Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NGUỒN lợi cá CHÌNH ANGUILLA MARMORATA ở các cửa SÔNG QUẢNG BÌNH và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.46 KB, 11 trang )

NGUỒN LỢI CÁ CHÌNH ANGUILLA MARMORATA Ở CÁC CỬA SÔNG QUẢNG
BÌNH VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT BẢO VỆ
Kiều Thị Huyền
*1
, Hà Thị Huệ
1
, Nguyễn Quang Linh
1
TÓM TẮT
Nguồn lợi cá chình lá liễu di chuyển từ đại dương vào đất liền qua các cửa sông của các tỉnh miền Trung. Tại
Quảng Bình, nguồn lợi này thường trôi theo các dòng hải lưu và vào các cửa sông khi có thay đổi nước mặn và ngọt
sau mùa mưa lũ và sau các ngày tối trời, ngoài 20 hàng tháng ÂL ở sông Nhật Lệ, sông Gianh. Kết quả và điều tra
ở các cửa sông ở Quảng Bình cho thấy rằng chình lá liễu di cư từ lúc 2:00 đến 5:00 sáng vào các ngày từ 23th đến
30 các tháng 9, 10 ÂL. là chủ yếu. Từ tháng Giêng đến tháng 4 năm tới, có nhiều loại cá chình có kích thước khác
nhau và lớn hơn và chúng thường xuất hiện vào ban đêm từ 11.00 đêm đến 2.00 sáng, sau 20 hàng tháng (theo Âm
lịch). Có nhiều kích cỡ khác nhau của cá chình và di cư ở nhiệt độ thích hợp từ 22 đến 25oC. Các nghiên cứu có thể
áp dụng một số giải pháp kỹ thuật để bảo tồn và duy trì nguồn lợi thuỷ sản, ngư cụ được lựa chọn phù hợp và dễ thu
vớt là các loại vợt; xác định địa điểm và thời gian di cư để thu vớt và giảm tỷ lệ chết do vùi dập hay bị các địch hại.
Từ đó, việc lựa chọn thức ăn tươi sống cho cá chình ở giai đoạn lá liễu để ương nuôi có hiệu quả và đề xuất chế độ
ăn thích hợp để tăng tỷ lệ sống lên 67%. Giun chỉ (Tubifex) được coi là thức ăn tươi sống thích hợp cho cá chình lá
liễu, đồng thời nhóm nghiên cứu tìm thấy những sản phẩm sinh học để phòng trừ ký sinh trùng , vi khuẩn gây hại
cho cá trong thời gian ương và giảm thiểu rủi ro mất các nguồn lợi có giá trị.
Từ khóa: Cá chình, lá liễu, mùa vụ xuất hiện, nguồn lợi cá chình giống, ngư cụ khai thác.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn lợi cá chình (Anguilla marmorata) được trôi từ biển vào các cửa sông ở miền Trung được
xác định từ lâu, nguồn lợi này trôi vào các cửa sông và theo các dòng sông cư trú rải rác khắp nơi
từ hạ lưu đến thượng lưu, cung cấp nguồn giống cho phát triển nuôi cá chình ở nhiều nơi. Quảng
Bình là tỉnh có nguồn lợi cá chình nổi tiếng và nhiều cá chình trú ẩn trong các hang động, các
lưu vực sông như các con sông Roòn, Gianh, Dinh, Lý Hòa, Nhật Lệ. Ngư dân thu gom và không
có kinh nghiệm ương nuôi dẫn đến thất thoát hay cá chình lá liễu trôi tự do bị chặn ở các đập và
gặp các điều kiện không thích hợp chết hay bị địch hại, từ đó nguồn lợi này bị suy giảm nghiêm


