Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng CMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.09 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên đề
thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Sinh viên : Đào Thị Minh Anh
Lớp : Kinh tế quốc tế 52D
Mã sinh viên : CQ 528021
Hà Nội, 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả chuyên đề là Đào Thị Minh Anh, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế
52D, mã sinh viên CQ528021 xin cam kết chuyên đề thực tập “Hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu máy xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng CMC”
là công trình do chính tác giả nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn
Xuân Hưng mà không có sự sao chép từ các công trình nghiên cứu trước đây.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này của mình!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Minh Anh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Th.S
Nguyễn Xuân Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề của
mình trong suốt thời gian qua. Thầy đã hướng dẫn rất tận tình, giúp em hoàn
thành những thiếu sót, khi làm nghiên cứu. Và thầy đã đưa ra những định hướng
để giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Em xin chúc thầy và gia
đình sức khỏe dồi dào. Chúc thầy đạt nhiều thành công hơn trong công tác giảng
dạy cũng như trong cuộc sống.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn về sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các
cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần đầu tư CMC trong thời gian mà em thực
tập tại công ty.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 BKS Ban kiểm soát
2 BGTVT Bộ giao thông vận tải
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 CBCNV Cán bộ công nhân viên
5 CFR Cost, Freight Tiền hàng và cước
6 CIF Cost, Insuarance, Freight Tiền hàng, Bảo hiểm,
Cước
7 CPĐT Cổ phần đầu tư
8 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
9 FOB Free On Board Miễn trách nhiệm trên
boong tàu
10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
11 L/C Letter Of Credit
12 HĐQT Hội đồng quản trị
13 NK Nhập khẩu
14 XNK Xuất nhập khẩu
15 WTO World Trade
Organization
Tổ chức thương mại thế
giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư CMC
Sơ đồ 1.2. Quy trình nhập khẩu máy xây dựng của công ty CPĐT CMC
MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
1
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam
đã đạt được nhiều thành công lớn, trong đó có ngành xây dựng. Trên đà phát
triển của mình, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh, xúc tiến thương mại, hướng
đến và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhu cầu sử dụng các máy móc thiết bị
trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế ngày càng cao. Với tình hình kinh tế nước
ta hiện nay, việc sản xuất máy móc thiết bị để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong
nhiều lĩnh vực kinh tế là rất khó khăn. Đặc biệt trong ngành xây dựng, các loại
máy xây dựng mà Việt Nam sản xuất không thể đáp ứng đủ cả về số lượng,
chủng loại và chất lượng. Vì vậy, để có thể đảm bảo cho sự phát triển của nền
kinh tế trong nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng, bên cạnh việc xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài thì đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu là
rất cần thiết.
Công ty cổ phần đầu tư CMC là đơn vị kinh doanh chuyên về xuất nhập
khẩu các mặt hàng ô tô, máy xây dựng, vật liệu xây dựng. Hiện nay, Công ty
đang mở rộng kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị, máy xây dựng các loại từ
các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, để
phấn đấu trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và cho
thuê thiết bị xây dựng tại phía Bắc Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua,
công ty không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và vị thế của mình. Nhưng do cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới 2008 – 2009, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước nói chung và của công ty cổ
phần đầu tư CMC nói riêng. Tình hình tài chính của công ty bị ảnh hưởng, nên
đội ngũ nhân sự cũng bị cắt giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính đang dần đi qua,
đây là cơ hội để khôi phục lại các chương trình, kế hoạch, mục tiêu của công ty.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, sự cạnh tranh mạnh mẽ
với các doanh nghiệp nước ngoài cùng rất nhiều thách thức sẽ gây trở ngại cho

hoạt động kinh tế của công ty. Do vậy, cần có một hướng đi đúng đắn, một chiến
lược phát triển lâu dài, để phục vụ mục tiêu nhà nước, chính phủ và tăng thêm lợi
nhuận cho công ty. Hoạt động XNK là hoạt động có ảnh hưởng lớn đến cán cân
thương mại. Việc nhập khẩu máy xây dựng để đáp ứng cho ngành xây dựng,
đang khá phát triển ở nước ta là một vấn đề rất bức thiết, mà chúng ta cần quan
tâm. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy xây
dựng tại Công ty cổ phần đầu tư CMC” cho chuyên đề thực tập của mình.
2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phân tích thực trạng, chỉ ra những thành công đạt được, cũng
như những hạn chế của nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng của công ty trong thời
gian qua. Từ đó, đề xuất các giải pháp, nhằm khắc phục những hạn chế và nhằm
hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy xây dựng của công ty cổ phần đầu tư CMC
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
• Tìm hiểu tổng quan về công ty cổ phần đầu tư CMC
• Phân tích thực trạng nhập khẩu máy xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư
CMC
• Đề xuất một số giải pháp nhằm phát hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
máy xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư CMC
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu máy xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư CMC
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu máy xây dựng của công ty
cổ phần đầu tư CMC từ năm 2010 đến 2013.
• Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy xây dựng tại
công ty cổ phần đầu tư CMC trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối
chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần lời mở đầu và kết kuận, chuyên đề được chia thành 3 Chương
như sau:
Chương 1.Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư CMC
Chương 2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy xây dựng của Công
ty cổ phần đầu tư CMC
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
máy xây dựng cho Công ty cổ phần đầu tư CMC
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC
Tên tiếng Anh : CMC INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : CMC JSC
Vốn điều lệ : 146.110.000.000 đồng
Trụ sở đặt tại :Ngõ 83, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà
Nội.
Điện thoại : 043 8615239
Fax : 043 8612718
Email :
Website công ty : www.cmci.com.vn
Trong quá trình hình thành và phát triển , công ty đã trải qua rất nhiều sự
kiện. Năm 1969, nhà máy đại tu ô tô số 1 trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam
được thành lập theo quyết định số 2338/ QĐ, ngày 8/8/1969 của Bộ Giao thông
vận tải.
Ngày 14/5/1993, công ty thành lập doanh nghiệp nhà nước đổi tên thành

