Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

một số nội dung mới về chính sách thuế thu nhập cá nhân (tncn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.78 KB, 37 trang )

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VỀ
CHÍNH SÁCH THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN (TNCN)
.
Người trình bày: Tạ Thị Phương Lan
Phó vụ trưởng - Vụ Thuế TNCN - TCT
ĐT: 04.22212031 - Email:
TP. HCM, tháng 01 năm 2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN ngày 22/11/2012 (số
26/2012/QH12) – hiệu lực từ 01/7/2013.
- Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ -
hiệu lực từ 01/7/2013.
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính
– hiệu lực từ 01/10/2013.
-
(về hiệu lực thực hiện các quy định mới ngoài các căn cứ pháp lý nêu trên,
Bộ Tài chính đã ban hành CV số 8817/BTC-TCT ngày 8/7/2013 và CV số
8355/BTC-TCT ngày 28/6/2013 về việc triển khai thực hiện một số quy định
có hiệu lực từ 01/7/2013)
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Phần I. Phạm vi áp dụng
Phần II. Điều kiện x.định cá nhân cư trú tại VN
Phần III. Thu nhập chịu thuế
Phần IV. Thu nhập được miễn thuế
Phần V. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú
PHẦN I: PHẠM VI ÁP DỤNG
- Các nội dung về CS thuế TNCN hướng dẫn tại TT số


111/2013/TT-BTC.
- Các nội dung về QLT thuế TNCN hướng dẫn tại TT số
156/2013/TT-BTC. Riêng hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ
đối với giảm trừ gia cảnh cho NPT hướng dẫn tại TT
số 111/2013/TT-BTC.
PHẦN II: ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CÁ
NHÂN CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM
Cá nhân CT là người đáp ứng 01 trong các điều kiện
sau:
- Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên.
- Có nơi ở thường xuyên tại VN theo 1 trong 2 trường
hợp:
(1) Có nơi ở thường xuyên theo pháp luật về cư trú.
(2) Có nhà thuê để ở tại VN từ 183 ngày trở lên trong
năm tính thuế (trước 01/7/2013 là 90 ngày).
PHẦN II: ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CÁ
NHÂN CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM
Lưu ý:
- Việc xác định số ngày thuê nhà căn cứ vào các hợp đồng
thuê, kể cả hợp đồng ký trước 01/7/2013.
- Trường hợp trong 06 tháng đầu năm 2013 đã xác định là cá
nhân cư trú, 06 tháng cuối năm theo quy định mới được
x.định lại là cá nhân không cư trú thì cuối năm căn cứ quy
định mới để xác định tình trạng cư trú hoặc không cư trú
của cả năm.
PHẦN III: THU NHẬP CÁ NHÂN CHỊU
THUẾ
1. Đối với thu nhập từ kinh doanh
Bổ sung hướng dẫn: “a) Thu nhập từ sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực,

ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật
như: , kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng
đất, mặt nước, tài sản khác”. Theo TT số 84/2008/TT-
BTC trước đây chỉ hướng dẫn đối với dịch vụ cho thuê
nhà, cho thuê mặt bằng.
PHẦN III: THU NHẬP CÁ NHÂN CHỊU
THUẾ
2. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bổ sung một số khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu
nhập chịu thuế bao gồm: Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một
lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ
quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã
hoàn thành nhiệm vụ; Các khoản trợ cấp đối với lực lượng
vũ trang; Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Trợ
cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài
PHẦN III: THU NHẬP CÁ NHÂN CHỊU
THUẾ
- Sửa đổi hướng dẫn về tiền nhuận bút theo quy định của pháp
luật về chế độ nhuận bút là thu nhập chịu thuế từ tiền lương,
tiền công.
* Lưu ý: Tại TT số 84 trước đây chỉ hướng dẫn đối với ”nhuận
bút do viết sách”. Theo hướng dẫn mới thì các loại hình tác
phẩm được hưởng tiền nhuận bút như: tác phẩm âm nhạc,
sân khấu, kiến trúc, phát thanh, truyền hình, nhiếp ảnh,
phần mềm máy tính, đều được tính là thu nhập từ TLTC
(Pháp luật về chế độ nhuận bút theo hướng dẫn tại NĐ số
61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002.)
PHẦN III: THU NHẬP CÁ NHÂN CHỊU
THUẾ

