Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





NGUYỄN THỊ PHƢƠNG


PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
(QUA MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN,
ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÖ, NGƯỢC DÕNG NƯỚC LŨ)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số :60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Tôn Thảo Miên



HÀ NỘI, NĂM 2014



LỜI CẢM ƠN



Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin bày tỏ tới PGS.TS Tôn Thảo Miên – người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trong Ban Giám hiệu
trường ĐHSP Hà Nội II, Viện Văn học Việt Nam, trường ĐHKHXH và NV,
Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội,
Khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội II cùng các thầy cô giáo trong Phòng
Sau Đại học trường ĐHSP Hà Nội II.
Và xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè , đồng
nghiệp, đã luôn động viên , giúp đỡ tôi trong thời gian học tập , nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương



MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 3
4. Mục đích nghiên cứu 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và bố cục luận văn 11
6. Đóng góp của luận văn 11
NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1 12
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ SỰ
HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT 12
MA VĂN KHÁNG 12
1.1. Khái quát về phong cách nghệ thuật 12
1.1.1. Một số quan niệm về phong cách nghệ thuật 12
1.1.1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài 12
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong nước 14
1.1.1.3. Quan niệm về phong cách nghệ thuật của tác giả luận văn 19
1.1.2. Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách nghệ thuật 19
1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ thuật
tiểu thuyết Ma Văn Kháng 20
1.2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ
thuật nhà văn nói chung 20
1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ
thuật nhà văn Ma Văn Kháng. 23


1.2.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn 23
1.2.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới 27
CHƢƠNG 2 30
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 30
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học và trong tiểu thuyết
Ma Văn Kháng. 30
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 30

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng. 31
2.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 35
2.2.1. Khái niệm nhân vật 35
2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 36
2.2.2.1. Nhân vật trí thức 36
2.2.2.2. Nhân vật người phụ nữ 50
2.3. Các phƣơng thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng 55
2.3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 55
2.3.2. Nghệ thuật khắc họa thế giới tâm linh của nhân vật 60
CHƢƠNG 3 66
GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG 66
3.1. Giọng điệu nghệ thuật 66
3.1.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 66
3.1.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ đối
mới của Ma Văn Kháng 69


3.1.2.1. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng 70
3.1.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận 80
3.1.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm 87
3.1.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa 92
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 96
3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 96
3.2.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 98
3.2.2.1. Đối thoại 99
3.2.2.2. Độc thoại nội tâm 102
KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113


















1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Phong cách nghệ thuật là một vấn đề có tính lý luận và thực tiễn quan
trọng của ngành ngữ văn nói chung và chuyên ngành lý luận nói riêng. Việc
nghiên cứu phong cách nghệ thuật sẽ giúp người nghiên cứu có được một hệ
thống những luận điểm quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm khám phá
những nét độc đáo trong sáng tác của nhà văn trong một trào lưu, một nền văn
học.
Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả
năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không

gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về
thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng , phức tạp và khả
năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội.
Tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” – quan
niệm này được các nhà nghiên cứu đưa ra từ thế kỉ XIX. Từ đó đến nay trải
qua hơn một thế kỉ văn học, thể loại này vẫn đứng ở vị trí then chốt trong đời
sống văn học toàn nhân loại. Là một cấu trúc tự sự lớn tiểu thuyết có những
khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện
thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của xã hội, của số
phận con người, của lịch sử, triết học , văn hóa, đạo đức, phong tục…
Tiểu thuyết đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành diện mạo
sáng tác Ma Văn Kháng trong nền văn học việt nam đương đại. Chính vì vậy
khi triển khai luận văn này, chúng tôi hướng tới tiểu thuyết-thể loại được đánh
giá là khởi sắc nhất để tiếp cận với phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong trong thời kì
văn học đổi mới. Người ta quan tâm đến ông không chỉ vì ông là một cây bút
có bút lực dồi dào mà còn thấy ở ông những ý tưởng mới mẻ, táo bạo và khá


2
sâu sắc trong việc khám phá, lý giải con người và cuộc sống. Đóng góp ấy
của ông cùng với một số nhà văn đương thời làm nên một diện mạo mới cho
nền văn học Việt Nam đương đại.
Toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng được sáng tác theo hai mảng đề
tài lớn với hai cảm hứng chủ đạo: đề tài về dân tộc miền núi với cảm hứng sử
thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó có những tác
phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế và dịch ra tiếng nước ngoài: Xa
Phổ đoạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của tuần báo
văn nghệ 1967-1968, tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng hội nhà
văn Việt Nam 1995. Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng hội nhà văn

