Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán về hoạt động nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.41 KB, 50 trang )

Lời mở đầu
Công ty cổ phần XNK vật tư, thiết bị đường sắt là một doanh nghiệp
nhà nước có kinh nghiệm hoạt động lâu năm và có quy mô lớn trong việc
cung ứng vật tư, thiết bị cho ngành đường sắt.Trong quá trình chuyển đổi cơ
chế quản lý kinh tế, công ty đã gặp không Ýt khó khăn và vẫn đang trong quá
trình hoàn thiện dần cả về quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty đã
đạt được rất nhiều thành tích đáng chú ý, trong đó phải kể đến vai trò là doanh
nghiệp đầu ngành trong việc cung cấp vật tư thiết bị phục vụ cho ngành
đường sắt trong nước, và đang từng bước xâm nhập vào thị trường thế giới.Có
thể thấy đây là một doanh nghiệp có truyền thống và còn rất nhiều tiềm năng
phát triển.
Để góp phần tìm hiểu về công ty cổ phần XNK vật tư, thiết bị
đường sắt, trong báo cáo tổng hợp này, tôi xin được đề cập tới một số nét
chính về công ty nói chung và về tổ chức hạch toán kế toán ở công ty nói
riêng. Báo cáo gồm 3 phần chính nh sau:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần XNK vật tư, thiết bị, đường
sắt
Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
Phần 3: Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
Phần I
Tổng quan về công ty cổ phần xnk vật tư, thiết bị đường sắt
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty VIRASIMEX
Tên công ty: Công ty cổ phần XNK vật tư, thiết bị đường sắt
Tên quốc tế: Vietnam Railway Import- Export and Supply Material
Equipment Company.
Tên viết tắt: VIRASIMEX
Telephone: (84 - 4) 8221690
Fax: (84 - 4) 9422613
Email:
Trụ sở: Sè 132 - Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Công ty cổ phần XNK vật tư, thiết bị đường sắt là doanh nghiệp nhà


nước, trực thuộc tổng công ty đường sắt Việt Nam. Quá trình hình thành và
phát triển của công ty đă trải qua nhiều giai đoạn, trong đó có những nét chính
sau:
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta chủ trương
khôi phục kinh tế và đẩy mạnh hoạt động các tuyến đường sắt. Xuất phát từ đó,
bộ máy quản lý đường sắt được hình thành trong đó có một bộ phận lo vật tư
đường sắt.
Tháng 09/1954 một sè cán bộ từ vùng kháng chiến ở công binh công
xưởng chiến khu, công binh công xưởng hoả xa cũ tập hợp lại bước đầu lo tổ
chức và bắt tay vào việc thu mua vật tư đường sắt, tiếp nhận hàng Nhà nước
cấp để phục vụ ngay cho các công trình khôi phục đường sắt.
Đầu năm 1955 sáp nhập Ban vật tư với Ban giao thông công chính
đóng ở thị xã Bắc Giang và trở thành đầu mối lo vật tư cho ngành.
Do yêu cầu nhiệm vụ và lực lượng ngày lớn mạnh ngày 06/04/1955
Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng cục đường sắt Việt Nam
và chỉ thị số 505/ TTG thành lập các cục, ban, phòng, công ty trực
thuộc.Trong đó cục vật liệu do đồng chí Nguyễn Chấn làm Cục trưởng. Đó là
tiền thân hình thành và phát triển hệ vật tư đường sắt.
Cục vật liệu hay còn gọi là phòng vật tư đường sắt hoạt động từ năm
1955 - 1964 đổi tên thành Cục vật tư có trụ sở tại sè132 - Lê Duẩn - Hà Nội.
Năm 1983 Tổng cục đường sắt Việt Nam giải thể Cục vật tư và thành
lập Ban vật tư thiÕt bị đường sắt gồm 3 xí nghiệp trực thuộc chỉ đạo cả 3
miền Bắc Trung Nam là:
- Xí nghiệp vật tư Đường sắt I - Hà Nội
- Xí nghiệp vật tư Đường sắt II - Đà Nẵng
- Xí nghiệp vật tư Đường sắt III - Sài Gòn
Công ty vật tư thiết bị Đường sắt được thành lập ngày 6/1/1986 theo
Quyết định số 63/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là cung ứng vật tư chuyên dùng cho
ngành Đường sắt từ Bắc đến Nam. Công ty có hai Xí nghiệp trực thuộc là: Xí

nghiệp vật tư Đường sắt Đà Nẵng và Xí nghiệp vật tư Đường sắt Sài Gòn
Do tổ chức của ngành Đường sắt thay đổi, để phù hợp với cơ chế mới,
đáp ứng được nhu cầu phục vụ năng lực vận tải lớn, tháng 9 năm 1989 Công
ty cung ứng vật tư thiết bị Đường sắt được Nhà nước, Bộ GTVT và ngành
Đường sắt cho phép trực tiếp làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Năm
1993 Công ty vật tư đường sắt được đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu
cung ứng vật tư thiết bị đường sắt theo quyết định số 1520/ QĐ/ TCCB của
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, lấy tên giao dịch quốc tế là
VIRASIMEX( Vietnam Raiways Import - Export and Supply Material
Equipment Company).
Công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số 3849/ QĐ -
BGTVT về việc phê duyệt phương án chuyển công ty XNK cung ứng vật tư
thiết bị đường sắt thành công ty cổ phần. Điều lệ này đã được Đại Hội đồng
cổ đông thành lập thông qua ngày 04/06/2005 tại Hà Nội.
Hiện nay công ty lấy tên là Công ty cổ phần XNK vật tư thiết bị đường
sắt (VIRASIMEX), có trụ sở giao dịch tại số 132 - Lê Duẩn - Hà Nội.
II. Đặc điểm kinh doanh
1. Sản phẩm kinh doanh
Là công ty thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, các mặt hàng kinh
doanh của công ty chủ yếu phục vụ cho ngành đường sắt nên được sản xuất theo
tiêu chuẩn kĩ thuật quốc tế luôn đi kèm với bản vẽ kĩ thuật và bảo hành. Các mặt
hàng mà công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng chuyên dụng với giá thành
cao hoặc nhập khẩu với khối lượng lớn nhằm phục vụ cho các dự án của đất
nước.
Trong cơ chế thị trường thì tìm mặt hàng kinh doanh phải xuất phát từ
nhu cầu thị truờng. Mặt hàng do công ty kinh doanh rất đa dạng, nhiều chủng
loại; một số mặt hàng nh quặng Crôm, cao su, gỗ ván sàn, đá ốp lát, phụ tùng
đầu máy toa xe, thứp ray ghi, thạch cao,…
Có các nhóm hàng chính như nhóm phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp, nhóm
các loại vật tư, thiết bị Trung Quốc, Nhật Bản…Mỗi nhóm có từ hàng chục

