là đuổi trộm
cƣớp, phiến loạn, báo cáo cho đồn trƣởng ý định và chuyển vận của đối
phƣơng. Đội lính mộ ở Tân Hòa (thành lập năm 1863), đƣợc sử dụng để
chống lại nghĩa quân Trƣơng Định và tham gia trận chiến bình định ở Đồng
Tháp. Cùng với việc bắt lính bộ, ngƣời Pháp còn bắt lính thủy, lấy từ các làng
chài. Quyết định ngày 20-2-1864 của chính quyền thực dân chia 100 lính thủy
thành 50 ngƣời cho 2 tổng Bình Trị Trung, Dƣơng Hòa Trung, 20 ngƣời cho

phủ Tân An chỉ định, 30 ngƣời của Mĩ Tho. Quyết định này đánh dấu sự xuất
hiện của lính thủy ngƣời Việt trong quân đội thuộc địa Pháp. Lính thủy phục
vụ trên các pháo hạm, ghe chài và tham gia các chiến dịch bình định cùng với
lính Pháp. Lính Mã tà là lực lƣợng bảo an địa phƣơng giúp ngƣời Pháp giữ an
ninh trong vùng. Nhiệm kì của mỗi lính mã tà là 7 năm, các làng phải cung
ứng theo tỉ lệ 1/7 thanh niên tuổi từ 20 đến 30. Lính mã tà có nhiệm vụ tham gia
công cuộc bình định và đã thể hiện vai trò trong trận tập kích căn cứ của quân khởi
nghĩa Võ Duy Dƣơng ở Đồng Tháp ngày 14-6-1886. Mỗi tỉnh ở Nam Kì đều
thành lập một tiểu đoàn ngụy binh. Sau khi chiếm đƣợc toàn bộ Nam kì, thực dân
Pháp bắt đầu tổ chức lực lƣợng ngụy binh bản xứ ngƣời Việt gọi là lính khố đỏ và
đƣa những ngụy binh tuyển mộ từ trƣớc biên chế thành lính cảnh sát để canh
phòng và giữ trật tự đƣờng phố. Vì vậy, khi bắt đầu đem quân ra đánh Bắc Kì lần
thứ nhất, thực dân Pháp đã có cả một trung đoàn binh lính ngƣời Việt. Ngƣời Pháp
cho rằng "Cần phải tổ chức những toán tiên phong đƣợc điều khiển kỹ để góp
phần vào việc bình định xứ sở, tránh cho quân ta những mệt học vô ích và để các
chiến dịch đƣợc kiến hiệu hơn" [68, tr.36].
Năm 1882, sau khi H. Rivie (Henri Rivière) đem quân ra đánh phá Bắc
Kỳ rồi bị mai phục chết ở Cầu Giấy vào tháng 5 năm 1883 thì thống soái Nam
Kỳ mới có lệnh chuyển lính khố đỏ Nam Kỳ ra Bắc để giúp quân đội Pháp.
Trận đánh thành Sơn Tây (tháng 12 - 1883) đƣợc xem là trận giao chiến đầu


12
tiên của lính khố đỏ trong quân đội Pháp. Trong trận chiến đấu đó, những
ngƣời lính hôm qua có thể là bạn trong một cơ binh, hôm nay đã trở thành kẻ
thù trên 2 chiến tuyến. Sang năm 1884 với sắc lệnh ngày 13 - 5 Pháp lập thêm
đội lính khố đỏ Bắc Kỳ, chủ yếu mộ lính từ cộng đồng giáo dân theo đạo Thiên
Chúa (những ngƣời không thiện cảm và không trung thành với triều đình
Nguyễn); ít lâu sau thực dân Pháp mở rộng việc mua chuộc, mộ lính không
phân biệt lƣơng dân hay giáo dân.

