Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGHIÊN cứu KHU hệ ĐỘNG vật PHÙ DU ở KHU bảo vệ THỦY sản cồn CHÌM xã VINH PHÚ HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU KHU HỆ ĐỘNG VẬT PHÙ DU Ở KHU BẢO VỆ THỦY SẢN CỒN CHÌM
XÃ VINH PHÚ HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trần Đình Minh, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Minh Luận
Khoa Thủy Sản, trường ĐH Nông Lâm Huế
1. MỞ ĐẦU
Trong hệ sinh thái thủy vực, động vật phù du (ĐVPD) là một mắt xích quan trọng trong mạng
lưới thức ăn của thủy vực; là thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực; lọc sạch nước
của thủy vực và là sinh vật chỉ thị. Nghiên cứu động vật phù du nhằm đánh giá chất lượng môi
trường nước, năng suất sinh học sơ cấp, sự đa dạng sinh học của thủy vực nghiên cứu. Ngoài ra,
việc xác định thành phần loài động vật phù du và kích thước của chúng có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc sản xuất giống các đối tượng thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản mặn lợ,
nhằm góp phần cung cấp nguồn giống chủ động cho nghề nuôi trồng thủy sản. Đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai có tính đa dạng cao về sinh cảnh. Đến nay, đã có một số nghiên cứu về động vật
phù du ở nơi đây như nghiên cứu của Trường Đại học Khoa Học Huế 1998-2005 (thuộc dự án
Nord Pas de Calais, Cộng hòa Pháp tài trợ), nghiên cứu của Viên Tài Nguyên và Môi Trường
Biển Hải Phòng 2006 (thuộc dự án IMOLA Huế). Năm 2011, chúng tôi tiến hành khảo sát,
nghiên cứu động vật phù du trong phạm vi khu vực Cồn Chìm vào 2 đợt (mùa lạnh và mùa khô)
nhằm đánh giá hiện trạng tại vùng lõi của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Mẫu động vật phù du được thu thập tại 12 trạm theo các mặt cắt thuộc khu bảo vệ thủy sản cồn
Chìm (hình 2.1). Việc thu mẫu được thực hiện trong 2 đợt (1/2011 và 5/2011) nhằm đảm bảo sự
biến động về thành phần loài.
Hình 1. Bản đồ thu mẫu ĐVPD tại Cồn Chìm
2.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Thu mẫu định tính: Thu mẫu bằng lưới Zooplankton hình chóp với kích thước mắt lưới 250µm
+ Thu mẫu định lượng: Bằng cách lọc 50 lít nước qua lưới vớt Zooplankton. Cố định mẫu tại
hiện trường bằng formol nồng độ 4%.
+ Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm:
- Mẫu định tính được để lắng và dùng pipet hút đưa lên lam kính và phân tích bằng kính hiển vi
điện tử và kính lúp giải phẫu. Phân loại bằng phương pháp so sánh hình thái với các tài liệu của


Trương Ngọc An, 1993; Carmelo R. Tomas, 1996; Nguyễn Văn Khôi, 2001; M. Terazaki, N.
Iwasaki, S. Nishidae và T. Toda, 2005.
- Mẫu định lượng được cô đặc và định lượng bằng buồng đếm Sewi – Raller để phân tích.
+ Xử lý số liệu: Đánh giá tính đa dạng sinh học của ĐVPD:
- Chỉ số đa dạng H’ = -∑Pi.log
2
Pi
- Chỉ số cân bằng E = H’/log
2
S
- Giá trị tính đa dạng D
v
= H

.E
Trong đó:
S là tổng số loài của quần xã
Pi = Ni/N: Ni là số cá thể của loài thứ i, N là tổng số cá thể của quần xã.
D
v
: 0,6 – 1,5 trung bình; 1,6 – 2,5 khá phong phú; 2,6 – 3,5 phong phú, > 3,5 rất phong phú.
Các số liệu được xử lý bởi phần mềm thống kê sinh học Primer 5, phần mềm ArcGIS 9.3 và
Excel 5.0.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm thành phần loài động vật phù du
3.1.1. Đặc trưng và cấu trúc thành phần loài
Qua kết quả phân tích 12 điểm thu mẫu chúng tôi đã xác định được 78 loài động vật phù du ở
khu bảo vệ thủy sản cồn Chìm, xã Vinh Phú, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc 41
giống 32 họ 16 bộ và 8 lớp, của 5 ngành: ngành Chân khớp (Arthropoda); ngành Giun đốt
(Annelida), ngành nguyên sinh động vật (Protozoa); ngành Hàm tơ (Chaetognatha) và ngành

