Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.56 KB, 95 trang )






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI





ĐẶNG THỊ NHƢ HOA




LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
( TỪ 1986 ĐẾN NAY )

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƢỞNG





HÀ NỘI, 2014






LỜI CẢM ƠN

Luận văn này đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
dƣới sự hƣớng dẫn của Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Phan Trọng Thƣởng. Thầy đã
hƣớng dẫn và truyền cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong học tập và
trong nghiên cứu khoa học để động viên, khích lệ tôi vƣơn lên trong học tập
và vƣợt qua những khó khăn. Tôi đã từng bƣớc tiến hành và hoàn thành luận
văn với đề tài: “Lý luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến
nay)”.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối
với Thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng ĐHSP Hà Nội 2,
Khoa Ngữ văn, Phòng sau đại học trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chƣơng trình cao học và luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, các đồng chí đồng nghiệp và bạn bè
đã tạo mọi điều kiện, động viên, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả




Đặng Thị Nhƣ Hoa







LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao
chép hoặc trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã công bố. Nếu sai tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả


Đặng Thị Nhƣ Hoa





MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 6

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC
TRƢỚC ĐỔI MỚI 9
1.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội 9
1.2. Tình hình văn học 11
1.2.1. Nhu cầu nhận thức lại văn học viết về chiến tranh 11
1.2.2. Sự tiếp tục của khuynh hƣớng sử thi trong một hoàn cảnh lịch sử
mới, một quan niệm nhân đạo mới 19
1.2.3. Sự xuất hiện của những khuynh hƣớng mới, hiện thực mới 24
CHƢƠNG 2. LÝ LUẬN VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 33
2.1. Những tiền đề cho sự phát triển lý luận văn học thời kỳ đổi mới 33
2.1.1. Kinh nghiệm và thành tựu lý luận văn học thời kỳ chiến tranh và
xây dựng chủ nghĩa xã hội 33
2.1.2. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa 39
2.2. Các thành tựu lý luận văn học thời kỳ đổi mới 41
2.2.1. Đổi mới tƣ duy lý luận 41
2.2.1.1. Nghiên cứu sâu hơn các đặc trƣng văn học 41
2.2.1.2. Nhận thức và đánh giá lại các giá trị văn học theo một quan
điểm lý luận mới 43




2.2.1.3. Nhận thức đúng đắn, khoa học hơn vai trò của các yếu tố
hình thức 49
2.2.2. Dịch , giới thiệu và vận dụng các lý thuyết nƣớc ngoài vào Việt
Nam 50

2.2.2.1. Thi pháp học - quá trình giới thiệu, vận dụng và thành tựu 53
2.2.2.2. Phân tâm học 57
2.2.2.3. Tự sự học 58
2.2.2.4. Văn học so sánh 60
2.2.3. Tổng kết, đánh giá thực tiễn văn học thời kỳ chiến tranh cách
mạng 63
CHƢƠNG 3. HẠN CHÊ CỦA LÝ LUẬN VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 65
3.1. Một số hạn chế của lý luận văn học thời kỳ đổi mới 65
3.1.1. Tình trạng tiếp thu lý thuyết một cách sống sít 65
3.1.2. Lý luận không theo kịp thực tiễn sáng tác 66
3.1.3. Chƣa thiết lập đƣợc mối quan hệ tƣơng hỗ thật sự hiệu quả giữa
phê bình văn học với lý luận văn học và lịch sử văn học 70
3.1.4. Đội ngũ lý luận thiếu chuyên nghiệp 72
3.2. Những vấn đề đặt ra của lý luận văn học thời kỳ đổi mới 74
3.2.1. Vấn đề kế thừa, phát triển lý luận văn học và mĩ học Mác xít 74
3.2.2. Vấn đề tiếp thu, chọn lọc các thành tựu lý thuyết của phƣơng Tây 76
3.2.3. Vấn đề tiếp thu các quan điểm lý luận văn học và mĩ học phƣơng
Đông, trong đó có quan điểm văn học và mĩ học truyền thống của Việt
Nam 76
3.2.4. Nghiên cứu, quán triệt quan điểm, đƣờng lối văn nghệ của Đảng
và tổng kết thực tiễn 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

1


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lý luận văn học là một trong ba bộ môn cấu thành khoa nghiên
cứu văn học. Quá trình vận động và phát triển của bộ môn này trong từng thời
kỳ có những đặc điểm riêng cần đƣợc nghiên cứu để làm cơ sở cho việc biên
soạn lịch sử văn học, phục vụ cho nghiên cứu, học tập và giảng dạy.
1.2. Lý luận văn học thời kỳ đổi mới là giai đoạn phát triển quan trọng
của lý luận. Từ 1986 đến nay, sau gần 30 năm tiến hành đổi mới và phát triển,
cũng nhƣ mọi lĩnh vực khác, đời sống chính trị xã hội và văn hoá của đất
nƣớc, văn học Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng trong hầu hết
các lĩnh vực. Tổng kết và đánh giá diện mạo của lý luận văn học Việt Nam
thời kỳ đổi mới cả về thành tựu lẫn hạn chế, rút ra bài học để từ đó nêu lên
những vấn đề đặt ra đang là một yêu cầu khách quan đặt ra cho lý luận văn
học Việt Nam đƣơng đại. Đồng thời thấy đƣợc một giai đoạn quan trọng của
lý luận văn học Việt Nam.
1.3. Hiểu rõ thực trạng, đánh giá, lí giải đúng nguyên nhân, từ đó đề
xuất đƣợc những vấn đề đặt ra trong thực tiễn lý luận văn học Việt Nam từ
1986 đến nay không chỉ giúp cho việc nâng cao nhận thức thành tựu, nhận
thức tiến trình văn học mà còn trực tiếp giúp cho việc học tập, giảng dạy bộ
môn lý luận văn học trong nhà trƣờng các cấp hiện nay.
1.4. Yêu cầu tổng kết văn học 30 năm đổi mới đang đƣợc Đảng, Nhà
nƣớc tiến hành. Luận văn này sẽ góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ quan
trọng đó.
1.5. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn tôi muốn tìm hiểu để
nhìn toàn diện về nền lý luận văn học thời kỳ đổi mới trong tiến trình phát
triển của văn học hiện nay. Nhằm rút ra đƣợc những nhận định, những kiến
2


thức bổ ích cho bản để phục vụ việc giảng dạy văn học cho học sinh trong
những năm sau này.

Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Lý luận văn học Việt
Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)” để làm đề tài luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Nhƣ chúng ta đã biết sau đổi mới lý luận văn học bƣớc sang một trang
mới, thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình văn học tạo
nên các diễn đàn khá sôi nổi.
Từ Nghị Quyết 05 – Bộ Chính trị (28.11.1987), Đại hội VI của Đảng
(1986) thì vấn đề lý luận văn nghệ luôn đƣợc đề cập tới. Các hoạt động
nghiên cứu luôn đƣợc đặt ra, mà tiêu biểu là sự ra mắt của tạp chí Lý luận phê
bình (2012) đã khẳng định vai trò quan trọng của lý luận trong đời sống văn
học những thập niên vừa qua.
Hà Minh Đức là ngƣời tiên phong trong công trình nghiên cứu của
mình cho rằng: “Chƣa bao giờ lý luận văn học cần cho văn học nhƣ bây giờ”.
Sau giáo sƣ Hà Minh Đức, giáo sƣ Hà Xuân Trƣờng – Uỷ viên ban chấp
hành, trƣởng ban lý luận phê bình của hội nhà văn cũng đã khẳng định rõ hơn
vị trí và sự đóng góp của các nhà lý luận vào nền văn học chung của cả nƣớc.
Cuối năm 1985 đầu 1986, Hội nhà văn cũng bắt đầu vào cuộc bằng việc
lần đầu tiên trao tặng thƣởng cho các tác phẩm lý luận và khảo cứu văn học.
Điều này thừa nhận tầm quan trọng của lý luận văn học nhƣ thế nào.
Theo số liệu mà chúng tôi khảo sát đƣợc đã có nhiều công trình nghiên
cứu, nhiều ý kiến đánh giá thẩm định, đánh giá của các Giáo sƣ, Tiến sĩ, các
nhà nghiên cứu lý luận, các nhà văn, nhà thơ bàn về các vấn đề của lý luận
văn học thời kỳ đổi mới cùng các bài viết đƣợc đăng trên các báo Văn nghệ
hay tạp chí Văn học, Từ 1986 đến nay những công trình tiêu biểu nghiên
cứu về lý luận văn học là:
3


Công trình Văn học văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ (Đinh Xuân Dũng;
1996 - 2004) đã trình bày về các vấn đề văn học từ sau 1975 và các vấn đề

văn hóa dân tộc dựa trên thực tiễn lý luận văn học dân tộc. Công trình Văn
học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ; 2004) cũng đã khái quát diễn biến,
diện mạo của lý luận văn học qua từng thời kỳ.
Nguyễn Văn Hạnh trong các công trình của mình nhƣ: Lý luận phê
bình văn học thực trạng và khuynh hướng; Lý luận văn học - vấn đề và suy
ngẫm; Văn học và văn hóa vấn đề và suy ngẫm, cùng một số bài viết khác
cũng đã trình bày cách nhìn, suy ngẫm, băn khoăn của mình về thực trạng,
khuynh hƣớng lý luận phê bình văn học ở nƣớc ta hiện nay. Đồng thời cung
cấp cơ sở lý luận, ý nghĩa bản chất, đặc trƣng của văn học, giúp đánh giá đóng
góp của văn học, của nhà văn trong quá trình đổi mới.
Nguyễn văn Long trong Sơ lược tình hình và thành tựu của lý luận
phê bình văn học Việt Nam sau 1975 (2006) cũng đã đƣa ra một cái nhìn hết
sức khái quát và tổng hợp cho nền lý luận ở nƣớc ta cả về những thành tựu và
hạn chế.
Cao Hồng trong công trình Một chặng đường đổi mới của lý luận văn
học Việt Nam (1986 – 2011) (2011) cho chúng ta thấy bộ mặt của lý luận
trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung công trình này mang tính tổng kết, chỉ ra
từng giai đoạn, từng phƣơng diện, từng bộ phận của lý luận.
Nếu nhƣ các tác giả trên đã đƣa ra một cái nhìn tổng quan về diện mạo
của nền văn học Việt Nam và của lý luận văn học thì các tác giả sau đó lại bày
tỏ những cách nhìn mới về văn học và hiện thực qua các bài viết đăng trên các
báo và tạp chí nhƣ:"Trước hết là đổi mới cách nhìn" của Hoàng Ngọc Hiến
(Báo Văn nghệ ngày 17/ 1/ 1987); "Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật
sẽ có nhiều tác phẩm hay" của Nguyễn Tuân ( Báo Văn nghệ, số 3 và số 4,
ngày 17/ 1 /1987); "Điều quan trọng lúc này là trung thực và trung thực"của
4


Lê Lựu (Văn nghệ số 27 ngày 4/ 7/ 1987); "Đổi mới tư duy, khẳng định sự
thật trong văn học nghệ thuật"của Nguyễn Văn Hạnh (Văn nghệ số 33, ngày

15/ 8/ 1987);"Đề cương đề dẫn thảo luận ở hội nghị Đảng viên bàn về sáng
tác văn học" của Nguyên Ngọc (Tạp chí Langbiang, số 3/ 1988).
Sẽ là một thiếu sót và khiếm khuyết lớn cho bức tranh nền lý luận văn
học Việt Nam nếu ta không nhắc tới những đóng góp to lớn của Phƣơng Lựu.
Với các ý kiến, các sách nghiên cứu đã xuất bản nhƣ: Vì một nền lý luận văn
học dân tộc - hiện đại; Trên đà đổi mới văn hóa văn nghệ; Khơi dòng lí
thuyết; Nhìn lại nửa thế kỷ lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
Tiếp tục khơi dòng lí thuyết; Lý luận phê bình văn học, đã bộc lộ tâm
huyết và sự cập nhật đối với những vấn đề bức xúc của thực tiễn sáng tác văn
học Việt Nam đƣơng đại. Trên tinh thần đổi mới tƣ duy và phƣơng pháp luận
nghiên cứu Giáo sƣ đã trực tiếp bày tỏ ý kiến là làm sao để nâng cao chất
lƣợng của công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động sáng tác, hội nhập lý luận
và sáng tác văn học nƣớc ta vào khu vực và thế giới. Có thể nói với một loạt
các công trình trên giáo sƣ Phƣơng Lựu đã góp phần "khơi dòng lí thuyết"
nền văn nghệ dân tộc trên đà đổi mới, làm ló dạn diện mạo, tinh thần của thời
đại mới.
Nhà nghiên cứu Hùynh Nhƣ Phƣơng cũng đã có những trải nghiệm của
riêng mình về đổi mới nền lý luận văn học. Qua các công trình và bài viết
nhƣ: Lý luận phê bình văn học; Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ; Văn
học hôm nay đang nhìn lại chính mình; Mấy ý kiến về công tác lý luận và
phê bình văn học ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đƣa ra những ý
kiến, những nghĩ suy và trăn trở về văn học và đời sống trong đó có những
vấn đề nổi bật của lý luận văn học.
Công trình "Lý luận và phê bình văn học đổi mới và phát triển" của
nhiều tác giả Phan Trọng Thƣởng làm chủ biên, xuất bản năm 2005. đã tổng
5


