Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao đặc bài thuốc chữa bệnh gan mật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.86 MB, 36 trang )

B ộ Y Tê
TRƯỜNG ĐẠI 'HỌC Dược HÀ NỘI
===oOo===
TRẦN XUÂN TRUNG
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN c ú u XÂY DỤNG TIÊU CHUAN
KIỂM NGHIỆM CAO ĐẶC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH GAN MẬT
( KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1999-2004)
-Người hướng dẫn: TS. Vũ Văn Điền
Ths. Phạm Thị Giảng
-Nơi thực hiện:
+ Bộ môn Dược Học cổ Truyền
+ Viện kiểm nghiệm
-Thời gian thực hiện: Tháng 01-05/2004
Hà Nội, tháng 05/2004
NQịs S L
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
Dược điển Việt Nam III DĐVNIII.
Phản ứng dương tính
(+)
Sắc ký lớp mỏng SKLM
Trang Tr.
LỜJ cám ƠH
Trong suốt quá trình tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình và chu đáo của:
TS. VŨ VĂN ĐIỂN
Ths. PHẠM THỊ GIẢNG
Cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của Bộ môn Dược học cổ truyền, phòng Đông
dược-Viện kiểm nghiệm; đặc biệt là PGS.TS Phạm Xuân Sinh, TS. Nguyễn
Thị Thái An, những người đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên bộ môn Dược học cổ truyền, phòng


Đông dược-VKN.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin cảm ơn DS. Phạm Văn Kiên, người đã
hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2004.
Sinh viên:
Trần Xuân Trung
1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ể 3
Phần 1: TỔNG QUAN 4
1.1.Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc của bài thuốc chữa bệnh gan mật 4
1.2. Cao th uốc 11
Phần 2: THựC NGHIỆM YÀ KẾT QUẢ

13
2.1. Nguyên liệu, hoá chất, dung mối, phương tiện và phương
pháp thực nghiệm 13
2.1.1. Nguyên liệu, hoá chất, dung môi, phương tiện
13
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 13
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận x ét 14
2.2.1. Điều chế ca o 14
2.2.2. Xác định các tiêu chuẩn 16
Hình ảnh sác ký 31
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 32
3.1. Kết luận 32
3.2. Đề xuất 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
2
ĐẶT VẤN ĐỂ

Căn cứ vào thực tế lâm sàng các bệnh về gan mật, công năng chủ trị của
các vị thuốc và lý luận YHCT, dựa vào kinh nghiệm thực tế hành nghề YHCT,
TS. Vũ Văn Điền đã xây dựng nên bài thuốc chữa bệnh gan mật và đã qua thử
nghiệm trên một số bệnh nhân cho kết quả khả quan. Bài thuốc đã được
nghiên cứu dược lý có tác dụng chống oxy hoá, tác dụng bảo vệ gan, tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn về tác dụng dược lý, các tiêu chuẩn kiểm nghiệm và dạng
bào chế bài thuốc để có thể đưa vào áp dụng rộng rãi. Trong khoá luận này
chúng tôi bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao đặc bài
thuốc với các nội dung sau:
- Xác định các chỉ tiêu của cao đặc (tính chất cảm quan, độ tan, hàm
lượng nước ).
- Định tính .
- Dự kiến tiêu chuẩn kiểm nghiệm của cao.
3
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc của bài thuốc chữa bệnh gan mật.
Bài thuốc chữa bệnh gan mật có công thức như sau:
Bạch thược
20g
Chi tử
8g
Đương quy
20g
Hoa hoè
16g
Hoàng bá
lOg
Nhân trần
20g
Sinh địa 20g

Thiên thảo
14g
Uất kim
20g
1.1.1. Bạch thược 0Radix Paeonia lactiflorae)
Rễ đã bỏ vỏ và phơi hay sấy khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflorae
Pall. ), họ Mao lương (Ranunculaceae)[6],
+ Thành phần hoá hoá học:
- Trong Thược dược có tinh bột, tanin, canxi oxalat, một ít tinh dầu, acid
benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy. Tỉ lệ acid benzoic khoảng 1. 07%[10]
- Ngoài ra còn có glycosid[7]
+ Công dụng:
Vị thuốc có vị đắng, chua; tính hơi hàn. Quy vào các kinh can, tỳ [3].
Công năng chủ trị:
- Bổ huyết, chỉ huyết: dùng trong các trường hợp chảy máu cam, ho ra máu,
nôn ra máu, băng lậu, bạch đới, ra mồ hồi trộm, ra nhiều mồ hôi.
- Điều kinh: dùng khi huyết hư, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng.
4
- Thư cân, chỉ thống: dùng chữa đau bụng, đau ngực, chân tay co quắp, tả lỵ.
- Bình can: dùng chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. [1]
1.1.2. Chi tử:(Semen Gardeniae)
Quả chín đã phơi khô, bóc bỏ vỏ của cây Dành dành (Gardenia jasminodes
Fllis hoặc Gardenia florida L . ), họ Cà phê (Rubiaceae)[6].
+ Thành phần hoá học:
- Các Iridoid glycosid: gardosid, scandosid methyl ester, scanzhisid,
desaacetyl asperulosid acid methyl ester, gardesid.
- Acid picrocinic là một monoterpenoid glycosid khác.
- a-crocin (a-crocetin digenti biosid). [2]
+ Công dụng:
Vị đắng, tính hàn. Vào các kinh: tâm, phế, can, đởm và tam tiêu [3].

