Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

GÓP PHẦN KHẮC SÂU BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ KHI DẠY TIẾT 31, BÀI 23 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (Sách giáo khoa Lịch sử 1, Ban cơ bản).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.89 KB, 28 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


ĐỀ TÀI:
GÓP PHẦN KHẮC SÂU BIỂU TƯỢNG NHÂN
VẬT LỊCH SỬ KHI DẠY TIẾT 31, BÀI 23 :
PHONG TRÀO
YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ
ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT (Sách giáo khoa Lịch sử 1, Ban cơ
bản).
Môn: Lịch Sử.
Bậc: THPT
GV: Nguyễn Thị Cẩm Tú

1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Hà Tĩnh, tháng 5/2011
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng có rất nhiều
phương pháp, trong đó không có phương pháp nào là “vạn năng”.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó.
Khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử là một trong những phương pháp
có khả năng kích thích hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu và
lĩnh hội kiến thức.
Mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc họa cho học sinh những nhân
vật lịch sử cụ thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn phản diện. Lịch sử là do
con người sáng tạo ra, vì vậy không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố
con người. Mặt khác, sự hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh ở


một mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều học sinh không còn
yêu thích học tập bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, thậm chí nhiều em tỏ
ra chán nản, cảm thấy lịch sử thật khô khan và máy móc. Nhiều học sinh
hiểu chưa đúng, hiểu sai về nhân vật lịch sử, các em còn nhầm lẫn giữa
nhân vật này với nhân vật khác, thậm chí các em đã được học rồi nhưng
khi giáo viên yêu cầu nhắc lại thì các em cảm thấy mơ hồ, không thể tạo ra
được “chân dung” của nhân vật đó. Nguy hại nhất là những hiểu biết thiếu
chính xác về nhân vật lịch sử của dân tộc. Điều này xuất phát từ rất nhiều
nguyên nhân nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà là
do quan niệm và phương pháp của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu
của người học, hay nói cách khác là do giáo viên chưa khắc sâu cho học
sinh biểu tượng về nhân vật lịch sử, chưa kích thích được hứng thú cho các
em để giúp học sinh có một cái nhìn khách quan và có thái độ đúng đắn
đối với nhân vật lịch sử đó.
Từ thực tiễn giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi xin trình bày phương
pháp góp phần khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử khi giảng dạy Tiết
31, Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT
2
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
NHẤT (SGK Lịch sử 11, Ban cơ bản). Hi vọng những vấn đề tôi nêu ra ở
đây sẽ mở lối để đồng nghiệp cùng tham khảo.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy Tiết 31, Bài 23: Phong
trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến
tranh thế giới thứ nhất (SGK Lịch sử 11, Ban cơ bản).
1. Thuận lợi:
Đây là một bài học thuộc về lịch sử dân tộc vì thế các em không có
cảm giác xa lạ như lịch sử thế giới. Hơn thế Phan Bội Châu và Phan Châu

Trinh là những nhân vật đã được nghe nhiều, được học ở cấp THCS cho
nên ít nhiều các em cũng đã có một cái nhìn cơ bản về hai cụ Phan.
Tên hai cụ Phan đã được chọn làm tên một số con đường quan trọng ở
các thành phố vì thế không phải là những con người “chưa từng nghe” của
các em.
Đặc biệt ở chương trình Văn học lớp 11 có bài học về tiểu sử và sự
nghiệp văn học của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nên các em sẽ vận
dụng vào bài học này một cách dễ dàng.
Học sinh đã có một số vốn kiến thức nhất định về hai cụ Phan nên sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi đặt câu hỏi và củng cố, cung cấp
thêm những vấn đề mà các em chưa biết. Bài học sẽ nhẹ nhàng, đơn giản
hơn.
Tài liệu về hai cụ Phan rất nhiều, đặc biệt là tài liệu từ Internet.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những khó khăn chung như tài liệu, tranh ảnh chưa đầy đủ thì
riêng bài học này có những khó khăn cụ thể sau:
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những nhân vật lịch sử có
những quan điểm, xu hướng cứu nước khác nhau nhưng có sự thống nhất,
3
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
tuy nhiên nếu không cẩn thận thì giáo viên dễ gây cho học sinh nghĩ rằng
họ “chống nhau”.
- Trong cấu trúc sách giáo khoa tách thành hai mục:
Mục 1: Phan Bội Châu và xu hướng bạo động.
Mục 2: Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách.
Nếu giáo viên dạy theo cấu trúc đó và với giáo án đó thì sẽ rất khó khăn
trong việc khắc sâu biểu tượng nhân vật hai cụ Phan. Học sinh sẽ có cái
nhìn rời rạc và khó so sánh được sự giống nhau và khác nhau trong xu
hướng cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, như thế bài học
sẽ trở nên khô khan, không hấp dẫn.

