Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.28 KB, 98 trang )



I

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 5
1.2. Thực trạng chung của ngành nghề nuôi thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa 6
1.2.1. Vị trí địa lý 6
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 7
1.2.3. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa 8
1.3. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa 10
1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 10
1.3.2. Đặc điểm cơ cấu kinh tế 12
1.3.3. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa 13
1.3.4. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng 18
Chương 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Dữ liệu nghiên cứu 25
2.1.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu 25
2.1.2. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật 30
2.1.3. Phương pháp tiếp cận các nội dung nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Phương pháp SPF 33
2.2.2. Phương pháp DEA 34
2.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính bội (hồi quy đa biến) 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Kết quả phân tích 39


3.1.1. Phương pháp SPF 39
3.1.2 Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi theo phương pháp SPF 41


II

3.2. Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi theo phương pháp DEA(CRS)43
3.3. So sánh hiệu quả kỹ thuật của phương pháp SPF và hiệu quả kỹ thuật của
phương pháp DEA(CRS) 44
3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu 47
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ
THUẬT 50
4.1. Kết luận 50
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng 50
4.2.1. Chọn mua tôm giống 51
4.2.2. Đảm bảo kỹ thuật nuôi tôm 52
4.2.3. Quản lý chất thải trong ao nuôi 54
4.2.4. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
57
4.2.5 Cần nắm bắt rõ tình hình biến động thời tiết 58
4.2. Kiến nghị 59
4.2.1. Đối với người nuôi 59
4.2.2. Đối với địa phương 59
PHỤ LỤC 1 61
PHỤ LỤC 2 68
PHỤ LỤC 3 75
PHỤ LỤC 4 88
PHỤ LỤC 5 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93


III


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa 9
Bảng 2: Diện tích và sản lượng tôm thịt tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2010 10
Bảng 3: Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Hoà 15
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về giá trị ngành thuỷ sản thị xã giai đoạn 2006-
2010 15
Bảng 5: Tỷ lệ lao động nam, nữ được phỏng vấn 25
Bảng 6: Độ tuổi chủ hộ nuôi tôm 25
Bảng 7: Số nhân khẩu của hộ nuôi 26
Bảng 8: Thu nhập của các hộ nuôi từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng 26
Bảng 9: Kinh nghiệm của các chủ hộ nuôi tôm 27
Bảng 10: Kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ nuôi 28
Bảng 11: Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi 28
Bảng 12: Diện tích ao nuôi tôm 29
Bảng 13: Số ao nuôi tôm 29
Bảng 14: Độ sâu ao nuôi 30
Bảng 15: Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích 30
Bảng 16: Một số giá trị thống kê của các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật 31
Bảng 17: Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa theo phương pháp SPF 39
Bảng 18: Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa –
Khánh Hòa (SPF). 42
Bảng 19: Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa –
Khánh Hòa (DEA) 44
Bảng 20: Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
tại thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa theo phương pháp SPF và DEA(CRS) 45


IV


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa 7
Hình 2: Cơ cấu kinh tế các ngành nghề của tỉnh Khánh Hòa năm 2010 8
Hình 3: Bản đồ thị xã Ninh Hòa 11
Hình 4: Tôm thẻ chân trắng 19
Hình 5: Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu 32
Hình 6: Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào theo phương pháp
CRS 35
Hình 7: Phân phối hiệu quả kỹ thuật (SPF) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại
thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa 41
Hình 8: Phân phối hiệu quả kỹ thuật (DEA) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại
thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa 43
Hình 9: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 46


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nuôi trồng thủy sản thế giới thì nghề nuôi tôm là một trong những
nghề phát triển mạnh nhất. Những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nhiều nước đã và
đang phát triển mạnh mẽ nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành nuôi trồng thủy
sản đã được áp dụng vào sản xuất làm gia tăng đáng kể sản lượng nuôi tôm nói
riêng và thực phẩm thủy sản nói chung. Tại một số quốc gia châu Á, châu Mỹ, châu
Phi nghề nuôi tôm đã phát triển ở trình độ cao thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư,