Mặc dù thành lập sau nhƣng đội lính khố đỏ Bắc Kỳ đông hơn. Từ
năm 1884 đến năm 1886, Pháp đã thành lập đƣợc 4 trung đoàn (mỗi trung
đoàn có từ 1.800 đến 2.250 ngƣời), gồm 9 đại đội (mỗi đại đội từ 200 đến 250
ngƣời) và chia thành 2 tiểu đoàn (sau này mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn; mỗi
tiểu đoàn có 4 đại đội). Tới năm 1884, chỉ tính riêng ở Bắc Kì, quân đội thuộc
địa Pháp ở Đông Dƣơng có trên 20.000 ngƣời, trong đó có khoảng 7.300
ngƣời Việt Nam. Lúc đầu trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa, từ năm 1884
trực thuộc Bộ chiến tranh để thống nhất chỉ huy. Thƣờng bố trí theo khu vực
để mở rộng chiến tranh và chiếm đóng thuộc địa. Năm 1895 tăng lên thành
năm trung đoàn lính khố đỏ Bắc Kỳ. Trung đoàn thứ năm có một số lớn dân
thiểu số gốc Thổ và Mƣờng. Còn ở Trung Kì, năm 1886 cũng có 4 tiểu đoàn
binh lính ngƣời Việt. Những đơn vị này đều do sĩ quan Pháp chỉ huy. Về cơ
bản, thực dân Pháp đã xây dựng đƣợc một lực lƣợng đông đảo đội quân bản
xứ tại Việt Nam để thực hiện những tham vọng và âm mƣu xâm lƣợc của
mình, tạo điều kiện để một số đơn vị lính ngƣời Âu rút về nƣớc.
1.2 Thực hiện triệt để chính sách "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt"
Mong muốn của Pháp là sớm hoàn thành công cuộc bình định và trấn áp
các cuộc nổi dậy ở Việt Nam, đồng thời để "phòng thủ Đông Dƣơng", mở rộng
quyền lợi của Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là các nƣớc lân cận với Đông
Dƣơng. Lúc này, tình hình quốc tế đang căng thẳng do mâu thuẫn giữa đế quốc
với đế quốc ngày càng tăng. Thực dân Anh tăng cƣờng lực lƣợng ở căn cứ
Hƣơng Cảng và Singapo. Đế quốc Đức kéo vào Viễn Đông. Quân đội Nhật


13
xâm lƣợc Trung Quốc và nhòm ngó Đông Dƣơng. Nhu cầu bảo vệ thuộc địa,
lấn chiếm thêm thuộc địa bằng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, văn
hóa ngày càng cao. Vì vậy, việc tăng cƣờng lực lƣợng vũ trang ở Đông Dƣơng
càng cấp bách, trƣớc hết phải có quân lính. Chủ trƣơng của bọn thực dân nói
chung và thực dân Pháp nói riêng ở bất cứ thuộc địa nào là dùng dân thuộc địa

đánh dân thuộc địa (dùng ngƣời bản xứ đánh ngƣời bản xứ). Từ những kinh
nghiệm đã áp ở các thuộc địa khác, nhất là ở Angieri, cũng những kinh nghiệm
học ở thực dân Anh ở Ấn Độ, Miến Điện đã giúp cho thực dân Pháp có những
thủ đoạn thâm độc hơn trong việc dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt. Việc này
mạng lại lợi ích rất lớn cho họ.
Về chính trị, ngoài việc thực hiện hiệu quả chính sách "Dùng ngƣời Việt
đánh ngƣời Việt", thực dân Pháp đỡ việc phải đƣa lính Pháp ở chính quốc sang
Đông Dƣơng, nhất là những ngày tháng chiến tranh xâm chiếm và bình định.
Việc làm đó là muốn tránh sự phản đối của nhân dân Pháp. Không những thế,
Pháp còn có thể lợi dụng đƣợc lực lƣợng ngụy binh làm trung gian giữa quân
xâm lƣợc với nhân dân, dùng họ để tuyên truyền mị dân và làm tai mắt cho
chúng. Một dã tâm nữa của ngƣời Pháp khi sử dụng binh lính ngƣời Việt trong
quân đội của chúng ở Việt Nam là phục vụ cho thủ đoạn "chia để trị". Trong kỉ
luật nhà binh của quân đội thuộc địa Pháp ở Việt Nam không có điều răn dạy
về đoàn kết quân nhân. Ngƣợc lại, càng khơi sâu sự hận thù giữa các binh lính
bản xứ càng tốt. Lúc không đi chiến trận, bằng cách khuyến khích, tạo ra mâu
thuẫn giữa binh lính ngƣời Nam với ngƣời Bắc, giữa binh lính dân tộc thiểu số
với dân tộc Kinh, giữa binh chủng này với binh chủng khác (lính khố đỏ với
lính khố xanh) họ sẽ tố giác, thậm chí xung đột, đánh lẫn nhau và rồi sẽ dồn cả
lòng trung thành của mình đối với nƣớc Pháp. Ngoài ra thực dân Pháp còn chia
rẽ binh lính ngƣời Việt với nhân dân, dung túng, xúi giục họ nhũng nhiễu, bắt
nạt nhân dân. "Có khi một đại đội lính khố xanh hay lính khố đỏ đến đánh phá
một làng nào đó chỉ vì chuyện xích mích về tiền hay về gái giữa tên chỉ huy
ngƣời Việt trong quân đội Pháp với dân làng" [48, tr.189]. Những tác phong,