hợp tất cả những bài viết bàn về lý luận văn học sau đổi mới của các giáo sƣ,
tiến sĩ thuộc chuyên ngành nghiên cứu lý luận văn học của Viện văn học và

các trƣờng đại học. Công trình đã hệ thống hóa toàn cảnh nền lý luận cũng
nhƣ phê bình văn học thời kỳ đổi mới. Đây cũng đƣợc xem là nguồn tài liệu
quý cho chúng tôi thực hiện đề tài. Bên cạnh đó tác giả còn cho ra mắt công
trình Thẩm định các giá trị văn học (2013), công trình này góp phần đánh
giá lại giá trị của văn học từng thời kỳ, đồng thời tổng hợp các bài viết trên
các báo, tạp chí của các nhà lý luận trong diễn đàn hội thảo khoa học về lý
luận những năm qua.
Cũng đặc biệt chú ý tới các công trình Trịnh Bá Đĩnh nhƣ: Báo cáo
tổng hợp kết quả nghiên cứu với đề tài "Lý luận phê bình văn học Việt Nam
25 năm đổi mới và phát triển (1986-2010 ); Sơ lược tình hình của lý luận
phê binh từ phản tư đến hội nhập (2010); Lịch sử lý luận phê bình văn học
Việt Nam (2013) cũng đã tổng hợp một cách tổng quát và cụ thể tất cả các
phƣơng diện của lý luận và phê bình văn học qua các chặng đƣờng đổi đổi
mới đến phát triển.
Trần Đình Sử trong Lý luận phê bình văn học Việt Nam 1986 – 2000
(2012) đã trình bày về sự phân tích, lý luận của các tác phẩm cụ thể đồng thời
giới thiệu lý thuyết của M.bakhtin, Đoxtoiép xki, và về sự chuyển biến của
văn học Việt Nam từ 1975 – 1985.
Đề tài cấp Bộ Lý luận phê bình văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
1986 – 2005 do Nguyễn Đăng Điệp chủ biên (2010) là một trong những công
trình tiêu biểu của lý luận văn học thời kỳ đổi mới. Công trình này đã trình
bày những tiền đề văn hóa – xã hội – lịch sử của phê bình, những mối quan
hệ giữa văn nghệ - chính trị, văn học – hiện thực của lý luận,và con đƣờng
nào cho sự phát triển lý luận. Đồng thời tác giả của đề tài đã tập hợp các bài
viết của các nhà lý luận phê bình nhƣ Nguyễn Ngọc Thiện, Tôn Thảo Miên,
6


Trịnh Bá Đĩnh, Hà Công Tài, Cao Kim Lan, Phạm Xuân Nguyên về những
khía cạnh lý luận: đội ngũ, khuynh hƣớng, đánh giá thành tựu, phƣơng pháp,

phong cách,
Tiếp theo là các hội thảo khoa học toàn quốc về lý luận phê bình văn
học. Sau hội thảo lần thứ nhất (Tam Đảo), lần thứ hai (Đồ Sơn), năm 2013
vừa qua, tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hội nghị lý luận phê bình văn học lần
thứ III do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức đã đƣợc khai mạc. Trong 2 ngày
mùng 4 -5/ 6/ 2013 với chủ đề "Nâng cao chất lượng hiệu quả lý luận phê
bình văn học", Hội nghị đã thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận trong suốt
thời gian chuẩn bị. Tại Hội nghị, có nhiều ý kiến, tham luận của các đại biểu
đặt ra những vấn đề lí thuyết và thực tiễn trong công tác nghiên cứu lý luận,
phê bình văn học hiện nay. Sự kiện này cho thấy giới nghiên cứu rất quan tâm
tới những vấn đề của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới.
Có thể thấy tất cả các công trình, bài viết đều mang tính tổng kết chỉ ra
từng giai đoạn, từng phƣơng diện, từng bộ phận của lý luận. Cho đến nay chƣa
có công trình toàn diện tổng kết, đánh giá về lý luận. Song những bài viết,
những công trình ấy đã làm nên bức tranh lịch sử cho đời sống nền văn học
đƣơng đại nói chung, lý luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới nói riêng
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Trong phạm vi có hạn của một luận văn, chúng tôi không đặt ra mục
đích giải quyết tất cả các vấn đề xung quanh Lý luận văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay). Chúng tôi chỉ tập trung khai thác thực trạng
nền Lý luận văn học Việt Nam hiện đại, thành tựu và hạn chế và nêu lên
những vấn đề đặt ra. Từ đó có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn diện mạo của
nền Lý luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, góp phần khẳng định vai trò
của lý luận văn học trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học thời kỳ
đổi mới nói riêng.
7


Với mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá, đồng thời
chỉ ra những vấn đề cơ bản của lý luận văn học nƣớc ta từ 1986 đến nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Lý luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ
1986 đến nay) tập chung tìm hiểu về thực trạng, thành tựu, hạn chế của lý
luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới để từ đó thấy đƣợc nguyên nhân và
nêu lên những vấn đề đặt ra. Do đó, đối tƣợng chính của luận văn đƣợc xác
định là toàn bộ thực tiễn lý luận văn học. Trong quá trình nghiên cứu, khảo
sát, tùy từng yêu cầu, chúng tôi mở rộng sang cả thực tiễn phê bình văn học,
nhƣng lý luận văn học vẫn là đối tƣợng chủ yếu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các tài liệu nghiên cứu về nền Lý luận văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới của nhiều tác giả từ 1986 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tƣơng và mục đích nghiên cứu, luận văn
vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp lịch sử
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp phân tích hệ thống, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở, tham khảo các tài liệu về lý luận văn học, luận văn làm rõ
thực trạng, thành tựu, hạn chế của lý luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
từ 1986 đến nay. Đồng thời trong phạm vi cho phép, luận văn cũng làm rõ
nguyên nhân tác động đến thực trạng đó.
Qua luận văn tác giả luận văn cũng muốn nêu lên những vần đề đặt ra
trƣớc thực trạng nền lý luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập và
8


phát triển. Từ đó có cái nhìn khái quát và góp phần khẳng định vị trí của Lý
luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay.

