Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG của HOẠT CHẤT QUINALPHOS lên ENZYME TIÊU hóa và TĂNG TRƯỞNG của cá mè VINH barbonymus gonionotus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.24 KB, 10 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN ENZYME TIÊU HÓA VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁ MÈ VINH Barbonymus gonionotus
Nguyễn Thị Kim Hà, Trần Thiện Anh,
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương
(1)
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Bằng Sông Cửu Long với thế mạnh sản xuất nông nghiệp là 1 trong 7 vùng kinh tế của
Việt Nam và cũng được xem là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Khi thực hiện phong trào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nông dân khẩn trương thâm canh tăng vụ, chú trọng đến năng suất. Chính vì
vậy, lượng thuốc trừ sâu và phân bón cũng tăng nhanh. Theo thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật
Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở Việt Nam từ 10.300 tấn lên 33.000
tấn đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn. Nghiên cứu của Lê Huy Bá
và Lâm Minh Triết (2005) cho thấy khi phun thuốc BVTV cho cây trồng thì có ít hơn 50% thuốc
bám trên cây trồng, phần còn lại bay vào không khí, rơi xuống đất, nước và có thể bị rửa trôi
hoàn toàn vào thủy vực nếu sau khi phun gặp mưa. Điều này làm cho chất lượng nguồn nước
ngày càng suy giảm nghiêm trọng tác động xấu đến động vật thủy sản. Ảnh hưởng của thuốc
BVTV lên một số loài thủy sinh vật đã được nghiên cứu rất nhiều trong thời gian qua. Trong đó
cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) là một loài được nuôi phổ biến trên đồng ruộng ở các tỉnh
ĐBSCL nên cơ hội tiếp xúc với thuốc BVTV lại càng lớn hơn.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này được tiến hành tại trại thực nghiệm Bộ môn Dinh dưỡng & Chế biến thủy sản –
Khoa thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. Cá mè vinh thí nghiệm có khối lượng 8,05±0,21
g/con. Cá được chọn làm thí nghiệm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật và không có
dấu hiệu bệnh. Cá được thuần dưỡng trong các bể composite 2m
3
trước khi bố trí thí nghiệm ít
nhất 7 ngày.
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu kinalux 25EC (hoạt chất quinalphos) lên
hoạt tính enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của cá mè vinh (Barbonymus gonionotus).
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức: đối chứng (không có quinalphos), 10% LC


50

(0,086 mg/L), nồng
độ chỉ dẫn (0,188 mg/L). LC
10
– 96 giờ (0,58 mg/L) và LC
50
– 96 giờ (0,86 mg/L). Mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần.
Mật độ bố trí 44 con/bể 500 L với 300 L nước. Thuốc trừ sâu cho vào bể 3 lần: ngày 1, ngày 31
và ngày 61. Thời gian thí nghiệm 90 ngày. Sau khi cho thuốc không cho cá ăn và không thay
nước trong suốt 3 ngày đầu, sau đó cho cá ăn 2 lần/ngày theo nhu cầu bằng thức ăn viên cargill
30% đạm và thay nước mỗi ngày 20 – 30% lượng nước trong bể.
2.1. Phương pháp thu mẫu
- Thu mẫu enzyme tiêu hóa: Ngưng cho cá ăn 2 ngày trước khi thu mẫu. Ruột trước và ruột sau
của cá được thu ở các thời điểm: ngày 0 (trước khi cho thuốc), 6 giờ, 3 ngày, 30 ngày sau khi cho
thuốc lần 1 và 30 ngày sau khi cho thuốc lần 2 (tức là ngày thứ 61 của thí nghiệm). Ruột trước
được sử dụng để phân tích hoạt tính enzyme tiêu hóa amylase, ruột sau phân tích enzyme
chymotrypsine và trypsine. Mỗi lần thu 5 cá/bể (trừ ngày 0 thu 2 cá/bể). Mẫu sau khi thu được
trữ ở nhiệt độ -80
0
C cho tới khi phân tích.
- Khối lượng cá được cân sau mỗi 30 ngày để xác định tăng trưởng. Theo dõi lượng thức ăn cá
sử dụng và số cá chết (nếu có) hàng ngày. Sau 90 ngày ghi nhận số cá còn lại trong bể để tính tỷ
lệ sống và FCR.
- Mẫu ruột cá được đồng nhất trong dung dịch đệm pH 6,9 (20 mM KH
2
PO
4
và 6 mM NaCl), sau