đến hàng trăm các loại phụ tùng, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng, sửa
chữa, tu bổ đường sắt. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty bao
gồm:
STT
TÊN S¶N PHẨM
1 Hệ thống thiết bị thông tin, tín hiệu
2 Phụ tùng đầu máy toa xe
3 Ray, ghi phụ kiện dầm cầu
4 Phụ tùng thiết bị lẻ
5 Phụ kiện cầu đường
6 Gỗ xẻ, tà vạt gỗ
7 Tà vẹt bê tông và dụng cụ chuyên dùng
8 Kim loại chế phẩm
9 Hoá chất
10 Tạp phẩm phế liệu
Bảng01: Danh mục các mặt hàng kinh doanh
Nguồn hàng chủ yếu của công ty là nhập khẩu và đặt hàng trong nước.
Trong đó, phụ kiện cầu đường, các loại tà vẹt, những vật tư chuyên dùng khác
được đặt sản xuất trong nước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty
như: Các loại đầu máy xe lửa, các loại toa xe, các loại phụ tùng đầu máy, toa
xe, phụ kiện cầu đường sắt, các thiết bị sửa chữa,bảo dưỡng đường sắt, ray,
thép các loại phục vô cho ngành đường sắt…Số liệu về các mặt hàng nhập
khẩu chính của công ty đựơc thể hiện dưới bảng sau:
Đơn vị tính: 1.000USD
Stt
Stt
Mặt hàng
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Giá
trị

% Giá
trị
% Giá
trị
%
1 Phụ tùng đầu máy 1.345 23 2.050 37 2.136 38
2 Phụ tùng toa xe 2.873 50 1.862 34 1.765 31
3 Vật tư cầu đường 520 9 300 5 302 5
4 Ray P24, P43, P50 494 9 666 12 869 15
5 Máy móc, thiết bị bảo dưỡng,
sửa chữa đường sắt
137 2 176 3 203 4
6 Thép các loại 294 5 238 4 179 3
7 Thạch cao 83 1 259 5 184 3
Tổng cộng 5.746 100 5.551 100 5.637 100
Bảng 02: Giá trị những mặt hàng nhập khẩu chính của công ty
Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của
công ty tương đối ổn định, tuy cơ cấu các mặt hàng hàng năm đều có sự thay
đổi, nhưng nhìn chung hoạt động nhập khẩu của công ty diễn ra khá đều đặn
với kim ngạch nhập khẩu hàng năm trung bình khoảng 5,5 triệu USD.Trong
đó mặt hàng nhập khẩu thường xuyên và có giá trị lớn là các loại phụ tùng
cho đầu máy, toa xe và vật tư cầu đường sắt.
2. Thị trường của công ty
Công ty VIRASIMEX có một số bàn hàng thường xuyên và lâu năm ở
cả trong và ngoài nước.Thị trường của công ty có thể chia làm hai loại chính
là thị trường hàng nhập khẩu và thị trường tiêu thụ.
2.1. Thị trường nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu của công ty tương đối rộng, gồm các quốc gia
như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Pháp, Bỉ, Ên Độ, Nhật Bản. Đây là
những nước có nền công nghệ đường sắt tiên tiến và có quan hệ lâu năm với

ngành đường sắt nói chung và công ty VIRASIMEX nói riêng. Số liệu về giá
trị nhập khẩu từ các thị trường chính của công ty trong những năm gần đây
được thể hiện qua bảng dưới đây.
Đơn vị tính:1.000USD
Stt
Tên quốc gia
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Giá
trị
% Giá
trị
% Giá
trị
%
1 Trung Quốc 3.215 55 3.420 61 3.505 61
2 Đài Loan 246 4 440 8 453 8
3 Thái Lan 654 12 336 6 375 7
4 Nhật Bản 125 2 95 2 116 2
5 Ên Độ 954 16 523 9 530 9
6 Bỉ 325 5 395 7 368 6
7 Pháp 351 6 376 7 384 7
Tổng cộng 5.870 100 5.585 100 5.731 100
Bảng 03:Thị trường nhập khẩu chính của công ty