các cán bộ nghiên cứu và người lao động.
Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và 10 vịnh, 112 cửa sông lạch,
hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, hàng vạn ha rừng ngập mặn. Trong nội địa, hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có thể sử
dụng để nuôi trồng thủy sản trong đó có nuôi tôm. Vì vậy tiềm năng diện tích nuôi
trồng thủy sản Việt Nam lên đến 1,7 triệu ha. Nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã phát
triển rất nhanh góp phần đưa tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tổng sản
lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 38,3% vào năm 2004 lên 45,8% vào năm 2006.
Trong nuôi trồng thủy sản thì nuôi tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam
do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Mặc dù tỷ trọng sản lượng nuôi tôm so với tổng
sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2006 chỉ là 22,3%, nhưng giá trị mặt
hàng tôm xuất khẩu lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn
2002-2006. (Nguồn: Hoàng Thu Thủy, 2008)
Khánh Hòa là nơi có nhiều tiềm năng cho việc nuôi tôm sú thương phẩm với
diện tích nuôi từ 4.526 ha (1999) lên 5.320 ha (2002) và tổng sản lượng tôm sú
thương phẩm cũng tăng từ 3.716 tấn (1999) lên 6.275 tấn (2002) (Nguồn: Phạm
Xuân Thủy, 2004). Tuy nhiên, con tôm sú ngày càng đẩy nhiều hộ nuôi lâm cảnh
thất bại bởi trong nhiều năm qua, loại tôm này thường xuyên bị dịch bệnh hoành
hành, nhiều hồ nuôi chưa kịp thu hoạch, tôm đã ngửa bụng chết trắng hồ. Khi con
tôm thẻ chân trắng xuất hiện, thành công hiện hữu của nó đã nhanh chóng khiến

2

hàng ngàn hộ nuôi trong tỉnh đồng loạt chuyển đổi từ tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân
trắng. Khánh Hòa là địa phương có tốc độ tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
nhanh đến… chóng mặt. Năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây chỉ có
900 ha thì sang năm 2009 đã tăng đến 3.100 ha. Ninh Hòa là huyện có nghề nuôi
tôm thẻ chân trắng quan trọng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa.
Việc dịch chuyển nhanh chóng trong nghề nuôi tôm thương phẩm từ tôm sú
sang tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là một xu thế tất yếu

của người nuôi chuyển từ đối tượng rủi ro cao, sang đối tượng nuôi mới, có giá trị
kinh tế tương đương ít rủi ro hơn. Tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
thương phẩm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đều tự phát chưa tính toán đến
hiệu quả kỹ thuật và về phía chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp cụ thể
nào nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm thẻ
chân trắng. Theo lí thuyết kinh tế, sự phát triển quá nhanh và tự phát của một ngành
thường dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào – từ đó sẽ ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi, của ngành và môi trường trong
tương lai gần.
Đối với các nước đang phát triển, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố
đầu vào đặc biệt là các đầu vào như lao động, con giống đóng vai trò quyết định cho
việc phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của các
chủ hộ nuôi hiện nay thường là khả năng sinh lợi mà không quan tâm nhiều đến
hiệu quả kỹ thuật. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả kỹ thuật tối thiểu hóa các yếu tố
đầu vào mà không làm giảm sút đến yếu tố đầu ra hoặc tối đa hóa yếu tố đầu ra trên
cơ sở các yếu tố đầu vào có sẵn là nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm
giúp các nhà quản lý khuyến cáo hộ nuôi và đề ra các biện pháp quản lí nhằm phát
triển nghề nuôi bền vững của thị xã Ninh Hòa.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của nghiên cứu này là:
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương
phẩm của thị xã Ninh Hòa bằng phương pháp SPF và DEA.

3

- So sánh hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp SPF và DEA cho các trại nuôi
tôm thẻ chân trắng thương phẩm của thị xã Ninh Hòa.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật SPF.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho chính quyền và chủ nông hộ nhằm
phát triển nghề nuôi bền vững.

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu là các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại
thị xã Ninh Hòa năm 2012 với biến đầu ra là sản lượng và sáu biến đầu vào là diện
tích ao, lao động, số máy quạt nước, máy bơm, thức ăn và con giống.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tập trung phân tích, tìm hiểu về
hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Phương pháp đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier -
SPF).
+ Phương pháp màng bao dữ liệu (DEA)
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận:
+ Hệ thống hóa lại phương pháp đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production
Frontier – SPF) góp phần hoàn thiện phương pháp SPF tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:
+ Góp phần làm rõ và phổ biến về cách sử dụng phương pháp SPF trong nghiên
cứu định lượng, đặc biệt là trong giới học sinh, sinh viên.
+ Từ những kết quả phân tích của đề tài thì các kết quả này sẽ là một cơ sở để
chính quyền địa phương và người nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tham khảo
và đưa vào áp dụng trong quá trình nuôi trong thực tế.
6. Bố cục của đề tài bao gồm
Ngoài phần mở bài, phụ lục, tài liệu tham khảo nội dung của đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