trọng, các nghiên cứu của Nguyễn Quang Linh và ctv., 2010 cho biết các giải pháp thu vớt và
ương nuôi cá chình lá liễu đã khuyến cáo ở Quảng Bình. Tuy vậy, các nghiên cứu trước đây cũng
chỉ dừng lại ở việc công bố thành phần loài, đặc điểm phân loại của chúng. Năm 1974, Orsi đã
xác định được 4 loài ở vùng biển Việt Nam: A. marmorata, A.japonica, A.bicolor pacifica. Một
số nhà nghiên cứu ngư loại khác như Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực đã xác định ở nước ta
hiện nay có 4 loài cá chình trong giống Anguilla, đó là: A. marmorata, A. japonica, A. bicolor
pacifica, A. bornessnsis. Theo Nguyễn Hữu Phụng (2001), giống Anguilla có 18 loài trong đó ở
Việt Nam có 5 loài đó là: A. nebulosa (McClelland,1844), A. japonica (Temminck và Schlegel,
1
*
Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế
; 054.3536566.
1
1
1984), A. Marmorata (Quoy và Gaimard,1824), A. celebensis (Kaup, 1856), A.bicolor pacifica
(Schmidt, 1928). Trong số 5 loài phân bố ở Việt Nam thì chỉ có 2 loài là: A. japonica (cá chình
Nhật Bản) và A. marmorata (cá chình bông). Trong hai loài đó chình bông được nuôi phổ biến
hơn cả do có kích thước lớn nhất, thích ứng rộng và nó mang lại giá trị kinh tế cao và được coi là
loài cá nuôi rất có triển vọng trong tương lai. Việc đánh giá “Nguồn lợi cá chình hoa ở các cửa
sông Quảng Bình và đề xuất các giải pháp bảo vệ” là cần thiết và cấp bách nhằm duy trì nguồn
lợi cá chình giống cũng như phục vụ cho nhu cầu nuôi của người dân địa phương.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, khách thể, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu nguồn lợi xuất hiện theo mùa vụ ở các cửa sông: Nhật Lệ, Gianh, Roòn, Dinh và Lý
Hòa.
- Tìm hiểu tần suất, địa điểm và thời gian xuất hiện trên các cửa sông và đánh giá nguồn lợi quý
hiếm này.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật bảo vệ nguồn lợi cá chính có hiệu quả, kết hợp với đánh giá
khả năng khai thác của các cộng đồng cư ven sông, suối ở tỉnh Quảng Bình.

3.1.2. Thời gian và địa điểm thực hiện
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 5 năm 2010, tại 5 cửa sông tỉnh Quảng
Bình và các vùng liên quan đến sự xuất hiện cá chình. Trên cơ sở khảo sát thực tế để lựa chọn
vùng và địa điểm thu vớt cá chình giống.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Điều tra đánh giá sự xuất hiện cá chình giống ở các cửa sông: Nhật Lệ, Gianh và Lý Hòa
Theo mùa vụ, thời gian và địa điểm bằng bảng hỏi và quan sát trực tiếp. Mỗi cửa sông chọn 15
hộ điều tra khả năng khai thác, ngư cụ sử dụng, phương thức và hình thức thu vớt cá chình.
Nghiên cứu cũng xem xét tình hình của từng vùng dân cư, các nhóm nghề, hoạt động sinh kế của
họ. Đồng thời nghiên cứu hệ sinh thái các vùng, tiểu vùng để lựa chọn các điểm điều tra và quan
sát theo dõi sự biến động của các yếu tố trong hệ thống sinh thái cửa sông. Sau đó, tiến hành đi
khảo sát thực tế ở các thủy vực ở thượng nguồn của sông Gianh, sông Dinh và sông Nhật Lệ để
hiểu rõ hơn về sự xuất hiện của nguồn lợi cá chình có thể thu vớt.
3.2.2. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ nguồn lợi cá chình lá liễu
3.2.2.1. Đề xuất các giải pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi
- Xác định thời gian, thời điểm và mùa vụ khai thác
- Xác định các loại ngư cụ khai thác, phương thức khai thác
3.2.2.2. Đề xuất quy trình ương nuôi cá chình lá liều để bảo vệ và cung cấp giống cho nuôi trồng
thủy sản
Bố trí thí nghiệm với các phương thức nuôi và các loại thức ăn khác nhau nhằm xác định hình
thức nuôi và loại thức ăn phù hợp. Từ đó, xây dựng một quy trình ương nuôi cá chình lá liễu
nhằm bảo vệ nguồn lợi đồng thời cung cấp nguồn giống cho hoạt động nuôi thương phẩm và tạo
thêm sinh kế cho người dân địa phương.
3.3. Xử lý số liệu
Phân tích số liệu trên cơ sở các tham số thống kê sinh học và sử dụng ONEWAY ANOVA trong
phần mền SPSS 16.0, với mức ý nghĩa P < 0,05 để đánh giá các mối quan hệ hay ảnh hưởng của
các yếu tố, ngư cụ, đặc điểm ngư dân, mùa vụ, thời gian và địa điểm khai thác đến tấn số xuất
hiện cá chình.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên của các dòng sông ở Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa
sông lớn (Nhật Lệ và Gianh), có cảng và độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo
che chắn. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc thu gom và
khai thác các nguồn lợi thủy sản. Các sông ở Quảng Bình có lưu lượng nước lớn như
sông Gianh, sông Nhật Lệ - Kiến Giang. Đây cũng là những con sông có nhiều nguồn lợi
thủy sản, đặc biệt một số loài quý, hiếm tạo nên một sinh cảnh hữu tình, đẹp. Theo đánh
giá (Bộ Thủy sản, 2001), ngư trường khai thác thủy sản ở Quảng Bình có trữ lượng
khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm
như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô ở biển. Cá chình, cá lăng, cá leo, cá
mát, cá xanh ở sông và thủy vưc nước ngọt, có giá trị thực phẩm và kinh tế lớn. Mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng
nuôi trồng thuỷ sản và khai thác lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước
từ cửa sông vào sâu khoảng 10 – 15 km giao động từ 8 – 30 %o và độ pH từ 6,5 - 8 rất
thuận lợi cho NTTS.
Bảng 1. Đặc điểm địa lý của các dòng sông ở Quảng Bình
Tên sông Tổng số
sông
các loại
Phụ lưu các cấp
Chiều dài
(km)
Chiều
rộng (km)
Diện tích
lưu vực
(km
2
)
I II III
1. Sông Roòn 4 3 - - 30 17,2 261

