TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG KOTO
Sinh viên thực hiện : Trần Văn Khương
Lớp : Quản lý kinh tế 52B
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
HÀ NỘI - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : Trần Văn Khương
Lớp : Quản lý kinh tế 52B
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng
QLCL : Quản lý chất lượng
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐBCL : Đảm bảo chất lượng
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế nước ta đã có
chuyển biến rõ rệt, tích cực theo hướng CNH- HĐH nhằm đưa đất nước trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Xã hội càng văn minh, con người
càng hướng tới sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn, an toàn và chất lượng. Sự
tiêu dùng này phát triển ngược lại làm cho xã hội ngày càng phát triển.
Dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ, của nền kinh tế thị
trường và của hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo ra những thách thức
mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm
quan trọng của chất lượng. Đảm bảo, cải tiến chất lượng và tăng cường, đổi
mới quản lý chất lượng không chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp sản xuất
ra các sản phẩm vật chất mà ngày càng thực hiện rộng rãi trong các lĩnh vực
dịch vụ như quản lý hành chính công, y tế, giáo dục…Để đảm bảo cung cấp
sản phẩm có chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng các doanh nghiệp phải
có được một hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) từ đó hướng toàn bộ nỗ
lực của mình cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Vì vậy,
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong các
doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết, đặt nền móng cho doanh nghiệp có
thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, góp phần tăng khả năng
cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xây dựng KOTO hoạt động trên lĩnh vực tư vấn, thi
công và hoàn thiện các công trình xây dựng, luôn đưa ra các sản phẩm với
giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao đẳng cấp các các công trình xây dựng.
KOTO không chỉ kinh doanh theo nhu cầu thị trường mà còn định hướng thị
trường tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt, sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thể giới (WTO) thì yêu cầu chất lượng ngày
càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn. Chính vì vậy, Công ty cổ phần xây dựng
KOTO đã thấy được lợi ích to lớn của việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và đã tiến hành triển khai áp dụng hệ
thống này vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhằm đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, góp phần nâng cao năng suất và năng
lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng KOTO, em xin chọn đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại
công ty cổ phần xây dựng KOTO”
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ
phần xây dựng KOTO
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO tại công ty cổ phần xây dựng KOTO
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, do thời gian và nhận thức còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được
sự góp ý và chỉ bảo của cô giáo. Em xin chân thành cám ơn cô PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã tận tình hướng dẫn, xin cám ơn Ban giám đốc
cùng các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty cổ phần xây dựng KOTO
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyền đề này.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
1.1 Chất lượng và quản lý chất lượng
1.1.1 Chất lượng
Khái niệm: Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với mọi
người, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy
theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất
coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do
khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh
với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do
con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về
chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.
• Theo chuyên gia chất lượng người Nhật Karatsu Hafime: Chất lượng
là khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất
• Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS
9000:2000, đã đưa ra định nghĩa: “ Chất lượng là khả năng của tập hợp các
đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng và các bên có liên quan”
• Theo TCVN ISO 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một
thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn
những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn
• Theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, “Chất lượng là mức độ của tập hợp
các đặc tỉnh vốn có đáp ứng các yêu cầu”
• Theo từ điển bách khoa Việt Nam tập 1, “Chất lượng là thuộc tính và
bản chất của sự vật, đặc tính khách quan của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì”
1.1.2 Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp,
không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty,
qui mô lớn đến qui mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay
không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải
1
làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng
có hiệu quả.
Khái niệm: Tồn tại nhiều quan điểm về quản lý chất lượng:
• Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và
kiếm soát một tổ chức về chất lượng
1
• A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:
Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm
xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác
nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong tổ chức thiết kế, sản xuất sao
cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thoả mãn
đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.
• A.V.Feigenbaum, nhà khoa học người Mỹ cho rằng:
Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả
của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức ( một đơn vị kinh tế ) chịu
trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt
được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách
kinh tế nhất, thoả mãn nhu cầu của tiêu dùng.
• Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản
lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện
chúng thông qua các biện pháp như: Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ
thống chất lượng( ISO 8402: 1994)
Vai trò của quản lý chất lượng:
- Quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay
bởi vì quản lý chất lượng một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lý. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị
thế, uy tín trên thị trường. Quản lý chất lượng cho phép doanh nghiệp xác
định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của
khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả. Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm
giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Về mặt chất, đó là các đặc tính
hữu ích của sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Về
mặt lương, là sự gia tăng của giá trị tiền tệ thu được so với những chi phí ban
!"#$%&'&"()'*
2
đầu bỏ ra. Giảm chi phí trên cơ sở quản lý sử dụng tốt hơn các yếu tố sản xuất
mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả hơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, có thể tập trung vào cải
tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn. Hướng này rất
quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và quản lý không tốt sẽ gây ra
lãng phí lớn. Mặt khác, có thể nâng cao chất lượng trên cơ sở giảm chi phí
thông qua hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý chất lượng. Chất lượng
sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất. Các yếu tố lao động, công nghệ và
con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình thức khác nhau. Tăng
cường quản lý chất lượng sẽ giúp cho xác định đầu tư đúng hướng, khai thác
quản lý sử dụng công nghệ, con gnười có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì sao
quản lý chất lượng được đề cao trong những năm gần đây.
1.2 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
1.2.1 Giới thiệu chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu
chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc
gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77
của tổ chức này.
Nhiệm vụ của ISO: Thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với
ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng
phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản
phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp
Trong những năm 70 do có những nhận thức khác nhau về chất lượng
nên Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (một thành viên của tố chức ISO) đã đề nghị
thành lập một uỷ ban kỹ thuật đế phát triến các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật
và thực hành đảm bảo chất lượng, nhằm tiêu chuẩn hoá việc quản lý chất
lượng trên toàn thế giới. Năm 1985, bản thảo đầu tiên được xuất bản và công
bố chính thức vào năm 1987 với tên gọi ISO 9000 gồm 5 tiêu chuấn:
- ISO 9000: là tiêu chuấn chung về quản lý chất lượng và đảm bảo chất
lượng giúp lựa chọn tiêu chuấn.
- ISO 9001: là tiêu chuấn đảm bảo chất lượng trong toàn bộ chu trình
sống của sản phẩm từ khâu nghiên cứu triển khai sản xuất lắp đặt và dịch vụ.
3
- ISO 9002: là tiêu chuấn đảm bảo chất lượng trong sản xuất lắp đặt và
dịch vụ.
- ISO 9003: là tiêu chuấn về mô hình ĐBCL trong khâu thử nghiệm và
kiếm tra.
- ISO 9004: là những tiêu chuẩn thuần tuỷ về quản trị chất lượng không
dùng đế ký hợp đồng trong mối quan hệ mua bán mà do các công ty muốn
quản lý chất lượng tốt thì tự nguyện nghiên cứu áp dụng.
Hình 1.1: Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO
( Nguồn: sách quản trị chất lượng - TS. Phan Thị Kim Định, năm 2010)
Triết lý của ISO 9000:
- Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm.
- Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất.
- Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu.
- Lấy phòng ngừa làm chính.
1.2.2 Nội dung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001: 2008
Khái niệm: Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý chất lượng nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức ISO ban
hành vào ngày 15/11/2008 ( gọi tắt là phiên bản năm 2008).
• Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi là tiêu chuẩn cơ bản nhất, cốt
yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng của
một Tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm của một Tổ chức luôn có khả năng
4
ISO 9000:2005 ( HTQLCL
- cơ sở từ vựng)
ISO 9004: 2009 ( Quản lý thành
công lâu dài của tổ chức-
phương pháp tiếp cận QLCL)
ISO 9001: 2008 ( HTQLCL-
Các yêu câu )
ISO 19011:2002( Hướng
dẫn đánh giá các
HTQLCL/ môi trường)
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các chế định, đồng thời tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 cũng là cơ đồng thời tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là
cơ sở để đánh giá khả năng của một Tổ chức trong hoạt động nhằm duy trì và
không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
• Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 coi trọng cải tiến chất lượng, công tác quản
lý nhằm thỏa mãn hơn nữa những mong muốn của khách hàng. HTQLCL với
phiên bản mới này chủ yếu vận dụng nguyên tắc của chu trình Deming PDCA
(hình 1.2)
Hình 1.2: Mô hình quá trình của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
(Nguồn: sách quản lý chất lượng của Tạ Thị Kiều An và các đồng sự, 2010 )
Các yêu cầu chính của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
• Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
- Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của
công ty
• Trách nhiệm của lãnh đạo
- Cam kết của lãnh đạo
- Định hướng bỡi khách hàng
- Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban
- Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh
- Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ
- Tiến hành xem xét của lãnh đạo
•
5
• Quản lý nguồn lực
- Cung cấp nguồn lực
- Tuyển dụng
- Đào tạo
- Cơ sở hạ tầng
- Môi trường làm việc
• Tạo sản phẩm
- Hoạch định sản phẩm
- Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng
- Kiểm soát thiết kế
- Kiểm soát mua hàng
- Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Kiểm soát thiết bị đo lường
• Đo lường phân tích và cải tiến
- Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
- Đánh giá nội bộ
- Theo dõi và đo lường các quá trình
- Theo dõi và đo lường sản phẩm
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Phân tích dữ liệu
- Hành động khắc phục
- Hành động phòng ngừa
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2008
Yếu tố bên ngoài:
Nhu cầu của nền kinh tế, thị trường:
Chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối, rằng buộc bởi hoàn cảnh,
điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Do vậy phải theo dõi, nắm chắc,
đánh giá đúng tình hình và đòi hỏi của thị trường mà có lối sách đúng đắn.
Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, phát triển sản phẩm theo nhu cầu của chính sách kinh tế
quốc dân. Chẳng hạn, chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm gì và
không khuyến khích sản phẩm gì, khuyến khích sản phẩm nào, khích lệ người
lao động ra sao…
Yếu tố bên trong:
Con người
Con người, lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trong một tổ
chức. Đây là yếu tố quan trọng, giữ vị trí then chốt trong việc quản lý chất
6
lượng. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để tạo ra những sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ có chất lượng tốt cho xã hội. Cùng với công nghệ, con người
giúp các tổ chức, doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí,
thời gian, hiệu quả công việc tốt hơn, thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng
bên ngoài và khách hàng bên trong.
Lãnh đạo
Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự
thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000
Trình độ công nghệ, thiết bị
Trình độ công nghệ thiết bị càng hiện đại thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ
được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn
Quy mô, cơ cấu của tổ chức
Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc phải thực hiện
trong quá trình áp dụng càng nhiều
Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của môi trường của tổ chức, các thay đổi
và những rủi ro trong môi trường đó…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KOTO
2.1 Giới thiệu công ty cổ phần xây dựng KOTO
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng KOTO
Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KOTO.
7
Tên giao dịch: KOTO CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : KOTO.JSC
Logo:
Trụ sở chính: Số 3 ngõ 310/15 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Số 79A/35 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04 35500892
Fax: 04 35500893
Email:
Website:
Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng và lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình văn hoá, công trình điện
đến 35KV, San lấp mặt bằng.
- Trang trí nội, ngoại thất.
- Thiết kế kiến trúc, Thiết kế quy hoạch.
- Thiết kế công trình kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật đô thị.
- Thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp ( nhà ở,
công trình công cộng, xưởng sản xuất, công trình phụ trợ, nhà kho, công trình
kỹ thuật phụ thuộc…).
- Thiết kế nội, ngoại thất công trình dân dụng, công nghiệp.
- Thiết kế công trình thuỷ lợi ( Đập, đường hầm, cống, kênh tưới, công
trình bảo vệ bờ sông).
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng và đấu thầu.
8
- Giám sát xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, nội ngoại thất
công trình.
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội ngoại thất.
- Mua bán, cho thuê máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế trong lĩnh vực
xây dựng;
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ;
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm từ: Composite, sắt thép, inox,
nhôm, kính, các vật liệu trang trí nội ngoại thất.
- Sản xuất, mua bán giường, tủ, bàn ghế, xe đẩy dùng trong bệnh viện;
- Sản xuất, mua bán trang thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Kinh doanh, môi giới bất động sản.
- Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.
- Dạy nghề ngắn hạn và dài hạn.
Quá trình hình thành và phát triển Công ty
• Khi đất nước đang phát triển vượt bậc theo hướng Công nghiệp hóa-
hiện đại hóa thì nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, xã hội từng ngày, Công
ty xây dựng cổ phần KOTO được thành lập ngày 01/01/2003 với Giám đốc là
ông Vũ Văn Lập.
