Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng
của nhiều nước. Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du
lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã
hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới.
Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, và ngày càng quan tâm
tới điều kiện về an toàn và sức khỏe xu hướng khách chỉ chọn những
điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chỉ
những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có
thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng
đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do quá trình
công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề đô thị hóa và nạn xây dựng
tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sử dụng
quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước
thải, tiếng ồn làm ô nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ
của cả cộng đồng dân cư.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của ngành du lịch
mà của các cấp, các ngành, toàn xã hội, của các quốc gia để phát triển du
lịch bền vững, nâng cao đời sống xã hội của từng địa phương, từng ngành và
của từng người dân sống trong xã hội. Ngược lại phát triển du lịch bền vững
là một hướng đi toàn diện và là phương tiện hữu hiệu cho việc bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch.
Quy hoạch môi trường được xem như là một biện pháp quan trọng đề
bảo vệ môi trường. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ
môi trường khi nó đưa ra được cái nhìn toàn diện và đề xuất những giải pháp
hợp lý. Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một các
đúng đắn khiến hiệu quả thực tế của công tác này còn yếu kém về nhiều mặt.
Do đó, cần phải nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của công tác này cũng
như nhận thức về nó trong bộ máy lãnh đạo nhà nước và các địa phương.
2 . Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
_ Nghiên cứu các vấn đề môi trường và quy hoạch môi trường, phát triển
bền vững và phát triển du lịch bền vững.
_ Nghiên cứu nhằm thấy được các quy định của pháp luật hiện nay về công
tác quy hoạch môi trường ở Việt Nam; vai trò của quy hoạch môi trường đối
với phát triển du lịch bền vững.
_ Nghiên cứu thực trạng quy hoạch môi trường Việt Nam và đề xuất các giải
pháp cho công tác quy hoạch ở Việt Nam
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận nghiên cứu một cách tổng quan về quy hoạch môi trường, thực
tiễn pháp luật hiện hành và công tác quy hoạch môi trường của nước ta
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong khóa luận sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích, so
sánh, thực nghiệm…. để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu
5. Kết cấu của khoá luận.
1 . Lời nói đầu.
2 . Chương I.
Khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường và phát triển du
lịch bền vững.
3 . Chương II.
Pháp luật Việt Nam về quy hoạch môi trường; vai trò của pháp luật môi
trường với phát triển du lịch bền vững
4 . Chương III.
Thực tiễn quy hoạch bảo vệ môi trường và các giải pháp nâng cao vai trò
của quy hoạch môi trường ở Việt nam
5 . Kết luận.
2
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Một số vấn đề về môi trường và quy hoạch, kế hoạch hóa bảo vệ môi
trường (quy hoạch môi trường)
1.1. Môi trường và những vấn đề liên quan
Môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều
khái niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi
trường giáo dục… Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói
chung những điều kiện thự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh
vật tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”; là
“sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự
tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”.
Môi trường trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một khái niệm được
hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường
được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh
con người.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa:
_ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
Dựa theo định nghĩa trên có thể thấy con người là trung tâm trong mối
quan hệ với tự nhiên và tạo thành trung tâm đó là mối quan hệ giữa con
người với nhau chứ không phải giữa các thành phần khác của môi trường
Theo khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005:
_ Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái
vật chất khác. Định nghĩa này cho thấy môi trường được tạo thành bởi
những yếu tố vật chất tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo (hình thái vật chất
3
khác), trong đó những yếu tố vật chất tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt và quan
trọng hơn cả. Chúng là thành phần cơ bản của môi trường; hình thành và
phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết
định của con người. Con người chỉ có thể tác động tới chúng ở một chừng
mực nhất định. Các yếu tố tự nhiên này không phải vĩnh cửu mà luôn có giới
hạn; nếu con người khai thác và sử dụng một cách lãng phí sẽ dẫn đến suy
giảm các yếu tố của môi trường và đến một lúc nào đó con người sẽ phải đối
mặt với vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Theo khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005:
_ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh
vật.
_ Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Ô nhiễm môi trường sẽ
dẫn đến việc môi trường bị hủy hoại làm cho các hoạt động kinh tê – xã hội
và các hoạt động khác của con người không thể thực hiện một cách bình
thường. Trong số đó hoạt động kinh tế du lịch là hoạt động bị ảnh hưởng
nhiều nhất vì bản thân du lịch và môi trường có mối quan hệ mật thiết không
thể tách rời.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động
xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Theo khoản 7 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005:
_ Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Suy
thoái môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Bởi khi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt đồng nghĩa với việc
điều kiện để phát triển không còn. Do đó, để đảm bảo phát triển một cách
bền vững cần phải ngăn chặn suy thoái môi trường.