Công năng chủ trị:
- Thanh nhiệt giáng hỏa, thanh tâm nhiệt trừ phiền: dùng trong các trường hợp
mất ngủ do tâm hoả hoặc sốt cao , mê sảng .
- Thanh lợi thấp nhiệt: dùng trong các bệnh can đởm thấp nhiệt (viêm gan,
viêm túi mật); bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ, đi tiểu buốt dắt.
- Chỉ huyết: dùng chữa thổ huyết, đại tiểu tiện ra huyết.
- Giải độc: dùng chữa mụn nhọt, cơ bị sưng đau [1]
1.1.3. Đương quy-{Radix Angeỉicae sinensis)
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy (Angelìcae sinensis (Oliv. )
Diels), họ Hoa tán (Apiaceae)[6].
+ Thành phần hoá học:
+ Tinh dầu (0. 2-0. 4%) gồm các thành phần chính sau:
Ligustilide 50. 29%; n-butylidenphtalid 7. 35%; n-butylphtalid 1,81, trans-
Ị3-farnesen 2. 16%; P" bisabolen 2. 02%; allo-ocimen 8. 98%; [3- ocimen 4,99-
5
Ỵ-elemen, a-cedren, Bergapten, anhydric dihydrophtalic, isoeugenol, 2-
methyldecan-5-on
+ Coumarin: Scopoletin, umberiferon, xanthotoxin
+ Vitamin: B12, Bị, E .
+ Acid amin[7].
+ Các thành phần khác: acid ferulic; acid vanilic;acid nicotinic, ị3- sitosterol;
cholin; alcarindiol, falcarinolon, brefeldin. Polysacchride: arabinogalactam
dạng acid và dạng trung tính trọng lượng phân tử khoảng 3000, cấu tạo gồm:
protein 4,73%, carbohydrate 85,85%, acid uronic 5,2%. Trong nhóm
hydratcarbon gồm các đường: L-arabinose, D-galactose, D-glucose, L-
ramnose [7].
- Các nguyên tố vô cơ: K, Na, Ca, Mg, Al, Cr, Zn . . .[7].
+ Công dụng:
Vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, cay; tính ấm. Quy vào các kinh tâm, can, tỳ.
Công năng chủ trị:

- Bổ huyết, bổ ngũ tạng: dùng trong trường hợp thiếu máu, hoa mắt, chóng
mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu.
- Hoạt huyết giải uất kết: chữa trường hợp thiếu máu, kinh nguyệt không
đều.
- Hoạt tràng thông tiện: chữa chứng huyết hư, huyết táo gây táo bón.
- Giải độc dùng chữa mụn nhọt, đinh độc. [1]
1.1.4. Hoa hòe(Fỉos Styphnoỉobii japonici)
Nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây hòe (Sophora japonica L. ),
họ Đậu (Fabaceae)[6],
+ Thành phần hoá học:
Hoa hoè có rutin (rutosid). Hàm lượng rutin có thể đạt tới 28%. DĐVNIII
qui định hàm lượng rutin không dưới 20%. Ngoài ra còn có quercetin (phần
aglycol của rutin), betulin, sophoradiol [2]
6
+ Công dụng:
Vị thuốc có vị đắng, tính hơi hàn. Quy vào hai kinh can và đại tràng[l], [ 3].
Công năng chủ trị
- Lương huyết chỉ huyết: dùng chữa huyết nhiệt gây xuất huyết, phụ nữ băng
huyết, đại tiểu tiện ra máu.
- Thanh nhiệt bình can: dùng trong trường hợp can hoả vượng, đau mắt đỏ,
đau đầu.
- Hạ huyết áp: dùng trong trường hợp huyết áp cao.
- Thanh phế, chống viêm: dùng chữa viêm thanh đới, nói không ra tiếng. [3]
+ Tác dụng dược lý của rutin:
- Rutin có hoạt tính vitamin p, có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của
mao mạch, làm tăng sự bền vũng của hồng cầu, chống co thắt[5]. Hạ huyết áp,
chống phóng xạ tia X, chống viêm thận cấp, làm tăng đường huyết của thỏ [1].
1.1.5. Hoàng bá (Cortex Pheỉlodendri)
Vỏ thân hoặc vỏ cành đã bỏ lớp bần và phơi hoặc sấy khô của cây Hoàng
bá (Phellodendron chỉnense Scheid. ), họ Cam (Rutaceae).[6]