II. Tổ chức học sinh học Tiết 31, Bài 23: Phong trào yêu nước và
cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ
nhất (SGK Lịch sử 11, Ban cơ bản) để khắc sâu biểu tượng về nhân
vật lịch sử.
GIÁO ÁN
1.Mục tiêu bài học:
Yêu cầu học sinh nắm được những nội dung sau:
1.1.Giáo dưỡng:
Cung cấp cho các em về phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
- Nguyên nhân nảy sinh cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng
mới ở đầu thế kỷ XX.
- Một số nét về tiểu sử, con người Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- Xu hướng cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh: Chủ
trương, hoạt động và đánh giá được những hoạt động đó.
1.2. Giáo dục:
Giáo dục cho các em thái độ trân trọng, khâm phục những tấm lòng yêu
nước của các nhà cách mạng đầu thế kỷ XX.
4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
1.3. Phát triển:
- Phát triển kỹ năng so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
2. Tài liệu và phương tiện dạy học:
2.1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Tài liệu tham khảo: Đại cương Lịch Sử Việt Nam tập 2, Một số vần đề
về Lịch Sử Việt Nam, Hai xu hướng cách mạng đầu thế kỷ XX…
- Tranh Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…
- Phiếu học tập, tờ nguồn phiếu học tập.

2.2.Chuẩn bị của học sinh
- Soạn vào vở bài tập câu hỏi sau: Tìm hiểu tiểu sử và những hoạt động
cách mạng của hai cụ Phan? So sánh sự giống nhau và khác nhau về chủ
trương và hoạt động của hai cụ?
- Sưu tầm tranh ảnh về hai cụ Phan và những tác phẩm của hai cụ
Phan.
- Tìm những tư liệu, những nhận định, đánh giá về vai trò lịch sử của
hai cụ Phan.
3.Tiến trình dạy học:
3.1. Ổn định lớp (1 phút):
3.2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất cuả thực dân Pháp và
tác động của nó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?
3.3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút)
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam bối cảnh lịch sử mới
đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới – Phong
trào dân tộc dân chủ. Vậy những điều kiện lịch sử mới đó là gì? Phong trào
cách mạng mới đó đã phát triển theo khuynh hướng nào? Bài học hôm nay
sẽ trả lời những câu hỏi trên.
5
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Bài tập nhận thức:
Điều kiện lịch sử, những nét chính về khuynh hướng cứu nước mới của
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu điều kiện lịch sử nảy sinh cuộc
vận động cứu nước theo khuynh
hướng cách mạng mới (2 phút).