Theo khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005:
_ Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
4
_ Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
a) Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun,
mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
b) Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại môi trường của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng;
c) Sự cố trong tìm kiếm, thămdò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu
khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu,
sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
d) Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản
xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
Những khái niệm trên cho thấy ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường và sự cố môi trường đều dẫn đến những thiệt hại mang tính nghiêm
trọng về môi trường. Đó là : i) nó để lại những ảnh hưởng mang tính lâu dài,
nguy cơ mang tính tiềm ẩn gây tác động xâu đến môi trường trong tương lai
ngoài những tác động hiện tại; ii) đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về khả
năng gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người; iii)
những thiệt hại này còn mang tính liên đới khi mà một thành phần của môi
trường bị ô nhiễm hay suy thoái hoặc sự cố môi trường sẽ tác động đến
những thành phần còn lại của môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm
hoặc suy thoái hơn.
Ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường đem
lại những kết quả không mong muốn trong các hoạt động của con người,
nhất là trong hoạt động du lịch. Do vậy, để có thể bảo vệ môi trường trong
sạch lành mạnh cần có sự quan tâm hơn nữa của không chỉ các cơ quan nhà
nước và cả cộng đồng. Cần hơn nữa một hướng, một chiến lược cụ thể để
đảm bảo các điều kiện môi trường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát
triển một cách bền vững trong đó có hoạt động du lịch
1.2. Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường là một phạm trù còn rất mới ở Việt Nam. Hiện tại
vẫn còn một số cách hiểu khác nhau về quy hoạch môi trường. Ở các quốc
gia Châu Âu, quy hoạch môi trường được hiểu đồng nghĩa với quy hoạch sử
dụng đất (land – use planing). Ở các quốc gia thuộc Bắc Mỹ, quy hoạch môi
trường được các nhà khoa học dùng để chỉ một phương pháp quy hoạch tổng
hợp, kết hợp nhiều vấn đề, nhiều bên liên quan và thường được gọi là các
quy hoạch tổng thể (master planing). Theo FAO quy hoạch môi trường là
5
“tất cả các hoạt động quy hoạch với mục tiêu bảo vệ và củng cố các giá trị
môi trường hoặc tài nguyên”. Theo một nghiên cứu khác thì quy hoạch môi
trường, có nghĩa là xây dựng chiến lược và các chương trình chi tiết về bảo
vệ môi trường xung quanh và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Theo
ông Nguyễn Thế Thôn, PGS.TS, Đại học khoa học tự nhiên-ĐHQG Hà Nội:
“Quy hoạch môi trường là xác định chức năng môi trường cho các phạm vi
lãnh thổ khác nhau, hài hòa với sự phát triển kinh tế, nhằm làm cho môi
trường không bị suy thoái, ô nhiễm và ngày càng cải thiện hơn theo đời sống
kinh tế - xã hội. Như vậy, quy hoạch môi trường có thể hiểu là :
- Những quy hoạch, những chính sách hoặc các chương trình với mục tiêu
môi trường cụ thể. Chúng cũng có thể không phải là 1 thành phần không
gian trong quy hoạch (ví dụ : lượng chất thải carbon dioxide của quốc gia)
- Những quy hoạch không gian không lấy “môi trường “ làm trọng tâm, như
những hậu quả của quy hoạch có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường.
Chúng ta thấy rõ rằng khái niệm “quy hoạch môi trường” dường như chưa
được thống nhất rõ ràng. Thế nhưng, qua một số định nghĩa ta nhận thấy quy
hoạch môi trường trước hết đó là hành động nhằm bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên để hướng đến phát triển bền vững, trong đó hiển nhiên
bao gồm phát triển kinh tế-xã hội của một lãnh thổ. Tuy nhiên, có một số lẫn
lộn ở đây thông qua các định nghĩa trên. Có hai hướng suy nghĩ chính như
sau :
- Phải chăng quy hoạch môi trường cũng chính là quy hoạch sử dụng đất của
một lãnh thổ, quy hoạch tài nguyên nước của một vùng, quy hoạch giao
thông,… thậm trí quy hoạch bãi đậu xe có sự cân nhắc đến các yếu tố bảo vệ
môi trường.
