Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cói vụ chiêm 2014 và biện pháp phòng trừ tại nga tân, nga sơn, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 106 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




PHẠM THỊ THÙY LINH



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI CÓI
VỤ CHIÊM 2014 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI NGA TÂN, NGA SƠN, THANH HOÁ




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM THỊ THÙY LINH



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI CÓI
VỤ CHIÊM 2014 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI NGA TÂN, NGA SƠN, THANH HOÁ




CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN





HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
(ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực,
(iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên




Phạm Thị Thùy Linh














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành báo cáo này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ động viên của các
thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Văn Viên, bộ môn
Bệnh cây, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh
đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong bộ môn Bệnh cây, bộ
môn Côn trùng đã giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn bà con xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập mẫu bệnh và xử lý
thuốc trên đồng ruộng.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014
Học viên



Phạm Thị Thùy Linh






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục bảng vii
Danh mục hình iix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN 4
2.1 Cơ sở khoa học 4
2.2 Giới thiệu chung về cây cói và tiềm năng cây cói ở Việt Nam 5
2.2.1 Giới thiệu chung về cây cói 5
2.2.2 Tiềm năng sản xuất cói ở Việt Nam 17
2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 20
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 20
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 21
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 26
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 26
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 29
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 29
3.3 Nội dung nghiên cứu 29
3.4 Phương pháp nghiên cứu 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 31
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 33
3.4.3 Phương pháp lây bệnh nhân tạo 34
3.4.4 Phương pháp nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển của nấm
Alternaria sp. trên môi trường nhân tạo của một số thuốc trừ nấm 36
3.4.5 Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc đối với bệnh đốm vàng do
nấm Phytophthora sp. và bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. hại
cói trên đồng ruộng 38
3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu 39
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại cói tại xã
Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ chiêm 2014 41
4.2 Kết quả mô tả triệu chứng một số bệnh hại cói tại xã Nga Tân, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ chiêm năm 2014 42
4.2.1 Bệnh đốm vàng do nấm Phytophthora sp. 42
4.2.2 Bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. 44
4.3 Kết quả điều tra tình hình bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại cói
trồng ở vùng ngoài đê biển và trong đê biển vụ chiêm năm 2014 tại xã
Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 46
4.3.1 Kết quả tình hình bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói trồng vùng
trong đê biển và vùng ngoài đê biển 46
4.3.2 Kết quả tình hình bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói trồng vùng
trong đê biển và vùng ngoài đê biển 48
4.4 Kết quả điều tra tình hình bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại trên
cói có tuổi khác nhau vụ chiêm năm 2014 tại xã Nga Tân, huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa 49
4.4.1 Kết quả tình hình bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại trên cói có tuổi
khác nhau 49

4.4.2 Kết quả tình hình bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại trên cói có tuổi
khác nhau 51
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón viên nén chậm tan đến tình hình
bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại cói vụ chiêm năm 2014 tại xã
Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 53
4.5.1 Kết quả ảnh hưởng của phân bón viên nén chậm tan đến tình hình
bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói 53
4.5.2 Kết quả ảnh hưởng của phân bón viên nén chậm tan đến tình hình
bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói 55
4.6 Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm Alternaria sp. trên một số
môi trường nhân tạo 57
4.7 Nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm Phytophthora sp. và nấm
Alternaria sp. trên một số giống cói trồng trong chậu vại tại nhà lưới 59
4.7.1 Lây bệnh nhân tạo bệnh đốm vàng do nấm Phytophthora sp. 59
4.7.2 Lây bệnh nhân tạo bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. 62
4.8 Kết quả xác định khả năng ức chế sự phát triển của nấm Alternaria sp.
trên môi trường nhân tạo của một số thuốc trừ nấm 65
4.9 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh đốm vàng do nấm Phytophthora sp.
và bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. hại cói trên đồng ruộng 66
4.9.1 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh đốm vàng hại cói trên đồng ruộng 66
4.9.2 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. hại
cói trên đồng ruộng 70
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2 Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 78



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CSB Chỉ số bệnh
CT Công thức
ĐC Đối chứng
TLB Tỷ lệ bệnh




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1 Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại cói tại xã Nga Tân, huyện
Nga Sơn, tỉnhThanh Hóa vụ chiêm năm 2014 41
4.2 Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói ở vùng
trong đê biển và vùng ngoài đê biển 47
4.3 Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói ở vùng
trong đê biển và vùng ngoài đê biển 48
4.4 Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. trên cói có tuổi

khác nhau 50
4.5 Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. trên cói có tuổi
khác nhau 51
4.6 Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói ở các mô
hình bón phân viên nén chậm tan 54
4.7 Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói ở các mô
hình bón phân viên nén chậm tan 56
4.8 Khả năng phát triển của nấm Alternaria sp. trên một số môi trường
nhân tạo 57
4.9 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm Phytophthora
sp. bằng hình thức có sát thương cơ giới 59
4.10 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm Phytophthora
sp. bằng hình thức không có sát thương cơ giới 60
4.11 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng sợi nấm Phytophthora sp. bằng hình
thức không có sát thương cơ giới 61
4.12 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng sợi nấm Phytophthora sp. bằng hình
thức có sát thương cơ giới 61
4.13 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm Alternaria sp.
bằng hình thức không có sát thương cơ giới 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

4.14 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm Alternaria sp.
bằng hình thức có sát thương cơ giới 62
4.15 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng sợi nấm Alternaria sp. bằng hình thức
không có sát thương cơ giới 64
4.16 Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng sợi nấm Alternaria sp. bằng hình thức
có sát thương cơ giới 65
4.17 Kết quả hiệu lực ức chế sự phát triển của nấm Alternaria sp. trên môi
trường nhân tạo của một số thuốc trừ nấm 66

