Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thế giới nghệ thuật trong nghìn lẻ một đêm và ý nghĩa giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01270)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 114 trang )




Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2



Vũ hà xuyên



Thế giới nghệ thuật trong nghìn lẻ một đêm
Và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học




luận văn thạc sĩ khoa HC GIO DC





Hà Nội, 2014



Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2



Vũ hà xuyên


Thế giới nghệ thuật trong nghìn lẻ một đêm
Và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học


luận văn thạc sĩ khoa HC GIO DC

CHUYÊN NGàNH: GIáO DụC HọC (BậC TIểU HọC)
Mã số: 60 14 01 01

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Dung



Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo,
đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung, người đã tận tình hướng dẫn đầy hiệu
quả, thường xuyên dành cho tôi sự chỉ bảo, giúp đỡ và động viên giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các
thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của
trường Tiểu học Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 15/12/2014
Tác giả


Vũ Hà Xuyên








LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Vũ Hà Xuyên


















MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
2.1 Khảo sát văn bản Nghìn lẻ một đêm 2
2.2 Tình hình nghiên cứu tác phẩm Nghìn lẻ một đêm 4
3.Giới thuyết khái niệm 8
3.1 Thế giới nhân vật 8
3.2 Thế giới nghệ thuật. 9
4. Mục đích nghiên cứu 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 10

6.1 Đối tượng nghiên cứu 10
6.2 Phạm vi khảo sát 10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 11
9. Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1 12
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM 12
1.1 Nhân vật con người 13
1.1.1 Nhân vật bi kịch 18
1.1.2 Nhân vật hạnh phúc 21
1.1.3 Nhân vật lý trí 24
1.1.2 Nhân vật mang lốt 26
1.3 Nhân vật thần thánh 28


1.4 Nhân vật loài vật 31
1.5 Tiểu kết 33
CHƢƠNG 2 35
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT CỦA
NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM 35
2.1 Không gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 35
2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 35
2.1.2 Không gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 37
2.2. Thời gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 55
2.2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 55
2.2.2 Thời gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 58
2.3 Tiểu kết 67
CHƢƠNG 3 69
NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 69

VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC 69
3.1. Nghìn lẻ một đêm trong chƣơng trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
69
3.1.1Bảng khảo sát và nhận xét: 69
3.1.2 Việc giảng dạy Nghìn lẻ một đêm trong phân môn kể chuyện. 69
3.1.3 Thiết kế giáo án 75
3.2 Ý nghĩa giáo dục của Nghìn lẻ một đêm với học sinh tiểu học: 87
3.2.1 Giáo dục nhận thức và tình cảm 87
3.2.2 Giáo dục thẩm mỹ 92
3.3 Tiểu kết 97
KẾT LUẬN 99



1


MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Xã hội không ngừng vận động và văn học là một trong những nguồn mạch
lớn chảy liên tục,mạnh mẽ cùng với sự vận động của xã hội và lịch sử loài
người. Với tư cách là một hình thái, một loại hình nghệ thuật, văn học làm
phong phú hơn hiểu biết của con người, góp phần hình thành nhân cách, đúng
như Marxim Gorki đã từng nói “ Văn học là nhân học”.
Ở Việt Nam, văn học nước ngoài cũng được rất nhiều người yêu thích và
dành sự quan tâm đặc biệt.Văn học dân giannước ngoài bao gồm nhiều thể
loại như: truyền thuyết, sử thi, thần thoại, cổ tích Các thể loại ấy được quy tụ
trong một bộ sưu tập đồ sộ - bộ truyện Nghìn lẻ một đêm, đúng như tác giả
Trần Thị Hồng Vân đã nói Trong Tạp chí văn học số 11 Về nguồn gốc truyện

kể Nghìn lẻ một đêm “ Đứng đầu những tác phẩm văn học dân gian đó là kiệt
tác Nghìn lẻ một đêm – bộ sưu tập đồ sộ các thể loại truyện kể khác nhau, từ
truyện cổ tích đến thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện vừa tâm lý
xã hội đến sử thi anh hùng ca…” [26 ,tr 61]
Nghìn lẻ một đêm là một tác phẩm vĩ đại bậc nhất của nền văn học Ả
Rập,được nhiều người kể chuyện trau truốt, tuyển lựa những cốt truyện hấp
dẫn nhất và truyền bá qua nhiều thế kỷ.Nghìn lẻ một đêm lần đầu tiên được
giới thiệu với Châu Âu rồi từ đó phổ cập rộng khắp toàn thế giới là nhờ công
lao của một học giả người Pháp, Antoine Galland.
Sức lôi cuốn, hấp dẫn của Nghìn lẻ một đêm nằm ở cốt truyện ly kỳ, tình tiết
bất ngờ, thể hiện một sức tưởng tượng phong phú đáng kinh ngạc với cái thực
tại rộng lớn lạ thường, được đông đảo tầng lớp xã hội mọi lứa tuổi yêu thích:

2

Thiếu nhi thích xem để biết câu chuyện rồi sẽ ra sao.Người già tìm đọc không
chỉ để sống lại tuổi thơ của mình mà còn để suy ngẫm về cuộc đời, về triết lý
bao hàm trong truyện…
Những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ
của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong
muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh
phúc, ấm no. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động
cần cù, chăm chỉ, kiên cường, dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng
thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại,
phú thương, phù thủy, thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền
gặp lành và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Là giáo viên Tiểu học, là người hàng ngày tiếp xúc với các em ở lứa tuổi tiểu
học và hiểu được tâm lý trẻ thơ, chúng tôi thấy các em thường thích nghe kể
những câu chuyện cổ tích, thần thoại, các câu chuyện mang tính thần kỳ,
phiêu lưu.Vì vậy, ngoài mong muốn cung cấp cho các em những tri thức cơ

bản sau mỗi tiết học, bài học,chúngtôi còn muốn giúp các em hoàn thiện nhân
cách, khơi dậy trong các em tình yêu với cái đẹp, hướng tới những giá trị chân
– thiện - mỹ. Những bài học rút ra từ những câu chuyện trong Nghìn lẻ một
đêm được tuyển chọn trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt có ý
nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thiếu nhi.
Đó là những lý do để chúng tôi quyết định chọn đề tài Thế giới nghệ thuật
trong Nghìn lẻ một đêm và ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học cho
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1Khảo sát văn bản Nghìn lẻ một đêm
Trong kho tàng văn hóa nhân loại, Nghìn lẻ một đêm là tập truyện dân gian đồ
sộ và nổi tiếng của nhân dân Ả Rập, có nguồn gốc lâu đời trên xứ sở của các