1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á
(1998) và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001). Với những
thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của mình trong nền
văn học Việt Nam đương đại.
Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về tác giả
Ma Văn Kháng và các tác phẩm của ông. Nhưng hầu hết là những đánh giá,
nhận định chung về từng tác phẩm cụ thể, về hình tượng nghệ thuật… Với các
công trình nghiên cứu công phu như các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tuy
đã hướng vào những khía cạnh chuyên biệt như: kiểu nhân vật đặc trưng của
thể loại, cảm hứng nghệ thuật hoặc những dấu hiệu đổi mới văn học qua sáng
tác của ông và một số nhà văn tiêu biểu cùng thời, nhưng việc đi sâu tìm hiểu
nghiên cứu , khám phá phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
từ góc độ cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật để thấy sâu sắc hơn
quan niệm của nhà văn về hiện thực cuộc sống và con người trong một giai
đoạn phát triển đầy phức tạp của xã hội thì vẫn còn khoảng trống.
Với nhứng lý do trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Phong cách
nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng (qua - Mùa lá rụng trong vườn, Đám


3
cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ) làm đề tài nghiên cứu của
mình. Việc nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề này sẽ giúp chúng ta thấy rõ
vị thế của các yếu tố phong cách nghệ thuật (cái nhìn, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ) trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của
nhà văn. Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng về phương
diện sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, đồng thời đề tài cũng
góp phần làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người
yêu thích văn học Việt Nam hiện đại.
Hy vọng đây là một hướng tiếp cận có ý nghĩa góp phần vào việc
nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm của Ma Văn Kháng Văn Kháng trong và

ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng mong được góp thêm
tiếng nói khẳng định và làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật tiểu thuyết phong
phú và độc đáo của cây bút này cũng như bổ sung thêm cách nhìn nhận đánh
giá về một tác giả văn xuôi hiện đại Việt Nam kể từ sau 1975 cho đến nay.
2. Lịch sử vấn đề
Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể
vào công cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975. Một trong những đóng
góp ấy là sự đổi mới về cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật. Ông “đã
cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết tìm hướng đi mới trong lao
động sáng tạo nghệ thuật”. Ngay từ khi truyện ngắn “Phố cụt” ra đời (1959)
và đặc biệt là những tác phẩm xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu những năm
80 của thế kỉ XX, Ma Văn Kháng đã được đông đảo dư luận, độc giả và các
nhà phê bình quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình của các nhà
văn, các nhà thơ và các nhà nghiên cứu như: Phong Lê, Lã Nguyên, Trần
Đăng Xuyền, Tôn Thảo Miên, Nguyễn Ngọc Thiện, Tô Hoài, Nguyễn Bích
Thu, Bùi Việt Thắng, Thiếu Mai, Trần Đăng Khoa…đã được đăng tải trên
sách báo tạp chí chuyên ngành, đặc san hay nhật báo trong suốt thời gian qua.


4
Đáng lưu ý nhất trong loạt bài về Ma Văn Kháng là những bài viết “Khi nhà
văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”(1999) của PGS TS Lã Nguyên,
“Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn sáng tạo” (1999),“Con người
qua những dòng xoáy của ham muốn đời thường” (2000), “Tiểu thuyết về đề
tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng” (2003)…của PGS TS Nguyễn
Ngọc Thiện và gần đây nhất phải kể đến “Trữ lượng Ma Văn Kháng” (2005)
của GS Phong Lê.
Tác giả luận văn đặc biệt chú ý đến những ý kiến của nhà nghiên cứu
phê bình Nguyễn Ngọc Thiện, qua hệ thống bài viết của mình lại dành sự tâm
huyết nhiều hơn đến tiểu thuyết. Ông hiện nay là nhà nghiên cứu dành sự

quan tâm lớn nhất và có nhiều kiến giải về văn xuôi Ma Văn Kháng Văn
Kháng. Theo ông, tiểu thuyết về miền núi của Ma Văn Kháng Văn Kháng
“làm sống lại bức tranh hiện thực mang tính sử thi về con đường của các dân
tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời đi theo cách mạng” thông qua một thế
giới nhân vật đặc sắc gồm “những chân dung chân thực, đầy chất biếm họa về
loại nhân vật địch, nhân vật tiêu cực”, “những người con yêu quý của dân tộc
Hmông”. Tác giả cũng cho rằng “từ Đồng bạc trắng hoa xòe đến Gặp gỡ ở La
Pan Tẩn, Ma Văn Kháng đã có bước tiến dài về tư duy tiểu thuyết, bút lực
ngày càng uyển chuyển, tung hoành , lão thực” . Bên cạnh đó, bàn về thế giới
nhân vật trong văn xuôi thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng, Nguyễn Ngọc
Thiện nhận thấy nhà văn “đã hướng ngòi bút chú mục đào sâu, soi lật cặn kẽ,
nghiêm ngặt vào khía cạnh hiện diện như thực thể khó nắm bắt trong đời sống
con người hiện đại hôm nay. Đó là sự thúc đẩy chi phối nhiều khi với sức
mạnh vô hình nhưng khắc nghiệt của những ham muốn tiềm ẩn nơi mỗi con
người hoặc là sự xung đột, va chạm gay gắt về lợi ích giữa những dục vọng
của những cá thể khác nhau”. Nhìn chung, theo nhà nghiên cứu này, văn xuôi
Ma Văn Kháng không xa lạ với cuộc sống con người, nó khơi dậy cho người


