Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ tài CHÍNH kỹ THUẬT của mô HÌNH NUÔI tôm sú penaues monodon THÂM CANH và tôm THẺ CHÂN TRẮNG penaeus vannamei ở bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.25 KB, 11 trang )

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ
Penaues monodon THÂM CANH VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Penaeus vannamei Ở
BẾN TRE
Nguyễn Thị Kim Thoa
1
, Huỳnh Văn Hiền
2
& Nguyễn Thanh Long
2

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện tại Bến Tre từ tháng 08-12/2011. Tổng quan sát mẫu là 65 hộ nuôi (32 hộ
nuôi tôm sú và 33 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng). Kết quả phân tích cho thấy, số vụ nuôi tôm sú cao nhất là 2 vụ/năm
còn tôm thẻ chân trắng là 3 vụ/năm. Độ sâu ao nuôi trung bình của tôm sú và tôm thẻ chân trắng là tương đương
nhau lần lượt là 1,4m và 1,5m. Mật độ thả nuôi trung bình của tôm sú là 44,9±16,8 con/m
2
/vụ và tôm thẻ chân trắng
là 89,2±24,6 con/m
2
/vụ. Thời gian nuôi tôm sú trung bình là 124 ngày/vụ và tôm thẻ chân trắng là 82 ngày/vụ. Hệ
số tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình đối với tôm sú là 1,4±0,3 và tôm thẻ chân trắng là 1,3±0,2. Kích cỡ thu hoạch
bình quân của tôm sú là 38,0±15,8 con/kg và tôm thẻ chân trắng là 85,0±20,3 con/kg. Năng suất trung bình của
nuôi tôm sú là 7,2±2,3 tấn/ha/vụ và tôm thẻ chân trắng là 9,7±3,5 tấn/ha/vụ. Chi phí biến đổi nuôi tôm sú trung
bình là 558,8±205,4 triệu đồng/ha/vụ, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí biến đổi
(56,1%), chi phí biến đổi nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 560,7±215,9 triệu đồng/ha/vụ và chi phí thức ăn
cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí biến đổi (54,0%). Giá thành để nuôi 1kg tôm sú trung bình là
84,7±47,3 ngàn đồng/kg còn giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng là 59,6±32,6 ngàn đồng/kg. Lợi nhuận trung bình
khi tôm sú là 392,3±209,8 triệu đồng/ha/vụ và nuôi tôm thẻ chân trắng là 443,6±132,0 triệu đòng/ha/vụ. Tỷ suất lợi
nhuận trung bình của nôi tôm sú là 1,1±0,8 lần và nuôi tôm thẻ chân trắng là 1,0±0,6 lần. Những khó khăn cơ bản
đối với nghề nuôi tôm tại Bến Tre là chi phí đầu tư tăng (23,2%) và dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm
trọng hơn (29,2%).


Từ khoá: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận, hiệu quả tài chính và kỹ thuật.
1. GIỚI THIỆU
Việt Nam là nước đứng hàng thứ ba trên thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản (FAO, 2010).
Năm 2010, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 241.000 tấn với giá trị đạt trên 2,106 tỷ USD
chiếm 41,9% tổng gía trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước (VASEP, 2011). Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) được xem là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản
(NTTS) nhất là tôm sú, chiếm gần 80% sản lượng tôm sú nuôi của cả nước và gần 16% sản lượng thủy
sản xuất khẩu của toàn ngành (Tổng cục thống kê, 2010). Nuôi tôm là ngành kinh tế mũi nhọn đã và
đang góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Bến Tre
nói riêng. Tôm sú (Penaues monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là hai đối
tượng chủ lực của tỉnh Bến Tre với sản lượng nuôi tôm sú tôm sú là 10.500 tấn và tôm thẻ chân
trắng 11.000 tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, 2011). Đối tượng nuôi trước
đây là con tôm sú đóng vai trò chủ lực, tuy nhiên trong những năm gần đây người nuôi không có
lãi do chi phí đầu tư cao, bệnh trên tôm sú thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn cho người
1 Sinh viên lớp Quản lý Nghề cá - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ;
2
Bộ môn Quản lý & Kinh tế Nghề cá - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ.
Email:
dân, giá bán bấp bênh nên tôm thẻ chân trắng được phát triển nhằm đa dạng loài nuôi cũng như
giảm rủi ro trong sản xuất. Theo Dang Hoang Xuan Vinh (2009) rất nhiều hộ nuôi tôm sú ở Nhat
Trang chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng có đặc tính là thời gian nuôi
ngắn (2-3 tháng) và cho năng suất cao 8-10 tấn/ha (Đông Ngân, 2011). Ngoài ra, giá thành nuôi
tôm thẻ chân trắng (50-60 ngàn đồng/kg) thấp hơn so với tôm sú nên vòng quay vốn trong sản
xuất nhanh (Trần Quốc, 2011), Ở Bến Tre, con tôm sú vẫn còn phát triển nuôi tại các xã ven
biển nhưng phải áp dụng biện pháp cắt vụ để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra đối với tôm sú từ năm
2005 và vụ nuôi chính từ năm 2006. Năm 2011, UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo: Từ ngày
1/5/2011, tạm ngưng nhập, thả giống tôm sú nuôi với mọi hình thức trên địa bàn huyện Bình Đại,
đến khi có văn bản chỉ đạo mới của UBND tỉnh (Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2011). Do đó,
Định hướng phát triển cho địa phương và khuến cáo mô hình nuôi của hai đối tượng nuôi là tôm
sú và tôm thẻ chân trắng cần xem xét tới cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật để phát