3

hoàng đế Arập cổ đại và được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện
cổ dân gian các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, được lưu truyền rộng rãi ở
Iran, Iraq, Ai Cập, Ethiopia,… sau đó phổ biến khắp Trung Đông.
Không thể xác định được ai là tác giả của những truyện được kể trong Nghìn
lẻ một đêm, vì đây chỉ là sự góp nhặt của những truyện tình, truyện phiêu lưu
hay truyện thần thoại mà nhiều người truyền tụng. Rất có thể vào năm 1450,
một nhà kể chuyện chuyên nghiệp xứ Ba Tư đã chép lại những truyện này và
sắp đặt dưới hình thức mà chúng ta thấy ngày nay. Bộ truyện này do nhà
Đông phương học Antoine Galland dịch chuyển từ tiếng Ả rập sang tiếng
Pháp và cho xuất bản gồm 36 phần của tập đầu tiên năm 1704, được gửi tặng
cho hầu tước phu nhân coi như “ một món quà nhỏ”. Và trong 4 năm từ 1704
đến 1708, 12 tập lần lượt ra đời.
Nhắc đến Nghìn lẻ một đêm người ta không thể không biết đến sự thành công
của bộ truyện này, từ năm 1704 – 1782, trong vòng bảy mươi tám năm, bản
dịch của Antoine Galland được in lại hơn bảy mươi lần trong những điều

kiện của thời bấy giờ, với phương tiện ấn loát thô sơ, tỉ lệ người biết đọc, biết
viết chưa cao. Từ bản dịch của Antoine Galland, Nghìn lẻ một đêm được dịch
ra nhiều thứ tiếng và xuất hiện ở nhiều nước Châu Âu: Anh, Hà Lan, Đức,
Italia, Tây Ba Nha và một số nước tại châu lục khác.
Đề tựa bản tiếng Nga xuất bản năm 1929 Leningrat, Macxin Gorki viết: “
Trong số các di tích tuyệt diệu của sáng tác truyền khẩu dân gian, các truyện
cổ tích của nàng Shêhêrazat là di tích đồ sộ nhất. Những truyện cổ tích này
thể hiện tới mức hoàn hảo kì diệu, xu hướng của nhân dân lao động muốn
buông mình theo phép nhiệm màu của những ảo giác êm đẹp, theo sự kết hợp
phóng khoáng của từ ngữ thể hiện sức mạnh vũ bão của trí tưởng tượng hoa
mĩ của các dân tộc Phương Đông- người Ả Rập, người Ba Tư, người Ấn Độ.
Công trình dệt gấm bằng từ ngữ này xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ

4

muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái đất một tấm thảm từ ngữ
đẹp lạ lùng”.
Ở nước ta, bạn đọc đã được biết đến những truyện kể trong Nghìn lẻ một đêm
gần một thế kỷ nay qua bản dịch của Đinh Thái Sơn, chủ nhiệm Nam Kỳ thư
xã. Bản dịch Nghìn lẻ một đêmnày ấn hành 24 tập, mỗi tập khoảng 80 trang.
Các tập đầu được in ở nhà in Phát Toán, đường Dormay, Sài Gòn, những tập
cuối ở nhà in Liên hiệp, đường Luyieng Môtxat cũng ở Sài Gòn. Bản dịch này
được mang tên Giạ đàm dị sửvới phụ đề đóng trong ngoặc đơn Chuyện Arập
một nghìn lẻ một đêm.
Các truyện trong Nghìn lẻ một đêm rất phong phú và đa dạng, khung cảnh rất
rộng lớn, chủ đề thật đa dạng, tình tiết hết sức bất ngờ, ngôn ngữ vô cùng
phong phú, nhân vật rất thực mà cũng rất hư.Vì thếđã có không ít các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm.
2.2 Tình hình nghiên cứu tác phẩm Nghìn lẻ một đêm
Nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm đã có đóng góp của không ít các nhà văn,

nhà lí luận, nhà phê bình văn học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do trình độ
ngoại ngữ có hạn, tài liệu mà chúng tôi thu thập được không nhiều, phần xử lý
có lẽ cũng chưa thật thỏa đáng.
Tác giả Trần Thị Hồng Vân đã có bài viết trong Tạp chí văn học số 11/1997:
“ Về nguồn gốc truyện kể Nghìn lẻ một đêm “. Bài viết cho chúng ta biết các
nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến về địa điểm và thời gian hình thành bộ
truyện Nghìn lẻ một đêm trong suốt trong gần hai thế kỉ “ Vậy là trong suốt
gần hai thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến về địa điểm và thời
gian hình thành bộ sách. Giai đoạn này kết thúc sau ý kiến của nhà khoa học
Đan Mạch I. Estrup ( 1867 – 1938) về ba giai đoạn cơ bản của quá trình hình
thành bộ truyện Nghìn lẻ một đêm và phân tích của ông về đặc điểm của từng
giai đoạn. Quan điểm hiện đại về lịch sử hình thành tác phẩm Nghìn lẻ một