+ Thành phần hoá học:
- Alcaloid: Berberin (1.6%), phellodendrin, magnoflorin, jatrorizin, palmain,
candixin (C4I-I18On+), menisterin (C21H260 4N).[2]
- Các chất không chứa nitơ: obakullacton (C36H380 8), obakunon (C26H30O7);
hợp chất sterolic: 7-dehydrostigmasterol; Ị3-sitosterrol; campesterol; chất béo
+ Công dụng:
Vị thuốc có vị đắng, tính hàn. Vào các kinh thận, bàng quang, tỳ[l].
Công năng chủ trị:
- Tư âm giáng hoả: dùng khi âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm,
di tinh do thận hoả.
7
- Thanh nhiệt táo thấp: dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ hoặc buốt
dắt, phối hợp với sa tiền tử, bạch mao căn, viêm gan, viêm mật, thấp nhiệt ở vị
tràng gây tiết tả lỵ, đại tiện ra máu mủ, thấp nhiệt ngưng đọng ở chân gây
sưng đau, sưng gối, sưng khớp, chân mỏi, đau nhức thì phối hợp với khương
truật, ngưu tất.
- Giải độc tiêu viêm: Dùng khi cơ thể bị thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt, phối
hợp với huyền sâm, sâm đại hành, chi tử. [1]
1.1.6. Nhân trần (Alerba Adennosmatis caeruíei)
Thân cành mang lá và hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Nhân trần
(Adenosma caeruleum R. Br.), họ Hoa mõm chó ( Scrophulahaceae)[6].
+ Thành phần hoá học:
- Nhân trần có saponin triterpenoid, flavonoid, acid nhân thơm, coumarin và
tinh dầu. [10]
- Tinh dầu có mùi cineol, cả cây có 1% tinh dầu, hoa có 1,86% tinh dầu tỷ
trọng 0,8042 (25°C), nD= 1,4705 (20°C), a D= +4°8[10]. Thành phần chính
của tinh dầu là: eugenol ( 72,6%).[1]
+ Công dụng:
Vị thuốc có vị tân, khổ; tính hơi hàn. Vào bốn kinh: tỳ, vị, can, đởm.
Công năng chủ trị:

- Thanh thấp nhiệt can đởm: Dùng trong bệnh viêm gan vàng da, viêm túi mật,
sốt cao, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ.
- Phát tán giải biểu nhiệt: Dùng trong bệnh vừa nóng, vừa rét, đau đầu, ngạt
mũi, chảy nước mũi. [1]
1.1.7. Sinh địa (Radix Rehmanniae)
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng hay cây Sinh địa
(Rehmannia gluíinosa (Gaertn.)Libosch.), họ Hoa mõm chó
('Scrophulariaceae) [6].
8
+ Thành phần hoá học:
- Iridoid glycoid: Catalpol; Rehmaniosid A,B,C,D
-15 acid amin; D- Glucosamin; acid photphoric.
- Các carbohydrat: D-glycose, D- glaccose, D- Fluccose, Sucrose, Rafinose,
Mannotriose; Stachyose; Verbascose và D-manitol. Stachyose là chính với
hàm lượng 48,3% ( so với dược liệu khô).
-18 dẫn chất: Phenethyl alcohol glycosid: 2’- O- acetyl- acetosid; jionosidC;
Jionosid D, isoacenosid. [2]
+ Công dụng:
Vị thuốc có vị ngọt, tính mát. Vào các kinh tâm, can, thận.[l]
Công năng chủ trị:
- Thanh nhiệt lương huyết: Dùng đối với bệnh tà nhiệt nhập vào phần dinh,
biểu hiện sốt cao, miệng khát, lưỡi đỏ, tâm phiền, lở loét ngoài da.
- Dưỡng âm sinh tâm dịch: chữa sốt cao háo khát, phiền nhiệt, đái đường. [3]
1.1.8. Thiên thảo:
Thân cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây cỏ thiên thảo
cAnisomeles ovata R. Br. hoặc Anisomeỉes indica (L. ) o. ktze), họ Hoa môi
(Lamiaceae). [7],[10]
+ Thành phần hoá học:
- Các chất terpen: Ovatodiolid; 4,5-epioxyovatodiolid; Acid anisomelic;
isovatodiolid; Acid 4,7-oxycycloanisomelic; 4-methylen-5-hydroxy

