Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại FPT – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.97 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI FPT 3
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI FPT – FTG 3
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.2.2 Cơ cấu và bộ máy tổ chức 7
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 8
TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG KHÁI QUÁT CƠ BẢN VÀ QUAN TRỌNG NHẤT VỀ LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CŨNG NHƯ ĐẶC ĐIỂM HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI FPT. QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KHÔNG NGỪNG CÙNG SỰ CHẶT CHẼ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐÃ VÀ ĐANG TẠO
NÊN NHỮNG THÀNH CÔNG NHẤT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY. TRÊN NỀN TẢNG VỮNG CHẮC ĐÓ, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DIỄN RA
NHƯ THẾ NÀO VÀ KẾT QUẢ RA SAO, CHÚNG TA HÃY CÙNG NHAU TÌM HIỂU CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI FPT 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
FPT GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 11
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI FPT 29
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
lĩnh vực kinh tế thì việc nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của nền
kinh tế thế giới là một điều tất yếu. Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó;
sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
thế giới WTO năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội
nhập và phát triển của quốc gia. Sau khi gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương,
nhất là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã và đang có những
bước tiến thần tốc. Sở dĩ như vậy là vì hoạt động này mang lại nhiều lợi ích, không


chỉ với nền kinh tế quốc dân mà còn với cả các tổ chức, các cá nhân trong nền kinh
tế. Chính vì lẽ đó, nhập khẩu không chỉ dừng lại ở một hoạt động mà nó đã trở
thành một lĩnh vực mũi nhọn, không thể thiếu của một quốc gia.
Công ty TNHH Thương mại FPT là một công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Là một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh nhập khẩu, công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh
tranh với các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với nước ngoài cũng hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với số vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên
ngoài. Tuy nhiên, trong những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên hoạt
động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và là bạn hàng tin
cậy với các đối tác nước ngoài. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng
tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty và thực hiện bài thu hoạch
với đề tài “Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại FPT – Thực
trạng và giải pháp”.
Báo cáo thực tập bao gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại FPT
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại
FPT trong thời gian gần đây
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu
của Công ty TNHH Thương mại FPT trong thời gian tới.
2
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại FPT
1.1. Công ty cổ phần FPT – Tập đoàn FPT
Công ty cổ phần FPT thành lập vào ngày 13 tháng 9 năm 1988, ban đầu là công
ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm (The Food Processing Technology Company),
một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Tên
pháp định là Công ty cổ phần FPT, tên quốc tế là FPT Corporation. Vốn điều lệ của
công ty lên tới 2.159.789.000.000 VNĐ.
Năm 1990, công ty đổi tên thành công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (The
Corporation for Financing and Promoting Technology) với định hướng kinh doanh

tin học. Năm 1997, FPT chính thức được cấp giấy phép trở thành nhà cung cấp
thông tin và cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.
Năm 1999, Trung tâm Xuất khầu Phần mềm (tiền thân của Công ty Cổ phần
Phần mềm FPT) được thành lập với mục tiêu xuất khẩu phần mềm sang châu Âu,
Bắc Mỹ, Nhật Bản. Các chi nhánh FPT tại Bangalore, Ấn Độ, và văn phòng FPT tại
Mỹ lần lượt được thành lập vào năm 1999, 2000.
Tháng 3 năm 2002, FPT tiến hành cổ phần hoá và chuyển tên thành Công ty Cổ
phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT với số vốn 20 tỷ VNĐ. Tháng 11 năm 2006,
Tập đoàn Microsoft và Công ty cổ phần FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược.
Tháng 12 năm 2006, FPT chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh - HOSE). Năm 2008, FPT đạt mức doanh thu 1 tỷ USD. Cùng năm 2008,
công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần FPT. Năm 2010, lần đầu sau 22 năm hoạt
động, FPT thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu. Công ty thay đổi logo với
slogan: “Tiếp nguồn sinh khí”.
FPT có 3 chi nhánh/văn phòng đại diện trên cả nước: Chi nhánh FPT TP.HCM,
VPĐD tại Đà Năng, VPĐD tại Cần Thơ.
1.2. Khái quát về Công ty TNHH Thương mại FPT – FTG
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương mại FPT (gọi tắt là FTG) được quyết định thành lập từ
ngày 20/10/2008 khi 3 công ty: Công ty TNHH Phân phối FPT (FDC), Công ty
TNHH Công nghệ Di động FPT (FMB) và công ty Bán lẻ FPT (FDC) hợp nhất làm
3
một thành công ty Phân phối FPT để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực và
tăng tối đa hiệu quả kinh doanh.
Thực hiện Nghị quyết của HĐQT FPT, quyết định số 83-2008/FPT/QĐ-HĐQT
thành lập Ban hợp nhất các công ty trên. Ban hợp nhất có chức năng nhiệm vụ cụ
thể là:
- Nghiên cứu, đề xuất mô hình hoạt động – kinh doanh cho Tổng Công ty Phân
phối FPT;

- Nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng hệ thống tổ chức của Tổng Công ty
Phân phối FPT với yêu cầu hệ thống FPT; nhất quán theo ngành dọc;
- Nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, tài
chính – kế toán, nhất quán về hệ thống FPT; nhất quán theo ngành dọc.
- Nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, tài
chính – kế toán, hàng tồn, công nợ sau khi hợp nhất.
Lấy ý kiến tham vấn của những đối tượng có liên quan trước khi trình HĐQT
FPT thông qua, xem xét và phê duyệt phương án để Tổng Công ty Phân phối FPT
có thể đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009.
- Tổ chức truyền thông trong suốt quá trình hợp nhất, đảm bảo cung cấp đầy đủ
thông tin cho CBNV nhằm tránh gây tâm lý hoang mang, chán nản trong cán bộ
nhân viên.
Ban Hợp nhất (BHN) đã tiến hành các cuộc họp bàn về các công việc cần làm,
lộ trình cũng như các vấn đề liên quan khác để việc hợp nhất được hoàn thành trong
năm 2008 và công ty hợp nhất chính thức hoạt động từ 01/01/2009. Tuy nhiên, vì
một số lý do, quá trình hợp nhất đã không được tiến hành đúng lộ trình ban đầu và
đã tạm dừng các công việc liên quan đến hợp nhất từ tháng 01/2009.
Đến tháng 03/2009, một số công ty mới được thành lập trên cơ sở tổ chức một
số mảng kinh doanh của 2 công ty FDC và FMB. Cụ thể:
Tách Trung tâm Phân phối sản phẩm Nokia thuộc FDC tại Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh thành Công ty TNHH Phân phối Công nghệ Viễn thông FPT
(Công ty F9).
Tách các Trung tâm phân phối sản phẩm IT thuộc FDC tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh thành Công ty TNHH Phân phối Công nghệ Thông tin FPT (Công ty FIT).
4
Nâng cấp Chi nhánh của FDC tại Đà Nẵng thành Công ty TNHH Phân phối
FPT Miền Trung (Công ty FDN), nâng cấp Chi nhánh của FDC tại Cần Thơ thành
Công ty TNHH Phân phối FPT Mê Kông (Công ty FCT).
Tách mảng kinh doanh sản phẩm Samsung thuộc FMB thành Công ty TNHH
Phân phối Điện thoại Di động FPT (Công ty FMC).