Qua bảng trên ta thấy thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là thị
trường Trung Quốc. Trung Quốc là nước có ngành đường sắt tiên tiến, mặt
khác gía cả các loại phụ tùng, vật tư hợp lý và sát với Việt Nam.Trong những
năm qua, giá trị hàng nhập khẳu từ Trung Quốc luôn luôn ổn định và tăng
dần, chiếm phần lớn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Đài Loan là thị trường
mới của công ty nhưng trong những năm gần đây giá trị hàng nhập khẩu liên

tục tăng từ 246 ngàn USD năm 2003 lên 453 ngàn USD năm 2005, tuy nhiên
so với kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc thì vẫn ở mức thấp. Thái Lan,
Nhật Bản, Ên Độ là những nước trong khu vực châu Á có trình độ công nghệ
tiên tiến trong ngành đường sắt. Trong đó Nhật Bản là nước có trình độ cao
nhất, nhưng giá trị nhập khẩu của công ty từ thị trường này không cao, chỉ
khoảng 100.000, USD. Công ty có xu hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu từ thị
trường Ên Độ, tăng dần tỷ trọng ở thị trường Pháp.Với thị trường Pháp công
ty chủ yếu nhập khẩu các loại phụ tùng cho đầu máy xe lửa (Pháp có ngành
đường sắt rất phát triển với đầu máy xe lửa chạy điện mà Việt Nam chưa có).
Bỉ cũng là một nước có ngành đường sắt phát triển, đầu máy của Bỉ được
đánh giá tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Đầu máy xe lửa của Bỉ được dùng để
phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hoá của ngành, tuy nhiên giá thành còn
khá cao và chi phí vận chuyển cũng lớn, ngoài ra vật tư phụ tùng thay thế
không dễ kiếm mà phải nhập khẩu từ Bỉ. Đó là điều khá bất lợi cho công ty
trong việc phục vụ nhu cầu của ngành.
Qua bảng trên ta cũng thấy việc nhập khẩu hàng hóa của công ty còn
phụ thuộc chủ yếu vào một thị trường là Trung Quốc. Công ty cần phải có
biện pháp tăng cường, đây mạnh nghiên cứu các thị trường tiềm năng khác và
có khả năng cung cấp những mặt hàng với giá cả và tính cạnh tranh cao.

2.2. Thị truờng tiêu thụ
Hiện tại thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường trong
nước. Công ty chỉ xuất khẩu mặt hàng duy nhất là cao su sang Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu không cao.Những năm trước đây, hoạt động xuất khẩu
của công ty thường là rất Ýt. Chỉ đến các năm 2004, 2005 thì hoạt động xuất
khẩu mới được tăng cường hơn nhưng doanh thu không đáng kể.Ví dô quý III
năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tại cơ quan công ty đạt 3.787.740.000đồng,
quý IV năm 2005 là 10.450.160.047đồng chiếm gần 25% tổng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ của cơ quan. Bạn hàng của công ty taị thị trường
Trung Quốc nh công ty TNHH xuất nhập khẩu Đỉnh Hợp - Hà Khẩu - Trung

Quốc…
Do đặc thù của ngành đường sắt nên thị trường trong nước của công ty
tương đối rộng, trải dài từ Bắc tới Nam. Khách hàng của công ty có thể là các
doanh nghiệp nhà nước như Xí nghiệp Sông Đà 10-4 (công ty Sông Đà 10),
công ty vận tải hành khách Hà Nội, Xí nghiệp liên hợp đường sắt Huế, Xí
nghiệp đầu máy Huế…; các doanh nghiệp tư nhân như doanh nghiệp tư nhân
Thanh Nhất, hợp tác xã vật tư, vật liệu Bốn Thắm…Ngoài các quan hệ bên
ngoài thị trong nội bộ công ty thường xuyên có sù trao đổi giữa các chi nhánh,
xí nghiệp trực thuộc.
Để tăng doanh thu công ty có thể mở rộng loại hình kinh doanh, nhưng
bên cạnh đó cần thiết phải mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường
xuất khẩu, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay.
3. Nguồn nhân lực
Lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nguồn
lực này là yếu tố quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi công
ty. Muốn sử dụng tốt nguồn lực thì các nhà quản lý phải biết phân bổ lao động
cho phù hợp với nhu cầu sản xuất, khả năng của từng cá nhân trong các giai
đoạn phát triển khác nhau. Ngoài ra, càn phải có kế hoạch đào tạo, điều
chuyển lao động cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.Tình hình lao
động của công ty được thể hiện qua bảng sau.
Stt
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số
luợng
% Số
luợng
% Số
luợng

%
A Phân theo cơ cấu 857 100 834 100 533 100
1 Trực tiếp sản xuất 568 66 546 65 353 66
2 Lao động gián tiếp 222 26 222 27 119 22
3 Phục vô 57 7 57 7 53 10
4 Đoàn thể, nhà trẻ 9 1 9 1 8 2
B Phân theo trình độ 857 100 834 100 533 100
1 Trên đại học 04 0.5 04 0.5 05 1
2 Đại học 201 23 200 24 191 36
3 Cao đẳng, TH chuyên nghiệp 103 12 69 8 60 11
4 Công nhân kĩ thuật 549 64.5 561 67.5 277 52
Bảng 04: Lao động tại công ty VIRASIMEX
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động tại trong những năm
gần đây công ty có sự biến đổi. Số lượng lao động từ năm 2003 đến 2004 có
giảm nhưng không đáng kể, đặc biệt lao động gián tiếp không thay đổi mà lại
giảm số lương lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Nhưng ttrong năm 2005
khi công ty tiến hành cổ phần hoá, tổng sè lao động giảm từ 834 người năm
2004 xuống chỉ còn 533 người. Có sự thay đổi đó là do công ty tiến hành tinh
giảm biên chế trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và năng lực quản lý.Tỷ
trọng lao động trực tiếp tham gia sản xuất không biến động nhưng tỷ lệ lao
động gián tiếp giảm đáng kể, chứng tỏ năng lực quản lý và trách nhiệm của
người lãnh đạo đã được nâng cao.Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên
đại học cũng tăng lên. Sè công nhân kĩ thuật giảm mạnh nhưng vẫn còn chiếm
tới trên 50% tổng lao động trong công ty.
Nhìn chung, do đặc thù của công ty là vừa tiến hành sản xuất vừa kinh
doanh thương mại nên cơ cấu lao động trong công ty nh trên là khá phù hợp.
Tiền lương bình quân hàng năm của công ty tương đối cao, khoảng 1,7 triệu
đồng.Tuy nhiên, công ty vẫn cần xem xét đến các vấn đề về đào tạo, tuyển
dụng, đổi mới lao động để có thể bắt kịp với những thay đổi trong tương lai,
đồng thời cải thiện, nâng cao đời sống công nhân viên.