- Hoặc ngược lại, quy hoạch môi trường cần phải đi trước các quy hoạch
khác từ đó làm cơ sở để quy hoạch các lĩnh vực thành phần : đất đai, nước,
giao thông,…
Mỗi một cách nghĩ đều có 2 mặt của chúng :
Theo cách nghĩ thứ nhất, rõ ràng vấn đề phát triển kinh tế được tập trung ưu
tiên, vai trò bảo vệ môi trường là thứ yếu hoặc nếu được quan tâm thì cũng
không thể có cái nhìn tổng thể về các vấn đề môi trường. Bởi lẽ cái nhìn về
những khía cạnh môi trường, áp lực, tác động và các hành xử đáp ứng thông
6
qua quy hoạch chỉ có tính cục bộ. Còn nếu các nhà quy hoạch (planner) tiến
xa hơn nữa là có cái nhìn tổng thể hơn, đặt vị trí lãnh thổ nghiên cứu của
mình trong một không gian có cập bậc thì bài toán vô hình chung đi theo
hướng thứ 2. Sẽ xuất hiện một sự luẩn quẩn ở đây trong cách tiếp cận vấn
đề. Một vấn đề nữa nếu quy hoạch chuyên ngành có tính đến yêu tố môi
trường thường mang tính cục bộ, do đó rất dễ nảy sinh hiệu ứng “tích lũy”
gây ra các thảm họa về môi trường. Một dự án với lượng chất thải gây ô
nhiễm được dự tính (quy hoạch) là nhỏ, nhưng nhiều dự án sẽ tạo ra những
cộng hưởng vô cùng nguy hiểm. Những dự án công nghiệp dọc theo sông
Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Nhuệ, sống Đáy là một ví dụ điển hình.
Theo cách nghĩ thứ 2, vấn đề quy hoạch môi trường tưởng chừng có vẻ sáng
sủa nhưng thực tế có nhiều vấn đề chúng ta cần phải suy nghĩ. Không gian
quy hoạch chúng ta bao nhiêu là đủ. Rõ ràng, khi quy hoạch môi trường cho
Cần Giờ, thì chức năng hệ thống kênh rạch là cung cấp sự sống cho cả khu
rừng ngập mặn, chất lượng nước phải tuân theo các chỉ số môi trường nước
mặn, …nhưng để đảm bảo được điều đó không gian quy hoạch của chúng ta
phải vươn đến những lãnh thổ khác như : Biên Hòa, Nhơn Trạch, Thủ Đức,
và thậm trí cả Sông Bé. Như vậy, do tính chất vận động của môi trường tự
nhiên như không khí, nước…thì việc quy hoạch môi trường nhiều khi quá
tầm quyết định của chúng ta, không thể thực hiện được.
Còn theo các chuyên gia môi trường Việt Nam “quy hoạch môi trường là
quá trình sử dụng có hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng các chính
sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững”. Tuy nhiên thì tiền đề chung của các khái
niệm trên là tất cả các hệ kinh tế - xã hội và môi trường trong phạm vi một
khu vực sinh thái phải được quản lý tổng thể tất cả các giai đoạn của quá
trình phát triển để đạt được sự cân bằng giữa bảo tồn, sử dụng và phát triển,
đảm bảo tính bền vững của toàn bộ hệ thống.
Với ý nghĩa trên thì quy hoạch môi trường có nội dung rất rộng, bao
gồm: i) Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên; ii) Quy hoạch sử dụng tài nguyên
thiên nhiên; iii) Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư.
2. Những vấn đề về phát triển bền vững, du lịch bền vững và phát triển
du lịch bền vững.
2.1. Phát triển bền vững.
7
_ Phát triển bền vững là phạm trù hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi
trường. Thực chất của phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển với
việc duy trì môi trường hay nói cách khác yếu tố cơ bản của phát triển bền
vững là quyền phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Mặc dù
chưa có định nghĩa toàn diện và thống nhất về phát triển bền vững song về
thực chất đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và bảo vệ môi
trường. Cộng đồng quốc tế cũng ghi nhận vấn đề này:
_ Từ Tuyên bố Stockholm về môi trường tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về
môi trường, con người, Stockholm, Thụy Điển, 6-16/6/1972 “đã xem xét
nhu cầu cần có một quan điểm chung và những nguyên tắc chung tạo ra tình
cảm và hướng mọi dân tộc trên thế giới trong quá trình gìn giữ và làm tốt
đẹp hơn môi trường của con người”. Tuyên bố đã xây dựng 26 nguyên tắc
trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ và cải thiện môi trường con người là vấn đề có
ảnh hưởng lớn tới phúc lợi của mọi dân tộc và sự phát triển kinh tế trên toàn
thế giới; đó là khao khát khẩn cấp của mọi dân tộc trên khắp thế giới và
nhiệm vụ của mọi chính phủ”(nguyên tắc 2).