Proteobacteria. Trong đó, ngành chân khớp Arthropoda chiếm đại đa số với 71 loài (chiếm
91,02%), các ngành còn lại chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ, ngành giun đốt Annelida với 3 loài
(chiếm 3,84%), ngành động vật nguyên sinh Protozoa với 2 loài (chiếm 2,56%), còn lại ngành
hàm tơ Chaetognatha và ngành Proteobacteria với mỗi ngành 1 loài (chiếm 1,29%):
Hình 2. Biểu đồ tỷ lệ % số loài động vật phù du trong các ngành.
Thành phần loài động vật phù du tại khu bảo vệ thủy sản cồn Chìm đa số đều có nguồn
gốc từ biển khơi. So sánh cấu trúc thành phần loài giữa 2 mùa thì vào mùa lạnh (tháng 1/2011)
số loài ghi nhận được là 35 loài thuộc 21 giống, 17 họ, 11 bộ và 6 lớp, của 3 ngành nhưng vào
mùa khô (tháng 5/2011) số loài ghi nhận được là 64 loài thuộc 29 giống, 23 họ, 14 bộ, 7 lớp, của
4 ngành. Như vậy, chúng tôi nhận thấy, vào mùa khô cấu trúc và thành phần loài đa dạng hơn
vào mùa lạnh.
Qua đây, chúng tôi nhận thấy rằng, so với kết quả nghiên cứu động vật phù du của viện Tài
nguyên và Môi trường Biển ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (66 loài) và động vật phù du ở hồ
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam (36 loài) thì động vật phù du ở khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm phong
phú hơn. Tuy nhiên, so với các vùng khác như vùng biển Hải Vân - Sơn Chà (97 loài), vịnh Bái Tử
Long - Quảng Ninh (90 loài) thì động vật phù du ở đây kém phong phú hơn.
3.1.2. Phân bố động vật phù du
Căn cứ vào tính chất địa lý và phân bố sinh thái, quần xã động vật phù du ở khu bảo vệ
thủy sản cồn Chìm này được phân thành các nhóm sau:
 Nhóm loài ven bờ nhiệt đới: Đây là nhóm loài đóng vai trò chủ yếu trong khu hệ động vật phù
du ven bờ nhiệt đới. Chúng thường có khả năng thích nghi rộng với nhiệt độ, độ muối. Thành phần
loài của nhóm này ở khu bảo vệ thủy sản cồn Chìm tương đối nhiều và khá phong phú, gồm có
Temora turbinata, Centropages furcatus, Paracalanus aculeatus, Acartia claussi
 Nhóm loài biển khơi thích nghi rộng: Đây là nhóm loài có nguồn gốc biển khơi, có khả năng
phân bố rất rộng. Chúng thích nghi với khoảng nhiệt độ, độ mặn lớn và sự thay đổi của các yếu
tố vật lý như hải lưu, dòng chảy Số lượng loài này ở khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm không
nhiều, ví dụ như Eucalanus sp, Acrocalanus gracilis Ngoài ra, ở khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm
còn có một số loài biển khơi phân bố rộng, đây là những loài có mặt từ các thủy vực nước lợ ven
bờ đến các vùng nước mặn biển khơi và cũng là nhóm loài có khả năng thích nghi được với
những biến động thất thường của môi trường nước như: Oithona simplex, Oithona nana,