triển theo hướng ổn định và lâu dài.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu có liên quan đã được xuất bản
trong và ngoài nước, báo cáo tổng kết của các cơ quan cấp tỉnh và huyện thuộc địa bàn nghiên
cứu, các trang web chuyên ngành có liên quan.
Nghiên cứu được thực hiện tại Bến Tre từ tháng 08-12/2011. Tổng quan sát mẫu là 65 hộ
nuôi tôm (với 32 hộ nuôi tôm sú và 33 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng).
Phương pháp vấn trực tiếp ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi soạn sẵn khi thu thập số liệu.
Các phương pháp thống kê mô tả (tần suất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn) được sử
dụng để mô tả, kiểm định thống kê (T-test) để so sánh, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài
chính cũng như kỹ thuật của hai mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows để nhập và phân tích số liệu trong nghiên cứu
này.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Nghề nuôi tôm sú ở các tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất lâu
nên nông hộ có rất nhiều kinh nghiệm nuôi. Tôm thẻ chân trắng thì được nuôi Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn chính thức cho phép nuôi tại ĐBSCL từ đầu năm 2008 nên hộ dân chưa
có nhiều kinh nghiệm cho đối tượng nuôi này (Nguyễn Việt Thắng, 2008). Kết quả khảo sát cho
thấy, kinh nghiệm trung bình của hộ nuôi tôm sú tại địa bàn khảo sát là 6,7±5,0 năm và nuôi tôm
thẻ chân trắng là 1,5±1,0 năm.
Bảng 3.1: Lao động và kinh nghiệm trong nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại bến Tre
Diễn gải Tôm sú (n=32) Tôm thẻ chân trắng (n=33)
Số năm kinh nghiệm nuôi tôm (năm) 6,7±5,0 1,5±1,2
Lao động gia đình (người) 4,8±3,4 4,7±3,3
Lao động gia đình nuôi tôm (người) 1,6±0,7 1,3±0,5
Lao động thuê (người) 1,3±0,5 2,0±1,9
Số lao động trong gia đình của mô hình nuôi tôm sú là 4,8±3,4 người, trong đó lao động
tham gia nuôi tôm sú trung bình là 1,6±0,7 người. Đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thì
có số lao động gia đình trung bình là 4,7±3,3 người, trong đó lao động tham gia nuôi tôm là