Đến tháng 05/2009, thành lập Công ty Cổ phần Elead và chuyển toàn bộ nhân
sự, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Trung tâm máy tính thương hiệu Việt Nam
FPT Elead từ FDC sang Công ty Cổ phần Elead.
Tháng 03/2009, HĐQT FPT đã họp và tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Công
ty FPT, Ban lãnh đạo FPT đã trình và được cổ đông thông qua phương án thành lập
Công ty Thương mại FPT trên cơ sở hợp nhất 3 công ty FDC, FMB và FRT.
Ngày 05/05/2009, thực hiện Nghị quyết của HĐQT FPT tại kỳ họp ngày
17/03/2009 và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên FPT ngày 29/03/2009,
Hội đồng Quản trị FPT đã ra quyết định số 30/2009/FPT/QĐ-HĐQT thành lập
Công ty TNHH Thương mại FPT (FTG). Công ty TNHH Thương mại FPT được Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép và chính thức hoạt động vào
ngày 13/05/2009.
Sau quyết định này, việc hợp nhất 3 công ty FDC, FMB và FRT đã chính thức
được triển khai tiếp.
Ngày 15/06/2009, HĐQT FPT ra quyết định liên quan đến tổ chức lại các công
ty thuộc khối kinh doanh thương mại và việc hợp nhất được tái khởi động bằng việc
chuyển chủ sở hữu tại các công ty FDC, FMB, FRT từ FPT sang cho FTG.
Ngay sau đó HĐTV FDC cũng đã họp và ra quyết định chuyển quyền chủ sở
hữu tại công ty F9 sang cho FTG, HĐTV FMB họp và ra quyết định chuyển quyền
chủ sở hữu tại công ty FMC sang cho FTG.
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường FPT ngày 23/07/2009, cổ đông FPT đã
thông qua phương án cổ phần hóa Công ty TNHH Thương mại FPT và ngày
30/07/2009 HĐQT FPT đã họp và ra nghị quyết số 49/2009/QĐ/HĐQT-FPT về
việc chuyển đổi Công ty Cổ phần Thương mại FPT thành Công ty TNHH Thương
mại FPT.
5
Ngày 06/08/2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép
số 0103039786 chính thức chuyển đổi Công ty TNHH Thương mại FPT thành
Công ty Cổ phần Thương mại FPT.
Với 40/94 cá nhân và tổ chức là cổ đông đầu tiên của FTG đại diện cho 97.58%

vốn điều lệ (VĐL FTG là 300 tỷ đồng) tham dự, Đại hội đồng cổ đông lần 1 của Công
ty Cổ phần Thương mại FPT đã tổ chức vào ngày 19/08/2009 với các quyết định:
- Thông qua Điều lệ Công ty TNHH Thương mại FPT.
- Thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009.
- Thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2009 là không thấp hơn 10%.
- Đại hội đã bầu HĐQT gồm 5 thành viên, BKS gồm 3 thành viên.
Kết thúc năm 2009, FTG tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh số ở mức 10% và
hoàn thành 117% kế hoạch đề ra. Việc duy trì tăng trưởng doanh số qua các năm đã
giúp FTG vượt lên các nhà phân phối khác trong cùng lĩnh vực một khoảng cách
khá xa. Hiện nay, FPT Trading đã trở thành đối tác của hơn 60 hãng nổi tiếng; cung
cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm công nghệ mới, đa dạng về chủng loại và
hoàn hảo về chất lượng. FPT Trading vẫn không ngừng nỗ lực và tìm kiếm các đối
tác hàng đầu trên thế giới, tăng cường, mở rộng hợp tác hơn nữa. Mạng lưới đại lý
của FPT Trading được liên tục nhân rộng trên khắp mọi miền đất nước nhằm mang
đến cho đối tác và khách hàng sự hài lòng cao nhất.
Như các thành viên khác của Tập đoàn FPT, truyền thống chú trọng con người
và tài năng cá nhân là nét văn hoá doanh nghiệp nổi bật của FPT Trading. Đội ngũ
cán bộ nhân viên lớn mạnh không ngừng, hiện tại FPT Trading đang hoạt động theo
một mô hình thống nhất từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên. Môi trường làm
việc chuyên nghiệp, năng động, đầy sáng tạo dân chủ, trong đó đội ngũ nhân viên
được đào tạo bài bản, được cập nhật những kiến thức mới nhất về CNTT và Viễn
thông đã tạo điều kiện cho nhân viên phát huy toàn diện mọi khả năng.
6
1.2.2 Cơ cấu và bộ máy tổ chức
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Thương mại FPT
(Nguồn: />Website chính thức công ty CPTM FPT, truy cập ngày 28/1/2013)
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong Công ty cổ phần FPT
Căn cứ quy chế về tổ chức bộ máy quản lý của công ty FTG, các bộ phận có
chức năng như sau:
 Ban kiểm soát (Supervisor Board)

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản
lý của lãnh đạo công ty, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và các Báo cáo tài
chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT.
 Hội đồng Quản trị (Board of Management)
Gồm các sáng lập viên là các cổ đông góp vốn. Các thành viên hội đồng quản
trị đều là các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của
7
FTG, có năng lực và trách nhiệm cao đối với công ty.
Công ty FTG được chia thành hai chi nhánh lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ở mỗi
chi nhánh chia thành các phòng 5 phòng ban chuyên trách: Ban Kiểm soát nội bộ,
Phòng Nhân sự, Phòng Xuất – Nhập khẩu, Phòng Tài chính, Phòng quản lí chung.
 Các công ty con của FTG kinh doanh các mặt hàng của các hãng khác
nhau. Thiết bị công nghệ thông tin là mặt hàng mang lại nguồn doanh thu và lợi
nhuận chủ yếu, bởi thế các công ty con được lập ra cũng để phục vụ mục đích kinh
doanh các mặt hàng này… bao gồm: Công nghệ di động FPT – FMB (2 chi
nhánh); Phân phối điện thoại di động FPT – FMC (1 chi nhánh); Công nghệ Viễn
thông FPT – F9 (1 chi nhánh); Công nghệ thông tin FPT – FDC (1 chi nhánh); Bán
lẻ FPT – FRT (7 chi nhánh); Elead FPT; Trung tâm Thương mại FPT – FMT;
Thương mại Mekong FPT – FMK
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
 Chức năng
Công ty được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh các mặt hàng về
công nghệ và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ.
 Nhiệm vụ
- Thực hiện đúng các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty theo quy định hiện hành.
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tự tạo ra nguồn vốn đảm bảo