Oithona similis
 Nhóm loài biển khơi điển hình: Gồm một số loài thích ứng với độ muối cao, trong một phạm
vi hẹp, phân bố chủ yếu ở vùng cửa biển có độ muối khoảng 33 – 35‰. Đây là những loài chỉ thị
cho khối nước biển khơi. Những loài này ở khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm có tần số xuất hiện
không thường xuyên với số lượng ít, ví dụ như: Paracalanus gracilis
 Nhóm loài nước lợ: Đây là các loài động vật phù du đặc trưng cho vùng nước lợ, thường phân
bố ở các vùng nước lợ, cửa sông. Khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm có độ mặn khoảng 16‰ - 17‰
có xuất hiện các loài nước lợ như: Eutemora sp
Nói chung, quần xã động vật phù du phân bố theo sinh thái tại khu vực này khá đa dạng, tập
trung nhiều loài có đặc điểm sinh thái khác nhau. Trong đó, chủ yếu là nhóm loài thuộc vùng
nước lợ ven bờ và vùng có độ muối rộng.
Như vậy, khi so sánh đặc điểm phân bố quần xã động vật phù du theo sinh thái giữa cồn Chìm và
ở những khu vực khác, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau. Điển hình như đối với khu vực
Vịnh Bắc Bộ, tại khu vực này, xuất hiện thêm các loài nước ấm ôn đới như: Acartia erythraea…
Điều đó cho thấy, tùy theo từng khu vực địa lý, đặc điểm về dòng chảy khác nhau cũng có ảnh
hưởng đến sự phân bố của các loài động vật phù du khác nhau.
3.2. Biến động thành phần loài động vật phù du theo mùa
Qua kết quả nghiên cứu vào hai mùa chúng tôi nhận thấy số loài động vật phù du thu
được có sự sai khác. Số lượng thành phần loài động vật phù du vào mùa khô cao hơn mùa lạnh.
Cụ thể như sau:
Khi chúng tôi so sánh thành phần loài động vật phù du thu được trong 2 đợt thu mẫu (mùa lạnh
và mùa khô) chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt như sau: J = 0,22 (K = 40, c = 18).
Bảng 1. Chỉ số quần xã ĐVPD giữa 2 đợt thu mẫu
Mùa
Mùa lạnh (&)
Mùa khô
Số loài a b c
Riêng cho mùa lạnh (a) 17
Riêng cho mùa khô (b) 46
Chung cho 2 mùa 18

Chỉ số J 0,22
Chỉ số K 40
Đánh giá Khác biệt
Mặt khác, qua phân tích trên mặt rộng và theo mùa tại các điểm thu mẫu chúng tôi thống kê được
và thể hiện ở đồ thị như sau:
Hình 3. Đồ thị thể hiện biến động thành phần loài theo không gian giữa 2 mùa
Căn cứ vào đồ thị trên, chúng tôi nhận thấy, hầu hết tại các điểm thu mẫu đều có sự biến
động về thành phần loài giữa hai mùa. Số loài động vật phù du tại các điểm biến đổi từ 3 - 26
loài. Những điểm khảo sát đa số đều có xu hướng số loài tăng lên vào mùa khô, duy chỉ có điểm
7 số loài tại thời điểm mùa khô ít hơn mùa lạnh. Ở các điểm 1, 2, 3, 4, 6, 9, 10 có sự biến động
số lượng loài rất lớn. Xét về tỷ lệ các loài ưu thế, trong đợt 1 thu mẫu vào tháng 1/2011 (mùa
lạnh) số loài động vật phù du được ghi nhận là 35 loài. Trong đó, các loài chiếm ưu thế trong
mùa này là: Balanus balanoides, Balanus sp, Calanus hyperborenus Bên cạnh đó, có một số
loài tần suất xuất hiện giữa các điểm rất ít như: Aetideus armatus, Chridius gracillis Trong đợt
2 thu mẫu vào tháng 5/2011 (mùa khô), số lượng loài động vật phù du tăng lên rõ rệt. Số loài ghi
nhận vào thời điểm mùa khô là 64 loài. Các loài chúng tôi nhận thấy hầu như xuất hiện tại tất cả
các điểm khảo sát và chiếm ưu thế là Centropages typicus, Calanus finmachicus, Harmothoe
imbricata
Các loài ưu thế tại khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm và tỷ lệ trên tổng số của chúng được thể
hiện theo bảng sau:
Bảng 2. Tỷ lệ các loài động vật phù du ưu thế theo mùa tại các điểm
Stt Tên loài Mùa lạnh (1/2011) Mùa khô (4/2011)
1 Balanus balanoides 91,7% 33,3%
2 Calanus hyperborenus 58,3% 25%
3 Harmothoe imbricata 0 83,3%
4 Calanus finmachicus 25% 99%
5 Centropages typicus 16,7% 66,7%
6 Oithona simplex 0 75%
Như vậy, tỷ lệ các nhóm loài có số lượng nhiều thay đổi theo mùa khá rõ. Trong mùa
mưa số loài có số lượng cao không nhiều. Chỉ có 2 nhóm có số lượng cao hơn cả là giống

