Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Phân tích chuỗi giá trị ngành cà phê việt nam, những giải pháp và chiến lược marketing phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 28 trang )

Phân tích chuỗi giá trị ngành cà phê
ViệtNam, những giải pháp và chiến lược
marketing phát triển thị trường tiêu thụ
trong và ngoài nước.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn
Duy Thịnh
Mở đầu

Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là một
trong số ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế
quốc dân.

Cà phê đóng vai trò rất quan trọng trong ngành nông
nghiệp nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung của
nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng thứ hai sau gạo, tạo sinh kế và công ăn việc
làm cho hàng triệu người tham gia vào các khâu
khác nhau trong chuỗi ngành hàng cà phê.
Phân tích chuỗi giá trị ngành cà
phê ViệtNam, những giải pháp và
chiến lược marketing phát triển thị
trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÂY CÀ PHÊ
1. Lịch sử cây cà phê

Khoảng 1000 năm trước,1 người Êthiopi đã ngẫu nhiên
phát hiện ra hương vị tuyệt với của 1 cây lạ mọc ở làng
Capfa gần thủ đô Ethiopi.



Từ thế kỷ VI, do tác dụng kích thích mạnh mẽ mà thời
đó được coi là hiện tượng thần kỳ, cây cà phê lan cả
sang Yemen, các nướcTrung Cận Đông và nhanh chóng
sang ARập (Arabica) do đó có loại cà phê tên là Arabica.

Thế kỷ XVI cà phê vào Châu Âu, Châu Á, Châu Đại
Dương. Giống cà phê Arabica do người Hà Lan đưa vào
Xrilanca, Côlômbia và Java (Inđônêxia) năm 1670. Cuối
thế kỷ XVII, cây cà phê đã đứng vững chắc trên thế giới.
2. Các loại cà phê

Có khoảng 25- 100 loại nhưng quan trọng nhất là:
-
Cà phê chè (Coffee Arrabica L) (65%)
-
Cà phê vối (Coffee canephora pirre) (35%)
-
Cà phê mít (Excelsa) : phát hiện 1902 ở Ubangui
Chari.
3. Ích lợi của cây cà phê

Trong công nghiệp thực phẩm

Dùng trong y học.

Mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế đất
nước.

Góp phần bảo vệ môi trường.

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
1. Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam.

Khí hậu thuận lợi

Thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển của cà phê.

Nguồn lao động dồi dào.

Việt Nam đã có kinh nghiệm gần 100 năm nay về
trồng cà phê.

Được sự hỗ trợ tích cực của nhà nước.
2. Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.

Giống Arabica (cà phê chè): thơm, ngon, dịu, hàm
lượng cafein có trong nhân khoảng 1-3%.

Giống Robusta (cà phê vối) :chiếm tới 95% diện
tích trồng, lượng cafein trong nhân khoảng 1,5-3%.
3. Diện tích, năng suất, sản lượng.
3.1. Diện tích
Diện tích cà phê qua các niên vụ
Niên vụ Diện tích (ha) Số diện tích tăng so với niên
vụ trước đó (ha)
1992 /93 140.000 -
1993/94 150.000 10.000
1994/95 215.000 65.000
1995/96 295.000 80.000
1996/97 350.000 55.000

1997/98 410.000 60.000
1998/99 460.000 50.000
1999/00 520.000 60.000
2000/01 500.000 -20.000
2001/02 540.000 40.000
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3.2. Năng suất

Một điều mà ngành cà phê Việt Nam đáng tự hào là
năng suất cà phê Việt Nam được đánh giá là cao nhất
thế giới, vượt xa năng suất của các nước sản xuất cà
phê khác, kể cả những nước luôn dẫn đầu về sản
lượng như Brazil, Colombia, Indonesia.
Năng suất bình quân qua các giai đoạn
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Năng
suất(tạ/ha)
14 14,4 15 15,2 16 20 21 22
Nguồn: VINACAFE
3.3. Sản lượng

