Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.39 KB, 27 trang )

p
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGÔ THẾ VINH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HÌNH THỨC ĐỐI TÁC
CÔNG TƯ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DựNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ 62.58.01.06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Hà Nội - 2015
m
m
Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Tố Lăng
TS. Nguyễn Thị Bình Minh
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
Phản biện 3: TS. Phạm Văn Bộ
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội
vào hồi

giờ

ngày

tháng


năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu đầu tư xây dựng (ĐTXD) hạ tầng giao thông đô thị
(GTĐT) phục vụ phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội là rất lớn
trong khi nguồn lực từ Nhà nước lại khá hạn hẹp nên việc hợp tác
với Nhà đầu tư tư nhân theo hình thức đối tác công tư (PPP) là xu thế
chung mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Bên cạnh đó, việc
quản lý ĐTXD công trình theo hình thức đầu tư truyền thống
(ĐTTT) còn tồn tại nhiều bất cập, không chỉ thiếu kinh phí đầu tư
xây dựng mà nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý, công nghệ và nguồn
vốn duy trì vận hành, khai thác công trình còn hạn chế.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của cả nước, là khu vực có nhu cầu
đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đô thị phát triển. Tuy nhiên,
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, ODA chỉ đáp ứng được
khoảng 50% lượng vốn đầu tư cần thiết nên cần phải có giải pháp thu
hút nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư xây dựng. Do
vậy, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong
quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị” là cần thiết
và có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, luận án nghiên cứu
việc ứng dụng hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT
nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của khu vực kinh
tế tư nhân, nâng cao chất lượng công trình GTĐT trên địa bàn thành
phố Hà Nội phù hợp với các giai đoạn phát triển trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công
trình.
2
b. Phạm vi nghiên cứu: việc ứng dụng hình thức PPP trong quản lý
ĐTXD công trình GTĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050.
- Luận án tập trung nghiên cứu công trình cầu bộ hành (một thành
phần trong 6 loại hình công trình GTĐT: đường bộ, đường sắt, cầu,
hầm, đường thủy và sân bay) nhằm làm sáng tỏ các luận chứng và
nội dung nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng 6 phương pháp
nghiên cứu: 1) Phương pháp thống kê; 2) Phương pháp điều tra khảo
sát và phỏng vấn; 3) Phương pháp phân tích tổng hợp; 4) Phương
pháp đánh giá SWOT; 5) Phương pháp so sánh và đối chiếu; và 6)
Phương pháp kế thừa.
5. Nội dung nghiên cứu: về hình thức PPP trong quản lý ĐTXD
công trình GTĐT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Bổ sung phương pháp luận trong việc ứng dụng hình thức PPP
vào quản lý ĐTXD công trình GTĐT nhằm khai thác hợp lý và tối
ưu hóa vai trò của các bên liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả đầu
tư. Nội dung nghiên cứu gắn liền với nhu cầu cấp thiết hiện nay
trong việc thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả
ĐTXD công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu
là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, tổ chức
tư vấn và là tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo.
7. Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án
- Luận án đã nghiên cứu những đặc điểm của việc hợp tác giữa

Nhà nước và Tư nhân, sự khác biệt giữa hình thức đầu tư truyền
thống và đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở tìm hiểu
thấu đáo quan niệm quốc tế, từ đó đề xuất được khái niệm tổng quát
3
nhưng hàm chứa đầy đủ và rõ nét những bản chất chính của hình
thức đối tác công tư.
- Luận án đã hệ thống hóa được những lý luận trong việc ứng
dụng hình thức đối tác công tư trên cơ sở đúc kết thực tiễn về nghiên
cứu kinh nghiệm (thành công và thất bại) áp dụng hình thức này
trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị của một
số nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có điều kiện kinh tế, xã
hội tương đồng với Việt Nam, luận án phân tích được các nguyên
nhân dẫn đến áp dụng thành công hình thức đối tác công tư trong
quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị.
- Luận án khảo sát và đánh giá khái quát về môi trường áp dụng
hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình
giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, từ đó đề
xuất những kiến nghị cụ thể để khắc phục những bất cập, tồn tại về
điều kiện ứng dụng hình thức này trong thực tế. Bên cạnh đó, luận án
đề xuất được 6 quan điểm và 5 nguyên tắc làm cơ sở, nhất quán
trong quá trình thực hiện các dự án đối tác công tư.
- Luận án đề xuất chi tiết những giải pháp đồng bộ cho việc ứng
dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công
trình giao thông đô thị gắn liền với điều kiện thực tiễn của thành phố
Hà Nội. Luận án giải quyết được bài toán thu hút và sử dụng hiệu
quả nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng quản lý công trình giao
thông cầu bộ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo sự hài hòa
giữa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và cộng đồng xã hội.
8. Khái niệm, thuật ngữ về hình thức đối tác công tư
Luận án nghiên cứu và phân tích với 14 khái niệm khác nhau về