- Bổ sung hướng dẫn tính vào TNCT đối với các khoản
lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài TLTC do
người sử dụng LĐ trả hộ:
+ Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng LĐ trả hộ tính
vào TNCT theo thực tế nhưng không vượt quá 15%
tổng TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà. Tổng TNCT
làm căn cứ tính mức 15% là thu nhập của cá nhân tại
đơn vị sử dụng lao động đó.
PHẦN III: THU NHẬP CÁ NHÂN CHỊU
THUẾ
+ Khoản tiền phí mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền đóng góp
quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng LĐ mua cho người
LĐ là thu nhập chịu thuế TNCN nếu là sản phẩm có hình
thành tích luỹ, nếu sản phẩm không hình thành tích luỹ thì
không phải tính vào TNCT của người LĐ.
Người sử dụng LĐ không tính vào thu nhập chịu thuế của
người lao động khi mua BH hoặc đóng quỹ hưu trí tự
nguyện, mà DN BH, C.ty QL Quỹ hưu trí tự nguyện có trách
nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả tiền tiền tích luỹ
cho cá nhân.
PHẦN III: THU NHẬP CÁ NHÂN CHỊU
THUẾ
- Bổ sung h.dẫn không tính vào TNCT đ/v các khoản sau:
+ Tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức
bữa ăn giữa ca cho người lao động dưới các hình thức như
trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cũng được trừ ra
khỏi TNCT. (trước 1/7/2013 chỉ trường trực tiếp nấu ăn cho
người LĐ được trừ).
+ Tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng LĐ trả hộ
cho người lao động VN làm việc ở NN về phép mỗi năm một

lần (trước 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người LĐ là người
NN làm việc tại VN).
PHẦN III: VỀ THU NHẬP CÁ NHÂN
CHỊU THUẾ
+ Các khoản người sử dụng LĐ trả để phục vụ việc điều
động, luân chuyển người LĐ là người NN làm việc tại VN
theo quy định tại HĐLĐ, tuân thủ lịch LĐ chuẩn theo
thông lệ QT của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
+ Tiền học phí cho con của người LĐ VN làm việc ở NN học
tại NN theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông
do người sử dụng LĐ trả hộ (trước 01/7/2013 chỉ áp dụng
đ/v người NN làm việc tại VN có con học tại VN).
PHẦN III: VỀ THU NHẬP CÁ NHÂN
CHỊU THUẾ
3. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Bổ sung để làm rõ thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm cả lợi
tức ghi tăng vốn.
* Lưu ý: Đây là nội dung được hướng dẫn rõ hơn, không
phải là mới, vì trước đây theo nguyên tắc lại Luật thuế
TNCN số 04/2007/QH12 đã quy định: ”thu nhập từ đầu tư
vốn dưới các hình thức khác”. Như vậy, các khoản lợi tức
ghi tăng vốn mà cá nhân thực nhận trước 01/7/2013 cũng
chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn.
PHẦN III: VỀ THU NHẬP CÁ NHÂN
CHỊU THUẾ
4. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân
trong công ty cổ phần theo quy định của Luật DN
được xác định là chuyển nhượng CK, không phân biệt