Nhà máy đại tu ô tô số 1 thành nhà máy sửa chữa ô tô số 1 theo quyết định số
911/QĐ/TCLB – LD của Bộ Giao thông vận tải.
Năm 1996, nhà máy sửa chữa ô tô số 1 được chuyển về Tổng công ty cơ
khí giao thông vận tải và thành lập Công ty liên doanh HINO Motors Việt Nam
liên kết với Nhật Bản.
Đến năm 2001, Nhà máy sửa chữa ô tô số 1 được đổi tên thành Công ty
Xây dựng và Cơ khí số 1 trực thuộc Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải.
Năm 2003, trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải,
Bộ Giao thông vận tải thành lập công ty mẹ Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam.
Ngày 9/12/2004, công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần xây dựng và
Cơ khí số 1 theo quyết định số 3854/QĐ – BGTVT, với vốn góp của Tổng công
ty công nghiệp ô tô Việt Nam chiếm 34 % vốn điều lệ 7,5 tỷ đồng.
4
Tháng 10/ 2005 Công ty cổ phần xây dựng và Cơ khí số 1 đã chính thức đi
vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần.
Đến ngày 2/3/2006, hợp tác với Hàn Quốc, công ty đã thành lập Công ty
liên doanh sản xuất thùng xe Việt – Hàn.
Ngày 25/7/2006, theo Nghị quyết của Đại hội đại cổ đông Công ty thì việc
tăng vốn điều lệ Công ty từ 7,5 tỷ lên 15,2 tỷ đồng với mục đích là tăng nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngày 26/9/2006 đã hoàn tất toàn bộ vốn góp tăng vốn điều lệ mới là 15,2
tỷ đồng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty cổ phần đầu tư CMC là công ty mà được thực hiện tổ chức và
điều hành theo mô hình của Công ty cổ phần, công ty phải tuân thủ theo đúng
các quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Công ty hoạt động dựa trên quan
điểm luôn phải gọn nhẹ, linh hoạt để phù hợp với việc kinh doanh đa dạng, nhiều
ngành nghề của Công ty. Các vị trí lãnh đạo trong công ty cũng được phân công
những quyền hạn và trách nhiệm rất rõ ràng, các phòng ban được sắp xếp một

cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty.
5
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty
Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư CMC
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
1.1.3.1 Đại hội đồng cổ đông
ĐHCĐ bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, đây được coi là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN
GIÁM ĐỐC
BAN
KIỂM SOÁT
CÁC PHÒNG
BAN NGHIỆP
VỤ
CÁC XÍ NGHIỆP PHÂN
XƯỞNG
CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN
XUẤT THÙNG VIỆT-HÀN
BAN CH.
GIA HÀN
QUỐC
PH. TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
BỘ PHẬN
BẢO HÀNH
SP

PHÒNG
LIÊN
DOANH
PH. KỸ
THUẬT
CH.LƯỢN
G
PH.MAR
XK KHẨU
NHÀ MÁY SX
TH.XE YÊN
MỸ-HƯNG
YÊN
NHÀ MÁY SX
TH.XE QL 1A
HN
CÁC ĐẠI LÍ
BÁN,GIỚI
THIỆU SP
PHÒNG KẾ
HOẠCH KD
PHÒNG
ĐẦU TƯ
PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
BAN BẢO VỆ
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ

TOÁN
PHÒNG KỸ
THUẬT CÔNG
NGHỆ
XÍ NGHIỆP
XE MÁY
CÔNG TRÌNH
XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
PHÂN
XƯỞNG SẢN
XUẤT
6
một lần, trong thời hạn theo quy định của Pháp luật. Đại hội đồng cổ đông có
quyền hạn quyết định các vấn đề sau:
- Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ Công ty
- Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể Công ty
- Quyết định và ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định loại cổ phần
cũng như tổng số cổ phần được quyền chào bán theo các loại
- Quyết định và ủy quyền cho Hội đồng quản trị việc quyết định mức cổ
tức hàng năm theo các loại cổ phần
- Bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của HĐQT và thành viên của BKS
- Quyết định mức thù lao cũng như các quyền lợi khác cho các thành viên
HĐQT, các thành viên BKS
- Thông qua và xem xét các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và
các báo cáo của BKS
- Quyết định, ủy quyền cho HĐQT trong việc quyết định phương hướng,
mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới.
1.1.3.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, bao gồm có năm thành
viên. HĐQT do Đại hội đồng cổ đông bầu ra hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị
được xem xét là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty đảm nhận vai trò quản lý
Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông. HĐQT là đại diện của các cổ đông và
có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của
Công ty. Nhưng với những vấn đề mà thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông thì HĐQT lại không có quyền quyết định.
1.1.3.3 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát
do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, kiểm tra
tính hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và kiểm tra các báo cáo tài
chính của Công ty. Ban kiểm soát là cơ quan hoạt động một cách độc lập chứ
không phụ thuộc vào Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
1.1.3.4 Ban giám đốc
Ban giám đốc của Công ty gồm Giám đốc và phó giám đốc.
Giám đốc là người mà đại diện theo pháp luật của Công ty. Giám đốc có
quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị về việc thực hiện những quyền và tất cả nhiệm vụ mà đã được
giao.
7
Phó giám đốc có vai trò giúp Giám đốc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao, đồng thời thực hiện các quyền và trách nhiệm theo sự phân công và sự
ủy quyền của Giám đốc.
1.1.3.5 Các phòng, ban nghiệp vụ
Các phòng, ban nghiệp vụ trong công ty có vai trò tham mưu và giúp việc
cho Ban Giám đốc. Các phòng ban này sẽ trực tiếp điều hành công ty theo chức
năng chuyên môn và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc. Hiện nay công ty có 6
phòng, ban nghiệp vụ như sau:
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ theo dõi các vấn đề liên quan
đến các hợp đồng thương mại trong nước và ngoài nước, xây dựng và quảng bá

thương hiệu, hoạch định các kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh …
- Phòng Đầu tư: chịu trách nhiệm quản lý các danh mục đầu tư và thực
hiện đầu tư tài chính trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán đồng thời
nghiên cứu các dự án và lĩnh vực đầu tư mới.
- Phòng Kỹ thuật-công nghệ: chịu trách nhiệm theo dõi tình trạng máy
móc cũng như mọi trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất và kinh
doanh; bảo trì, bảo dưỡng và khắc phục các sự cố kỹ thuật; nghiên cứu và áp
dụng công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
quản lý những dự án xây dựng.
- Phòng Tổ chức hành chính: theo dõi các vấn đề về hồ sơ người lao động;
giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động; xây dựng quy hoạch cán
bộ; theo dõi công tác tiền lương, theo dõi công tác thi đua để khen thưởng; thực
hiện các công việc liên quan đến văn thư, việc lưu trữ, quản lý con dấu cũng như
quản lý mọi tài sản trang thiết bị cần thiết cho văn phòng. Ngoài ra còn có các
nhiệm vụ khác liên quan đến thủ tục hành chính của Công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ chính là kế toán tổng hợp, tìm
kiếm các nguồn vốn đồng thời phải cân đối các nguồn vốn phục vụ cho hoạt
động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán tài chính còn quản lý và sử
dụng hiệu quả vốn cùng các quỹ; phân tích và hoạch định kế hoạch tài chính;
tham mưu về các hợp đồng vay vốn, theo dõi việc triển khai các hợp đồng.
Phòng ban này cũng quản lý kho bãi, kiểm toán nội bộ, kiểm tra những công ty
và các xí nghiệp thành viên, thực hiện việc cung cấp tất cả thông tin cần thiết để
kết hợp với Phòng Đầu tư kinh doanh trên cả thị trường vốn và thị trường chứng
khoán.
8
- Ban Bảo vệ: có trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự và đảm bảo an toàn
lao động cho mọi CBCNV ở trong Công ty.
1.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
THỜI GIAN QUA
1.2.1. Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

1.2.1.1. Tình hình nhân sự của công ty
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của công ty trong giai đoạn 2011-2013
2011 2012 2013
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
A. Theo trình độ học vấn
1. Trình độ Đại học trở lên 10 5 10 5 10 5
2. Trình độ Cao đẳng 2 0 1 0 0 0
3. Công nhân kỹ thuật 3 0 3 0 2 0
4 Lao động tốt nghiệp phổ
thông
2 2 2
1 1 1
B. Theo phân công lao động
1. Cấp Quản lý 5 1 5 1 5 1
2. CMNV 7 4 6 4 5 4
3. Các lao động khác 5 2 5 1 3 1
C. Theo hợp đồng lao động
1. Hợp đồng mà không xác
định thời hạn
13 4 12 4 10 5
2. Hợp đồng có xác định thời
hạn 1-3 năm
2 1 2 1 2 0
3. Hợp đồng theo thời vụ 2 2 2 1 1 1
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của Công ty cổ phần đầu tư CMC)
Các chính sách đối với người lao động:
- Về chế độ làm việc: Công ty làm việc 8h/ngày và làm từ thứ 2 đến thứ 7
hàng tuần.
- Về chế độ nghỉ phép, lễ, Tết: Tất cả các cán bộ, công nhân viên chức
đều được nghỉ lễ và Tết theo đúng quy định về luật lao động.