Việt Nam đứng vị trí thứ hai thế giới về sản lượng cà
phê và đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê vối
chiếm khoảng 18%
Niên vụ Sản lượng (tấn) Số lượng tăng so với niên vụ
trước (tấn)
1992/93 140.400 _
1993/94 181.200 40.800
1994/95 211.920 30.720
1995/96 236.280 24.360

1996/97 242.300 6.020
1997/98 413.580 171.280
1998/99 404.206 - 9374
1999/00 700.000 295.794
2000/01 900.000 200.000
2001/02 1.050.000 150.000
Nguồn: Báo cáo VICOFA
III. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
1. Công nghệ chế biến cà phê.
1.1. Kỹ thuật chế biến cà phê nhân

Phương pháp chế biến ướt:
là phương pháp chế biến với công nghệ phức tạp,
mang lại năng suất và chất lượng cao nhưng chi phí
đầu tư lớn.

Phương pháp chế biến khô:
là phương pháp chế biến đơn giản, trong phương
pháp này chỉ có một công đoạn chính là làm khô cà
phê tươi bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô để tách
vỏ
1.2. Công nghệ chế biến.
Xát khô
Cà phê nhân thành phẩm
Phân loại trong bể
Xát tươi
Phân loại cà phê
Ngâm lên men
Rửa sạch
Làm ráo nước

Phơi khô hoặc sấy
Cà phê thóc khô
phương pháp khô
phơi khô hoặc sấy
cà phê quả khô
Nguyên liệu quả tươi
2. Tình hình chế biến cà phê ở Việt Nam

Đã xây dựng các xưởng chế biến khá hoàn chỉnh với
công nghệ hiện đại.

Sản lượng cà phê đã tăng gấp nhiều lần.

Phần lớn các nhà chế biến đều thuộc loại nhỏ, vừa với
năng xuất 3000 tấn/ năm.

70% sản lượng cà phê được sơ chế phân tán tại các
gia đình với phương pháp thủ công.

Việc thu hái diễn ra lâu, khâu vẫn chuyển chậm nên
dễ làm hỏng cà phê dẫn đến ảnh hưởng đến chất
lượng.

Chất lượng cà phê đạt chuẩn còn kém.
III. TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI
1. Tình hình tiêu thụ trong nước

Mỗi năm nước ta sản xuất được > 1 triệu tấn
cà phê, trong khi mức tiêu dùng cả nước chỉ
khoảng 56.000 tấn, chiếm chưa đến 6% tổng

sản lượng cà phê.

Tiêu thụ bình quân 0,64 kg/ người/ năm.

Việt Nam đang đẩy mạnh tiêu thụ nội địa tăng
7% đến 10% sản lượng mỗi năm.
1. Tình hình tiêu thụ trong nước

Tổ chức những sự kiện kích cầu tiêu dùng nội địa:Lễ
hội cà phê được tổ chức (2 năm một lần), tuần lễ cà
phê và lồng ghép họat động kích cầu cà phê trong
nhiều họat động văn hóa, du lịch nhưng tình hình
không được cải thiện nhiều.

Mỗi vùng, miền đều có văn hóa tiêu dùng cà phê
riêng của mình như người miền Nam thì thích thưởng
thức cà phê ngoài quán và uống cà phê với hàm lượng
vừa phải, người miền Bắc lại thích ở nhà,uống cà phê
có nồng độ đậm đặc.
Tiêu thụ cà phê VN theo VLSS lượng cà phê bột trung
bình cả nước 0,2 kg/ người/năm 2004
Lượng cà phê bình quân đầu người trong gia đình
(người tiêu thụ cà phê) kg/người/năm
TIÊU THỤ CÁ NHÂN TRONG GIA ĐÌNH 2004
2. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về lượng cà phê
xuất khẩu chiếm 95% sản lượng xản xuất trong nước.

Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu Á về

xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất thế giới về xuất
khẩu cà phê Robusta.

thị trường xuất khẩu :Tây Âu, Đông Âu, Châu Á,
Nga, Pháp, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn quốc…
Nước 9T/02 9T/03 Tăng KN
(%)
Tăng KN
(USD)
Lượng
(tấn)
Kim ngạch
(USD)
Lượng
(tấn)
Kim ngạch
(USD)
Đức 81.399 33.014.535 78.983 54.243.273 +64,3% +21.228.738
Mỹ 66.559 25.752.903 65.976 45.215.560 +75,6% +19.462.657
Tây Ban Nha 32.892 12.671.088 41.125 27.613.772 +117,9% +14.942.684
Italia 33.981 14.064.795 34.353 24.195.740 +72,0% +10.130.945
Pháp 21.260 8.681.738 28.451 19.492.391 +124,5% +10.810.653
Anh 33.820 12.503.316 25.669 17.311.128 +38,5% +4.807.812
Ba Lan 19.756 8.157.572 24.498 16.627.686 +103,8% +8.470.114
Hàn Quốc 17.876 7.161.964 23.682 16.210.982 +126,3% +9.049.018
Nhật Bản 31.448 13.541.898 18.373 13.996.500 +3,4% +454.602
Hà Lan 23.964 9.202.421 20.259 13.771.287 +49,6% +4.568.866
Bỉ 32.857 13.886.988 17.390 12.057.395 -13,2% -1.829.593
Philíppin 19.004 8.262.620 17.222 11.434.963 +38,4% +3.172.343
Thụy Sỹ 30.672 11.048.129 14.837 10.142.167 -8,2% -905.962

Singapo 13.091 5.082.728 9.729 6.577.232 +29,4% +1.494.504
Các thị trường khác 35.223 13.840.828 77.722 54.127.481 +291,1% +40.286.653
Tổng cộng 543.945 213.891.206 498.269 343.017.557 +60,4% +129.126.351
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2003
3. Giải pháp cho các doanh nghiệp
3.1. Giải pháp về vốn.

Vay vốn của cán bộ công nhân viên dưới hình thức
góp vốn, vay với lãi suất ưu đãi hoặc có thể vay từ
quỹ phúc lợi.

Tận dụng vốn của người sản xuất, khuyến khích họ
tham gia góp vốn bằng sản phẩm hoặc cho công ty
mua chịu với lãi suất thích hợp.

Huy động vốn của xã hội thông qua phát hành trái
phiếu, cổ phiếu…

Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.

Tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và
ngoài nước.
3.2. Tăng cường hoạt động marketing, mở rộng thị trường
a. Tổ chức công tác thăm dò, tìm hiểu thị trường

Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với bất kì một
doanh nghiệp nào.

Để thăm dò thị trường thành công, doanh nghiệp
cần dành một khoản tiền nhất định để mua thông

tin, cử cán bộ trực tiếp sang tìm hiểu thị trường.

Nắm bắt tốt thị trường và người tiêu dùng đưa ra
các chính sách đầu tư hợp lý.
b. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, khuếch trương sản phẩm

Khuếch trương sản phẩm: quảng cáo,các hoạt động
yểm trợ, xúc tiến bán hàng…

Mở rộng hoạt động quảng cáo cà phê Việt Nam
với thế giới với thông tin trung thực, hình ảnh hấp
dẫn gây ấn tượng.

Mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn
phòng đại diện ở nước ngoài.

Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ theo từng
mùa vụ, tham gia các hội chợ triển lãm.

Đẩy mạnh hoạt động trước và sau bán hàng:
hướng dẫn sử dụng, kiểm tra chất lượng sau bán
hàng.
3.3. Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa chủng loại mặt hàng, đặc biệt là mặt
hàng có chất lượng cao.

Chú trọng tới văn hóa, điều kiện tự nhiên của các
vùng miền khác nhau.


Xuất khẩu cả cà phê nhân sống và chế biến.

Sản xuất cà phê hảo hạng (Gourmet Coffee) và cà phê
hữu cơ (Organic Coffee).

×