1,3±0,5 người.
Trung bình mỗi hộ nuôi tôm sú có thuê lao động là 1,3±0,5 người và nuôi tôm thẻ chân trắng là
2,0±1,9 người.
3.2 So sánh khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và thẻ chân trắng tại Bến Tre
Diện tích mặt nước của những hộ nuôi tôm sú trung bình là 0,8±0,2ha và diện tích mặt
nước nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 1,3±1,2ha. Trong đó, diện tích trung bình của một ao
nuôi tôm sú là 0,4±0,2ha, còn diện tích cảu một ao nuôi tôm thẻ là 0,3±0,2ha. Mức nước bình
quân trung bình trong ao nuôi tôm sú và ao nuôi tôm thẻ gần tương đương nhau là 1,4-1,5m. mỗi
hộ nuôi tôm sú có số ao nuôi trung bình là 2,1±1,6 ao, còn những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thì
có số ao nuôiu bình quân là 3,0±2,3 ao.
Bảng 3.2: Diện tích nuôi tôm, mức nước ao nuôi và số lượng ao nuôi tôm
Diễn gải Tôm sú (n=32) Tôm thẻ chân trắng (n=33)
Diện tích mặt nước ao nuôi (ha) 0,8±0,2 1,3±1,2
Diện tích bình quân ao nuôi (ha) 0,4±0,2 0,3±0,2
Mực nước bình quân ao nuôi (m) 1,4±0,1 1,5±0,1
Số lượng ao nuôi (ao) 2,1±1,6 3,0±2,3
Thời vụ nuôi nuôi tôm tại Bến Tre được Uỷ ban nhân dân Tỉnh qui định bằng công văn
cụ thể, thông qua đó các hộ dân chỉ được nhập giống và thả giống tôm nuôi theo qui định (Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2011). Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các hộ nuôi tôm sú cũng như
tôm thẻ chân trắng thả giống vụ 1 tập trung vào tháng 01 và tháng 02 Dương lịch, còn đối với vụ
2 thì thả giống tập trung vào tháng 05 và tháng 05 Dương lịch. Theo Nguyễn Thanh Phương &
ctv, (2008) nuôi tôm rải vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản
chớ không nên nuôi theo thời vụ tập trung cố định trong năm.
Mật độ thả giống trung bình của mô hình nuôi tôm sú (44,9±16,8 con/m
2
) cao hơn so với
mật độ thả giống của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (89,2±24,6 con/m
2
) có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Theo nghiên cứu của Lê Xuân Sinh & ctv. (2011) thì mật độ nuôi tôm

sú thâm canh và bán thâm canh bình quân là 27,6 con/m
2
. Theo Trần Quốc (2011), tại địa bàn
Bến Tre các hộ dân thả nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ dao động trung bình là 90-120
con/m
2
. Tuy nhiên, giá giống tôm thẻ chân trắng cao hơn so với giá tôm sú nên thường người dân
thả với mật độ thấp hơn nhằm giảm bớt chi phí đầu tư cũng như hạn chế sử dụng thuốc hóa chất
trong quá trình nuôi. Mặt khác, giống tôm thẻ chân tắng chủ yếu nhập từ Miền Trung do toàn
ĐBSCL chỉ có 05 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng với số lượng là 250 triệu Post/năm nên
chưa đáp ứng đủ nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng để thả nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2010).
Bảng 3.3: Mật độ thả giống, kích cỡ con giống, giá mua giống và thời gian nuôi tôm
Diễn gải Tôm sú (n=32) Tôm thẻ chân trắng (n=33)
Mật độ thả giống (con/m
2
) 44,9
a
±16,8 89,2
b
±24,6
Kích cỡ con giống thả nuôi (PL) PL
12
-PL
13
PL
8
-PL
9
Giá mua giống (đồng/con) 69,2

a
±11,9 81,2
b
±15,0
Thời gian nuôi (ngày/vụ) 123,2
a
±18,5 81,8
b
±18,5
Ghi chú: Những ký tự khác nhau trên cùng một dòng là thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Sử dụng kiểm định T-Test.
Tôm sú được các nông hộ nuôi tại Bến Tre thả với kích cỡ trung bình là PL
12
-PL
13
và tôm
thẻ chân trắng có kích cỡ là PL
8
-PL
9
. Giá mua giống tôm sú trung bình (69,2±11,9 đồng/con)
thấp hơn giá giống của tôm thẻ chân trắng (81,2±15,0 đồng/con) có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Thời gian nuôi tôm sú bình quân là 123,2±18,5 ngày/vụ, thời gian này dài
hơn so với đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng (81,8±18,5 ngày/vụ) có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Bảng 3.4: Năng suất tôm nuôi, giá bán, kích cỡ tôm thu hoạch, hệ số tiêu tốn thức ăn và tỷ
lệ sống của tôm nuôi
Diễn gải Tôm sú (n=32) Tôm thẻ chân trắng (n=33)
Năng suất thu hoạch (tấn/ha/vụ) 7,2
a