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn đƣợc triển khai 3 chƣơng:
Chƣơng 1 – Tổng quan tình hình xã hội và văn học trƣớc đổi mới.
Chƣơng 2– Lý luận văn học thời kỳ đổi mới.
Chƣơng 3 – Hạn chế của lý luận văn học thời kỳ đổi mới - Những vấn
đề đặt ra








9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRƢỚC ĐỔI MỚI

1.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội
Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) vĩ đại kết thúc thắng lợi đã đánh dấu
một mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc Việt Nam cũng nhƣ lịch sử
chống giặc ngoại xâm của thế giới. Lần đầu tiên khắp năm châu, bốn bể một
quốc gia nhỏ bé đã đánh ngã hai cƣờng quốc đứng đầu thế giới là Thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ. Đất nƣớc thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, dân
tộc Việt Nam bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới của lịch sử.
Trong hào khí chiến thắng, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV
(1976) đƣợc khai mạc trọng thể đã tổng kết, đánh giá quá trình đấu tranh anh

dũng của dân tộc và hoạch định con đƣờng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên ngay lúc này, khi “khúc khải hoàn vừa tấu xong, khi xúc cảm mãnh
liệt về chiến công tuyệt đỉnh tạm lắng xuống thì thực trạng của đất nước sau
chiến tranh với tất cả những đổ nát, ngổn ngang, bộn bề, nhức nhối của nó đã
xuất hiện, đòi hỏi một sự nhận thức, sự đối mặt với những vấn đề phức tạp
đang diễn ra” [70,3]. Trong những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng độc lập,
tự do, thống nhất, dân tộc ta phải đối mặt với những thách thức không nhỏ
cùng với những hậu quả chiến tranh nặng nề. Đất nƣớc bị tàn phá, cùng
những tổn thất về vật chất lẫn tinh thần, những xung đột về ý thức hệ giữa hai
miền Nam – Bắc, những tệ nạn xã hội của thế giới tự do đã tạo nên một thực
trạng ngổn ngang, bộn bề, nhức nhối. Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu
lại bị chiến tranh tàn phá, kìm hãm đã làm cho đất nƣớc ta trở thành một trong
những nƣớc kém phát triển trên thế giới.
Sau ba mƣơi năm chiến tranh dân tộc Việt Nam bƣớc vào một chặng
đƣờng mới – chặng đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nƣớc.
10


Nhƣng cũng trong thời điểm này, năm 1979 chiến tranh biên giới phía Tây
Nam và biên giới phía Bắc nổ ra, dai dẳng và ác liệt, thêm một lần nữa dân
tộc ta phải căng mình ra hai đầu đất nƣớc để chống lại kẻ thù. Cả dân tộc lại
toàn lực theo lệnh tổng động viên chiến đấu, bảo bệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ
quốc thân yêu.
Thù trong, giặc ngoài, sự bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, cùng
với nền sản xuất thấp kém về trình độ kĩ thuật, non nớt về công tác quản lý, tƣ
tƣởng duy ý chí, nóng vội, chủ quan đã đặt đất nƣớc ta trƣớc thời khắc khắc
nghiệt trong lịch sử. Lúc này, “ mười năm sau chiến tranh, cơ chế quan liêu
bao cấp đã đến lúc bộc lộ hết những hậu quả nặng nề của nó trên mọi mặt
của đời sống chính trị - xã hội. Hàng loạt chủ trương, chính sách đã tỏ ra lỗi
thời. Những quy luật đặc thù của đời sống chiến tranh đã hết hiệu lực, không

còn phù hợp với trạng thái phát triển của đất nước trong điều kiện lịch sử
mới” [10 ,627]. Đại hội lần thứ V của Đảng (tháng 3-1982) cũng thừa nhận
sự thật “nước ta đang trong tình trạng vừa có hòa bình vừa phải đương đầu
với một kiểu chiến tranh nhiều mặt”.
Trƣớc những bất cập, những vấn đề nhức nhối, bức xúc trong đời sống
văn hóa – xã hội – tinh thần nhƣ muốn phá vỡ khuôn khổ vốn chật hẹp, bức
bối của hiện thực cuộc sống. Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng đã
đặt ra nhu cầu đổi mới một cách cấp bách và khẩn thiết, trở thành vấn đề sống
còn của dân tộc Việt Nam. Đại hội VI (1986) của Đảng đã đề ra đƣờng lối đổi
mới của đất nƣớc trong thời kỳ mới – đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây
đƣợc xem là bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử đân tộc. Với phƣơng châm đổi mới
đồng bộ, toàn diện và tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự
thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc phê bình, tự phê bình những
chủ trƣơng, chính sách sai lầm, nóng vội, chủ quan, duy ý trí đồng thời cũng
đề ra những đƣờng lối mới để sửa sai và phát triển đất nƣớc.
11


Với những đƣờng lối chính sách mới của Đảng đã mang lại những
thành quả đáng kể. Sau đổi mới nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng rõ rệt, đời
sống nhân dân đƣợc cải thiện và ngày một nâng cao, niềm tin vào Đảng vào
chế độ xã hội chủ nghĩa đƣợc củng cố, tăng cƣờng, đất nƣớc thu đƣợc nhiều
thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, tình hình chính trị - xã hội ổn định, vị thế
của Việt Nam dần đƣợc khẳng định trên trƣờng quốc tế, từng bƣớc hội nhập
và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và trong khu vực.
“Giống như một cuộc lột xác đau đớn để có sự trưởng thành mạnh mẽ,
đất nước ta, dân tộc ta đã chuyển mình để bắt kịp với quy luật của sự phát
triển. Như một tất yếu, văn học không thể đứng ngoài guồng quay ấy, phản ánh
và đóng vai trò tích cực đẩy mạnh bước đi của dân tộc trong tiến trình đổi mới,
thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” [69, 21].