III. Một số kết quả đạt được
Trước hết đề cập đến hoạt động nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị
đường sắt; công ty đang thực hiện sản xuất và nhập khẩu các loại phụ tùng
phục vụ cho ngành đường sắt như: phụ tùng đầu máy, phụ tùng toa xe, tâm
ghi, phụ kiện cầu đường sắt, các thiết bị thông tin tín hiệu chuyên ngành, sắtb
thép nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ sản xuất vật tư đường sắt, và một
số loại mặt hàng khác. Các mặt hàng của công ty thường được mua của các
bàn hàng lâu năm như Trung Quốc, Bỉ, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan…Bạn hàng
trong nước của công ty bao gồm các đơn vị trong ngành đường sắt, các công
ty xây dựng ngoài ngành như Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng
Công ty Xây dựng Công trình Giao thông - Cieno1, Cienco6, cienco8; các
công ty có hạng mục công trình đường sắt như Công ty gang thép Thái
Nguyên, Công ty Than Quảng Ninh, Công ty Apatit Lào Cai, các nhà máy
nhiệt điện Uông Bí, Phả lại,…
Mặt hàng nhập khẩu của công ty thường có giá trị lớn, ngoài phụ tùng
vật tư thay thế còn có máy móc thiết bị toàn bộ như các loại đầu máy xe lửa
(đầu máy Ên độ, đầu máy MTU,đầu máy đổi mới của Trung Quốc,…)Hoạt
động mua bán thường phụ thuộc vào kế hoạch đấu thầu mua bán của Tổng
Công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện thông qua các cơ quan trực thuộc
Tổng Công ty như Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I( nay là Liên hợp vận
tải hành khách đường sắt Hà Nội); Liên hợp vận tải hành khách khu vực
III( nay là công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn).
Xuất khẩu lao động là hoạt động mới của công ty. Hiện nay, công ty
đang xuất khẩu lao động đi các nước Malaysia, Đài Loan, Nhật bản, Hàn
Quốc, Nga, A rập Xê út. Không chỉ xuất khẩu những lao động phổ thông,
công ty còn đầu tư vào việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động được xuất
khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc làm này không chỉ nâng cao uy tín cho
công ty mà còn ổn định được công việc và nâng cao thu nhập cho những
người được đi lao động nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu lao động của công
ty hiện được giao cho Trung tâm Phát triển việc làm và Xuất khẩu lao động -

trực thuộc Công ty đảm nhiệm.
Các hoạt động dịch vụ khác nh du lịch, khách sạn, vận tải,…các hoạt
động này của công ty cũng là một tiềm năng và cơ hội phát triển là rất khả thi.
Công ty Virasimex hiện đang quản lý một số khách sạn như khách sạn Cửa
Lò, khách sạn Lào Cai, khách sạn Phú Sơn,…Tuy nhiên những khách sạn này
có trang bị cơ sở vật chất không được tốt và hiện công ty đang có kế hoạch
nâng cấp và sửa chữa.
Trong những năm qua công ty còng luôn quan tâm tới các hoạt động
đầu tư phát triển, nhằm nâng cao tỷ lệ phụ tùng, vật tư đường sắt sản xuất
trong nước với mục đích tiết kiệm chi phí cho ngành, tạo công ăn việc làm
cho người lao động.Cụ thể công ty đã đầu tư vào một số dây truyền phục vụ
sản xuất như:
+ Dây truyền đúc thép, trị giá 3,5 tỷ đồng tại Đông Anh - Hà Nội
+ Dây truyền sản xuất bột Carbonate Calci siêu mịn, trị giá 3,4 tỷ đồng
tại Đông Anh - Hà nội.
+ Dây truyền sản xuất Bentonite trị giá 540 triệu đồng tại Việt Trì.
Ngoài ra, công ty còn lên kế hoạch tham gia vào thị trường chứng
khoán. Công tác này được giao cho bộ phận kế toán thuộc cơ quan công ty có
trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi trong năm 2006.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động kinh doanh của
mình, công ty cũng đã gặp phải không Ýt khó khăn, thử thách mà nguyên
nhân có thể xuất phát từ chính công ty hoặc do khách quan đưa lại. Quả thực
trong thời gian gần đây, đặc biệt từ năm 2003, khi có quyết định thành lập
Tổng Công ty đường sắt Việt Nam từ Liên hiệp đường sắt Việt Nam thì hoạt
động của công ty gặp nhiều khó khăn, riêng quý 4 năm 2003 Công ty đã bị lỗ
tới 3.389 triệu đồng, và cả năm 2003 là 3.226 triệu đồng. Năm 2004 tuy công
ty đã khắc phục được tình trạng thua lỗ nhưng tổng thu nhập của toàn công ty
chỉ đạt 134 triệu đồng.Tới năm 2005 khi có quyết đinh cổ phần hoá thì khó
khăn lại tăng lên gấp bội. Điều đó cũng yêu cầu công ty phải có kế hoạch
lường trước mọi thay đổi, thách thức để đưa ra những quyết định kịp thời