4.18 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh đốm vàng hại cói trên đồng ruộng
của thuốc Aliette 800WG ở nồng độ khác nhau 67
4.19 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh đốm vàng hại cói trên đồng ruộng
của thuốc Ridomil Gold 68WG phun ở nồng độ khác nhau 68
4.20 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh đốm vàng hại cói trên đồng ruộng
của thuốc Vicarben 50SC ở nồng độ khác nhau 69
4.21 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh vàng ngọn hại cói trên đồng ruộng
của thuốc Aliette 800WG ở nồng độ khác nhau 70
4.22 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh vàng ngọn hại cói trên đồng ruộng
của thuốc Ridomil Gold 68WG ở nồng độ khác nhau 71
4.23 Kết quả hiệu lực phòng trừ bệnh vàng ngọn hại cói trên đồng ruộng
của thuốc Vicarben 50SC ở nồng độ khác nhau 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Triệu chứng bệnh đốm thân do nấm Phytophthora sp. 42
4.2 Thí nghiệm đặt ẩm mẫu bệnh kích thích hình thành sợi nấm 43
4.3 Đặc điểm hình thái của nấm Phytophthora sp. gây bệnh đốm vàng hại
cói tại Thanh Hóa 44
4.4 Triệu chứng gây hại bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. 45
4.5 Bào tử nấm Alterlaria sp. gây bệnh vàng ngọn hại cói 46
4.6 Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói ở vùng
trong đê biển và vùng 47
4.7 Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói ở vùng
trong đê biển và vùng ngoài đê biển 48

4.8 Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại trên cói tuổi
khác nhau 50
4.9 Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. trên cói có tuổi khác 52
4.10 Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói ở các
mô hình bón phân viên nén chậm tan 55
4.11 Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói ở các mô
hình bón phân viên nén chậm tan 56
4.12 Tản nấm Alternaria sp. trên môi trường PSA sau cấy 10 ngày 58
4.13 Lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm Phytophthora sp. 60
4.14 Thí nghiệm phòng trừ bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại cói bằng
thuốc Aliette 800WG trên đồng ruộng tại Nga Sơn 67
4.15 Thí nghiệm phòng trừ bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại cói bằng
thuốc Vicarben 50SC trên đồng ruộng tại Nga Sơn 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây cói (Cyperus spp.) thuộc họ cói (Cyperaceae), bao gồm 28 chi, 361 loài,
2 phân loài và 24 thứ. Trong đó cây cói Cyperus malaccensis Lamk là loài có vai
trò quan trọng nhất (Nguyễn Khắc Khôi, 2002). Ở nước ta, ngoài nguồn gen cói
hoang dại đa dạng phân bố rộng rã khắp nơi, cây cói được người nông dân trồng
phổ biến cả ở trên đồng ruộng và ngoài bãi ven sông, biển nhờ đặc tính thích nghi
rộng, dễ trồng, dễ nhân giống. Hình thức sử dụng cói rất đa dạng: làm chiếu, đệm,
thảm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và làm thuốc truyền thống. Ngoài ra cây cói
còn có vai trò vô cùng quan trọng là cải tạo đất làm giảm chua mặn, bảo vệ, chống
sự xâm nhiễm mặn và thủy triều ở vùng đất ven biển. Tại nhiều tỉnh ven biển, cây
cói đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự ổn định sinh kế của hộ gia đình nông dân, là

nguồn thu chính của một số vùng trồng truyền thống như huyện Nga Sơn tỉnh
Thanh Hóa, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi
(Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
Trên thế giới, cói có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng nay vùng phân
bố đã được mở rộng: phía Tây tới Irắc, Ấn Độ; phía Bắc tới Nam Trung Quốc; phía
Nam tới Châu Úc và Indonesia. Cói cũng được nhập vào trồng ở Braxin để làm
nguyên liệu đan lát. Hiện nay, được biết, cây cói phân bố khắp thế giới, nhiều nhất
ở Bắc bán cầu với trung tâm đa dạng là miền nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ. Cây họ
cói phát triển tốt trong mọi điều kiện, nhiều loài có thể tìm thấy ở nhiều điều kiện
sinh thái như đầm lầy, đất ít dinh dưỡng, các vùng đất ướt, vùng đất phù sa bồi lấp
gần các cửa sông ven biển (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
Hiện nay, Việt Nam có 26 tỉnh trồng cói, tập trung ở 3 vùng lớn là vùng đồng
bằng ven biển Sông Hồng (Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định,…); vùng
ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
và vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên
Giang, ). Trong đó các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Vĩnh Long, Long An là những
tỉnh có diện tích cói lớn nhất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Nói đến Nga Sơn - Thanh Hóa, ngoài truyền thuyết về “Mai An Tiêm”, khởi
nghĩa Ba Đình, thì chiếu cói là một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển này.
Mặt hàng chiếu cói nổi tiếng từ lâu, được người dân ưa chuộng và đã đi vào ca dao
của dân gian:
"Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định lụa hàng Hà Đông"
Huyện Nga Sơn với 8 xã nằm dọc bờ biển chỉ trồng được một loại cây duy
nhất là cói. Trong huyện Nga Sơn thì xã Nga Tân được coi là địa bàn có diện tích
cói lớn nhất với 320 ha đất trồng cói, trên 7.500 nhân khẩu, trong đó 3.500 - 4.000
người trong độ tuổi lao động. Nghề trồng cói hiện vẫn là nghề chủ lực của gần 80%