Balanus và Calanus. Đến mùa khô thì ưu thế không tập trung ở 2 giống này nữa mà sự ưu thế
rộng hơn, ngoài giống Calanus còn bao gồm các giống Harmothoe, Oithona, Centropages.
Theo kết quả phân tích các yếu tố môi trường của chúng tôi thì vào mùa khô độ mặn trung bình ở
các điểm khảo sát đạt 16‰ so với mùa lạnh độ mặn trung bình chỉ đạt 12,4‰; pH có rất ít sự khác
biệt giữa các tầng nước và đều đạt ở giá trị tốt cho sinh vật phát triển (pH trung bình 7,9 ở các điểm
khảo sát vào mùa khô và 7,7 vào mùa lạnh); nhiệt độ trung bình ở các điểm khảo sát là 28
0
C so với
mùa lạnh 16 - 18
0
C. Chúng tôi nhận định rằng, có thể đây là nguyên nhân dẫn đến sự biến động về
thành phần loài cũng như cấu trúc của động vật phù du của 2 mùa.
3.3. Biến động mật độ động vật phù du giữa các điểm khảo sát theo mùa
 Mật độ động vật phù du ở các điểm khảo sát vào mùa lạnh (1/2011)
Hình 4. Biểu đồ thể hiện mật độ ĐVPD ở các điểm khảo sát vào mùa lạnh
Trong đợt thu mẫu vào mùa lạnh (1/2011), số lượng động vật phù du dao động từ 2200 cá thể/m
3
(điểm 7) đến 10560 cá thể/m
3
(điểm 10), trung bình 5760 cá thể/m
3
(điểm 1). Những loài thuộc
giống Balanus phát triển mạnh ở các điểm khảo sát, đạt mật độ ổn định và rất cao như: Balanus
balanoides, Balanus sp
Hình 5. Bản đồ nội suy mật độ ĐVPD theo mùa
 Mật độ động vật phù du ở các điểm khảo sát vào mùa khô (5/2011)

Hình 6. Biểu đồ thể hiện mật độ ĐVPD ở các điểm thu mẫu vào mùa khô
Vào mùa khô, mật độ ĐVPD tăng nhanh và chênh lệch khá lớn so với mùa lạnh. Mật độ giữa các
điểm dao động từ 5440 cá thể/m

3
(điểm 2, 3) đến 31500 cá thể/m
3
(điểm 5), trung bình 15840 cá
thể/m
3
.
4.4. Tính đa dạng động vật phù du
4.4.1. Chỉ số đa dạng H

Chúng tôi sử dụng chỉ số đa dạng H

để so sánh sự đa dạng các mẫu môi trường sống, so sánh
giữa hai môi trường sống khác nhau, hoặc so sánh trong một môi trường sống theo thời gian để
thấy sự thay đổi đa dạng sinh học tại khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm.
Bảng 3. Chỉ số đa dạng H

giữa 2 mùa
Điểm
H

Mùalạnh
H


Mùa khô
1 2,17 2,44
2 2,14 2,51
3 2,08 2,37
4 2,08 2,40

5 2,29 2,52
6 2,37 2,35
7 2,03 2,31
8 2,16 2,42
9 2,39 2,36
10 2,19 3,02
11 2,35 2,54
12 2,39 2,41
TB 2,22 2,47
Hình 7. Đồ thị thể hiện chỉ số đa dạng H

ở các điểm thu mẫu theo mùa
Kết quả ở đồ thị trên cho thấy, ít có sự biến đổi giá trị H

giữa các điểm khảo sát trong cùng một
mùa nhưng có sự sai khác vào 2 mùa khác nhau. Biến động chỉ số đa dạng H

vào mùa lạnh dao
động từ 2,03 - 2,39, vào mùa khô dao động từ 2,31 - 3,02. Chúng tôi nhận thấy, chỉ số đa dạng H


đa số tất cả các điểm khảo sát vào mùa khô cao hơn mùa lạnh. Vào mùa lạnh chỉ số đa dạng H

thấp, đặc biệt ở điểm 7 chỉ đạt 2,03. Tuy nhiên, sang mùa khô thì chỉ số đa dạng H

tăng lên rõ rệt,
nhất là ở điểm 10 vào mùa lạnh H

= 2,19 nhưng đến mùa khô tăng lên H


= 3,02.
Nếu so sánh giữa chỉ số đa dạng H’ mật độ động vật phù du theo mùa thì chúng tôi thấy giữa
chúng có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Các điểm vào mùa khô đa số đều có chỉ số H

và mật
độ cao hơn so với vào mùa lạnh. Điều này cho thấy, vào mùa khô điều kiện tự nhiên thuận lợi
kéo theo sự phát triển của động vật phù du không chỉ về mật độ mà còn xuất hiện thêm nhiều
loài mới so với mùa lạnh. Nhìn chung, chỉ số H’ ở Cồn Chìm thấp hơn so với một số vùng nghiên
cứu khác (bảng 4).
Bảng 4. So sánh chỉ số H