9
- Nghỉ ốm hoặc thai sản: Công ty cũng thực hiện đúng tất cả mọi quy
định về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các quy định khác của Nhà nước.
- Điều kiện, môi trường làm việc: Phòng làm việc khang trang, thoải mái.
Công ty đầu tư rất đầy đủ các loại trang thiết bị nhằm phục vụ cho công việc đạt
được những kết quả tốt nhất.
- Chế độ tiền lương: Căn cứ vào từng vị trí và mức độ công việc mà công
ty tiến hành chi trả lương cho các CBCNV trong Công ty đúng và đủ, theo đúng
Quy chế lương trong Công ty.
- Chế độ khen, thưởng: dựa trên cơ sở chức danh, hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty và năng lực làm việc của từng nhân viên mà công ty
có những mức khen thưởng thỏa đáng và phù hợp.
- Chính sách phúc lợi: Công ty tham gia đầy đủ BHXH và BHYT cho tất
cả các CBCNV theo đúng quy định Nhà nước. Công ty còn tặng quà sinh nhật
cho tất cả CBCNV. Hàng năm, công ty cũng tổ chức du lịch, nghỉ mát cho nhân
viên. Khi CBCNV của Công ty mà có khó khăn đột xuất, ma chay hay đau ốm…
thì đều được Công đoàn quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ tận tình.
- Tổ chức Công đoàn: Công đoàn Công ty luôn tạo điều kiện giúp đỡ cho
CBCNV Công ty được nâng cao đời sống tinh thần và sức khoẻ của mình.
1.2.1.2. Tình hình tài chính của công ty
Năm tài chính của Công ty thường được tính từ ngày 01 tháng 01 đến
ngày 31 tháng 12 hàng năm. Báo cáo tài chính của Công ty được trình bày theo
đồng Việt Nam, dựa trên cơ sở Pháp lệnh Kế toán - Thống kê và các quy định về
kế toán ở Việt Nam.
a. Trích khấu hao tài sản cố định:
Công ty dùng phương pháp đường thẳng để trích khấu hao tài sản cố định.
Phương pháp này được áp dụng sẽ trừ dần nguyên giá của TSCĐ, tính theo thời
gian ước tính. Điều này hoàn toàn phù hợp với quyết định của Bộ Tài Chính số
206/2003/QĐ/BTC.
Công ty áp dụng thời gian khấu hao như sau:

- Nhà cửa và vật kiến trúc: từ 25 - 50 năm
- Máy móc và thiết bị: từ 5 - 12 năm
- Các thiết bị văn phòng: từ 3 - 7 năm
- Các phương tiện vận tải: từ 6 – 10 năm
b. Thanh toán các khoản nợ khi đến kì hạn:
Trong hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện việc sử dụng vốn vay
khá tốt. Tronh những năm qua hầu như công ty không có khoản nợ quá hạn nào.
10
Các báo cáo tài chính của năm 2011, 2012, 2013 đã cho thấy công ty được công
nhận là đơn vị thanh toán đúng hạn và nộp đủ mọi khoản đã nợ vay Ngân hàng.
c. Các khoản phải nộp tuân thủ theo luật định:
Công ty đã thực hiện rất nghiêm túc trong việc nộp các khoản thuế VAT,
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng đất theo đúng những quy định của
Nhà nước đã đề ra.
d. Tổng dư nợ vay:
Tại thời điểm 31/12/2012 thì tình hình vay nợ của Công ty: Tổng vay
ngắn hạn ngân hàng và CBCNV là 13.305.506.799 đồng.
Khi chuyển sang cổ phần hoá ngân hàng đã xem xét lại hạn mức vay và
chỉ cấp hạn mức tín dụng là 12 tỷ đồng, Công ty đã huy động vốn từ CBCNV
trong Công ty và trả lãi suất bằng lãi suất mà Công ty vay của ngân hàng, điều
này đã tạo thêm sự gắn bó với Công ty đồng thời tăng thêm thu nhập cho tất cả
CBCNV.
11
e. Tình hình công nợ hiện nay của công ty:
Bảng 1.2. Các khoản phải thu
Đơn vị tính: đồng
Năm 2011 2012 2013
Tổng số Tổng số Tổng số
Các khoản
phải thu từ