đó ly tâm với tốc độ 4200 vòng/phút trong 30 phút ở 4
0
C. Hàm lượng protein trong mẫu được
xác định theo phương pháp Bradford (1976), sử dụng bovine serum albumin làm đường chuẩn.
Hoạt tính của enzyme alpha-amylase được phân tích theo phương pháp Bernfeld (1951).
Trypsine được phân tích theo phương pháp của Tseng et al., (1982). Chymotrypsine được xác
định theo phương pháp của Worthington, T.M (1982).
2.2. Một số chỉ tiêu tính toán
- Tăng trưởng trên ngày (Daily Weight Gain): DWG (g/ngày) = (W
2
–W
1
)/T
Trong đó: W
1
: Khối lượng trung bình của cá ban đầu.
W
2
: Khối lượng trung bình của cá kết thúc thí nghiệm.
T: thời gian thí nghiệm
- Hệ số thức ăn (feed conversion ratio): FCR = Lượng thức ăn sử dụng (g)/tăng trọng của cá (g).
- Tỷ lệ sống (survival rate): SR (%) = 100 x (số cá thu hoạch/số cá ban đầu).
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tính toán bằng phần mềm Excel, phân tích thống kê ANOVA bằng phép thử
DUNCAN sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của hoạt chất quinalphos lên một số enzyme tiêu hóa của cá mè vinh
(Barbonymus gonionotus)
Hoạt tính các enzyme tiêu hóa alpha-amylase, trypsine và chymotrypsine ở ruột cá mè vinh đều
bị ức chế bởi hoạt chất quinalphos, hoạt tính các enzyme càng giảm khi nồng độ quinalphos

càng tăng ở thời điểm 6 giờ sau khi tiếp xúc thuốc. Sự biến đổi hoạt tính các enzyme tiêu hóa
theo nồng độ quinalphos và theo thời gian được trình bày ở hình 1, hình 2 và hình 3.
Vào thời điểm thu mẫu trước khi cho thuốc (ngày 0) hoạt tính các enzyme tiêu hóa: alpha-
amylase, trypsine và chymotrypsine ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
nhau (p>0,05). Ở lần cho thuốc thứ nhất, thời điểm sau khi cho thuốc 6 giờ hoạt tính enzyme
alpha-amylase giảm mạnh và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối
chứng; Hoạt tính alpha-amylase giảm thấp nhất ở nghiệm thức có nồng độ quinalphos cao nhất
(0,86 mg/L). Hoạt tính của enzyme alpha-amylase ở nghiệm thức đối chứng là 23,2
(mU/phút/mg protein), ở các nghiệm thức có quinalphos 0,086; 0,188; 0,58 và 0,86 mg/L hoạt
tính enzyme này giảm lần lượt là 17,2; 14,1; 13,0 và 11,1 (mU/phút/mg protein). Đến thời điểm
sau khi cho thuốc 3 ngày thì hoạt tính enzyme này được phục hồi hoàn toàn và không còn khác
biệt so với đối chứng. Ở lần cho thuốc thứ 2 (tức ngày thứ 61 của thí nghiệm) hoạt tính enzyme
alpha-amylase ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhau(p>0,05) (Hình
1).
Tương tự, hoạt tính của enzyme trypsine và chymotrypsine ở các nghiệm thức có quinalphos
cũng bị giảm mạnh so với nghiệm thức đối chứng ở thời điểm 6 giờ sau khi tiếp xúc thuốc, hoạt
tính của trypsine ở các nghiệm thức: đối chứng; 0,086; 0,188; 0,58 và 0,86 mg/L lần lượt là
120,2; 76,9; 38,6; 25,5 và 15,4 (mU/phút/mg protein). Trong lần thu mẫu này hoạt tính trypsine
giảm thấp nhất ở nghiệm thức có nồng độ quinalphos cao nhất 0,86 mg/L (nồng độ LC
50
-96h),
giá trị này khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng và nghiệm thức 0,086 mg/L,
tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với các nghiệm thức có thuốc còn lại. Ở thời
điểm 3 ngày (sau khi cho thuốc lần 1) và 30 ngày (sau khi cho thuốc lần 2) hoạt tính enzyme
trypsine ở các nghiệm thức có thuốc đều giảm so với đối chứng tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 2). Hoạt tính enzyme chymotrypsine ở nghiệm thức có thuốc
cũng bị giảm thấp sau khi cá tiếp xúc với thuốc 6 giờ, hoạt tính này giảm thấp nhất ở nghiệm
thức có nồng độ quinalphos cao nhất 0,86 mg/L, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
nghiệm thức đối chứng tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại
(p>0,05). Ở các thời điểm thu mẫu 3 ngày, 30 ngày và 61 ngày nhìn chung hoạt tính của enzyme