5

đêm chủ yếu do nhà Sêmit học người Đức E.Litman và nhà Ảrập học Xô Viết
KRưmsky đề xuất và sau này Filshtinskij đã tổng kết. Các học giả hiện đại đã
cùng đi đến kết luận chung là tác phẩm Nghìn lẻ một đêm gồm 3 nhóm truyện
kể chính ( còn gọi là 3 lớp ) được hình thành và đưa vào tác phẩm tại những
thời gian và địa điểm khác nhau, đó là các truyện kể Ấn Độ - Iran, truyện kể
Bagdad và truyện kể Ai Cập. Phần cổ xưa nhất và là cơ sở của Nghìn lẻ một
đêm là bản dịch sang tiếng Arập những truyện kể Ấn Độ - Iran trong tác phẩm
Hezar Efsane ( Một nghìn truyện ) như Al- Masuđi và Ibn An – Madim đã
thông báo” [26, tr 61]
Phan Quang, tác giả của bài báo Chung quanh bộ truyện cổ A rập Nghìn lẻ
một đêm được đăng trên báo Thời nay số 96,97,98,99 (12/2010) đã nhắc đến
nhiều vấn đề như: mấy bản Nghìn lẻ một đêm cổ nhất ở Việt Nam, hiện tượng
“ ăn theo”, đề tựa của J. Janin được in ở đầu truyện, tinh túy triết học phật
giáo… Trong bàiMấy bản Nghìn lẻ một đêm cổ nhất ở Việt Nam, tác giả Phan
Quang nói “ Tôi đã tìm được ba bộ Nghìn lẻ một đêm nguyên bản Pháp văn,

một bộ in năm 1837 (3 tập ), một bộ in năm 1838-1839 (bốn tập ), cùng bộ
sách Mỹ thuật khổ lớn, ấn hành năm 1895. Trong bộ Nghìn lẻ một đêm (
1895) có in thêm phần kết có hậu theo truyền thống dân gian. Thật ra, Ăng
toan Galland chưa hề dịch phần kết này bởi ông còn có ý định sưu tầm tiếp
nhiều câu chuyện khác nữa, chẳng may ông lâm bệnh nặng qua đời. Phần kết
của bản này rất ngắn, có thể do nhà xuất bản thêm vào. Nội dung cho biết: Tới
đêm 1001, nhà vua nước Ấn Độ cảm phục tài năng và đức độ của nàng
Shêhêrazát đã quyết định ân xá, để “nàng được tôn vinh như người giải thoát
cho tất cả các cô gái trẻ nhẽ ra đều phải lần lượt chịu tử hình vì nỗi hận thù
bất công của ta.”. Nhà vua còn quyết định phong nàng làm hoàng hậu. Còn
trong bài Hiện tượng“ăn theo” lại đề cập đến việc nhiều nhà xuất bản lấy
những câu chuyện do những tác giả khác, không phải Ăngtoan Galăng dịch để

6

đưa và bộ sách Nghìn lẻ một đêm do ông dịch rồi tái bản nhiều lần, hay nhiều
tác giả sáng tác và dịch thuật bắt chước phong cách dịch Nghìn lẻ một
đêm.[14,tr4]“ Trong văn học Pháp thế kỉ 18-19, dấy lên một trào lưu sáng tác
và dịch thuật bắt chước phong cách Nghìn lẻ một đêm. Nhiều người cũng
muốn dịch nhưng tìm ra tư liệu độc đáo thời ấy đâu phải chuyện dễ. Mà có
phải ai cũng là nhà Đông Phương học uyên bác, thành thạo các ngôn ngữ A –
rập, Ba Tư như Antoan Galăng, dịch giả Nghìn lẻ một đêm. Có những người
viết truyện hư cấu song lại đề là dịch từ tiếng nước ngoài để được ăn khách
hơn”
Trong bài Tinh túy triết học Phật giáo, tác giảPhan Quang lại nói đến những
tinh túy triết học Phật giáo trong Nghìn lẻ một đêm“ Đi sâu vào nội dung các
câu chuyện, các nhà nghiên cứu phát hiện, thực chất tính nhân văn của phần
lớn các truyện kể trong bộ Nghìn lẻ một đêm bàng bạc minh triết Phật giáo.
Bất kì ai đọc bộ truyện cổ A – rập này đều nhận thấy nó tôn vinh đạo Hồi
cùng những quy tắc của đạo ấy trong đời thường, thể hiện bằng giáo luật.

Những chỗ nào các tác giả cố tình cổ vũ quá lộ liễu cho đạo Hồi, chỗ nào họ
không tiếc lời ca ngợi đạo của nhà tiên tri Mohamed và kêu gọi mọi người
hãy mau mau tỉnh ngộ và trở thành tín đồ Hồi giáo, thì những đoạn ấy giảm
hẳn chất lượng nghệ thuật cũng như sức cuốn hút thâm trầm. Triết lý đạo Phật
mang tính chuyển hóa và tiến triển. Con người không phải chết là hết. Con
người tồn tại lâu dài. Con người trường tồn thông qua nhiều số phận kế tiếp –
gọi là thuyết luân hồi. Theo cách nhìn xã hội học đời nay, vậy là nhân loại
tiến hóa không ngừng. Cho dù cuộc đời riêng tư hay ngắn ngủi; cá thể này
hay cá thể kia còn hay không còn tồn tại trên đời, con người vẫn trường tồn.
Đức phật từ bi hỉ xả. Ai tu nhân tích đức đều có thể về với Bụt. Phật không
hủy diệt. Nhân loại trường tồn, cuộc sống trường tồn. Triết lý chính là tinh túy
của Nghìn lẻ một đêm”