5
ta những cảm xúc phong phú về trạng thái nhân thế. Chất nhân văn, vẻ bi
tráng và nét trữ tình đằm thắm ngày càng ngời lên, phát lộ và đó là nét đặc sắc
riêng trong văn phẩm của ông. Đây là những gợi ý rất quan trọng của tác giả
luận văn khi xem xét sự thay đổi theo hướng hiện đại hóa của tư duy nghệ
thuật Ma Văn Kháng, kể từ những sáng tác sau này về đề tài đô thị gắn với
thế sự, đời tư.
Bên cạnh những nghiên cứu mang tính hệ thống khoa học của PGS. TS
Nguyễn Ngọc Thiện, còn là rất nhiều những công trình bài viết của nhiều nhà
nghiên cứu phê bình tên tuổi. Bởi tiểu thuyết Ma Văn Kháng đương đại đã
thực sự gây được sự chú ý,quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như

giới nghiên cứu, phê bình văn học và đã trở thành hiện tượng văn học một
thời. Các tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút
giữa cảnh đời…đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi làm cho đời sống văn học
đương đại trở nên phong phú va đa dạng hơn.
Mưa mùa hạ (1982) là tác phẩm đầu tiên của nhà văn được thể hiện tinh
thần đổi mới được nhiều người quan tâm. Trên tờ báo văn nghệ số 15 ra ngày
19/4/1983, tác giả Trần Đăng Xuyền đã đưa ra nhận xét khái quát về tác phẩm
“Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ ở chỗ mạnh dạn lên án cái tiêu cực mà
chủ yếu xây dựng được cách nhìn,thái độ đúng đắn trước những cái xấu, cái
ngáng trở bước đi lên chủ nghĩa xã hội”.Nhà văn Tô Hoài trong bài viết “Đọc
Mua mùa hạ” trên báo văn nghệ số 154 ra tháng 9 năm 1983 đã khẳng định:
“Mưa mùa hạ là toàn cảnh xã hội hiện nay thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ mầu sắc
thật chính xác và phong phú… Ở Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng chứng tỏ tài
năng thể hiện được những chi tiết độc đáo trong miêu tả người, quang cảnh và
nội tâm”…
Sau Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (1985) là tác phẩm nhận
được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, nó “là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất


6
của Nhà xuất bản phụ nữ từ xưa đến nay”. Trong những ý kiến nhận xét đánh
giá về Mùa lá rụng trong vườn có một số ý kiến đáng lưu tâm. Tác giả Trần
Đăng Xuyền trong bài “Phải chăm lo cho tất cả mọi người” trên báo Văn nghệ
số 40 ra ngày 5/10/1985 nhấn mạnh “Viết Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn
Kháng đã rọi một luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con người trong thời
kì khó khăn phức tạp hiện nay”. Trong bài viết “Bàn thêm về Mùa lá rụng
trong vườn”. Nguyễn Văn Lưu trên báo văn nghệ số 25 ra ngày 21/6/1986 đã
nhận xét: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả lời cho sự khám
phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người, mối quan hệ cá
nhân- gia đình – xã hội. Nhà văn tái hiện đời sống trong mỗi gia đình Việt

Nam hiện nay, đặt ra những vấn đề bức thiết,mỗi con người, mỗi gia đình
phải sống như thế nào và xã hội phải quan tâm lại như thế nào”. Năm 1999,
trong “Cuộc thảo luận tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn) lá rụng trong
vườn của Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái đã có những nhận xét sắc sảo: “so với
Mưa mùa hạ, cuốn tiểu thuyết này vượt lên với cách nhìn đời, nhìn người lịch
lãm, không duy lý mà hợp tình, phải lẽ, với nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh
túy, điêu luyện… Nó là tiểu thuyết đã đạt đến độ hoàn chỉnh”…
Sau Mùa lá rụng trong vườn, sự xuất hiện của cuốn tiểu thuyết Đám
cưới không có giấy giá thú) cưới không có giấy giá thú (1989) thực sự gây lên
một cơn sốt. Một loạt các bài viết bàn về tác phẩm này ra đời: “Nếu đời là
một vại dưa muối hỏng” (Vũ Dương Quỹ), “Nếu Đám cưới không có giấy giá
thú) cưới không có giấy giá thú”(Nguyễn Văn Lưu), “Đám cưới không có
giấy giá thú” (Mai Thục)…Ngày 11.1.1990, báo Văn nghệ đã tổ chức “Cuộc
thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú” với sự tham gia của
nhiều nhà văn nhà nghiên cứu phê bình văn học có tiếng. Trong cuộc thảo
luận, những người tham gia đã bàn về cả những mặt thành công và hạn chế
của tác phẩm cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Theo GS Phan Cự