14
hành vi mà thực dân Pháp cố tình tạo ra với binh lính ngƣời Việt nhằm mục
đích gieo vào lòng nhân dân ta những hình ảnh, quan niệm xấu về những ngụy
binh Việt Nam trong hàng ngũ quân đội Pháp. Khi đem binh lính Việt đi đàn áp

các cuộc khởi nghĩa, thực dân Pháp cố tình không sử dụng binh lính của các địa
phƣơng đó, không dùng chính binh lính của các dân tộc đó mà phải là lính địa
phƣơng này, đánh địa phƣơng khác, tộc ngƣời này đánh tộc ngƣời khác. Đại tá
Gan-li-ê-ni, một tên sĩ quan có nhiều thành tích trong công cuôc bình định ở
Đông Dƣơng đã truyền đạt kinh nghiệm "chia để trị" đến tận cùng của chúng:
"Hành động chính trị mới là điều quan trọng nhất Hành động đó phải đƣa đến
chính sách chủng tộc. Bất cứ một tập đoàn, chủng tộc, nhân dân, bộ lạc hay gia
đình nào cũng có quyền lợi chung nhau và đối lập với nhau cũng có sự thù
hằn và đối địch mà chúng ta phải biết lợi dụng " [48, tr190].
Cũng nhƣ mọi tên đế quốc khác lúc đó, đế quốc Pháp thèm khát thuộc địa,
coi thuộc địa nhƣ điều kiện tồn tại của nó không chỉ vì lí do kinh tế mà còn vì lí do
quân sự. Bởi vì, chỉ ở thuộc địa mới có thể tuyển mộ những lính đánh thuê rẻ tiền,
"những vật liệu biết nói" làm bia đỡ đạn; độc chiếm những vị trí quân sự quan
trọng. Binh lính Việt Nam là nguồn dự trữ to lớn để bổ sung cho quân đội Pháp và
ngày càng thay thế cho lính Pháp trong việc giữ trật tự an ninh và trong các trận
giao chiến trong chiến tranh. Là ngƣời bản xứ, binh lính Việt Nam quen với thủy
thổ, biết rõ địa lí và tình hình nhân dân, lại là ngƣời quen chịu đựng gian khổ nên
thực dân Pháp bố trí chỗ đóng quân của họ là những nơi rừng thiêng nƣớc độc, khí
hậu khắc nghiệt, hay tại các đồn bốt ở các địa phƣơng để cho lính Pháp tập trung ở
các đô thị và các điểm quân sự trọng yếu. Lúc có chiến tranh, binh lính ngƣời Việt
luôn là ngƣời đi trƣớc làm bia đỡ đạn cho binh lính, sĩ quan Pháp.
Về kinh tế, dùng lính ngƣời Việt giúp Pháp giảm bớt đƣợc một nguồn
kinh phí lớn trong việc chuyên chở lính Pháp từ chính quốc sang Việt Nam và
ngƣợc lại chuyên chở lính Pháp về nghỉ hàng năm. Chi phí cho việc ăn uống,
duy trì sức khỏe, chế độ đãi ngộ đối với binh lính ngƣời Việt cũng không đáng
là bao so với chi cho lính Pháp. Tiền lƣơng của một ngƣời lính thuộc địa cũng