2. Sông Gianh 34 13 15 6 158 38,6 4.680
3. Sông Lý Hoà 24 3 - - 22 10,7 177
4. Sông Dinh 1 - - - 37 8,5 212
5. Sông Nhật Lệ 24 11 9 3 96 45,0 2.647
Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước nuôi trồng và khai thác
thủy sản. Hầu hết các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi Trường Sơn đổ ra Biển Đông. Sông
ngòi ở Quảng Bình là chiều dài ngắn, nhiều phụ lưu hợp thành. Lưu lượng nước thay đổi
rất lớn qua các mùa, vào mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 11, độ dốc trung bình 19,2% với
lưu lượng 252 m
3
/s, nước sông chảy xiết với tốc độ lớn sông Gianh từ Quảng Hòa đến
Quảng Văn. Việc khai thác thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn, không thu vớt được cá
chình.
4.2. Kết quả khảo sát nguồn lợi và khai thác cá chình lá liễu ở các cửa sông tỉnh Quảng
Bình
4.2.1. Nguồn lợi cá chình ở 5 cửa sông
Tại Cửa sông Gianh, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người dân khai thác được cá chình thấp, vùng
này có nhiều phương tiện giao thông đường thủy lưu thông dòng sông không ổn định và cá chình
ít xuất hiện. Thôn Giáp Tam nay là thôn Đông Đức xã Quảng Minh ngư dân cho biết có bắt được
cá chình giống bằng nghề lưới đáy và đổ nò nhưng chỉ khi có lũ ở thượng nguồn về. Sông Dinh
là nơi sinh sống của rất nhiều loại cá: cá chép, cá chình, cá thát lát, cá giếc, cá lóc Nhưng khi
khảo sát ở đập Đá Mài, nhiều người dân cho rằng ở đây chỉ có cá chình sống lâu năm, chứ không
có cá chình giống cỡ nhỏ. Người dân chỉ sử dụng 2 loại ngư cụ là rập và bủa lưới. Theo các hộ
dân khai thác ven sông cho biết hầu như chưa ai bắt được cá chình tại cửa sông này. Khu vực
sông Ròn do cửa sông hẹp có dòng chảy ít thay đổi và mật độ neo đậu tàu, thuyền khá lớn nên
người dân chỉ sử dụng rớ và rập để khai thác cá. Chưa thấy có hộ dân khai thác nào ở cửa sông
Ròon khai thác được cá chình giống. Nhóm nghiên cứu cũng lên vùng thượng nguồn ở đập tròn
nhưng người dân đều khẳng định từ khi ngăn đập đến nay, sông này không có nguồn giống cá
chình nữa.
Sông Lý Hòa là cửa sông có địa hình cao hơn so với mặt nước biển nên thời gian dòng nước