7
Đệ “tác phẩm có nhiều trang sinh động hấp dẫn trong đối thoại, tranh luận
hoặc dựng người dựng cảnh, nhưng cũng có nhiều trang chìm sâu một cách
nặng nề vào suy tư, những biện giải mảng màu sắc duy lý của tiểu thuyết luận
đề”
Đến năm 1999, Ma Văn Kháng tiếp tục gây chú ý đối với dư luận bởi
cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ. Hồ Anh Thái nhận xét “cảm hứng phê
phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình…Dường nhưn tập hợp đầy đủ
mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây”.
Nguyễn Ngọc Thiện khi bàn về tác phẩm này trong cuốn sách “Tài năng và
bản lĩnh nghệ sĩ” (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2000) của Ma Văn Kháng ánh

lên các sắc thái thẩm mĩ khác nhau: cái lý tưởng, cái cao cả đi bên cạnh những
cái đê tiện, thấp hèn, cái bi tráng, thăng hoa ngẫu hứng đan xen với cái hài
hước thô kệch,dung tục, sắp đặt lộ liễu giọng điệu và giọng văn cũng biến hóa
linh hoạt…Tác phẩm đạt đến trình độ điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối
thoại và độc thoại”. Cuốn sách sau khoi ra đời dã được dịch ra nhiều thứ tiếng
như : tiếng Anh,tiếng Thụy Điển và đã nhận được những ý kiến đánh giá ban
đầu,đáng chú ý là ý kiến của Wayne Karlin – nhà văn Mỹ. Trong lời giới
thiệu cho cuốn sách (Bản tiếng Anh, in tại nhà xuất bản Curbstone
Pess,2000), đã đánh giá thành công lớn nhất của tiểu thuyết Ngược dòng nước
lũ là ra đặt một trong những vấn đề cơ bản mà tiểu thuyết hiện đại phải đặt
ra: Đâu là cách tốt nhất để sống giữa dòng nước xiết này khi mà tất cả chúng
ta đều lênh đênh không tay lái?” [61-140], đồng thời đánh giá về thành
công trong việc xây dựng chân dung nhân vật của Ma Văn Kháng: Trong
khi xây dựng Khiêm như một con người động cơ trong sáng, một con người
nhất quán, thành công thực sự của Ma Văn Kháng ở Ngược dòng nước lũ)
dòng nước lũ được thể hiện trong việc sáng tạo ra nhân vật Hoan… Hoan
đạt đến tâm phức tạp hiếm có trong số những nhân vật nữ mà Văn học Việt
Nam miêu tả


8
Các công trình bài viết đã đánh giá thẩm định văn chương Ma Văn
Kháng trên các góc độ: đề tài, nội dung và cách phản ánh hiện thực, cách kết
cấu, cách xây dựng nhân vật, ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống và con
người…
Ở các bài viết mỗi tác giả có cách đánh giá phê bình riêng xong nhìn
chung các tác giả đều xuất phát từ cái nhìn biện chứng từ bản chất văn học, từ
nguyên lý tiếp cận và tiếp nhận văn học. Những ý kiến những nhận định của
họ rất khoa học, thỏa đáng về cả mặt được lẫn mặt chưa được của ngòi bút
Ma Văn Kháng. Có thể coi đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu ích để người

viết luận văn hiểu thêm về văn chương Ma Văn Kháng.
Trong nghiệp cầm bút của mình bên cạch sự thành công về thể loại
tiểu thuyết, Ma Văn Kháng cũng gặt hái những thành công đáng kể ở thể loại
truyện ngắn. Thời kì 1975-1985 Ma Văn Kháng tập trung sáng tác tiểu thuyết
và ông đã đạt được nhiều thành công. Đồng bạc trắng hoa xòe (1979); Vùng
biên ải (1983) đã tái hiện được “cả một giải đoạn lịch sử ngắn ngủi những rắc
rối vào bậc nhất của CMVN, tiến hành trên một vùng núi phong kiến nghéo
nàn lạc hậu”[61-140]. Theo Hoàng Tiến, Đồng bạc trắng hoa xòe đã xác định
lên hàng loạt nhân vật nào cũng có đường dẫn riêng, phát triển tâm lý và tính
cách như là nhân vật chính và “tác giả thành công đặc biệt là nhân vật người
Mèo với lối sử dụng cách nói miền núi”[61-140]. Bên cạch việc đánh giá
thành công của tác phẩm ông cũng chỉ ra được những hạn chế của việc xử lý
nhân vật, ông cho rằng tác giả “ như một phù thủy non tay cướp gọi âm binh
lên dầy đặc nhưng không đủ sức sai phái chúng”[61-145], Vùng biên ải
(1983) ra đời thể hiện sự đấu tranh quyết liện căng thẳng giữa lực lượng cách
mạng và phản cách mạng, đặc biệt là sự hoành hành của hiện tượng quái gở
nhất trong giai đoạn lịch sử này mà ta gọi là thổ phỉ. Bài viết của Đỗ Ngọc
Thạch đã khẳng định Ma Văn Kháng đã đạt được những thành công nhất định