4

Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật



















5

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Dân số thế giới ngày một gia tăng trong điều kiện đó các nguồn thiên
nhiên hữu hạn ngày càng cạn kiệt, chính vì vậy chủ đề được nhiều nhà khoa học
trên thế giới quan tâm là việc phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để
tìm cách gia tăng lượng đầu ra mà không sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hoặc tối
đa hóa yếu tố đầu ra trên cơ sở các yếu tố đầu vào có sẵn. Người đi tiên phong

xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết là Farrel (1957) và hiện tại có hai
phương pháp phân tích chính là Data Envelopment Analysis (DEA) được khởi
xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp Stochastic Production
Frontier (SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995). Các đơn vị sản xuất
áp dụng các phương pháp này để phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
và nghiên cứu mối tương quan giữa hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào với khả
năng sinh lời đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trên thế giới như Dawang
và ctg (2011) cho các hộ đánh bắt thủy sản ven bờ Nigeria với 110 mẫu, đã chỉ ra
rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,83, và thu nhập ròng của một trại nuôi là
48.734,57 đồng Nigeria … Nghiên cứu tiêu biểu nhất trong lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản là: Sharma và Lueng (1998) chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình của
cá chép ở Nepal là 0,77; và Iinuma, Sharma và Lueng (1999) chỉ ra việc nuôi cá
Chép ở Peninsula, Malaysia có hiệu quả kỹ thuật trung bình là 42%.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cũng
đã có một số ít tác giả áp dụng phương pháp DEA như Huy (2009) và Au (2009).
Tuy nhiên ở mức độ luận văn thạc sỹ nên các tác giả này chỉ mới dừng lại ở các
nghiên cứu phân tích sơ khởi về hiệu quả của các hộ nuôi . Huy (2009) sử dụng mô

6

hình DEA tối thiểu hóa đầu vào trong trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng
đến kết quả sản xuất với hai biến đầu ra và năm biến đầu vào để đánh giá hiệu quả
kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa; kết quả Cam
Ranh có tỷ lệ số trại nuôi tôm sú thương phẩm tại đạt hiệu quả cao nhất với 42% là
nhờ vào vị trí địa lý, tỷ lệ thấp nhất 25 và 24% lần lượt là ở Nha Trang và Ninh Hòa
do gần khu dân cư, các nhà máy chế biến, các khu du lịch. Au (2009) sử dụng mô
hình phân tích màng dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả kỹ thuật tối thiểu hóa đầu vào
trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất đối với các hộ nuôi xem
tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang; chỉ ra rằng chỉ số hiệu quả kỷ thuật khá cao,

bình quân 0,91 với nguyên nhân chính của phi hiệu quả là do qui mô không hợp lý.
Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào áp dụng phương pháp SPF để
phân tích hiệu quả và tìm hiểu các đặc điểm nông hộ ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng các yếu tố đầu vào trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
1.2. Thực trạng chung của ngành nghề nuôi thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa
1.2.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh
Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng
Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam, và Biển Đông về hướng Đông.
Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng
nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh với khí hậu ôn hòa,
nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử
văn hóa nổi tiếng khác.Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong
những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm
kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến
109°27’55" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại
Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực Đông trên
đất liền của Việt Nam. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất
vào khoảng 90 km.

7

Hình 1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa

( Nguồn: workshop-khanhhoa2011.vigcs.vn,2011)
Với vị trí thuận lợi như trên đã tạo điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa phát
triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế xã hội với các tỉnh trong cả
nước và quốc tế. Bờ biển dài nhiều vũng vịnh là điều kiện thuận lợi để phát triển
ngành thủy sản đặc biệt là ngành nuôi thủy sản mặt nước lớn trên biển.

( Nguồn: Thư viện tỉnh Khánh Hòa)
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững
của Việt Nam. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1480 USD. Kinh
tế chuyển dịch theo cơ cấu dịch vụ - du lịch 44,19%, công nghiệp – xây dựng
42,23%, nông – lâm – thủy sản 13,58%.
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 695 triệu USD, bằng 116% kế hoạch
năm 2010 và tăng 21,3% so với năm 2009. Thu nhập bình quân đầu người ước tính
10 triệu đồng/năm, và là 1 trong 5 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân cao nhất
nước.

8

Hình 2: Cơ cấu kinh tế các ngành nghề của tỉnh Khánh Hòa năm 2010
dịch vụ - du
lịch ,
44.19%
công nghiệp
- xây dựng,
42.23%
nông - lâm -
thủy sản,
13.58%