7

Trong Thi pháp văn xuôi của tác giả Tzvetan Todorov do Đặng Anh Đào- Lê
Hồng Sâm dịch ( in lần thứ ba), NXB ĐHSP Hà Nội, 2011 có bài viết
vềNhững con người trong Nghìn lẻ một đêm, tác giả cóbàn về ngoại đề và
lồng ghép “ Nghìn lẻ một đêm đã cung cấp cho chúng ta nhiều điều biện minh
cho thủ pháp lồng ghép. Biện pháp lồng ghép đạt tới đỉnh điểm với sự tự -
lồng ghép, nghĩa là khi câu chuyện tiến hành lồng ghép lại được lồng ghép
bởi chính mình, ở cấp độ thứ năm hay thứ sáu nào đó. Việc “bóc trần thủ
pháp” như vậy hiện diện trong Nghìn lẻ một đêm và ta biết lời Borges bình
luận về điều này : “ Không một truyện nào gây bối rối cho bằng truyện của
đêm sáu trăm lẻ hai, đêm thần diệu trong các đêm. Đêm ấy, nhà vua nghe từ
miệng hoàng hậu câu chuyện của chính ngài. Ngài nghe câu chuyện khởi
thủy, nó ôm trùm tất cả các câu chuyện khác…Hoàng hậu cứ kể tiếp và nhà
vua im lìm bất động sẽ mãi mãi nghe câu chuyện đứt khúc của Nghìn lẻ một
đêm, từ giờ trở đi là vòng quanh và vô cùng vô tận….”
Bài viết còn bàn về lợi khẩu và hiếu kì, sống và chết. “Trong Nghìn lẻ một

đêm, tiến trình phát ngôn của lời nói có được sự lí giải khiến cho tầm quan
trọng của nó không hồ nghi gì được nữa. Nếu như tất cả các nhân vật đều
không ngừng kể chuyện, thì đó là vì hành vi này đã được một sự chuẩn nhận
tối cao: kể là sống. Thí dụ rõ ràng nhất là bản thân nàng Shêhêrazat chỉ sống
được chừng nào có thế tiếp tục kể chuyện. Truyện kể ngang bằng với sự sống;
không có truyện kể ngang bằng với cái chết”. [28,tr106]
Tác giả Gerkhart M của cuốn Nghệ thuật kể chuyện Nghìn lẻ một đêm cũng đã
đề cập và nghiên cứu sâu về nghệ thuật kể chuyện Nghìn lẻ một đêm.
Trong Từ điển văn học, Tập 2, NXB Khoa học xã hội,1984 cũng có mục giới
thiệu khái quát về Nghìn lẻ một đêm . [14]
Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, Nghìn lẻ một đêm vẫn giữ được sức hấp dẫn đặc
biệt với mọi người. Với cốt truyện khung và những câu chuyện nối tiếp nhau,

8

với những tình tiết gay cấn, hấp dẫn, những bài học luân lý, đạo đức trong
Nghìn lẻ một đêm luôn khiến cho bạn đọc tiếp nhận một cách thích thú.
Tiếp nhận gợi ý từ các luận điểm trên, vận dụng thi pháp văn học hiện đại,
trên cơ sở khảo sát toàn bộ tác phẩm, chúng tôi sẽ tiến hành làm sáng tỏ một
số bình diện của thế giới nghệ thuật, nét đặc sắc trong Nghìn lẻ một đêm. Điều
này được làm rõ ở chương thứ 1 và chương thứ 2 của luận văn.
3.Giới thuyết khái niệm
3.1 Thế giới nhân vật
Các nhân vật riêng lẻ, đa dạng với những đặc điểm riêng về nghề nghiệp, tuổi
tác, vùng miền, tính cách, với những mối quan hệ đã làm nên cả một thế giới
nhân vật. Qua đó nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn
bày tỏ quan niệm, tư tưởng của mình.
Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng. Thế giới nhân vật là
hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong
đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể.Thế giới nhân vật được xây dựng

theo quan niệm của nhà văn, và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả, có tổ
chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm
trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết
quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm
văn học. Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng,
thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian, xã hội…gắn liền
với một quan niệm nhất định của chúng về tác giả.Thế giới nhân vật là cảm
nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn
bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của
họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao
lưu với xã hội, với gia đình…. Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn
hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không gắn với

9

con người thực tại về tâm lý, hành động mà còn có ý nghĩa khái quát tượng
trưng.
Xét về phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình
tượng các nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng đến nội tâm, việc làm, các
loại quan hệ chằng chịt của chúng Thế giới nhân vật là một tổ chức nghệ
thuật thống nhất. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm thường được biểu hiện qua hệ
thống nhân vật nhất là hình tượng nhân vật chính.
Giống như các tác phẩm khác, thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm được
sắp xếp, gắn kết theo ý đồ nghệ thuật của riêng tác giả. Thế giới nhân vật ấy
được chia thành các tuyến, các kiểu loại: nhân vật chính diện, hay phản diện,
nhân vật tư tưởng hay tính cách, chức năng, nhân vật cõi trần thế ( thực ) hay
nhân vật phi phàm ( ảo ) Thế giới ấy không phải là sự cộng lại đơn giản của
các hệ thống riêng lẻ, mà là một chỉnh thể nghệ thuật, một sáng tạo đặc biệt,
bộc lộ chiều sâu quan niệm về con người của tác giả.
3.2 Thế giới nghệ thuật.