9
trong xây dụng nhân vật, phản ánh chiều sâu tâm lý nhân vật “sáng tạo nên
một hệ thống nhân vật có tính cách mạnh mẽ và sắc nét, mỗi nhân vật đều có
vị trí xứng đáng trong tác phẩm”[60-135], ta không còn thấy sự rạch ròi giữa
cái xấu cái tốt, cái ác , cái thiện như các tác phẩm ở thời kì trước mà cái xấu
,cái thấp hèn, cái ác nó chui lủi ở mọi nơi. Đám cưới không có giấy giá thú
(1989)…với những tác phẩm này Ma Văn Kháng đã chứng mình ông không
chỉ là nhà văn của vùng cao, mà ông đã tạo ra một sắc thái mới cho mảnh đất
đồng bằng này. Nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề về con người trong cuộc sống
ngày hôm nay. Nhân vật trong tác phẩm của ông trở nên phong phú đa dạng

và phức tạp hơn. Ma Văn Kháng “có những thể hiện và khả năng khám phá
con người ở nhiều chiều,nhiều bình diện xuất từ cái nhìn nhân đạo về con
người”[66]. Ông cho rằng phải có một cái nhìn mềm dẻo linh hoạt uyển
chuyển hơn về con người.
Gần đây còn có những công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến ngôn
ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như luận văn Thạc sĩ của
Lê Thanh Hùng (2006) – Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đổi mới
(Giai đoạn sáng tác 1980 – 1989); Lê Minh Chung (2007) – Tiểu thuyết Ma
Văn Kháng thời kì đổi mới; Đỗ Thị Thanh Quỳnh (2006) – Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng; luận án tiến sĩ của
Nguyễn Thị Huệ (2000) – Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi của Việt
Nam từ 1980 đến 1986 – Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn…
Từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu sáng tác của Ma
Văn Kháng ở từng khía cạnh cụ thể có liên quan đến những vấn đề mà luận
văn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma
Văn Kháng thời kỳ đổi mới ít nhiều đã được tìm hiểu, đề cập đến. Tuy nhiên,
những công trình đó mới chỉ dừng lại ở những ý kiến, nhận định có tính khái


10
quát, tổng hợp. Mặc dù vậy, trong mức độ nhất định, các tài liệu kể trên sẽ là
những gợi ý, định hướng, là nguồn tư liệu quý báu và cần thiết cho chúng tôi
trong quá trình nghiên cứu của mình
Luận văn sẽ góp thêm cách nhìn nhận, tiếp cận với phong cách nghệ
thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn, luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề
thuộc phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng mà chỉ đi sâu tập
trung vào 3 vấn đề: một số vấn đề lý luận phong cách, các yếu tố hình thành

nên phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng; thế giới nhân vật, các kiểu nhân
vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.
Trong quá trình nghiên cứu những sáng tác của Ma Văn Kháng , chúng
tôi tập trung vào một số tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn như Mùa lá rụng
trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ. Tuy nhiên
để thấy rõ sự chuyển hướng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, chúng
tôi có đề cập đến sáng tác của nhà văn trước đổi mới và có so sánh với những
nhà văn khác.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Phong cách nghệ thuật tiểu
thuyết Ma Văn Kháng (qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy
giá thú, Ngược dòng nước lũ) nhằm hướng tới mục đích cụ thể như sau:
Luận văn chỉ ra được những nét đặc sắc riêng trong thế giới nghệ thuật
của nhà văn từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn
Kháng.
Nâng cao khả năng cắt nghĩa, lý giải truyền thụ cho giáo viên - học
sinh trong quá trình giảng dạy và học tập về tác phẩm của Ma Văn Kháng
trong trường THPT.


11
Chỉ ra yếu tố chi phối nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của Ma
Văn Kháng, qua đó khẳng định mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa các yếu
tố nổi trội: Vấn đề lý luận phong cách, các yếu tố hình thành nên phong cách
tiểu thuyết Ma Văn Kháng; thế giới nhân vật, các kiểu nhân vật, nghệ thuật
xây dựng nhân vật; ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Khẳng định sự đóng
góp to lớn của Ma Văn Kháng trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và bố cục luận văn
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp khái quát, tổng hợp
 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận phong cách nghệ thuật và sự hình
thành phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng.
Chương 2. Thế giới nhân vật: trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng .
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Ma
Văn Kháng.
6. Đóng góp của luận văn
Chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng.
Qua thế giới nhân vật, ngôn ngữ giọng và điệu góp phần khẳng định vị thế
của Ma Văn Kháng trong văn học Việt Nam đương đại.




12
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ
SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG

1.1. Khái quát về phong cách nghệ thuật
1.1.1. Một số quan niệm về phong cách nghệ thuật
Khái niệm phong cách có nguồn gốc từ “stylos” (Hy Lạp), “stylus”

(La Mã), “style” (Pháp). Nó được coi như một thuật ngữ của ngôn ngữ học,
nghệ thuật và văn học (với nghĩa khởi đầu là “nét chữ, bút pháp”).
Có nhiều định nghĩa về phong cách - những định nghĩa này xòe ra
như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù thẩm mỹ rộng
nhất, bao quát và sự thừa nhận nó như những đặc điểm của một tác phẩm văn
học riêng lẻ (theo M. B. Khravchenco).
Ở đây tạm thời chúng tôi chia làm hai khu vực:
1 - Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài (chủ yếu là Liên
Xô cũ)
2 – Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong nước.
Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua một số quan niệm trong hai
khu vực đó
1.1.1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài
Ở Phương Tây ngay từ thời cổ đại với các đại biểu xuất sắc như
Platon, Aristotle, khái niệm phong cách đã được nghiên cứu và vận dụng. Thế
kỷ XIX - XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc.