( Nguồn : baokhanhhoa.com.vn,2010)
Qua biểu đồ 1 cho ta thấy tỉ lệ % ngành nông – lâm - thủy sản trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh Khánh Hòa khá thấp chiếm 13,58% và còn có xu hướng giảm
xuống trong thời gian tới, nguyên nhân là do những năm vừa qua Khánh Hòa ưu
tiên chú trọng phát triển các ngành dịch vụ - du lịch, công nghiệp - xây dựng. Tuy
nhiên tỉnh Khánh Hòa vẫn xác định ngành nuôi trồng thủy sản trong đó có ngành

nuôi trồng thủy sản lợ, mặn vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian
tới.
1.2.3. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa
1.2.3.1. Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa
Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa tương đối lớn với
8.801,3 ha; Trong đó nhiều nhất là ở huyện Ninh Hòa với 2.770 ha chiếm 31,47%
diện tích có thể nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh; đứng thứ hai là huyện Vạn Ninh với
2.326 ha; huyện Cam Lâm đứng thứ ba với 1.685,5 ha; đứng thứ tư là huyện Cam
Ranh và thứ năm là thành phố Nha Trang. Còn lại bao gồm: Diên Khánh, Khánh
Sơn, Khánh Vĩnh.
Hiện nay Khánh Hòa đã sử dụng gần như tối đa diện tích tiềm năng trong
nuôi trồng thủy sản nước lợ, năm 2010 diện tích đất sử dụng cho nuôi tôm thịt đã là

9

4608 ha. Có thể nhận thấy khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng trên ao, đìa là rất
khó và Khánh Hòa chỉ có thể phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng trên các eo,
vịnh trên biển.
Bảng 1: Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa
ĐVT: ha.
Huyện, thị
Ao, hồ
nhỏ
(nước
ngọt)
Nuôi mặt
nước các công
trình thủy lợi
Đìa (nước
lợ)

Eo vịnh
Tổng
cộng
1. Vạn Ninh
20 30 920 1.356 2.326
2. Ninh Hòa
50 400 2.020 300 2.770
3. Nha Trang
10 430 257,5 697,5
4. Cam Ranh
820 397 1.217
5. Cam Lâm
7,5 576 500 575 1.685,5
6. Diên Khánh
15 89,5 104,5
7. Khánh Sơn
11 11
8. Khánh Vĩnh
15,3 15,3
Toàn tỉnh
128,8 1.095,5 4690 2.885,5 8.801,3
(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa,2010)
1.2.3.2 . Diện tích và sản lượng nuôi tôm thịt tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 –
2010
Qua bảng 2, ta thấy: cả tổng diện tích nuôi và sản lượng nuôi tôm thịt đều có
xu hướng tăng.
Tuy nhiên diện tích nuôi tôm thịt năm 2010 là 4900 ha đang vượt quá tiềm
năng diện tích ao đìa có thể sử dụng vì vậy trong thời gian tới cần có biện pháp hạn
chế việc tăng diện tích nuôi. Tổng sản lượng nuôi tôm thịt tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2005 – 2010 có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là


10

8,95%. Số lượng tôm sú giống giảm nhanh với tốc độ giảm bình quân hàng năm là
24,06%, trong khi đó tổng số lượng tôm thẻ chân trắng giống lại tăng nhanh với tốc
độ phát triển bình quân hàng năm là 96,25%.
Bảng 2: Diện tích và sản lượng tôm thịt tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2010
Năm
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích Ha
4.100 3.917 3.778 960 832 797
Sản lượng Tấn
4.234 4.276 4.875 950 823 1.235
Tôm

Số lượng con
giống
Triệu
con
2.700 2.300 1.829 1.390 798 682
Diện tích Ha
0 83 390 3.636 3.976 4.103
Sản lượng Tấn
0 332 1.561 5.550 3.477 5.265
Tôm
thẻ

Số lượng con
giống
Triệu
con
0 84 350 830 1.348 1.337
Diện tích Ha
4.100 4.000 4.168 4.596 4.808 4.900
Sản lượng Tấn
4.234 4.608 6.436 6.500 4.300 6.500
Tổng
Số lượng con
giống
Triệu
con
2.700 2.384 2.179 2.220 2.146 2.019
(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa,2010)
1.3. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa
1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Ninh Hoà là thị xã đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, thuộc tỉnh Khánh Hoà,
nằm trên tọa độ từ 12
0
20' - 12
0
45' độ vĩ Bắc, 105
0
52' - 109
0
20' độ kinh Đông, có
ranh giới chung với huyện Vạn Ninh ở phía Bắc, huyện Diên Khánh và thành phố
Nha Trang ở phía Nam, giáp tỉnh Đaklak ở phía Tây, giáp biển ở phía Đông.

Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33 km về phía Bắc (theo Quốc lộ 1A).

