Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quan điểm về lịch sử của tô hoài trong hồi kí trong cát bụi chân ai và chiều chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.9 KB, 7 trang )

QUAN ĐIỂ M VỀ LỊ CH SỬ CỦ A TÔ HOÀ I
TRONG HỒ I KÍ TRONG CÁT BỤI CHÂN AI VÀ CHIỀU CHIỀU
Trầ n Th Mai Phương
1


Bài viết tập trung tìm hiểu quan điểm về lịch sử của Tô Hoài qua hai tác phẩm hồi kí
tiêu biểu của ông (tức Cát bụi chân ai và Chiều chiều). Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy
quan điểm về lịch sử của Tô Hoài có hai đặc điểm nổi bật: một là, nhìn lịch sử dưới góc nhìn
“cá nhân hóa”; hai là, nhìn lịch sử với thái độ công bằng, công tâm. Những đặc điểm đó góp
phần khẳng định giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của hồi kí Tô Hoài trong sự nghiệp
văn chương của ông.

1. Mở đầu
Hồ i kí là mộ t thể loạ i có tính xá c thự c tương đối cao bở i sự kiện được kể lại trong đó là những sự kiện
mà người viết đã trực tiếp trải nghiệm hoặc tận mắt chứng kiến, tức người viết là người trong cuộc hoặc là một
nhân chứng “đáng tin cậy”. Đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của một tác phẩm hồi kí.
Điề u đó cho thấ y, hồ i kí có khả năng hé mở phầ n nà o nhữ ng sự thậ t lịch sử, nhất là những “uẩ n khú c”, “bí mậ t
đen” trong lịch sử không bao giờ đượ c tiế t lộ trong sử chính thống mà chỉ đượ c hé mở qua nhữ ng trang hồ i kí
cá nhân. V vậy, hồ i kí cũ ng có thể đượ c xem là mộ t dạ ng “dã sử ” (sử củ a tư gia) hay “biệ t sử ” (sử củ a cá
nhân) mang giá trị tham khả o, bổ khuyế t cho “chí nh sử ”.
Với tư cách là người đã từng trải qua nhiều biến động của lịch sử dân tộc và từng im lặng, khi đặt bút
viết những trang hồi kí, Tô Hoài đã phơi mở nhiều sự thật bị che giấu một thời, những sự thật mà không một
trang sử chính thống nào nhắc tới (phong trào Cải cách ruộng đất, thời k sửa sai, “vụ án” Nhân văn - Giai
phẩm,v.v ). Thực ra, trướ c Tô Hoà i cũ ng từng có một số nhà văn viết về những đề tài cấm kỵ này như Vũ Bão
vớ i Sắp cưới (1957); Ngô Ngọc Bội vớ i Ác mộng (1990), Trần Mạnh Hảo vớ i Li thân (1989), v.v và gần đây
nhất là Thời của thánh thần (2008) của Hoàng Minh Tường (mặc dù cuốn tiểu thuyết này đã được hoàn thành
trước đó khá lâu).
Có thể nói, những tác phẩm này đã góp phần làm phong phú hơn xu hướng nhận thức lại lịch sử trong
văn học. Tại đó, các nhà văn muốn nhn thẳng vào sự thật. Xu hướng này tuy chưa mạnh mẽ như dòng “văn
học vết thương” của Trung Quốc, nhưng nó là sản phẩm của tinh thần dân chủ trong đời sống xã hội, là một


hnh thức đáp ứng nhu cầu “giải tỏa chấn thương của xã hội”. Điều khác biệt giữa Tô Hoài với các nhà văn
trong dòng văn học này ở chỗ, các nhà văn phơi bày lị ch sử qua những trang tiểu thuyết hư cấu, trong khi đó
Tô Hoài đã chọn hồi kí, con đường trực diện để viết về sự thật dưới góc nhn của “người trong cuộc”. Tiêu
biể u nhất cho hồi kí Tô Hoài là Cát bụi chân ai (1990) và Chiề u chiề u (1999). Qua hai tá c phẩ m nà y, chúng tôi
nhậ n thấ y mộ t số né t độ c đá o trong quan điể m về lịch sử củ a Tô Hoà i, từ đó, phầ n nà o có thể khẳ ng định tư
cách nhà văn và tư cách công dân của ông.
2. Nội dung