chảy ra biển chiếm phần lớn và độ sâu tương đối thấp. Người dân ở đây thường sử dụng rớ, lưới
đáy và rập để đánh bắt cá. Theo lời kể của những người khai thác lâu năm ở đây cũng xuất hiện
cá chình nhưng số lượng ít.
Sông Nhật Lệ có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua
huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán.
Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát ở sông Kiến Gianh, địa bàn nghiên cứu tập
trung ở 2 xã Duy Ninh và Gia Ninh, quanh đập Mỹ Trung, là nơi giao thoa giữa 2 dòng nước
ngọt và mặn, xác định có cá chình giống xuất hiện tại khu vực này.
4.2.2. Mùa vụ xuất hiện nguồn lợi cá chình giống
Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự xuất hiện nguồn lợi cá chình giống ở các cửa
sông, bảng 2 cho thấy tần suất xuất hiện cá chình giống chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ tháng
9 đến tháng 01 năm sau, loại cá chình có kích cỡ lớn hơn 100 g. Cá chình nhỏ xuất hiện chủ yếu
giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4. Các tháng còn lại cá chình giống cỡ to từ 50 gam trở lên vẫn
xuất hiện lẻ tẻ, không xuất hiện di cư theo kiểu đàn như dịp vào tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên,
cá chình giống loại lá liễu xuất hiện khác nhau ở các địa hình khác nhau. Các nghiên cứu cá
chình xuất hiện ở Phú Yên, cửa sông Ba lại chậm hơn và thường từ tháng 01 đến tháng 4, tác giả
Hoàng Đức Đạt, 2006; Chu Văn Công, 2007; Nguyễn Thị Loan, 2009.
Bảng 2. Thời gian và mùa vụ xuất hiện cá chình giống
Các thời gian, mùa vụ thu
Tần số Tỷ lệ %
Kích cỡ/con
< 2 g > 2 g
Mùa vụ chính: tháng 9 – tháng 01 và
trong năm có cá chình
56 50,00
10,25 87,27
Tháng 02 đến tháng 4 có ít 31 27,68 62 27,6
Tháng 5 đến tháng 9, rất hiếm 25 22,32 0 2,2
Tổng số 112 100,0 100,00 100,0
Số lần và tỷ lệ có cá chình 112/305 36,72

Việc xác định mùa vụ là rất quan trọng để khai thác hiệu quả cá chình giống, cũng qua bảng 2
thấy rằng số lần xuất hiện cá chình giống có kích cỡ nhỏ < 50 g xuất hiện nhiều sau Tết âm lịch,
đặc biệt khi nhiệt độ nước > 22
o
C và có thay đổi hải lưu và trao đổi nước từ biển vào. Thông qua
điều tra, đa số người dân làm nghề khai thác thủy sản có kinh nghiệm tại các cửa sông, cá chình
xuất hiện nhiều về mùa mưa lũ và khi có nước ở thượng nguồn các con sông đổ về. Thời gian đó
kéo dài từ tháng 8
AL
đến tháng 12
AL
hàng năm. Cá chình thu được là cá chình hoa, chình mun.
Sau khi thu gom được, cá chình hoa sẽ được tiêu thụ ngay, cá chình mun thường khó bán hơn.
Vào những tháng khác trong năm thỉnh thoảng đánh bắt được một vài con cá chình kích cỡ lớn
từ 100 – 400 gam/con. Người dân làm nghề khai thác chưa đánh bắt được cá chình giống trôi từ
biển vào, một số ngư dân có kinh nghiệm khai thác lâu năm cho rằng có thể cá chình giống trôi
từ biển vào trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 do kích thước cá nhỏ nên họ không
phân biệt và có thể lọt ra khỏi lưới.
4.2.3. Ảnh hưởng của ngư cụ đến khai thác và thu vớt nguồn lợi cá chình giống
Kết quả điều tra và xử lý số liệu cho thấy các loại ngư cụ mà người dân thường sử dụng các loại
ngư cụ khác nhau, hầu hết các nhóm ngư cụ như rập, lờ, Rớ Bà, lưới giàn hay kéo vét… để khai
thác cá chình. Thế nhưng, năng suất khai thác rất thấp, người dân cho rằng khả năng sử dụng ngư
cụ để khai thác phụ thuộc vào năng lực của người ngư dân. Tỷ lệ sử dụng lờ, đáy cao nhất
(42,7%), đặc biệt lừ Trung Quốc bởi vì loại ngư cụ này có thể thu gom được tất cả các kích cỡ
cá, dặc biệt là đáy. Bảng 3 thể hiện các loại ngư cụ tham gia khai thác trên các cửa sông Nhật Lệ,
sông Gianh, sông Dinh Trong các lần thu vớt với tỷ lệ 24,6% số lần có cá chình, trong đó loại
ngư cụ đáy và vợt có khả năng thu vớt hiệu quả hơn các ngư cụ khác, với các kích cỡ 2 g/con bắt
gặp nhiều hơn cả, chiếm 34,66 % trong các số lần thu vớt được. Điều này cho thấy với mức khai
thác bình thường ở các cửa sông, các ngư dân có thể thu vớt cá chình giống loại có khối lượng từ
2 gam trở lên. Số lần mà người dân khai thác được cá chình khá cao, tỷ lệ số lần bắt gặp các loại