_ Đến Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển tại Hội nghị Liên Hợp
Quốc về môi trường và phát triển, Rio de Janeiro, Brazil, 3-4/6/1992 đã
khẳng định lại tuyên bố Stockholm và xây dựng 27 nguyên tắc trong đó
khẳng định: “Con người là trung tâm của những mối quan hệ và sự phát triển
lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích va lành
mạnh hài hoà với thiên nhiên”(nguyên tắc 1); cũng như “ cần được thực hiện
quyền phát triển để đáp ứng một cách bình đẳng những nhu cầu của sự phát
triển và môi trường của các thế hệ hôm nay và tương lai”(nguyên tắc 3). Và
“để thực hiện sự phát triển bền vững, sự bảo vệ môi trường sẽ nhất thiết là
một bộ phận cấu thành của sự phát triển và không thể xem xét tách rời quá
trình đó”(nguyên tắc 4).
_ Tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh
thế giới về phát triển bền vững, Johannesburg, Nam Phi, 26/8-4/9/2002 đã
một lần nữa khẳng định lại cam kết về phát triển bền vững “đặt trọng tâm
đặc biệt và ưu tiên quan tâm đến cuộc chiên chống lại các vấn nạn đang de
dọa nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của loài người trên quy mô toàn
cầu”(mục 19).
Như vậy có thể thấy cộng đồng quốc tế đã và đang coi bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững là những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong
sự phát triển của mỗi quốc gia.Nhà nước Việt Nam có quan điểm thống nhất
về phát triển bền vững là “ phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
8
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cấu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”( khoản 4 Điều 3 Luật bảo vệ môi
trường 2005). Trong định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam(chương
trình Nghị sự 21) đã khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường”; "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về
vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân
và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát
triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh
tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Các nguyên tắc trong định hướng đều khẳng định mục tiêu của phát
triển bền vững như: coi con người là trung tâm của phát triển bền
vững(nguyên tắc thứ nhất); bảo vệ và cải thiện môi trường là yếu tố không
tách rời của quá trình phát triển(nguyên tắc thứ ba); phát triển đảm bảo sự
công bằng cho các thế hệ tương lai(nguyên tắc thứ tư).v.v…
2.2. Du lịch bền vững.
Theo khoản 18 Điều 4 Luật du lịch 2005:
_ Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương
lai.
Hay nói cách khác du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại
của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp
ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai.
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo
cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm
mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ
bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
Mục tiêu của Du lịch bền vững là:
Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
Ðáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
Duy trì chất lượng môi trường.
2.3. Phát triển du lịch bền vững.
9
_ Phát triển du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du
lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách tới các
vùng và quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế
lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại.
Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, Hội đồng Lữ hành Du lịch
thế giới (WTTC), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái đất
(Earth Council) xây dựng Chương trình Nghị sự 21 với 10 nguyên tắc hướng
tới “phát triển du lịch bền vững”. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
trong du lịch được hiểu là “hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự
nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch,
có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự
đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn
vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ
môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa
phương”.
_ Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố sau:
Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế,
xã hội, văn hóa
Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài
Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu các
thế hệ tiếp theo.
Phát triển du lịch bền vững cũng không tách khỏi khái niệm phát triển bền
vững khi ngoài việc đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch các quốc gia
phải đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường mà. Bởi các hoạt động kinh tế
mà đặc biệt là hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ biện chứng
không thể tách rời, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
theo các cơ chế sau:
2.3.1 Những tác động theo hướng tích cực của du lịch đối với môi trường.
Du lịch tác động đến môi trường theo hướng tích cực chủ yếu là:
_ Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào
việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và
Vườn Quốc gia.
_ Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng
kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không
khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác
thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy
10
tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
_ Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có
thể đề cao giá trị các cảnh quan.
_ Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay,
đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể
được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
_ Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua
việc trao đổi và học tập với du khách.
2.3.2 Những tác động theo hường tiêu cực của du lịch với môi trường.
Bên cạnh những tác động tiêu cực thì du lịch cũng gây những ảnh hưởng xấu
làm tổn hại môi trường như là :
_ Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp
tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu
nước sinh hoạt của địa phương.
_ Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân
cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán,
đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại
cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
_ Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
_ Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe
máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây
hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi
và bê tông.
_ Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả
và lãng phí.
11
_ Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có
thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật
hoang dại.
_ Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách
sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố
trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo
nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém
đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn,
pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ
hại nhất.
_ Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát
có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe
dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú
rừng, thú nhồi bông, côn trùng ). Xây dựng đường giao thông và khu cắm
trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản,
phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó
gắn liền với môi trường. Môi trường là địa bàn là đối tượng tác động của các
họat động du lịch. Các sản phẩm du lịch của con người đều bắt nguồn từ các
dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. Môi
trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,
tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu
hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Một quốc gia có môi trường
xanh - sạch đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường sẽ có khả năng thu
hút một lượng lớn du khách tới tham quan du lịch. Ngược lại một quốc gia
dù có nhiều doanh nghiệp du lịch với nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hấp
dẫn, nhiều điểm du lịch, khu du lịch hấp dẫn nhưng môi trường không đáp
ứng các tiêu chuẩn thì cũng không thể lôi kéo các du khách. Và nếu đã đến
rồi thì khả năng quay trở lại là rất hạn chế mà sự tồn tại của du lịch phụ
thuộc rất nhiều vào du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự suy giảm
của môi trường hay chính là sự suy giảm các yếu tố vật chất của môi trường
đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch. Vì lúc ấy con người sẽ
không còn có yếu tố nào có thể giúp cho việc khai thác du lịch, thậm chí khi
môi trường ô nhiễm trầm trọng thì nếu như có còn yếu tố để khai thác thì
cũng không thể khai thác. Đơn giản là sẽ không thể tiến hành các hoạt động
du lịch ở một nơi mà môi trường ở đó bị ô nhiễm quá nặng. Hoạt động phát
triển du lịch phải đi liền với hoạt động bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ
12
được bảo vệ và du lịch sẽ có điều kiện để tồn tại và phát triển ổn định, lâu
dài. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là điều kiện quyết
định sự phát triển bền vững của du lịch.
3. Quy hoạch môi trường – biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường.
Quy hoạch môi trường theo cách hiểu như ở trên có thể thấy nó mang lại
những lợi ích đáng kể đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, để quy hoạch môi trường đi vào thực tế, có nghĩa trở thành công
cụ để quản lý tài nguyên môi trường, góp phần bảo vệ môi trường. Trước hết
chúng ta cần khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này đối với các
thành phần quản lý khác. Điểm xuất phát của chúng ta phải bắt đầu từ tư duy
nhìn nhận thế giới xung quanh ta hiện nay; nhận thức việc bảo vệ môi
trường là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội và không thể tách
rời. Còn nếu chỉ nhấn mạnh đế vấn đề phát triển kinh tế trước mắt thì việc áp
dụng các chỉ số môi trường vào các dự án quy hoạch lúc này chỉ mang tính
chất hình thức, nhất là trong môi trường làm việc hiện nay ở Việt Nam và
các nước đang phát triển.
Với quan điểm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, quy hoạch môi
trường được thực hiện để:
- Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về môi trường sinh thái (tự nhiên
và nhân văn) trên lãnh thổ của mình dưới quan điểm của các nhà môi trường
học, từ đó đưa ra các định hướng phát triển trên cơ sở tích hợp nhiều chính
sách phát triển chuyên ngành khác. Trong trường hợp các quy hoạch chuyên
ngành đã được xây dựng trước thì quy hoạch môi trường giúp cảnh báo, điều
chỉnh và đưa ra phương án đề phòng. Điều đó có nghĩa là quy hoạch môi
trường là đưa ra một bức tranh toàn cảnh về môi trường giúp cho những việc
định hướng chính sách phát triển của các ngành kinh tế sao cho phù hợp và
thân thiện với môi trường để đảm bảo cho việc gìn giữ môi trường trong
sạch, lành mạnh.
- Các quy hoạch chuyên ngành dùng sản phẩm quy hoạch môi trường để tìm
kiếm phương án hài hòa về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
Cụ thể hơn quy hoạch môi trường giúp cho công tác quy hoạch phát triển
tổng thể khác đưa ra phương án cụ thể cho hoạt động của mình sao cho vừa
đảm bảo sự phát triển vừa bảo vệ môi trường
- Giúp các quy hoạch chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ các rủi ro về
sự cố môi trường và đề ra các giải pháp xử lý. Tức là quy hoạch môi trường
13
đã chỉ ra các rủi ro về sự cố môi trường có thể xảy ra trong từng vùng cụ thể
đồng thời có những giải pháp để xử lý sự cố môi trường đó. Và như vậy các
quy hoạch phát triển trong vùng đó có thể thấy trước những rủi ro để có thể
quy hoạch đúng, tránh rủi ro cũng như có sẵn các biện pháp đề phòng và xử
lý sự cố môi trường khi nó xảy ra.
- Quy hoạch môi trường có thể coi là một mô hình lý tưởng mà khi có những
thành phần khác tham gia vào, chúng ta có thể biết được điều gì sẽ xảy ra.