số lao động trong xã (Nguyễn Quang học và CS 2008).
Vào những năm cuối thế kỷ 20, cây cói chỉ được trồng cho mục đích tiêu dùng nội
địa nên giá cói thấp người trồng không quan tâm đến việc thâm canh. Vài năm trở lại
đây, do nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu cói đột ngột tăng, người trồng cói chú trọng tới
việc mở rộng diện tích, thâm canh cói một cách tự phát. Cây cói từ chỗ chỉ được thu
hoạch 1 vụ/năm với năng suất thấp thì ngày nay được thu hoạch từ 2 đến 3 vụ/năm và
bón rất nhiều phân hóa học. Với những kỹ thuật tự phát đó dẫn đến nhiều đối tượng dịch
hại như: sâu đục thân, cào cào, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đốm vàng, bệnh vàng
ngọn,… phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và
chất lượng cói. Các loại bệnh nói trên phát triển mạnh mà vẫn chưa có biện pháp phòng
trừ hiệu quả do chưa hiểu biết được các đặc điểm, quy luật phát sinh phát triển của
chúng, cũng như trình độ canh tác của người nông dân còn nhiều hạn chế. Đến nay,
những nghiên cứu về một số bệnh do nấm hại cói đã được tiến hành, tuy nhiên còn chưa
nhiều. Do vậy, nghiên cứu về đặc điểm phát sinh phát triển, gây hại của bệnh và biện
pháp phòng trừ là cần thiết nhằm góp phần giữ vững năng suất, chất lượng cây cói.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên, được sự đồng ý của bộ môn Bệnh
cây, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Văn Viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số bệnh nấm hại cói vụ chiêm 2014 và biện pháp phòng trừ tại Nga Tân, Nga
Sơn, Thanh Hoá”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu về đặc điểm phát sinh gây hại của một số bệnh nấm hại cói vụ
chiêm 2014 tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định hiệu lực của một số thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh đốm
vàng do nấm Phytophthora sp. và bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. trên đồng
ruộng tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ chiêm năm 2014.

1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập các mẫu cói bị bệnh tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hóa vụ chiêm năm 2014.
- Phân lập các mẫu cói bị bệnh để giám định nấm gây hại.
- Điều tra tình hình một số bệnh nấm hại cói tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa vụ chiêm năm 2014.
- Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh đốm
vàng do nấm Phytophthora sp. và bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. gây hại
cói và đề xuất biện pháp phòng trừ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

PHẦN 2. TỔNG QUAN

2.1. Cơ sở khoa học
Nghề trồng cói là một ngành nghề kinh tế quan trọng và lâu đời ở những
vùng nông thôn ven biển của Việt Nam nói chung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
nói riêng với sản phẩm chính là chiếu cói và các sản phẩm đan bằng cói. Cây cói
không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ven biển mà còn có vai trò
trong việc cải tạo đất mặn ven biển thành vùng đất phì nhiêu để trồng được nhiều
loại cây trồng khác. Nghề trồng và chế biến cói làm đa dạng và tăng thu nhập kinh
tế cho vùng nông thôn, cây cói còn góp phần bảo vệ bờ biển khỏi sạt lở do sóng
thần và thủy triều gây ra (Nguyễn Văn Thắng, 2008).
Nga Sơn là huyện có diện tích trồng cói lớn nhất miền Bắc với 3.500 ha,
chiếm 27% tổng diện tích cói của cả nước với sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm.
Cây cói đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trong tỉnh Thanh Hóa
và các tỉnh lân cận do cói được làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đóng góp 60 -
75% thu nhập kinh tế hộ từ cây cói. Các sản phẩm làm từ cói đã xuất khẩu đi Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, cho thu nhập từ 150 - 160

tỷ đồng/năm (Nguyễn Quang Học, 2008). Trong những năm gần đây, khi giá cói
tăng cao, người sản xuất đã mở rộng diện tích và thâm canh tối đa bằng việc sử
dụng phân đạm vô cơ và phun thuốc kích thích sinh trưởng với nồng độ cao để nâng
chiều cao cây cói, tăng thu từ 2 đến 3 vụ/năm. Các kỹ thuật sản xuất tự phát đã
mang lại thu nhập cho người trồng cói, nhưng cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
khó giải quyết, đó là rất nhiều loài dịch hại nguy hiểm như là bọ vòi voi, rầy nâu,
sâu đục thân, bệnh đốm hại thân cói… phát sinh phát triển với mật độ cao và gây
hại nặng. Sự gây hại của những đối tượng này đã làm cho sản xuất cói không ổn
định, diện tích bị thu hẹp, năng suất và chất lượng giảm nghiêm trọng, dẫn đến khó
xuất khẩu và mất dần thị trường tiêu thụ trên thế giới (Nguyễn Văn Thắng, 2008).
Cây cói huyện Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt. Trải qua hơn 150
năm tồn tại với những thăng trầm theo lịch sử, ngày nay cây cói vẫn là loại cây
trồng chủ lực có tính chất đặc thù cho vùng nước mặn ven biển nước ta. Người dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được những
bàn tay tài hoa tạo nên nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những đường nét hoa
văn khác nhau giành cho xuất khẩu, góp phần quan trọng để thu ngoại tệ. Cây cói
còn là cây xóa đói giảm nghèo, mang đậm bản sắc văn hóa vùng ven biển Việt
Nam. Vì vậy cần phải nghiên cứu và tìm kiếm một mô hình phát triển ổn định và
bền vững cho cây cói, trong đó việc phòng trừ bệnh hại là công việc hết sức quan
trọng để bảo vệ ngành cói phát triển bền vững (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
Đặc điểm tưới nước cho cây cói là “Tưới tràn - tháo kiệt” nên phần lớn phân
bón và thuốc trừ dịch hại bị rửa trôi bề mặt và thấm sâu gây ô nhiễm môi trường
đất, nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy việc nghiên cứu các thành
phần loài, các đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ bệnh hại tổng hợp
(IPM) để bảo vệ sản xuất cói là một trong những yêu cầu cấp bách của sản xuất hiện
nay (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
Cây cói ít được quan tâm nghiên cứu, do đó chưa có các biện pháp phòng