cá chình 24,66. Tuy nhiên kích cỡ rất khác nhau, và số lượng chình kích cỡ nhỏ dưới 2 gam có
thể bị bỏ rơi qua nghiên cứu của nhóm ở các hộ sử dụng các loại đáy và đặc tính dư cư của nhóm
cá chình có kích cỡ nhỏ < 2 g/con.
Bảng 3. Mối tương quan giữa các loại ngư cụ và kích cỡ cá chình thu gom
Số lần bắt gặp
Kích cỡ
0,15 –
2 g
2 – 5
g 6- 10 g
11 -
50g
Trên
50g
Lần không
xuất hiện
Lần có xuất
hiện
Các loại
ngư cụ
Rớ giàn, Rập
2 5 1 2 4 47 14 (22,95%)
Đáy, lừ
Quốc, trũ, vợt
các loại
25 22 9 8 10 56 74 (56,92%)
Kèo vẹt 3 4 1 2 3 44 13 (22,81%)
Lưới bén, chài 1 1 1 1 8 4 (33,33%)
Bủa, giàn câu 3 2 2 30 7 (18,92%)
Khác

8 0
Tổng số có xuất hiện và
không xuất hiện
30 32 15 15 20 193
112
(36,72%)
Đa số ngư dân trong quá trình khai thác họ không chú ý đến loại cá có kích cỡ nhỏ dưới 10 g, mà đây
lại là nguồn lợi cá chình rất quan trọng. Điều này cũng cho thấy ngư cụ khai thác loại cá giống cần phải
được quan tâm, xác định để khuyến cáo cho họ cách thu gom và lưu giữ. Người dân khi khai thác cá
chình giống nên sử dụng các loại ngư cụ có tính an toàn với cá chình giống nhưng vẫn mang lại hiệu
quả cao. Cần hạn chế việc sử dụng các ngư cụ khai thác có tình hủy diệt như lừ Trung Quốc vì khi sử
dụng loại ngư cụ này cá thường bị chết dẫn đến sự lãng phí nguồn lợi.
4.2.4. Kết quả khai thác thu vớt cá chình giống của các ngư cụ chọn lọc
Xem xét các vùng khai thác cho thấy cá chình giống xuất hiện rất nhiều nơi, cả vùng thượng
nguồn, vùng tập trung nhiều cả chình có kích cỡ lớn và nhỏ đều nằm ở hạ lưu và cửa sông. Số
lượng cá chình khai thác và thu vớt rất khác nhau khi xác định các ngư cụ khác nhauđã lựa chọn
trong quá trình nghiên cứu, số lần xuất hiện cá chình ở các loại ngư cụ có tính chủ quan của người
khác thác mà đặc biệt là thời điểm khai thác. Trong các ngư cụ được sử dụng để khai thác cá chình
giống >50g, vợt là loại thu vớt là có hiệu quả nhất và rất thuận lợi, ngư dân không có kinh nghiệm
nếu được hướng dẫn là người dân có thể thu vớt được. Số cá chình nhỏ thu vớt nhiều ở sông Kiến
Giang ở phía dưới đập vào các thời điểm từ 22 – 21 h đêm và 3 – 5 h sáng. Xem xét ngư cụ và sự
chọn lọc trong việc thu gom, hiệu quả qua sử dụng các ngư cụ vẫn cho thấy các loại ngư trũ, lưới
mịn, lừ và vợt các loại vẫn khai thác có hiệu quả giống cá chình nhất, đặc biệt đối với cá chình có
khối lượng nhỏ dưới 50 gam. Trường hợp cá chình lớn khai thác bằng lừ và đáy là có hiệu quả hơn
cả. Qua xem xét về nguồn lợi cá chình và trữ lượng cá có thể cho ước tính sơ bộ theo các lần khai
thác và đánh giá 112 lần thu gom có hiệu quả.
Bảng 4. Kết quả khai thác thu vớt cá chình giống của các ngư cụ chọn lọc
Kết quả và năng
suất (số lần có cá)
Sông Gianh Sông Nhật Lệ- Kiến Giang