11

Ninh Hoà có diện tích tự nhiên 1195,73 km
2
, trên 70% là núi rừng 0,44% là
động cát ven biển. Đất sản xuất nông nghiệp 28.042 ha, có 10.808 ha trồng lúa,
diện tích còn lại là chăn nuôi trong đó có nuôi trồng thủy sản.
Hình 3: Bản đồ thị xã Ninh Hòa

( Nguồn: nhatrang-travel.com,2009)
Ninh Hoà có con sông chính là sông Cái (sông Dinh) dài 49 km, do 3 sông
nhánh là sông Tân Lạc, sông Đá (sông Đục) và sông Lốt (hạ lưu sông Đá Bàn) hợp
lưu tại ngã 3 sông phía trên cầu Sắt, chảy qua phường Ninh Hiệp rồi đổ ra đầm
Nha Phu. Phía Nam có con sông Găng (sông Cầu) do các suối phát nguyên từ dải

12

núi phía Nam và Tây Nam như : suối Nhà Chay, suối Bà Tứ, suối hồ Đá Xẻ hợp
thành, qua cửa Tam ích cũng đổ ra đầm Nha Phu. Hệ thống sông ngòi phong phú
giống phần phát triển ngành nghề nuôi thủy sản ở Ninh Hòa.
Bờ biển Ninh Hoà có chiều dài hàng trăm kilômét (theo mép nước), nhiều nơi
lồi lỏm, khúc khuỷu, có nhiều cửa sông, cửa lạch nằm sâu trong đất liền thuận lợi
cho ghe thuyền ẩn trú khi có bão. Sinh vật biển có nhiều loài quý như cá thu, tôm,
mực, các loại trai ốc Bờ biển nhiều nơi bãi triều rộng thuận lơi cho nghề nuôi
trồng hải sản xuất khẩu và làm muối. Nghề làm muối ở Hòn Khói đã có từ lâu đời,
sản lượng có năm lên đến 5 - 6 vạn tấn, chất lượng ngon nổi tiếng trong nước.
Hàng năm cung cấp hàng vạn tấn cho thị trường trong và ngoài nước.
Ninh Hoà có Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc-Nam đi qua, có quốc lộ 21 (nay là

quốc lộ 26) từ trung tâm huyện lỵ nối với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak,
có cảng biển Hòn Khói, có mạng lưới giao thông tương đối phát triển. Đó là
những điều kiện thuận lợi để Ninh Hoà phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dần, đẩy mạnh sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá với các vùng miền trong
nước và trong khu vực. Đồng thời với các điều kiện đó, gắn với đặc điểm địa lý
nói trên, Ninh Hoà còn là một huyện có vị trí quân sự, vị trí quốc phòng quan
trọng.
(Nguồn: ninhhoa.khanhhoa.gov.vn,2007)
1.3.2. Đặc điểm cơ cấu kinh tế
Tốc độ phát triển GDP bình quân hàng năm 9,72%. Giá trị xuất ngành nông,
lâm nghiệp, thủy sản, bình quân hàng năm 9,72%. Giá trị sản xuất ngành nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 4,25%. Giá trị sản xuất ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân hàng năm
19,8%.Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - du lịch tăng bình quân hàng năm
16,2%.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2005 tỷ trọng
công nghiệp chiếm 51%, nông nghiệp chiếm 24,6% và dịch vụ chiếm 24,4%

13

+ Lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiến bộ qua hàng
năm tăng ở tất cả các khu vực, các thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng bình quân hàng năm 19,8%
+ Lĩnh vực Nông nghiệp được tiếp tục đầu tư và có nhiều tiến bộ nhất là
khâu đổi mới giống cây trồng, vật nuôi; ổn định diện tích gieo trồng và từng bước
cơ giới hóa Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 80.000 tấn.
+ Lĩnh vực thuỷ sản : Các loại phương tiện đánh bắt thuỷ sản được nâng cao
về số lượng, công suất, trong đó tàu thuyền cơ giới tăng 382 chiếc so với năm
2000. Đánh bắt hải sản đạt 7.000 tấn. Hiện nay diện tích nuôi trồng các nhuyễn thể
tăng mạnh, đặc biệt nuôi con vẹm trên địa bàn xã Ninh Ích, Ninh Phú …
+ Lĩnh vực lâm nghiệp : Từ năm 2000 đến năm 2005 đã trồng được gần

1.690 ha rừng tập trung, vượt chỉ tiêu tỉnh giao 84%. Cây phân tán trồng được
388.500 cây đạt 100% kế hoạch.
+ Lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch được quan tâm tạo điều kiện phát
triển nhất là đầu tư xây dựng nhiều công trình chợ ở nông thôn, đổi mới hoạt động
các hợp tác xã, các doanh nghiệp xây dựng, dịch vụ công ích, khuyến khích kinh
doanh đa ngành, quản lý trật tự kinh doanh, tạo mọi điều kiện để các đơn vị bảo
hiểm, ngân hàng … trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, quan tâm các thành phần
kinh tế phát triển thuận lợi.
Nhìn chung nhiều chương trình kinh tế - xã hội được xây dựng và triển khai
thực hiện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn. Thị xã Ninh Hòa đã quy hoạch giao thông nông thôn, quy
hoạch đất nuôi trồng thủy sản, đất sản xuất nguyên liệu mía. Cơ bản giải quyết vấn
đề đất ở cho nhân dân và quỹ đất dành cho đầu tư phát triển.
1.3.3. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa
1.3.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh
Hòa
+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản

14

Năm 2009 diện tích suy giảm 8 % so với năm 2008 do dịch bệnh xảy ra khá
nhiều không thể kiển soát nên người nuôi trồng thủy sản hạn chế diện tích thả nuôi
trong tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm chiếm tỷ lệ đáng
kể và đang có xu hướng tăng dần qua các năm từ 75,84 % năm 2008 lên 77,28 %
năm 2010.
Việc mở rộng diện tích nuôi trồng quá nhanh, với hình thức quảng canh và
quảng canh cải tiến là chủ yếu, vấn đề quy hoạch, giống, vốn… nuôi trồng thủy sản
thị xã Ninh Hòa đang đối mặt với hàng lọat vấn đề cần giải quyết.
(Nguồn: Trần Thị Tình. 2011)
+ Vốn cho nuôi trồng thuỷ sản

Do thiếu vốn nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản không
bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, người nuôi đã không xây dựng hệ thống cấp thoát nước
của ao nuôi đúng quy định, đặc biệt là hệ thống ao lắng lọc, đây chính là nguyên
nhân gây tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên trầm trọng.
Qua khảo sát, nhu cầu về vốn cho nuôi trồng thủy sản trong vùng còn rất lớn,
tuy nhiên các hộ nuôi trồng thủy sản đã có ít cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn
từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đây là một trong những
nguyên nhân tạo ra những tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội, môi trường.
(Nguồn: Trần Thị Tình. 2011)
+ Lao động cho nuôi trồng thuỷ sản
Thị xã Ninh Hòa có lợi thế về sức lao động rẻ do dân số đông và số người
trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn (60% dân số ở tuổi lao động dưới 30 tuổi).
Riêng lao động trong ngành thuỷ sản, hiện cả thị xã có 14.148 lao động, chiếm gần
10,85% lực lượng lao động của thị xã.
(Nguồn: Trần Thị Tình. 2011)
+ Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản
Trong giai đoạn 2008-2010, cơ cấu diện tích biến đổi theo hướng giảm dần
diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, tăng dần diện tích nuôi thâm
canh, bán thâm canh (bình quân 3 năm nghiên cứu tốc độ tăng diện tích thâm canh

15

6,63%/năm, bán thâm canh là 4,94%/năm, còn diện tích nuôi quảng canh và quảng
canh cải tiến giảm bình quân mỗi năm là 15,57%/năm).
Bảng 3: Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Hoà
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển (%)
Chỉ tiêu

Diện
tích

(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện
tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện
tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
2009/
2008
2010/
2009
Bình
quân
Tổng
1770 100 1850 100 1852 100 104,5 100,1 102,3
Thâm canh
513 29,0 560 30,3 584 31,5 109,0 104,2 106,6
Bán thâm canh
963 54,4 1045 56,5 1059 57,2 1085 101,4 104,9
Quảng canh và
quảng canh cải
tiến
294 16,6 245 13,2 209 11,3 83,5 85,4 84,4
(Nguồn: Phòng NNPTNT huyện Ninh Hoà,2010)

+ Giá trị và sản lượng thuỷ sản
Trong vòng 3 năm (2006-2008), sản lượng tăng hơn 1,15 lần (từ 4,00 ngàn
tấn năm 2006 lên đến 4,60 ngàn tấn năm 2008). Năm 2009 sản lượng nuôi suy giảm
(từ 4,6 ngàn tấn năm 2008 xuống 3,10 ngàn tấn vào năm 2009). Đến năm 2010 sản
lượng có tăng lên nhưng so với năm 2008 vẫn không đáng kể.
+ Chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thủy sản
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về giá trị ngành thuỷ sản thị xã giai đoạn
2006-2010
Đvt :(%)
Thời gian
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
Nuôi trồng
48,89 47,82 50,70 49,40 53,46
Khai thác
40,91 41,22 38,70 39,88 36,27
Dịch vụ
10,20 11,07 10,65 10,85 10,29
Tổng số
100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn : Niên giám thống kê thị xã Ninh Hoà, 2010)