15
thấp hơn nhiều so với tiền lƣơng của một ngƣời lính Pháp (lƣơng của một lính

Pháp gấp mƣời lần lƣơng của một lính Việt Nam). Rõ ràng, nuôi lính Pháp tốn
kém hơn nhiều so với nuôi lính thuộc địa. Hơn nữa, khi đƣa lính viễn chinh hay
lính thuộc địa từ các nơi khác tới chiến trƣờng Đông Dƣơng nói chung và Việt
Nam nói riêng, do không quen với địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu họ bị ốm
đau, bệnh tật rất nhiều, gây khó khăn cho Pháp. Vì vậy, số lính ngƣời Việt hay
thuộc các dân tộc khác ở Đông Dƣơng thay cho lính Pháp càng nhiều bao nhiêu
thì càng có lợi cho chính quốc bấy nhiêu.
Về mặt văn hóa, binh lính ngƣời Việt cũng chính là công cụ phục vụ cho
chính sách văn hóa nô dịch và giáo dục ngu dân cho thực dân Pháp. Đa số họ
không biết chữ, không đƣợc tham gia những buổi sinh hoạt văn hóa cùng binh
lính Pháp, sách báo bị hạn chế để ngăn chặn những luồng tƣ tƣởng mới. Các tệ
nạn xã hội cũng đƣợc phổ biến trong binh lính Việt, đặc biệt là cờ bạc, rƣợu
chè. Thực dân Pháp không hạn chế binh lính Việt Nam đánh bạc. Cứ mỗi kì
lĩnh lƣơng, là ngƣời ta lại thấy cảnh binh lính Việt Nam sát phạt nhau trên
chiếu bạc, rồi dùng tiền đi chơi bời hút sách, thậm chí nhũng nhiễu nhân
dân Khi đã sa vào các tệ nạn, họ trở nên bạc nhƣợc và ngày càng phụ thuộc
vào quân đội Pháp, trở thành công cụ để thực dân Pháp dễ dàng điều khiển.
Với những công dụng đó, sau khi ổn định đƣợc tình hình Đông Dƣơng,
thực dân Pháp nhanh chóng tiến hành những thủ đoạn để có thể huy động đƣợc
nhiều hơn binh lính ngƣời Việt vào đội quân thuộc địa của chúng ở Việt Nam.
Biện pháp đầu tiên chúng thực hiện là hợp pháp hóa lực lƣợng binh lính ngƣời
Việt Nam trong quân đội Pháp. "Theo chúng tôi, đã tới lúc phải tổ chức phần
lớn ngƣời của dân vệ thành một đội quân chính quy, đƣợc chỉ huy, đƣợc huấn
luyện quản trị bởi những sĩ quan khinh chiến Hải quân, Binh đội ấy sẽ đƣợc tập
hợp nên dƣới điều kiện minh bạch, tôn trọng điều kiện bản xứ Chúng sẽ đảm
bảo cho các đồn binh Pháp một loại phụ lực quân địch có ích và khiến chúng ta
dễ bỏ một vài đồn bốt độc hại nhất thuộc địa, chúng khiến ta có thể tập trung
lực lƣợng chúng ta lớn hơn ngày trƣớc rất nhiều trên những chiến trƣờng quan