tự trang trải và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công ty, phục vụ phát triển kinh tế
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế
nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong nước và
xuất khẩu
- Quản lý chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo quy định hiện hành
1. 3 Tình hình hoạt động kinh doanh chung tại FTG giai đoạn 2009 - 2012
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009 - 2012
FPT Trading là đơn vị đóng góp lớn nhất vào doanh thu cho FPT qua các năm
và ở mức 68,5% cho năm 2011. Do biên lợi nhuận của hoạt động phân phối ở mức
thấp, dưới 3%, nên tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của mảng này chỉ chiếm 22,6%.
8
Bảng 1.1 : Doanh thu và lợi nhuận của FTG 2009 - 2012
ĐƠN VỊ : 1.000.000 VND
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
1. Doanh thu thuần 10.235.367 12.902.536 16.309.010 21.038.289
2. Mức tăng trưởng
doanh thu thuần (%)
26,4% 29.,1% 28,9%
3. Tổng chi phí 9.923.689 12.516.996 15.788.006 20.292.344
4. Lợi nhuận trước
thuế
311.678 385.540 521.004 745.945
5. Thuế thu nhập 77.919,5 96.386 130.251 186.486,25
6. Lợi nhuận sau
thuế
233.758,5 289.154 390.753 559.458,75
7. TSLN/doanh thu 2,28% 2,24% 2,40% 2,66%
8. Mức tăng trưởng
lợi nhuận
23,7% 35,1% 43,2%

(Nguồn : Tác giả tổng hợp dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2009 –
2012 của FTG lưu tại Phòng kiểm soát nội FTG)
Từ khi thành lập vào năm 2009 cho tới nay, mức tăng trưởng doanh thu thuần
không có sự dao động lớn, đạt mức từ 26% trở lên. Năm 2012 có sự sụt giảm về
doanh thu nhưng không đáng kể.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đạt từ 2,2% trở lên, tăng đều qua
các năm, cho thấy lợi nhuận thu được tăng dần. Tới hết năm 2012, tăng trưởng lợi
nhuận đã đạt mức 43,2%
Sự gia tăng doanh thu là kết quả của một loạt các chương trình marketing,
chương trình xúc tiến bán hàng, các dịch vụ bán hàng… và việc mở rộng thị trường
với việc thành lập những chi nhánh của công ty tại các thành phố Đà Nẵng, Nha
Trang, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, với các nhãn hiệu được phân phối độc quyền tại
thị trường Việt Nam, công ty có khả năng tăng doanh thu cao khi những nhãn hiệu
này đã trở nên quen thuộc với thị trường trong nước.
1.3.2. Đối tác chủ yếu của công ty
Các đối tác chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV, Agribank,
Vietcombank, Vietinbank, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam, Petrolimex, Vinamilk, Tập đoàn Thép Việt, VietsoPetro, các ngân
hàng thương mại cổ phần, Daimler Chrysler, T-System Singapore, Hitachi Joho,
9
Tyco Global USA, Nokia, Samsung, Vertu, Microsoft, Apple, Fmobile,… và nhiều
nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.
1.3.3 Các lĩnh vực kinh doanh
Theo Điều lệ của Công ty Cổ phần Thương mại FPT, FTG hoạt động kinh
doanh trong các lĩnh vực sau:
i. Kinh doanh máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và các thiết bị, máy móc
trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, môi trường,
viễn thông, hàng tiêu dung
ii. Kinh doanh rượu
iii. Kinh doanh nông sản và các sản phẩm từ nông sản

iv. Kinh doanh vải, hàng may mặc và giầy dép
v. Kinh doanh dụng cụ thể dục, thể thao
vi. Đại lý Kinh doanh sách, báo, tranh ảnh, tạp chí và văn phòng phẩm.
vii. Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
viii. Các ngành nghề khác theo khả năng của mình, theo quy định của chủ sở hữu
không trái với pháp luật và các quy định của Nhà nước.
Khi cần thiết, Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định việc chuyển hay mở
rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của Pháp luật.
Tuy nhiên, FTG vẫn được biết tới nhiều hơn với các mặt hàng liên quan tới
Công nghệ thông tin. Một số mặt hàng kể trên chưa được đưa vào kinh doanh.
Trên đây là những khái quát cơ bản và quan trọng nhất về lịch sử hình thành và
quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Thương mại FPT. Quá trình phát triển không ngừng cùng sự chặt
chẽ trong cơ cấu tổ chức đã và đang tạo nên những thành công nhất định trong
hoạt động kinh doanh của Công ty. Trên nền tảng vững chắc đó, thực trạng hoạt
động của Công ty diễn ra như thế nào và kết quả ra sao, chúng ta hãy cùng nhau
tìm hiểu Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương
mại FPT.
10
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH
Thương mại FPT giai đoạn 2009 – 2012
2.1. Hình thức tổ chức kinh doanh nhập khẩu của FTG
2.11 Loại hình kinh doanh nhập khẩu
Công ty TNHH Thương mại FPT đang áp dụng loại hình kinh doanh nhập
khẩu theo phương thức kinh doanh đa dạng hóa. Với loại hình kinh doanh này, công
ty có một số lợi thế sau :
 Với hai nhóm hàng kinh doanh chính, đặc biệt là hình thức phân chia
phòng kinh doanh thành hai ban tương ứng với hai nhóm hàng, công ty có điều kiện
nắm vững được thông tin về người tiêu dùng, các nhà cung cấp sản phẩm trên thị
trường, tình hình hàng hóa và dịch vụ, đối thủ cạnh tranh và do đó, công ty có khả

năng cạnh tranh trên thị trường.
 Công ty có khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên
nhập khẩu giỏi, có chuyên môn cao, trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh doanh
chuyên sâu hơn, có thể trở thành các chuyên gia nghành hàng.
 Do có hai nghành hàng kinh doanh khác nhau với hơn năm chủng loại hàng
hóa, nên có thể giảm một số rủi ro trong kinh doanh, giảm tình trạng ứ đọng vốn,
có khả năng quay vòng nhanh.
2.1.2. Đặc điểm các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu
FTG sản xuất, nhập khẩu và phân phối thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị hỗ
trợ máy tính, nội dung số, phần mềm tin học, tích hợp hệ thống, dịch vụ tin học,
viễn thông,… trong đó hai hàng hóa là máy tính và điện thoại, là những sản phẩm
gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân tuy nhiên không thuộc lĩnh vực hàng
hóa thiết yếu. Thị trường của loại hàng hóa này nằm phân tán nhỏ lẻ, nên đòi hỏi
công ty phải thiết lập được một mạng lưới phân phối rộng khắp, có khả năng bao
phủ toàn bộ các khu vực thị trường. Máy tính và điện thoại chiến phần lớn doanh
thu và lợi nhuận của FTG
 Nhóm máy tính của công ty là những hàng hóa nhập khẩu cao cấp, do đó,
mục tiêu phục vụ chủ yếu là đối tượng khách hàng có thu nhập cao.
 Nhóm hàng điện thoại lại là nhóm hàng phục vụ đối tượng khách hàng
rộng rãi hơn, bao gồm nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao và trung bình.
11
 Các loại máy móc thiết bị khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng của khách
hàng.
2.1.3.Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Hình 2.1: Các bước tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại FTG
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu FTG)
Bước 1: Nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, nghiên cứu kết quả
tiêu thụ hàng và báo hàng tồn kho
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng và quảng cáo.
- Đây là bước khởi đầu cần thiết cho nghiệp vụ kinh doanh trong đó có nhập