16

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành thủy sản: trong giai đọan từ
2006 - 2010 nuôi trồng thủy sản huyện đã đạt được những kết quả và tiến bộ trong
phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất (xem bảng 4).
+ Xóa đói giảm nghèo cho đại bộ phận dân cư nuôi trồng thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo chung
của huyện từ 14% năm 2005 xuống còn 1% năm 2010. Nhiều gia đình đã thoát khỏi

cảnh đói nghèo, rất nhiều hộ ở các vùng ven biển đã trở nên giàu có nhờ phát triển
nuôi trồng thủy sản.
(Nguồn: Trần Thị Tình. 2011)
1.3.3.2. Dịch vụ kỹ thuật phục vụ nuôi trồng: về con giống, về phòng ngừa dịch
bệnh, về công tác khuyến ngư
+ Về con giống
Hạn chế chủ yếu trong vấn đề sản xuất con giống thời gian qua là:
- Chưa chủ động và còn thiếu công nghệ sản xuất giống sạch bệnh.
- Việc giải quyết tôm bố mẹ cho sản xuất tôm giống vẫn còn bị động, chưa
có giải pháp hiệu quả để đảm bảo chất lượng, số lượng và thời vụ sản xuất.
- Giá cả tôm mẹ cao nên có một số cơ sở đã lạm dụng cho tôm tái phát dục,
đẻ nhiều lần, làm chất lượng tôm giống không đảm bảo.
- Công tác kiểm dịch và kiểm tra con giống còn nhiều bất cập, nên vẫn còn
một lượng tôm giống kém chất lượng chưa đủ tuổi, hoặc tôm đã mang mầm bệnh
bán ra thị trường gây thiệt hại cho người nuôi.
- Nuôi biển đến nay hầu như vẫn dựa vào giống tự nhiên, một số đối tượng
giá thành con giống còn quá cao.
- Hệ thống sản xuất tôm giống chưa được qui hoạch hợp lý.
+ Về phòng ngừa dịch bệnh
Từ tháng 2/2009 trở lại đây, tình trạng tôm chết do ô nhiễm xảy ra khá phổ
biến. Nguyên nhân làm cho dịch bệnh tôm tràn lan trên địa bàn tỉnh là do thời tiết,
nguồn nước, chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi. Thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ

17

nuôi tôm, thiếu vốn, thiếu giống và đặc biệt là thiếu kiến thức phòng ngừa dịch
bệnh.
+ Về công tác khuyến ngư
Hệ thống khuyến ngư đã xây dựng và triển khai được nhiều mô hình nuôi đạt
năng suất và lợi nhuận cao. Các trung tâm khuyến ngư đã phối hợp mở nhiều lớp

tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá
chẽm, sò huyết, bào ngư cho người nông dân .
(Nguồn: Trần Thị Tình. 2011)
1.3.3.3. Đánh giá những thuận lơi và khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng
thủy sản thị xã Ninh Hòa
+ Thuận lợi:
- Ninh Hòa có điều kiện tự nhiên, môi trường có thể nuôi được nhiều loại hải
sản khác nhau, có bờ biển dài …cùng với hệ thống đầm lầy lớn và có nhiều chất
hữu cơ.
- Nghề nuôi trồng thủy sản của Ninh Hòa đã có từ lâu nên người dân đã tích
lũy được vốn liếng và kinh nghiệm, có lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ, cần cù
đáp ứng được yêu cầu.
- Kinh tế thuỷ sản là lĩnh vực kinh tế đang được huyện quan tâm đầu tư phát
triển, là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Sản phẩm nuôi trồng thủy sản của người dân hầu hết là sản phẩm sạch, họ
đã nhận thức ñược tầm quan trọng của vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, có ảnh
hưởng tới nghề nuôi trồng thủy sản của họ.
+ Khó khăn:
- Nhu cầu vốn trong nuôi trồng thủy sản rất lớn, trong khi các tổ chức tín
dụng chính thống không đáp ứng đủ.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người nuôi trồng chưa cao chỉ phù hợp
với hình thức nuôi quảng canh, nên khi chuyển sang nuôi thâm canh sẽ gặp không ít
khó khăn trong kỹ thuật nuôi trồng.

18

- Thị trường tiêu thụ không ổn định, sản phẩm thuộc hàng tươi sống, nơi
sản xuất cách xa nơi tiêu thụ nên ngư dân thường bị ép giá.
Tóm lại, trong những năm qua nuôi trồng thủy sản thị xã Ninh Hòa có sự
phát triển đáng kể, khẳng định được vị trí ngành sản xuất mũi nhọn của thị xã và

của tỉnh Khánh Hòa. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản có tác động mạnh
mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, hình
thức nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh ngày càng ñược mở rộng hình thành
nhiều vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh đã tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa về sản phẩm
thuỷ sản chất lượng cao. Đây là quá trình phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của
nuôi trồng thủy sản thị xã Ninh Hòa trong những năm qua và tạo nền tảng để phát
triển nuôi trồng trủy sản trong những năm tiếp theo. Có được những kết quả trên đó
là nhờ chính sách đúng đắn của chính quyền địa phương để tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên phát triển nuôi trồng thủy sản còn mang
yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ làm ảnh hưởng tới các ngành khác và ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái.
1.3.4. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng
1.3.4.1. Vài đặc điểm sinh học về tôm thẻ chân trắng
+ Tên gọi
- Tên khoa học: Lipopenaeus vannamei (Bone, 1931) và Penaeus vannamei
- Tên tiếng anh: White Shrimp
- Tên FAO: Tôm chân trắng, camaron patiblanco
- Tên tiếng việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc
Châu Mỹ.
+ Nguồn gốc và phân bố
Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven
bờ phía Đông Thía Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam MêHiCô, vùng biển