16
trọng, giảm thiểu một trong những chừng mực vừa đủ số quân mà chúng ta hiện
giữ trên thuộc địa ở Viễn Đông" [68, tr.37]. Ngày 7-7-1900, chính phủ Pháp
thông qua đạo luật tổ chức quân đội thuộc địa gồm binh lính ngƣời Pháp và
binh lính ngƣời thuộc địa, lính cơ là lính đƣợc bổ sung cho quân đội thuộc
địa, trực thuộc Bộ chiến tranh. Sau đó, ngày 19-9-1903, theo sắc lệnh của
Phủ toàn quyền, lính chiến đấu ngƣời Việt mới đƣợc thừa nhận với cái tên
chính thức: lính khố đỏ, chủ yếu phục vụ trong các đơn vị pháo binh, kị
binh, công binh. Có nhiệm vụ chiếm đóng, bảo vệ các xứ thuộc địa và bảo
hộ của Pháp, khi cần có thể điều động đến bất cứ chiến trƣờng nào, có ngân
sách riêng. Ngày 1-11-1904, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh quy định thanh
niên Bắc Kỳ, Trung Kì từ 22 tuổi đến 28 tuổi phải đi lính với thời hạn tại ngũ
5 năm, tối đa là 20 năm. Cùng ngày đó, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh tổ chức
lực lƣợng quân dự bị ngƣời bản xứ ở Đông Dƣơng. Lực lƣợng này mỗi năm
phải tập trung để luyện tập tối đa 15 ngày, khi cần có thể động viên từng khóa
hay toàn bộ quân vào ngũ. Ngày 5-11-1904, chúng ban hành sắc lệnh lập
những trung đội công binh ngƣời bản xứ toàn Đông Dƣơng. Tiếp đến, ngày
23-10-1910, Tổng thống Pháp lại ra sắc lệnh quy định tất cả binh lính ngƣời
Việt khi mãn hạn tại ngũ phải chuyển sang lực lƣợng quân dự bị khi đủ 15
năm (kể cả thời gian tại ngũ) mới đƣợc giải ngũ. Họ cũng phải tập trung luyện
tập 15 ngày trong năm và bị động viên nhƣ quân dự bị khi cần thiết.
Ngoài quân đội chính quy có sự tham gia của binh lính Việt Nam (gọi là lính
khố đỏ), thực dân Pháp còn tổ chức những đội lính khố xanh (thành lập theo Nghị
định của Toàn quyền Đông Dƣơng ngày 17-6-1897). Đây là lực lƣợng chuyên đi
đàn áp các cuộc khởi nghĩa, phục vụ các đạo quan binh, canh gác các nhà tù. Ở phủ,
huyện, châu có lính cơ, lính lệ lính dõng. Đây là lực phải đi trƣớc, mở đƣờng cho
lính lê dƣơng và lính khố đỏ theo sau khi đàn áp nhân nhân. Các làng xã có tuần
phu, một lực lƣợng bán vũ trang, dƣới quyền điều khiển của trƣơng tuần và lý
trƣởng. Chủ yếu dùng để dò la tin tức, đón lõng phục kích nghĩa quân khi di
chuyển, cũng nhƣ đàn áp, đốt phá các gia đình, làng xóm khi họ đi theo nghĩa quân.