khách hàng
5.771.794.506 3.335.154.890 4.066.035.134
Các khoản
trả trước
cho người
bán
2.255.262.858
Các khoản
phải thu
nội bộ
408.149.092 30.556.537
Các khoản
phải thu
khác
5.732.088.454 10.527.793.472 10.521.514.913
Các khoản
thuế phải
thu
533.822.828 179.937.855
Các khoản
ký quỹ, ký
cược
13.250.000
Tổng cộng 12.037.705.788 14.451.035.309 16.886.619.442
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty năm 2011, báo cáo tài chính
kiểm toán năm 2012, Báo cáo tài chính năm 2013 của Công ty )
Năm 2012, các khoản phải thu khác tăng lên, lí do là Công ty đã tạm ứng
cho các đơn vị trực thuộc Công ty thi công những công trình đang thi công mà
vẫn chưa có nghiệm thu của Chủ đầu tư. Công trình Quốc lộ 19 đoạn Biên giới
Việt Nam – Campuchia là ví dụ điển hình. Ngoài ra còn có công trình san lấp

khu công nghiệp Đồng vàng Bắc Giang. Vì vậy Công ty vẫn chưa quyết toán mà
đang hạch toán vào khoản cần phải thu khác.
12
Bảng 1.3. Các khoản phải trả
Đơn vị tính: đồng
Năm Năm 2011 Năm 2012 2013
Tổng số
Tổng số
Tổng số
Khoản vay
ngắn hạn
11.777.423.432 13.305.506.799 10.087.107.484
Khoản phải
trả cho người
bán
959.416.914 627.334.767 1.954.031.137
Khoản người
mua trả
trước
6.284.187.000 2.064.889.130 3.526.149.375
Các khoản
thuế phải nộp
3.592.988 511.460.985 250.778.549
Cá khoản
phải trả nội
bộ (*)
10.000.000 20.000.000 20.000.000
Các khoản
phải trả khác
1.784.391.502 3.580.735.954 1.995.940.576

Nợ dài hạn 294.784.900
Vay dài hạn 294.784.900
Tổng cộng 21.113.796.736 20.109.927.635 17.834.007.121
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty năm 2012, báo cáo tài chính kiểm toán
năm 2012, Báo cáo tài chính năm 2013 của Công ty )
Theo bảng biểu trên, ta có thể thấy các khoản phải trả khác của năm 2012
tăng lên so với năm 2011. Lí do là các đơn vị trực thuộc công ty, đã thi công
xong công trình có nghiệm thu. Công trình san lấp khu công nghiệp ở Hưng Yên
là minh chứng rất cụ thể. Ngoài ra còn có nhiều các công trình khác, đã thi công
xong như công trình nhà xưởng của công ty Hino Motors, công trình tỉnh lộ ở
Tuyên Quang, công trình đường liên xã Phúc Chu – Bảo Linh ở Thái Nguyên.
13
Nhưng chủ đầu tư vẫn chưa trả tiền thi công nên mặc dù công ty đã duyệt, chi phí
công trình mà vẫn phải hạch toán vào khoản phải chi trả của năm 2012.
1.2.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Với chiến lược lâu dài là phát triển Công ty thành một công ty đa lĩnh vực,
năng động, linh hoạt, để có thể phù hợp với thị trường và phát huy tối đa mọi thế
mạnh về nguồn vốn, nhân lực, thương hiệu, kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm
nhằm mục đích đem lại mức lợi nhuận tối đa cho Công ty và các cổ đông. Hiện
nay, Công ty đang tiến hành triển khai một cách có hiệu quả các lĩnh vực kinh
doanh chính sau đây:
1.2.2.1 Sản xuất cơ khí ôtô
- Công ty sản xuất các loại phụ tùng, các loại linh kiện, phụ kiện ô tô với
mục đích cung cấp cho các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô của Tổng Công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam, nhằm đáp ứng thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài.
• Sản xuất và tiến hành lắp ráp các loại thùng xe ô tô tại Việt Nam
• Sản xuất, kinh doanh các loại phụ tùng, phụ kiện nhằm phục vụ cho việc
lắp ráp ô tô tại Việt Nam và có thể xuất khẩu ra nước ngoài
• Kinh doanh các loại vật tư thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu.