±2,3 9,6
b
±3,5
Giá bán (1.000 đồng/kg) 139,5
a
±51,6 105
b
,0±23,2
Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg) 38,0±15,8 85,0±20,3
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,4±0,3 1,3±0,2
Tỷ lệ sống (%) 69,5
a
±19,5 79,5
b
±18,5
Ghi chú: Những ký tự khác nhau trên cùng một dòng là thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Sử dụng kiểm định T-Test.
Năng suất tôm sú thu hoạch bình quân là 7,2±2,3 tấn/ha/vụ thấp hơn so với năng suất tôm
thẻ chân trắng (9,6±3,5 tấn/ha/vụ) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả thực
nghiệm về mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại Sóc trăng thì cho kết quả năng suất trung bình là
7,1 tấn/ha/vụ (Dương Vĩnh Hảo, 2009). Riêng năng suất tôm thẻ chân trắng trung bình là 8-10
tấn/ha tuỳ vào mật độ thả nuôi (Nguyễn Hoàng Âu Cơ, 2011). Giá bán trung bình của tôm sú là
139,5±51,6 ngàn đồng/kg, tương ứng với kích cỡ trung bình là 38,0±15,8 con/kg cao hơn nhiều
so với giá bán tôm thẻ chân trắng (105,0±23,2 ngàn đồng/kg) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) tương ứng với kích cỡ bình quân là 85,0±20,3 con/kg. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
trung bình khi nuôi tôm sú là 1,4±0,3 và gần tương đương với FCR của tôm thẻ chân trắng
(1,3±0,2). Theo kết quả nghiên cứu của Dương Vĩnh Hảo (2009) thì hệ số tiêu tốn thức ăn của
mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh là 1,6 và mô hình bán thâm canh là 1,4. Tuy
nhiên, hệ số tiêu tốn thức ăn của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở đống bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) trung bình là 1,49 (Lê Xuân Sinh & ctv.,2011). Tỷ lệ sống bình quân

của tôm sú là 69,5±19,5% thấp hơn so với tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (79,5±18,5%) có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). So sánh với kết quả thực nghiệm mô hình nuôi tôm sú
thâm canh có tỷ lệ sống là 80,1% còn mô hình bán thâm canh là 64,8% (Dương Vĩnh Hảo,
2009).
3.3 So sánh khía cạnh tài chính của mô hình nuôi tôm sú và thẻ chân trắng tại Bến Tre
Tổng chi phí đầu tư nuôi tôm sú tung bình là 607,0±108,9 Tr.đồng/ha/vụ cao hơn so với
tổng chi phí đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng (576,1±114,8 Tr.đồng/ha/vụ) có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Trong tổng chi phí đầu tư nuôi tôm thì chi phí cố định chiếm tỷ lệ nhỏ,
chi phí cố định nuôi tôm sú trung bình là 21,2±12,3 Tr.đồng/ha/vụ, cao hơn so với chi phí cố
định nuôi tôm thẻ chân trắng (15,4±13,6 Tr.đồng/ha/vụ) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh & ctv. (2011) cho thấy, tổng chi phí bình
quân trong nuôi sú thâm canh và bán thôm canh ở đồng bằng song Cửu Long là 307,0
Tr.đồng/ha/vụ. Điều đó cho thấy tổng chi phí đầu tư nuôi tôm sú ở Bến Tre cao hơn so với mặt
bằng chung của toàn đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng so với kết quả nghiên cứu khác tại Sóc
Trăng thì tổng chi phí đầu tư nuôi tôm sú thâm canh trung bình là 216,9 Tr.đồng/ha/vụ (Dương
Vĩnh Hảo, 2009).
Chi phí biến đổi trung bình nuôi tôm sú là 585,8±205,4 Tr.đồng/ha/vụ, cao hơn so với chi
phí biển nuôi tôm thẻ chân trắng (560,7±215,9 Tr.đồng/ha/vụ) có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Bảng 3.5: Tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi và cơ cấu chi phí biến đổi
Diễn gải Tôm sú (n=32) Tôm thẻ chân trắng (n=33)
Tổng chi phí nuôi tôm (Tr.đồng/ha/vụ) 607,0
a
±108,9 576,1
b
±114,8
Chi phí cố định (Tr.đồng/ha/vụ) 21,2
a
±12,3 15,4
b