chymotrypsine cũng giảm thấp hơn nghiệm thức đối chứng (trừ nghiệm thức 0,58 mg/L ở lần thu
30 ngày) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 3).
Hình 1: Hoạt tính của enzyme alpha-amylase trong ruột cá mè vinh ở các nồng độ
quinalphos khác nhau
Hình 2: Hoạt tính của enzyme trypsine trong ruột cá mè vinh ở các nồng độ quinalphos
khác nhau
Hình 3: Hoạt tính của enzyme chymotrypsine trong ruột cá mè vinh ở các nồng độ
quinalphos khác nhau
Zhi-Hua Li et al (2010) khi cho cá hồi (Oncorhynchus mykiss) tiếp xúc với propiconazole (PCZ) ở
nồng độ dưới ngưỡng gây chết (0,2, 50 và 500 µg/l) trong thời gian 30 ngày thì hoạt tính enzyme
amylase bị ức chế có ý nghĩa ở nồng độ PCZ 500 µg/l so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05).
Ngoài ra PCZ còn làm tăng hoạt tính của các enzyme chống oxy hóa (antioxidant enzymes) như
SOD, CAT và GPx. Ngoài ra tác giả còn nhận định rằng các thông số chuyển hóa năng lượng (tỷ lệ
RNA/DNA, Na
+
-K
+
-ATPase) cũng bị ức chế so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,01) khi cho cá
tiếp xúc ở nồng độ 500 µg/l PCZ. Tùy thuộc vào loại hóa chất tiếp xúc và tùy loại enzyme mà mức
độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Kim loại nặng Cu
2+
không gây ảnh hưởng đến hoạt tính của trypsine
nhưng làm ức chế 10-20 % hoạt tính enzyme chymotrypsine trên cá chép (Cyprinus carpio L.).
Trong khi đó Pb
2+
và Zn
2+
gây ức chế hoạt tính của cả trypsine và chymotrypsine (Kotorman et al.,
2000). Một nghiên cứu tương tự, thuốc trừ sâu pyrethroid (deltamethrin, permethrin và
cypermethrin) và gốc lân hữu cơ (methidation) cũng gây những ảnh hưởng khác nhau đến enzyme