khẩu điện thoại, máy tính. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đối với hoạt động nhập
khẩu uỷ thác thì công ty hầu như không có cơ hội nghiên cứu nhu cầu khách hàng
mà chỉ hoạt động một cách thụ động theo yêu cầu, chỉ đối với hoạt động nhập khẩu
tự doanh thì nghiên cứu nhu cầu khách hàng mới thật sự có ý nghĩa.
- Nghiên cứu xu hướng nhập khẩu điện thoại, máy tính của nền kinh tế nói
chung và danh mục nhập khẩu qua công ty nói riêng nhằm rút ra các xu hướng về
tiêu dùng và sản xuất để xác định phương hướng cho hoạt động quảng cáo, chào
hàng. Công tác này do trung tâm tư vấn đầu tư và thương mại thực hiện sau đó phổ
biến đến các phòng kinh doanh.
12
Bước 1:
Nghiên cứu thị
trường trong
nước và quốc
tế
Bước 1:
Nghiên cứu
kết quả tiêu
thụ hàng nhập
khẩu và báo
cáo tồn kho kì
trước
Bước 2:
Lập kế
hoạch
nhập khẩu
Bước 3:
Giao dịch
đàm phán kí
kết hợp đồng

nhập khẩu
Bước 4: Tổ
chức thực hiện
hợp đồng nhập
khẩu (Mở L/C,
mua bảo hiểm,
kiểm tra hàng
hóa,…)
Bước 5: Tổ
chức đưa
hàng đến
nơi tiêu thụ
-Tổ chức và tham gia các hội nghị khách hàng, các hội chợ triển lãm nhằm
nắm bắt thị hiếu tiêu dùng hàng hoá và tập tính, động cơ mua bán của các nhà sản
xuất điện thoại, máy tính. Ngoài ra, hình thức giao lưu này còn nhằm thu thập thông
tin phản hồi của khách hàng về ưu nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của
công ty, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Khuyến khích các cán bộ kinh doanh của các phòng nghiệp vụ tích cực chủ
động tìm kiếm bạn hàng (tìm hiểu nhu cầu thiết bị toàn bộ và giới thiệu, thuyết phục
khách hàng bằng các Cataloge, mẫu hàng)
- Ngoài ra để thu hút khách hàng công ty thường quảng cáo trên các báo, tạp
chí chuyên ngành và tập san riêng của công ty nhằm giới thiệu và đón trước các nhu
cầu của các khách hàng trong tương lai.
Thu thập đơn đặt hàng và tài liệu của khách hàng trong nước
Trong bước này công ty cần thu thập các tài liệu sau:
Văn bản của khách hàng trong nước (chủ đầu tư) nêu rõ tên, qui cách, số
lượng, chất lượng, hàng hoá, thời gian giao hàng dự kiến, phương thức thanh toán,
các yêu cầu về bảo hành và các yêu cầu khác.
Bước 2: Lập phương án kinh doanh
Một phương án kinh doanh cần trình duyệt phải đảm bảo nêu rõ những nội

dung sau:
- Đơn vị kinh doanh nào thực hiện phương án.
- Hàng hoá (tên hàng, số lượng, qui cách).
- Khách hàng ngoài nước và khách hàng trong nước (tên, địa chỉ cụ thể, tư
cách pháp nhân, uy tín và độ tin cậy của khách hàng).
- Phương thức kinh doanh (ủy thác hay tự doanh).
- Tình hình sử dụng vốn và thanh toán:
Hình thức huy động vốn để thanh toán (huy động toàn bộ vốn của khách hàng
trong nước, huy động vốn của khách hàng một phần hay sử dụng vốn của công ty
toàn bộ )
- Phương thức thanh toán ngoại: thời điểm phải thanh toán, thanh toán dùng
thư tín dụng (L/C) hay điện chuyển tiền (TTR)
- Dự kiến tiêu thụ hàng, phương thức thanh toán nợ, khả năng và thời điểm thu
hồi vốn
13
- Tính toán hiệu quả của phương án:
- Tổng thu: trị giá tiền bán hàng (nếu là tự doanh) hoặc phí ủy thác (nếu ủy thác)
- Tổng chi: giá mua (giá hàng hoá, vận tải nước ngoài, bảo hiểm), thuế Xuất
nhập khẩu, chi phí trực tiếp cho dịch vụ (phí giao nhận, vận chuyển, lưu kho, phí
ngân hàng như phí mở L/C, điện phí ngân hàng, , phí giao dịch như fax, telex, điện
thoại, , chi cho sử dụng xe cộ cơ quan, chi phí công tác, ), thuế doanh thu và lãi
sử dụng vốn (tính toán theo qui chế của công ty)
- Tổng lãi = ( tổng thu - tổng chi)
- Sau khi lập phương án kinh doanh xong các đơn vị kinh doanh phải lấy ý
kiến nhận xét của phòng kế hoach tài chính đối với phương án kinh doanh đó.
Bước 3: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
Lập dự thảo hợp đồng
Đối với phương thức kinh doanh ủy thác, việc lập dự thảo hợp đồng phức tạp
hơn so với tự doanh là phải lập hai hợp đồng ủy thác và hợp đồng ngoại, còn đối
với phương thức tự doanh chỉ phải lập hợp đồng ngoại. Tất cả các dự thảo hợp đồng