+ Thùng xe cơ bản: là loại chuyên dụng có kết cấu chắc và khoẻ, được sử
dụng, để vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn. Các mặt hàng vật liệu xây
dựng là loại hàng hóa có khối lượng lớn và rất cồng kềnh, nên cần có loại xe
chắc chắn và chịu được khi vận chuyển mà không xảy ra sự cố.
+ Thùng đông lạnh: là sản phẩm mà chuyên dùng vận chuyển các sản
phẩm nông sản và hải sản, sữa và những sản phẩm chế biến từ sữa, ngoài ra là
các sản phẩm đông lạnh khác. Với máy làm lạnh có công suất lớn và khả năng
giữ nhiệt độ trong khoảng thời gian dài, tiết kiệm được nhiên liệu và đạt hiệu quả
kinh tế cao, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu giữ lạnh cho sản phẩm.
Thùng đông lạnh với những thiết kế hiện đại, khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt
tốt.
+ Thùng bảo ôn: loại thùng này được lắp ráp từ tấm Panel có tính cách
nhiệt và giữ nhiệt cao cho các sản phẩm, trong quá trình vận chuyển, thùng bảo
ôn cũng có rất nhiều tính năng ưu việt, mang lại hiệu quả vận chuyển. Các sản
phẩm mà sử dụng thùng bảo ôn để vận chuyển thường là các sản phẩm không
bắt buộc phải được vận chuyển bằng thùng đông lạnh, tuy nhiên những sản
phẩm này vẫn cần được giữ nhiệt khi vận chuyển, để có thể tránh bất cứ thay đổi
nào về chất lượng của sản phẩm.
14
+ Thùng khô: được dùng để vận chuyển các sản phẩm mà không bắt buộc
phải vận chuyển bằng thùng đông lạnh và thùng bảo ôn. Những mặt hàng sử
dụng thùng khô như hàng may mặc, hoá mỹ phẩm và các sản phẩm điện tử. Tấm
Panel của thùng khô, được sản xuất theo cấu trúc giống với cấu trúc của tấm
Panel của thùng đông lạnh, nhưng độ dày của lớp xốp mỏng hơn, vì vậy nó có
khả năng cách nhiệt tốt hơn. Nhờ vậy, có thể bảo vệ sản phẩm khỏi mọi tác động
không tốt từ môi trường bên ngoài. Các yếu tố gây hại từ môi trường, chẳng hạn
như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ trực tiếp, ô nhiễm, việc vận chuyển được đảm bảo an
toàn.
1.2.2.2. Xây dựng công trình
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang mở cửa thị trường, nhằm mục

đích thu hút các nhà đầu tư. Vì vậy việc có một cơ sở hạ tầng là rất cần thiết để
có thể phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua
đó, sẽ tạo một môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà đầu tư trong nước và
ngoài nước. Thời gian qua, nhìn chung chỉ số phát triển kinh tế của Việt Nam
khá cao và ổn định, với mức GDP hàng năm là 7 – 8 %, vì vậy đã thúc đẩy hoạt
động đầu tư xây dựng ở nhiều địa điểm trong cả nước mà tiêu biểu là các Khu
công nghiệp.
Sau quá trình hoạt động dài, Công ty cũng mạnh dạn đầu tư, mua sắm các
trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nên giá trị vốn còn lại thấp. Công ty đã đáp ứng
được khá tốt những yêu cầu khắt khe của các chủ đầu tư, bởi công ty có được đội
ngũ CBCNV có trình độ cao trong ngành xây dựng. Cơ cấu tổ chức trong lĩnh
vực xây dựng của công ty, sau khi cổ phần hóa, hiện có một xí nghiệp xây dựng
các công trình trực thuộc. Những công trình mà được thi công hoàn chỉnh từ ban
đầu cho đến khi hoàn thiện như: khu công nghiệp và các công trình giao thông,
thuỷ lợi.
Công ty có chủ trương là chỉ đạo trực tiếp việc thi công các công trình
không chỉ chỉ đạo về tiến độ, chất lượng, mà còn trực tiếp chỉ đạo việc hạch toán.
Công ty chỉ tham gia các công trình xây dựng mà trực thuộc Tổng công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam và các công trình có nguồn vốn cụ thể, có thể thanh toán
nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
1.2.2.3. Kinh doanh thương mại
Về thương mại: Công ty kinh doanh XNK máy xây dựng và các nguyên
vật liệu xây dựng. Công ty đã thông qua thương mại để tính lợi nhuận, điều này
đóng góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của
15
Công ty. Vì lĩnh vực kinh doanh này có lợi nhuận cao nên Công ty tập trung vào
việc khai thác thị trường và đẩy mạnh phát triển hơn nữa.
Công ty cũng đang tiến hành mở rộng kinh doanh nhập khẩu các loại máy
móc, thiết bị và máy xây dựng từ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Công ty còn
mở rộng thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, cố gắng phấn đấu trở thành một trong