17
Mặc dù đã có lực lƣợng cảnh sát, nhƣng trƣớc tình hình nhân dân Việt
Nam nổi dậy ngày càng nhiều, ngày 30-6-1915, theo sắc lệnh của Tổng thống
Pháp, Lực lƣợng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dƣơng và Quảng Châu Loan (xứ
bảo hộ của Pháp ở Trung Quốc), hay còn gọi là vệ binh bản xứ đƣợc thành lập.
Theo đó tất cả những binh lính bản xứ tại ngũ mà không nằm trong lực lƣợng
chính quy đều thuộc lực lƣợng cảnh sát đặc biệt. Đối với Việt Nam, binh lính
ngƣời Việt không nằm trong lực lƣợng quân đội chính quy đều thuộc quyền tối
cao của Thống đốc (Nam Kì), Thống sứ (Bắc Kì) và Khâm sứ (Trung Kì). Số
lính này đƣợc tuyển lựa nhƣ nhƣ binh lính chính chính quy. Toàn quyền Đông
Dƣơng ấn định số lƣợng cần tuyển cho từng "Kì", sau đó Thống đốc, Thống sứ,
Khâm sứ lại ấn định số lƣợng cần truyển cho từng tỉnh. Quân nơi nào, nơi đó
chỉ đạo. Lực lƣợng này còn đƣợc gọi là địa phƣơng quân. Về mặt chức năng,
họ có nhiệm vụ bảo đảm trật tự an ninh; canh gác công sở, trại giam, tuyến giao
thông; áp tải tội phạm, áp tải hàng hóa của chính quyền; đàn áp các cuộc khởi
nghĩa và nổi dậy Khi có chiến tranh, có thể chuyển từng phần hay toàn bộ lực
lƣợng bổ sung cho quân đội thuộc địa theo lệnh của toàn quyền Đông Dƣơng.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà cầm quyền Pháp lại nghĩ tới việc
củng cố chế độ trƣng binh ở thuộc địa. Ngày 23-10-1923, ngƣời Pháp ban hành
Nghị định quy định việc tổ chức điều hành trƣng binh ở Nam Kì. Thống kê số
lính trƣng tập từ năm 1923 nhƣ sau: năm 1924 có 1.460 ngƣời; năm 1925: 680
ngƣời rồi 470 (có dấu hiệu sụt giảm). Năm 1929, dự định lúc đầu: 870, sau đó
tăng thêm 320 ngƣời nữa. Do nhu cầu chiến tranh, trong hai năm 1938, 1939 số
lƣợng trƣng binh lính ngƣời Việt tăng vọt. Tuyển trong năm 1938: tháng 5 -
800 ngƣời; tháng 6,7,8 - thêm 3.628 ngƣời nữa. Năm 1939: tháng 5 - 326
ngƣời; sau đó, lấy thêm 7.500 ngƣời nữa.
Đến tháng 3-1945, quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng có khoảng
38.000 ngƣời, không kể 22.000 lính khố xanh. Trong đó có khoảng 12.000 lính

Pháp. Cơ cấu lính ngƣời Việt đƣợc phân bổ nhƣ sau: Bắc Kì: 6 trung đoàn bộ
binh (có 4 trung đoàn lính khố đỏ), 1 trung đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn pháo


18
binh độc lập, 3 pháo đội phòng không và một số pháo đội bờ biển; Ở Trung Kì
và Lào: 2 trung đoàn bộ binh (1 tiểu đoàn lính khố đỏ), tiểu đoàn ngƣời thiểu
số, 1 tiểu đoàn thám kích Lào, 1 tiểu đoàn pháo dã chiến và một số pháo đội bờ
biển; Ở Nam Kì và Campuchia: 4 trung đoàn bộ binh (có 1 trung đoàn
Campuchia) và một số đơn vị pháo binh. Toàn bộ lực lƣợng này bị tan rã hoặc
đƣợc Nhật sử dụng một phần (lính khố xanh chuyển thành bảo an binh) sau khi
Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dƣơng (9-3-1945).
Bên cạnh việc hợp pháp hóa binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp,
chúng còn dùng thủ đoạn mị dân để mua chuộc, dụ dỗ ngƣời Việt Nam đi lính
cho Pháp nhƣ duy trì chế độ ruộng lính ở các làng xã, hay miễn thuế cho những
ngƣời đi lính và cảnh sát (Nghị định ngày 2-6-1897 của Toàn quyền Đume).
Trong thế chiến thứ hai (1939-1945), chúng dụ lính bằng cách tăng thêm chút ít
lƣơng, tăng thêm phần phụ cấp cho gia đình binh lính, phát bút mực cho một số
học sinh con cái tòng quân ở bên Pháp và dành một số chỗ trong công sở cho
những binh lính mãn khóa. Hoặc dùng chính sách "chia để trị", kích động, khơi
sâu hằn thù tôn giáo, vùng miền, dân tộc trên bán đảo Đông Dƣơng nói chung
và đất nƣớc Việt Nam nói riêng để làm cho ngƣời Đông Dƣơng, ngƣời Việt
Nam mâu thuẫn lẫn nhau việc mộ lính, điều khiển lính sẽ dễ dàng hơn.
Nhƣ vậy, thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam lực lƣợng quân đội gồm
hai bộ phận: quân chính quy và quân địa phƣơng. Theo cách tổ chức của chúng,
có thì cũng có hai loại lính Việt Nam trong quân đội Pháp: Quân chính quy
ngƣời Việt đƣợc gọi là lính khố đỏ (tức bộ binh - trang phục có đai màu đỏ, bản
rộng khoảng 20cm, bao quanh bụng, bên trong có thắt lƣng da), lính pháo thủ,
lính tàu bay (phần nhiều là lính thợ), lính thủy Họ có trách nhiệm tác chiến
trên chiến trƣờng Đông Dƣơng và ngoài Đông Dƣơng. Lực lƣợng quân chính