Tạo ra bức tranh toàn cảnh, dự báo trước những điều có thể xảy ra vì vậy khi
mà có các quy hoạch khác tham gia vào chúng ta có thể nhìn thấy trước sự
phát triển hoặc rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong bức tranh đó
- Những giải pháp trong quy hoạch môi trường nhắm tới mục tiêu cải thiện
chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ
được tốc độ phát triển kinh tế. Quy hoạch bao giờ cũng đi kèm với những
giải pháp để thúc đẩy sự phát triển mà vẫn đảm bảo cho môi trường trong
lành. Điều đó cho thấy việc quy hoạch luôn mang lại ý nghĩa tích cực cho
bảo vệ môi trường.
Quy hoạch môi trường hoàn toàn không xung đột với các quy hoạch khác về
chức năng nhiệm vụ. Nó là sản phẩm khách quan về hoạch định các chính
sách trên quan điểm của môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; và
đưa ra các giải pháp giám sát môi trường để bảo vệ các giá trị môi trường có
tính quan trọng và quyết định chức năng toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên – nhân
văn (tính trội của hệ thống) của lãnh thổ đang nghiên cứu và lân cận.
Chính vì vai trò quan trọng của nó đối với chức năng chung của một vùng,
nên quy hoạch môi trường cần phải được làm trước hoặc làm càng sớm càng
tốt, song song với các quy hoạch chuyên ngành khác. Sự tham gia của các
nhà môi trường xuyên suốt các dự án quy hoạch chuyên ngành là rất cần
thiết.
14
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUY HOẠCH MÔI
TRƯỜNG; VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quy hoạch môi trường.
Tại Việt Nam, vấn đề quy hoạch môi trường tuy vẫn còn mới mẻ nhưng
cũng đang từng bước được quy phạm hóa. Nhận thức được tầm quan trọng
của quy hoạch hóa môi trường đối với công tác bảo vệ môi trường nên Nhà
nước ta đã có những quy định cụ thể hơn nhằm tạo ra cơ sở pháp lý quan
trọng cho hoạt động này. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi yêu cầu
phát triển bền vững đang đặt ra ngày càng cấp thiết đối với tất cả các quốc
gia trong đó các quốc gia đang phát triển như Việt Nam càng quan trọng
hơn. Đơn giản ở các quốc gia này mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
1.1 Các quy định của Luật bảo vệ môi trường về quy hoạch môi trường.
1.1.1 Luật bảo vệ môi tr ư ờng 1993
Luật bảo vệ môi trường năm 1993 ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi bức thiết của
hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, do tính mới mẻ tại thời
điểm đó nó đã không cụ thể được nhiều vấn đề mà môi trường đang đặt ra.
Trong Luật quy định về quy hoạch hóa môi trường còn rất chung chung:
Tại điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 1993 có quy định: “Nhà nước thống
nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập qui hoạch bảo vệ
môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt dộng bảo vệ môi trường ở trung
ương và địa phương”.
Tại điều 10 Luật quy định: “Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu đánh
giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi
trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân
biết; có kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,
sự cố môi trường.
15
Tại điều 11 Luật quy định: “Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch
và các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước có kế hoạch
tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
để mở rộng nhanh diện tích của rừng, bảo vệ các vùng đầu nguồn sông, suối.
Tại điều 14 Luật quy định: “Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, đảm bảo cân bằng sinh thái. Việc sử dụng
chất hóa học, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật các chế phẩm sinh học
khác phải tuân theo qui định của pháp luật”.
Và trong một số các quy định khác của Luật tuy không nhắc tới vấn để quy
hoạch môi trường nhưng đều khuyến khích các tổ chức, cá nhân khi khai
thác và sử dụng các yếu tố môi trường trong hoạt động của mình đưa khoa
học công nghệ tiên tiến để đảm bảo khai thác hiệu quả tránh lãng phí tài
nguyên thiên nhiên đồng thời bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên.
Như vậy có thể thấy mặc dù các quy định về quy hoạch hóa môi trường vẫn
chưa cụ thể rõ ràng chưa được quan tâm cho đúng với vai trò của nó song
Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã cố gắng tạo ra cơ sở pháp lý cho việc
quy hoạch hóa môi trường ở Việt Nam, giúp cho hoạt động này đi vào thực
tiễn đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về
quy hoạch môi trường sau này.
1.1.2 Luật bảo vệ môi tr ư ờng 2005
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã kế thừa các quy định của Luật bảo vệ
môi trường năm 1993 và hoàn thiện hơn nữa các quy định về quy hoạch môi
trường củng cố hơn nữa cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Cụ thể là:
Tại điều 28 về điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên quy
định:
1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá trữ lượng,
khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác
định mức độ giới hạn cho phép khai thác, mức thuế môi trường, phí bảo vệ
môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường
và biện pháp khác về bảo vệ môi trường.
2. Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo tồn
thiên nhiên.