±13,6
Chi phí biến đổi (Tr.đồng/ha/vụ) 585,8
a
±205,4 560,7
b
±215,9
Cơ cấu chi phí biến đổi (%) 100 100
Chi phí thức ăn 56,1 54,0
Chi phí thuốc và hoá chất 15,8 14,2
Chi phí nhiên liệu 13,0 12,0
Chi phí con giống 5,3 11,7
Chi phí sên vét và cải tạo 3,3 3,3
Chi phí lãi ngân hàng 3,3 0,5
Chi phí nhân công 3,0 3,7
Chi phí kiểm dịch con giống 0,1 0,1
Chi phí khác 0,2 0,6
Ghi chú: Những ký tự khác nhau trên cùng một dòng là thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Sử dụng kiểm định T-Test.
Trong cơ cấu chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn luôn là chi phí quan trọng và chiếm tỷ lệ
cao nhất trong tổgn chi phí biến đổi. Kết quả khảo sát cho thấy, nuôi tôm sú có chi phí thức ăn
chiếm 56,1% trong tổng chi phí biến đổi, còn nuôi tôm thẻ thì chiếm 54,0% chi phí biến đổi. Chi
phí quan trọng kế tiếp là chi phí thuốc và hoá chất của mô hình tôm sú là 15,8%, còn tôm thẻ
chân trắng là 14,2%. Chi phí con giống chỉ chiếm 5,3% chi phí biến đổi của mô hình tôm sú và
chiếm 11,7% của mô hình tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra còn một số chi phí khác chiếm tỷ lệ thấp
trong chi phí biến đổi như: Chi phí kểm dịch giống, chi phí nhân công, chi phí lãi vay và các
khoản chi phí khác. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh & ctv. (2011), chi phí thức ăn
(67,9%) và chi phí thuốc hoá chất (9,2%) là chi phí quan trọng nhất trong chi phí biến đổi nuôi
tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu tài chính đầu tư nuôi tôm tại địa bàn khảo sát
Diễn gải Tôm sú (n=32) Tôm thẻ chân trắng (n=33)

Gía thành nuôi tôm (1.000 đồmgkg) 84,7
a
±47,3 59,6
b
±32,6
Thu nhập (Tr.đồmg/ha/vụ) 999,3a±118,7 1.019,6
b
±181,8
Lợi nhuận (Tr.đồmg/ha/vụ) 392,3
a
±209,8 443,6
b
±132,0
Lợi nhuận/kg (1.000đồng) 61,4
a
±13,4 44,3
b
±7,9
Hiệu quả chi phí (lần) 1,6±1,1 1,8±0,7
Tỷ suất lợi nhuận (lần) 1,1±0,8 1,0±0,6
Ghi chú: Những ký tự khác nhau trên cùng một dòng là thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Sử dụng kiểm định T-Test.
Giá thành nuôi tôm sú trung bình là 84,7±47,3 ngàn đồng/kg cao hơn so với nuôi tôm thẻ
chân trắng (59,6±32,6 ngàn đồng/kg) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo kết quả
nghiên cứu của Lê Xuân Sinh & ctv. (2011), giá thành nuôi tôm sú ở ĐBSCL là 68,5 ngàn
đồng/kg. Theo Thế Đạt (2011), giá thành sản xuất tôm thẻ chân trắng bình quân là 55 ngàn
đồng/kg. Thu nhập bình quân của mô hình nuôi tôm sú là 999,3±118,7 Tr.đồng/ha/vụ tương ứng
với mức lợi nhuận là 392,3±209,8 Tr.đồng/ha/vụ, mức thu nhập và lợi nhuận của tôm sú cao hơn
so với tôm thẻ chân trắng (1.019,6±181,8 Tr.đồng/ha/vụ và 443,6±132,0 Tr.đồng/ha/vụ) có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lợi nhuận trên 1kg tôm của mô hình nuôi tôm sú là