1.2. Tình hình văn học
1.2.1. Nhu cầu nhận thức lại văn học viết về chiến tranh
Là bộ phận nhạy cảm nhất của xã hội, văn học nghệ thuật không thể
đứng yên trƣớc sự chuyển mình của đất nƣớc. “Nền tảng của mọi sự đổi mới
trong văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự tự ý thức của văn học, tức là giác
ngộ của văn học về vai trò của nó trong xã hội, quan hệ giữa văn học và
chính trị, ý nghĩa của nó đối với con người” [76]. Thực tế cho thấy trong
những năm tháng chiến tranh ác liệt ngòi bút của các nhà văn, nhà thơ đã thực
hiện đúng sứ mệnh của mình “văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh
chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Lúc này quan niệm chỉ đạo của
Đảng là: “Văn nghệ là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân, của Đảng
trong cuộc đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ do Đảng đề ra; văn nghệ phản
ánh hiện thực khách quan đời sống một cách cao đẹp góp phần cải tạo hiện
thực từ đó theo một lý tưởng nhất định” [26, 17].
Từ định hƣớng đó, biết bao tác phẩm đồ sộ đã ra đời. Các tác giả đã
đƣa nhân vật của mình trở thành những tƣợng đài bất hủ trong lòng ngƣời
12


đọc. Ở đó ta bắt gặp những tấm gƣơng chiến đấu, hi sinh anh dũng, dƣờng
nhƣ mọi cái tôi cá nhân đều xếp sau nhiệm vụ cao cả thiêng liêng mà đất nƣớc
kêu gọi. Họ là những “con người mới” vƣơn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ
tƣơng lai.
Tuy nhiên, khi “cuộc chiến tranh càng lùi xa, ký ức về chiến tranh càng
hiện rõ và được cô đọng. Nhưng cuộc chiến tranh đi vào trang sách của các
nhà văn lại phải được mở rộng những chiều kích khác nhau của nó. Bởi giờ
đây người đọc có quyền được nhận thức về hai cuộc chiến tranh vô cùng khốc
liệt đã qua như chính nó từng hiện diện” [31,219-220].
Với những trải nghiệm từ thực tế chiến đấu, khi nhìn lại sản phẩm của
chính mình, các nhà văn đã nhận ra khoảng cách giữa tác phẩm và hiện thực

đời sống. Bởi sự vận động của văn học không phải bao giờ cũng bắt kịp với
sự vận động của lịch sử. Sau 1975, dƣờng nhƣ có một sự lệch pha giữa văn
học và đời sống. Khoảng cách giữa văn học và công chúng đã khiến các nhà
văn phải nhìn nhận lại cách viết của mình. Câu hỏi đặt ra không chỉ là viết cái
gì? Mà còn là viết nhƣ thế nào? Đề tài chiến tranh vẫn có sức hút mạnh mẽ
với giới văn sĩ đã từng nằm trong cuộc kháng chiến. Nhƣng lúc này“văn học
đã viết về chiến tranh như thế nào, văn học phải viết về chiến tranh như thế
nào”, là những vấn đề cơ bản đặt ra trong hoạt động nghiên cứu lý luận, phê
bình văn học và sáng tác. “Trong khoảng mười năm từ 1975 đến 1985, vấn đề
này đã được bàn bạc, trao đổi, thảo luận khá kĩ lưỡng và quyết liệt, thể hiện ở
những ý kiến phát biểu, những tham luận, báo cáo và cả những bài phê bình
tác giả, tác phẩm” [33,32]. Nhu cầu nhận thức lại văn học viết về chiến tranh
trở thành đề tài tranh luận khá gay gắt với những ý kiến trái chiều.
“Ở các bài viết ra đời trong những năm 1975-1978, hầu như các tác
giả đều bày tỏ thái độ nâng niu, trân trọng những tác phẩm viết về chiến
tranh, các nhận xét đánh giá đều khẳng định những thành tựu đã đạt được
13


đồng thời chỉ ra những hạn chế, nhược điểm. Vì thế, diễn đàn thực sự là cuộc
trao đổi ý kiến, chia sẻ và thông cảm” [33,32]. Điều này là dễ hiểu vì chúng ta
còn đang mang trong mình hào khí của thắng lợi to lớn, hiện thực chiến tranh
vẫn còn nguyên ý nghĩa trong tâm trí, cảm xúc của ngƣời viết.
Khi chiến tranh đã qua đi, khi lòng ngƣời dần bình tâm trở lại ngƣời ta
đã thừa nhận mất mát trong chiến tranh là điều không tránh khỏi. Văn học giai
đoạn này nhìn nhận lại cuộc chiến bằng cái nhìn hiện thực là cách để trân
trọng và phát huy những gì đã có, là khẳng định: dân tộc ta đã vƣợt lên tất cả
những gian khổ, ác liệt và hy sinh để chiến thắng. Tuy nhiên, càng về sau
ngƣời ta càng nhận thức đƣợc rõ hơn những mặt hạn chế của văn học viết về
chiến tranh. Văn học viết về chiến tranh chƣa thực sự miêu tả cho rõ nét, xứng

tầm với cuộc chiến tranh vĩ đại của đất nƣớc. Khoảng cách từ hiện thực đi vào
tác phẩm còn quá xa vời. Ngƣời nghệ sĩ vẫn chƣa thực sự đi sâu, chƣa thực sự
nằm trong cuộc kháng chiến của dân tộc.
Trong Mấy suy nghĩ về đề tài chống Mĩ cứu nước và sáng tác văn học
trong giai đoạn mới (Văn nghệ quân đội, số 4/1976), Lê Bá Súy và Đinh
Xuân Dũng cho rằng “Nhìn trên cả hai mặt chiều rộng và chiều sâu của sự
nhận thức và thể hiện hiện thực, văn học chống Mĩ cứu nước đã có những
thành tựu đáng mừng. Tuy vậy chúng ta vẫn thiếu những tầm vóc tác phẩm
tương xứng với thời đại, thiếu một chiều sâu cần thiết so với cái hiện thực đồ
sộ và sâu thẳm, tác phẩm cuả ta vấn còn mỏng manh quá”[33,32]. Hầu nhƣ ít
xuất hiện những nhân vật có sức truyền cảm, sức hấp dẫn từ vẻ đẹp tự nhiên,
chân thật của nó. Trong chiến tranh, không phải lúc nào con ngƣời cũng can
trƣờng, gan dạ cũng có lúc run sợ trƣớc gian khổ, ác liệt và cái chết. Nhƣng
trong tác phẩm văn học lại không nhắc tới hay ít nhắc tới trạng thái đó.
Nguyễn Đình Tiên (Viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh – Văn
nghệ quân đội, số 9/1976) cũng cho rằng: “Qủa là có một khoảng cách khá lớn
14