16
3. Trách nhiệm điều tra, đánh giá và lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên
nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên”.
Tại điều 29 về bảo tồn thiên nhiên quy định:
1. Khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc
gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình
thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ
sinh quyển, khu bảo tồn loài - sinh cảnh (sau đây gọi chung là khu bảo tồn
thiên nhiên).
2. Căn cứ để lập quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm:
a) Giá trị di sản tự nhiên của thế giới, quốc gia và địa phương;
b) Giá trị nguyên sinh, tính đặc dụng, phòng hộ;
c) Vai trò điều hoà, cân bằng sinh thái vùng;
d) Tính đại diện hoặc tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên;
đ) Nơi cư trú, sinh sản, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của nhiều
loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng;
e) Giá trị sinh quyển, sinh cảnh, cảnh quan thiên nhiên, sinh thái nhân văn
đối với quốc gia, địa phương;
g) Các giá trị bảo tồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên phải tuân theo quy hoạch đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Khu bảo tồn thiên nhiên có quy chế và ban quản lý riêng.
5. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, thành lập và quản lý các
khu bảo tồn thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Tại điều 30 về bảo vệ đa dạng sinh học quy định:
“1. Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối
tượng có liên quan.
2. Nhà nước thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn
gen bản địa quý hiếm; khuyến khích việc nhập nội các nguồn gen có giá trị
cao.
3. Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được
bảo vệ theo các quy định sau đây:
a) Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ
tuyệt chủng;
b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn
bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng;
17
c) Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc
biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang
dã.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực
hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh
học”.
Tại điều 31 về bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên quy định”
“1. Nhà nước khuyến khích phát triển các mô hình sinh thái đối với thôn,
làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư, khu công nghiệp, khu vui chơi,
khu du lịch và các loại hình cảnh quan thiên nhiên khác để tạo ra sự hài hoà
giữa con người và thiên nhiên.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động quy hoạch, xây dựng, sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt phải bảo đảm các yêu cầu về giữ gìn, tôn tạo cảnh
quan thiên nhiên.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các
cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập quy
hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển cảnh quan thiên nhiên theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Tại điều 32 về bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên quy định:
1. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải
tuân theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải quy định đầy đủ
các điều kiện về bảo vệ môi trường.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải theo đúng nội dung bảo
vệ môi trường quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp”.
Tại điều 50 về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư quy định:
“1. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung
của quy hoạch đô thị, khu dân cư.
2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao gồm các
quy hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các
hệ thống công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây:
a) Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu
thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn;
b) Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;
18
c) Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng;
d) Hệ thống cây xanh, vùng nước;
đ) Khu vực mai táng.
3. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô
nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm lập, phê duyệt quy
hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với
quy hoạch đô thị, khu dân cư.
Trên đây là những quy định chung về việc quy hoạch môi trường trong các
hoạt động sử dụng tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường đô
thị, khu dân cư. Bên cạnh đó trong từng lĩnh vự cụ thể cũng có những quy
định rất cu thể về việc quy hoạch môi trường . Đó là:
Trong hoạt động bảo vệ môi trường biển tại điều 55 khoản 1 về nguyên tắc
bảo vệ môi trường biển quy định:
“Bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng hiệu
quả kinh tế biển.
Tại điều 56 khoản 1 và 2 về bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển quy
định:
1. Các nguồn tài nguyên biển phải được điều tra, đánh giá về trữ lượng, khả
năng tái sinh và giá trị kinh tế phục vụ việc quản lý và bảo vệ môi trường
biển.
2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và
hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải được
thực hiện theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt.
Trong hoạt động bảo vệ môi trường nước sông tại điều 59 khoản 1về
nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông cũng khẳng định:
Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy
hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông.
Tại điều 63 khỏan 4 về bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương,
rạch ghi nhận vai trò của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch:
“Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ
lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao,
kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu,
cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi
19
trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm
mất mỹ quan đô thị.