đối tác công tư của các tổ chức nghiên cứu, các học giả trên thế giới,
từ đó đưa ra được khái niệm tổng quát về hình thức PPP trong quản
lý ĐTXD công trình GTĐT là hình thức Cơ quan nhà nước và Nhà
4
đầu tư tư nhân cùng thực hiện dự án ĐTXD công trình hoặc cung
cấp dịch vụ công cho xã hội thông qua các cam kết, ràng buộc bằng
hợp đồng dự án. Trong đó các bên được coi là đối tác, có vai trò
bình đẳng, cùng đóng góp những ưu điểm/thế mạnh của mình nhằm
thực hiện mục tiêu chung với hiệu quả cao nhất.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 3 chương nghiên cứu chính, và Phần Mở đầu, Kết
luận, Kiến nghị cùng các phụ lục nghiên cứu, tài liệu tham khảo và
công trình nghiên cứu trong quá trình học tập.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG
TƯ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DựNG CÔNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu về hình thức đối tác công tư
1.1.1. Nguồn gốc của đối tác công tư
Vào khoảng năm 63 trước công nguyên, Hoàng đế Caesar
Augustus thuộc Đế chế La Mã đã hợp tác với bộ tộc Salassi trong
việc quản lý tuyến đường đèo Saint Bernhard theo hình thức PPP
[67]. Thuật ngữ “PPP” xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ từ những
năm 1950 trong lĩnh vực giáo dục [75, 80]. Sau đó “PPP” dần được
phổ biến ở nhiều nước trong
1.1.2. Sự khác nhau giữa
hình thức ĐTTTvà PPP
Sự khác nhau cơ bản
giữa hình thức ĐTTT và
hình thức PPP chính là
việc chuyển giao trách
nhiệm thực hiện một phần

hoặc toàn bộ công việc từ
Nhà nước sang đối tác Tư
lĩnh vực hạ tầng đô thị.
Hình 1.2: Sự khác nhau giữa
ĐTTT và PPP
5
nhân trong khi Nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu, vẫn đảm bảo chất
lượng, hiệu quả khai thác, sử dụng công trình, dịch vụ công cho xã
hội (hình 1.2).
1.2. Tình hình áp dụng hình thức đối tác công tư trên thế giới
Luận án nghiên cứu việc áp dụng hình thức PPP của 8 nước trên
thế giới: Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Ản độ, Malaysia,
và Nam Phi. Luận án phân tích, đánh giá về bộ máy QLNN, văn bản
quy phạm pháp luật (QPPL), hình thức PPP, các lĩnh vực áp dụng
PPP, của từng nước, phân tích nguyên nhân thành công cũng như
thất bại trong việc ứng dụng hình thức PPP và có so sánh với điều
kiện ở Hà Nội, Việt Nam hiện nay.
1.3. Thực trạng quản lý ĐTXD công trình GTĐT tại Hà Nội
1.3.1. Khái quát về thành phố Hà Nội: luận án giới thiệu về vị trí
địa lý, đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng và
nhu cầu ĐTXD cơ sở hạ tầng GTĐT của thành phố Hà Nội.
1.3.2. Tình hình quản lý ĐTXD công trình GTĐT
1.3.2.1, về hình thức đầu tư xây dựng công trình
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 61 dự án đầu tư có sự tham gia
của Nhà ĐTTN theo hình thức hợp đồng BOT, BT. Các dự án này đã
và đang được triển khai với tổng vốn đầu tư (VĐT) khoảng 155.806
tỷ đồng, trong đó 32 DA đã lựa chọn được Nhà đầu tư (VĐT 51.318
tỷ đồng, sử dụng 6.641 ha đất để thực hiện dự án hoàn vốn khác); 29
dự án đã có chủ trương đầu tư và đang tiến hành lựa chọn Nhà đầu tư
(VĐT 104.488 tỷ đồng) [1].

Trong số 61 dự án kể trên thì có 9 dự án là ĐTXD công trình
đường đô thị, phần lớn các dự án thực hiện theo hình thức BT với cơ
chế “đổi đất lấy hạ tầng”, chỉ có 01 dự án thực hiện theo hình thức
BOT. Tuy nhiên, các dự án được thực hiện theo hình thức BOT, BT
6
hay BTO hiện nay đều chưa phải là dự án PPP do chưa phản ánh
đúng bản chất hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân [18].
1.3.2.2. Về vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị
Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã tập trung sử
dụng các nguồn vốn khác nhau để ĐTXD các công trình GTĐT, như
vốn ODA, vốn ngân sách thành phố, Trong giai đoạn 2008^2013,
thành phố đã đầu tư 41.677 tỷ đồng cho lĩnh vực GTĐT, chiếm 36%
tổng chi đầu tư phát triển và 11,5% tổng chi ngân sách nhà nước
[14]. Dự kiến trong giai đoạn 2015^2030, nhu cầu VĐT xây dựng hạ
tầng giao thông của thành phố Hà Nội dự kiến là 918.224 tỷ đồng,
trong đó lĩnh vực đường giao thông cần 442.171 tỷ đồng (48,1%),
đường sắt cần 433.580 tỷ đồng (47,2%) [4], [5].
Trong khi đó, nguyên nhân 41 dự án trọng điểm của thành phố bị
chậm tiến độ đề ra là do thiếu vốn. Tổng nhu cầu vốn của 41 dự án
trọng điểm giai đoạn 2011-2015 là khoảng 164.000 tỷ đồng, nhưng
trong năm 2012, Nhà nước và Thành phố mới bố trí được 2.000 tỷ
đồng, chiếm khoảng 2% nhu cầu vốn đầu tư xây dựng [87]. Điều đó
cho thấy áp lực về vốn ĐTXD trên địa bàn thành phố Hà Nội rất lớn,
trong khi Chính phủ lại đang có chủ trương cắt giảm đầu tư công.
1.3.2.3. về quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị
Nội dung quản lý ĐTXD các công trình GTĐT trên địa bàn
thành phố Hà Nội được phân cấp theo quy mô, đặc điểm, tính chất
công trình, nguồn vốn nhà nước do các chủ thể quản lý (Bộ GTVT,
UBND thành phố, Sở chuyên ngành, UBND Quận huyện, ) thực
hiện và chia thành 2 giai đoạn: đầu tư xây dựng và quản lý vận hành.