giữa hiện thực chiến tranh cách mạng quá đỗi đa dạng và phong phú với cuộc
sống chiến tranh ít nhiều còn nghèo nàn và đơn điệu trong nhiều tác phẩm văn
học của chúng ta”. Nhà lý luận đặt vấn đề phải viết khác trƣớc đây, phải từ con
ngƣời mà nhìn sự việc, sự kiện, khối lƣợng thông tin và thông qua sự việc, sự
kiện, khối lƣợng thông tin mà soi rọi vào thế giới tinh thần của con ngƣời.
Văn chƣơng nói riêng và nghệ thuật nói chung đƣợc xem là một hình
thái ý thức xã hội, một công cụ nhận thức, một “vũ khí tư tưởng” [21,32].
Nhƣng xem ra vũ khí này của các nhà văn khi viết về chiến tranh còn chƣa
đƣợc sắc bén. Nhà phê bình Nguyễn Văn Long đã chỉ ra chỗ yếu của tiểu
thuyết viết về chiến tranh chính là “cuộc sống phong phú mãnh liệt của dân
tộc ta in bóng vào trang sách còn sơ lược, nghèo nàn mà nguyên nhân cơ bản

“là hạn chế nơi tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của người viết” [33,32].
Không thể đổ lỗi yếu kém này hoàn toàn cho các văn nghệ sĩ mà một phần
còn do hoàn cảnh chiến tranh chi phối. Bởi “trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ, do sự chi phối của quy luật chiến tranh, toàn xã hội phải vận hành theo
cơ chế chỉ huy, tập trung quan liêu bao cấp. Trong sự bao cấp đó có bao cấp
về tư tưởng” [72,99]. Điều này ảnh hƣởng to lớn đến cả giới lý luận, phê bình
lẫn giới sáng tác. Các nhà văn chỉ hƣớng tới một kiểu sáng tác thống nhất,
nghèo nàn sao cho khơi gợi lên đƣợc tinh thần, sức mạnh của dân tộc nhƣng
lại triệt tiêu động cơ suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của cá nhân.
Nguyễn Minh Châu trong vài trò ngƣời cầm bút cũng chỉ ra những hạn
chế mà rất nhiều tác phẩm viết về chiến tranh mắc phải. Trong bài Viết về
chiến tranh (Văn nghệ quân đội, số 11/1978) ông nhận xét: “Các nhà văn
chuyên viết về chiến tranh cầm bút trong một hoàn cảnh thật khác xa với
những cái mà đôi khi chúng ta đã bắt gặp trong hoàn cảnh xã hội hàng trăm
con người trải qua những biến đổi nhỏ nhặt”, “con người bị sự kiện lấn át”,
“nhân vật có khuynh hướng mô tả một chiều, thường là quá tốt, chưa thực”.
15


Ông còn chỉ rõ nguyên nhân trong ý niệm của văn học Việt Nam hình nhƣ coi
hiện thực là cái hiện thực ƣớc mơ, hiện thực mà số đông ngƣời khát khao tới
chứ không phải cái hiện thực đang tồn tại. Chính vì thế các tác phẩm thƣờng
xa rời với hoàn cảnh đời sống, hoàn cảnh chiến tranh, nhân vật phiến diện,
một chiều không gần gũi với con ngƣời thực tại – con ngƣời có nhiều bậc
thăng trầm trong cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là một kiểu nhƣ thế giới
nhân vật anh hùng. Nhà văn đã đề xuất hƣớng khắc phục hạn chế đó với tinh
thần phản tỉnh mạnh mẽ sẵn sàng khai chiến với những quan niệm tốt đẹp và
lâu dài của mình trên con đƣờng đi tới hiện thực, bởi hiện thực thì không thể
đƣợc nuôi mãi bằng ƣớc mơ mà phải nhìn thẳng vào thực tế đời sống, thực tế
con ngƣời.

Ngày 6/9/1979, báo Văn Nghệ đăng tải một bài viết Về một đặc điểm
của văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua của Hoàng Ngọc Hiến.
Ông đánh giá cao với những ý kiến của Nguyễn Minh Châu đồng thời đƣa ra
quan điểm phê phán những hạn chế của văn học vừa qua “nhìn chung, trong
sáng tác hiện nay, sự miêu tả cái phải tồn tại đang lấn át sự miêu tả cái đang
tồn tại”. Ngƣời nghệ sĩ sáng tác trên bình diện cái phải tồn tại dễ bị cuốn hút
theo trào lƣu miêu tả “sao cho phải đạo”, cho vừa lòng với những ƣớc mơ,
khát vọng mà họ đặt ra, còn ở bình diện cái đang tồn tại thì mối quan tâm
hàng đầu là miêu tả sao cho chân thật. Hoàng Ngọc Hiến còn đƣa ra những
nhận xét cá nhân với lập luận sắc bén khi phân tích diễn giải những luận điểm
cụ thể: “Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở ta trong giai đoạn vừa qua mang đậm
dấu ấn cao cả”, “ Nhân vật bị mờ nhạt vì không được nhìn nhận và xây dựng
như một cá nhân”, “bệnh sính lý luận khá phổ biên hiện nay thực chất là sự
coi thường tìm hiểu sự vật ở cấp sự kiện, cấp thực chứng, là sự thoát li thực
tiễn đời sống thực tại”. Ngay sau khi bài viết này ra đời nó đã trở thành một
hiện tƣợng văn học. Bên cạnh một vài cá nhân đồng nghiệp tán thành thì
16


Hoàng Ngọc Hiến đã bị coi là ngƣời đứng đầu “phủ nhận thành tựu văn học
cách mạng” trên diễn đàn và trong dƣ luận văn giới những năm 1975-1985.
Nguyên Ngọc cũng đƣa ý kiển chủ quan của mình khi viết về dòng văn
học cách mạng trong Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị nhà văn Đảng viên diễn ra
từ ngày 10 đến 12/6/1979. Bên cạnh một số luận điểm có sự gặp gỡ với luận
điểm của Hoàng Ngọc Hiến thì ông còn đƣa ra nhận định “khoảng mười năm
gần đây, văn học của ta có sự dừng lại”. ông còn chỉ rõ nguyên nhân của tình
trạng trì trệ văn học là do quan niệm thô thiển về chức năng của văn học đã
“dung tục hóa mối quan hệ giữa văn học và chính trị”, đã làm cho “phê bình
văn học thô thiển kéo dài”, “xói mòn năng lực thẩm mĩ của người đọc”, “xói
mòn ý chí xã hội trách nhiệm đúng đắn của nhà văn”.