đối với một số vùng nghiên cứu khác
Vùng so sánh Chỉ số H’
Khu vực cồn Chìm 2,41
Vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh 2,46
Vùng biển Hải Vân – Sơn Chà 3,45
4.4.2. Chỉ số cân bằng E
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, quần xã động vật phù du vào mùa lạnh tương đối ổn định, ít biến
động, chỉ số cân bằng E vào mùa lạnh dao động từ 0,64 – 0,69. Trong khi đó, đồ thị trên cũng cho
chúng ta thấy rằng, quần xã động vật phù du ở khu vực này có sự biến động vào mùa khô với chỉ số
cân bằng E dao động từ 0,57 – 0,69. (hình 9)
Bên cạnh đó, nếu so sánh với vùng biển Hải Vân – Sơn Chà (E = 0,52) thì quần xã động
vật phù du ở khu bảo vệ thủy sản Cồng Chìm ổn định hơn (E = 0,66).
Hình 8. Đồ thị thể hiện chỉ số cân bằng E ở các điểm thu mẫu theo mùa
4.4.3. Giá trị tính đa dạng D
v

Giá trị tính đa dạng tại các điểm khảo sát dao động từ 1,38 - 1,99 đối với cả 2 mùa. Vào mùa khô
giá trị tính đa dạng ở đa số các điểm đều cao hơn đối với mùa lạnh, chỉ có các điểm 5, 6, 9 chỉ số
đa dạng vào mùa lạnh cao hơn.

Hình 9. Đồ thị thể hiện giá trị tính đa dạng D
v
ở các điểm khảo sát theo mùa
Tóm lại, trung bình các chỉ số đa dạng tại khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm được thể hiện ở
bảng dưới đây:
Bảng 5. Một số chỉ số đa dạng sinh học của động vật phù du ở khu bảo vệ thủy sản cồn
Chìm
Vùng
khảo sát
Mùa Chỉ số H

Chỉ số E D
v
Cồn
Chìm
Khô 2,47 0,65 1,60
Lạnh 2,22 0,67 1,50
TB 2,35 0,66 1,55
Kết quả thống kê cho thấy chỉ số đa dạng H

theo mùa có sự chênh lệch nhau. Chỉ số cân
bằng E của quần xã động vật phù du tại khu bảo vệ thuỷ sản Cồn Chìm ở mức cao, tuy nhiên, ít
chênh lệch theo mùa và tương đối ổn định. Giá trị tính đa dạng của quần xã động vật phù du D
v

1,60 đạt mức khá phong phú. Như vậy, so với các vùng khác thì giá trị tính đa dạng động vật
phù du tại khu bảo vệ thuỷ sản cồn Chìm thấp hơn (vùng biển Hải Vân - Sơn Chà D
v
= 1,82 đạt
mức khá phong phú; vùng biển Tây Nam Bộ D

v
= 3,25 đạt mức phong phú; vùng khơi biển Đông
Nam Bộ D
v
= 3,5 đạt mức rất phong phú).
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Thành phần loài tại khu bảo vệ thủy sản cồn Chìm chúng tôi đã xác định được 78 loài
động vật phù du thuộc 41 giống 32 họ và 16 bộ, của 5 ngành: ngành Chân khớp (Arthropoda);
ngành Giun đốt (Annelida), ngành động vật nguyên sinh (Protozoa); ngành Hàm tơ
(Chaetognatha) và ngành Proteobacteria. Sự phân bố các nhóm loài mang tính chất địa lý và sinh
thái gồm các nhóm: nhóm loài ven bờ nhiệt đới, nhóm loài biển khơi thích nghi rộng, nhóm loài
biển khơi điển hình và nhóm loài nước lợ. Không thấy xuất hiện các loài nước ngọt.
- Thành phần loài động vật phù du có sự biến động theo mùa rõ rệt. Vào mùa khô số
lượng loài tăng lên so với mùa lạnh. Các loài chiếm ưu thế cũng có sự biến đổi theo mùa.
- Mật độ động vật phù du dao động từ 2200 cá thể/m
3
- 31500 cá thể/m
3
. Biến động mật
độ theo mùa khá rõ.
- Biến động chỉ số đa dạng H

giữa các điểm thu mẫu từ 2,03 - 3,02 đối với cả 2 mùa. Chỉ
số cân bằng E = 0,66 tương đối cao và ổn định. Giá trị tính đa dạng D
v


1,60 đạt mức khá
phong phú.