1
Trường THPT Việt Úc – Hà Nội
2.1. Quan điể m cá nhân hóa góc nhìn lịch sử
Lịch sử là những g đã xảy ra một đi không trở lại . Tuy nhiên, nó vẫn có thể “sống” nếu được ghi
chép, tái hiện chân thậ t những sự kiện đã diễn ra, phục hiệ n không khí củ a thờ i đạ i. Nói theo cách diễn đạt của
M. Kundera, thông thường các nhà văn làm điều đó giỏi hơn và sâu sắc hơn các sử gia. Bởi v sử gia chỉ nói về
những sự kiện tuy chính xác nhưng là nhữ ng sự kiệ n lớ n lao, tác động tới đời số ng cộ ng đồ ng mà không tái
hiện được đời sống tinh thần, lịch sử tâm hồn, số phận cá nhân. Vớ i cá c trang hồ i kí đầ y ắ p không khí thờ i đạ i,
Tô Hoài cũng đượ c đá nh giá là mộ t “ngườ i chép sử” (Nguyễ n Đăng Mạ nh). Có điều, khác các nhà sử học, Tô
Hoài trình bày lịch sử “qua những biểu hiện linh tinh, hỗn tạp của sinh hoạt đời thường” [11, tr.86]. Có thể
thấ y, trong mỗ i trang hồ i kí Tô Hoà i, lịch sử được “phục hiện” từ những mảnh đời, nhữ ng số phận cá nhân, từ
cách đá nh giá lịch sử dướ i giá c độ ngườ i tham dự, chứng nhân, thậm chí nạn nhân. Đó là quan điể m cá nhân
hóa góc nhìn lịch sử.
Viết về Cải cách ruộng đất, số phận của những nông dân, địa chủ (thực sự), người bị quy kết là địa
chủ được tái hiện trong hồi kí Tô Hoài tuy không nhiều, chỉ bằng vài nét nhưng giàu sức ám ảnh, day dứt. Các
“anh độ i” để tìm ra đị a chủ cho đủ thà nh tí ch đã liệ t Xã ủy Khế là “cường hào gian ác” cá biệt, tịch thu ruộng
vườn, nhà cửa, vợ con bị đuổi đi … Lão Khế phải trốn biệt tích. Sau nà y đượ c sử a sai, lão cũng về lại làng mà
đi phiêu dạ t xứ ngườ i vì đã “chá n tình nghĩa cá i là ng nà y” [6, tr.87]. Những số phận như Dũng con cụ phó, lí
trưởng Vạn, ông Đạt - người gác cống Bắc,v.v…cũ ng đều là những nạn nhân của sai lầm ấu trĩ một thời. Có
người còn kịp đợi đến sửa sai nhưng cũng đã tàn một kiếp người, có người th đã xanh cỏ. Nhân vật ông Ngải
cũng là một nhân chứng của lịch sử, âm thầm chứng kiến mọi biến cố diễn ra ở cái xóm Đồng lặng lẽ mà cũng
là những biến cố khốc liệt của cả dân tộc. Ông không tham gia tổ chức nào, không làm tề, cũng không theo