chống bệnh hại cói nói chung và bệnh đốm thân hại cói nói riêng. Vì vậy khi dịch
hại cói xảy ra sẽ gây thiệt hại cho sản xuất cói rất lớn. Cho đến thời điểm này, mới
chỉ có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây cói và kỹ
thuật thâm canh cói. Do vậy việc nghiên cứu về đặc điểm sinh học, quy luật phát
sinh phát triển của nấm gây đốm thân hại cói là vấn đề hết sức cần thiết, đây là một
vấn đề còn mới không chỉ với người sản xuất cói mà còn đối với cả các nhà khoa
học nghiên cứu bảo vệ thực vật, nhằm đưa ra được biện pháp phòng trừ chúng có
hiệu quả cao trong sản xuất.
2.2. Giới thiệu chung về cây cói và tiềm năng cây cói ở Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu chung về cây cói
2.2.1.1. Nguồn gốc và xuất xứ cây cói
Cây cói thuộc họ cói Cypereceae là cây công nghiệp hằng năm dùng để dệt
chiếu và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc vùng ven biển nhiệt
đới. Ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản chủ yếu trồng cây cói không chỉ
thuộc họ bấc (Juncaceae). Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, cách đây
trên 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng cói dệt chiếu. Nghề dệt chiếu có từ thời vua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Lê Thánh Tông (1460 - 1497) do Phạm Đôn Lễ đưa về từ tỉnh Quảng Tây (Trung
Quốc). Cói là cây công nghiệp đặc biệt của vùng ven biển nhiệt đới. Từ rất xa xưa
nhân dân ta đã biết tận dụng cây cói để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con
người. Ngày nay các sản phẩm của cây cói đã có tới hàng trăm loại khác nhau và trở
nên rất quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân, mọi địa phương.
Cây cói có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhưng ngày nay vùng phân bố đã
được mở rộng ra: phía Tây tới Irắc, Ấn Độ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc, phía
Nam tới châu Úc và Indonesia. Cói cũng được du nhập vào trồng ở Brazin để làm
nguyên liệu giấy và đan lát (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
2.2.1.2. Đặc điểm sinh vật học cây cói
Cói là cây thân thảo sống nhiều năm, ít khi một năm, bao gồm cả cói trồng

và cói mọc dại. Cói trồng có hai loài chính: (1) cói bông trắng (Cyperus tagetifor
mis Roxb), còn gọi là “búp đòng khoang cổ” (Cyperus tojet fouris), thân tương đối
tròn, dáng mọc hơi nghiêng, hoa trắng, cao từ 1,5 - 2,0m, sợi chắc, trắng và bền,
năng suất cao từ 54 - 95 tạ/ha, thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, đây là loài
có phẩm chất tốt, thích hợp cho xuất khẩu; (2) cói bông nâu (Cyperus corymbosus
Roxb), thân to, hơi vàng, hoa nâu, dáng mọc đứng, cứng cây, đẻ yếu, sợi chắc song
không trắng, cây cao khoảng 1,4 - 1,8m, phẩm chất tốt nhưng không được người
dùng ưa chuộng.
Cấu tạo của cây cói gồm 2 phần chính: phần dưới mặt đất có thân ngầm và
rễ. Thân ngầm mọc ngang, gồm 7 - 8 đốt, dài 1 - 1,5cm, đốt thứ 5 và 6 phình ra, mỗi
đốt có 1 lá vảy bao bọc. Rễ cói mọc xung quanh thân ngầm, gồm rễ ăn sâu, rễ ăn
ngang và rễ ăn nổi, rễ cói có khả năng ăn sâu tới 1m, nhưng tập trung đại bộ phận ở
tầng đất sâu 20cm (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
Phần trên mặt đất gồm lá bẹ, lá mác, thân, hoa, quả, hạt. Lá bẹ có từ 2 - 4 lá,
làm nhiệm vụ quang hợp và bảo vệ phần non ở gốc thân. Thân cói là đốt cuối cùng
của thân ngầm vươn dài lên khỏi mặt đất, có thể mọc cao 1 - 2m.
Nhiệt độ thích hợp cho cây cói sinh trưởng là từ 22 - 28
o
C, ở nhiệt độ thấp
cói chậm phát triển, khi nhiệt độ thấp hơn 12
o
C cói ngừng sinh trưởng, nếu cao hơn
35
o
C ảnh hưởng đến sinh trưởng của cói, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của cói. Ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

mức nhiệt độ cao, cói nhanh xuống bộ (héo dần từ ngọn xuống dưới), độ ẩm không
khí thích hợp cho cói phát triển trên dưới 85%. Cói cần nhiều ánh sáng ở thời kỳ đẻ

nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã xòe, cói là cây chịu mặn và cần có độ mặn thích
hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cói thường là cây trồng đầu tiên trên vùng đất
mặn, trong kế hoạch cải tạo đất mặn cói có thể trồng thích nghi trên nhiều loại đất: Đất
mặn, đất ngọt, chân cao, chân trũng, bãi bồi ven sông. Song thích hợp nhất là trồng trên
loại đất phù sa màu mỡ ven biển hoặc là ven sông nước lợ độ sâu tầng đất 40 - 50cm
trở lên, độ chua pH = 6,0 - 7,0, độ mặn 0,1 - 0,2% và thoát nước tốt.
Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng
và phát triển của cây cói. Trong cây cói, nước chiếm 80 - 88%, do vậy nước là nhu
cầu quan trọng để cói sinh trưởng, phát triển. Nếu ở thời kỳ đẻ nhánh cói bị hạn hay
úng sẽ đẻ kém, ruộng cói bị thưa cây làm năng suất giảm. Ở thời kỳ vươn cao, cây
cói cần nhiều nước, đặc biệt sau khi mưa dông cây cói vươn lên mạnh. Vào mùa
hanh khô (tháng 1, 2, 3), đồng cói thường khô thiếu nước, nếu không đáp ứng đủ
nhu cầu nước trong thời kỳ này cói xấu hẳn và hầu như ngừng sinh trưởng. Nếu
ngập úng, nước tù hãm lâu làm cho cói đen gốc, phẩm chất kém. Nước mặn, hay
ngọt đều ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cói.
Nước có độ mặn vừa phải cói mới đanh cây, nhưng mặn quá cói cũng không
phát triển được, cói chỉ phát triển tốt ở độ mặn 0,2% trở xuống, ở độ mặn 0,4% các
quá trình sinh trưởng, phát triển bắt đầu giảm, từ nồng độ 0,8 - 1,0% cói phát triển
rất yếu và khi độ mặn > 0,1% cây cói bắt đầu chết. Nhưng thân ngầm có sức chịu
mặn cao nên vẫn tồn tại do vậy cói bãi nước mặn thường chỉ thu hoạch được một vụ
vào mùa nước ngọt.
Nước ngọt giúp cây cói mọc nhanh, bốc mạnh, nhưng nước ngọt làm cho cây
cói to cây, xốp ruột, cói đồng thường to hơn cói bãi một phần do điều kiện chăm sóc
thuận lợi hơn song chủ yếu là do nước đã bớt mặn hơn (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
2.2.1.3. Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói
Thời gian sinh trưởng của cây cói (từ thân khí sinh phát triển khi ra hoa,
xuống bộ, bị chết) vòng đời chỉ trong phạm vi 3-4 tháng, song tuổi thọ phần ngầm
lại kéo dài đến vài chục năm. Sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng cói thay đổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


tùy theo điều kiện canh tác, tính chất đất, độ phì của đất.
Đất màu mỡ thì thân ngầm to, dài, thân khí sinh to và thấp. Nếu đất có độ phì
cao và trồng dày thì thân ngầm phát triển, đốt ngắn, cho thân khí sinh nhỏ và dài.
Kỹ thuật canh tác tốt có thể điều kiển cho thân khí sinh đanh, tròn, tăng phẩm chất
của cây cói. Trồng cói vùng nước lợ, cói dài và đanh, nước ngọt làm cho cói cọng to
và dài. Nếu bãi trồng cói thiếu nước thì cói khó đâm tiêm nhưng mực nước cao lại
đâm tiêm kém. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cói bao gồm: giai
đoạn vươn dài của thân ngầm, giai đoạn đâm tiêm và quy luật đẻ nhánh và giai đoạn
vươn cao.
a/ Giai đoạn vươn dài của thân ngầm
Mỗi thân ngầm thường có 4 mầm trong đó mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái
hoạt động, mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá bẹ và lá vảy bảo vệ. Khi gặp hoàn
cảnh bất lợi như ngập nước, nồng độ muối cao thì mầm 1 và 2 bị ngập và chết còn
mầm 3 và 4 thì an toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục phát triển. Sự vươn dài
hay ngắn của thân ngầm là do miền sinh trưởng nằm phía dưới mỗi lóng được bảo vệ
bởi lá bẹ hay lá vảy quyết định. Lóng càng vươn dài thân ngầm càng dài. Các yếu tố
mật độ, đất đai, mực nước đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thân ngầm. Nếu đất
màu mỡ, mật độ mưa thưa, mực nước nông thì thân ngầm dài có khi tới 20cm. Ngược
lại, nếu mật độ dày, mực nước cao thì thân ngầm chỉ có khoảng 1 - 2cm.
Thân ngầm sinh trưởng thích hợp nhất ở độ sâu 3 - 5cm, ở độ sâu 15cm thân
ngầm sinh trưởng rất kém, chậm và gầy, có xu hướng vươn dài lên trên mặt đất.
Trong thời gian 4 tháng ở mực nước nông thân ngầm phát triển dài tới 80 - 100cm.
Ở điều kiện mực nước sâu cũng trong thời gian như vậy, thân ngầm chỉ dài khoảng
10 - 15cm. Ở vùng có mực nước sâu, sau khi cắt, ruộng cói bị ngập nước lâu ngày
làm cho các mầm 1 và 2 bị chết, nếu rút cạn nước thì cói mọc lên toàn cọng bé, đó
là do các mầm 3 và 4 phát triển thành. Nồng độ muối khác nhau cũng ảnh hưởng
đến sự phát triển của mầm cói. Nồng độ muối 0,5 - 0,8% các mầm 1 và 2 bị ức chế
dẫn đến hủy diệt. Ở nồng độ 1,5 - 2,0% mầm 1 và 2 bị chết, sau 1 tuần còn mầm 3
và mầm 4, sau 3 tháng cũng bị chết.

Trong sản xuất yêu cầu thân ngầm to để tích lũy chất dinh dưỡng được nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