ovatodiolid; acid4-methylen-5-oxoanixomelic ; btulin; glution; friedlin;
glutiol; Ị3-amyrin
- Các flavonoid: cosmosin; terniflorin; anisofloin A; prunin-S^ó”- di-p-
coumarat; apiginin- O-p-D (4” , 6”-đitrihydroxyflavol;5-hydroxy-6,7,3’,4’-
tetramethoxyũavon; prunin 6-p-coumarat; 4,5-đihydroxy-6,7,3’-
trimethoxyflavon; 5,7,4’-trihydroxyflavon.
9
- Các thành phần khác: Methyl-p-hydroxycinamat; P-sitosterol-3-O-Glucosid;
n-hexacosanol [7],[ 10]
+ Công dụng:
- Vị cay, đắng tính hơi ấm.
Công năng chủ trị:
- Giải biểu; tiêu sưng, chỉ thống; tiêu tích trệ; khu phong.
- Dùng chữa đau bụng, đầy hơi bụng trướng nôn mửa, viêm dạ dày ruột, rối
loạn tiết niệu, thấp khớp, chữa viêm gan.
- Rễ cây chữa rắn độc cắn. [7],[10]
1.1.9. Uất kim (Radix Curcumae longae)
Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Nghệ vàng (Curcuma longa L.), họ
Gừng (Zingiberac.eae)[6].
+ Thành phần hoá học:
- Tinh dầu: Chủ yếu là turmeron, aryl-turmeron, zingiberen, ngoài ra còn có
sabinen, phellandren, cineol, bomeol. . .
- Hợp chất phenol màu vàng, chủ yếu gồm ba hoạt chất curcumin,
demethocycurcumin, bisdemethocycurcumin. . . . [8]
+ Công dụng:
Vị thuốc có vị tân khổ, tính hàn. Vào các kinh can, đởm, phế[l].
Công năng chủ trị:
- Hành khí hành huyết: Dùng trị các bệnh huyết ứ trệ, ngực bụng đầy chướng,
đau bụng, kinh nguyệt không đều.
- Chỉ huyết: Dùng chữa chảy máu cam, thổ huyết hoặc các bệnh vừa ứ huyết

vừa xuất huyết.
- Thanh can đởm thấp nhiệt: Dùng chữa viêm gan vàng da, cứng gan, viêm
túi mật, sỏi mật, đau liên sườn.
Ngoài ra, uất kim con dùng chữa viêm loét dạ dày, dùng ngoài bôi trị mụn
nhọt, làm lên da non các vết thương. [1]
10
1.2. Cao thuốc
1.2.1. Định nghĩa: Cao thuốc là chế phẩm điều chế bằng cách cô hoặc sấy
đến thể chất qui định các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động
vật với các dung môi thích hợp. [6]
1.2.2. Phân loại:
- Cao lỏng: Có thể chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dùng
để điều chế cao. Nếu không có chỉ dẫn khác, thường qui ước 1 ml cao lỏng
tương ứng với lg dược liệu dùng để điều chế cao thuốc.
- Cao đặc: là một khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi dùng để chiết xuất
còn lại trong cao không quá 20%.
- Cao khô: Là một khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao
khô không được có độ ẩm lớn hơn 5%. [6]
1.2.3. Phương pháp điều chế:
Quá trình điều chế cao thuốc có hai giai đoạn: [6]
Giai đoạn I:
Chiết xuất dược liệu bằng các dung môi thích hợp. Tuỳ thuộc vào bản chất
dược liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm cũng như điều
kiện, quy mô sản xuất và trang thiết bị, có thể sử dụng các phương pháp chiết
xuất: Ngâm, hầm, hãm sắc, ngấm kiệt, chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng
thiết bị siêu âm, chiết xuất bằng phương pháp sử dụng điện trường và các
phương pháp khác
Giai đoạn II:
- Cao lỏng: sau khi thu được dịch chiết tiến hành điều chế bằng phương pháp
thích hợp để được cao lỏng đạt tiêu chuẩn.