Việt Minh. Ông làm ăn một mnh, đứng ngoài mọi sự mà phán đoán, đánh giá. Cho đến tận thời kinh tế thị
trường, Tô Hoà i quay lại thăm xóm Đồng, ông Ngải vẫn ngồi một mnh ngoài bụi tre lép, uống nước chè đặc
như nghn năm nay vẫn ngồi thế. Chỉ có điều “ngày trước chuyện ran rỉ còn bây giờ th im lặng” [6, tr.125],
v.v Gia đnh anh Sự chủ nhiệm hợp tác lạ i là mộ t trườ ng hợ p khá c. Họ không im lặng quan sát thờ i cuộ c như
ông Ngải mà họ là những người nhập cuộc. Trong kháng chiến, Sự ở bộ đội chủ lực của huyện, vợ cũng làm
liên lạc dẫn đường cho bộ độ thoát nhiều phen hiểm nghèo. Đến thời cải cách ruộng đất, Sự được giao chức
chủ nhiệm hợp tác xã, nhưng vợ th nhất định không chịu vào hợp tác, giữ một miếng ruộng ngoài làm riêng.
Gia đnh họ đại diện cho hai luồng tư tưởng trái chiều trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp: ủng hộ và
phản đối. Ba chục năm sau, đất nước chuyển sang giai đoạn mới, Tô Hoài về thăm lại xóm Đồng, gia đnh Sự
vẫn là những người nhập cuộc hăng hái, là xã hội thu nhỏ điển hnh khi làn gió kinh tế thị trường về đến tận
xóm Đồng.
Không khí giai đoạn “chỉnh huấn” Nhân văn cũng được tái hiện thông qua số phận cụ thể của những
văn nghệ sĩ. Phùng Quán viết Lời mẹ dặn “ngang như cua” bị kỉ luật 3 năm không hội viên hội nhà văn, nhưng
rồi 30 năm mới có lời làm lễ giải hạ n. Không cấm sáng tác nhưng viết th không đâu in. Ròng rã ba chục năm,
“câu chui, rượ u chui, viế t chui”, Phùng Quán đã vào tuổi năm mươi, “thân hnh bơ phờ mảnh khảnh” [6,
tr.105], đi hết cả một thời sung sức. Cùng nhóm với Phùng Quán, Đặng Đnh Hưng sau khi sáng tác theo thời
bài Nông dân là quân chủ lực, đâm chán nhạc, chuyển sang buôn rượu lậu và làm thơ. Văn Cao cũng bị vướng
vào thơ trong nhóm Nhân văn, chỉ được sinh hoạt trong hội Nhạc, hiu hắt kiếm ăn bằng vẽ ba sách. Trần Dần
muốn “chôn hết cái cũ để sáng tạo cái mới”, sáng tạo “văn chương vùng bờ vùng thửa, cả chương chữ như
kiến bò từ đầu đến cuối không xuống dòng”, “rất nhiều tiếng lóng hủi, hủi” [6, tr.103]. Chỉnh huấn, Trần Dần
bị truất ba năm hội tịch, chán nản, cứa cổ tự vẫn mà không chết. Ngay như Nguyên Hồng cũ ng là mộ t “quan
chứ c văn nghệ ”, đượ c giao phụ trách báo văn nhưng lạ i để lọt những bài mà “các cơ quan trách nhiệm cảm
thấy ẩn ý sao đấy” [6, tr.98]. Bản thân Nguyên Hồng cũng có truyện Con hổ bị đánh giá là “có vấn đề”. Năm
1956, báo Nhân văn bị đnh bản, Nguyên Hồng bị kiểm thảo tơi bời. Thất vọng, ông đem theo vợ con bỏ về
vùng đồi núi “lưa thưa tre pheo, lơ thơ lại mấy nhà người làng, cái trường cấp 1, mái lợp nứa, tường trnh lụp
xụp, quạnh quẽ” [5, tr.167]. Còn biết bao số phận, bao thảm kịch khác được Tô Hoài phác họa làm nên diệ n
mạo một thời. Có thể thấy, cá nhân hó a gó c nhìn lịch sử chí nh là cá ch để ông tá i hiệ n toà n bộ đờ i số ng trong
phạm vi nhận thức của mnh.
Dưới góc nhn cá nhân hóa, hồi kí Tô Hoài còn cho phép những bí mật đời tư vượt qua rào cản công
chúng để dần được chấp nhận và trở thành một phần của lịch sử. Khi những trang viết gây “shock” về đời tư