về sau sẽ cho cói dài và dẻo, chất lượng tốt. Còn độ vươn dài của lóng cần ngắn,
càng ngắn sẽ cho nhiều tia mọc lên, thân khí sinh sẽ bé và dài. Muốn vậy khi cấy
mống cần phải đảm bảo độ sâu hợp lý từ 3 - 4cm, mực nước từ 2 - 3cm, đất có độ
phì nhiêu cao và khi nhổ mống cói cần bảo vệ mầm 1 và 2.
b/ Giai đoạn đâm tiêm và quy luật đẻ nhánh
Thời kỳ đâm tiêm của cói chiếm một thời gian dài trong quá trình sinh
trưởng và phát triển. Số lượng và chất lượng tiêm cói quyết định năng suất và phẩm
chất cói. Các biện pháp canh tác ảnh hưởng quan trọng đến sự đâm tiêm của cói.
Từ mầm 1 ở thân ngầm sẽ mọc ra 2 nhánh, hai nhánh mọc ra từ một thân
mầm sẽ tạo thành hai ngọn, khi các nhánh đó nhô lên khỏi mặt đất các lá mác vẫn
chưa xòe ra được gọi là sự đâm tiêm. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi (cói mùa)
cứ 8 - 12 ngày lại có 1 đợt đâm tiêm, cói đâm tiêm liên tục, nhưng cũng có đợt cói
ra rộ, thường từ 23 - 25 ngày có một đợt đâm tiêm. Như vậy, cói đâm tiêm suốt 12
tháng trong năm. Nhưng số lượng tiêm ra nhiều hay ít, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao hay
thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ thích hợp cho sự đâm tiêm là 22 -
28
o
C, khi nhiệt độ nhỏ hơn 12
o
C tiêm hầu như không phát triển. Những lứa tiêm ra
vào tháng giêng, tháng 2 chiều cao cũng chỉ phát triển tới 60 - 70cm thì lụi (loại này
chỉ dùng làm bổi) và dễ bị nấm đốm vàng (Phytophthora sp). Lứa tiêm hữu hiệu
thường tập trung vào các đợt cuối tháng 3 đầu tháng 4 (cói chiêm) và vào tháng 7,
tháng 8 (cói mùa). Lứa tiêm tháng 11 và tháng 12 nếu đất đai màu mỡ và chăm sóc
tốt sang tháng 2 có thể thu được. Độ pH thích hợp cho sự đâm tiêm cói là 6,0 - 7,0,
độ mặn 0,15% (Cl

-
) mực nước càng sâu thì sự đâm tiêm càng bị hạn chế, càng
chậm. Nếu ruộng luôn đủ ẩm thì sự đâm tiêm càng cao, cói phát triển tốt nhất là cói
ráo chân hoặc cói là 4 ngày ráo chân 1 ngày mực nước 5cm cói sẽ hoàn thành đâm
tiêm sớm, số tiêm nhiều hơn. Cấy mống càng sâu ngày đâm tiêm xong càng lâu,
bón phân NPK theo tỷ lệ thích hợp thì cói đâm tiêm nhanh và khỏe.
Vụ cói chiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 là lúc nhiệt
độ tăng dần và bắt đầu có mưa tiết xuân phân nên cần bón phân trước thời kỳ đâm
tiêm mới có thể đạt tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. Đối với vụ mùa, tiêm hữu hiệu cao và
ra rộ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 do vậy cần bón phân trước tiết lập thu mới có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

đảm bảo tiêm hữu hiệu cao.
c/ Giai đoạn vươn cao
Giai đoạn này bắt đầu khi lá mác vượt quá 10cm khỏi lá bẹ. Đây là thời kỳ
phát huy sức mạnh tổng hợp của các yếu tố: Phân bón, nước, nhiệt độ và ánh sáng
đối với cây cói. Trong năm, cói vươn cao mạnh nhất vào 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu vào
khoảng trung tuần tháng 4, có mưa, nhiệt độ và độ ẩm tăng dần. Thời kỳ thứ 2 vào
khoảng hạ tuần tháng 8. Trong khoảng thời gian 10 ngày từ 10 - 20 tháng 4 cây cói
tăng trưởng nhanh, vươn tới 40cm sau đó cói vẫn tiếp tục vươn cao nhưng giảm
dần. Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí, ánh sáng có ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng vươn dài của cói. Trồng quá dày, cây cói dài, nhỏ cây, dễ đổ.
Trồng với khoảng cách hợp lý đảm bảo số tiêm trên m
2
vừa cho cói dài, phẩm chất
tốt, chống lốp đổ.
2.2.1.4. Các biện pháp canh tác đối với cây cói
a/ Các giống cói
Hiện nay, ở nước ta có 30 loại, gồm 240 loài cói, các loài được trồng phổ

biến là giống cói bông trắng và giống cói bông nâu, trong đó giống cói bông trắng
có năng suất cao và phẩm chất tốt hơn (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).
Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn nghiên cứu cây cói, diện tích trồng cói
đại trà của Hà Nam Ninh cũ, giống cói bông trắng dạng xiên chiếm tỷ lệ trên 55%,
dạng đứng chiếm dưới 45%. Qua chọn lọc, khảo nghiệm, các tác giả đã phân lập và
đặt tên cho 2 dạng hình là VĐ71 (đứng) và VX71 (xiên). Dạng hình VĐ71 có đặc
tính ưu việt như: khả năng đâm tiêm, đẻ nhánh cho số cây hữu hiệu cao hơn, sinh
trưởng tốt ở cả 2 vụ chiêm và mùa (ở vụ mùa dạng xiên sinh trưởng kém hơn).
Trồng cói bằng thân ngầm là phương pháp duy nhất đang áp dụng hiện nay,
phải sử dụng mống cói (tức thân ngầm có mang một đoạn thân khí sinh) ở những
ruộng cói cũ để làm giống. Chọn mống cói già có thân ngầm to khỏe, bánh tẻ, dày
mắt trên các ruộng cói đã trồng ít nhất 3 năm trở lên. Muốn có mống cói già, sau khi
cắt cói vụ mùa, tiếp tục chăm sóc tới tháng 12, tháng giêng cói phát triển mạnh lúc
này tiến hành nhổ mống rất tốt. Nếu lấy cói bãi vào tháng 12 trồng trong thời gian
này thì cói lên rất nhanh, phát triển tốt hơn mống cói đồng. Mống cói già ít bị bệnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