• Với phương trâm: “Sản phẩm chất lượng, dịch vụ hoàn hảo, đối tác tin
cậy”. Công ty hoạt động trên lĩnh vực tư vấn, thi công và hoàn thiện các công
trình xây dựng, do đã nhận thức sâu sắc và nắm bắt được quy luật nên ngoài
việc tổ chức kinh doanh với dịch vụ hoàn hảo, công ty KOTO luôn đưa ra các
sản phẩm với giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao đẳng cấp các các công trình
xây dựng. KOTO không chỉ kinh doanh theo nhu cầu thị trường mà còn định
hướng thị trường tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao.
• Với sự làm việc nỗ lực, nghiêm túc, chuyên nghiệp, KOTO luôn là
người bạn đồng hành tin cậy của các chủ đầu tư trong việc thiết kế, thi công
xây dựng, lựa chọn sử dụng vật liệu, giải pháp và thi công hoàn thiện hệ
thống, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn và đáp ứng tiến độ công trình.
• Mã số thuế: 0102008657
Vốn điều lệ: 6 tỷ
9
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
• Đại hội đồng cổ đông:
Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Đại hội đồng cổ đông thành lập chỉ hợp lệ khi có đủ số cổ đông tham dự
đại diện cho ít nhất 65% số vốn Điều lệ trở lên.
Đại hội đồng cổ đông thành lập có nhiệm vụ sau:
- Thảo luận và thông qua Điều lệ.
- Bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Thông qua phương án sản xuất kinh doanh.
- Quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty.
- Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết
quả sản xuất kinh doanh, báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát.
- Thông qua đề nghị của Hội đồng quản trị về quyết toán tài chính,
phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, chia cổ tức, trích lập quỹ, sử dụng
các quỹ.
10
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN
KIỂM SÁT
BAN
KIỂM SÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ,
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ,
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
PHÒNG TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG KẾ
HOẠCH
ĐẦU TƯ
PHÒNG KẾ
HOẠCH
ĐẦU TƯ
BAN QUẢN
LÝ CHẤT
LƯỢNG
BAN QUẢN
LÝ CHẤT
LƯỢNG
BAN AN
TOÀN BẢO
HIỂM LAO
ĐỘNG
BAN AN
TOÀN BẢO
HIỂM LAO
ĐỘNG
PHÒNG
KINH TẾ
THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG
KINH TẾ
THỊ
TRƯỜNG
- Quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài
chính và đầu tư của năm tài chính tới, quyết định dầu tư hoặc bán số tài sản
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty.
- Quyết định mức tăng giảm vốn Điều lệ, huy động vốn và phát hành cổ
phiếu.
- Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với các thành viên
của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc đã gây thiệt hại
cho Công ty.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát.
- Ấn định mức thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Biểu quyết bổ sung sửa đổi Điều lệ
• Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
(trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông). HĐQT có 5
thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và miễn nhiệm. HĐQT sẽ bầu và
bãi miễn một chủ tịch HĐQT và một phó chủ tịch HĐQT theo thể thức đa số
phiếu.
• Tổng giám đốc
Do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của
Công ty. Giám đốc là người điều hành, quản lý hoạt động hàng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước cổ đông và pháp luật Nhà nước về
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của giám đốc là 3 năm.
• Ban kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cho cổ đông Công ty để kiểm soát mọi hoạt dộng
kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên
do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu
kín. Ban kiểm sát có nhiệm kỳ 3 năm và gồm 1 trưởng ban.
11
• Phó tổng giám đốc tài chính- kế toán
Giữ nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về vấn đề tài chính kế toán
của Công ty, theo dõi giám sát tình hình tài chính cũng như công tác kế toán
của Công ty
• Phó tổng giám đốc hành chính- quản trị
Theo dõi các vấn đề liên quan đến hành chính và quản trị trong công tư
như tình hình lao động, các quyết định về quản lý….và các vấn đề liên quan
phát sinh để tham mưu cho Tổng Giám đốc
• Phó tổng giám đốc kỹ thuật và kế hoạch đầu tư, KTTT
Theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu cũng như tìm kiếm thị trường; xây dựng,
hoạch định các quyết định đầu tư để tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc
hoạch định chiến lược
• Phòng tổ chức lao động hành chính
Có chức năng tham mưu về các lĩnh vực, xây dựng phương án mô hình
tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ, quản lý lao động, tiền lương, công tác đào
tạo, công tác thanh tra pháp chế, quân sự bảo vệ, thi đua, khen thưởng kỷ luật,
công tác hành chính quản trị, công tác chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công
nhân viên, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.