Nội dung quản lý ĐTXD được quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-
CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung quản lý
vận hành được quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP về sản
xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. Ví dụ, đầu tư xây dựng
7
tuyến đường giao thông đô thị khi dự án kết thúc giai đoạn xây dựng
thì chủ đầu tư sẽ bàn giao lại công trình cho Sở GTVT quản lý hạng
mục đường và cầu trên tuyến; Sở Xây dựng quản lý hạng mục Thoát
nước, Cây xanh; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội quản lý
đèn đường, chiếu sáng Một trong những bất cập về quản lý ĐTXD
công trình GTĐT hiện nay là việc phân cấp, chia giai đoạn đầu tư và
đối tượng quản lý dẫn đến hiệu quả đầu tư kém, thiếu tính đồng bộ
về nguồn vốn, nhân lực, bộ máy quản lý.
1.3.3 Đánh giá môi trường đầu tư ứng dụng hình thứcPPP
1.3.31. Điều tra, khảo sát thực tế
Luận án xây dựng mẫu phiếu điều tra gồm 20 câu hỏi liên quan
đến việc ứng dụng hình thức PPP và tiến hành điều tra, phỏng vấn
trực tiếp với 120 đối tượng, chia thành 04 nhóm: (i) Cơ quan QLNN,
(ii) Chủ đầu tư (đơn vị đại diện cho Nhà nước đầu tư các dự án xây
dựng, cung cấp dịch vụ công), (iii) Nhà đầu tư tư nhân (doanh nghiệp
tư nhân-DNTN) và (iv) Đối tượng khác.
1.3.3.2, Kết quả điều tra, khảo sát thực tế
- Chất lượng đối tượng điều tra: có 86,9% đối tượng được hỏi có
công việc chuyên môn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hình
thức PPP với mức độ quan tâm đến hình thức PPP chiếm 89%.
- Môi trường đầu tư ứng dụng hình thức PPP trên địa bàn thành
phố Hà Nội được đánh giá theo 5 nội dung:
+ Hành lang pháp lý: Do chưa có văn bản QPPL về PPP (thời
điểm tháng 9/2014), đã gây tâm lý e ngại trong việc ứng dụng hình
thức này, 82,6% ý kiến cho rằng cần có Nghị định riêng về PPP,

17,4% ý kiến (trong đó 80% đối tượng điều tra là các DNTN) có
quan điểm cần có một Luật riêng về PPP. Ngày 14/2/2015 Chính phủ
ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối
tác công tư, tuy nhiên văn bản này cũng còn tồn tại một số bất cập.
8
+ Bộ máy QLNN: Thành phố chưa có cơ quan chuyên trách về
PPP, tháng 3/2013 Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo PPP (hoạt
động theo hình thức kiêm nhiệm), tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy
có 87% đối tượng được hỏi chưa biết hoặc biết rất ít về Ban chỉ đạo
PPP này, chỉ có 13% đối tượng được hỏi biết về Ban chỉ đạo PPP.
+ Về n ng lực của hà đầu tư đánh giá trên hai tiêu chí nhân lực
và tài chính cho thấy: 92% doanh nghiệp được điều tra chưa có các
cán bộ, chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm thực hiện dự án PPP.
Về năng lực tài chính: 83% doanh nghiệp được điều tra là doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này hoạt động chủ
yếu dựa trên nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng thương mại.
+ về nhận thức đối với hình thức PPP: kết quả điều tra cho thấy
phần lớn các đối tượng được hỏi đều hiểu “chưa đúng” về PPP, họ
cho rằng đây là hình thức “xã hội hóa” hay là “tư nhân hóa”. Có
83,69% đối tượng được hỏi cho rằng hình thức BOT, BT, BTO
không phải là hình thức PPP. Ngay cả trong một số văn bản QPPL
của cơ quan Nhà nước (CQNN) cũng chưa hiểu đúng về PPP (ví dụ
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số
10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng, Quyết định số 9/2012/QĐ-
UBND của thành phố Hà Nội, Văn bản số 135/QĐ-KH&ĐT của Sở
KH&ĐT Hà Nội, ).
+ Về thời điểm áp dụng hình thức PPP: có 29% đối tượng được
hỏi cho rằng có thể áp dụng ngay hình thức PPP; 59% ý kiến cho
rằng chỉ có thể áp dụng trong tương lai khi Nhà nước hoàn thiện
thêm các quy định pháp lý, văn bản hướng dẫn về PPP; 12% ý kiến

cho rằng khó ứng dụng hình thức này trong thực tế do khó cân bằng
chi phí và lợi ích của Nhà đầu tư và Nhà nước. Bên cạnh đó, 60%
DNTN chưa s n lòng tham gia thực hiện dự án PPP, họ có quan tâm
và sẽ tham gia hình thức này trong một tương lai gần.
9
1.4. Các nghiên cứu khoa học về h nh thức đối tác công tư
Luận án nghiên cứu, tổng hợp 16 công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan đến việc ứng dụng hình thức PPP trong lĩnh
vực GTĐT. Các công trình nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý
luận, thực tiễn cho luận án trong việc đề xuất giải pháp ứng dụng
hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT phù hợp với
điều kiện của Tp. Hà Nội, Việt Nam.
1.5. Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ khái niệm về hình thức PPP;
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc ứng
dụng hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT;
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá mô hình đối tác công tư phù
hợp với mục tiêu quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô
thị gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG DỤNG HÌNH
THỨC PPP TRONG QUẢN LÝ ĐTXD CÔNG TRÌNH GTĐT
2.1. Cơ sở lý thuyết về hình thức đối
2.Ĩ.Ĩ.Đặc điểm của đối tác công tư
Đặc điểm của đối tác công tư (PPP)
là các bên (Nhà nước và Tư nhân)
cùng tham gia thực hiện dự án, cung
cấp dịch vụ công phục vụ người dân
(đối tượng hưởng lợi) với mục tiêu đạt
hiệu quả đầu tư cao nhất (hình 2.1).
Hình thức PPP phân định hợp lý các