đốm vàng, nên chọn mống già và chọn ở chỗ khô ráo, khi trồng mau bén chân, mau
đâm tiêm, phát triển tốt hơn là chọn mống ở nơi nước sâu, nước tù hãm. Trước đây,
thời gian tiến hành đảo cói có thể lên tới 8 - 10 năm, nay bị rút ngắn xuống còn 4 - 6
năm do tình hình sâu bệnh hại ngày một gia tăng, mặt khác việc tuyển chọn giống
cói để trồng do người nông dân tiến hành một cách tự phát chứ chưa có quy trình
hướng dẫn cụ thể, năng suất và chất lượng cói không cao.
b/ Thời vụ cấy và thu hoạch.
Ở điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta có thể trồng cói quanh năm. Căn
cứ đặc điểm sinh trưởng cây cói và đặc điểm vùng cói bãi ngoài đê cấy vào tháng 3,
4, 5 (chủ yếu tháng 4), thời gian này có nước nguồn về, nồng độ muối giảm lại có
mưa, trời ấm nên cói chóng bén rễ. Hoặc có thể cấy vào tháng 9, 10 ở các chân bãi
có sóng lớn. Đối với cói đồng, thời vụ tốt nhất là tháng 3, 4 và 7, 8 (Nguyễn Tất

Cảnh, 2010).
Ở Việt Nam đối với cói cựu (cói được trồng từ những năm trước, gốc của
chúng được lưu lại từ năm này qua năm khác, chăm sóc lại cho thu hoạch mà không
cần phải cấy hay dặm lại) mỗi năm có 2 vụ thu hoạch chính: vụ chiêm thu hoạch
vào tháng 5 - 6; mùa thu hoạch vào trung tuần tháng 9 cho đến cuối tháng 10. Tại
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong những năm 2005 - 2006, do nhu cầu về các
sản phẩm từ cói và giá cả thị trường tăng đột biến, người sản xuất cói thu hoạch đến
3 vụ/năm. Vụ thứ nhất cuối tháng 4 đầu tháng 5, sau đó chăm sóc bón phân đến
cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu tiếp vụ 2, vụ thứ 3 thu hoạch vào tháng 11 đến tháng
12. Vụ thu hoạch tháng 7 – 8 cho năng suất cao nhất, khoảng 10 tấn cói khô/ha, vụ
chiêm cói phát triển kém hơn nên năng suất chỉ đạt 8 tấn cói khô/ha (Nguyễn Tất
Cảnh, 2010).
Về thu hoạch và quy trình chế biến: Sau khi cắt, tiến hành chẻ cói và phơi
khô hoặc sấy, sắp bằng rồi bó tròn lại, có thể bảo quản ngoài đồng hoặc trong nhà.
Trong quá trình bảo quản, dùng bổi cói phơi khô phủ kín để chống mưa bão làm
ẩm, hoặc để nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm mốc. Có 2 quy trình sản xuất khác
nhau để làm ra các sản phẩm từ cói. Quy trình thứ nhất là cói được dệt chiếu, các
tấm thảm hay để đánh lõi và quy trình thứ hai là đan bằng tay thành các sản phẩm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

có kích thước nhỏ. Đây là mặt hàng thủ công mỹ nghệ và có giá trị cao nhất từ cói
(Nguyễn Tất Cảnh, 2009).
c/ Làm đất trồng cói
Cói là cây phàm ăn, thích hợp được trên nhiều loại đất mặn ngoài bãi hoặc
trong đồng, chân đất ngọt, chân cao hay chân trũng, cói trồng một lần cho thu hoạch
trong nhiều năm (mỗi năm 1- 2 vụ). Do vậy, muốn cói đạt năng suất cao, phẩm chất
tốt cần chọn chân đất tốt, màu mỡ để trồng cói.
Làm đất mới để trồng cói cần cày sâu 18 - 20cm, tranh thủ bừa vỡ cho nước
vào xăm xắp để cỏ mọc lên sau đó bừa nhuyễn và cho ngập nước 7 - 10 ngày sau lại

tiếp tục cày lật, lần này chỉ cày 13 - 15cm, bừa vỡ lại cho nhừ cỏ, sau đó cho ngập
nước 10 - 15cm trong khoảng 1 tuần sau đó rút bớt nước để bừa cho phẳng mặt
ruộng. Tạo ruộng thành hình mai rùa để thoát nước, ráo chân, sau này cói sẽ trắng
gốc, đanh cây.
Đối với những ruộng cói cũ, từ 4 - 6 năm tuổi hoặc lâu hơn, khi năng suất đã
giảm thấp người ta phải tiến hành đảo cói. Tùy theo điều kiện mà người dân có thể
tiến hành các biện pháp làm đất cho phù hợp sau:
•Đảo cói: sử dụng một dụng cụ bằng tay gọi là móng để đảo đất thành từng
tảng có kích thước 20 x 20cm và sâu 20 - 35cm. Sau đó lật ngửa tảng đất lên và cói
được lật úp xuống phía dưới. Biện pháp này tốn rất nhiều công lao động, mặt ruộng
sau khi tiến hành đảo cói xong không được bằng phẳng gây đọng nước gây ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cói sau này.
•Lật nghiêng nền đất trên ruộng cói: làm sạch mặt ruộng cói cũ để nguyên
gốc cói và tiến hành đảo đất như trường hợp đảo cói, sau đó lật nghiêng tảng đất 90
o

theo cùng một chiều và đảm bảo các mặt nghiêng có phần gốc cói tạo thành hàng
tương tự như trồng cói. Phương pháp này khó đảm bảo mật độ cói theo yêu cầu,
thời gian khai thác ruộng cói bị rút ngắn lại đáng kể nhưng không tốn công chọn
giống và trồng cói nên được những hộ nghèo và có ít lao động áp dụng.
•Đào đất chuyển đi nơi khác để hạ thấp mặt bằng sau đó mới tiến hành làm
sạch ruộng để trồng cói: áp dụng đối với những vùng đất cói có chân ruộng cao hơn
so với mực nước biển, không thuận lợi cho việc tưới nước. Đây là cách làm tốn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

nhiều chi phí nhất nhưng người dân vẫn phải tiến hành làm vì chưa có giải pháp nào
thay thế.
•Cày phá 2 lần: lần đầu với độ sâu từ 4 - 5cm để phơi hoặc ngâm ngập nước
sau 2 - 3 tuần, cày lần 2 sâu 10 - 15cm rồi bừa nhuyễn, thu gom sạch gốc cói cũ sau