- Cao đặc: Dịch chiết được cô đặc độ ẩm còn lại không quá 20%.
- Cao khô: Cao đặc tiếp tục sấy khô để độ ẩm còn lại không quá 5%.
11
1.2.4. Yêu cầu chất lượng[6]:
+ Cao lỏng:
- Độ tan: Tan hoàn toàn trong dung môi đã dùng để điều chế cao.
- Độ trong, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đồng nhất, không có
váng mốc, không có cặn bã dược liệu và vật lạ.
+ Cao đặc, cao khô: Mất khối lượng do làm khô:
- Cao đặc không quá 20%.
- Cao khô không quá 5%
12
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên liệu, hoá chất, dung môi, phương tiện và phương pháp thực
nghiệm:
2.1.1. Nguyên liệu, hoá chất, dung môi, phương tiện:
• Nguyên liệu:
Các vị thuốc đạt tiêu chuẩn DĐVNIII (Vị Thiên thảo chưa có tiêu chuẩn
trong DĐVNIII, căn cứ vào tiêu chuẩn vị Nhân trần để kiểm tra).
• Hoá chất và dung môi:
- Rutin chuẩn( VKN).
- Curcumin chuẩn (VKN).
- Cồn Ethylic, dung môi hữu cơ: đạt tiêu chuẩn phân tích.
- Các thuốc thử: đạt tiêu chuẩn phân tích.
- Bản mỏng: Slicagel G (Merck).
• Thiết bị dụng cụ máy mốc:
HP ầ_ A
7
- I ll say
- Bộ cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm

- Tủ lạnh
- Máy xay dược liệu do Việt Nam sản xuất
- Cân kỹ thuật Sartorius
- Bộ dụng cụ xác định hàm lượng nước theo DĐVNIII.
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm:
• Điều chế cao đặc:
- Chiết xuất bằng phương pháp ngâm lạnh phân đoạn với cồn 80°.
- Thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, tiếp tục cô cách thuỷ đến thể chất quy
định . [6]
13
• Xác định hàm lượng nước: theo DĐVNIII.
• Xác định tính chất vật ỉý :
- Tính chất (thể chất, mùi , vị, màu sắc, độ đồng nhất
- Độ hoà tan.
- Cắn không tan.
• Định tính:
+ Định tính bằng SKLM
+ Định tính một số nhóm chất bằng phản ứng hoá học và SKLM.
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét.
2.2.1. Điều chê cao:
2.2././. Chuan bi nguỵên Ueu±
Căn cứ vào từng vị để xử lý theo phương pháp thích hợp trước khi chiết:
- Bạch thược: nguyên liệu đã thái phiến mỏng, đem rửa qua bằng nước máy,
để ráo nước, sấy khô ở nhiệt độ 60°C; xay thành bột bằng máy xay dược liệu,
cỡ rây: 0.5mm.
- Chi tử: nguyên liệu đã phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 60°C; xay thành bột bằng
máy xay dược liệu, cỡ rây: 0.5mm.
- Đương quy: nguyên liệu đã thái phiến mỏng,mềm dẻo, đem rửa qua bằng
nước máy, để ráo nước, sấy khô ở nhiệt độ 60°C; xay thành bột bằng máy xay
dược liệu, cỡ rây: 0.5mm.

- Hoa hoè: nguyên liệu là nụ hoa, đem sàng sẩy loại bỏ tạp, sấy khô ở 60°c,
dùng thuyền tán tán thành bột (tỷ lệ bột qua rây lmm là 87.5%).
- Hoàng bá: nguyên liệu dạng que, đem rửa qua bằng nước máy, để ráo nước,
sấy khô ở nhiệt độ 60°C; xay thành bột bằng máy xay dược liệu, cỡ rây:
0.5mm.
- Nhân trần: nguyên liệu đem sàng sẩy loại bỏ tạp, rửa qua bằng nước máy, để
ráo nước, sấy khô ở 60°c, dùng thuyền tán tán thành bột (tỷ lệ bột qua rây
lmm là 78.7%).
14
- Sinh địa: nguyên liệu còn nguyên củ đã sơ chế, đem rửa sạch,thái lát mỏng
0.5-1.0mm, sấy khô ở 60°c, xay thành bột bằng máy xay dược liệu, cỡ rây:
0,5mm.
- Thiên thảo: thu hái cây tươi (phần trên mặt đất), đang có hoa(tháng
10/2003), cắt đoạn 4-5cm bằng dao cẩu, phơi và sấy khô ở 60°c, dùng thuyền
tán tán thành bột (tỷ lệ bột qua rây lmm là 82.3%).
- Uất kim: rễ củ còn tươi, rửa sạch, thái lát mỏng l-1.5mm, phơi và sấy khô ở
60°c, xay thành bột bằng máy xay dược liệu, cỡ rây: 0.5 mm.
2.2.I.2. Xác định đô ẩm nguyên liêu:
- Tiến hành: dùng cân phân tích độ ẩm PREƠSA HA60 (Thuỵ Sĩ)
Đặt chế độ: nhiệt độ sấy 105°c, thời gian sấy khô tối đa 30 phút.
- Kết quả: kết quả thu được theo bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả đo độ ẩm của nguyên liệu
Nguyên
liệu
Bạch
thược
Chi tử
Đương
quy
Hoa

hoè
Hoàng

Nhân
trần
Sinh
địa
Thiên
thảo
Uất
kim
Độ ẩm
(%)
10.47
12.03 12.97 11.11 11.02
12.42 6.61 12.73
11.76
Yêu cầu
(DĐVN3)
(%)
13 13
15 12
13 13 18
12
- Nhận xét: Nguyên liệu sử dụng điều c
ìế cao đạt tiêu c
luẩn về độ ẩm theo
DĐVNIII (vị Thiên thảo chưa có tiêu chuẩn trong DĐVNIII, lấy tiêu chuẩn
tương tự với vị Nhân trần).
2.2J.3. Điều che_cag±