Tả Hữu Giữa Sát đập Tả Hữu Giữa Sát
chân
đập
Kích cỡ cá chình L N L N L N L N L N L N L N L N
Lưới đáy mịn,
Trũ, Bỏng, vợt
các loại, lừ
5 2 10 2 - - 11 4 7 3 4 1 3 - 12 10
Lưới đáy, chài,
giàn, rập
1 - 2 - 1 - 4 - 4 - 3 - - - 3 -
Câu, giàn, rớ 1 1 2 2 1
Các loại khác
Ghi chú: Cá cỡ lớn là cá có khối lượng lớn hơn 50 gam, cá cỡ nhở là cá có khối lượng nhỏ hơn
50 gam.
Như vậy, qua 112 lần khai thác cá chình có hiệu quả, chúng tôi xem xét về trữ lượng cá chình ở
2 dòng sông Kiến Giang và sông Gianh. Sản lượng cá chình cỡ nhở chủ yếu tập trung nhiều ở
sông Kiến Giang, mà địa điểm chủ yếu là 2 bên đập Mỹ Trung, nơi có dòng nước mặn và ngọt
thay đổi và giao thoa lẫn nhau, vào các tháng từ 9 đến tháng 1 năm sau, khi nước thủy triều ở
biển dâng lên và nước ngọt từ trên đổ về, cá chình xuất hiện và thông thường vào các ngày sau
lụt 1 -3 ngày. Cá chình cỡ lớn có tới 26 lần khai thác được trên số 44 lần (khai thác được ở sông
Kiến Giang, tuy nhiên số lượng ít và hạn chế. Trong khi ở sông Gianh số lần khai thác được là 34
lần, trong đó số lần bắt cá chình nhỏ thấp hơn, chỉ 8/34 lần chiếm 24,00%, số lần bắt cá chình
lớn 26/34 lần chiếm 76%, cao gấp 3 lần. Điều này chứng tỏ khai thác cá chình ở sống Gianh chủ
yếu cá chình cỡ lớn hơn 50 gam và tập Trung ở Quảng Văn, Quảng Phú là chính.
4.3. Các giải pháp ương nuôi cá chình lá liễu
Thông qua kết quả bố trí thí nghiêm chúng tôi đề xuất quy trình ương nuôi giống cá chình
lá liễu. Áp dụng phương pháp lựa chọn thức ăn tươi sống phù hợp với đặc điểm sinh học của cá
chình ở giai đoạn đầu. Quy trình ương áp dụng theo quy trình 6 bước trong đề tài NCKH cấp tỉnh
Quảng Bình do PGS.TS. Nguyễn Quang Linh chủ trì và xuất bản trong số tháng 12/2010,

Nguyễn Quang Linh và CTV., 2010.
4.3.1. Lựa chọn hình thức ương
Chúng ta có thể chọn hình thức ương trong bể xi măng, bể composite hay trong giai lưới
có mắt lưới nhỏ đặt trong ao. Kết quả cho thấy với 3 hình thức ương cho thấy bể composite với
kích cỡ 1,5 m
3
là thích hợp, kết quả trong thời gian 60 ngày ương được thể hiện ở bảng 5, cá
chình ương ở bể composite có tỷ lệ sống cao hơn ở trong bể xi măng và giai trong ao đất
(67,25%) so với 44,20 và 47,99% tương ứng. Trong khí tăng trưởng cá chình ở trong giai ở ao
đất cao nhất (5,45 g/con) so với cá chình ương trong bể xi măng (3,55) và composite (4,05)
tương ứng.
4.3.2. Lựa chọn loại thức ăn thích hợp
Thức ăn được đưa vào thí nghiệm bao gồm giun quế, giun chỉ và thức ăn công nghiệp No, kết
quả cho thấy ở bảng 5 với tác dụng khác nhau của 3 loại thức ăn trong thời gian 60 ngày ương.
Tuy nhiên, cần có 15 ngày nuôi thích ứng với thức ăn mới, sau đó cho ăn 3 loại thức ăn và kết
quả cho thấy cá chình rất ưa chuộng giun chỉ (Tubifex) hơn so với giun quế bằm nhỏ và thức ăn
công nghiệp. Cá ăn thức ăn giun chỉ hoàn thành lượng thức ăn sớm nhất, đến thức ăn công
nghiệp và cuối cùng là giun quế. Cá cũng cho tốc độ sinh trưởng nhanh hơn ở các lô ăn giun chỉ
với tốc độ sau 60 ngày, cá tăng lên 5,40 g/con trong khi thức ăn giun quế là 4,74/con và công
nghiệp là 3,80 g/con, (Tsukamoto K., and T. Arai, 2001; Vollestad, L. A., and B. Jonsson, 1988).
Kết quả cho sinh trưởng như trên đều cao hơn các nghiên cứu của Chu Văn Công 2008 và Phạm
Thị Thương, 2007.
4.3.3. Phòng trừ dịch bệnh
Với hiệu quả sử dụng các chất kháng khuẩn như nước muối 7% , Bokashi trầu 100ppm
và Xanh-mê-ty-len, với nồng độ 50ppm trong vòng 15 phút trước khi đưa vào ương và trong thời
gian ương 60 ngày cá định kỳ tắm 3 chất sát khuẩn trên, kết quả cho thấy Bokashi trầu đã hạn
chế được các bệnh về ký sinh trùng khi kiểm tra trên các vi trường hiển vi sau khi nuôi cấy các
chất nhớt lấy từ cá đang hoạt động và một số cá chết với các vi khuẩn Aeromonas sp.,
Pseudomonas anguilliseptica, và một số nấm thủy mi Saprolegnia và Achlya. Đây là kết quả mới
và có khả năng ứng dụng cao, (Glova, G. J., 2000; 2002).