nội, ngoại đều phải lấy ý kiến tham khảo của Trung tâm tư vấn (nếu có yêu cầu cụ
thể của Ban Giám đốc cho từng trường hợp)
Đàm phán và ký kết hợp đồng .
Đàm phán.
Trong khâu đàm phán, công ty có thuận lợi do là doanh nghiệp lâu năm trong
ngành đặc biệt là đối với kinh doanh xuất nhập khẩu điện thoại, máy tính nên công
ty đã gây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều đơn vị tổ chức kinh tế trong
nước cũng như những công ty nước ngoài trong lĩnh vực này. Hơn thế nữa, đội ngũ
cán bộ có kinh nghiệm và trình độ của công ty cũng là yếu tố chủ chốt đem lại
thành công cho các cuộc đàm phán.
Nội dung đàm phán thường xoay quanh các vấn đề về hàng hoá, giá cả, phương
thức thanh toán, điều kiện vận chuyển, điều kiện bảo hiểm, điều kiện trọng tài và
điều kiện phạt.
Ký kết hợp đồng
Sau khi hai bên đã hoàn thành việc đàm phán thì tiến hành ký hợp đồng. Về
nguyên tắc, tất cả các thoả thuận kinh tế đối với các khách hàng trong và ngoài nước
đều phải ký kết hợp đồng (trừ các hàng hoá tự doanh, các đơn vị kinh doanh nhập
khẩu về để kinh doanh, hàng về phải lưu kho và tìm dần khách hàng để bán, khách
14
hàng mua đến đâu trả tiền ngay đến đó để nhận hàng, lúc này công ty sẽ phát hoá đơn
tài chính cho khách hàng). Khi ký kết hợp đồng với đại diện văn phòng các công ty
nước ngoài ở Việt Nam, yêu cầu phải có giấy ủy quyền của giám đốc công ty đó và
giám đốc công ty đó sẽ đứng tên người bán hoặc người mua trong hợp đồng.
Mọi hợp đồng của công ty đều được ký trên các văn bản. Riêng đối với những
hợp đồng ký bằng fax, ngay sau khi ký phải thiết lập ngay bản gốc để gửi cho hai
bên ký (nhằm có bộ hồ sơ gốc lưu trữ lâu dài, đề phòng có những bất trắc trong
tranh chấp về sau).
Riêng đối với hợp đồng theo hình thức ủy thác thì khi ký hợp đồng nhập khẩu
còn có cả sự tham gia của bên ủy thác. Người được quyền đứng ra ký kết hợp đồng
phải được sự ủy quyền của Giám đốc, tức là phải có tư cách pháp nhân (có thể là

các trưởng hoặc phó phòng kinh doanh).
Hoàn tất các thủ tục cho việc nhập khẩu.
Để chuẩn bị thực hiện hợp đồng, công ty phải làm thủ tục xin phép nhập khẩu
và thuế nhập khẩu
Các văn bản mà công ty sẽ phải trình lên Bộ thương mại bao gồm:
- Một bộ hợp đồng gốc.
- Quyết định phê duyệt nội dung hợp đồng.
- Đề nghị của chủ đầu tư cho phép nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu.
- Văn bản của công ty gửi bộ hồ sơ trình Bộ thương mại cho phép nhập khẩu
và miễn thuế nhập khẩu (nếu có).
Bước 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng
Đây là khâu cuối cùng trong qui trình nhập khẩu ở công ty và là khâu quan
trọng nhất quyết định sự thành công của một thương vụ. Yêu cầu ở khâu này là đảm
bảo làm sao mọi điều khoản trong hợp đồng mà công ty đã ký đều được thực hiện
đúng và đủ. Vì thế, trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, các đơn vị kinh doanh phải
thực hiện theo đúng phương án kinh doanh mà họ đã lập ra và đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, nếu có khó khăn do thị trường biến động mà không thực hiện được như
phương án kinh doanh đã lập thì các đơn vị kinh doanh phải báo cáo lại với Ban
giám đốc để điều chỉnh phương án. Ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng,
nếu có những thoả thuận khác với nội dung hợp đồng đã ký thì nhất thiết phải xác
nhận chính thức bằng các phụ thêm hợp đồng.
Bước 5: Tổ chức đưa hàng đến nơi tiêu thụ
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH
Thuơng mại FPT
2.2.1 Các nhân tố bên trong
Nhóm yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp bao gồm các thành phần chủ yếu
 Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp : thể hiện ở tiềm năng tài chính
và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi
các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp
kinh doanh thương mại trong nước. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở

để xem xét việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện được hay không
15
và kinh doanh có hiệu quả hay không. Đồng thời, quy mô kinh doanh ảnh hưởng
đến loại hình kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để phù hợp với
những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất. với quy mô
doanh số lớn của FTG thì việc tiếp tục nâng chỉ tiêu tăng trưởng sẽ là một thách thức rất
lớn". Hiện tại, tất cả đơn vị thành viên của FTG đều có thêm các mục tiêu thách thức cho
từng tháng trong năm.
 Ưu tiên số 1 hiện nay của FTG là tiếp tục củng cố và tăng thị phần của các
mảng kinh doanh cốt lõi so với mảng kinh doanh truyền thống. Bên cạnh đó, FTG cũng
xúc tiến mở rộng danh mục các đối tác trong lĩnh vực ICT và khai phá thêm thị trường
quốc tế. Vì với hơn 60 dòng sản phẩm ICT từ năm 1994 đến nay, FTG là đơn vị có cơ sở
dữ liệu về người tiêu dùng lớn nhất Tập đoàn.
 Nguồn lực con người trong doanh nghiệp : được thể hiện ở số lượng
lao động, trình độ và khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình độ quản lý
có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Nguồn lực con
người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình kinh doanh, trình độ và năng lực
của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinh doanh và mức độ kinh doanh
mà doanh nghiệp lựa chọn thì mới đem lại hiệu quả.Hàng quý công ty tổ chức lớp
học kỹ năng mềm cho các cán bộ nhân viên bán hàng tr ực tiếp tại FPT Shop nhằm đào tạo
về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài
Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu
Sự thông thoáng, mở cửa của Nhà nước không chỉ ảnh hưởng đến cách thức
nhập khẩu của Công ty mà còn ảnh hưởng đến mức cạnh tranh của loại hàng hóa đó
trên thị trường trong nước, từ đó ảnh hưởng đến mức tiêu thụ hay hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa đó của mỗi doanh nghiệp. Mặt hàng mà FTG kinh doanh
hầu như chịu mức thuế 0% do lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi
gia nhập WTO đang được thực hiện.
Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế :

Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh thương mại quốc
tế nói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tác động của luật pháp nước
ngoài, các công ước quốc tế. Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các hoạt động
nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của nước thứ ba
(nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh quốc tế và các
công ước, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia. Luật pháp và các yếu tố về chính
sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp có thể đơn
giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động nhập
khẩu và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
16
Do đó, trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về luật
pháp trong nước và quốc tế.
Biến động của thị trường trong nước và quốc tế :
Cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi
phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Tuy nhiên, đối
với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường quốc
tế, tức là chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế giới như
sự biến động về giá cả, sản lượng hàng hóa bán ra, chất lượng sản phẩm có trên thị
trường… Khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng thì giá thành của hàng
nhập khẩu cũng tăng lên tương đối làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác,
có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường trong nước,
giảm sản lượng tiêu thụ và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhập khẩu
phải đáp ứng được nhu cầu trên thị trường nội địa, cùng những biến động của nó, ví
dụ như giá cả nhập khẩu, chất lượng, mẫu mã sản phẩm… phải đảm bảo tính cạnh
tranh so với hàng hóa được bán trên thị trường nội địa
Biến động của tỷ giá hối đoái :
Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động đến giá cả nhập khẩu hay giá
thành sản phẩm nhập khẩu, và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh

doanh nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá thành của một đơn vị hàng hóa
nhập khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm
về giá, đồng thời giảm khả năng tiêu thụ và giảm hiệu quả kinh doanh. Ngược lại,
khi tỷ giá hối đoái giảm, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu giảm đi
tương đối, và do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ
và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ
thuật ngoại thương :
Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
ngoại thương ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trước hết, sự
phát triển của hệ thống ngân hàng – tài chính ảnh hưởng đến an toàn, sự đảm bảo
cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, và khả năng hưởng các khoản tín dụng.
17
Giao thông vận tải là một khâu trong quá trình kinh doanh nhập khẩu, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chi phí, khả năng vận chuyển hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu và
trong phân phối trên thị trường trong nước. Cuối cùng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại
thương lại quyết định khả năng, chi phí lưu kho, các dịch vụ nhập khẩu, bảo quản
hàng hóa…
Các đối thủ cạnh tranh :
FTG dẫn đầu trong các lĩnh vực phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và
điện thoại di động. Đối thủ cạnh tranh khác là Petrosetco, nhà phân phối độc quyền
khác của Nokia tại Việt Nam, cụ thể là Chi nhánh Xí nghiệp Viễn thông Dầu khí -
PVTelecom ( nay đổi tên là PSD ). Với lợi thế là một công ty trẻ, PSD ngày càng
tạo được vị thế rõ ràng trên thị trường điện thoại di động Việt Nam. Petrosetco bắt
đầu phân phối điện thoại Nokia từ năm 2007. Mảng phân phối điện thoại Nokia
năm 2011 chiếm 55 % doanh thu và 69 % lợi nhuận của Petrosetco. Tuy nhiên, sự
đi xuống của Nokia ở nhóm smartphone và lợi nhuận giảm do chỉ có điện thoại giá
rẻ bán chạy khiến Petrosetco lo ngại. Trước tình hình trên, trong năm 2011, công ty
này đã chủ động hợp tác với 11 hãng thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau nhằm
giảm thiểu rủi ro. Nokia đã chính thức tuyên bố ngừng hợp tác với PSD, theo đó F9

– tức công ty con trực thuộc FTG sẽ tiếp quản thị phần của PSD tại Tây Nguyên, Đà
Nẵng và Duyên hải miền Trung.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm điện
thoại di động khác. Trước tiên là áp lực từ phía các thương hiệu khác khi được các
nhà phân phối trong nước cung cấp thuận tiện đến tay người tiêu dùng.
Đối tượng khách hàng:
Do FTG triển khai hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống bán lẻ FPT, nên
khách hàng của doanh nghiệp là chủ yếu là người tiêu dùng cuối cùng không qua
trung gian.Công ty lựa chọn đối tượng khách hàng của mình theo mức thu nhập.
Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh
doanh, cầu đối với sản phẩm của công ty sẽ có mức biến động khác nhau khi có sự
thay đổi trên thị trường. Ví dụ, khi có lạm phát hoặc giá cả leo thang, thì cầu đối với
các loại hàng hóa không thiết yếu của nhóm khách hàng có thu nhập cao sẽ giảm ít
hơn so với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Mặt khác, những đ ối
tượng khách hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với cùng một loại
18
sản phẩm, và do đó, chiến lược cạnh tranh, giới thiệu sản phẩm đối với từng đối
tượng khách hàng khác nhau cũng rất khác nhau.Từ tháng 6/2009 đến nay công ty
đã tung ra hơn 10 dòng sản phẩm điện thoại di động hướng tới đối tượng khách
hàng bình dân và trẻ tuổi. Trong chín tháng đầu năm 2010, một cách trực tiếp và
gián tiếp, FTG đã cung cấp khoảng 4,5 triệu máy ĐTDĐ, 250 nghìn máy tính và
hàng chục nghìn các linh kiện CNTT tới người tiêu dùng trên khắp đất nước, tăng
trưởng trên 25% so với năm 2009. Đến nay, khoảng hơn 86 triệu con tem FPT đã
được chuyển đến tay người tiêu dùng Việt Nam thông qua các sản phẩm ICT, con
số này xấp xỉ với dân số cả nước.
Thị trường tiêu thụ :
Các khu vực thị trường khác nhau với cung cầu hàng hóa khác nhau quyết định
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu hàng hóa và chủng loại hàng hóa phải
phù hợp với tập quán tiêu dùng của khu vực thị trường đó. Mặt khác, quy mô thị
trường phải đủ lớn để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Công ty đang nắm quyền kiểm soát tại 9 công ty con hoạt động trong lĩnh vực
phân phối công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, điện thoại di động, sản xuất
máy tính Elead, máy điện thoại di động FPT, sở hữu chuỗi bán lẻ FRT.
Họat động chủ yếu của FTG là phân phối điện thoại di động (hiện tại FTG là nhà
phân phối chính thức của Nokia tại thị trường Việt Nam, chiếm từ 45%-50% thị
phần phân phối Nokia tại Việt nam), các sản phẩm công nghệ thông tin (máy tính
xách tay các hãng như Dell, Lenovo, HP , với thị phần của từng hãng tại thị trường
Việt Nam là từ 50%-55%), sản xuất máy tính Elead (năm 2009 sản xuất được
70,000 máy tính) và máy điện thoại di động FPT
Thị trường tiêu thụ của FTG được phân nh ư sau:.
- Công nghệ di động (Motorola, HTC, Fmobile): Hải Phòng, Hồ Chí Minh
- Phân phối điện thoại di động FPT (Samsung): Hà Nội
- Công nghệ viễn thông FPT (Nokia, Vertu): Hồ Chí Minh, Hà Nội
- Công nghệ thông tin FPT (IBM, Microsoft, HP, Oracle, Toshiba, Apple, Intel,
Samsung IT, Lenovo, Cisco, Dell, Linksys,….): Hồ Chí Minh
- Hệ thống bán lẻ FPT(ICT): Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa
19
2.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH thương mại FPT giai
đoạn 2009 - 2012
2.3.1. Kết quả hoạt động nhập khẩu
Công ty TNHH thưong mại FPT là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Công ty kinh doanh theo hình thức kinh doanh
tổng hợp đối với các loại hàng hóa là hàng công nghiệp tiêu dùng, nhập khẩu phục
vụ cho hoạt động tiêu thụ trong nước.
2.3.1.1 Kim ngạch nhập khẩu từ 2009 – 2012
Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty . Kim nghạch nhập
khẩu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, đó là kết quả của sự mở rộng
nghành hàng kinh doanh, mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
Bảng 2.1 : Kim ngạch nhập khẩu của FTG 2009 – 2012