trách nhiệm và nghĩa vụ của các đối
tác tham gia dự án phải thực hiện trên cơ sở năng lực và nguồn lực
của mình. Sự tham gia và hỗ trợ của nhà nước giúp nâng cao hiệu
tác công tư
Hình 2.1 : Bản chất của
hình thức đối tác công tư
10
quả của dự án mà không làm tăng chi ngân sách đầu tư là yếu tố then
chốt để so sánh hình thức PPP với các hình thức đầu tư khác.
Hình thức PPP có 4 đặc điểm chính [36]: (i) Quan hệ bình đẳng
giữa các đối tác, (ii) Đóng góp nguồn lực, (iii) Chia sẻ rủi ro, và (iv)
Hợp đồng dự án PPP. Hình thức PPP có ưu điểm: Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện dự án, tiến độ huy động vốn; Nâng cao hiệu quả đầu tư;
Quản lý rủi ro; Nâng cao chất lượng dịch vụ; Nâng cao năng lực
quản lý dịch vụ công; Hình thức PPP có nhược điểm: tăng chi phí
chuẩn bị đầu tư; Lợi ích đầu tư khó xác định; Khó khăn trong đàm
phán hợp đồng; Chịu rủi ro về môi trường đầu tư [34, 36, 50, 71].
2.1.2. Các hình thức hợp tác trong đối tác công tư
Một số học giả trên thế giới, như là Idelovitch (1995), Faulkner
(1997) đã phân loại sự hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân trong hình
thức PPP theo 4 hình thức: Hình thức dịch vụ; Hình thức quản lý và
vận hành; Hình thức ủy thác; và Hình thức nhượng quyền [26].
2.1.3. Hợp đồng đối tác công tư
Hợp đồng dự án PPP phải đảm bảo được mối quan hệ hợp tác lâu
dài trong đó trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên được xác định
tương ứng với việc đóng góp, chia sẻ nguồn lực thực hiện dự án.
Trong phạm vi dự án, hợp đồng dự án PPP có tính pháp lý cao để
ràng buộc các bên, đặc biệt là đối tác tư nhân về quyền và nghĩa vụ
thực hiện các cam kết đối với Nhà nước [51].
2.1.4. Bộ máy quản lý chuyên trách về đối tác công tư

Một trong những nguyên nhân áp dụng thành công hình thức PPP
tại nhiều nước trên thế giới là do việc thành lập các cơ quan, đơn vị
chuyên trách về PPP. Cơ quan này tùy theo chức năng của mình mà
có vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện dự án, sẽ giúp hướng
dẫn thủ tục, tư vấn, giám sát quá trình thực hiện hoặc có đầy đủ thẩm
quyền để phê duyệt, cấp phép cho các dự án PPP.
11
2.1.5. Quản lý rủi ro
Một số học giả trên thế giới đã có những nghiên cứu liên quan
đến rủi ro và quản lý rủi ro trong hình thức PPP. Theo nghiên cứu
Nguyễn T.B.M (2002), ADB (2003), các dự án PPP thường có 6 loại
rủi ro chủ yếu là: Rủi ro thương mại; Rủi ro pháp lý/hợp đồng; Rủi
ro chính trị; Rủi ro kỹ thuật; Rủi ro về môi trường; Rủi ro không
được cộng đồng chấp nhận [57]. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến
dự án PPP thì các bên đối tác Nhà nước, Tư nhân phải tiến hành quy
trình quản lý rủi ro trong hình thức PPP theo 5 bước cơ bản, đó là:
Xác định rủi ro; Đánh giá, phân tích rui ro; Phân bổ rủi ro; Giảm nhẹ
và khắc phục rủi ro và Giám sát, điều chỉnh rủi ro [76].
2.2. Những vấn đề chung về quản lý ĐTXD công trình GTĐT
2.2.1. Đặc điểm quản lý đầu tư xây dựng công trình
Quản lý ĐTXD công trình GTĐT được các chủ thể quản lý (Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền) thực hiện đối với khách thể (công
trình GTĐT) hoặc giữa các chủ thể với nhau liên quan đến khách thể
đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện dự án trong điều kiện ràng buộc
về nguồn lực đầu tư. Các mối quan hệ này được xem xét trên các
khía cạnh: quy mô, tính chất ĐTXD công trình (giao thông tĩnh, giao
thông động); mục đích (giao thông đối ngoại và giao thông đối nội);
nguồn vốn để ĐTXD công trình hoặc loại hình công trình (đường bộ,
đường thủy, đường sắt, ).
2.2.2.Hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT

Hình thức PPP bao gồm nhiều mô hình hợp tác giữa Nhà nước và
Tư nhân tùy thuộc vào mục đích và nội dung hợp tác. Mô hình PPP
thể hiện đặc điểm về sự hợp tác giữa các bên đối tác, theo đó 1 phần
hoặc toàn bộ công việc được chuyển giao cho Tư nhân thực hiện với
sự hỗ trợ của Nhà nước [24]. Bảng 2.1 thể hiện đặc điểm của 5 mô
hình PPP.
12
,,,. * Bảng 2.1: Đặc điểm về mô hình đối tác công tư
VỚI các mo '
hình PPP khác
nhau nhưng sở
hữu tài sản,
công trình vẫn
thuộc về Nhà
nước. Tuỳ theo
mục tiêu của
cơ quan Nhà
nước, như thu hút VĐT, kinh nghiệm quản lý, để lựa chọn mô hình
PPP trong quản lý ĐTXD cho phù hợp. Đối với quản lý ĐTXD công
trình GTĐT có 4 mô hình PPP thường được áp dụng, như:
2.2.2.1. Mô hình dịch vu (Services):
^ ỉ ọ p đồng
Đặc đ i ể m ^ \ ^
DB. BT
TOT
OM,
OUM
BTL,
BLT
BOT,