13
Do điều kiện tài liệu có hạn, ở đây chúng tôi nghiên cứu chủ yếu dựa
trên các định nghĩa khác nhau về phong cách của các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ.
Đ. Likhachev đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò phong cách của nhà văn
trong việc tái tạo hiện thực đời sống bằng các phương tiện nghệ thuật, đồng
thời nhìn nhận phong cách với hai tư cách: “Phong cách như là hiện tượng
ngôn ngữ văn học và phong cách như là một hệ thống hình thức và nội dung
nhất định”. Còn Ar. Grigorian nêu lên mối quan hệ gắn bó giữa phong cách
và phương pháp, thế giới quan, bút pháp của cá nhân nghệ sĩ:“Phong cách là
sự thống nhất cao nhất của tất cả các phạm trù đó”.
V. Turbin nhấn mạnh tới yếu tố ngôn ngữ trong việc định hình một
phong cách. V. Jirmunxky chú ý tới thế giới quan và sự thể hiện thế giới quan

đó bằng các phương tiện ngôn ngữ thông qua hình tượng.
V. Kôvakev coi “Phong cách là sự thống nhất chỉnh thể của nhà
văn”. L. Novichenco hiểu phong cách văn học là vẻ đặc thù trong những tác
phẩm của nhà văn hoặc nhóm nhà văn có chung quan điểm về cuộc sống. Và
phong cách biểu hiện tính đặc trưng về hình thức và nội dung tác phẩm.
V. Đneprov và Ya. Elxberg đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn
chỉnh về phong cách: “Phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có
tính nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và
trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của
đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn và của
phương pháp cuả anh ta vốn thống nhất với thế giới quan. Phong cách được
hình thành từ tất cả những yếu tố ấy, nảy sinh từ chúng mà ra. Phong cách -
đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của nó”.
Trong “Trong cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học”,
M. B. Khravchenco đã dành cả chương 3 để bàn đến những vấn đề phong
cách. Tác giả đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách của các


14
nhà nghiên cứu Liên Xô cũ (như đã nêu trên) để khẳng định sự phong phú và
tính đa dạng trong quan niệm về phong cách. Tuy không có sự thống nhất
chung, nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đã nhất trí coi phong cách là
“biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo nhà văn, sự hoàn chỉnh của
nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn đối với thế giới”. Phong cách
cá nhân được hình thành dần trong quá trình sáng tạo, trong việc nắm bắt và
xử lý các vấn đề của cuộc sống; bằng các thủ pháp nghệ thuật, các phương
thức kết cấu tác phẩm, các yếu tố ngôn ngữ, đề tài, nhân vật, tư tưởng… Với
tất cả các yếu tố nội dung và hình thức mang tính đặc thù của tác phẩm, nhà
văn sẽ tạo lập cho mình một phong cách riêng. Bên cạnh tính ổn định, nhà văn
phải tránh lặp lại mình bằng cách đi tìm những phương thức thể hiện mới.

Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách nghệ thuật có nhiều quan
điểm khác nhau nhưng tựu trung lại có hai nguồn ý kiến cơ bản: một nhấn
mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và yếu tố hình thức của tác
phẩm; một cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính
nội dung.
Mặc dù vậy, vẫn có thể nhận ra sự thống nhất, bởi các tác giả đều
quan tâm đặc biệt đến hai yếu tố: thứ nhất là nội dung và hình thức nghệ thuật
của tác phẩm văn chương và thứ hai tài năng độc đáo của cá nhân nghệ sĩ.
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong nƣớc
Phong cách văn học, theo Trần Đình Sử, tuy khuynh hướng có khác
nhau, song về đại thể hầu hết các nghiên cứu đều có cách tiếp cận chung khá
thống nhất là xét tần xuất để xác định hiện tượng độc đáo, sau đó xây dựng
mô hình chỉnh thể, hệ thống, giải thích các hiện tượng tìm được về mặt quan
niệm của thời đại và của tác giả. Đó là cách tiếp cận khách quan.
Hoài Thanh có lần viết về phong cách trong phê bình văn học: “Chớ
vội đi tìm cái gọi là phong cách. Hãy cứ nghiên cứu thật sâu, thật kỹ, gắng