không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Kết quả kinh doanh mà công ty đạt được là do tổng hợp kết quả từ các
trung tâm, xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc công ty. Công ty không chỉ cạnh
tranh với các công ty khác trên thị trường mà giữa các chi nhánh xí nghiệp
trong công ty cũng có sự canh tranh lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển,
đóng góp vào thành tích chung của toàn công ty.
Báo cáo kết quả kinh doanh của công tyđược thể hiện trong bảng 05
Dùa vào bảng trên ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2004 đạt 290.672 triệu đồng, giảm 118 triệu đồng
so với năm 2003 (tức là giảm 0,05%). Hai công ty XNK vật tư thiết bị Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh ngày càng lớn mạnh gây nên sự cạnh tranh
khốc liệt, nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước. Do vậy mà khối lượng tiêu
thụ của công ty trong năm 2004 đã giảm đáng kể, đặc biệt là vật tư, thiết bị hạ
tầng.
Tổng doanh thu năm 2005 đạt 294.597 triệu đồng, tăng 3.925 triệu
đồng so với năm 2004 (tức là tăng 1,5 %). Nguyên nhân của sự biến động
này là do trong năm 2005,công ty đã thực hiện được một số hợp đồng xuất
khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc.Đó là mặt tích cực trong việc tìm
hiểu thâm nhập thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên đây không hẳn là dấu hiệu tốt vì tuy tiêu thụ được nhiều hơn
nhưng chất lượng hàng hoá lại giảm xuống. Có thể thấy rõ điÒu này qua chỉ
tiêu hàng bán bị trả lại. Giá trị hàng bán bị trả lại năm 2004 là 1.380 triệu
đồng, tăng 706 triệu đồng so với năm 2004 (trên 103%), còn năm 2005 là
13.628 triệu đồng, tăng tới 12.248 triệu đồng. Các khoản giảm trừ tăng đột
biến làm doanh thu thuần của công ty giảm xuống còn 288.229 triệu đồng
năm 2004 (giảm 0,06%), còn năm 2005 doanh thu thuần chỉ đạt 280.289 triệu
đồng, giảm tới 3%, tương đương 7.369 triệu đồng.
Điều này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động kinh doanh nếu công
ty không có biện pháp cải tiến chất lượng hàng hoá còng nh biện pháp bảo
quản hàng trong kho. Vì sản phẩm tiêu thụ của công ty là những vật dụng

chuyên ngành, dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng Èm của nước ta, và thường
được lưu trữ một thời gian khá dài trong kho nên công tác bảo quản cần phải
được đặc biệt chú ý.
Hơn nữa,việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất cũng rất quan
trọng. Nó giúp cho công ty không chỉ bảo quản tốt hơn hàng hoá của mình mà
còn giảm bớt được rất nhiều chi phí do nhập khẩu và nguồn hàng lại không bị
phụ thuộc vào nước ngoài.
Giá vốn hàng bán năm 2004 là 248.473 triệu đồng, giảm 7.192 triệu
đồng so với năm 2003 (tức là giảm 3%) là phù hợp với việc giảm khối lượng
hàng tiêu thụ. Năm 2005, tổng giá vốn hàng bán của công ty là 235.469 triệu
đồng, giảm13.004 triệu đồng, tức là giảm 5%. Tuy nhiên, ta thấy tốc độ giảm
của giá vốn lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu. ĐiÒu này là rất tốt, chứng
tá công ty đã chú trọng hơn đến việc tiế kiệm chi phí nhờ giảm được các chi
phí do nhập khẳu như các chi phí về bốc dỡ, vận chuyển, lưu kho…Nó cũng
chứng tỏ công ty đã chủ động hơn trong việc sản xuất sản phẩm phục vụ nhu
cầu ngày một cao của thị trường.
Về hoạt động tài chính, doanh thu thu được quá nhỏ so với chi phí bỏ
ra, đặc biệt các chi phí về lãi vay. Năm 2005, chi phí về lãi vay lên tới 3.692
triệu đồng. Khi tiến hành các hoạt động nhập khẩu những hàng hóa có giá trị
lớn thì cần thiết phải có các nguồn tài trợ nhưng số liệu trên cho thấy văn
phòng đã không chủ động được nguồn vốn cần thiết đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của mình. Nguyên nhân có thể từ việc vốn lưu động bị chiếm
dụng và tồn đọng do gía trị hàng tồn kho và các khoản phải thu hàng năm còn
quá lớn.
Tổng chi phí năm 2004 là 37.856 triệu đồng, tăng 20% so với năm
2003, tương ứng với số tiền là 5.956 triệu đồng; còn năm 2005 là 39.750 triệu
đồng, tăng 1.894 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến động ở cả chi phí bán
hàngvà chi phí quản lý doanh nghiệp, mà cô thể là chi phí bán hàng năm 2004
tăng 3.967 triệu đồng so với 2003 tương ứng với 19%, năm 2005 là 24.402
triệu đồng, tăng 2.156 triệu đồng (10%); chi phí quản lý doanh nghiệp năm

2004 tăng36%, tương đương với 4.145 triệu đồng so với 2003. Từ đó có thể
thấy rõ những bất cập trong tiến trình tiêu thụ hàng hoá của văn phòng công
ty. Chi phí bán hàng tăng lên tới 16% trong khi tổng doanh thu tiêu thô năm
2004 giảm còn năm 2005 chỉ tăng 1,5%; còn doanh thu thuần ở cả hai năm
đều giảm. Như vậy là công tác đầu tư cho bán hàng không những không đem
lại hiệu quả tốt mà còn đẩy chi phí lên cao.Công ty phải có sự thống nhất và
phối hợp trong việc tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, đồng thời nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong các thị trường truyền thống, đảm bảo các chi phí
bỏ ra mang lại kết quả tốt nhất.
Do có sự gia tăng chi phí không hợp lý khiến cho lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng, năm 2004 giảm so với 2003 là
3.631 triệu đồng, năm 2005 giảm 1.988 triệu đồng. Năm 2004, công ty chịu lỗ
trong hoạt động kinh doanh là 2.558 triệu đồng, năm 2005 là 570 triệu đồng.
Nếu như trong năm 2004 các chi phí khác do công ty bá ra là cao hơn
rất nhiều so với thu nhập, là nguyên nhân chính dẫn đến công ty chịu lỗ đến
3.227 triệu đồng, thì trong năm 2005 thu nhập khác lại tăng mạnh, tới 1.277
triệu đồng lớn gấp gần 3 lần năm 2004. Nguyên nhân là do năm 2005 công ty
đã thu được một số khoản nợ trong nước đã xoá sổ nên lơị nhuận bất thường
tăng lên. Trong khi các chi phí khác lại giảm xuống làm thu nhập thuần từ các
hoạt động khác đạt được là 580 triệu. Nguồn thu nhập này đã bù đắp được
phần thua lỗ do kinh doanh mang lại, nhưng không phản ánh được chất lượng
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhận xét:
Có thể khẳng định rằng hoạt động của công ty đã đáp ứng kịp thời
những yêu cầu trong công tác cung ứng vật tư, thiết bị của ngành đường sắt
và các nhu cầu khác trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được,
công ty còn gặp không Ýt khó khăn nhất là trong năm 2005 khi có sự thay đổi
cơ chế quản lý.
Từ các số liệu đã phân tích ở trên cho thấy trong 3 năm 2003 đến 2005
công ty Virasimex hoạt động không hiệu quả, đặc biệt mối tương quan giữa

