Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

Giới thiệu nội dung mới về phân loại hàng hóa, xác định trước mã số và kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 44 trang )

GIỚI THIỆU
NỘI DUNG MỚI VỀ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA,
XÁC ĐỊNH TRƯỚC MÃ SỐ VÀ KIỂM TRA
TÊN HÀNG, MÃ SỐ, MỨC THUẾ

1
1. QUY ĐỊNH TẠI LUẬT HẢI QUAN SỐ
54/2014/QH13:
Điều 4 , Điều 26, Điều 28, Điều 29
2. QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2015/NĐ-CP:
Điều 16, Điều 23, Điều 24, Điều 29, Điều 30, Điều 33
2
3
Dự thảo Thông tư có 05 Mục, 17 Điều:

Mục 1 – Quy định chung, gồm 03 điều (từ Điều 1
đến Điều 3);

Mục 2 – Phân loại hàng hóa gồm 05 Điều (từ
Điều 4 đến Điều 8);
4

Mục 3 - Phân tích, giám định để phân loại hàng hóa,
phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực
phẩm, gồm 05 điều (từ Điều 9 đến Điều 13);

Mục 4 – Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam, gồm 02 Điều (từ Điều 14 đến Điều
15);

Mục 5 – Điều khoản thi hành gồm 02 Điều (từ Điều 16


đến Điều 17); quy định về hiệu lực của Thông tư và trách
nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư.
5
1. Bổ sung phạm vi điều chỉnh về việc cơ quan
hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng hàng
hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm theo chỉ định
của các Bộ chuyên ngành (Điều 1)
6
A) QUY ĐịNH HIệN HÀNH:
B) QUY ĐịNH TạI KHOảN 1 ĐIềU 33
NGHị ĐịNH Số 08/2015/NĐ-CP:
Thông tư 49/2010/TT-BTC
ngày 12/4/2010 hướng dẫn về
phân loại hàng hóa, áp dụng
mức thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, chưa có nội
dung quy định về phân tích để
kiểm tra chất lượng, kiểm tra an
toàn thực phẩm theo chỉ định
của các Bộ chuyên ngành.
“ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh, phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc
đối tượng kiểm tra chất lượng,
kiểm tra an toàn thực phẩm thì cơ
quan hải quan căn cứ vào điều
kiện, tiêu chuẩn do các cơ quan
quản lý nhà nước ban hành để thực
hiện việc kiểm tra theo chỉ định của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý

chuyên ngành ”.
7
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp
dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc phân loại hàng
hóa, sử dụng kết quả phân tích để phân loại hàng
hóa, sử dụng kết quả phân tích để kiểm tra chất
lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu;”
8
2. Bổ sung giải thích từ ngữ được sử dụng trong
Thông tư :
Tại Điều 4 và Điều 26 Luật Hải quan số
54/2014/QH13 đã giải thích về phân loại hàng
hóa, xác định trước mã số, danh mục hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu;
9
Tại dự thảo Thông tư, ngoài các từ ngữ đã được
giải thích tại Luật Hải quan, còn một số từ ngữ
khác cần được giải thích để đảm bảo cơ sở thực
hiện. Tổng cục Hải quan bổ sung giải thích các từ
ngữ sau:
10
- Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá
hàng hoá;
- Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức
Hải quan Thế giới;
- Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức
Hải quan Thế giới;
- Quy tắc tổng quát;

- Chú giải pháp lý;
- Phân tích hàng hóa;
- Giám định hàng hóa.
11
3. Bổ sung quy định chung về phân tích, giám định để phân loại hàng hóa:
a) Quy định tại khoản 5 điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:
“5. Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải
quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế
hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung
khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại, chất
lượng, khối lượng, trọng lượng thì yêu cầu các tổ chức chuyên môn
nghiệp vụ của cơ quan hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc
giám định để xác định các nội dung trên.
Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính
xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan
trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật
và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.