Ngay lập tức Hoàng Ngọc Hiến và Nguyên Ngọc đã phải đƣơng đầu
với hàng loạt ý kiến. Nhà văn lão thành cách mạng Tô Hoài trong bài viết Về
một đặc điểm của văn học và văn nghệ ở nước ta trong giai đoạn vừa qua cho
rằng: “Liên hệ với tình hình văn học cách mạng thì Hoàng Ngọc Hiến lạc vào
những tiểu tiết không thật”. Theo Tô Hoài “không thể một xã hội đương vũ
bão tiến lên như xã hội Việt Nam mà trên công tác tư tưởng quan trọng như
mặt trận văn học mà thoạt trông như chỉ thấy vẻ nhợt nhạt trước tiên”. Tô
Hoài lấy dẫn chứng hàng loạt tác giả,tác phẩm để chứng minh sự in dấu của
sự nghiệp văn học cách mạng là không hề nhỏ, đồng thời nhà văn khẳng định
“thành tựu này không phải là chi tiết”. Theo Tô Hoài những ý kiến của Hoàng
Ngọc Hiến là “mớ lý luận rối bời” chỉ đúng với những tác phẩm yếu kém,
những cây bút non nớt. Ông dẫn giải cụ thể: “ Bản thân nội dung của một tác
phẩm không thể chia ra cái sẽ và cái đương có bao gồm cả cái đã và đương
đến”. Tô Hoài phản bác hoàn toàn luận điểm “văn học hiện thực phải đạo”
của Hoàng Ngọc Hiến. Nhà văn cho rằng luận điểm đó là “để gọi tính nết cho
loại văn học tiêu cực, cho phương pháp sáng tác thụ động không có tính tiên
17


phong chứ không thể là đặc điểm của Văn học cách mạng Việt Nam ở bất cứ
thời điểm nào”.
Với những cách nhìn khác biệt, vấn đề văn học viết về đề tài chiến
tranh đã trở thành mối quan tâm của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình,
những cuộc tranh luận diến ra gay gắt trong các hội nghị, diễn đàn. Tháng
3/1980, Hà Xuân Trƣờng cho đăng bài Văn nghệ ta phấn đấu vì sự nghiệp
của Đảng trên tạp chí Cộng sản nhƣ một đòn phản kích mạnh mẽ với những
quan điểm phiến diện, một chiều của Hoàng Ngọc Hiến. Hà Xuân Trƣờng đã
khẳng định thành tựu to lớn của nền văn học cách mạng và phê phán Hoàng
Ngọc Hiến nhƣ một ví dụ điển hình “chỉ đọc một số tác phẩm đã vội vàng xác
định đặc điểm”, “đã mắc sai lầm về mĩ học”, “nhận thức không đúng về tự

do của nghệ sĩ”.
Văn học chính là cuộc đời là bài phát biểu của Tố Hữu tại Hội nghị nhà
văn Đảng viên ngày 10/12/1979. Khi đánh giá về văn học cách mạng Tố Hữu
cho rằng các tác phẩm đã tạo ra một cái nền có lẽ chƣa đƣợc cao, “nhưng thật
là vô lý và bất công nếu cho rằng chưa có tác phẩm nào xứng đáng với dân
tộc” [33,39]. Đứng trên vai trò của những nhà lãnh đạo văn nghệ Tố Hữu đã
lên tiếng cảnh báo những ngƣời “không biết quý” những giá trị tự mình tạo
nên trong máu và nƣớc mắt. Bài viết của Tố Hữu dù không trực tiếp đối thoại
với Hoàng Ngọc Hiến nhƣng vẫn thể hiện mục đích phê phán một cách rõ rệt.
Trong bài viết Văn nghệ, vũ khí cách mạng của Trần Độ ra ngày
12/12/1980 cũng tiếp tục phê phán những quan niệm chủ quan của Hoàng
Ngọc Hiến đồng thời khẳng định thành tựu to lớn của văn học cách mạng.
Nhà lãnh đạo dù trân trọng “anh chị em nghệ sĩ băn khoăn suy nghĩ, hăng say
tìm tòi” nhƣng vẫn cho rằng đã có những cách nhìn lệch lạc đụng chạm đến
những nguyên tắc cơ bản trong đƣờng lối văn nghệ của Đảng.
Bằng tài năng uyên bác của mình, nhà thơ lão thành cách mạng Chế
Lan Viên đã cho đăng đàn Thư cuối năm đọc lúc đầu năm (văn nghệ số
18


2/1981) nhƣ một đòn phản công mạnh mẽ, với những lập luận sắc bén khiến
những ngƣời phủ nhận phải tâm phục. Chế Lan Viên đã chỉ ra cái sai của
Hoàng Ngọc Hiến là “tuyệt đối hóa văn nghệ, tuyệt đối hóa cá nhân”, trong
khi thực trạng đất nƣớc vừa thoát khỏi chiến tranh, Trung Quốc vấn đang lăm
le vùng biên giới thì dù bàn luận kiểu nào cũng không hợp lẽ.
Vấn đề Văn học phải đạo tiếp tục đƣợc Chế Lan Viên bác bỏ quyết liệt
hơn với bài viết Thư cuối năm – Tái bút đăng trên báo Văn nghệ số 2/1981.
Chế Lan Viên đã đƣa ra mƣời câu hỏi chỉ rõ sai lầm của Hoàng Ngọc Hiến :
“nghĩ nhầm cả giới mình”, “suy diễn”…
Dù những ý kiến trái chiều khi đánh giá về thành tựu văn học không

đƣợc tiếp tục bàn bạc trên báo chí thì đó vẫn là vấn đề mà các văn nghệ sĩ
quan tâm và đúc rút đƣợc nhiều bài học. Các ý kiến tranh luận không chỉ gói
gọn trong việc đánh giá văn học viết về chiến tranh, thành tựu của dòng văn
học cách mạng mà đã đề cập đến những vấn đề rộng lớn hơn và phức tạp hơn.
Đó cũng là một động lực thúc đẩy cho nền văn học và lý luận, phê bình giai
đoạn kế tiếp.
Cho dù nhìn chiến tranh ở góc độ nào thì cũng không thể phủ nhận
đƣợc những đóng góp của dòng văn học viết về chiến tranh trong dòng chảy
của văn học. Và dù nhìn chiến tranh ở hai chiều sáng và tối, ở những chiến
công hay gian khổ, hy sinh thì văn học viết về chiến tranh nhất là văn xuôi sau
1975 đã mở thêm một “lối rẽ mới trên dặm dài chiến tranh” (Nguyễn Hòa),
giúp ngƣời đọc nhìn sâu hơn vào hai cuộc kháng chiến đã đi qua. Cuộc chiến
ấy có những mất mát, hy sinh,có cay đắng và ngọt ngào, có những tình yêu
cao cả, đẹp đẽ, có cả những dục vọng tầm thƣờng Nhận thức mới về chiến
tranh để hiểu rõ hơn về quá khứ, về cái giá phải trả cho độc lập, tự do của Tổ
quốc, để trân trọng hiện tại và suy ngẫm về tƣơng lai, về trách nhiệm của mỗi
cá nhân với đất nƣớc, dân tộc. Làm đƣợc điều đó, văn học đã thực hiện đúng
chức năng của mình: hƣớng con nguời tới cái đích của chân, thiện, mĩ.
19