lợi nhuận thu được với chi phí bỏ ra. Doanh thu giảm hoặc tăng không đáng
kể trong khi các phát sinh về chi phí không đem lại hiệu quả tương ứng. Lợi
nhuận của công ty nói chung là rất thấp, ảnh hưởng không tốt đến tình hình
chung trong công ty và các nhà đầu tư cũng như bản thân người lao động.
Doanh thu tiêu thụ của công ty chủ yếu là từ thị trường trong nước. Các
mặt hàng do công ty sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
để có thể tham gia thị trường thế giới. Bạn hàng xuất khẩu duy nhất của công
ty là Trung Quốc với sản phẩm cao su. Hơn nữa ở thị trường nội địa công ty
cũng mất thế độc quyền, việc canh tranh của các công ty khác cũng mang lại
không Ýt khó khăn cho công ty. Công ty cần phải khắc phục bằng việc nâng
cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt các mặt hàng sản xuất trong nước, hạn chế
nhập khẩu để giảm chi phí đầu vào; đồng thời tăng cường thâm nhập thêm các
thị trường mới, củng cố thị trường cũ.
Công ty phải nhập khẩu gần nh toàn bộ các mặt hàng có chất lượng cao
và cả các phụ kiện phục vụ cho sản xuất mà trong nước không đảm bảo kĩ
thuật để sản xuất.Điều đó gây khó khăn cho quá trình sản xuất và tiêu thụ, bị
phụ thuộc vào những biến động bất thường của thị trường thế giới, gây ảnh
hưởng không tốt đến quá trình hoạch định chi phí đầu vào và giá cả đầu ra.
Để khắc phục vấn đề này, trước mắt công ty cần chú trọng hơn nữa đến công
tác hoạch định đầu vào còng nh công tác nhập khẩu hàng hoá. Về lâu dài công
ty cần đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác nghiên cứu cải tiến kĩ thuật để có
thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của ngành, nhằm giảm bớt khối lượng hàng nhập
khẩu và việc phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

IV. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty VIRASIMEX.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của công ty
Theo quyết đinh của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, thì công ty
Virasimex có các nhiệm vụ và quyền hạn chính nh sau:
* Nhiệm vụ chính của công ty
+ Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế tạo máy

móc thiết bị trông ngành đường sắt.
+ Được phép xuất nhập khẩu uỷ thác máy móc thiết bị trong và ngoài
ngành đường sắt.
+ Sản xuất và gia công vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt .
+ Được phép xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm sản, quặng sắt,
cromite, cao su.
+ Tổ chức sản xuất và liên kết các mặt hàng xuất khẩu, thu mua sắt
thép, phế liệu và các mặt hàng khác theo giá thoả thuận với các đơn vị để tập
trung xuất khẩu.
+ Tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu các mặt hàng không thuộc diện
cấm của chính phủ.
+ Tạo nguồn ngoại tệ cho ngành thông qua việc xuất khẩu và làm
nhiệm vụ kiều hối cho Việt kiều và công nhân đi hợp tác chuyên gia, hợp tác
lao động quốc tế.
+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và du lịch.
+ Dịch vụ xuất khẩu lao động.
* Quyền hạn chính của công ty
+ Xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Được phép vay vốn của ngân hàng Việt Nam và nước ngoài nhằm
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời đảm
bảo tự trang trải cho các chi phí hoạt động kinh doanh của mình; thực hiện
các quy định và ngoại hối và ngoại tệ.
+ Được quyền tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm của
mình trong và ngoài nước.
+ Được đặt đại diện, chi nhánh trong và ngoài nước.
+ Được quyền kí kết các hợp đồng kinh tế với thương nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế; hợp tác liên
doanh liên kết với nước ngoài theo luật đầu tư của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để quản lý

có hiệu quả thì đòi hỏi phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp cùng đội ngò
quản lý có trình độ năng lực. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công
tác quản lý, công ty đã từng bước củng cố tổ chức, cơ cấu phòng ban, tuyển
chọn cán bộ, nhân viên mới có trình độ nghiệp vụ cao, đông thời đào tạo và
nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên cũ của công ty cho phù hợp với
công việc và phục vụ cho kế hoạch lâu dài.
Về mặt tổ chức, cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô
hình trực tuyến chức năng, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống (xem sơ đồ 1).
Về mặt sản xuất kinh doanh, xuất phát từ đặc điểm của ngành đường
sắt là trải dài rộng khắp đất nước nên các đơn vị sản xuất kinh doanh trong
ngành được thành lập theo địa chỉ tuyến đường để phục vụ cho công tác chạy
tàu.
Do đặc điểm trên mà ngành vật tư đường sắt cũng được thành lập theo
tuyến để đảm bảo cung ứng vật tư đến tận hiện trường, tránh lãng phí, đảm
bảo tiến độ, phục vụ kịp thời cho vận tải đường sắt. Do đó bộ máy kinh doanh
của công ty được thiết lập phù hợp với đặc điểm của ngành và phục vụ đắc
lực cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty.Công ty gồm 10 đơn vị thành
viên:
1. Cơ quan công ty (Văn phòng công ty)
2. Xí nghiệp cơ khí Đông Anh
3. Xí nghiệp vật tư tổng hợp Đông Anh
4. Xí nghiệp vật tư tổng hợp Vinh
5. Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động
6. Trung tâm thương mại dịch vụ du lịch khách sạn Thanh Hoá
7. Chi nhánh Lào Cai
8. Chi nhánh Lạng Sơn
9. Chi nhánh Hải Phòng
10. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Do mới tiến hành công tác cổ phần hoá nên cơ cấu tổ chức của công ty
cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.