Trong vấn đề quản lý chất thải tại điều 69 khoản 1 quy định trách nhiệm của
ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải như sau:
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm: “lập quy hoạch, bố trí mặt bằng
cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
Đối với công tác quản lý chất thải nguy hại các cơ sở xử lý chất thải nguy
hại khi thành lập phải đáp ứng các yêu câu về bảo vệ môi trường trong đó
phải “phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
đã được phê duyệt”(điểm a khoản 1 điều 74) và các khu chôn chất thải nguy
hại cũng phải “được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật
đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi
trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước
dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu
cảnh báo”(điểm a khoản 1 điều 75)
Phù hợp với quy định trên điều 76 đã có quy định cụ thể về quy hoạch về thu
gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại như sau:
1. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý,
chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất
thải nguy hại bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối
lượng chất thải nguy hại;
b) Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại;
c) Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy
hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý,
tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại;
d) Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất
thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu
chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Về quản lý chất thải rắn tại điều 80 về quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu
huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường
1. Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông
thường bao gồm các nội dung sau đây:
20
a) Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng chất thải rắn
phát sinh;
b) Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế chất thải;
c) Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu
chôn lấp chất thải;
d) Lựa chọn công nghệ thích hợp;
đ) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng, tổ chức xây
dựng và quản lý các cơ sở thu gom, tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải
rắn thông thường trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng
quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải
rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại điều 96 về quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường quy định:
1. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường bao gồm các nội dung sau:
a) Điều tra, nghiên cứu xác định đối tượng quan trắc và dữ liệu cần thu thập
phục vụ mục đích bảo vệ môi trường;
b) Xác định mật độ, quy mô, tính năng của hệ thống các trạm lấy mẫu quan
trắc môi trường;
c) Bố trí hệ thống thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường;
d) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện;
đ) Đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi
trường.
2. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường
được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc
môi trường quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo xây dựng
và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh lập quy hoạch mạng
lưới quan trắc môi trường trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê
duyệt;
c) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tổ
chức xây dựng và quản lý mạng lưới quan trắc môi trường trong phạm vi
quản lý.
Qua những quy phạm trên có thể thấy việc luật hóa công tác quy hoạch bảo
vệ môi trường của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được thực hiện rất cụ
thể và có chiều sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các yếu tố của môi trường
được phát hiện và đánh giá một cách toàn diện cụ thể trên cơ sở nhìn nhận
21
tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời
cũng nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của việc lập quy hoạch cũng như phê
duyệt quy hoạch môi trường ở nước ta. Quy định cụ thể trách nhiệm của các
chủ thể này trong từng quy hoạch cụ thể. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong
công tác quy hoạch môi trường của nước ta hiện nay qua đó nâng cao hiệu
quả bảo vệ môi trường thiên nhiên của nước ta. Quy hoạch môi trường được
xem như là một bộ phận không thể tách rời trong các quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch phải được tiến hành trên tất cả các
chiến lược bảo vệ môi trường của từng ngành, từng lĩnh vực. Đây là một
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam khi mà
môi trường ngày càng trong lành; các giá trị đa dạng sinh học, hệ sinh thái
được bảo tồn và gìn giữ.
1.2 Quy hoạch môi trường trong một số luật liên quan
Ngoài các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 các văn bản luật về
các hoạt động cụ thể đã có những quy định rất chặt chẽ vấn đề quy hoạch
các yếu tố của môi trường. Cụ thể :
1.2.1 Quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã dành hẳn một mục riêng để quy
định các vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng (Mục 1 Chương II từ
điều 13 đến điều 21):
Điều 13. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến
lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cả nước và từng địa phương. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng của các cấp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
2. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đồng bộ với
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi
đất có rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng
rừng mới để bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và
trong phạm vi cả nước.
3. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sử
dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái
rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo
đảm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu
22
quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng.
4. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm dân
chủ, công khai.
5. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết
định.
6. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được lập và được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy
hoạch, kế hoạch trước đó.
Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1. Việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau
đây:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp;
b) Quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương;
c) Kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;
d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;
đ) Hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng
của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
2. Việc lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau
đây:
a) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt;
b) Kế hoạch sử dụng đất;
c) Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;
d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;
đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân.
Điều 15. Nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên
rừng;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ
trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản;
c) Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng
trong kỳ quy hoạch;
d) Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch;
23
đ) Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại
rừng;
e) Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
g) Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nội dung kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ
trước;
b) Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm
nghiệp;
c) Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng;
d) Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm năm đến từng năm.
Điều 16. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với kỳ
quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả
nước và của từng địa phương.
2. Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười năm.
3. Kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là năm năm và được cụ thể hoá
thành kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm.
Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện
việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực
hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn
của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng, quyết định xác lập các khu rừng
1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy
định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trình;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê
duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
24
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
d) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong
phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trình;
b) Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp
mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Thẩm quyền quyết định xác lập các khu rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết
định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở địa
phương theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.
Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập
các khu rừng
1. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa
trên các căn cứ sau đây:
a) Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh hoặc có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
b) Khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của
cấp trên trực tiếp mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng;
c) Do yêu cầu cấp bách để thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng nào thì có quyền điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch đó.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội
dung của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung điều chỉnh kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng.
25