Bảng 5. Kết quả ương nuôi cá chình lá liễu trong thời gian 60 ngày
Yếu tố thí nghiệm Bể xi măng Bể composite Giai ương trong ao đất
TL ban đầu (g/con) 0,15 ± 0,05 0,16 ± 0,07 0,14 ± 0,07
TL kết thúc (g/con) 3,85 ± 0,61 4,84 ± 0,57 5,58 ± 0,52
Tỷ lệ sống % 44,20 ± 5,21 67,25 ± 3,21 47,99 ± 4,25
Yếu tố thí nghiệm Giun chỉ Giun quế Thức ăn CN
TL ban đầu (g/con) 0,15 ± 0,05 0,15 ± 0,07 0,15 ± 0,07
TL kết thúc (g/con) 5,55 ± 0,31 4,89 ± 0,47 3,95 ± 0,52
Tỷ lệ sống % 65,12 ± 4,21 47,65 ± 5,21 45,35 ± 5,25
Yếu tố thí nghiệm Nước muối 5% Bokashi trầu
500ppm
Xanh-mê-ty-len
154ppm
TL ban đầu (g/con) 0,14 ± 0,05 0,14 ± 0,07 0,15 ± 0,07
TL kết thúc (g/con) 4,55 ± 0,31 4,89 ± 0,47 4,65 ± 0,52
Tỷ lệ sống % 49,12 ± 4,21 56,65 ± 5,21 45,35 ± 5,25
Trùng/vi trường 7,8 ± 1,6 1,2 ± 0,8 2,8 ± 2,3
5. KẾT LUẬN
- Nguồn lợi cá chình ở Quảng Bình lớn và chúng có thể xuất hiện với tần 36,72%. Mùa vụ xuất
hiện cá chình giống ở các cửa sông Gianh, Nhật Lệ và sông Dinh vào mùa mưa theo 2 đợt khác
nhau. Từ tháng 9 đến tháng 11 và 12 đến tháng 1 năm sau.
- Thời gian xuất hiện khi tối trời vào các đêm từ ngày 20 – 30 hàng tháng (Âm Lịch), xuất hiện
vào lúc 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng, tại các vùng có nước trao đổi giữa nước biển và nước ngọt đổ
về, độ mặn vào khoảng 15 -18 ‰. Địa điểm thu vớt ở các chân đập và cánh tả cửa sông, cách 15
m từ bờ ra giữa dòng sông.
- Có nhiều loại ngư cụ khai thác được cá chình cỡ lớn từ 2 gram trở lên là lừ, đáy, ngư loại khai
thác cá chình giống có hiệu quả cỡ nhỏ hơn 2 gram là vợt lớn, vợt nhỏ và lưới trũ, lưới đáy mịn.
- Cá chình cỡ nhỏ có thể ương nuôi thành công với các nguồn thức ăn tươi sống như moina, giun
chỉ và giun quế, thức ăn giun chỉ co kết quả tốt nhất. Các loại thức ăn như giun quế, hỗn hợp và
tự chế dùng để ương cá chình giống cỡ lớn > 2 gram ở trong ao đất có tốc độ tăng trọng tốt, giun