BTO
BOO,
BOOT
Mô hĩnh ppp Dịch vụ
Quản lý và
Vận hành
ủ y thác
Nhượng
quyền vận
hành
Nhượng
quyền sở hừu
vận hành
Thời hạn, năm 1-2 3-5 5-10 10-30 20-50
Sởhừutài sản Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước
Nhà nước/
Tư nhân
Vốn đầu tư
xây dựng
Nhả nước Nhà nước
Nhà nước/
Tư nhân
Tư nhân Tư nhân
Rủi ro tài chinh Nhà nước Nhà nước Tư nhân
Nhà nước/
Tư nhân
Tư nhân
Vận hành và
bảo trì
Nhà nước/

Tư nhân
Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân
Hình 2.4. Mô hình dịch vu - Nguồn [26], [46]
2 2 2 2 . Mô hình CỊiiân lý vân hành (OveratìoncdMcincis.ement)
Hình 2.5. Mô hình quản lý vận hành - Nguồn [26], [46]
13
2.2.2. ỉ. Mô hình ủy thác (Commission Management)
Cơ quan nhà nước
Hợp đồng
Đầu tư xây đựng
Công trình giao
thông đô thị
phân chia lợi nhuận
Quản lý, khai thác
Tô chức / Cá nhân
Lợi nhuận kinh tế
Hình 2.6. Mô hình ủy thác - Nguồn [26], [46]
2.2.3.4. Mô hình nhươns quyền quân lý (Franchise Management)
Hình 2.7. Mô hình nhượng quyền quản lý - Nguồn [26], [46]
2.3. Cơ sở pháp lý trong việc ứng dụng hình thức đối tác công tư
Việc ứng dụng hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình
GTĐT chịu sự điều tiết của văn bản QPPL chính như là: Luật Xây
dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai,
Luật Thủ đô, Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức
PPP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà đầu tư, và một số văn bản khác liên quan.
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng hình thức đối tác công tư
Luận án nghiên cứu, phân tích 8 ví dụ cụ thể của một số nước trên
thế giới trong việc ứng dụng hình thức PPP trong lĩnh vực GTĐT.
Các trường hợp được phân tích theo nhóm vấn đề: Lựa chọn dự án

PPP; Cơ quan chuyên trách về PPP; Đàm phán hợp đồng PPP; Quản
lý ĐTXD công trình GTĐT; Khai thác và nâng cấp công trình
GTĐT; Hành lang pháp lý; Phân chia rủi ro giữa Nhà nước, Tư nhân.
14
Từ kinh nghiệm của các dự án PPP, luận án rút ra được bài học
kinh nghiệm trong việc ứng dụng hình thức PPP trong quản lý
ĐTXD công trình GTĐT cho thành phố Hà Nội.
2.5. Định hướng ứng dụng hình thức PPP của thành phố Hà Nội
Việc ứng dụng hình thức PPP được Chính quyền thành phố xác
định và cụ thể hóa trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội,
chiến lược phát triển ngành, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030 (Quyết
định số 1081/2011/QĐ-TTg ngày 6/7/2011), Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 (Quyết định số
1259/2011/QĐ-TTg ngày 26/7/2011), Kế hoạch phát triển hạ tầng
giao thông thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2015 (Văn bản số
81/2011/KH-UBND ngày 11/6/2011),
Thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo PPP (hoạt động kiêm
nhiệm), mặc dù còn tồn tại nhiều bất cập nhưng đây là bước đi ban
đầu giúp thành phố trong việc nghiên cứu, thúc đẩy việc áp dụng
hình thức đầu tư này trong thực tiễn.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG HÌNH THỨC PPP
TRONG QUẢN LÝ ĐTXD CÔNG TRÌNH GTĐT TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm, nguyên tắc ứng dụng hình thức đối tác công tư
3.1.1. Quan điểm ứng dụng hình thức đối tác công tư
- Ứng dụng hình thức PPP phải: Thu hút được nguồn lực ĐTXD
và nâng cao hiệu quả quản lý ĐTXD công trình GTĐT; Phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của thành phố Hà Nội trong từng
giai đoạn phát triển đến năm 2050; Hạn chế tối đa việc sử dụng vốn