61,4±13,4 ngàn đồng/kg cao hơn so với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (44,3±7,9 ngàn
đồng/kg) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Do mức đầu tư cho mô hình nuôi tôm sú
khá cao nên hiệu quả chi phí (1,6±1,1 lần) thấp hơn so với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
(1,8±0,7 lần), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ suất lợi nhuận bình
quân của mô hình nuôi tôm sú là 1,1±0,8 lần, tỷ số này thấp hơn so với mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắng (1,0±0,6 lần), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.4 Thuận lợi và khó khăn của nông hộ tôm sú và thẻ chân trắng tại Bến Tre
Theo Bảng 3.7, thuận lợi đối với mô hình nuôi tôm nói chung (tôm sú và tôm thẻ chân
trắng) ở tỉnh Bến Tre quan trọng nhất là đầu ra ổn định và lợi nhuận cao (24,9%). Những thuận
lợi quan trọng kế tiếp là thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn so với nuôi tôm sú (24,8%)
và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho vận chuyển (21,1%). Ngoài ra, còn có một số thuận lợi khác
nhưng chiếm tỷ lệ thấp như: quay vốn nhanh do thời gian nuôi ngắn, được sự hỗ trợ của các cơ
quan ban ngành và chính quyền địa phương. Theo Nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và Đặng Thị
Phượng (2011) có 37,5% số thương lái mua bán tôm sú cho rằng ngành hàng tôm sú sẽ phát
triển hơn nữa trong thời gian tới và có tới 52,1% cho rằng ngành hàng này đang ở mức ổn
định không phát triển thêm nữa. Các nguyên nhân chủ yếu để ngành hàng này còn phát triển
thêm được là: còn tăng được diện tích nuôi, giá bán tôm có tăng và nhu cầu tôm sú còn tăng.
Điều này cho thấy, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước có nhu cầu tôm sú rất lớn và
người nuôi rất quan tâm về sự phát triển của đối tượng nuôi này là thuận lợi rất quan trọng.
Bảng 3.7: Những thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi tôm tại Bến Tre
Khoản mục Tỷ lệ (%)
Đầu ra ổn định, lợi nhuận cao 24,9
Thời gian nuôi ngắn 24,8
Cơ sở hạ tầng thuận lợi 21,1
Quản lý nước trong ao nuôi tốt 8,7
Có kinh nghiệm nuôi tôm sú 7,0
Dễ nuôi 2,7
Quay vòng vốn nhanh 2,2
Khác (quan tâm địa phương, môi trường, giống) 8,7
Bên cạnh những thuận lợi trên thì những hộ nuôi tôm ở Bến Tre còn gặp nhất là thường

xảy ra dịch bệnh (29,2%), kế đến là chi phí đầu tư cao (23,2%), nguồn nước không tốt (10,9%).
Năm 2011, ở một số địa phương có gần 500 ha diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh
bị nhiễm bệnh, chiếm 16% tổng diện tích nuôi. Ngoài ra, tại huyện Thạnh Phú có hơn 3.900 ha
ao tôm nuôi xen ruộng lúa bị thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại 60% (Chu Trinh, 2011). Theo Tổng Cục
Thủy Sản (2010), các vấn đề môi trường trong và xung quanh các khu vực nuôi; thiếu đầu tư
hoặc chưa được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS, đặc biệt là hệ thống thủy lợi; dịch
bệnh diễn biến phức tạp chưa có giải pháp phòng trị triệt để.
Bảng 3.8: Những khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm tại Bến Tre
Khoản mục Tỷ lệ (%)
Thường xảy ra bệnh 29,2
Chi phí đầu tư cao 23,2
Nguồn nước không tốt 10,9
Lịch thời vụ nuôi chưa hợp lý 9,2
Thời tiết thay đổi 7,6
Thiếu vốn 6,4
Đầu ra không ổn định 5,4
Lao động nuôi không có kỹ thuật 3,8
Khác 4,3
Có 9,2% số người trả lời cho rằng lịch thời vụ nuôi tôm được qui định bởi cơ quan chức
năng trên địa bàn hiện tại là chưa hợp lý. Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (2011) hiện tại vẫn còn một số hộ nuôi thả giống không tuân thủ lịch thời vụ của Ủy ban
nhân dân tỉnh, khi tôm chết những hộ này tự ý xả mầm bệnh ra ngoài môi trường tự nhiên mà
không qua xử lý tiêu hủy, do đó khả năng mầm bệnh sẽ lây lan sang các hộ nuôi khác là rất cao.
Mặt khác, thức ăn và thuốc hóa chất phục vụ cho nghề nuôi không ổn định, giá cả tăng liên tục,
chất lượng chưa đảm bảo, gây nhiều khó khăn cho người nuôi làm cho giá thành sản xuất tăng
cao trong những năm gần đây. Thời tiết và biến đổi khí hậu như hiện nay là một trong những lo
ngại của các hộ nuôi tôm có quan tâm với 7,6% số hộ nuôi trả lời. Ngoài ra, còn có một số khó
khăn khác như: Đầu ra không ổn định (5,4%), lao động không có kỹ thuật (3,8%) và một số khó
khăn khác chiếm tỷ lệ thấp hơn (4,3%).
3. KẾT LUẬN