tiêu hóa trypsine và chymotrypsine trong ruột cá chép (Cyprinus carpio L.) (Simon el at, 1999).
Hoạt tính của trypsine chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi deltamethrin và methidation, trong
khi permethrin và cypermethrin gây ức chế mạnh. Methidation gây ức chế hoạt tính của
chymotrypsine khoảng 20%, trong khi các thuốc trừ sâu pyrethroid chỉ gây ảnh hưởng nhẹ.
Nồng độ HgCl dưới ngưỡng gây chết (0,3 mg/l) cũng làm giảm đáng kể hoạt tính của enzyme tiêu
hóa amylase và trypsine trên cá da trơn (Heteropneustes fossilis) sau 30 ngày tiếp xúc (Sastry and
Gupta, 1981).
Như vậy, hoạt tính của các enzymes alpha-amylase, trypsine và chymotrypsine ở ruột cá mè vinh
trong thí nghiệm này đều bị ức chế bởi thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos ở tất cả các nồng độ
thí nghiệm sau 6 giờ tiếp xúc, ngay cả ở nồng độ thấp 10% LC
50
- 96 h (0,086 ppm). Từ đó có thể
sử dụng mức độ ức chế của các loại enzymes này như một chất chỉ thị đánh giá sự hiện diện của
thuốc trừ sâu quinalphos trong môi trường nuôi thủy sản.
3.2 Ảnh hưởng của hoạt chất quinalphos lên một số chỉ tiêu tăng trưởng của cá mè vinh
(Barbonymus gonionotus)
a) Tỉ lệ sống
Sau 90 ngày thí nghiệm tỉ lệ sống ở nghiệm thức đối chứng (0 mg/L) và ở nồng độ chỉ dẫn
(0,188 mg/L) là 100%. Nồng độ 10% LC
50
(0,086 mg/L) với tỉ lệ sống là 98,5%, khác biệt không
có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và nồng độ chỉ dẫn (p>0,05). Trong khi đó, ở nghiệm thức
LC
10
96h (0,58 mg/L) và LC
50
96h (0,86 mg/L) thì tỉ lệ sống chỉ đạt 88,4% và 78,9%, giảm có ý
nghĩa so với đối chứng (p<0,05) (Hình 4).
Hình 4: Tỉ lệ sống của cá sau 90 ngày thí nghiệm
Ở lần cho thuốc thứ nhất cá chết tập trung ở thời điểm 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc thuốc đối

với hai nghiệm thức có nồng độ cao (LC
10
và LC
50
). Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 30 thì không có
cá chết do được thay 30% nước mỗi ngày nên nồng độ thuốc giảm dần. Trong lần cho thuốc thứ
2, sau 3 ngày cá vẫn còn chết, tuy nhiên số lượng cá chết ít hơn so với lần 1 và cũng tập trung ở
hai nghiệm thức LC
10
và LC
50
. Ở lần cho thuốc thứ 3 cá chết chỉ xuất hiện ở nghiệm thức có
nồng độ thuốc cao nhất LC
50
. Nghiệm thức đối chứng và liều chỉ dẫn không ghi nhận trường hợp
cá chết trong suốt thời gian thí nghiệm. Qua đó cho thấy cá mè vinh có khả năng thích nghi với
môi trường có thuốc trừ sâu qua nhiều lần tiếp xúc, đồng thời khi cá càng lớn thì khả năng chịu
đựng của cá với thuốc càng cao. Pathiratne (1999) và Murty et al. (1983) cũng có nhận định
tương tự, các tác giả cho rằng ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trên cá khác nhau theo kích cỡ, cá
càng lớn ngưỡng chịu đựng càng tăng. Trong thí nghiệm này vào thời điểm cho thuốc lần 2 và 3
kích cỡ cá lớn hơn nhiều so với lúc cho thuốc lần 1 nên khả năng cá bị ảnh hưởng bởi thuốc thấp
hơn, do đó tỷ lệ cá chết ở hai lần cho thuốc sau giảm hơn so với lần 1. Cá chết tập trung phần lớn
ở những con có kích thước nhỏ có thể do cá nhỏ có khả năng chịu đựng kém hơn cá lớn. Thí
nghiệm này nhận thấy rằng ảnh hưởng của thuốc làm cá giảm khả năng bắt mồi, sức khỏe kém,
kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hồng Phúc (2009) khi thực hiện trên cá chép
(Ciprius carpio) và Nguyễn Văn Bước (2010) trên cá rô phi (O. niloticus).
b) Tốc độ tăng trưởng của cá mè vinh
Kết quả bảng 1 cho thấy tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG) của cá mè vinh giảm dần khi nồng
độ hoạt chất quinalphos càng tăng ở cả 3 thời điểm thu mẫu 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Sau 90
ngày nuôi thì tốc độ tăng trưởng DWG của cá ở nghiệm thức đối chứng có DWG cao nhất (0,283