Nhà văn Seđrin đã nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản
phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Như vậy, một
tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật.Thế giới nghệ
thuật là “ khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm,
một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả hay một trào lưu văn học ). Thế
giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng “
được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật, khác với thế giới
thực tại vật chất hay thế giới tâm lý con người.[8,tr 244] .
Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ
thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa
chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Khi nghiên
cứu tác phẩm văn học, phong cách nhà văn,các nhà nghiên cứu đã lấy thế giới

10

nghệ thuật để làm “điểm tựa”. Việc xuất phát từ một khái niệm là cơ sở định
hướng cho nghiên cứu văn học đã thể hiện rõ giá trị của thế giới nghệ thuật
với tác phẩm văn học.
Như vậy thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ
quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thể sáng tạo. Mỗi tác phẩm
lớn, tác giả lớn đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình thể hiện tính độc
đáo trong tư duy và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Cũng chính vì thế,
nghiên cứu tác phẩm văn chương nghệ thuật không thể không xem xét, nghiên
cứu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm ấy, của tác giả ấy.
4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua thế giới nghệ thuật để khẳng định giá trị nội dung cũng như giá trị
nghệ thuật, sức hấp dẫn của Nghìn lẻ một đêm với nhân loại nói chung và thế
giới trẻ thơ nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn chỉ ra được những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ

một đêm(thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật…)
- Ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện Nghìn lẻ một đêmtrong chương
trình Tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học.
6. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
6.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêmvà ý nghĩa giáo dục đối với học
sinh Tiểu học.
6.2Phạm vi khảo sát
Tập truyện Nghìn lẻ một đêm– NXB Văn học; sách Tiếng Việt và Truyện đọc
Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích văn bản.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa.

11

8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
-Lần đầu tiên thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm được đề cập tới một
cáchtương đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống như: thế giới nhân vật, không
gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,…
-Thông qua thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khẳng định giá trị của Nghìn lẻ
một đêm cũng như ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện đã được tuyển
chọn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm
Chương 2: Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một
đêm
Chương 3: Nghìn lẻ một đêm trong chương trình Tiếng Việt và ý nghĩa giáo

dục với học sinh Tiểu học













12

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM

Trong văn học, thế giới nhân vật cũng phong phú và mênh mông như thế giới
con người trong thực tại.Thế giới nhân vật xuất hiện trong Nghìn lẻ một đêm
vô cùng đông đảo và phong phú với 325 nhân vật.Ta có thể chiathế giới nhân
vật trong Nghìn lẻ một đêm làm bốn loại: nhân vật là con người, nhân vật là
người mang lốt vật, nhân vật là thần thánh, nhân vật là con vật.Những nhân
vật trong thế giới nhân vật của Nghìn lẻ một đêm chủ yếu là con người, trong
đó phổ biến nhất là nhân vật công chúa, hoàng tử, đức vua. Điều này cũng
không có gì là khó hiểu vì nó rất phù hợp với cốt truyện của những câu
chuyện cổ tích xưa, hoàng tử và công chúa là để thể hiện ước mơ của người
xưa luôn vươn tới một vẻ đẹp hoàn mỹ, vẻ đẹp mà chỉ có trong cổ tích mới

có. Nhân vật trung tâm hay nhân vật chính trong truyện là nàng Sêhêrazat
được giao nhiệm vụ thực hiện một chức năng cố định từ đầu đến cuối tác
phẩm đó là kể những câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn cho tên vua bạo chúa nghe
để cứu chính bản thân mình và bao cô gái vô tội khác thoát khỏi cái chết.
Trong Nghìn lẻ một đêm, những truyện có các nhân vật là thần linh, nằm
trong loại truyện cổ tích thần kì. Trong cổ tích, yếu tố thần kì đóng vai trò chủ
yếu, nó vừa là thủ pháp nghệ thuật vừa là niềm tin của nhân dân. Các tác giả
mượn yếu tố thần kì để làm phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người,
qua đó truyền đến cho con người một bài học giáo huấn nào đó. Vì vậy, loại
nhân vật thần thánh xuất hiện không nhiều và chủ yếu là các nhân vật phụ.
Ngoài ra còn có những nhân vật là con vật, đồvật như con chim biết nói hay
cây đèn thần kì….Tất cả đã tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng, muôn hình
muôn vẻ, góp phần làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm.

13

Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện rất đa dạng. Trong đó, không
chỉ là mối quan hệ giữa người với người (Chuyện hai người chị ghen tị và cô
em út, Chuyện nhà vua Hy Lạp và thầy thuốc Đubăng) mà còn thể hiện sinh
động nhiều mối quan hệ. Đó còn là mối quan hệ giữa người với thần thánh
(Thương gia và thần linh, Chuyện người đánh cá ),mối quan hệ giữa con
người và con vật (Người chồng và con vẹt, Con lừa, con bò và người thợ cày)
…hoặc mối quan hệ giữa con người và đồ vật (Alađin và cây đèn kì
diệu…)Các nhân vật là đồ vật được tác giả nhân hóa, vì vậy ngoài màu sắc
tưởng tượng của thế giới thần tiên, thế giới cổ tích,Nghìn lẻ một đêm còn in
đậm dấu ấn của thế giới hiện đại, thế giới con người mà các tác giả sống.
Trong Nghìn lẻ một đêm, nhân vật chính thường xuất hiện trong cuộc
sống của con người : người chồng, cụ già, tu sĩ, người thợ cày, con bò, con
lừa, thương gia… Ngoài ra còn có những nhân vật gắn bó với lịch sử như
nhân vật nhà vua Hy Lạp, nhà vua Ba Tư.