- Cân nguyên liệu theo đúng tỉ lệ của bài thuốc, trộn đều, làm ẩm bằng cồn
90°, cho vào bình chiết nguội, thêm cồn 80° ngập dược liệu, ngâm ở nhiệt độ
phòng, cách 6-8 giờ (hoặc để qua đêm) lại rút dịch chiết một lần và thay dung
môi mới, cho đến khi dịch chiết màu xanh nhạt. Dịch chiết đem cất thu hồi
15
dung môi dưới áp suất giảm đến dịch đặc, dịch đặc đem cô cách thuỷ, khuấy
liên tục đến cao đặc.
- Tiến hành điều chế độc lập 3 lô cao để so sánh: kết quả được tổng kết theo
bảng 2.2 (trong phần xác định hàm lượng nước).
2.2.2. Xác định các tiêu chuẩn:
2.2.2.Ì. Hàm lương nước:
+ Tiến hành: [6]
- Chuẩn bị dụng cụ: rửa sạch, làm khô, lắp đúng quy định.
- Thêm Toluen, nước cất, cất 2 giờ, để nguội 30 phút, đọc thể tích nước Vị.
- Cho mẫu thử vào, cất tiếp đến khi mực nước cất được không còn tăng nữa,
rửa ống hứng bằng Toluen. Để nguội, đọc thể tích nước v 2.
’ ĨJ r o / 100(V1-F2)
- Tính kết qua: H (%) =


-
m
+ Kết quả: Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả điều chế cao và xác định hàm lượng nước

Số lượng nguyên liệu
(tính theo thang).
Khối lượng
cao (g).
Hàm lượng

nước (%).
Khối lượng cao
khô tuyệt đối
(g).
1 2.0
120,76 18,25 98.72
2
1.0
57.86
13.79
49.86
3
1.0
62.36 18.82 49.05
+ Nhận xét:
- Cao điều chế được, cả ba lô đều là cao đặc ( đạt DĐVNIII).
- Trung bình một thang thuốc điều chế được: 49.4g cao (tính theo cao khô
tuyệt đối).
- Tỷ lệ cao so với nguyên liệu tương đối ổn định (33,4%).
16
2.2.2.2. Tính chat vat /ý:
a, Tính chất:
+ Tiến hành:
- Thể chất: thử bằng cảm quan (xúc giác). Cho cao lên lam kính, đặt la men
lên trên ép sát đem soi dưới kính hiển vi, kiểm tra độ đồng nhất.
- Màu sắc: lấy lg cao cho lên trên một tờ giấy trắng hoặc mặt kính đồng hồ
không màu, đặt lên tờ giấy trắng rồi quan sát.
- Mùi: trên một mặt kính đồng hồ, đường kính từ 6-8cm, lấy 0.5- 2.0g cao trải
thành lớp mỏng, sau 15 phút, xác định mùi bằng cảm quan((thm^ giác). J
- Vị: xác định bằng cảm quan (vị giác).

+ Kết quả được tổng kết trong bảng 2.3.
Bảng2.3: Kết quả thử tính chất cảm quan
Tính chất Nhân xét
Kết quả
Lô 1
Lô 2 Lô3
Thể chất Mềm dẻo, đồng
nhất
Đạt Đạt
Đạt
Màu sắc
Đen
Đạt
Đạt Đạt
Mùi
Thơm
Đạt Đạt 1
Đạt
Vị
Đắng, ngọt
Đạt
Đạt
Đạt
+ Nhận xét: tính chất cảm quan của cao ổn định trên cả 3 lô cao.
b, Độ hoà tan:
+ Tiến hành: Cân lg cao, cho vào cốc, sau đó thêm dung môi, để ở nhiệt độ
phòng, cứ cách 5 phút lại lắc 30 giây. Nhận xét kết quả bằng cảm quan.
Thử với các dung môi: cồn 80°, nước, acid acetic 2N, acid sulfuric IN, dung
dịch NaOH 0.1N, dung dịch NaOH 0.01N.
+ Kết quả: Bảng 2.4.