GV: Đặt câu hỏi:
Cuộc vận động cứu nước theo
khuynh hướng mới trong phong trào
giải phóng dân tộc đầu TK XX ở Việt
Nam nảy sinh trong bối cảnh nào?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học, nghiên
cứu phần chữ xanh trong ở phần đầu bài
trong SGK sau đó trả lời (1phút).
GV: Nhận xét, kết luận, vẽ sơ đồ.
GV: Nói rõ việc thay đổi tên và cấu trúc
nội dung khác sách giáo khoa.
Như đã trình bày ở phần khó khăn khi
dạy bài này: Nếu cứ dạy theo cấu trúc
cũ thì nhân vật lịch sử hiện lên sẽ rất rời
rạc và học sinh sẽ rất khó so sánh, khó
đọng lại trong các em hình ảnh hai cụ
Phan. Vì thế GV mạnh dạn thay đổi cấu
trúc như sau:
Mục 1: Một vài nét về tiểu sử của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Hoàn cảnh
6
Cuối
TK
XIX-
đầu TK
XX
K/h
cách
mạng

mới
Phong trào CV thất bại
Các tầng lớp mới xuất
hiện
Ảnh hưởng của trào lưu
bên ngoài
Truyền thống yêu nước
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Mục 2: Xu hướng cách mạng của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Mục đích: Cho học sinh từ từ nắm một
số nét về tiểu sử, sau đó đi vào phần
hoạt động của hai cụ Phan…các em sẽ
rút ra được những điểm giống và khác
nhau trong hành trình cứu nước của hai
cụ Phan, cuối cùng các em sẽ nhìn thấy
được vị trí, vai trò của hai cụ trong lịch
sử dân tộc. Nói như vậy biểu tượng về
nhân vật lịch sử sẽ rất sinh động, học
sinh sẽ nhớ lâu, hiểu đúng về nhân vật.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu và nắm chắc về tiểu sử của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh (10
phút).
Hoạt động nhóm
GV: Treo ảnh Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh lên bảng (Phụ lục 3 và phụ
lục 4), hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
tiểu sử hai cụ Phan (3 phút).
Nhóm 1: Những hiểu biết của em về

tiểu sử Phan Bội Châu?
Nhóm 2: Những hiểu biết của em về
tiểu sử Phan Châu Trinh?
HS: Với những vốn hiểu biết của bản
thân và dựa vào kiến thức SGK, thảo
1. Một vài nét về tiểu sử của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh.
a. Phan Bội Châu:
- Sinh (1867- 1940).
- Tên thật: Phan Văn San.
- Hiệu: Sào Nam.
- Quê: Nam Đàn- Nghệ An.
7
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
luận, đại diện nhóm lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét, giới thiệu thêm về tiểu
sử hai cụ Phan ( Tờ nguồn - Phụ lục 1
và phụ lục 5, phụ lục 6) hoặc sử dụng
phần mềm Powerpoint chiếu về tranh
ảnh, nhà…để giới thiệu về hai Cụ Phan.
GV: Sử dụng một số câu thơ viết về
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
“Sào Nam nổi tiếng trẻ đương thời
Văn đã sục sôi giục giã người
Lận đận suốt đời vì việc lớn
Bạc đầu Bến Ngự chí không nguôi” (Lê
Hữu Nhiệm, Việt Nam danh nhân sử
vịnh, Nxb Hội nhà văn, 2007).
“Thuyết bạo động phất cao cờ
Đối thoại cường quyền đòi tự do

Sớ kể tội vua nhục quốc thể
Sá gì sấm sét với trượng phu” (Lê Hữu
Nhiệm, Việt Nam danh nhân sử vịnh,
Nxb Hội nhà văn, 2007).
GV chuyển ý: Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh, hai nhân vật tiêu biểu cho
xu hướng CM mới đầu TK XX. Vậy
những chủ trương cứu nước và hoạt
động cụ thể của hai nhân vật này như
thế nào chúng ta chuyển sang phần (2).
- Gia đình: Nhà nho nghèo.
- Bản thân: là một nhà cách mạng, một nhà văn hóa
lớn.
- Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương, VN vong
quốc sử, .…
b. Phan Châu Trinh:
- Sinh(1872-1926).
- Hiệu: Tây Hồ.
- Quê: Tam Kỳ - Quảng Nam.
- Gia đình: Quan lại nhỏ.
- Bản thân: Từng làm quan, là đại diện tiêu biểu
cho xu hướng cải cách.
- Tác phẩm: Thất điều thư,Tây Hồ thi tập…
8
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu về xu hướng cách mạng của
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
(22 phút).
GV: Chuẩn bị nội dung câu hỏi trên