những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và cho thuê các loại thiết
bị xây dựng ở khu vực miền Bắc Việt Nam.
Kể từ năm 2003, Công ty đã trở thành đại lý bán hàng cho Tập đoàn máy
xây dựng hàng đầu Trung Quốc là LIUGONG. Hãng này công nhận Công ty là
đại lý chính thức về việc tiêu thụ và bảo hành các sản phẩm máy xây dựng ở Việt
Nam. LIUGONG được coi là một tập đoàn khá lớn với các chi nhánh và đại lý
rộng khắp thế giới. Máy xây dựng do tập đoàn này sản xuất có chất lượng tốt, giá
thành lại rất hợp lý nên được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và tin dùng.
Hàng năm, doanh số bán hàng của Công ty khá cao. Lợi nhuận thu được qua việc
bán các sản phẩm máy móc này cũng tăng lên. Hãng cũng đã tổ chức đào tạo một
cách bài bản cho tất cả các cán bộ kỹ thuật của Công ty để họ có thể nắm vững
những nghiệp vụ về bán hàng và bảo hành sản phẩm. Năm 2006 Công ty đã cử
cán bộ kỹ thuật bao gồm 3 người sang Trung Quốc để đào tạo tại hãng sản xuất.
Cũng trong năm 2003, Công ty đã trở thành đại lý lớn cho thuê máy xây
dựng. Công ty chủ trương sử dụng một số máy xây dựng nhập khẩu để cho thuê
và đạt hiệu quả rất cao, đem lại lợi nhuận đáng kể. Trong năm 2004 và 2005,
công ty vẫn tiếp tục hoạt động cho thuê máy móc xây dựng và lĩnh vực này tiếp
tục được phát triển , mang lại lợi nhuận cao. Vì hiện nay các doanh nghiệp vừa
và nhỏ được thành lập khá nhiều nên để tiết kiệm các khoản chi phí, các doanh
nghiệp thường không đầu tư mua máy móc nữa. Họ chỉ thuê thiết bị phục vụ cho
việc thi công các công trình xây dựng. Có thể nói rằng đây là một lĩnh vực khá
mới và có tiềm năng. Vì vậy Công ty sẽ tiếp tục đầu tư khai thác một cách hiệu
quả trong thời gian tới.
1.2.3. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty chuyên bán các loại xe máy công trình nguyên chiếc được nhập
khẩu nên doanh thu và lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào số lượng tiêu thụ sản
phẩm. Lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty lại phụ thuộc vào giá thành sản
phẩm, nhu cầu thị trường và tình hình biến động nền kinh tế.
16
Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPĐT CMC

(Đơn vị: Triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013
1 Tổng giá trị tài sản 81.021 64.428 70.730 73.311
2
Doanh thu và cung
cấp dịch vụ
44.505 34.640 28.578 11.826
3
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
44.505 34.636 27.987 11.826
4
Doanh thu của hoạt
động tài chính
20.526 3.892 8.275 4.294
5 Các thu nhập khác 99 7.524 158 143
6
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
9.142 4.177 1.003 1.496
7 Các lợi nhuận khác 89.13 4.822 24,72 142,7
8
Tổng lợi nhuận trước
thuế
9.231 646 978 1.638
9 Lợi nhuận sau thuế 8.978 565 721 1.436
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)
Bảng 1.4 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây
vẫn đạt mức cao. Năm 2011 và 2012, lợi nhuận mặc dù có bị giảm so với năm

2010 vì tình hình kinh tế thế giớ biến động. Nhưng đến năm 2013, con số lợi
nhuận tăng lên đáng kể.
17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY XÂY
DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG Ở CÔNG TY
2.1.1. Quy trình nhập khẩu của công ty CPĐT CMC
Để nhập khẩu được mặt hàng máy xây dựng, công ty phải tiến hành rất
nhiều công đoạn. Qúa trình nhập khẩu của công ty được thực hiện theo sơ đồ
dưới đây:
Sơ đồ 2.1. Quy trình nhập khẩu máy xây dựng của công ty
2.1.1.1. Nghiên cứu thị trường
Trong quy trình nhập khẩu máy xây dựng, thì nghiên cứu thị trường được
coi là một hoạt động rất quan trọng, là nền tảng để thực hiện các hoạt động tiếp
theo.
Trước đây, vì tất cả hoạt động đều thực hiện theo sự chỉ định của cấp trên,
quá trình tiến hành đều đã được lập sẵn, nên các công ty không phải đi nghiên
cứu thị trường. Tuy nhiên, hiện nay việc kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào
việc tìm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường nào là thị trường
tiềm năng mà công ty có thể hợp tác lâu dài và mang lại lợi nhuận lớn, đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng, khi tiến hành nghiên cứu về thị trường. Cho đến
nay, công ty lại chưa có phòng ban nào đảm nhận chức năng chuyên về hoạt
động Marketing. Vì thế, việc nghiên cứu thị trường đều do nhân viên của
phòng kinh doanh thực hiện.
Nhân viên phòng kinh doanh tự tìm kiếm nhu cầu của thị trường trong
nước thông qua các đối tượng như sau:
+ Tham gia đấu thầu, cung cấp máy xây dựng cho các công trình xây
dựng, cung cấp giá cho phòng đấu thầu để họ tiến hành đấu thầu. Trong trường
hợp trúng thầu, trung tâm kinh doanh sẽ cung cấp máy xây dựng cho công trình

đó.
Nghiên cứu
thị trường
Lập
phương án
kinh doanh
Giao dịch và
kí kết hợp
đồng
Thực hiện
hợp đồng
18
+ Trường hợp không trúng thầu, họ sẽ tìm kiếm xem đơn vị nào trúng thầu
để cung cấp máy xây dựng cho họ.
+ Tiến hành tìm kiếm nhu cầu các khách hàng quen thuộc.
+ Điều tra, tìm hiểu kế hoạch đầu tư ở tất các công ty lớn.
2.1.1.2. Lập phương án kinh doanh
Sau khi nghiên cứu thị trường và tìm kiếm được các thị trường tiềm năng,
phòng kinh doanh phải lập ra một kế hoạch kinh doanh, với cách thức tiến hành
và các chiến thuật cụ thể. Nhằm mục đích kinh doanh hiệu quả. Phương án kinh
doanh cần:
+ Xác định rõ ràng, cụ thể tên của loại máy xây dựng nhập khẩu.
+ Xác định chi tiết các đơn giá của từng mặt hàng nhập khẩu.
+ Tính số tiền khách hàng trong nước có thể chi trả cho mặt hàng.
+ Tính toán tổng chi, gồm:
- Giá CIF
- Thuế mà nhập khẩu
- Thuế VAT
- Chi phí cần trả cho ngân hàng
- Chi phí giao nhận và cước vận chuyển trong nội địa