2.1. Cơ cấu lãnh đạo công ty.
Cơ cấu lãnh đạo công ty bao gồm:
- Hội đồng quản trị hoạt động theo điều lệ công ty
- Ban kiểm soát hoạt động theo điều lệ công ty
- Tổng giám đốc hoạt động theo điều lệ công ty
- Các phó tổng giám đốc hoạt động theo điều lệ công ty
- Kế toán trưởng hoạt động theo điều lệ công ty và Luật kế toán
2.2. Các phòng ban bộ phận nghiệp vụ trục thuộc cơ quan công ty
2.2.1. Phòng kế hoạch kĩ thuật
* Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực chuyên môn
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản lý được Tổng giám đốc giao
- Chỉ đạo thực hiện chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc công ty
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng, tổng hợp kế hợch sản xuát kinh doanh, đầu tư hàng năm,
hàng quý của công ty, các đơn vị. Định kì kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh đã giao
- Làm công tác thị trường, phối hợp với các phòng kinh doanh, đơn vị
phụ thuộc lùa chọn các hình thức, biện pháp kinh doanh
- Tham gia xây dựng các quyết định quản lý, sản xuất kinh doanh vật tư
hàng hoá
- Chỉ đạo kiểm tra thực hiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế toàn công ty
- Chỉ đạo công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, khả năng xây lắp, sửa chữa
lớn hàng năm
- Làm báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước, công ty
- Làm công tác kĩ thuật phục vụ kinh doanh:
+ Xác định tính chất, chất lượng kĩ thuật sản phẩm nhập khẩu,
xuất khẩu, các sản phẩm do công ty sản xuất
+ Thực hiện nghiệm thu hàng hoá
+ Phối hợp với các phòng kinh doanh hướng dẫn kĩ thuật, cung

cấp hồ sơ kĩ thuật, giải quyết việc ban hành sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng
+ Đăng kí chất lượng sản phẩm,hàng hoá
- Làm công tác kĩ thuật phục vụ sản xuất:
+ Xây dựng, xét duyệt quy trình công nghệ các sản phẩm sản
xuất tại công ty
+ Theo dõi, quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, phương tiện vận tải, bốc xếp
+ Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc huấn luyện định
kì, đào tạo nghiệp vụ với các thiết bị, công nghệ hiện có và đầu tư mới
+ Giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi môi trường, chất thải công
nghiệp
- Tham mưu, hướng dẫn thực hiện công tác sáng kiến, sáng chế, thường
trực hội đồng sáng kiến, sáng chế
- Tham gia phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc thực hiện
công tác an toàn lao động
2.2.2. Phòng tài chính kế toán
* Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực chuyên môn
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản lý được Tổng giám đốc giao
- Chỉ đạo thực hiện chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc công ty
* Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn hàng năm, quý
- Tổ chức quản lý, sử dụng vốn, tài sản, giải quyết các yêu cầu vốn của
đơn vị trực thuộc công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ kế toán, tài chính, tổ chức công tác hạch toán,
quyết toán, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh, chi trả cổ tức
- Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, xây
dựng lé trình tham gia thị trường chứng khoán
- Tham gia vào hoạt động kinh doanh, thu tiền bán hàng, thanh toán với
khách hàng

- Tổ chức, phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty, làm các báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước, công ty
- Tham gia quản lý đội ngò làm công tác tài chính kế toán, kịp thời đào
tạo huấn luyện bổ sung kiến thức nghiệp vụ mới theo yêu cầu quản lý
- Quản lý hàng hoá kho công ty
2.2.3. Phòng tổ chức cán bé - lao động
* Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực chuyên môn
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản lý được Tổng giám đốc giao
- Chỉ đạo thực hiện chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc công ty
* Nhiệm vụ:
- Tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, lao động, xây dựng các
phương án tổ chức, làm các thủ thục nghiệp vụ chuyên môn về công tác tổ
chức, quản lý với cơ quan quản lý Nhà nước
- Thực hiện công tác cán bộ:
+ Áp dông thực hiện các chế độ chính sách theo quy định
của luật lao động
+ Xây dưng kế hoạch tiền lương, đơn giá tiền lương, định mức
lao động, quy chế quản lý trả lương
+ Xây dựng quỹ tiền lương thực hiện của công ty, các đơn vị
+ Nâng bậc lương hàng năm cho người lao động, thường trực hội
đồng lương
+ Chỉ đạo thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối
với người lao động
- Lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện hàng năm về nghiệp vụ, kĩ thuật
chuyên môn
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hiểm lao động, thường trực
hội đồng bảo hiểm lao động
- Làm thủ tục cho các đoàn đi công tác nước ngoài
- Lâp hồ sơ cổ đông, lao động hiện có. Thực hiện lưu trữ hồ sơ, quản lý