phiếu học tập, hướng dẫn học sinh tìm
hiểu hoạt động của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh.
HS: Dựa vào sách giáo khoa và những
hiểu biết của mình hoàn thành phiếu học
tập trong vòng 4 phút.
HS: Thảo luận, trả lời, học sinh khác bổ
sung.
GV: Nhận xét, củng cố và treo tờ nguồn
phiếu học tập lên bảng để học sinh đối
chiếu (Phần phụ lục 2) sau đó GV khắc
sâu thêm cho học sinh về chủ trương,
hoạt động và những đóng góp cuả hai cụ
Phan bằng những kiến thức bên ngoài
SGK (Phụ lục 7) đồng thời đặt câu hỏi.
GV: Xu hướng cách mạng của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh có gì
giống và khác nhau? Vì sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận:
GV: Treo bản đồ VN lên bảng (Phụ lục
11) và chỉ rõ cho học sinh thấy bên cạnh
2. Xu hướng cách mạng của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh.
Xu hướng
Nội dung
Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
1.Chủ
trương
2. Hoạt động

3.Nhận xét:
a. Tích cực:
b. Hạn chế:
═>Nhận xét:
• Giống nhau:
+ Mục đích: Cứu nước, cứu dân.
+ Xu hướng: DCTS.
• Khác nhau:
+ Phan Bội Châu: Bạo động, dựa vào Nhật, xác
định kẻ thù là Pháp, nặng lòng với chế độ PK.
+ Phan Châu Trinh: Giương cao ngọn cờ dân
chủ, cải cách xã hội, dựa vào Pháp, phê phán chế
độ thuộc địa và vua quan PK.
9
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
yếu tố bản thân (do nhận thức hai cụ
khác nhau) thì yếu tố quê hương đã nuôi
dưỡng tư tưởng của hai cụ Phan. Hai
người sinh ra ở hai vùng quê khác nhau,
họ gặp nhau ở lòng yêu nước.
- Phan Bội Châu:
+ Bản thân: “Nợ máu phải trả bằng
máu”
+ Quê: Nghệ An, nơi có truyền thống
bạo động.
- Phan Châu Trinh:
+ Bản thân: Từng làm quan…
+ Quê: Quảng Nam, nơi có nhiều
thương cảng lớn –> tiếp thu tư tưởng
dân chủ TS ở bên ngoài.

GV: Nói thêm để khắc sâu cho học sinh:
Nguyễn Ái Quốc mặc dầu rất khâm
phục tinh thần yêu nước của Phan Bội
Châu và Phan Chau Trinh song không
đồng tình với con đường đi của hai cụ.
Theo Nguyễn Ái Quốc thì Phan Bội
Châu dựa vào Nhật đánh Pháp chẳng
khác nào “Đuổi hổ cửa trước, rước beo
cửa sau”. Phan Châu Trinh khác nào
“cầu xin giặc Pháp rủ lòng thương”.
GV: Củng cố bằng việc nói về vị trí của
hai cụ Phan trong lịch sử dân tộc.
Cho học sinh xem ảnh tượng Phan Bội
10
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Châu (Phụ lục 8) và phần mộ hai cụ
Phan (Phụ lục 9 và phụ lục 10).
Nền độc lập mà Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh cùng các sĩ phu khác
vào đầu thế kỷ hằng mơ ước ngày nay
đã về trong tay người Việt. Nhưng vấn
đề dân chủ, dân trí, dân sinh mà Phan
Chu Trinh hằng nhắc nhở từ đầu thế kỷ
vẫn là những vấn đề hiện thực nóng
bỏng của đất nước sau chiến tranh. Thực
tâm giải quyết những vấn đề này sẽ
mang lại sinh khí cho dân tộc, đất nước
nhờ đó sẽ được hồi sinh.
4. Củng cố và BTVN: (5 phút).
4.1.Củng cố:

GV: Tổ chức cho học sinh trò chơi:
Nối các nhân vật lịch sử với hoạt động cách mạng tương ứng:
a. 1867-1940
b. 1906: Tổ chức phong trào Duy
Tân cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần
Quý Cáp…
c. 5.1904: Lập hội Duy Tân
Phan Bội Châu
d. Dựa vào Nhật chống Pháp giành
độc lập
Phan Châu Trinh
e. Vận động nhân dân cải cách, ăn
mặc…theo kiểu Âu hóa
g. 1872-1926
h. Việt Nam vong quốc sử, Hải
ngoại huyết thư….
i. Thất điều Trần, Tây Hồ thi tập…
k. 1913: bị bắt
Đáp án:
11
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Yêu cầu học sinh nối được:
Phan Bội Châu với các phương án: a, c, d, h, k
Phan Châu Trinh với các phương án: b, e, g, i
4.2. Bài tập về nhà:
- Lập bảng so sánh hai xu hướng bạo động và cải cách theo các tiêu chí
sau:
Tiªu chÝ Xu híng b¹o ®éng Xu híng c¶i c¸ch
1. C¬ së
2. Môc tiªu

3. BiÖn ph¸p
4. Ho¹t ®éng chÝnh
5. §¸nh gi¸
- Đọc trước mục 3, tiết 32, bài 23: Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu
độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của
nghĩa quân Yên Thế, soạn vào vở bài tập nội dung sau:
1. Những đóng góp của Đông Kinh nghĩa thục trong cuộc vận động
văn hóa đầu thế kỷ XX?
2. Phong trào đấu tranh của binh sĩ người Việt và nông dân có ý
nghĩa gì?
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau khi áp dụng phương pháp này vào Tiết 31, Bài 23 (Sách giáo
khoa Lịch sử 11, ban cơ bản) tôi đã kiểm nghiệm thực tế bằng cách phát
phiếu điều tra thăm dò thái độ của các em ở 4 lớp 11 do tôi phụ trách:
11A1, 11A2, 11A4, 11A5.
- Lớp: 11A1,11A2 là những lớp đối chứng (dạy theo cấu trúc và
phương pháp cũ).
12
Sỏng Kin Kinh Nghim
- Lp 11A4, 11A5 l nhng lp thc nghim (thay i cu trỳc v s
dng phng phỏp khc sõu biu tng nhõn vt lch s).
Kt qu nh sau:
Thỏi
Rt thớch v tip
thu bi rt
nhanh
Rt thớch v
tip thu bi
tng i nhanh
Thớch nhng

tip thu bi
chm
Khụng thớch v
khụng tip thu
c bi
Lp
S
lng
t l %
S
lng
t l % S lng t l %
S
lng
t l %
11 A1 (46em) 10 21,7 20 43,5 14 30,4 2 4,4
11A2 (49 em) 9 18,4 17 34,7 18 36,7 5 10,2
********* ******* **** **** ***** ****** ***** ****** ******
11 A4 (47 em) 26 55,3 17 36,2 4 8,5 0 0
11 A5 (49 em) 27 55,1 17 34,7 5 10,2 0 0

Qua bng thm dũ trờn ó cho thy, vic ỏp dng sỏng kin trờn ó
em li hng thỳ v kt qu hc tp rt kh quan ca hc sinh.
Qua ú thy rng, mun mt tit hc thnh cụng hay cht lng hc
tp hc sinh c nõng cao hay khụng, ngi giỏo viờn cn phi tõm huyt,
phi gia cụng nhiu cụng sc cho bi ging v cũn phi lm nhiu ln cho
n khi nhun nhuyn, mun cú c nh vy ngi giỏo viờn phi t bi
dng, t rốn luyn v nõng cao tay ngh.
Nếu làm đợc những việc trên thì con đờng đến với kiến thức lịch sử, học,
hiểu và vận dụng nó đối với học sinh sẽ dễ dàng hơn và tích cực hơn.