+ Tính toán và xác định mức chênh lệch giữa tổng mức thu về và tổng
mức đã chi. Sau khi xác định được mức chênh lệch bằng ngoại tệ, cần tính tỷ suất
ngoại tệ hàng nhập khẩu để xem xét việc nhập mặt hàng này có nên tiến hành hay
không tiến hành.
2.1.1.3. Giao dịch và ký kết hợp đồng
Công ty cổ phần đầu tư CMC là một tổng công ty mạnh, có uy tín lâu
năm. Công ty có nhiều khách hàng quen thuộc, chính vì vậy việc giao dịch và ký
kết hợp đồng với các bạn hàng, thường diễn ra rất thuận lợi mà không gặp phải
bất cứ trở ngại nào.
Khi công ty muốn thực hiện việc ký kết một hợp đồng nhập khẩu, với
khách hàng quen thuộc thì thường tiến hành giao dịch qua điện thoại hoặc giao
dịch qua fax. Một hợp đồng thương mại quốc tế thông thường làm thành 4 bản
( gồm 2 bản tiếng Tiếng Việt và 2 bản tiếng Anh ), một bên sẽ ký vào hợp đồng
trước sau đó sẽ gửi cho bên kia để ký. Rồi gửi trả lại bên lập hợp đồng một bản
hợp đồng tiếng Việt và một bản hợp đồng tiếng Anh.
Các doanh nghiệp mà công ty mới hợp tác, đều bắt buộc phải tiến hành
đầy đủ các bước là hỏi giá, báo giá. Đặc biệt phải rất thận trọng khi mà tiến hành
đàm phán và ký kết hợp đồng.
19
2.1.1.4. Thực hiện hợp đồng
Sau khi hoàn thành việc kí kết hợp đồng, phải xin giấy phép. Trong những
trường hợp mặt hàng nhập khẩu thuộc loại hàng hóa mà yêu cầu phải có giấy
phép nhập khẩu của Bộ Công Thương .
Trong các trường hợp mà không bắt buộc phải xin giấy phép của Bộ Công
Thương, công ty hoàn toàn có thể nhập hàng về và được quản lý các ngành hàng
bằng thuế.
Thông thường, khi thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu, công ty sử dụng
hình thức tín dụng chứng từ. Do vậy, để nhập được hàng, công ty cần mở L/C ở
các ngân hàng lớn, chẳng hạn như ngân hàng ngoại thương Việt Nam,
Công ty thường nhập hàng hoá theo giá CIF, nên không phải mua bảo

hiểm và thuê tàu. Khi hàng hóa về đến cảng, công ty lại có cách xử lí cụ thể, dựa
vào từng phương thức nhập khẩu.
Công ty thường nhập khẩu theo hình thức tự doanh nên sau khi hoàn
thành thủ tục hải quan thì hàng hóa sẽ được vận chuyển ngay đến kho của công
ty.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng nhập khẩu, công ty sẽ giải
quyết vấn đề bằng việc thương lượng chứ không phải đưa ra trung tâm trọng tài
quốc tế vì sẽ mất thêm chi phí, gây bất lợi cho phía công ty.
Về phía bên xuất khẩu, khi đối tác xuất khẩu của công ty vi phạm bất cứ
điều khoản nào đã được nêu rõ trong hợp đồng và đã thương lượng trong quá
trình ký kết hợp đồng thì phòng kinh doanh tiến hành khiếu nại, đòi bồi thường
tổn thất cho Công ty bởi vì họ đã vi phạm phá vỡ hợp đồng . Nếu bên đói tác
giao hàng chậm trễ so với thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì công ty sẽ tiến
hành phạt bên xuất khẩu 0,5% giá trị hợp đồng trong 2 tuần đầu tiên. Mọi phát
sinh từ hợp đồng đều được phòng kinh doanh của công ty trực tiếp thương lượng
với đối tác của mình.
2.2.2. Hoạt động nhập khẩu máy xây dựng của công ty
2.2.2.1. Hình thức nhập khẩu
Công ty cổ phần đầu tư CMC trước đây thường nhập khẩu hàng hóa theo
hai hình thức là hình thức nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu tự doanh. Nhưng hiện
nay công ty nhập khẩu máy xây dựng chủ yếu thông qua hình thức nhập khẩu tự
doanh. Phương thức nhập khẩu còn khá đơn điệu, không đa dạng. Bởi nền kinh tế
thế giới biến động đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất của công ty.
20

×