các văn nghệ sĩ của Tô Hoài ra đời, nó đã không dễ g được chấp nhận ngay bởi lẽ công chúng từ lâu đã nhn
văn nghệ sĩ bằng cái nhn lí tưởng, thi vị, một chiều. Nhưng sự chân thành từ những trang hồi kí Tô Hoài đã
dần thuyết phục được người đọc. Ngày nay người ta đã quá quen và bnh thản trước những chi tiết kiểu như
Xuân Diệu đồng tính, Nguyên Hồng bốc đồng, luộm thuộm, bừa bãi nhưng cũng lắm chuyện “tnh tang”;
Nguyễn Bính phải cái tật mê gái; Nguyễn Tuân cũng “thù dai”, nhiều lúc “ác khẩu”v.v Từ đó có thể thấy,
nhiều bí mật đời tư qua hồi kí của Tô Hoài đã được “bnh thường hóa”, phổ biến và dần dần được công chúng
chấp nhận như là một phần tất yếu của cuộc sống, mặt sau của những tấm huy chương hay phần tối dưới chân
đèn.
Đọ c hồ i kí Tô Hoà i ngườ i đọ c cò n thấ y mộ t bứ c tranh đa chiề u về lịch sử. Tác giả không chỉ trực tiếp
thể hiệ n quan điể m củ a mình mà cò n có ý thứ c ghi lạ i nhậ n đị nh củ a nhữ ng “ngườ i đương thờ i” khá c. Dướ i
góc nhn của một người nông dân vô danh, việ c sử a sai sau cả i cá ch ruộ ng đấ t đượ c đá nh giá bằ ng câu nó i
nhiề u phầ n mỉa mai: “Bí thư nó i đú ng lắ m, sớ m đú ng, chiề u sai, đến mai lại đúng” [6, tr.53]. Viế t về phong
trào hợp tác hóa nông nghiệp, Tô Hoà i cũ ng đưa cá i nhì n củ a mộ t ngườ i trong cuộ c là vợ chủ nhiệ m Sự. Ngay
từ đầu, vợ Sự đã nghiến ngả: “Bỗng dưng sinh ra cái hợp tác, chỉ phá rối”. Hay để tổ ng kế t cả thờ i cả i cá ch
ruộ ng đấ t, Tô Hoà i đã dẫ n nhậ n định củ a ông Ngả i, ngườ i nông dân xó m Đồ ng, cả đời chỉ luôn đứ ng ngoà i
quan sá t: “Các anh chơi trò trẻ ranh” [6, tr.58] v.v Có thể nói, trong các tác phẩm hồi kí, Tô Hoài đã mở ra
một góc nhn lịch sử mới, không nhân danh tập thể, cộng đồng mà đứng trên lập trường cá nhân để trnh bày
quan điểm. Đó là cách đá nh giá lịch sử khách quan, dân chủ và chân thự c nhấ t, bở i lị ch sử không thuộ c về duy
nhấ t mộ t giai cấ p nà o, lịch sử được tạo nên từ mọ i cá nhân, mọi tầng lớp. Trong khi đó , vớ i nhữ ng trang sử
chính thống tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, lịch sử chỉ là một sự thỏa hiệp.
Có thể thấy quan điểm cá nhân hóa góc nhìn lịch sử là một đặc điểm của “tư duy tiể u thuyế t”, là hnh
thứ c “tiể u thuyế t hó a” hồ i kí củ a Tô Hoà i. Sự kế t hợ p giữ a tí nh chân thự c củ a hồ i kí vớ i gó c nhìn cá nhân hó a
của tiểu thuyết là một cách tiếp cận lịch sử mới của Tô Hoài, tạo nên sức ám ảnh trong lò ng ngườ i đọ c. Một
trong những “bí mật” của Tô Hoài chính là việc ông biết nói đến cái nhếch nhác của mnh trước khi / song
song với việc nói đến cái nhếch nhác của thiên hạ. Điề u này tạo nên sự bnh đẳng của tất cả các sự kiện lên
quan đến cá nhân và lịch sử. Ông không ngần ngại mượn lời Nguyễn Tuân nhận xét mnh là “thằng Câu Tiễn”.
Những chi tiết kiểu bỗ bã, suồng sã ấy đã tạo nên cái nhn “sòng phẳng” trong hồi ký Tô Hoài. Và hệ quả: thứ
nhất, làm cho hồi ký Tô Hoài đậm chất tiểu thuyết( với tư cách là thể loại chủ yếu tái hiện cuộc sống từ góc
nhn thế sự - đời tư); thứ hai: nhấn đậm thêm cái tinh quái, hóm hỉnh vốn là đặc sản trong cái nhn nghệ thuật
và giọng điệu của Tô Hoài. Không tô vẽ lịch sử, không lý tưởng hóa đời sống, trnh bày đời sống như nó đã