Nhân vật chính thường được tác giả đặt làm nhan đề truyện: Alibaba là
nhân vật chính trong truyện Alibaba và bốn mươi tên cướp, Sinbad là nhân
vật chính trong chuỗi câu chuyện kể về Sinbad, Zôbêit là nhân vật chính trong
Chuyện kể nàng Zôbêít
Như vậy, thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm khá đông đảo về số
lượng và đa dạng về kiểu loại nhân vật. Có rất nhiều cách phân loại thế giới
nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm, tuy nhiên căn cứ vào nguồn gốc,chúng ta
chia thế giới ấy làm ba loại nhân vật chính là: con người, thần thánh và loài vật.
1.1Nhân vật con ngƣời
Kết quả khảo sát cho thấy, con người là nhân vật chính trong tác phẩm. Trong
tác phẩm, hầu như truyện nào cũng có nhân vật là con người, có 55truyện trên
tổng số 55 truyện có nhân vật là con người (xin xem phần phụ lục),gồm đủ
mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội: từ nhà vua, tể tướng, hoàng tử, công

14

chúa, thương gia, giáo sĩ đến người thợ cày, người đánh cá,…Phần đông nhân
vật thường được gọi chung chung như: thương gia, tể tướng, lão đánh cá, đức
vua, hoàng tử…Vì không có tên nên tính khái quát hóa của truyện rất cao, các
nhân vật này có thể trở thành điển hình cho một loại người nào đó trong xã
hội.
Trong Nghìn lẻ một đêm, chúng ta thấy có khá nhiều nhân vật được hiện lên
được cá thể hóa thông qua ngoại hình. Nhân vật chính trong truyện là nàng
Sêhêrazat,nàng Sêhêrazat là con gái yêu của chính tể tướng vì không thể chịu
nổi cách hành xử của tên hoàng đế bạo tàn là cứ mỗi đêm bắt một cô gái trinh
để hầu hạ mình rồi rạng sáng hôm sau thì ra lệnh giết chết cô ấy. Chính vì thế,
nàng đã xin vua cha vào cung để thu hút sự chú ý của hoàng đế bằng sự thông
minh nhanh trí của mình là mỗi đêm kể cho hoàng đế nghe một câu chuyện
dở dang. Nàng hiện lên không được miêu tả quá nhiều về ngoại hình nhưng
chỉ cần “nàng có sắc đẹp tuyệt trần” là bạn đọc cũng đã tưởng tượng ra được

một nàng công chúa xinh đẹp tới nhường nào. Không chỉ có vậy mà “sáng
ngời trên tất cả những mặt tài hoa ấy, là đức hạnh kiên trinh”[15, tr59]. Sự
tưởng tượng của tác giả dân gian đúng là không còn lời nào để nói hết được
vẻ đẹp về nhan sắc và phẩm hạnh của nàng. Nhờ lối kể chuyện đầy thông
minh, dí dỏm đã lôi cuốn nhà vua từ bất ngờ này tới bất ngờ khác với hàng
loạt những câu chuyện đầy li kì và hấp dẫn. Nàng là vị cứu tinh cho bao nhiêu
cô gái vô tội đang sống trong cảnh đau khổ, tuyệt vọng chờ tới ngày mình
phải vào cung.
Nhân vật chính chính là người kể chuyện, đây cũng là một nét độc đáo
tạo nên sự hấp dẫn của Nghìn lẻ một đêm. Cô gái trẻ ấy từng kể cho nhà vua
nghe những câu chuyện gì? Nhờ khả năng kể chuyện tài tình của mình, nàng
Shêhêrazát đã kể những câu chuyện tưởng chừng như riêng rẽ nhưng lại liên
kết chặt chẽ với nhau. Câu chuyện này là tiền đề để cho các câu chuyện khác

15

diễn ra.Hình ảnh nàng công chúa nhỏ bé Sêhêrazat lại có ý nghĩa rất quan
trọng, nó giúp ta hiểu thêm về một tầng lớp người dám đứng lên đấu tranh với
cái ác, chiến thắng cái ác. Họ luôn đặt lợi ích của nhân loại lên hàng đầu mà
bỏ qua lợi ích của bản thân mình, dám nghĩ dám làm những điều mà tưởng
chừng không ai có thể làm được.
Trong truyện Nghìn lẻ một đêm ta bắt gặp không chỉ công chúa, hoàng tử
mà còn rất nhiều nhân vật có ngoại hình đẹp. Một thế giới dường như chỉ toàn
những người đẹp. Bất cứ nơi nào trong Nghìn lẻ một đêm, ta cũng có thể gặp
“một người đàn ông nọ có một bà vợ xinh đẹp”. Trong Chuyện ba khất sĩ con
vua và năm thiếu phụ ở thành Bát đa [15,tr 108] có “một thiếu phụ vóc người
xinh đẹp, khoác một tấm mạng dài về cuộc đời và nỗi khổ riêng của nàng.
Người xưa có câu: “hồng nhan bạc phận” quả đúng không sai. Số phận của
thiếu phụ cũng đầy rẫy khó khăn và gian khổ.Nhưng để kết thúc phù hợp với
kết thúc của câu chuyện cổ tích thì thiếu phụđược tác giả dân gian dành cho

những ưu ái, dùng những từ ngữ đẹp nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng. Các
hoàng tử cũng nhận được sự ưu ái đó “tể tướng có hai người con trai đều khôi
ngô tuấn tú”[15,tr 115]. Cũng có những lúc mà thần linh cũng phải ngẩn ngơ
chăm chú ngắm sắc đẹp của chàng thanh niên trẻ “trông con người đẹp đẽ
dường này, hẳn đây là một thiên thần hạ giới, mà Thượng đế phái xuống để
làm cho nhân loại phải đảo điên vì sắc đẹp của chàng”[15,tr 122]. Thế giới
nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm đẹp lạ thường, cái đẹp của sự hoàn hảo mà
dường như không có gì có thể hoàn hảo hơn “Thân hình nàng đều đặn, khuôn
mặt nàng hoàn hảo, nước da tươi, đôi mắt sáng long lanh, khiến cho tôi hầu
như không chịu đựng nổi ánh mắt ấy”[25, tr 323].Tác giả dân gian đã dành
những từ ngữ đẹp nhất để miêu tả người thiếu phụ thứ hai trong truyện do
viên thầy lang Do Thái kể.Vẻ đẹp ấy như tỏa sáng trong từng trang sách.
Trong thế giới ấy, nô tì, nô lệ cũng đẹp lạ thường: “hai con ở nhỏ tuổi, da
trắng như tuyết đẹp lộng lẫy, ăn mặc rất sạch sẽ ra mở cửa”[15, tr 479]. Bạn
đọc cũng sẽ bắt gặp hình ảnh của cô nô lệ trẻ xinh đẹp, thông minh: “Nhà
buôn Ba Tư tới mang theo một nữ nô lệ cực kỳ xinh đẹp, ăn đứt tất cả những