Năm
Kim nghạch
nhập khẩu thực tế
Mức tăng, giảm so với năm trước
Giá trị
(USD)
Tỷ lệ
( % )
2009 3.381.766 _ _
2010 3.906.955 525.188 15,53
2011 4.349.222 442.267 11,32
2012 4.942.456 593.234 13,64
(Nguồn : Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên của Phòng xuất nhập
khẩu FTG từ 2009 - 2012)
Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH thưong mại FPT luôn có xu hướng
tăng trong các năm qua : năm 2010 tổng kim nghạch nhập khẩu đạt 3.381.766 USD
(tăng 15,53% so với năm 2009, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong bốn năm qua),
năm 2011 tăng 442.267 USD tương đương với 11,32% so với năm 2010, năm 2012
kim nghạch nhập khẩu đạt 4.942.456 USD, tăng 593.234 USD (tương đương với
13,64%) so với năm 2011. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng trong kim nghạch nhập
khẩu tương đối ổn định, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 12%/năm. Riêng năm
2010, mức tăng kim nghạch nhập khẩu cao hơn hẳn so với các năm khác do có sự mở
rộng nghành hàng kinh doanh và sự gia tăng một số đối tác nước ngoài mới. Năm
2010, mức tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2010 do mức
tiêu thụ của các sản phẩm mới không cao, hàng tồn kho của năm 2010 lớn. Phần tăng
trường nhập khẩu chủ yếu do sự gia tăng nhập khẩu của các mặt hàng truyền thống.
Năm 2012, mức tăng trưởng nhập khẩu được phục hồi, một phần do các sản phẩm
20
mới đã có sự phát triển, mở rộng thị phần trong thị trường nội địa, mặt khác, do có sự
đầu tư bài bản vào một chiến lược marketing hoàn thiện theo một chương trình thực

hiện xuyên suốt một năm đối với tất cả các mặt hàng kinh doanh.
Hàng năm, công ty dựa vào sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ trong nước, dự
đoán xu hướng phát triển của thị trường trong nước và thế giới để đề ra kế hoạch nhập
khẩu về sản lượng, cơ cấu, thời gian nhập khẩu thích hợp nhất, sản lượng hàng hóa
trong một lần nhập… Do đó, sự tăng trưởng trong kim nghạch nhập khẩu còn thể hiện
sự tăng trưởng trong hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước và sự gia tăng trong
hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói chung của toàn doanh nghiệp.
2.3.1.2. Phương thức nhập khẩu hàng hóa :
Công ty TNHH thưong mại FPT thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới hai hình
thức chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu đại lý.
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó người mua (người
nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) thỏa thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp
(hoặc thông qua thư từ, điện tín…) về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương
thức thanh toán… Theo hình thức này, người nhập khẩu thường tiến hành giao dịch
thỏa thuận theo một hợp đồng hay một lô sản phẩm trong một thời kỳ nhập dài.
Nhập khẩu đại lý là hình thức người nhập khẩu ký hợp đồng với các hãng sản
xuất để trở thành đại lý phân phối của hãng tại nước mình. Tuy nhiên, khác với hình
thức đại lý phân phối cho các hãng trong nước, các doanh nghiệp nhập khẩu đại lý
vẫn phải tiến hành các bước của tiến trình nhập khẩu như bình thường, nhưng điểm
khác biệt là các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận trong thời gian dài, nguồn
cung cấp hàng khá ổn định, tính rủi ro thấp hơn so với các hình thức nhập khẩu
thông thường.
Công ty TNHH thưong mại FPT thực hiện nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức
nhập khẩu đại lý với hầu hết các mặt hàng mà công ty kinh doanh, và đều là hình
thức đại lý phân phối độc quyền của hãng tại Việt Nam. Với hình thức này, công ty
đã tạo ra được một nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, tỷ lệ rủi ro trong hoạt động
nhập khẩu thấp và được chia sẽ trách nhiệm trong các trường hợp tăng hay giảm giá
lớn trên thị trường thế giới, đồng thời không phải cạnh tranh với các công ty nhập
khẩu cùng nhãn hiệu khác. Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu bằng hình thức nhập khẩu
đại lý đang được công ty coi trọng và là hình thức nhập khẩu chủ đạo.

21
Bảng 2.2 : Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu của FTG 2010 – 2012
HÌNH THỨC
NHẬP KHẨU
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
GIÁ TRỊ
(USD)
Tỷ
trọng
GIÁ TRỊ
(USD)
Tỷ
trọng
GIÁ TRỊ
(USD)
Tỷ
trọng
NK trực tiếp 789.205 20,2% 478.414 11% 504.130 10,2%
NK đại lý 3.117.750 79,8% 3.780.807 89% 4.438.325 89,8%
TỔNG 3.906.955 100% 4.349.222 100% 4.942.456 100%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Báo cáo thường niên của phòng xuất nhập
khẩu FTG từ 2010 - 2012)
Từ bảng trên có thể thấy, tỷ trọng hàng hóa nhập theo hình thức nhập khẩu
trực tiếp giảm từ 20,2% năm 2010 xuống còn 11% năm 2011, đồng thời giảm cả về
giá trị tuyệt đối xuống còn 478.414 USD so với 789.205 USD năm 2010. Năm
2012, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo hình thức trực tiếp giảm tỷ trọng xuống
còn 10,2% nhưng tăng lên về giá trị tuyệt đối đạt 504.130 USD.
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu đại lý luôn đạt
mức cao nhất tăng từ 79,8% năm 2010 lên 89,8% vào năm 2012. Về mặt giá trị
tuyệt đối, kim ngạch nhập khẩu theo phương thức này tăng bình quân khoảng 5 –

6%/năm, từ 3.117.750 USD năm 2010 lên mức 4.438.325 USD vào năm 2012.
Sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu theo hình thức nhập cho thấy xu hướng
nhập khẩu của công ty là tăng cường nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu đại lý và
giảm tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu trực tiếp. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu theo
phương thức nhập khẩu trực tiếp giảm đáng kể do công ty đã chuyển sang làm đại
lý phân phối cho hãng Faber mà công ty nhập khẩu trực tiếp năm 2010. Trên thực
tế, ở hình thức nhập khẩu đại lý, công ty đều nhập với tư cách là đại lý độc quyền
trên thị trường Việt Nam. Xu hướng này cho thấy công ty đang tập trung vào những
sản phẩm mà công ty có quyền phân phối độc quyền. Với những sản phẩm này,
công ty không gặp phải sự cạnh tranh từ các nhà nhập khẩu cùng loại khác, đồng
thời đây cũng là những hình thức nhập khẩu mà công ty ít có khả năng gặp rủi ro
nhất trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Mặt khác, các sản phẩm độc quyền
sẽ gắn liền với tên tuổi của công ty, có khả năng tạo ra danh tiếng cho công ty trên
thị trường nội địa.
2.3.1.3 Thị trường nhập khẩu
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH Thưong mại FPT
luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài theo hướng
22
nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Khả năng mở rộng
nguồn hàng nhập khẩu còn thể hiện uy tín của công ty trên thị trường thế giới, đặc
biệt là đối với các hợp đồng đại lý phân phối độc uyền tại Việt Nam . Hiện nay, thị
trường nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp là Hàn
Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ
Các hãng nhập khẩu chính là :
•Tại Hàn Quốc : Sinhani Electric Co, Ltd
Jasa Corporation
Sung Myung Industrial Co, ltd.
•Tại Nhật Bản : Tập đoàn MTS.
Faber
Sealand