C. KT LUN
Trong dy v hc lch s trng ph thụng hin nay, ngi giỏo
viờn khộo lộo t chc vic khc sõu sc biu tng nhõn vt lch s cú
tỏc dng rt ln nhm nõng cao hot ng nhn thc ca hc sinh. õy l
vic cn phi lm ca giỏo viờn, vỡ nú to ra s hng thỳ, s rung cm ca
13
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
người học, nhất là học sinh trung học - lứa tuổi rất nhạy cảm trong việc tìm
tòi cái mới, cái chưa biết. Sẽ rất có ý nghĩa khi giáo viên biết sử dụng
những tư liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho các em ngay trong bài học
lịch sử trên lớp.
Từ thực tế đã nêu cho thấy khi dạy Tiết 31, Bài 23: Phong trào yêu
nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới
thứ nhất (Lịch sử 11, Ban cơ bản) nếu giáo viên không khắc sâu biểu tượng
nhân vật lịch sử thì học sinh không thể hiểu sâu và nắm chắc về nhân vật
lịch sử, thậm chí còn hiểu sai, mơ hồ về hai cụ Phan. Sau khi sử dụng
phương pháp này vào bài dạy thì đa số học sinh đã có cái nhìn chính xác về
vị trí, vai trò hai Cụ Phan và càng khắc sâu những đóng góp của hai cụ đối
với lịch sử dân tộc.
Với những kết quả đã đạt được như trên tôi nhận thấy đây là một trong
những cách tổ chức dạy học hay, phù hợp với đặc trưng bộ môn lịch sử nói
chung và đối với Tiết 31, Bài 23 (Lịch sử 11 ban cơ bản) nói riêng, qua đó
giáo viên biết khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong dạy và học, phải bỏ
kiểu dạy “thầy giảng, trò ghi”, thầy đọc trò chép”, trò trả lời theo sách mà
không có những sáng tạo chủ động nào trong quá trình học tập của trò.
Việc khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử là một trong biện
pháp, cách thức để gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh ở
nhà trường phổ thông nói chung , tuy là một vài biện pháp nhỏ nhưng góp
phần hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá trong dạy và học hiện

nay. /.
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trong phạm vi bài viết tôi xin được nêu một vài kiến nghị, đề xuất sau:
-Về phía giáo viên: không tham lam, chồng chất nhiều kiến thức để
“phủ lên bộ nhớ” các em, cuối cùng làm cho các em không nhớ gì mà lại nảy
14
Sỏng Kin Kinh Nghim
sinh tõm lý chỏn hc. Do ú mun t c mc ớch trờn ngi giỏo viờn
phi bit chn lc tc l gin v tinh ch khụng phi ụm m. iu ú ũi
hi giỏo viờn phi tớch lu nhiu t liu lch s phong phỳ nhng sng ng
v hai c Phan, bit kt hp nhun nhuyn gia cỏc phng phỏp vn
dng tt kin thc vo bi ging ỳng lỳc, ỳng ni, ỳng ni dung yờu cu
ca bi. Ngoi ra giỏo viờn cũn phi bit kt hp khai thỏc gia kin thc
trong sỏch giỏo khoa vi kin thc ngoi sỏch giỏo khoa ỳng phng phỏp
dy hc theo kiu s ai Ri, kt hp li núi truyn cm vi chõn dung hay
hỡnh nh ca nhõn vt lch s, bit so sỏnh i chiu gia cỏc nhõn vt lch s
nhm nõng cao giỏ tr nhn thc cho cỏc em.
- V phớa t, nhúm chuyờn mụn: Phi thng xuyờn trao i kinh
nghim, tho lun phng phỏp ging dy kiu bi v nhõn vt lch s cho
tng nhõn vt trong tng th cu trỳc ca bi, chng, giai on c th.
-V phớa nh trng: B sung vo phũng thit b nhng tranh nh
cn thit nh tranh nh v Phan Bi Chõu v Phan Chõu Trinh. on
trng cn t chc nhng tit hc ngoi gi lờn lp bng nhng hot ng
b ớch nh vic t chc cỏc trũ chi lch s khc sõu biu tng nhõn
vt lch s, giỏo dc cỏc em truyn thng yờu nc.
- Hằng năm Sở GD - ĐT nên tập hợp tất cả những đề tài SKKN của bộ
môn lịch sử đã đợc công nhận đăng thành k yếu khoa học cho tất cả các
giáo viên tham khảo. Hiện nay cuốn thông tin khoa học giáo dục, đào tạo
của Sở ban hành hàng năm cha đáp ứng đợc nhu cầu tham khảo tài liệu bộ
môn lịch sử của giáo viên.