16

người mà y được thấy mặt từ trước tới nay [15, tr 244]. Những con người bé
nhỏ ấy không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà còn thông minh, sắc sảo: “Ngoài trí
thông minh và kiến thức của cô ta, nhà buôn còn đảm bảo rằng người nữ nô lệ
ấy có thể đấu trí với bất kỳ ai thông thái, minh mẫn nhất trên đời”.[15, tr 245].
Càng đọc ta càng thấy cuốn hút một sức hút kì lạ không chỉ bởi những câu
chuyện hấp dẫn đầy thú vị mà ta còn như được hiểu thêm về vẻ đẹp ngoại
hình cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những con người Ả rập xưa.
Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêmkhông chỉ có những con người
đẹp đẽ, hiền lành, tốt bụng mà còn không ít nhân vật xấu xí, nhỏ nhen ích kỉ.
Đó là một lão tể tướng khó tính, hay đố kị trong Chuyện chàng Nuarếtđin và
Người đẹp Ba Tư [16, tr 5] “Lão nhăn mặt như bị và làm bực bội mọi người

bất kể người ấy sang hay hèn. Thêm vào đó, đã không biết dùng của cải giàu
có của mình để làm nên danh giá, lão ta lại hà tiện đến nỗi nhịn tiêu dùng cả
những thứ cần thiết. Không một ai chịu đựng được lão”[16, tr 9]. Hay là hai
cô chị (Chuyện hai người chị ganh tị và cô em út )cũng chính vì lòng tham, sự
đố kị mà hai cô chị đã nhẫn tâm hãm hại em gái ruột của mình. Vì danh lợi
mà họ không từ một thủ đoạn nào cho dù là bỉ ổi nhất “Lòng ganh tị này
không những làm vẩn đục niềm vui của chính họ mà còn gây cho cô út những
điều bất hạnh lớn, sự nhục mạ và đau khổ không thể nào tả xiết”[16, tr 578].
Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm với sự đan xen gắn kết rất ăn ý
giữa vẻ đẹp về thể xác với vẻ đẹp tinh thần. Ý nghĩa hay nói đúng hơn là sự
có mặt của các nhân vật này làm cho câu chuyện trở nên phong phú, hấp dẫn
bạn đọc hơn, giúp ta hiểu thêm về tính chất nhân văn của chuyện. Bất kì ai
đọc bộ truyện Ả rập này đều nhận thấy nó tôn vinh đạo Hồi, tôn vinh cái đẹp.
Kẻ ác phải xuống địa ngục, người hiền được lên thiên đường, đó là quan niệm
bất di bất dịch của của hầu hết các tôn giáo. Ở đời, con người được xã hội
kính trọng là con người làm ăn chuyên cần mà biết vui chơi, giải trí, thành
thạo trong hành lạc nhưng không sa đà vào lãng phí xa hoa, người cực kì giàu

17

sang vẫn cần phải dành dụm, cất giữ một phần tài sản phòng khi thất cơ lỡ
vận, thanh niên không được chỉ biết hưởng lạc cho dù bỗng chốc được thừa
kế một di sản kếch sù ông cha để lại…Đó là thông điệp mà Nghìn lẻ một đêm
muốn gửi đến bạn đọc.
Trong truyện Nghìn lẻ một đêm, còn xuất hiện những nhân vật khác thường về
hàng động, ứng xử tuy loại nhân vật này xuất hiện không nhiều.
Hai anh em hoàng đế nước Đại Ba Tư đều bị hoàng hậu phản bội. Một
hôm, được lệnh của anh triệu về, em vội vã lên đường. Xa giá vừa khỏi kinh
thành, đã nghỉ lại, nhà vua nhớ hoàng hậu, một mình quay lại cung định tự
tình với vợ yêu quý một lần nữa. Nhưng hỡi ôi! Nhà vua không được gặp

hoàng hậu trong cảnh nhớ nhung thao thức mà lại gặp cảnh hoàng hậu đang
ngủ say trong vòng tay một người đàn ông khác ngay trên giường ngự của
mình. Nổi giận, nhà vua chém chết đôi gian phu dâm phụ, ném xác xuống hào
rồi lặng lẽ trở lại hành cung và ra lệnh khởi hành. Vua tuyệt nhiên không cho
ai biết nỗi khổ riêng đang giày xé lòng mình. Câu chuyện bi kịch ấy cũng xảy
ra với người anh, khi được tự mình chứng kiến hành động dâm ô của hoàng
hậu, ông cũng vô cùng chán ngán.
Chính vì gặp phải bi kịch ấy, nhà vua thấy rằng không có cánh nào đủ
hiệu lực ngăn ngừa, để cho họ giữ vẹn lòng chung thủy với chồng. Chỉ còn
một cách – hoàng đế nước Đại Ba Tư rút ra kết luận – là giết ngay người con
gái vừa chung chăn gối, không để cho sống đến ngày hôm sau. Thế là cứ mỗi
đêm, một cô gái trinh đi lấy chồng và sáng hôm sau một người đàn bà thiệt
mạng. Hành động của tên vua thật là độc ác. Hắn đã mang nỗi đau của chính
bản thân mình gieo rắc nỗi đau cho bao nhiêu người trong thành phố. Đó là
hành động dã man của một tên bạo chúa có quyền hành trong tay. Cảnh tang
tóc bao phủ khắp kinh thành. Cung đình tràn ngập máu. Nỗi đau đớn xé lòng
mọi người mẹ, người cha, người chồng, người yêu chưa cưới.