đó làm phẳng, tạo rãnh thoát nước xung quanh ruộng trước khi trồng cói mới.
Tóm lại, việc đảo cói hiện nay hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của người dân
mà chưa có một cơ sở khoa học nào để thực hiện. Do vậy, các vấn đề như yêu cầu
kỹ thuật khâu làm đất, thời vụ đảo cói…trong suốt thời gian tới cần được điều tra,
đánh giá, tổng kết và nghiên cứu.
d/ Tưới tiêu
Tục ngữ có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” do đó tưới tiêu
hợp lý là biện pháp quan trọng góp phần tăng hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc hóa
học, đồng thời quyết định năng suất chất lượng nông sản. Theo Klaus Rohland
(giám đốc quốc gia của ngân hàng thế giới): 16% diện tích cây trồng không có hệ
thống tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, các loại cây trồng đều cần
có nước để sinh trưởng phát triển, cây cói cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thậm
chí cói rất cần nước, thiếu nước cói mọc kém, năng suất thấp. Ngược lại, úng nước
ảnh hưởng tới năng suất, phẩm chất cói. Hoạt động quản lý nước tưới khi trời hạn,
tháo rút nước khi trời mưa tuy không mất nhiều công sức nhưng phải tiến hành
thường xuyên trong suốt quá trình cói sinh trưởng phát triển.
Trong thời kỳ cói vươn cao cần giữ mực nước nông từ 2 - 3cm. Trong thời
kỳ này cói rất cần nước để tăng trưởng về chiều cao và đường kính thân. Song mực
nước cao và thường xuyên ngập làm cho gốc cói nở to, mọng nước và đen gốc,
phẩm chất xấu do cói xuống bộ nhanh. Tuy nhiên, nếu chủ động tưới nước kịp thời,
độ mặn từ 0,08 - 0,25% thì cói sinh trưởng tốt, nếu nước tưới có độ mặn dưới
0,03% cói sinh trưởng rất tốt, cây cói to, dài, xanh song phẩm chất kém, giữ độ ẩm
ở ruộng cói chăm sóc sớm và tận dụng nước mưa để tưới cũng tạo điều kiện để tăng
năng suất cho cói.
Thời kỳ thu hoạch cần rút nước ra khỏi ruộng từ 10 - 15 ngày, nếu chưa thu
hoạch thì nên để ở mực nước 3 - 5cm để cói chậm xuống bộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

e/ Bón phân

Lượng phân bón hóa học tiêu thụ hàng năm ở nước ta chủ yếu được sử dụng
cho cây lúa, rau màu, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Tuy nhiên, hiện chưa
có loại phân chuyên dụng cho cói, người dân chỉ sử dụng các loại phân sẵn có trên
thị trường, chủ yếu là phân đạm.
Cói là loại cây cần nhiều dinh dưỡng, muốn đạt năng suất cao nhất thiết phải
bón đủ phân. Các loại phân khoáng như N, P, K tác động tốt đến năng suất, phẩm
chất cói. Bón đủ đạm làm cho cây cói đâm tiêm nhanh, nhiều, chóng kín ruộng, sinh
trưởng mạnh, thân cao to, lâu xuống bộ (ra hoa và lụi - cói ngủ), năng suất tăng rõ
rệt. Nhưng bón quá nhiều đạm làm cói mọc lướt, cây to xốp, nhiều nước, sợi không
bền. Bón lân có tác dụng làm tăng phẩm chất: cây nhỏ, sợi bền, tỷ lệ cói chẻ tăng
(Nguyễn Quang Học và CS, 2008).
Bón lót: Có ảnh hưởng lâu dài đến sinh trưởng cây cói trong những năm sau,
thường bón với số lượng lớn tùy theo điều kiện: 10 - 20 tấn phân chuồng + 200 -
300 kg supe lân cho 1 ha, nên bón sâu bằng cách làm sạch cỏ xong, rải phân đều rồi
cày vùi phân.
Bón thúc: Bón 3 lần vào các thời kỳ đâm tiêm, đẻ nhánh và vươn cao với
lượng phân bón từ 400 - 500 kg đạm cho 1 ha. Bón nhiều vào thời kỳ đâm tiêm (sau
trồng 20 - 30 ngày). Sau khi tiêm mọc cao 60 - 70 cm, phát ngọn (nông dân gọi là
phát éo) tạo điều kiện cho cói đâm tiêm đồng đều hơn, làm sạch cỏ và bón thúc nuôi
nhánh (lần 2). Lần bón này có thể chia làm 2 đợt: sau khi phát ngọn bón 2/3 số
phân, sau đó 7 - 8 ngày bón bổ sung những chỗ mọc không đều 1/3 chỗ còn lại
(Ninh Thị Phíp và CS, 2008).
Tùy theo thời vụ mà người dân áp dụng các mức bón và số lần bón phân
khác nhau. Phương pháp bón phân hóa học hiện đang được áp dụng là phương pháp
bón vãi truyền thống. Với phương pháp này, vệc bón phân phụ thuộc vào các yếu tố
như thời tiết, chế độ tưới tiêu. Thông thường người dân thường bón phân vào thời
điểm trước cơn mưa đối với cói không chủ động được nước tưới hoặc bón vào buổi
chiều mát đối với những ruộng cói đủ ẩm.
Do đặc trưng của kỹ thuật tưới cho cây cói là “tưới tràn - tháo kiệt”, nên biện

×