tồn tại là sự cao tay của Tô Hoài, khiến cho cách chép sử của ông hết sức ấn tượng. Đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sứ c hấ p dẫ n đặ c biệ t củ a nhữ ng trang hồ i kí Tô Hoà i.
2.2. Thái độ công bằ ng trước sự thật lịch sử
Trong Chiều chiều, Tô Hoà i có nhắc tới Vlat, người bạn Nga của ông. Bố Vlat là người hoạt động
trước 1917, có cương vị lớn ở khu tự trị nhưng ông đã bị xử bắn trong một cuộc thanh trừng của Xtalin khi
Vlat còn nhỏ. Sau này, đứng trước bức tượng Xtalin và căn nhà Xtalin đã từng ở, Vlat nói: “Lịch sử là lịch sử.
Không ai thù lịch sử bao giờ” [6, tr.416]. Đó là thái độ của một trí thức. Anh ta hiểu lịch sử là một bánh xe
luôn lăn về phía trước, trên con đường tới tương lai, có những lúc gập ghềnh khúc khuỷu, đôi khi là những tai
nạn thương tâm không thể tránh được. Cũng như một con người muốn trưởng thành nhiều khi phải trải qua
những giai đoạn ấu trĩ, sai lầm. Nếu mất mát về mnh, th đó là do lịch sử đã chọn mnh thí điểm. Quan niệm
của Vlat cũng là quan điểm của Tô Hoài khi nhn nhận lại những giai đoạn lịch sử mà mnh từng chứng kiến,
tham dự. Trước những sự thật có phần khốc liệt của lịch sử, Tô Hoà i có cách nhìn nhận rất khách quan, công
bằ ng, đúng mực với mục đích nhìn nhận lại để hóa giải, làm lành những “vết thương” chứ không phải để khắc
sâu, hận thù.
Là người trực tiếp tham gia vào cải cách ruộng đất, ông không né tránh, bao che cho tội ác mà nhận
định: đó là thời k “mọi cái đều dữ dằn”, “nhố nhăng”, “cây chuối mọc ngược, gà mái đạp gà trống, con cái
vạch mặt bố mẹ, vợ tố chồng” [6, tr.48]; “Những chuyện đấu tố chỉ chợt nhớ đến đã thấy sượng mặt” [6,
tr.108]. Cái thời “cả nước trí trá, ăn gian nói dối tràn lan” [6, tr.174]. Trong mạch kể chuyện, thỉnh thoảng nhà
văn mới điểm xuyết một vài nhận định, đều là những nhận định xuất phát từ nhận thức và tnh cảm chân thật.
Mấy chục năm sau cải cách, Tô Hoà i cũng thừa nhận cải cách ruộng đất đã tạo nên một vết thương: “Đất
nước như cánh đồng cày vỡ, chưa biết cấy hái ra thế nào. Vết thương cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức còn
đỏ hỏn khắp chợ th quê” [6, tr.57]. Tuy nhiên Tô Hoài chỉ kể mà không đưa ra lời phê phán cụ thể với cá nhân
nào bởi ông nhận thức đó là một “cơn điên tập thể”. Nghĩ lại “giật mnh v sự bắt chước k quặc ( ) Tài liệu từng
chữ dạy thế, khu đoàn ủy Chu Văn Biên dạy thế, lại nghe Trung ương Hồ Viết Thắng ngồi ô tô vôn ga đen mặc
quần áo nâu về cắt nghĩa thế”