17
Bảng 2.4\ Kết quả thử độ hoà tan.
Lần
thử
Thể tích
dung môi
(ml)
Dung môi
Cồn
80°
Nước
Acid
acetic 2N
h 2s o 4
IN
NaOH
0.1N
NaOH
0.01N
1 10
-
- - - - -
2 30
+
-
- -
+ +
3 50
+
-

- -
+ +
Chú thích: (+) Tan; (-) còn có cắn không tan.
+ Nhận xét:
- Cao đặc tan trong các dung m ô i, cồn 80°, dung dịch kiềm loãng.
- Không tan hoàn toàn trong nước, dung dịch acid acetic 2N, acid sulfuric IN.
c, Cắn không tan trong nước:
+ Tiến hành: Cân khoảng lg cao, thêm 30ml nước cất, để ở nhiệt độ phòng 30
phút, cách 5 phút lại lắc 30 giây, lọc lấy cắn, đem sấy khô đến khối lượng
không đổi ở 100°c, cân.
Tính ra % cắn không tan .
Tiến hành với cao lô 2 (Hàm lượng nước 13.79 %)
+ Kết quả: Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Kết quả xác định cắn không tan trong nước.
Lần thử
Khối lương cao
(g)
Khối lượng
cắn (g)
% (tính theo
cao đặc).
% (tính theo
cao khô tuyệt
đối)
1
1.3350
0.2172 16,3 14.0
2
0.8320 0.1520
18.2 15.7

3
0.9682 0.1741
17.9
15.4
Trung bình
17.5 15
+ Nhận xét: tỷ lệ cắn không tan tương đối ổn định, tính theo cao khô tuyệt đối
tương đối cao (15%).
18
2.2.2.3. Đinh tintv
a, Alcaloiod:
Chiết x u ấ t: Lấy 2,0g cao, thêm 30 ml dung dịch H2SC)4 IN, đun cách thuỷ
30 phút, lọc, dịch lọc đem lắc với Cloroform 3 lần, mỗi lần 15ml, sau đó kiềm
hoá bằng dung dịch NaOH 10%, lắc với Cloroform 3 lẩn, mỗi lần 10ml, dịch
Cloroform chia đều vào 4 ống nghiệm, cách thuỷ đến cắn .
+ Phản úng Liebermann-Boucharat:
Cho vào ống nghiêm thứ nhất lml anhydrid acetic, lắc đều để cắn tan
hết, nghiêng thành ống nghiệm 45°, thêm lml H2S04 đặc theo thành ống
nghiệm, để dịch lỏng trong ống được chia làm hai lớp.
Kết quả: ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng xuất hiện vòng tím đỏ (+).
+ Phản ứng với dung dịch Kali iodid 16.5%:
Cho vào ống nghiêm thứ hai 10ml nước cất nóng, lắc cho tan hết, làm
lạnh dưới vòi nước và thêm lml dung dịch KI 16.5%, để yên 5 phút.
Kết quả: có tủa màu vàng (+).
+ Phản ứng với Aceton:
Cho vào ống nghiệm thứ ba 10ml nước cất nóng, lắc cho tan hết, làm
lạnh dưới vòi nước, thêm 3 giọt NaOH 10%, lắc đều, sau đó thêm 5 giọt
aceton, để yên.
Kết quả: có tủa màu vàng (+).
+ SKLM:

- Dịch đối chiếu: lấy 0.5g bột Hoàng bá, thêm 20ml dung dịch H2S04 IN, đun
cách thuỷ 30 phút, cách 5 phút lại lắc một lần, để nguội, lọc, dịch lọc lắc với
cloroform 3 lần, mỗi lần lOml. Kiềm hoá dịch nước bằng dung dịch NaOH
10%, rồi lại lắc với cloroform 3 lần, mỗi lần lOml. Cô dịch cloroform đến cắn,
hoà vào 2ml methanol.
- Dịch thử: hoà phần cắn thứ tư vào 0.5 ml methanol.
- Pha động : n-Butanol- Acid acetic- nước (6:2:2).
19
- Bản mỏng Silicagel G 3x10 cm.
- Khai triển sắc ký:
Dùng mao quản thuỷ tinh nhỏ, chấm dịch thử và dịch đối chiếu lên bản sắc
ký, kích thước vết không quá lmm, các vết cách nhau lcm, cách bờ lcm, cách
mép dưới l,5cm. Sấy nhẹ cho khô dung môi. Khai triển sắc ký đến khi pha
động cách mép Irên khoảng lcm, lấy ra sấy nhẹ cho khô dung môi.
- Phát hiện : soi đèn u v ở bước sóng 365nm.
- Kết quả được ghi ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả sắc ký Alcaloid.
Vết chính trên
sắc ký đồ
Rf
Màu sắc
Dịch thử
Dịch đối chiếu
1
0.467
0.467 vàng
2
0.547
0.547
vàng