g/ngày). DWG Ở nghiệm thức LC
10
-96h và LC
50
-96h là thấp nhất (lần lượt là 0,153 g/ngày và
0,150 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05). DWG ở hai nghiệm
thức 10% LC
50
và nồng độ chỉ dẫn lần lượt là 0,231 g/ngày và 0,216 g/ngày cũng cho kết quả
thấp hơn đối chứng nhưng cao hơn có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG) của cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) ở
các nồng độ quinalphos khác nhau
Nghiệm thức
Tốc độ tăng trưởng theo ngày - DWG (g/ngày)
Ngày 30 Ngày 60 Ngày 90
ĐC (0 mg/L)
0,173±0,018
a
0,199±0,073
a
0,283±0,027
a
10% LC
50
(0,086 mg/L)
0,134±0,004
b
0,132±0,007
b
0,231±0,011

b
NĐCD (0,186 mg/L) 0,123±0,008
b
0,107±0,014
bc
0,216±0,010
b
LC
10
-96h (0,58 mg/L)
0,079±0,035
c
0,062±0,012
c
0,153±0,009
c
LC
50
-96h (0,86 mg/L)
0,069±0,013
c
0,086±0,008
bc
0,150±0,010
c
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái a, b, c thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Giá trị trình bày là: trung bình ± độ lệch chuẩn
Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hồng Phúc (2009) khi
nuôi cá chép (Cyprinus carpio) trong điều kiện tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoạt chất fenobucarb.
Đỗ Thị Thanh Hương (1997) cũng có nhận định tương tự về ảnh hưởng của Basudin 40ND lên

tăng trọng của cá chép, rô phi và mè vinh. Nguyễn Văn Bước (2010) nghiên cứu nuôi tăng
trưởng cá rô phi (Oreochromis niloticus) tiếp xúc với hoạt chất quinalphos ở các nồng độ 0,08
mg/L; 0,17 mg/L; 0,34 mg/l và 0,5 mg/L thì tốc độ tăng trưởng của cá sau 8 tuần cũng giảm theo
sự gia tăng nồng độ thuốc. Arunachalam et al. (1980) cho rằng khi cá sống trong môi trường bị
nhiễm chất độc thì giảm khả năng nhận biết thức ăn và khả năng sử dụng thức ăn. Ngoài ra,
Arunachalam and Palanichamy (1982) còn cho rằng cá khi sống trong điều kiện tiếp xúc với
nồng độ dưới ngưỡng gây chết của hóa chất, cá sẽ tăng cường bài tiết để đào thải chất độc ra
ngoài, năng lượng dành cho quá trình bài tiết nhiều hơn thay vì để tăng trọng. Điều này đã giải
thích sự giảm tăng trưởng của cá mè vinh khi tiếp xúc với nồng độ thuốc càng cao.
c) Hệ số thức ăn FCR
Kết quả thí nghiệm sau 90 ngày cho thấy FCR của cá tăng dần theo nồng độ thuốc, cao nhất ở
nghiệm thức LC
50
-96h (7,68), thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (2,44). FCR của cá ở 2 nghiệm
thức LC
10
-96h và LC
50
-96h cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05), còn FCR ở
nghiệm thức 10% LC
50
-96h và liều chỉ dẫn cũng cao hơn đối chứng nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 5).
Hình 5: Hệ số thức ăn (FCR) của cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) ở các nồng độ
quinalphos khác nhau
Kết quả tương tự trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của quinalphos lên tăng trưởng của cá rô
phi (O. niloticus) cho thấy cá ở nghiệm thức có thuốc tăng trưởng chậm hơn so với đối chứng
mặc dù tiêu tốn một lượng thức ăn khá lớn, dẫn đến hệ số FCR tăng theo nồng độ thuốc (p<0,05)
(Nguyễn Văn Bước, 2010). Yaji and Auta (2007) khi cho cá Clarias gariepinus tiếp xúc với hoạt
chất monocrotophos thuộc gốc lân hữu cơ ở các nồng độ dưới ngưỡng gây chết (2,51; 5,02 và