• Phòng kế toán- tài chính
Phòng này chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về những vấn đề liên
quan đến tài chính kế toán như cân đối các khoản thu – chi của công ty, làm
thủ tục xuât nhập kho vật tư, hàng hoá và các tài sản khác Phân tích đánh
giá tình hình tài chính của Công ty, ghi chép mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh để tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác để cung cấp các
thông tin cho nhà quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho Công
ty. Ngoài ra còn xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại Công ty phù hợp
với chế độ hiện hành và thực trạng công ty.
• Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện và giám sát theo dõi tiến độ thi công
về mặt kỹ thuật; cập nhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng công
12
trình; đảm bảo chất lượng và tiến độ những công trình Công ty thực hiện.
• Phòng kế hoạch đầu tư
Quản lý, đôn đốc việc thực hiện các dự án Công ty nhận thầu, đảm bảo
tiến độ và chất lượng của các dự án; đồng thời tham mưu cho Tổng giám đốc
Công ty trong việc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả; thẩm định các dự án
đầu tư của các phòng ban và đơn vị trực thuộc trước khi trình Tổng giám đốc
thông qua
• Phòng kinh tế thị trường
Phòng này có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm thị trường cũng như tìm hiểu
thị trường, nhất là thị trường xây dựng, tiếp thị giới thiệu về Công ty với các
nhà đầu tư, theo đó hỗ trợ cho các quyết định đầu tư của Ban Giám đốc.
• Ban an toàn bảo hiểm lao động
Theo dõi, giám sát thi công về an toàn lao động; phát kiến nâng cao độ
an toàn trong thi công
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng KOTO
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010- 2013 tại công ty Cổ Phần
Xây dựng KOTO
Đơn vị: triệu đồng
T Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
220.811 240.453 255.604 249.721
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1584 128 152 127
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
219.227 240.325 255.452 249.594
13
4 Giá vốn hàng bán 180.586 210.236 208.263 200.139
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
38.641 30.089 47.189 49.455
6 Doanh thu hoạt động tài chính 10.339 9.241 10.441 9.883
7 Chi phí tài chính 3.330 5.328 4.909 6.406
8 Chi phí bán hàng 10.123 8.519 11.527 10.114
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.850 12.074 15.551 13.884
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
23.677 13.409 25.643 28.934
11 Thu nhập khác 977 2.122 1.244 3004
12 Chi phí khác 237 588 894 1226
13 Lợi nhuận khác 740 1.534 350 1.778
14 Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN 24.417 14.943 25.993 30.712
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.258 918 2.400 2.714
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 22.159 14.025 23.593 28.842
( Nguồn kết quả báo cáo hoạt động kinh doanh tại Công ty )
Như vậy có thể thấy được kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xây
dựng KOTO là tương đối ổn định. Doanh thu của Công ty tăng trưởng khá
trong giai đoạn 2010-2012 và tới năm 2013 có sự giảm sút nhẹ về doanh thu.
Đấy là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, cũng như
một số vấn đề về tài chính mà Công ty gặp phải. Tuy nhiên, lợi nhuận của
Công ty là ổn định, đấy là kết quả các các biện pháp cắt giảm chi phí và giảm
được tình trạng bị chiếm dụng vốn của Công ty tại một số công trình.
Để đạt những kết quả trên trong tình hình kinh tế hiện nay, Công ty cổ
phần xây dựng KOTO đã luôn thực hiện đổi mới hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ
chức nhằm thích ứng tốt với điều kiện của Công ty và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, giảm chi phí quản lý từ đó nâng cao năng lực tài chính của
Công ty.