nhà nước, góp phần giảm nợ công; Các bên đối tác phải có vai trò
bình đẳng, cùng đóng góp và chia sẻ nguồn lực để thực hiện dự án;
15
Việc ứng dụng được thực hiện trong điều kiện môi trường đầu tư
thông thoáng, minh bạch.
- Ứng dụng hình thức PPP trong các dự án công trình GTĐT,
bước đầu cần nghiên cứu đối với các dự án có quy mô nhỏ, đơn giản.
3.1.2. Nguyên tắc ứng dụng hình thức đối tác công tư
Việc ứng dụng hình thức PPP được thực hiện theo 5 nguyên tắc
sau: 1) Dự án PPP phải có tính hiệu quả về kinh tế tài chính, kinh tế
xã hội; 2) Các bên đối tác tham gia dự án đều có trách nhiệm và lợi
ích khi thực hiện dự án PPP; 3) Việc phân chia rủi ro cho bên nào có
khả năng quản lý rủi ro tốt nhất, giảm thiểu tác động tiêu cực đến dự
án; 4) Không còn cơ chế “xin-cho”, các bên đối tác có quan hệ bình
đằng cùng nhau thực hiện dự án; và 5) Đảm bảo yếu tố cạnh tranh,
minh bạch trong suốt quá trình thực hiện dự án PPP tốt nhất.
3.2. Điều kiện ứng dụng hình thức đối tác công tư
- Ứng dụng hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển
kinh tế xã hội của thành phố.
- Dự án PPP phải có tính hiệu quả về kinh tế, khả năng thu hút và
tiếp nhận nguồn vốn cũng như kinh nghiệm quản lý của Nhà ĐTTN,
sản phẩm dự án PPP phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
- Dự án PPP phải có quy mô VĐT tối thiểu từ 20 tỷ trở lên (trừ
trường hợp áp dụng hình thức O&M).
3.3. Hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT
3.3.1. Lựa chọn mô hình đối tác công tư
Sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong quản lý đầu tư xây
dựng công trình giao thông đô thị theo hình thức đối tác công tư
được thể hiện thông qua nhiều mô hình đối tác khác nhau. Việc lựa

chọn mô hình PPP phải phù hợp với mục tiêu quản lý ĐTXD công
trình GTĐT ở từng giai đoạn thực hiện dự án (hình 3.1).
16
Hình 3.1. Sơ đồ lựa chọn mô hình đối tác công tư
3.3.2. Đánh giá lựa chọn mô hình đối tác công tư
3.3.2.1. Đối tượng ứng dụng mô hình đối tác công tư
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường đầu tư theo hình thức
PPP (Mục 1.3.3) và Quan điểm, nguyên tắc ứng dụng hình thức PPP
(Mục 3.1), luận án phân tích ứng dụng các mô hình PPP theo loại
hình công trình giao thông đô thị (công trình cầu) phù hợp với đặc
điểm của thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1:
Mô hình
PPP
trong
quản lý
ĐTXD
công
trình
GTĐT
Luận án đã lựa chọn và phân tích dự án Dự án ĐTXD 18 cầu vượt
cho người đi bộ (cầu bộ hành) thuộc Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
GTĐT Hà Nội, giai đoạn I để chứng minh cho luận điểm nghiên cứu.
T
T
Công trình
giao thông đô thị
Loại mô hình đối tác công tư

hình

dịch
vụ

hình
quản lý
vận
hành
Mô hình
nhượng
quyền
vận hành

hình
ủy
thác
Mô hỉnh
nhượng
quyền sở
hữu
1
Cầu đường bộ
(vượt sông, eo biển)
•/ •/ ■/ v'
2
Cầu đường sắt
•/
3
Cầu vượt cho người
đi bộ (cầu bộ hành)
•/ •/ ■/ s ■/

4
Cầu vượt cho phương
tiện cơ giới
17
3.3.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính
Luận án phân tích, đánh giá trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế tài chính (Giá trị hiện tại thuần (NPV), Suất sinh lợi nội
tại (IRR), Thời gian hoàn vốn nội bộ (Tth)) của mô hình đối tác công
tư theo hình thức nhượng quyền phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội, định hướng phát trien của thành phố Hà Nội (hình 3.2)
Hình 3.2: Quản lý ĐTXD công trình theo mô hình nhượng quyền
Mô hình nhượng quyền được thực hiện trên cơ sở đối tác Nhà
nước (Sở GTVT) hợp tác với Nhà ĐTTN đầu tư dự án theo hình thức
PPP. Nhà ĐTTN thực hiện dự án trên cơ sở các quy định hiện hành
về ĐTXD, khai thác vận hành.
3.3.2.3. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính
Kết quả phân tích cho thấy dự án thực hiện theo hình thức PPP có
kết quả tốt hơn so với hình thức ĐTTT (Bảng 3.2).
Bảng 3.2:
Chỉ tiêu
kinh tế
tài chính
theo các
phương
án đầu tư
Phuơiig íUt pliĩtu tíclL
H H
Các clii tiên
Nhà nước
thực hiện

toàn bộ
Tur nhâ n
thực hiện
toàn bộ
Nhà nước và
Tư nhân cùng
thực hiện
1 Nguồn vốn đầu tir (tỷ đồng) 165,195 175,657 169,352
a
vổ n Nhà nirớc
165,195
-
49,559
b
Vốn Tư nhản
-
165,195 I 15,636
Vốn tự có
-
24,779 34,690
Vốn vay thưcmg mợi - 140,416 80,945
c Lãi vay
10,462 4,157
2 Chĩ tiêu giá tri hiên tai thuần
- NPV (tỷ đồng)
161,099 - 34,699 34,824
3
C hỉ tiê u su ất sin h lọri n ộ i tại,
'V o (IR R )
5,1 1 6,0 7