12
13
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung để thực hiện Điều 29 Nghị định
Điều 3
1. Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định việc
phân loại hàng hóa của người khai hải quan là chính xác thì
thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.
2. Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện
phân tích hàng hóa thì sử dụng dịch vụ giám định của các tổ
chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám
định thương mại.
14

Điều 3
3. Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng
các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định
theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các
thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công
dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm cơ sở phân loại
hàng hóa.
4. Bổ sung hướng dẫn về sử dụng kết quả phân loại để
áp dụng chính sách quản lý hàng hóa, áp dụng mức
thuế (Điều 5)
a) Quy định tại khoản 3 điều 16 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP:
“3. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ
sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.”.
b) Nội dung bổ sung:
15
16
Điều 5
1. Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng
chính sách quản lý hàng hóa trên cơ sở thực hiện quy
định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ áp dụng tại Danh mục
hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh
mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Danh mục
hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành có
hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
17
Điều 5

2. Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng
mức thuế đối với một mặt hàng trên cơ sở thực hiện quy
định tại các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai
và điều kiện, thủ tục, hồ sơ để được áp dụng mức thuế
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
18
5. Sửa đổi hướng dẫn về phân loại hàng hóa đối với
máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85
và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là
các máy liên hợp hoặc tổ hợp máy theo nội dung
chú giải pháp lý 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Điều 7).
19
- Sửa đổi thời gian tiếp nhận đăng ký danh mục máy
móc thiết bị ngay sau khi người khai hải quan nộp hồ
sơ theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan
- Hướng dẫn về các trường hợp khai bổ sung thực hiện
theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan và Điều 20
Thông tư chung.
20
6. Bổ sung hướng dẫn về phân loại hàng hóa là những
máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời
thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận
chuyển (Điều 8) theo hướng dẫn tại công văn
1280/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính;
Hướng dẫn việc tiếp nhận đăng ký danh mục máy móc
thiết bị thực hiện ngay sau khi người khai hải quan nộp
hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan

21
7. Sửa đổi thời hạn lưu mẫu phân tích từ 90 ngày lên
120 ngày (Điều 10):
Theo quy định tại Điều 36 Luật Hải quan, Điều 9
Luật Khiếu nại, Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-
CP, Tổng cục Hải quan sửa đổi thời hạn lưu mẫu để
xử lý trường hợp khiếu nại kết quả phân loại do kết
quả phân tích, doanh nghiệp đề nghị trích mẫu để
giám định .
22
8. Bổ sung hướng dẫn về thông báo kết quả phân tích kèm
mã số phân loại theo nội dung đã hướng dẫn tại công văn
7604/TCHQ – TXNK và 10536//TCHQ – TXNK:
Trung tâm PTPL và các Chi nhánh thực hiện thông báo kết
quả phân tích kèm mã số phân loại trên cơ sở kiểm tra, đối
chiếu mẫu hàng hóa có kết quả phân tích đáp ứng các tiêu
chí về tên hàng và mã số hàng hóa hoặc có bản chất hàng
hóa và mã số hàng hóa giống với nội dung thông báo kết
quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã
ban hành.
9. Sửa đổi về việc ban hành Thông báo kết quả phân loại đối
với hàng hóa trưng cầu giám định:
Triển khai thực hiện Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, cơ
quan phân tích hải quan sẽ là đầu mối tiếp nhận mẫu hàng hóa,
thực hiện gửi mẫu trưng cầu giám định đối với mẫu hàng chưa
đủ điều kiện phân tích, nhận kết quả giám định từ các tổ chức
giám định. Thủ tục thực hiện phân loại hàng hóa trưng cầu giám
định tương tự như phân loại hàng hóa phải phân tích – Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kết quả phân loại.


23
10. Bổ sung hướng dẫn về hồ sơ, mẫu hàng hóa phân
tích và việc thực hiện phân tích để kiểm tra chất
lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm (Điều 11, Điều 13)
a) Quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định
08/2015/NĐ-CP:
24
Điều 33. Trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu trong việc kiểm tra
hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu:
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện
vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc đối tượng kiểm tra
chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan
căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý nhà
nước ban hành để thực hiện việc kiểm tra theo chỉ định của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan hải
quan căn cứ vào kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên
ngành để quyết định việc thông quan.”
25

×