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO
9001: 2008 tại công ty cổ phần xây dựng KOTO
14
Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho các lĩnh vực:
- Dịch vụ thử nghiệm chuyên ngành xây dựng
- Dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng
- Dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng
- Dịch vụ tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng
- Dịch vụ tư vấn khảo sát xây dựng
- Dịch vụ tư vấn khảo sát xây dựng
- Dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng
2.2.1 Chính sách, mục tiêu chất lượng của Công ty cổ phần xây
dựng KOTO
Chính sách chất lượng của công ty
Công ty cổ phần xây dựng KOTO xây dựng chính sách chất lượng và
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 phù hợp với các hoạt động của
công ty.
• “Sản phẩm chất lượng, dịch vụ hoàn hảo, đối tác tin cậy”
• Chất lượng sản phẩm của công ty ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng
công trình xây dựng nên chúng tôi luôn quan niệm chất lượng còn là trách
nhiệm pháp lý, lương tâm, sự sống còn của mỗi cán bộ nhân viên và công ty.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển bền
vững của công ty.
• Thường xuyên điều chỉnh các quá trình tác nghiệp để không ngừng
nâng cao chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời
cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
• Liên tục đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị,
song song với việc nghiên cứu ứng dụng các phương thức quản lý hiệu quả,
công nghệ sản xuất hiện đại và kỹ thuật thi công tiên tiến.
• Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
Mục tiêu chất lượng của Công ty năm 2013
Thực hiện, triển khai, duy trì hiệu lực và cải tiến liên tục hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 làm nền tảng cốt lõi cho việc
cung cấp sản phẩm, công trình xây dựng hay dịch vụ chất lượng cao, thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng
• Áp dụng hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO trong năm 2013 đạt
100%
• Doanh thu năm 2013 của Công ty tăng 15% so với năm 2012
• Đảm bảo 100% đủ và đúng chất lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho
15
sản xuất
• Đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư thiết bị đế tiếp cận công nghệ mới
của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm vươn tới các thị trường trong nước
và quốc tế
• Tăng cường hơn nữa các mặt quản lý và kỷ luật lao động trong Công
ty. Lấy năng suất lao động, hiệu quả công việc làm thước đo năng lực, phẩm
chất và cơ sở đế trả lương cho cán bộ công nhân viên.
• Máy móc thiết bị hoạt động 99%
2.2.2 Hệ thống tài liệu
Hệ thống tài liệu của Công ty bao gồm:
- Các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
- Sổ tay chất lượng
- Các Quá trình dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
- Các Quá trình quản lý và tác nghiệp dạng văn bản khác của Công ty
- Các hướng dẫn về công việc
- Các biểu mẫu
- Các kế hoạch chất lượng cho dự án cụ thể
- Các thông số kỹ thuật, bản vẽ, các quy định
- Các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài có liên quan
- Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
Sổ tay chất lượng: Sổ tay chất lượng của Công ty là tài liệu quy định
chung về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Sổ tay
chất lượng của Công ty bao gồm:
- Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng và các ngoại lệ
- Các quy trình, thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý
chất lượng hoặc viện dẫn đến chúng
- Mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất
lượng.
16
Sổ tay chất lượng
Quy trình
Quy định
Biểu mẫu
Kiểm soát tài liệu: Công ty thiết lập và duy trì một quy trình bằng
văn bản để kiểm soát toàn bộ các tài liệu của hệ thống chất lượng. Đại diện
Lãnh đạo có trách nhiệm kiểm soát hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008. Sự kiểm soát bao gồm việc viết, trình bày, phê duyệt, sửa đổi,
thay thế và phân phát tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo:
- Tài liệu đều đã được biên soạn xem xét và được phê duyệt bởi lãnh
đạo của Công ty
- Tài liệu được phân phát đến người thích hợp có mục đích thích hợp và
được sử dụng hiệu quả;
- Tài liệu được xem xét hoặc xoát xét, cập nhật thường xuyên bởi bộ
phận biên soạn. Các tài liệu ít hơn 1 lần/ năm cần được xem xét cập nhật như
là một yêu cầu tại lúc sử dụng;
- Trong các tài liệu đã ban hành của Công ty đều được theo dõi và nhận
biết đầy đủ các thay đổi cũng như tình trạng sửa đổi hiện hành của các tài liệu
đã được ban hành bằng các thông báo sự thay đổi bổ sung từ bộ phận Hành
Chính- Tổng hợp một cách kịp thời và mỗi thành viên có trách nhiệm sửa đổi,
bổ sung vào trang bìa tài liệu của mình sao cho nhận biết được sự thay đổi đó
ngay trước khi bắt đầu sử dụng tài liệu ( nếu tài liệu được lưu ở dạng văn bản)
- Tại tất cả các vị trí cần thiết trong mọi quá trình sản xuất và cung cấp
dịch vụ của Công ty đều đảm bảo cung cấp đầy đủ các tài liệu thích hợp để
thuận tiện cho việc sử dụng và phục vụ để công việc được thực hiện tại đó
một cách tốt nhất.