[6, tr.36]. Cái thời ấy, niềm tin ngây thơ “từ những đồ đồng nát đem chữa cháy
cũng có thể vỗ tay đi lên chủ nghĩa xã hội” khiến người ta hăng hái thực sự. Người ta đã làm những việc mê muội
mà không biết mnh đang gây ra tội ác. Âu đó cũng là những ấu trĩ, ngộ nhận của một thời.
Những năm về sau, Hoàng Trung Thông đã yếu nhiều, mỗi khi gặp hay hỏi: “Ngày ở Thái Bình mình

thế nào, có vấn đề g không?” Cá ch đá nh giá củ a Tô Hoà i thể hiệ n sự bao dung, độ lượng, thấ u hiể u lẽ đờ i:
“Kể ra chẳng có vấn đề g, nhưng mà lại có vấn đề, có mà không, cái hồi ấy nó thế đấy” [6, tr.57].

Về thời k chỉnh huấn Nhân văn, Tô Hoài là một quan chức văn nghệ, nghĩa là cũng tham gia xét xử,
cũng đã từng có tiếng nói khai trừ người này, kỉ luật người kia. Cũng là bất đắc dĩ theo thời chứ ông không ác
cảm g với những người đó. Thái độ của Tô Hoà i không chỉ là tnh cảm đơn thuần giữa những người đã từng là
đồng chí, đã từng cùng lên chiến khu, cùng đi thực tế gắn bó bao năm… mà là sự thấu hiểu trong tư duy sáng
tạo giữa những người nghệ sĩ, tuy Tô Hoài không theo đường lối Văn nghệ của nhóm này. Về việc Hoàng
Cầm bị kỉ luật, ông dành những dòng chia sẻ với tư cách nghệ sĩ: “Ai bảo thơ Hoàng Cầm hai mặt, một mặt,
không, Hoàng Cầm có thể cắt nghĩa thành ba, bốn, năm mặt cũng được. Chỉ có tâm hồn thơ và cái giọng vàng
mười hát thơ trên đài Tiếng nói Việt Nam là không ai quên” [5, tr.100].

Ông xót xa cho Phùng Quán: “Những tâm sự trầm uất và cái sức viết đương bỡi của lứa tuổi Quán đã
vẩn vương tôi (…). Không đâu in nhưng Quán vẫn viết” “ròng rã ba chục năm, đi hết cả một thời sung sức, phí
hoài cả đời người của Phùng Quán” [5, tr.104]. Việc Nguyên Hồng bị kỉ luật về truyện ngắn Con hổ cũng vậy:
“Cái chuyện nuôi ông ba mươi trong nhà, cụ thân sinh ra Nguyên Hồng nghe được ở đâu, từ đời thủa nào.
Người đọc tha hồ nghĩ, nhưng mà sáng tác không có ước ao được người đọc nghĩ ra mênh mông thì cầm bút
để làm gì?” [5, tr.107].