- Mật độ thả giống trung bình của mô hình nuôi tôm sú là 44,9±16,8 con/m
2
/vụ thấp hơn nhiều
so với mật độ thả giống trung bình của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 89,2±24,6
con/m
2
/vụ.
- Thời gian nuôi tôm sú trung bình là 124 ngày/vụ, dài hơn so với thời gian nuôi tôm thẻ chân
trắng là 82 ngày/vụ.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình đối với tôm sú là 1,4±0,3 tương đương với mô hình
nuôi tôm thẻ chân trắng1,3±0,2.
- Năng suất trung bình của nuôi tôm sú là 7,2±2,3 tấn/ha/vụ thấp hơn so với nuôi tôm thẻ chân
trắng là 9,7±3,5 tấn/ha/vụ.
- Chi phí biến đổi nuôi tôm sú là 558,8±205,4 triệu đồng/ha/vụ, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ
cao nhất trong cơ cấu chi phí biến đổi (56,1%), còn chi phí biến đổi nuôi tôm thẻ chân trắng
trung bình là 560,7±215,9 triệu đồng/ha/vụ và chi phí thức ăn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong
cơ cấu chi phí biến đổi (54,0%).
- Giá thành để nuôi 1kg tôm sú trung bình là 84,7±47,3 ngàn đồng/kg còn giá thành nuôi tôm
thẻ chân trắng là 59,6±32,6 ngàn đồng/kg.
- Lợi nhuận trung bình khi tôm sú là 392,3±209,8 triệu đồng/ha/vụ và nuôi tôm thẻ chân trắng
là 443,6±132,0 triệu đòng/ha/vụ.
- Tỷ suất lợi nhuận trung bình của nôi tôm sú là 1,1±0,8 lần và nuôi tôm thẻ chân trắng là
1,0±0,6 lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2011. Bến Tre: Ngưng nhập và thả giống tôm sú
Truy cập ngày
09/08/2011.
Chu Trinh, 2011. Dịch bệnh tấn công tôm sú ở Bến Tre. Trang website
Truy cập
ngày 01/08/2011.

Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú
(Penaneus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Ngành nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Cần Thơ. 116 trang.
Dang Hoang Xuan Vinh, 2009. Technical efficiency analysis for commercial Black Tiger Prawn
(Penaeus monodon) aquaculture farms in Nha Trang city, Vietnam. Master Thesis in
Fisheries and Aquaculture Management and Economics, Nha Trang University, Vietnam.
69 page.
Đông Ngân, 2011. Bình Đại: Năm 2011 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh. Sở
Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn. Trang wesite
/>nuoi-tom-th-chan-trng-phat-trin-mnh.html.
FAO, 2010. The state of world fisheries and aquaculture 2010. FAO Fisheries and Aquaculture
Department. Food and agriculture organization of the united nations, Rome, 2010. 197p.
Huỳnh Văn Hiền và Đặng Thị Phượng, 2011. Hiệu quả hoạt động của thương lái mua bán tôm sú
nguyên liệu (Penaneus monodon) ở đồng bằng song Cửu Long. Kỷ yếu hội nghị sinh
viên và cán bộ trẻ nghiên cứu toàn quốc Ngành nuôi trồng Thủy sản na8m 2011. Trang
188-193.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Phân
tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) ở đồng bằng song Cửu Long. Kỷ yếu hội
nghị khoa học thủy sản lần 4. Đại học Cần Thơ. Trang 524-536.
Nguyễn Hoàng Âu Cơ, 2011. Nuôi tôm chân trắng ở đồng bằng sông Cửu Long. Trang wesite
/>dbscl.html. Cập nhật ngày 22/10/2011.
Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn, Võ Văn Bé, 2008. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và
kinh tế của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2008, số chuyên đề thủy sản, quyển 2.ISSN:
1859-2333. Trang 157-167.
Nguyễn Việt Thắng, 2008. Chỉ thị Số: 228/CT-BNN-NTTS. Về việc phát triển nuôi tôm chân
trắng. Hà Nội, Ngày 25/01/2008.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, 2011. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011
và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
Tổng cục thống kê, 2010. Số liệu thống kê Việt Nam 2009. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