5.2. Kiến nghị
- Cần có những nghiên cứu kết hợp với các chỉ tiêu đa dạng sinh học khác để có được dữ
liệu toàn diện cho việc đánh giá tiềm năng sinh học tại khu bảo vệ thủy sản cồn Chìm.
- Tăng cường công tác bảo vệ như sử dụng thêm nhiều các mô hình “chuôm”. Liên kết
nhiều tổ chức đoàn thể ở địa phương cùng với chính quyền xã trong quản lý và phát triển mô
hình bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Dự án IMOLA Huế GCP/VIE/029/ITA, 2006. Báo cáo tài nguyên và môi trường đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai.
2. Dự án bảo tồn biển vườn quốc gia Bái Tử Long, Quảng Ninh, 2010, “Động vật phù du vùng
biển vườn quốc gia Bái Tử Long”.
3. Dương Trí Dũng, 2001. Giáo trình Đa dạng động vật. Trường ĐH Cần Thơ.
4. Hoàng Thị Bích Mai, 2010. “Phương pháp thu mẫu các giống loài sinh vật phù du (plankton)
thường gặp trong ao ntts lợ mặn”.
5. Nguyễn Dương Thạo và ctv, 2005, “Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển
Trung bộ Việt Nam”. Tạp chí Thủy sản số 9/2005, tr 20-22.
6. Nguyễn Dương Thạo, Đoàn Văn Bộ, 2001. “Sinh vật phù du vùng biển phía Tây Trường Sa”.
Tạp chí Thủy sản, số 6/2001, tr 16-18.
7. Nguyễn Dương Thạo và ctv, 2007. “Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Đông Nam
Bộ Việt Nam”. Tạp chí Thủy sản, số 6/2007, tr 32 - 34.
8. Nguyễn Dương Thạo và ctv, 2009. “Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ
Việt Nam”. Tạp chí Thủy sản, số 6/2009, tr 35 - 37.
9. Trần Đình Minh, 2011. Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu khu hệ động vật phù du ở vùng biển
Ba Mùn, vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh”.
10. Võ Điều, Trần Đình Minh, Hà Nam Thắng, 2010. “Nghiên cứu khu hệ động vật phù du ở
vùng biển Hải Vân - Sơn Chà”. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số ISSN 0866-
7020, 12/2010.
11. Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung. Hoàng Đức Huy, 2009. “Dẫn liệu bước đầu về thành phần
loài động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí khoa học, Đại học

Huế, số 52/2009.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
12. Akihita Shirota, 1966. The plankton in South Viet Nam, Overseas Technical Cooperation
Agency, Japan.
13. Dermetrio Boltovskoy, 2004. South Atlantic Zooplankton Volume 2.1
14. Identification Manual for Southeast Asian Coastal Zooplankton, IMER-JSPS Training
Course on Methods of Zooplankton Ecology and Identification Hai phong, Viet Nam, November
14-21, 2005.
15. Youngshun
1
Xiao and Jack G. Greenwood
2
, The biology of acetes (Cructacea, Decapoda,
Sergestidae),
1
Fisheries Division, Dept. of Primary & Fisheries, GPO Box 990, Darwin, NT
0801, Australia
2
Dept. of Zoogy, Univ. of Queeenland, St. Lucia, QLD. 4072, Australia.
ABSTRACT
There is a diversity about species composition of zooplankton in Con Chim aquatic protected area, including 78
species, 41 genus, 32 families, 16 orders, 8 classes and 5 phyla, divided into 4 different groups, such as tropical
coastal species, widely adaptable offshore species and typical offshore species, and finally, brackish species. The
community of zooplankton has a difference between 2 seasons with index of J = 0,22 (K = 40, c = 18). The species
distribution changed from 3 to 26 species/station. The density of zooplankton was fluctuated from 2200 individuals
to 31500 individuals/m
3
, average of 10800 individuals/ m
3
. The diversity index (H’) varies from 2.03 to 3.02 in

total. The results show that diversity index and balance index of zooplankton community in Con Chim are quite
high. Diversity value of community (Dv = 1,60) is rather high. Con Chim has a quite abundant diversity level.

×