15
phát hiện những vấn đề ẩn khuất bằng cả tâm hồn và trí tuệ của mình, kỳ thật
chín. Sau đó hãy cầm bút. Và hãy cố biểu đạt sao cho chính xác nhất, gọn
nhất ý tưởng của mình. Lúc này, phong cách tự nó sẽ đến. Không phải mất
công tìm kiếm gì cả. Bởi vì phong cách chính là tổng thể quá trình sáng tác
đó”. Ý kiến đó phải chăng cũng là quan niệm phong cách văn chương nói
chung?
Một trong những người đầu tiên thực hành phê bình phong cách học ở
Việt Nam là Phan Ngọc với công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong
Truyện Kiều. Công trình này là một tìm tòi về phong cách học trong khi bộ
môn này ở Việt Nam còn thiếu một lý luận nhất quán để khẳng định như một
khoa học thật sự. Ông phải tiến hành xây dựng lại các khái niệm của môn

phong cách học, khám phá mối quan hệ nội dung và hình thức với tần suất lặp
lại của một hiện tượng sau đó kiểm chứng trên trục lịch sử và thời đại. Theo
Phan Ngọc, mỗi một ký hiệu ngôn ngữ có hai mặt, mặt thông báo và mặt biểu
cảm. Phong cách học là khoa học nghiên cứu mặt biểu cảm của ngôn ngữ:
các kiểu lựa chọn và giá trị biểu cảm của các kiểu lựa chọn ấy. Một kiểu lựa
chọn có giá trị thẩm mỹ trước hết phải được chuẩn bị về ngữ cảnh, môi trường
sống cho nó và của nó. Đánh giá một hiện tượng phong cách học chính là
nhận xét xem nó phù hợp với ngữ cảnh hay không.
Sau khi đã trình bày một cách sáng rõ quan điểm của mình về phong
cách và phong cách học, Phan Ngọc đi sâu tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong truyện Kiều. Ông đã thực hiện một loạt những đối lập Truyện Kiều với
tất cả những gì liên quan đến Truyện Kiều trước đó để tìm ra cái bước đổi
mới của Nguyễn Du. Như thế phong cách học của Phan Ngọc không còn là
phong cách học hình thức, mà đã gắn chặt với nội dung, điều kiện lịch sử và
khu biệt với phong cách thời đại.


16
Đỗ Lai Thúy thì coi phong cách là sự lệch chuẩn. Mỗi thời đại văn
hóa tạo ra một phong cách của mình, và mỗi nhà văn sống trong thời đại đó
lại có phong cách riêng. Phong cách của họ chính là sự lệch so với cái chuẩn
của thời đại. Từ ý tưởng trên, Đỗ Lai Thúy đã đối sánh hai phong cách thơ
nôm: Bà huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương. Thơ Thanh Quan là hòa
điệu của sự thống nhất giữa con người và vũ trụ, giữa nội tâm và ngoại giới.
Mỗi bài thơ của bà là một hệ thống niêm, luật, vần, đối hết sắc chặt chẽ hài
hòa, trang trọng đến mức cổ điển. Còn thơ Hồ Xuân Hương là một sự lệch
chuẩn hoàn toàn so với phong cách Thanh Quan nói riêng và toàn bộ phong
cách Đường thi nói chung. Hồ Xuân Hương cũng là người chuyên thơ Đường
luật. Nhưng cách sử dụng ngôn ngữ của nữ sĩ này nhằm chống lại những phép
tắc giả tạo, trái với đời sống tự nhiên của một xã hội tiểu nông đang bị Nho

giáo hóa nặng nề. Tiếng nói cá nhân mạnh mẽ của bà trong những bài thơ
“Thi trung hữu quỷ” ấy đã phá vỡ phong cách chung của thể loại thơ Đường
để tạo nên phong cách thơ Hồ Xuân Hương - Bà Chúa Thơ Nôm: Một phong
cách cà khịa trong hoài niệm phồn thực.
Nguyễn Đăng Mạnh lại coi tác giả là nhân tố quan trong nhất ảnh
hưởng đến tác phẩm. Thậm chí, tác phẩm chỉ là sản phẩm, là con đẻ của nhà
văn nên có thể xem cha để biết con, xem cây táo để biết quả táo… Hành trình
đi vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đăng Mạnh có xuất phát điểm là Nhà
văn, đến điểm giữa là Tư tưởng nghệ thuật và điểm cuối cùng là Phong cách.
Rồi phong cách lại được ông giải thích bằng những tính cách cá biệt của nhà
văn, nên rút cục điểm đầu và điểm cuối gặp nhau.
Đỗ Đức Hiếu trong Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kỳ lịch sử
văn học Việt Nam đã xem những phong cách lớn như là tiêu chí phân kỳ văn
học. Đó là tiêu chí dựa trên những biến động, những thay đổi của bản thân
văn học trong quy luật phát triển của nó. Khi một thời kỳ văn học có những