quy ngƣời Việt ở xứ Đông Dƣơng còn đƣợc điều động đi đàn áp các cuộc nổi
dậy ở xứ khác trong Liên bang Đông Dƣơng, đƣa đi đàn áp các thuộc địa khác
của thực dân Pháp, hoặc đi gây các cuộc chiến tranh xâm lƣợc mới. Cũng nhƣ
việc chúng đã lấy lính Xênêgan, Cônggô, Marốc, Angiêri để đánh chiếm Việt


19
Nam và Đông Dƣơng. Quân địa phƣơng ngƣời Việt có lƣợc lƣợng cảnh sát đặc
biệt toàn Đông Dƣơng gồm: lính khố xanh ( thuộc quyền của Thống sứ); lính
châu, lính dõng thuộc các châu huyện miền thƣợng du, lính cơ lính khố lục
(còn gọi là lính cơ), khố trắng, khố vàng thuộc sự quản lí của quan lại Việt
Nam. Mặc dù thành lập những đơn vị đầu tiên từ khi đánh Đà Nẵng, nhƣng
phải đến 40 năm sau binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp mới đƣợc thừa
nhận với với những cái tên lính khổ đỏ, lính khố xanh gọi chung là lính tập để
phân biệt với lính thú của Việt Nam, nằm dƣới sự chỉ huy của các vua quan. Từ
lính tập cũng để chỉ thứ lính tuyển mộ từ ngƣời Việt Nam phục dịch cho ngƣời
Pháp, đặt dƣới quyền chỉ huy của ngƣời Pháp (hàm ý coi khinh).
1.3. Đội ngũ binh lính triều Nguyễn – nguồn bổ sung trực tiếp cho quân đội
thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng
Đến năm 1884, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lƣợc Việt
Nam. Mọi quyền hành về kinh tế, chính trị, quân sự của Việt Nam đều do
ngƣời Pháp thâu tóm. Triều Nguyễn chỉ là bù nhìn. Trong bối cảnh đó, quân
đội nhà Nguyễn từ năm 1884 đến 1945 đã có những chuyển biến về tổ chức,
biên chế lẫn chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí trong việc thực hiện nhiệm vụ
đối với triều đình Huế và dƣới sự điều khiển của thực dân Pháp. Từ những binh
lính đảo ngũ đầu tiên theo Pháp khi mới xâm lƣợc, dần dần, binh lính của triều
đình đã trở thành nguồn bổ sung đắc lực và một thành phần của quân đội Pháp
ở Đông Dƣơng cũng nhƣ Việt Nam. Về danh nghĩa, sau khi Việt Nam trở thành
xứ bảo hộ, triều Nguyễn tiếp tục thống lĩnh lực lƣợng này cho đến năm 1945,
nhƣng trên thực tế, quân đội triều đình hoàn toàn do thực dân Pháp điều khiển.

Dƣới thời Pháp thuộc, quân đội nhà Nguyễn vẫn tồn tại hai thành phần là
Vệ binh và Cơ binh ở kinh đô và quân địa phƣơng. Binh lính ở kinh đô là đội
quân đóng ở kinh thành Huế đƣợc chia thành ba hạng: thân binh - để bảo vệ
vua, cấm binh - để canh giữ kinh thành và tinh binh - đƣợc giao trấn giữ khu
vực ngoài kinh thành. Ngoài ra còn có các thuộc binh trong phủ đệ của các

×