6,7 2
4 H ệ số chiế t k h ấ u ,
°/o
(r) 0,00 8,50 4,9 0
5
C h ĩ tiêu th ờ i gia n h oà n v ố n
n ộ i tại. n am (T n4m)
13S0 i
-
29,4 7
18
Luận án sử dụng phương pháp so sánh (Value for money) để đánh
giá hiệu quả kinh tế tài chính của các phương án đầu tư (bảng 3.3)
bằng cách nghiên cứu phân tích độ nhạy với sự thay đổi của các đại
lượng tính toán (thay đổi tỷ lệ góp vốn, biến động giá, chính sách ưu
đãi, thay đổi kịch bản khai thác dịch vụ).
Với các dự án ĐTXD công trình GTĐT khi hiệu quả kinh tế tài
chính thấp và thời gian thu hồi vốn dài thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà
nước để nâng cao hiệu quả đầu tư. Tổng hợp sự phân chia trách
nhiệm thực hiện giữa các đối tác Nhà nước và Tư nhân của 3 phương
án được thể
Bảng 3.3:
Phân
chia
trách
nhiệm
thực hiện
giữa các
đối tác
Từ kết quả phân tích, đối với dự án ĐTXD cầu bộ hành nếu thực

hiện theo hình thức PPP được Nhà nước góp (30% VĐT) thì dự án
có tính khả thi về pháp lý, hiệu quả kinh tế tài chính.
3.4. Giải pháp ứng dụng hình thức PPP vào thực tiễn
3.4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về đối tác công tư
Luận án đề xuất mô hình bộ máy QLNN về hình thức PPP nói
chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, đó là việc phải thành lập
các đơn vị đầu mối chuyên trách về đối tác công tư từ cấp Trung
ương đến Địa phương với chức năng, nhiệm vụ cụ thể (hình 3.3).
hiện ở Bảng 3.3.
T T C ức c hi tiên
P h ư ơ n g ỉín p liũn tíc h
P tu rơ n g ÏÎ1» 1 P lnrơ n g án 2 Phurơiig An 3
1
Thực hiện d ự án
N hà nước
thực hiện
toàn bộ
Tư nhân
thực hiện
toàn bộ
N hà nước và Tư
nhãn cùng thự c hiện
theo hình thức p p p
2
C ơ ché chính sách
N hà nước
Nhà nước N hà nước
3 Thiết kế, X ây dựng N hà nư ớc Tư nhân T ư nhân
4 Tài chính N hà nước Tư nh ân Nhà Iiước, Tư nh ân
5

Bảo dưỡng, V ận
hành
N h à nư ớc
Tư nhân
Tư nhân
6 Sở hữu công trình
N h à nước
"Nhà nước
N h à nước
7
Q uàn lý chất lượng
công trinh.
N h ả nước N hà nước N h à nước
8 Rủi ro thiểt kế, xây
dựng
N h à nư ớc
Tư nhản T ư nhản
9 Rứỉ ro bảo dưỡng,
vận hành
N hà nước Tư nh ân Tư nhân
10
Rủi ro doanh thu -
Tư nhân Nh à nước, T ư nhân
19
Hình 3.3: Bộ máy quản lý hình thức đối tác công tư ở Việt Nam
Đối với thành phố Hà Nội, cơ quan chuyên trách về PPP (Văn
phòng đối tác công tư) cần được thành lập trực thuộc UBND thành
phố sẽ giúp đảm bảo tính thống nhất trong các quyết định về cơ chế
chính sách (hình 3.4) và cơ cấu tố chức như hình 3.5.
Hình 3.4. Bộ máy quản lý PPP tại Thành phố Hà Nội

Hình 3.5. Cơ cấu tổ chức Văn phòng PPP Hà Nội
3.4.2. Quy trình đề xuất dự án
Để khắc phục những bất cập hiện nay trong việc đề xuất dự án
PPP, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện “quy trình đề xuất dự án
PPP” được thực hiện theo sơ đồ ở
hình 3.6.
20
Hình 3.6. Quy trình đề xuất dự án đối tác công tư
Trường hợp Nhà ĐTTN đề xuất dự án PPP thì được hưởng ữu đãi
khi tham gia đấu thầu lựa theo một trong ba hình thức (1) Điểm
thưởng, (2) Ưu tiên đề xuất hoặc (3) Ưu tiên xét duyệt.
3.4.3.Chính sách pháp lý
3.4.3.1. Chính sách đảm bảo tính pháp lý khi đầu tư dự án PPP
- Xây dựng khung pháp lý thống nhất và hoàn chỉnh để thực hiện
dự án PPP trong lĩnh vực GTĐT.
- Trên cơ sở Luật Thủ đô, Chính quyền thành phố Hà Nội cần ban
hành các văn bản QPPL về PPP nhằm tạo môi trường đầu tư thông
thoáng, hấp dẫn Nhà ĐTTN tham gia vào các dự án PPP.
3.4.3.2. Chính sách về sở hữu công trình giao thông đô thị
Nhà nước cần có những quy định riêng về vấn đề sở hữu công
trình đối với công trình GTĐT. Trong trường hợp thực hiện mô hình
nhượng quyền sở hữu thì Nhà nước vẫn quản lý, kiểm soát công trình
và không phải chuyển giao hoàn toàn sở hữu công trình cho Nhà
ĐTTN sử dụng, khai thác vận hành.
3.4.3.3. Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư
Thành phố Hà Nội cần sớm ban hành cơ chế chính sách ưu đãi
đầu tư (ƯĐĐT) như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi
về khai thác dịch vụ công trình GTĐT, Chính sách ƯĐĐT là một
trong những yếu tố giúp dự án thực hiện được khả thi, có hiệu quả về
21