17
thay đổi, những phá vỡ, những sáng tạo, những bước ngoặt, chúng ta có thể
xác định bước chuyển mình của nó sang một thời kỳ mới. Theo đó, ông chủ
trương phân chia văn học sử Việt Nam thành hai thời đại lớn: thời đại thứ
nhất (thế kỷ X - XIX) với phong cách được đặc trưng bởi các sang tác tiêu
biểu nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX; thời đại thứ hai (đầu thế kỷ XX trở
về sau) với phong cách mang đậm dấu ấn sáng tác của Hồ Chí Minh - mỗi
thời đại được đánh dấu bằng một phong cách lớn.
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật
ngữ văn học đưa ra khái niệm: “Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật)
là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống
hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc
đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu

văn học hay văn học dân tộc.
Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc
xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có
thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất”.
Và Phương Lựu cũng đưa ra một định nghĩa tương tự: “Phong cách là
chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật, có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện
trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”. Đúng như vậy tính độc đáo là yếu
tố quyết định tạo phong cách nghệ thuật.
Phê bình phong cách học, cũng như mọi lĩnh vực khác, không chỉ có
một kiểu quan niệm duy nhất. Nhiều lối đi đã và sẽ nảy sinh trên con đường
tìm đến ý tưởng thống nhất. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh
cá tính sáng tạo độc lập mang tính thẩm mỹ của nhà văn, cụ thể hóa các yếu
tố tạo phong cách nghệ thuật tác giả. Nhà văn muốn có phong cách riêng
trước hết phải có tư tưởng độc đáo, có cách cảm nhận thế giới độc đáo qua


18
cảm hứng và hệ thống phương thức riêng, lẽ dĩ nhiên phải là “tính độc đáo
chân chính” (Hêghen).



19
1.1.1.3. Quan niệm về phong cách nghệ thuật của tác giả luận văn
Phê bình phong cách học còn là một con đường đang được khám phá.
Và trên con đường này, các nhà nghiên cứu còn nhiều kiến giải mới, quan
niệm mới về tác phẩm văn chương, về ngôn ngữ văn chương, về phong cách
tác phẩm, tác giả và thời đại. Và quan trọng hơn, sau khi đã mô tả được phong
cách thì phải lý giải tại sao lại có phong cách ấy từ cái nhìn nghệ thuật và cái
nhìn thế giới của nhà văn.

Qua những ý kiến về phong cách của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước, có thể rút ra những nét cơ bản nhất về phong cách: Phong cách là
những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất
và tương đối ổn định, được lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện
cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và
con người.
Văn học rất cần sự đa dạng, độc đáo của những cá tính sáng tạo. Sự tồn
tại và phát triển của văn học không thể tách rời phong cách. Bất cứ nghệ sĩ
nào cũng có đặc điểm riêng của mình, nhưng phong cách thì không thể ai
cũng có. Phong cách - đó là kết quả sáng tạo không mệt mỏi của mỗi nghệ sĩ
và “tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” (V. Hugo).
Xin mượn lời Thanh Thảo để kết thúc mục này: “Vài bài thơ cũng có
thể làm nên một phong cách thơ, ngược lại nghìn bài thơ chưa chắc làm nên
một phong cách”.
1.1.2. Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách nghệ thuật
Có thể có rất nhiều quan niệm khác nhau về các khuynh hướng nghiên
cứu phong cách. Trong luận văn này chúng tôi dựa trên quan niệm của PGS.
TS. Tôn Thảo Miên.
Theo Tôn Thảo Miên, có 4 nhóm khuynh hướng nghiên cứu phong
cách:


20
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của phong cách
- Nghiên cứu phong cách tác giả
- Nghiên cứu phong cách tác phẩm
- Nghiên cứu phong cách tác giả và tác phẩm
Luận văn chủ yếu tìm hiểu về phong cách tác giả, cụ thể là tác giả Ma
Văn Kháng.
Căn cứ để khẳng định phong cách tác giả là những đặc điểm nổi bật về

nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học, tạo nên tính độc đáo và giá trị
của mỗi nhà văn, một hiện tượng văn học. Theo chúng tôi, những biểu hiện
độc đáo và giá trị thể hiện tài năng sáng tạo ấy, đều được chi phối từ tư tưởng
nghệ thuật của tác giả biểu hiện cụ thể qua cảm hứng sáng tác, thế giới hình
tượng, giọng điệu và ngôn ngữ…
Văn chương là sản phẩm tinh thần của con người, một sản phẩm đặc
thù mang dấu ấn độc đáo của cá tính sáng tạo. Sáng tạo nghệ thuật là hoạt
động tất yếu của người nghệ sĩ. Nhưng người nghệ sĩ chỉ có thể tồn sinh khi
tạo được cho mình một phong cách, một cá tính riêng trong sáng tạo. Vấn đề
này phải được xem như một chuẩn giá trị làm nên sự hiện hữu của nhà văn
trong tâm thức người đọc. Sự định hình phong cách của mỗi nhà văn không
chỉ là quá trình rèn luyện mà còn thể hiện tài năng của họ.
1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ
thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng
1.2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ
thuật nhà văn nói chung:
Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống có ảnh hưởng to lớn đến sự
hình thành phong cách nhà văn.
“Phong cách là người”. Câu nói của Buyphông - nhà văn Pháp nổi
tiếng - khẳng định tính thống nhất giữa nét độc đáo nhà văn thể hiện trong

×