Thế Đạt, 2011. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL vượt 57%. Trang website
/>57/201112/116022.vnplus. Cập nhật ngày 05/12/2011.
Tổng cục Thủy sản, 2010. Hiện trạng và định hướng phát triển sản xuất tôm. Bản tin Thương mại
Thủy sản, số 36-2010. Trand 5-6.
Trần Quốc, 2011. Tôm thẻ chân trắng lấn sân tôm sú và vấn đề quy hoạch. Sở Nông nghiệp và
Phát Triển Nông thôn Bến Tre. />tom-th-chan-trng-ln-san-tom-su-va-vn quy-hoch.html.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2011. Công văn số 6025/UBND-KTN ngày 29/12/2011 của
UBND tỉnh Bến Tre về việc chỉ đạo việc thả nuôi tôm biển vụ nuôi năm 2012.
VASEP, 2011. Thị trường nhập khẩu tôm việt nam năm 2010. Bản tin thương mại thuỷ sản số
05/2011. Trang 18-20.
COMPARING TECHNICAL-FINANCIAL ASPECTS OF BLACK TIGER SHRIMP
(PENAUES MONODON) INTENSIVE CULTURE AND WHITE LEG SHRIMP
(PENAEUS VANNAMEI) CULTURE IN BEN TRE PROVINCE
Nguyễn Thị Kim Thoa
2
, Huỳnh Văn Hiền
2
& Nguyễn Thanh Long
2

2 Sinh viên lớp Quản lý Nghề cá - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ;
2
Bộ môn Quản lý & Kinh tế Nghề cá - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ.
ABSTRACT
The study was implemented from August 2011 to December 2011 in Ben Tre province. Total number of observed
sample was 65 household (32 black tiger shrimp farmers and 33 white leg shrimp farmers). According to analyses,
there are two crops per year in black tiger shrimp culture compared to three crops per year for the white leg shrimp
culture. The average depth of the surveyed ponds was minimally different for both black tiger shrimp and white leg
shrimp categories, with 1.4 meters and 1.5 meters respectively. The average stocking density of black tiger shrimp
was 44.9±16.8 ind/m

2
/crop, while the equivalent of white leg shrimp was 89.2±24.6 ind/m
2
/crop. The average
culturing time was 124 days/crop for black tiger shrimp and 82 days/crop for white leg shrimp. The average Feed
Conversion Ratio (FCR) in black tiger shrimp was 1.4±0.3 and was 1.3±0.2 in white tiger shrimp. The average size
of harvested shrimp was 38.0±15.8 ind/kg for black tiger shrimp and 85.0±20.3 ind/kg in white leg shrimp. The
average yield of black tiger shrimp was 7.2±2.3 tons/ha/crop compared to 9.7±3.5 tons/ha/crop in white leg shrimp.
The average variable cost of black tiger shrimp was 558.8±205.4 million VND/ha/crop, of which the highest
proportion was accounted by feed cost (56.1%). Whereas the corresponding numbers of white leg shrimp was
560.7±215.9 million VND/ha/crop, with the feed cost shared 54.0% of total. The average production cost for
feeding 1 kg of shrimp, the production cost for black tiger shrimp was much higher those of white leg shrimp,
namely 84.7±47.3 thousand VND/kg and 59.6±32.6 thousand VND/kg respectively. The average profit was
392.3±209.8 million VND/ha/crop in black tiger shrimp and 443.6±132.0 million VND/ha/crop in white leg tiger
shrimp. The average profit rate was 1.1±0.8 times in black tiger shrimp and 1.0±0.6 times in white leg shrimp.
According to farmers in the surveyed area, the most common difficulties were the high input costs (cited by 23.2%
households) and the frequent severe disease occurs (29.2%).
Key words: Black tiger shrimp, white leg shrimp, profit, technical- finalcial efficiency.
Email:

×