thực hiện giải quyết yêu cầu cổ đông
2.2.4. Văn phòng công ty
* Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực chuyên môn
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản lý được Tổng giám đốc giao
- Chỉ đạo thực hiện chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc công ty
* Nhiệm vụ:
- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của công ty.
- Chuẩn bị các cuộc họp hội đồng quản trị, ban kiểm soát, thông báo kết
luận và triển khai đến các đơn vị, bộ phận.
- Thực hiện công việc văn thư, hành chính, lễ tân, biên tập, dịch thuật,
thư kí, giúp việc hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
- Thực hiện thư kí, giúp việc Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc đối với
các bộ phận liên quan, thông báo triển khai thực hiện kết luận.
- Tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng, thông tin quảng cáo, thường
trực hội đồng thi đua,khen thưởng công ty.
- Thường trực công tác chống thiên tai.
- Quản lý tài sản phục vụ cho yêu cầu hoạt động, trang bị văn phòng, xe
con.
- Tổ chức quản lý quỹ nhà đất của công ty, tham gia phần liên quan đến
sử dụng nhà đất và các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản; theo dõi tổng hợp việc
thực hiện sử dụng thuế nhà đất.
- Tổ chức công tác bảo vệ tại cơ quan.
2.2.5. Phòng kinh doanh và nhập khẩu đầu máy toa xe(phòng KD1)
* Chức năng:
Nghiên cứu, đề xuất việc kinh doanh thiết bị đầu máy toa xe và các mặt
hàng có trong đăng kí kinh doanh.
* Nhiệm vụ
- Làm công tác thị trường, lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng quý, năm.
- Xây dựng hồ sơ đấu thầu, hợp đồng kinh tế ngoại thương, trong nước;

lập phương án hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hợp đồng.
- Tổ chức tiêu thụ hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hoá, làm dịch vụ
khai thuế hải quan.
- Phối hợp với các phòng liên quan để tổ chức hạch toán kinh doanh.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán để thu tiền bán hàng.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức dịch vụ sau bán hàng.
- Tổng hợp, làm báo cáo thống kê với nhà nước, công ty.
2.2.6. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư hạ tầng (phòng KD2)
* Chức năng:
Nghiên cứu, đề xuất kinh doanh vật tư hạ tầng, sản phẩm gỗ, các mặt
hàng có trong đăng kí kinh doanh.
* Nhiệm vụ:
- Làm công tác thị trường, lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng quý, năm.
- Xây dựng hồ sơ đấu thầu, hợp đồng kinh tế ngoại thương, trong nước,
lập phương án hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hợp đồng.
- Tổ chức tiêu thụ hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hoá,làm dịch vụ
khai thuế hải quan.
- Phối hợp với các phòng liên quan để tổ chức hạch toán kinh doanh.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán để thu tiền bán hàng.
- Phối hợp với các phòng liên quan để tổ chức dịch vụ sau bán hàng.
- Tổng hợp, làm báo cáo thống kê với nhà nước, công ty.
2.2.7. Trạm y tế
* Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực chuyên môn
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản lý được Tổng giám đốc giao
- Chỉ đạo thực hiện chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc công
* Nhiệm vụ:
- Làm công tác khám chữa bệnh ban đầu, điều trị nội trú, cấp cứu tai
nạn lao động, khám sức khoẻ định kỳ.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan giải quýêt chế độ khám chữa bệnh

thuộc phạm vi bảo hiểm y tế.
- Thực hiện công tác y tế tại cơ sở.
- Làm báo cáo thống kê theo hoạch định.
2.3. Định viên các phòng ban cơ quan công ty
2.3.1. Phòng kế hoạch kĩ thuật
Phòng kế hoạch kĩ thuật gồm 7 người:
- Trưởng phòng: 1 người
- Phó trưởng phòng: 2 người (1 người phụ trách kế hoạch, 1 người
phụ trách kĩ thuật)
- Chuyên viên: 4 người
2.3.2. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán gồm 10 người:
- Kế toán trưởng (trưởng phòng): 1 người
- Phó trưởng phòng: 2 người
- Chuyên viên tài chính kế toán: 5 người
- Quản lý kho: 2 người
2.3.3. Phòng tổ chức cán bộ lao động
Phòng tổ chức cán bộ lao động gồm 5 người:
- Trưởng phòng: 1 người
- Phó trưởng phòng: 1 người
- Chuyên viên tổ chức lao động: 3người
2.3.4. Văn phòng
Văn phòng gồm 19 người:
- Chánh văn phòng: 1 người
- Phó chánh văn phòng: 3 người
- Chuyên viên hành chính: 3 người
- Chuyên viên quản lý nhà đất: 1 người
- Lái xe: 5 người
- Bảo vệ: 4 người
2.3.5. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đàu máy toa xe

Phòng kinh doanh XNK đầu máy toa xe gồm 14 người:
- Trưởng phòng: 1 người
- Phó trưởng phòng: 2 người (1 người phụ trách kinh doanh đầu máy,
1 nguời phụ trách kinh doanh toa xe)
- Chuyên viên kinh doanh: 11 người
2.3.6. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư hạ tầng
Phòng kinh doanh XNK vật tư hạ tầng gồm 12 người:
- Trưởng phòng: 1 người
- Phó trưởng phòng: 1 người
- Chuyên viên: 10 người
2.3.7. Trạm y tÕ
Trạm y tế của cơ quan công ty gồm 3 người:
- Trạm trưởng: 1 nguời
- Chuyên viên, nhân viên: 2 người
Nhận xét:
Trong tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, về cơ
bản đã đáp ứng được những yêu cầu hiện nay.Ưu điÓm của mô hình này là có
sù chuyên môn hoá cao cho các phòng ban, bộ phận. Giữa các phòng ban
chức năng, các xí nghiệp trực thuộc và các chi nhánh có mối quan hệ chặt chẽ
và có trách nhiệm nganh nhau trong công tác được giao, phối hợp tiến hành
trên cơ sở đúng chức năng, có phân công cụ thể.Tuy nhiên, do địa lý đặt các
cơ sở, chi nhánh trong công ty là rất xa nhau, vì vậy công ty phải có kế hoạch
quản lý phù hợp với đặc trưng này.

×