1.2.2. Sự tiếp tục của khuynh hướng sử thi trong một hoàn cảnh lịch sử
mới, một quan niệm nhân đạo mới
Rút kinh nghiệm từ những hạn chế của nền văn học cách mạng, khuynh
hƣớng sử thi vẫn là một đề tài đƣợc giới văn nghệ sĩ khai thác tích cực trong
một hoàn cảnh lịch sử mới với một quan niệm nhân đạo mới. Quan tâm đến
số phận con ngƣời chính là những nỗ lực đầu tiên của các tác phẩm văn xuôi
viết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến. Hầu hết các tác phẩm văn xuôi viết
thuộc khuynh hƣơng này đều khai thác chiến tranh theo cái nhìn bi tráng. Đó
chính là sự đổi mới mà văn xuôi trƣớc 1975 chƣa vƣơn tới đƣợc.

Cũng ở giai đoạn này, chiến tranh đƣợc mô tả ở hoàn cảnh ác liệt ở
những sự thật trần trụi thì con ngƣời – những cán bộ, chiến sĩ kia trong những
số phận bi thảm, những vết thƣơng sâu thẳm trong trái tim và con ngƣời đã
đƣợc thể hiện qua cái nhìn bi tráng của cảm hứng nhân đạo mới.
Nếu trƣớc 1975 ngƣời ta nhớ về cuộc kháng chiến hào hùng của dân
tộc với những ngƣời con ƣu tú, đó là chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng), anh
Trỗi (Sống như anh), là chị Sứ (Hòn đất), anh Núp (Đất nước đứng lên), ,
với mối tình đẹp nhƣ huyền thoại của Nguyệt và Lãm(Mảnh trăng cuối rừng),
với hình ảnh của những ngƣời con Tây nguyên quật khởi, kiên cƣờng (Rừng
xà nu). Thì sau 1975 văn học dƣờng nhƣ trầm lại. Lúc này, những chiến dịch
rộng lớn, những cuộc chiến dịch kéo dài với biết bao khó khăn, gian khổ và
mất mát, hy sinh đƣợc tái hiện trong những tác phẩm: Nắng đồng bằng của
Chu Lai; Đất miền Đông của Nam Hà; Trong cơn gió lốc của Khuất Quang
Thụy; Biển gọi của Hồ Phƣơng, Trên những chặng đƣờng ấy, ngƣời lính
luôn phải đổi mặt với rất nhiều những khó khăn và thử thách. Chiến tranh
đồng nghĩa với sự hủy diệt. Bất cứ ngƣời lính nào cũng phải chuẩn bị tinh
thần đối diện với hy sinh, với chết chóc, đau thƣơng.
Âm hƣởng sử thi vẫn đƣợc tiếp tục thể hiện với hàng loạt tiểu thuyết, kí
sự, và hồi kí viết về chiến tranh. Đã xuất hiện nhiều nhân vật cá tính, có chiều
20


sâu, thế giới nhân vật cũng trở nên gần gũi hơn với ngƣời đọc. Bằng chứng là
“năm 1978, Kí sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân ra đời với số
lượng in 12.000 bản và được giới phê bình quan tâm đặc biệt. Hàng loạt bài
viết đã được đăng tải trên các báo chí” [33, 42]. Tác phẩm kí này đƣợc đón
nhận nồng nhiệt và đƣợc giới lý luận, phê bình đánh giá rất cao về tính chân
thực, hùng hồn của tác phẩm khi viết về chiến tranh. Nguyễn Tuân ca ngợi tác
phẩm “có nhiều đoạn hay”. Nguyễn Thành Long (Về tập “Kí sự miền đất lửa”
– Văn nghệ, số 35/1979) cho rằng tác phẩm đã làm rõ chân lí: “không có thể

loại văn học nào là bé cả” [33,42]. Tác phẩm đã làm nổi bật không chỉ tính
ác liệt của cuộc chiến tranh mà còn làm nổi bật lên số phận của con ngƣời, số
phận của cả một vùng đất và số phận của ngƣời viết. Tập kí này đã làm đƣợc
việc mà dòng văn học viết về chiến tranh chƣa làm đƣợc đó là đƣa ngƣời anh
hùng trở về một con ngƣời rất đỗi bình thƣờng. Với họ chiến tranh không chỉ
là anh hùng ca mà còn là những giây phút yếu lòng, một ám ảnh không nguôi
của những nỗi lòng mong muốn có cuộc sống yên bình, đó là ƣớc mơ bình dị
mà ai ai trên đất nƣớc chiến tranh này đều mong muốn. Chính những miêu tả
tâm lý rất gần gũi, thân quen với mỗi ngƣời nên ngƣời đọc cảm nhận đƣợc
tính chân thực, cảm nhận đƣợc suy nghĩ của tác giả là suy nghĩ của chính
mình nếu ở trong hoàn cảnh đỏ. Nỗi ám ảnh ấy tạo nên hơi cảm xúc đằm
thắm, nhân hậu trên nhiều trang ghi chép, làm xao xuyến cả những dòng viết
nhƣ văn, bản tin, lời thống kê công việc. Điều đáng ca ngợi trong tác phẩm
này là tác giả đã kéo gần hơn khoảng cách giữa văn học với thực tế chiến đấu
của dân tộc. Các tác giả đã khéo léo sử dụng bút pháp tƣ liệu, lối kể tuy đậm
chất nhân học nhƣng không khiến tập kí bị khô cứng, mà chất sử liệu và chất
văn học hòa quyện vào nhau tạo nên mạch cảm hứng cuốn hút ngƣời đọc
xuyên suốt tác phẩm. Những lời kể xen lần những đoạn trích tạo nên một
giọng điệu nhịp nhàng gần nhƣ không nhìn thấy đƣợc “vết nối”.

×