Có thể thấy, hồi kí Tô Hoài đã không bà o chữ a hay kế t tộ i lịch sử , không cường điệu cũng như bi
thảm hóa, chỉ là những điều mắt thấy tai nghe, nhưng đằng sau cái lối kể chuyện dửng dưng, tưởng như vô
cảm ấy, người đọc vẫn có thể nhận ra thái độ của nhà văn. Đó là sự thương cảm trước những cái chết đầy dữ
dằn, oan khuất; là sự bất mãn cho những mảnh đời phí hoà i trong rông dài hiu hắt; là sự xót xa cho những
kiếp nhân sinh chập chờn giữa thời thế đảo điên lú c bấ y giờ.
3. Kết luận
Tm hiểu quan điểm trần thuật của Tô Hoài, có thể thấy, cách nhn lịch sử của ông xuất phát từ quan
điể m “sự thậ t đã là đẹ p rồ i” [12, tr.4]. V vậy, “viết hồi kí là quá trình đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật”.
Mặ c dù nhữ ng cuố n hồ i kí đó đề u chị u số phậ n só ng gió (Cát bụi chân ai lúc mới xuất bản bị nhiều luồng dư
luận đả kích; Chiều chiều xuất bản và phát hành năm 1999 nhưng đến năm 2000 lại bị lặng lẽ thu hồi), nhưng
với Tô Hoài hành trnh đó vẫn đang tiếp tục mà Ba người khác là một minh chứng, bởi đó thực sự là hành trnh

của nhận thức, của lương tâm và trách nhiệm. Theo sự tiết lộ từ những trang văn Tô Hoài, những “sự thật bị
đánh cắp” cứ từng bước được phơi mở, càng lúc càng dữ dội, khốc liệt. Tô Hoà i đã từ ng tâm sự: “Tôi không
ngại, không nề hà những chuyện phải né tránh v động cơ trong sáng của người viết, không định kiến, không
nhằm đối phó với ông A, ông B, ông C” [3, tr.84]. Thái độ công bằng, cái nhìn khách quan, “cá nhân hóa” đó
đòi hỏi người viết phả i là mộ t tấm gương về nhân cách, về bản lĩnh nghề nghiệp và cả sự nhạy bén về cảm
quan và cách viết. Có thể nói, trong những tác phẩm hồi kí của mnh, Tô Hoài đã làm được điều đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. Bakhthin, Lý luận về thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ Văn hóa thông tin thể thao, Trường viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội, 1992.
2. Nguyễn Đăng Điệp, “Tô Hoài sinh ra để viết”, Tạp chí Văn học, số 9, tr. 113, 2002.
3. Hà Minh Đức, Tô Hoài, đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội, 2007.
4. Đặng Thị Hạnh, “Viết về một cuộc đời và những cuộc đời”, Tạp chí Văn học, số 12, tr. 35, 1998.
5. Tô Hoài, Cát bụi chân ai, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.
6. Tô Hoài, Chiều chiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.103, 1999.
7. Tô Hoài, Hồi kí, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005.
8. Phong Lê, “Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài”, Vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội, 1999.
9. Vương Trí Nhàn, “Tô Hoài và thể hồi kí”, Tạp chí Văn học, số 8, tr. 19, 2002.
10. Mai Thị Nhung, Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2005.
11. Vân Thanh (tuyển chọn), Phong Lê (giới thiệu), Tô Hoài - Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2000.
12. Minh Thi (phỏng vấn), “Viết hồi kí để nói ra sự thật”, Báo Lao động, ra ngày 15/1, 2006.

TO HOAI’ S VISION OF HISTORY IN HIS AUTOBIOGRAPHIES
Tran Thi Mai Phuong
Abstract
This article examines To Hoai’s vision of history in Cat bui chan ai and Chieu chieu - two best-known
among his autobiographic work. We see that in these autobiographies, To Hoai tends to observe history from
an individual point of view and judge historical events and people with justice and tolerance. This vision of

history is part of humanistic value of To Hoai’s autobiographies.

×