•Tại Ấn Độ : Taizhoubaile pumpline Co, ltd
Doyin Doyimpumpindustry
Bảng 2.3 :Thị trường nhập khẩu của FTG 2011 – 2012
THỊ TRƯỜNG
Năm 2011 Năm 2012
GIÁ TRỊ
(USD)
TỶ TRỌNG
(%)
GIÁ TRỊ
(USD)
TỶ
TRỌNG
(%)
HÀN QUỐC 1.217.782 30,5 1.507.449 28
NHẬT BẢN 2.953.122 65,53 3.238.791 67,9
ẤN ĐỘ 178.318 3,97 196.215 4,1
TỔNG 4.439.222 100 4.942.456 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng Xuất nhập khẩu FTG năm 2012)
Từ bảng trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty trên cả ba khu vực
thị trường đều tăng lên : tại thị trường Hàn Quốc kim ngạch nhập khẩu tăng 289.667
USD (khoảng 23,9%), tại thị trường Nhật Bản kim nghạch nhập khẩu tăng 285.670
USD (khoảng 9,76%) và tại thị trường Ấn Độ tăng 17.897 USD (khoảng 10,1%).
Về khía cạnh tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, ta thấy công ty chủ yếu nhập
khẩu từ hai thị trường là Hàn Quốc và Nhật Bản, thị trường Ấn Độ chiếm một tỷ lệ
nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty. Đứng đầu trong tỷ trọng
nhập khẩu của công ty là thị trường Nhật Bản, năm 2011, tỷ trọng nhập khẩu tại thị
trường này là 65,53% và năm 2012 tăng lên 67,9%. Kim nghạch nhập khẩu tại thị
23
trường Hàn Quốc tuy có sự tăng lên về giá trị song tỷ trọng năm 2012 lại giảm

xuống 28% so với 30,5% năm 2011.
Kim nghạch nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng lên cả về
giá trị và tỷ trọng. Hiện nay, các sản phẩm kinh doanh tại công ty chủ yếu là sản
phẩm nhập từ Nhật Bản, (có tới 3 trong số 5 chủng loại hàng hóa là nhập từ Nhật
Bản). Ngoài ra, do đã quen thuộc với khu vực thị trường này nên công ty cũng
thường xuyên có sự tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng nghành hàng kinh doanh tại
đây, ví dụ như sự gia nhập của sản phẩm Faber trong năm 2011. Tại hai thị trường
Hàn Quốc và Ấn Độ, công ty chỉ thực hiện nhập khẩu đối với mặt hàng máy tính và
điện thoại, trong đó, thị trường Hàn Quốc được chú trọng hơn do công ty là đại lý
độc quyền đối với sản phẩm điện thoại. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cơ cấu nhập
khẩu cũng cho thấy công ty có xu hướng quan tâm hơn tới thị trường Ấn Độ, đây là
một thị trường gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam, có khả năng cạnh tranh về giá
cao. Với sự tham gia của thị trường Ấn Độ, công ty sẽ có sự mở rộng về đối tượng
người tiêu dùng là những người có thu nhập thấp và trung bình.
2.3.1.4 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, nghành hàng kinh doanh của Công ty
TNHH thưong mại FPT hết sức đa dạng. Trên thực tế, công ty kinh doanh các sản
phẩm công nghiệp tiêu dùng. Hiện nay, công ty đang thực hiện nhập khẩu hai nhóm
hàng chính: máy tính và điện thoại.
Bảng 2.4 : Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu của FTG 2011 – 2012
TÊN HÀNG
NĂM 2011 NĂM 2012
GIÁ TRỊ (USD) TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ
(USD)
TỶ TRỌNG
Máy tính 2.044.134 49% 2.125.256 43%
Điện thoại 1.739.689 40% 2.224.105 45%
Loại khác 565.399 11% 593.095 12%
TỔNG 4.942.456 100 4.349.222 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng xuất nhập khẩu FTG năm 2012)

Theo bảng trên, sản phẩm máy tính chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim
nghạch nhập khẩu của toàn công ty. Năm 2011, tỷ trọng nhập khẩu của loại sản
phẩm máy tính là 49% và của Điện thoại là 40%. Năm 2012, tỷ trọng nhập khẩu của
máy tính là 43%, đạt giá trị 2.125.256USD và của Điện thoại là 45%, đạt giá trị
2.224.105 USD. Các sản phẩm khác chỉ chiếm 12%, đạt giá trị 593.095 USD.
24
Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có sự tăng lên về tỷ trọng của sản phẩm Điện
thoại , tăng từ 40% lên 45% năm 2012, và tỷ trọng của sản phẩm máy tính giảm từ
49% xuống 43%, đồng thời các sản phẩm khác tăng từ 10% lên 12%. Sự thay đổi
trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu là do tình hình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu trên
thị trường trong nước và được thay đổi theo hướng tăng các sản phẩm có tỷ suất lợi
nhuận cao và giảm tỷ trọng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu :
Theo quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, hàng năm công ty đều đặt ra kế
hoạch nhập khẩu dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, kết quả tiêu thụ hàng nhập
khẩu của kỳ trước, tới trước mỗi đợt nhập khẩu, công ty lại tiến hành cụ thể hóa các
chỉ tiêu nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, kế hoạch nhập khẩu của công ty đặt ra luôn được
hoàn thành vượt mức đặt ra đầu năm.
Bảng 2.5 : Mức độ thực hiện kế hoạch nhập của FTG 2010 – 2012
ĐƠN VỊ : USD
NĂM KẾ HOẠCH THỰC HIỆN % THỰC HIỆN
KH
2010 3.339.000 3.906.955 115
2011 3.954.000 4.349.222 110
2012 4.298.000 4.942.456 117
(Nguồn : Tác giả tổng hợp dựa trên Báo cáo thường niên của phòng Xuất nhập
khẩu FTG từ 2010 – 2012)
Trong những năm gần đây, công ty luôn thực hiện nhập khẩu cao hơn so với
kế hoạch đặt ra. Năm 2010, công ty thực hiện vượt kế hoạch 15%, năm 2011 thực

hiện vựơt so với kế hoạch 10% và năm 2012 là 17%.
Trên thực tế, kim nghạch nhập khẩu được thực hiện một phần dựa theo kế
hoạch do ban giám đốc đã đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công ty dựa
vào thực tế tiêu thụ sản phẩm trong kỳ và những biến động diễn ra trên thị trường
thế giới để tiến hành nhập khẩu. Khi có những có hội kinh doanh mới, công ty sẽ
tiến hành nhập khẩu với mức nhập cao hơn so với mức kế hoạch đề ra hoặc thực
hiện nhập khẩu với mức thấp hơn khi có những khó khăn trong quan hệ đối tác với
bạn hàng hoặc những lên xuống bất ngờ của giá cả. Nhưng nhìn chung, trong cả ba
năm từ 2010 – 2012, kim ngạch nhập khẩu vượt so với kế hoạch chủ yếu là do kết
25

×