Theo tôi đây là những việc làm rất thiết thực trong việc nâng cao chất l-
ợng hoạt động chuyên môn, hiệu quả dạy - học của bộ môn lịch sử ở tỉnh
ta.
Những vấn đề tôi trình bày trên đây sẽ không tránh khỏi những khiếm
khuyết, kính mong các đồng nghiệp nhận xét, góp ý, bổ sung để bài dạy
hoàn thiện hơn.
15
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dương, Tuyển tập Phan Châu Trinh
2. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam
tập 2, Nxb Giáo dục
16
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
3. Huỳnh Lý, (2002), Phan Châu Trinh – Thân thế và sự nghiệp,
Nxb Trẻ
4. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (Chủ biên) (2000), Phương pháp
dạy học Lịch sử, Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Quang Ngọc ( Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt nam, Nxb
Giáo dục
6 Dương Trung Quốc, Phan Châu Trinh toàn tập
7. Nguyễn Trọng Văn (2001) Tập bài giảng: Các khuynh hướng
chính trị trong phong trào giải phóng dân tộc ở VN 30 năm đầu TK XX
8. Internet
9. NXB Thuận Hóa, Phan Bội Châu toàn tập
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
……………… 2
17
Sáng Kiến Kinh Nghiệm


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ …………… 3
I. Những thuận lợi và khó khăn …………… 3
II.Tổ chức học tiết 31, bài 23 bằng cách khắc sâu biểu tượng nhân
vật lịch sử ……………… 4
III. Kết quả thực nghiệm ……………… 12
C. KẾT LUẬN ……………… 14
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ……………… 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO . ………………. 17
PHỤ LỤC ……………… . 19



PHẦN PHỤ LỤC
I. PHỤ LỤC 1
1. TIỂU SỬ PHAN BỘI CHÂU:
Phan Bội Châu (1967-1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào
Nam, tự là Hải Thu, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, trên mảnh
đất Nam Đàn - Nghệ An - một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền
thống cách mạng.
18
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh và yêu nước: Năm 6 tuổi học
3 ngày thuộc hết “ Tam tự kinh”, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận ngữ, 13
tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Năm 17 tuổi ông viết hịch Bình Tây Thu Bắc
đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng Bắc Kỳ khởi nghĩa. Năm 19 tuổi
ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “sỹ tử Cần Vương” nhưng sau đó
phải giải tán. Khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nam Đàn ông
đậu giải Nguyên.
Bản thân Phan Bội Châu là nhà văn hóa lớn. Thơ văn của ông có ảnh