- Nhận xét:
Các phản ứng định tính Alcaloid của Hoàng bá đều dương tính.
Sắc ký đồ của chất thử và chất đối chiếu chỉ thấy rõ 2 vết phát quang màu
vàng, trị số Rf tương đương nhau.
Qua 4 phép thử định tính cho thấy trong cao đặc có chứa Alcaloid của dược
liệu Hoàng bá.
b, Cur cumin:
Chiết xuất: Lấy 2g cao, thêm 30ml Cloroform, dùng đũa thuỷ tinh khuấy
liên tục trong 5 phút, lọc, dịch lọc đem lắc với nước cất 3 lần, mỗi lần 15ml.
Sau đó, cô cách thuỷ dịch cloroform đến cắn, hoà vào 2ml methanol.
+ Phản ứng với dung dịch acid boric 5%:
Nhỏ 3-4 giọt dịch methanol ở trên lên một tờ giấy lọc, để khô, trên giấy lọc
còn lại vết màu vàng. Nhỏ lên vết màu vàng đó 2 giọt acid boric 5% và 2 giọt
acid hydrocloric 5%, vết màu vàng chuyển sang màu đỏ. Nhỏ lên vết màu đỏ
20
3 giọt amoniac đặc (hoặc dung dịch NaOH loãng), vết màu đỏ chuyển sang
màu xanh đen (+).
+ SKLM:
- Dịch đối chiếu: dung dịch curcumin 1% trong methanol.
- Dịch thử: dung dịch methanol ở trên.
- Pha động : Cloroform-acid acetic(9:l).
- Bản mỏng : Silicagel G.
- Khai triển sắc ký:
Dùng mao quản thuỷ tinh nhỏ, chấm dịch thử và dịch đối chiếu lên bản sắc
ký, kích thước vết không quá lmm, các vết cách nhau lcm, cách bờ lcm, cách
mép dưới l,5cm . Sấy nhẹ cho khô dung môi.
Khai triển sắc ký đến khi pha động cách mép trên khoảng lcm, lấy ra sấy
nhẹ cho khô.
- Phát hiện : soi đèn u v ở bước sóng 365nm .
- Kết quả: được ghi ở bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả sắc ký Curcumin
Vết chính trên sắc
ký đồ
Rf
Màu sắc
Dịch thử Dịch đối chiếu
1
0.24
0.24 Vàng sáng
2
0.57 0.57
Nâu đỏ
3
0.85
0.85 Đỏ đậm
+ Nhận xét:
Phản úng định tính Curcumin cho kết quả dương tính.
Sắc ký đồ của cả chất thử và chất đối chiếu thấy rõ 3 vết, các trị số Rf và
màu sắc chất đối chiếu tương đương nhau.
Kết quả định tính cho thấy trong cao có curcumin từ dược liệu Uất kim.
c, Iridoid:
Chiết xuất: theo sơ đồ 1
21
3g Cao
+ 50 ml nước cất, khuấy đều 15
v phút, lọc
Dịch nước
+ loại tạp bằng Cloroform
V + 3xl0m l n-BuOH
Dịch n-BuOH

ị + Cách thuỷ đến cắn
Cắn
+ Hoà vào 2ml Methanol

Dịch methanol
Sơ đ ồ l: Chiết xuất Iridoid
+ Phản ứng với thuốc thử Trim-Hill:
Lấy lml dịch methanol ở trên, đun cách thuỷ đến khô trong ống nghiệm,
thêm lml thuốc thử Trim-Hill (10ml acid acetic+ lml dung dịch C11SO4
0.2%+0.5 ml acid hydrocloric đặc), lắc đều cho tan hết cắn, đun nóng nhẹ.
Kết quả: Cho màu tím đỏ (+)•
+ SKLM:
Dịch đối chiếu: Chiết Chi tử và Sinh địa theo sơ đồ 2 và 3
lg Bột chi tử
ị + 50ml cồn 80° trong 24 giờ, lọc
Dịch cồn
ị + cách thuỷ đến cắn
Can
+ 3x 1 Oml Methanol, lọc
22
cắn
ị + 3x1 Oml n-Butanol, lọc
Dich n-Butanol
ị + cách thuỷ đến cắn
Can
ị + 2ml methanol
Dịch c
Sơ đồ 2: Chiết dịch đối chiếu Chi tử
lg Bột sinh địa
ị + 50ml cồn 80° trong 24 giờ, lọc

Dịch cồn
ị + cách thuỷ còn 20ml
Dịch đặc
ị + 5x10ml cloroform
Dịch nước
ị + 30ml dung dịch chì acetat 10%, lọc
Dịch nước
ị + acid hoá bằng acid H2S04 10%, lọc
Dịch lọc
ị + cách thuỷ còn 20ml, để nguội, lọc
Dịch lọc
+ 3x10ml Butanol
Dịch n-Butanol

×