quế được cá chình ưa chuộng hơn so với thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi
sống tự chế.
- Cá chình lá liễu ương trong bể composite là thích hợp nhất và cho tỷ lệ sống cao nhất, thức ăn
thích hợp nhất cho chúng là giun chỉ vừa cho sinh trưởng tốt và có tỷ lệ sống cao. Trong thời
gian ương ta tắm định kỳ 2 tuần/lần bằng dung dịch Bokashi trầu sẽ nâng cao tỷ lệ sống hạn chế
bệnh cho cá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đức Đạt và Võ Văn Phú, 1995. Một số loài thủy sinh ở miền Trung Việt Nam. Tạp chí
sinh học, Vol.5. 1995. pp. 215 – 222.
2. Phạm Bình Quyền, 2001. Kết quả điều tra đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Phong Nha-
Kẻ Bàng, Quảng Bình. Tuyển tập Hội thảo đa dạng sinh học 2001 tại Sapa – Lào Cai.
2. Mai Đình Yên, 1991. Nguồn lợi cá tự nhiên ở các vực nước ngọt và vấn đề quản lý chúng
trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuỷ sản (1986-1990).
Tạp chí Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản: 51-55.
3. Đỗ Văn Khương và Nguyễn Bá Thông, 2006. Đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng
biển Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tháng 9 năm 2006. Hải
Phòng – Việt Nam. Pp. 21 – 32.
4. Nguyễn Hữu Dực, 1995. Dẫn liệu khu hệ cá Nam Trung Bộ. Luận án PTS Sinh học. Đại học
Sư phạm I Hà Nội.
1. Chisnall, B. L. 1996. Habitat associations of juvenile shortfinned eels (Anguilla australis) in
shallow Lake Waahi. New Zealand(1996). New Zealand Journal of Marine and
Freshwater Research, 30 (2), pp. 233-237. Cited 11 times.
2. Glova, G. J., 1999. Cover preference tests of juvenile shortfinned eels (Anguilla australis) and
longfinned eels (A. dieffenbachii) in replicate channels (1999). New Zealand Journal of
Marine and Freshwater Research, 33 (2), pp. 193-204.
3. Glova, G. J., 2002. Density effects on juvenile shortfinned eel (Anguilla australis) cover
preferences in replicate channels. New Zealand Journal of Marine and Freshwater
Research. Volume 36, Issue 3, September 2002. Pages 483-490.
4. Glova, G. J., Jellyman, D. J., 2000. Size-related differences in diel activity of two species of
juvenile eel (Anguilla) in a laboratory stream. Ecology of Freshwater Fish, 9 (4). Pp,

210-218.
5. Mead, R., R. N. Curnow & A. M. Hasted, 1996. Statistical Methods in Agriculture and
Experimental Biology, 1996. Chapman & Hall publisher UK. ISSN 572516.
6. Ottolenghi, F., Silvestri, C., Giordano, P., Lovatelli, A. & New, M. B.,2004. Cultured
Aquatic Species Information Programme Anguilla anguilla (Linnaeus, 1758), 2004.
Blackwell Science, Oxford, England.
7. Tsukamoto, K., Arai, T., 2001. Facultative catadromy of the eel Anguilla japonica between
freshwater and seawater habitats. Marine Ecology Progress Series, 220. Pp, 265-276.
8. Vollestad, L. A., Jonsson, B., 1988. A 13-year study of the population dynamics and growth of
the
European eel (Anguilla anguilla) in a Norwegian river: evidence for density-dependent mortality,
and
development of a model for predicting yield
RESOURCES OF GRASS-EEL (Anguilla marmorata) IN QUANG BINH ESTUARIES
AND PROTECTED TECHNIQUES
Kieu Thi Huyen
1
, Ha Thi Hue, Nguyen Quang Linh
SUMMARY
Grass-eels migrate from ocean into mainland by the estuaries of the Central Provinces. In Quang Binh the
resources often fellow through marine and fresh water exchanges after raining, when dark sky after 20
th
of month
(Lunar calendar -LC) in Nhat Le and Gianh rivers. Discovery and investigated in different estuaries in Quang Binh,
the results were showed that grass-eels and they migrated between 2.00 AM until 5 AM of 23
th
to 30
th
of September,
October of LC. From January of coming year to April, the size of eels is bigger and often appeared at night between

11.00 PM to 2.00 AM after 20
th
of monthly (according to Lunar calendar). There are many different sizes of eels and
the migration at suitable temperature 22 to 25
o
C. The studies to apply some of techniques to conserve and persevere
the aquatic resources as selection of fishing gears for collection in efficiencies (bracket nets); determination of
places and timetable for collection to avoid of dead and crack of grass-eels. Hence, find out live food for grass eels
in nursery stage and proper feeding regime and increasing of survival rate upto 67% of grass eels, Tubifex is a
proper food for grass eel, simultaneously research group to find the bio-product to prevent of parasites, bacteria
which will be infected in the feeding periods and reduce risks for losing of the value resources.
Keywords: Eels, particularly mining, resources like eels, seasonal appearance, willow leaves
1
1
The faculty of fisheries, Hue university of Agriculture and Forestry
102 Phung Hung stree, Hue city, Thua Thien Hue provine
; 054.3536566

×