hưởng sâu rộng đối với người đọc không chỉ vì những dòng thơ Phan
mang nhạc điệu trầm hùng, thiết tha, khi rạo rực sôi nổi, mà cũng vì những
gì Phan nói lên thường khơi dậy nỗi nhục mất nước và kích động những
cảm xúc sâu xa của tình tự dân tộc. Đó chính là những tác phẩm như: Hải
Ngoại huyết thư….
2. TIỂU SỬ PHAN CHÂU TRINH
Phan Châu Trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ, tự là Tử Cán. Ông sinh
ra tại Tam Kỳ- Quảng Nam, trong một gia đình quan lại nhỏ, ông nổi tiếng
học giỏi, năm 27 tuổi được tuyển thẳng vào trường Tỉnh học chung với
Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng - Những người sau này cùng ông làm
cách mạng.
Trong khoa thi năm Canh Tý (1900) Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ 3
ở trường Thừa Thiên. Năm 1901, triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng
(cùng khoa với Tiến sỹ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc). Năm
1903 ông được bổ nhiệm làm thừa biện bộ Lễ, chán cảnh quan trường nên
ông từ quan. Phan Châu Trinh là tấm gương sáng trong phong trào Duy
Tân đầu thế kỷ XX. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với
vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông
xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo. Những tác phẩm nổi tiếng của
cụ Phan đã có tiếng vang rất lớn như : Tây Hồ thi tập, Thư Thất điều….
“Cụ sống vẻn vẹn có 54 năm nhưng đời cụ ngang tàng, phong phú mà
những người sống lâu hơn cụ không thể nào có được, bởi vì cụ đã gắn
cuộc đời với quê hương”.
II. PHỤ LỤC 2 ( TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP)
Xu hướng
Nội dung
Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
1. Chủ trương Bạo động để giành độc lập. Cải cách để cứu nước.
-5/1904: Lập hội Duy Tân. -Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua,
19

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
2. Hoạt động
+ Mục tiêu: Dựa vào Nhật đuổi
Pháp, giành độc lập, thiết lập
chính thể quân chủ lập hiến.
+Hoạt động: Tổ chức phong trào
Đông du, đưa thanh niên Việt
Nam sang Nhật học.
–>8/1908: N-P câú kết, phong trào
Đông du tan rã.
-6/1912: Thành lập Việt Nam
Quang Phục Hội
+ Mục tiêu: Đánh đuổi Pháp, khôi
phục VN, thành lập dân quốc
+Hoạt động: Bạo động, ám sát. tổ
chức ám sát Anbe Xaro.
-1913: Phan Bội Châu bị bắt.
nâng cao dân trí, dân quyền.
- 1906: Tổ chức cuộc vận động Duy
Tân (Phan Châu Trinh cùng Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Quý Cáp…).
Nội dung:
+Kinh tế: Cổ động chấn hưng thực
nghiệp, lập hội kinh doanh…
+Giáo dục: mở lớp dạy chữ Quốc
ngữ, môn học thực nghiệm…
+ Văn hóa: Vận động cải cách trang
phục và lối sống theo Âu hóa.
–>Nét độc đáo: Vận động toàn diện,
đặc biệt là trong văn hóa bằng

phương pháp thực nghiệm.
- 1908: Phong trào kháng thuế ở
Trung Kỳ đã vượt qua tính chất ôn
hòa tư tưởng duy tân.
3.Nhận xét:
a. Tích cực:
b. Hạn chế:
-Dùng bạo động để đánh duổi
thực dân Pháp, giành độc lập.
-Cải cách văn hóa- xã hội toàn diện,
gắn liền giáo dục lòng yêu nước.
Thấy được bộ mặt thật chế độ phong
kiến.
-Chủ trương dựa vào Nhật đánh
Pháp.
- Khôi phục lại chế độ phong
kiến khi nó đã trở nên lỗi thời,
mục nát.
-Cải cách mà dựa vào Pháp để giành
độc lập là điều không tưởng.
-Chưa xác định kẻ thù lớn nhất dân
tộc là thực dân Pháp.
20
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
PHAN BỘI CHÂU (1867 - 1940)
PHỤ LỤC 3
21
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
PHAN CHÂU TRINH (1872-1926)
PHỤ LỤC 4

22
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
TÁC PHẨM: VIỆT NAM VONG QUỐC SỬ
PHỤ LỤC 5
23
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
CĂN NHÀ TRANH LÀ NƠI Ở CỦA ÔNG GIÀ BẾN NGỰ
PHỤ LỤC 6
PHAN BỘI CHÂU VÀ CƯỜNG ĐỂ
PHỤ LỤC 7

24
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
TƯỢNG PHAN BỘI CHÂU
PHỤ LỤC 8
25

×