10,04 mg/L) thì FCR cũng tăng khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng ở hai nghiệm thức có nồng
độ thuốc cao nhất. Như vậy, khi cá sống trong điều kiện môi trường bất lợi, lượng thức ăn cá ăn
vào tạo ra năng lượng chủ yếu để cá chống lại với những bất lợi mà không dành cho tăng trưởng,
do đó dẫn đến tăng trưởng chậm và hệ số chuyển hóa thức ăn tăng cao.
Các kết quả về một số chỉ tiêu tăng trưởng trong thí nghiệm này phù hợp với kết quả phân tích
enzyme tiêu hóa ở mục 3.1. Ở các nghiệm thức có thuốc thì hoạt tính các enzymes tiêu hóa trong
ruột cá mè vinh đều bị ức chế so với nghiệm thức đối chứng, đồng thời tốc độ tăng trưởng của cá
các nghiệm thức này qua tất cả các thời điểm thu mẫu cũng thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm
thức đối chứng. Tóm lại, thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos có ảnh hưởng mạnh đến hoạt tính
của các enzyme tiêu hóa trong ruột cá, làm giảm tăng trưởng và gia tăng hệ số FCR của cá.
4. KẾT LUẬN
- Hoạt tính các loại enzymes tiêu hóa alpha-amylase, trypsine, chymotrypsine trong ruột cá mè
vinh bị ức chế mạnh sau 6 giờ tiếp xúc, hoạt tính các enzymes phục hồi hoàn toàn sau 3 ngày
tiếp xúc.
- Tăng trưởng tuyệt đối của cá mè vinh sau 90 ngày thí nghiệm thấp nhất ở nghiệm thức LC
50
(0,85 mg/L) và có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (P<0,05). Tốc độ tăng trưởng giảm
theo sự gia tăng nồng độ thuốc.
- Tỉ lệ sống đạt 100% ở nghiệm thức đối chứng và nồng độ chỉ dẫn, thấp nhất ở nghiệm thức LC
50
(78,8%).
- Hệ số chuyển hóa thức ăn FCR tăng theo sự gia tăng nồng độ thuốc, cao nhất ở nghiệm thức
LC
50
(7,68).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arunachalam S; K. Jeyalakshmi and S. Aboobucker (1980), Toxic and sublethal effects of
Carbaryl on a Freshwater catfish, Mystus Vittatus (Bloch), Environ. Contam. Tocxicol. 9, pp
307 – 314.
2. Arunachalam, S., and Palanichamy, S., 1982. Sublethal effects of carbaryl on surfacing

begaviour and food utilization in the air-breathing fish, Macropodus cupanus. Physiology
and Behavior 29, 23-27.
3. Bernfeld P, 1951. Enzymes of starch degradation and synthesis. Advan. Enzymol. 12: 379-
428.
4. Bradford. MM (1976) A rapid and sensitive method for the quantization of microgram
quantities of protein utilizing the principle of protein dye binding. Anal Biochem. 72:248–
254.
5. Đỗ Thị Thanh Hương (1997). Ảnh hưởng của Basudin 50EC lên sự thay đổi chỉ tiêu sinh lý
và huyết học của cá chép, cá rô phi, cá mè vinh. Luận án thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản,
trường Đại học Nha Trang.
6. Kotorman. M ; Laszlo.K, Nemcsok.J and Simon.L.M, 2000. Effects of CD
2+
, CU
2+
, PB
2+
and
ZN
2+
on activities of some digestive enzymes in carp (Cyprinus carpio L.). Volume 35, Issue
9, Pages 1517 – 1526.
7. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2005). Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ
Thuật, trang 263-306.
8. Murty A. S., A. V. Ramani, K. Christopher and B. R. Rajabhushanam, 1983. Toxicity of
Fenitrothion to the Fish Mystus cavasius and Labeo rotiha. Environmental Pollution (Series
A) 30, pp 225 – 232.
9. Nguyễn Trọng Hồng Phúc (2009). Ảnh hưởng của Fenobucarb lên các chỉ tiêu huyết học, hoạt
tính men cholinesterase (ChE) và tăng trưởng của cá Chép (Cyprius carpio). Luận văn thạc sĩ
– trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – TPHCM. 96 trang.
10. Nguyễn Văn Bước, 2010. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên một số

chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng của cá rô phi (Oreochromis niloticus). Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ – Trường Đại học Cần Thơ.
11. Pathiratne A.,1999. Toxicity of Fenthion in Lebaycid to Tilapia, Oreochromis mossambicus
(Peters): Effect on survival, growth and brain Acetylcholinesterase activity, Foundation Sri
Lanka 27(2): pp 79 – 91.
12. Sastry. K.V. and Gupta.P.K., 1981. Invivo effect of mercuric chloride on some digestive
enzymes of a fresh water teleost fish, Channa punctatus. Ecotoxicology and Environmental
Safety. Volume 5, Issue 4, December 1981, Pages 389-400.
13. Simon.L.M, Laszlo.K, Kotorman. M, Vertesi.A, Bagi.K and Nemcsok.J, 1999. Effects of
synthetic pyrethroids and methidation on activities of some digestive enzymes in carp
(Cyprinus carpio L.). Volume 34, Issue 5. Pages 819 – 828.
14. Tseng HC , Grendell JH, Rothman SS, 1982. Food, duodenal extracts, and enzyme secretion by
the pancreas. Am J Physiol. 243: G304-12.
15. Worthington T.M. (1982) Enzymes and Related Biochemicals. Biochemical Products
Division,Worthington Diagnostic System, Freehold, NJ, USA.
16. Yaji A. J. and J. Auta, 2007. Sub-lethal Effect of monocrotophos on Growth and food
Utilization of the African Catfish Clarias gariepinus (Teugels). Journal of Fisheries
International 2 (2): p 127 – 127.
ABSTRACT
The effect of pesticide Kinalux 25EC (active ingredient quinaphos) on the growth and digestive enzymes activities of
common silver bard was studied in order to minimize the effects of chemicals on cultured fish, especially in rice –
fish culture model. The experiment was designed with 4 treatments applying the kinalux 25EC at different doses
including control (0 mg/L), 10%LC
50
96 hrs (0.086 mg/L), recommended dose from producer (0.188 mg/L), LC
10
96hrs (0.58 mg/L) and LC
50
96 hrs (0.86 mg/L); each treatment was triplicated. The experiment was implemented
within 90 days and three times administration of quinalphos were carried out at the 1

st
, 31
st
and 61
st
day.
The anterior intestine and post intestine were sampled for determining the activity of amylase, trypsine and
chymotrypsine at day 0 (before chemical aplication), 6 hours, 3 days and 30 days after the first aplication and 30
days after the second application. The anterior intestine was use to analyse the activity of amylase and the post
intestine was used for determining chymotrypsine and trypsine activity. Five fish per tank were collected in each
sampling time and stored at -80
0
C until analysis. Fish was weighed every month to determine the growth rate. Feed
and number of death fish were recorded during experimental period to calculate the FCR and survival rate.
The activity of amylase, trypsine and chymotrypsine were all inhibited by pesticide kinalux. The activity of enzymes
decreased with the increased kinalux concentration at 6 hours (p<0.05). The activity of enzymes were recovered
after three days exposure to kinalux. The survival rates were 88.4% and 78.9% at the concentration of LC
10
96h
(0.58 mg/L) and LC
50
96h (0.86 mg/L), respectively, and they were significantly lower than control treatment
(p<0.05). After 90 days, the lowest daily weight gain (DWG) was found in the treatment of LC
10
and LC
50
(0.153g/day and 0.15g/day, respectively) and they were significantly lower than the control treatment (p<0.05).
Food conversion ratio (FCR) increased with the increase of chemical concentration, and highest FCR was found at
LC
50

96h treatment (7.68) and the lowest one at control treatment (2.44). Kinalux application caused the negative
effect on the fish growth rate as well as the enzyme activities in fish digestive system.
Keywords: silver bard, Barbonymus gonionotus, digestive enzyme, quinalphos

×