kinh tế tài chính, thu hút nhà ĐTTN thực hiện dự án PPP. Kết quả
điều tra cho thấy 59,7% đối tượng được hỏi cho rằng Nhà nước cần
phải có các chính sách ƯĐĐT hấp dẫn để thu hút được các nhà
ĐTTN tham gia dự án PPP.
3.4.3.4. Chính sách về quản lý rủi ro
Nhà nước cần ban hành các hướng dẫn cụ thể về quản lý rủi ro
khi thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc: đối tác nhà nước chịu trách
nhiệm về các rủi ro chính sách, pháp lý; đối tác tư nhân chịu các rủi
ro trong giai đoạn đề xuất dự án, xây dựng công trình, các vấn đề
thuộc nội tại công trình. Các bên cùng chia sẻ rủi ro trong những
trường hợp đặc thù được thống nhất trong hợp đồng dự án PPP.
3.43.5. Quy định về năng lực của đối tác tư nhân
Nhà nước cần có các quy định, điều kiện rõ ràng và cụ thể về
năng lực của Nhà đầu tư: (i) Đảm bảo yếu tố tài chính để thực hiện
dự án; (ii) Đảm bảo tính chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm thực
hiện dự án; (iii) Đảm bảo sự cam kết, thực hiện dự án trong suốt thời
gian hợp đồng; (iv) Chất lượng nguồn nhân lực;
3.4.4. Hợp đồng dự án đối tác công tư
Ban hành các mẫu hợp đồng, quy định các nội dung cơ bản, quan
trọng để các bên đối tác tham khảo, vận dụng trong quá trình thương
thảo hợp đồng, lựa chọn NĐT, như là: Giải thích từ ngữ; Quản lý
thời gian, tiến độ; Quản lý chi phí, hiệu quả tài chính; Quản lý rủi ro;
Quản lý vận hành khai thác; Cơ chế, chính sách ƯĐĐT,
3.4.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các bên đối tác
Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao kiến
thức, năng lực và kỹ năng cho cán bộ về PPP của các bên đối tác.
3.4.6. Nâng cao nhận thức về đối tác công tư
Nhà nước cần quy định thống nhất khái niệm, cách hiểu về PPP
trong các văn bản QPPL. Tăng cường, phổ biến thông tin, nâng cao
nhận thức hiểu biết về hình thức PPP cho các chủ thể tham gia dự án.

22
3.4.7. Lộ trình thực hiện: theo giai đoạn 2015^2020 và Giai đoạn
2020^2030 và định hướng đến 2050.
3.5. Bàn luận những vấn đề nghiên cứu trong luận án
3.5.1. Bộ máy quản lý nhà nước về hình thức đối tác công tư
Việc thành lập cơ quan chuyên trách về PPP (Văn phòng đối tác
công tư) trực thuộc UBND thành phố giúp khắc phục được những
vướng mắc, bất cập hiện nay. Việc đề xuất thành lập Văn phòng đối
tác công tư phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của
thành phố, phù hợp với các quy định của pháp luật.
3.5.2. Mô hình PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT
Giá trị giải pháp đề xuất ứng dụng hình thức đối tác công tư là
thay đổi phương thức quản lý ĐTXD công trình giao thông cầu bộ
hành, khắc phục được những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý
ĐTXD theo hình thức ĐTTT. Nghiên cứu thực hiện dự án ĐTXD
công trình cầu bộ hành hoàn thiện, chất lượng, đảm bảo các yếu tố
kinh tế tài chính, xã hội. Mô hình nhượng quyền hoàn toàn phù hợp
với đặc điểm, điều kiện thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.5.3. Lợi ích kinh tế - xã hội khi ứng dụng hình thức PPP
Ứng dụng hình thức PPP trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT
sẽ mang lại lợi ích cho đối tác: Nhà nước không những giảm được
gánh nặng đầu tư mà còn thu về cho ngân sách thông qua hiệu quả
hoạt động kinh doanh, khai thác dự án, trong khi vẫn đảm bảo trách
nhiệm cung cấp dịch vụ công cho xã hội; Nhà nước có các công trình
GTĐT có kiến trúc độc đáo, là điểm nhấn của đô thị. Nhà ĐTTN có
cơ hội đóng góp nguồn lực, quảng báo thương hiệu, thu lợi nhuận từ
dự án PPP. Người dân được hưởng quyền sử dụng công trình (sản
phẩm của dự án PPP) với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống.
3.5.4. Cơ chế chính sách quản lý hình thức đối tác công tư
23

Luận án xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề
xuất cơ chế chính sách liên quan đến ứng dụng hình thức PPP trong
quản lý ĐTXD công trình GTĐT phù hợp với đặc điểm của thành
phố Hà Nội trong từng giai đoạn phát triển của thành phố.
3.5.5. Tính khả thi của đề xuất trong luận án
Các giải pháp đề xuất ứng dụng hình thức PPP phù hợp về pháp
lý (Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Quảng cáo, Luật Thủ đô và
các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của UBND thành phố Hà
Nội và các văn bản QPPL khác) và có tính khả thi về hiệu quả đầu tư
(thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR và thời hạn thu hồi vốn).
3.6. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu ứng dụng hình thức PPP cho các loại hình công trình
khác (cảng biển, sân bay, đường cao tốc có/không thu phí) và các
lĩnh vực khác (nông nghiệp, y tế, giáo dục). Bên cạnh đó, nghiên cứu
đánh giá kết quả ứng dụng hình thức PPP trong thực tế sau khi triển
khai thực hiện dự án PPP để có sự điều chỉnh cơ chế chính sách cho
phù hợp với yêu cầu đổi mới của QLNN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Việc nghiên cứu ứng dụng hình thức PPP trong quản lý ĐTXD
công trình GTĐT tại thành phố Hà Nội là việc làm hết sức cần thiết
và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
- Hình thức PPP được ứng dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế
giới theo nhiều mô hình khác nhau. Việc ứng dụng hình thức này ở
Việt Nam, đặc biệt ở thành phố Hà Nội còn mới và còn gặp nhiều
khó khăn, nhất là ứng dụng trong quản lý ĐTXD công trình GTĐT.
Làm thế nào để ứng dụng hình thức PPP này thành công? luận án đã
nghiên cứu và thu được các kết quả sau:

×