19

Equado: Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông
Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.
+ Hình thái cấu trúc

Hình 4: Tôm thẻ chân trắng

(Nguồn : Bộ thủy sản, 2004)
Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên gọi là tôm Bạc, bình
thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chùy
là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chùy có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 – 6 răng
cưa ở phía bụng. Nhưng răng cưa dó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai
telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chùy khá dài đôi khi từ mép sau vỏ
đầu ngực. Gờ bên chùy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt
mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson (gai đuôi) không phân
nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc

20

biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 – 4 hang, phần cuối của xúc
biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực.
+ Tập tính sinh sống
Ở vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ
sâu khoảng 72m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50 ‰, thích hợp ở độ
mặn biển 28 – 34 ‰, pH = 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 32˚C, tuy nhiên
chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 28˚C.
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song
không đòi hởi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú.
Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở
tuổi thành niên.
Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40g/con mất khoảng thời
gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 – 120 ngày. Là
đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú.
+ Đặc điểm sinh sản

Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 – 45 g/con là có
thể tham gia sinh sản.
Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được
tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác
nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equado tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 4.
Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 –
45g thì lượng trứng từ 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm.
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa
2 lần đẻ cách nhau 2 – 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 – 4
lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 – 16 giờ trứng nở ra ấu trùng
Nauplius. Ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua
3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm P.Vannamei khoảng
0,88 – 3mm.
(Nguồn : Bộ thủy sản, 2004)

21

1.3.4.2. Những thành quả đạt được trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Từ năm 2005 – 2010 cả diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng lên
rất nhanh, năm 2005 chưa có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng do Bộ thủy sản đang
kiểm nghiệm loại giống tôm thẻ chân trắng mới và chưa cho phổ biến nuôi rộng rãi.
Nhưng tới năm 2006 khi Bộ thủy sản chính thức xoá bỏ lệnh cấm thì tỉnh Khánh
Hòa cũng chính thức đưa đối tượng này vào nuôi với diện tích nuôi ban đầu là 83 ha
và sản lượng đạt 332 tấn bình quân năng suất 4 tấn/ha, thị xã Ninh Hòa chiếm một
diện tích lớn trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa. Tới năm 2010 chỉ trong
vòng 4 năm diện tích nuôi đã tăng lên gần gấp 50 lần và sản lượng là gần 16 lần.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng hầu hết là do những ao, đìa nuôi tôm sú không
hiệu quả những năm trước chuyển sang. Do những ưu điểm của con tôm thẻ chân
trắng dễ nuôi, năng suất cao, phát triển tương đối đồng đều, thời gian nuôi ngắn hơn
tôm sú, có thể nuôi với mật độ dày (trên 100 con/m

2
) và thích nghi tương đối tốt với
những biến đổi của khí hậu nên được đa số người nuôi ưa chuộng. Trong thời gian
này khi phong trào nuôi tôm sú đang đi vào thoái trào thì nuôi tôm thẻ chân trắng đã
góp phần giúp cho nhiều hộ nuôi trả được nợ từ những vụ nuôi tôm sú thất bại
trước. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, từ năm 2007
đến 2010, năng suất của tôm thẻ chân trắng trong vùng đạt trung bình 13 tấn/ha/vụ.
Đây là mức năng suất cực đỉnh so với các vùng nuôi ở miền Bắc và miền Nam.
Thậm chí có nhiều vùng nuôi đầu tư kỹ thuật thâm canh cao, năng suất có thể đạt từ
20 tấn đến 25 tấn/ha. Với năng suất cao và hiệu quả mang lại, tôm thẻ chân trắng đã
mang đến rất nhiều niềm tin và hy vọng cho người nuôi tôm Ninh Hòa
(Nguồn : Báo nông nghiệp Việt Nam.2010).
1.3.4.3. Nhược điểm còn tồn tại trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
Khi đưa đối tượng tôm thẻ chân trắng vào nuôi đã không kiểm soát được số
lượng người tham gia nuôi, nhiều hộ dân thấy nuôi tôm thẻ chân trắng có lợi hơn
tôm sú nên đua nhau đi nuôi đối tượng mới này bất chấp những khuyến cáo của các
ngành chức năng về dịch bệnh cũng như đầu ra.

×