18

Số lượng nhân vật khác thường về hành động, ứng xử tuy chiếm số lượng ít
song giá trị mà nó mang lại rất lớn. Chính có sự xuất hiện của các nhân vật đó
giúp ta hiểu thêm về cuộc sống của những vị vua chúa ngày xưa của Ấn Độ,
hiểu thêm về những phong tục tập quán của người Ả rập xưa.
Thế giới nhân vật con người trong Nghìn lẻ một đêm đông đảo, phong phú vô
cùng. Thế giới ấy cũng đa dạng, sinh động, hấp dẫn, huyền bí như xã hội
phương Đông cổ xưa. Và dù là nhân vật có ngoại hình đẹp hay xấu, hành
động bất thường hay không bất thường, dù địa vị tột đỉnh giàu sang, hay dưới
đáy xã hội…thì trước hết họ vẫn là con người. Họ vẫn không thể thoát khỏi
những đau khổ, những khát khao của một con người. Đó mới chính là sức hấp

dẫn của thế giới nhân vật con người trong Nghìn lẻ một đêm.
1.1.1 Nhân vật bi kịch
Nhân vật có rất nhiều loại xong không thể thiếu được những nhân vật bi
kịch. Nhân vật bi kịch là nhân vật đau khổ không tìm được lối thoát. Cuộc
sống trở nên tù túng và bất lực. Những con người ấy luôn sống trong đau khổ,
dằn vặt tưởng chừng như cuộc đời này không còn ý nghĩa gì nữa sống cũng
như chết.
Đó là bi kịch của một nhà vua khi bị hoàng hậu phản bội. Vinh hiển, phú
quý, quyền uy chấn động thiên hạ mà vẫn bị vợ lừa dối: “Những điều hoàng
đế trông thấy đủ cho vua hoàn toàn tin chắc vào nỗi nhục nhã và sự bất hạnh
của mình. Trời đất ơi! Vua kêu lên” [15, tr 22]. Đó là tiếng kêu đau đớn, uất
hận của một vị vua, một người chồng. Cho dù có bị dân chúng ghét bỏ, không
coi trọng, cũng không có nỗi nhục nào bằng cái nhục bị vợ mình phản bội
mình. Nỗi nhục đó đã vô tình chạm vào lòng tự trọng của một người chồng
nói riêng và của giới đàn ông nói chung. Nỗi đau không lối thoát ấy khiến nhà
vua muốn bỏ ngai vàng, từ bỏ mọi vinh hoa phú quý nhất trên thế giới. Vua ra
đi để tìm chốn ẩn thân đến trọn đời ở một nơi chân trời góc bể nào đó cho
khuây khỏa nỗi buồn, cho nguôi đi vết nhục.

19

Trong truyện Chuyện người đánh cá, chính lão đánh cá cũng lâm phải tình
trạng dở khóc, dở cười thật là đáng thương. Lão đã khá cao tuổi và nghèo
túng đến nỗi không sao kiếm được đủ bữa ăn để nuôi sống gia đình gồm một
vợ và ba con. Nỗi khổ ấy cứ bám riết lấy ông không cho ông có cơ hội thoát
khỏi cái nghèo.Là một người đàn ông, là trụ cột trong gia đình, vậy mà lão
không lo được cho gia đình mình miếng ăn, lão rất chịu khó làm ăn nhưng tất
cả đều vô ích. Ngày nào lão cũng chăm chỉ đi đánh cá từ sớm và cũng tự đặt
ra cái lệ ngày nào cũng chỉ buông lưới bốn lần mà thôi [15, tr 53]. Đúng là
cuộc sống nghèo khổ đang vây bủa quanh lão khiến lão phải đi từ đau buồn,

thất vọng này sang đau buồn, thất vọng khác. Nhưng mà có lẽ lão đã nhầm
khi kêu van số phận. “Mi vốn thích làm tình tội những con người nhân hậu,
mi vốn thích để các bậc vĩ nhân sống trong tối tăm trong lúc lại ưu đãi những
kẻ độc ác, mi đề cao những đứa không hề có chút đức hạnh nào đáng cho
người ta tin cậy[15, tr 58]. Đó là những lời than, lời cầu xin thượng đế hết sức
đáng thương của lão đánh cá. Và đây cũng là lời than chung về số phận của
những người thấp cổ bé họng với cuộc sống thường ngày đầy hẩm hiu và bất
hạnh. Có lẽ nếu thượng đế nghe được những lời than của lão cũng phải động
lòng thương. Lâm vào bi kịch khốn khổ, đói rách cũng vì miếng cơm manh
áo,lão khuân vác Hinbat đã kêu lên: “Hỡi đấng tạo hóa thiêng liêng, xin hãy
nhìn sự khác biệt giữa Sinbad và tôi đây. Ngày nào tôi cũng chịu đựng muôn
nghìn gian lao cực khổ, thế mà vất vả lắm mới nuôi sống được bản thân và gia
đình bằng bánh mì đen nuốt không nổi, trong khi ngài Sinbad may mắn kia thì
tiêu phí vô vàn của cải và sống một cuộc đời nhung lụa. Ông ta đã làm gì để
cuộc đời êm đềm như vậy? Tôi đã làm gì để chịu cảnh khốn khổ thế này”[15,
tr 243]. Cũng chính vì cuộc sống bế tắc, nghèo khổ quá nên lão khuân vác
mới kêu thượng đế như vậy. Lời kêu than còn ẩn chứa sự ghen tị, so sánh tại
sao cuộc đời lại không công bằng như vậy. Cuộc đời có người thì giàu sang

×