CP của c.ty đ.chúng hay c.ty chưa phải đ.chúng.
PHẦN IV: THU NHẬP CÁ NHÂN
ĐƯỢC MIỄN THUẾ
1. Đ/v chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là công trình XD
và nhà ở hình thành trong tương lai giữa một số thân nhân.
2. Đ/v chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất
- Đk xác định duy nhất: có QSH tính đến thời điểm c.nhượng
tối thiểu là 183 ngày căn cứ theo ngày cấp GCN QSH,
QSDụng.
- Chuyển nhượng nhà ở, công trình XD hình thành trong tương
lai không được miễn thuế theo diện nhà ở duy nhất.
PHẦN IV: THU NHẬP CÁ NHÂN
ĐƯỢC MIỄN THUẾ
3. Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi
Bổ sung h.dẫn rõ hơn đ/v cá nhân có TN từ lãi tiền gửi
tại CN ngân hàng NN được t.lập và h.động theo qđịnh
của Luật các tổ chức tín dụng cũng được miễn thuế
như đối với các tổ chức tín dụng khác.
4. Đối với thu nhập từ tiền lương hưu
Bổ sung tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ
hưu trí tự nguyện được miễn thuế.
PHẦN IV: THU NHẬP CÁ NHÂN
ĐƯỢC MIỄN THUẾ
5. Đối với thu nhập từ học bổng
Bổ sung hướng dẫn rõ hơn về các khoản học bổng nhận được
từ tổ chức trong nước và ngoài nước bao gồm cả tiền sinh
hoạt phí cũng được miễn thuế.
6. Đối với khoản bồi thường
Bổ sung hướng dẫn rõ hơn về khoản thu nhập từ bồi thường
được miễn thuế gồm: bồi thường hợp đồng bảo hiểm sức

khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; bồi thường, hỗ trợ
theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư.
PHẦN V: CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
1. Quy đổi thu nhập NET đ/v TLTC
Hướng dẫn cụ thể nguyên tắc quy đổi như sau:
- TN làm căn cứ quy đổi là TN thực nhận cộng (+) các
khoản trả thay (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ.
- Nếu c.nhân thuộc diện QTT thì TNCT của năm là tổng
TNCT đã quy đổi của từng tháng. Nếu c.nhân có TN
NET nhiều nơi thì TNCT của năm là tổng TNCT đã quy
đổi của từng tháng tại các nơi trong năm.
PHẦN V: CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CỨ TRÚ
\* Lưu ý: Trường hợp khi quyết toán phát sinh số thuế
được hoàn thì tiền NSNN sẽ hoàn lại thuế cho đối
tượng thực hiện quyết toán. Việc xác định tiền thuế
được hoàn là của cá nhân hay người sử dụng lao động
sẽ do thoả thuận giữa cá nhân và người sử dụng lao
động.
PHẦN V: CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
2. Thuế suất đối với bán hàng đa cấp
Từ ngày 01/7/2013, t.chức trả TN cho c.nhân bán hàng
đa cấp k.trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến áp dụng đối
với đại lý Bảo hiểm (được giảm trừ mức 9 tr và áp
dụng thuế suất luỹ tiến đối với TN từ 9 tr - 20 tr là 5%,
TN trên 20 tr là 10%. (trước đây tính thuế suất 10%
trên toàn bộ thu nhập)

PHẦN V: CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
3. Thuế suất đ/v tiền tích luỹ BH, tiền tích luỹ quỹ hưu trí
tự nguyện
DN BH, c.ty QL quỹ hưu trí tự nguyện k.trừ thuế 10%
trên khoản tiền tích luỹ BH, tiền tích luỹ quỹ hưu trí tự
nguyện, tương ứng với phần người sử dụng lao động
mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày
01/7/2013.
PHẦN V: CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
4. Về Biểu tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
- Từ ngày 01/01/2014, áp dụng Biểu tỷ lệ TNCT mới với 04 tỷ lệ
tương ứng với 04 nhóm ngành nghề:
+ Phân phối, cung cấp hàng hoá : 7%
+ DVụ, XD không bao thầu NVL : 30%
+ SX, CTải, DV gắn với hàng hóa,
XD có bao thầu NVL : 15%
+ Hoạt động kinh doanh khác : 12%
* Lưu ý: Chi tiết các nhóm ngành nghề sẽ áp dụng theo biểu tỷ lệ
thuế GTGT.
PHẦN V: CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
- Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp
dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.
Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành
nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh
chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh
doanh khác”.
PHẦN V: CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI

VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
5. Đối với hộ kê khai
- Bổ sung khoản được tính vào chi phí hợp lý: Tiền trang
phục không vượt quá 5 trđ/ng/năm; các khoản thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường,
tiền thuê mặt nước.
- Bổ sung khoản không được tính vào chi phí hợp lý:
khoản trích khấu hao TSCĐ là ôtô chở người từ 09
chỗ trở xuống.

×