- Các tài liệu đều được trình bày theo các hình thức thống nhất, với các
quy định về ký mã hiệu cụ thể tạo sự dễ nhận biết và rõ rang cho việc lưu trữ,
tra cứu và sử dụng.
- Các tài liệu lỗi thời bằng văn bản đều được thu hồi ngay khi không còn
hiệu lực nhằm ngăn chặn sự sử dụng vô tình, song với các trường hợp được
lưu lại đều phải có dấu hiệu để phân biệt rõ rang bằng cách cắt góc phía bên
phải của tài liệu nhằm nhận biết tức thì tài liệu lỗi thời với tài liệu đang còn
hiệu lực.
Tài liệu áp dụng:
QT- 01: Quy trình kiểm soát tài liệu
QT- 02: Quy trình kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hồ sơ: Công ty chủ trương thiết lập và duy trì một quy
trình bằng văn bản nhằm kiểm soát hồ sơ phát sinh trong quá trình thực hiện
theo hệ thống quản lý chất lượng. Quy trình này ghi rõ phương pháp cho việc
17
nhận biết, lưu giữ, bảo vệ, truy tìm, thời hạn lưu giữ của các loại hồ sơ trong
hệ thống quản lý chất lượng. Tất cả các đơn vị, phòng, ban có trách nhiệm
thực hiện quy trình này
- Các hồ sơ được kiểm soát theo nguyên tắc: Dễ tìm - Dễ thấy - Dễ lấy.
Tài liệu áp dụng:
QT- 02: Quy trình kiểm soát hồ sơ
2.2.3 Quản lý nguồn nhân lực
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 là hệ thống quản lý
định hướng về chất lượng và đặc biệt quan tâm đến mặt kinh tế của chi phí
chất lượng nhằm tối thiểu hóa các chi phí này. Do vậy, việc xác định và quản
lý các nguồn lực (nhân sự, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vốn, môi trường
làm việc, ) để đảm báo sự vận hành của hệ thống là một yêu cầu quan trọng.
Công ty luôn xem xét, xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho
các hoạt động. Những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm đều có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ
năng và kinh nghiệm thích hợp.
Công ty đã soạn thảo và ban hành các bảng mô tả công việc, các tài liệu
liên quan đến trách nhiệm của nhân viên đối với Công ty; triển khai các khóa
huấn luyện, đào tạo định hướng; truyền đạt qua các phương tiện thông tin như
mạng nội bộ, bản tin; hướng dẫn công nhân viên thực hiện nghiêm túc các sứ
mệnh và chính sách của Công ty.
Nguồn nhân lực
Công ty hiện nay có 750 nhân viên, trong đó có 180 lao động gián tiếp
và 570 công nhân. Về trình độ có 50 người tốt nghiệp đại học; 70 người tốt
nghiệp cao đẳng, trung cấp; và 60 lao động phổ thông.
Do nhu cầu công việc, Công ty cũng thường xuyên thuê một lượng lớn
lao động ngắn hạn.
Các kỹ thuật viên và giám sát viên có trách nhiệm liên quan trong việc
xác định năng lực cần thiết cho các thành viên thực hiện các công việc có ảnh
hưởng đến các quá trình của Hệ thống quản lý chất lượng. Khi cần có thể
tham gia được đào tạo hoặc đào tạo để vươn tới năng lực cần thiết. Việc tổ
chức huấn luyện, đào tạo được tổ chức và thực hiện như sau:
- Đào tạo chính thức từ bên ngoài bằng việc Công ty hỗ trợ trong việc
18