Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Thành phần bọ trĩ hại ớt, đắc điểm sinh học, sinh thái loái thrips palmi karny và biện pháp phòng chống ở thái thuỵ, thái bình vụ thu đông năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TÀO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




VŨ THỊ MAI


THÀNH PHẦN BỌ TRĨ HẠI ỚT, ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
LOÀI Thrips palmi Karny VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ở
THÁI THỤY, THÁI BÌNH VỤ THU ðÔNG NĂM 2011


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60. 62. 10


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGƯT. Hà Quang Hùng





Hà Nội - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị, một công trình
nghiên cứu nào.

Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñều ñược cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn





Vũ Thị Mai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo, gia ñình và
bạn bè.
Trước tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo GS. TS. NGƯT. Hà

Quang Hùng Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã giành thời gian và trí tuệ hướng dẫn giúp ñỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến các thầy cô giáo trong Bộ môn Côn
trùng – Khoa Nông học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm
giúp ñỡ, ñóng góp ý kiến quý báu ñể tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin cảm ơn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội là cơ sở ñào tạo
ñể tôi ñạt ñược kết quả tốt trong ngày hôm nay.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo Sở Nông Nghiệp Phát
triển nông thôn Thái Bình, ban lãnh ñạo Trạm BVTV huyện Thái Thụy – Thái
Bình, cán bộ giáo viên trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình ñã giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, bạn bè ñã rất quan
tâm, luôn ñộng viên khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Tác giả luận văn




Vũ Thị Mai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

PHẦN 1. MỞ ðẦU 1

1.

ðặt vấn ñề 1

2.

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3

2.1. Mục ñích của ñề tài 3

2.2. Yêu cầu của ñề tài 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1. Những nghiên cứu về cây ớt 4


2.1.1. Nguồn gốc và công dụng của cây ớt 4

2.1.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ớt 6

2.2. Những nghiên cứu nước ngoài về bọ trĩ 8

2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ 8

2.2.2. Tác hại về kinh tế 8

2.2.3. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ T.palmi 10

2.2.4. Những nghiên cứu về thiên ñịch của bọ trĩ 14

2.2.5. Biện pháp phòng chống bọ trĩ 15

2.3. Những nghiên cứu về bọ trĩ T. palmi ở trong nước 19

2.3.1. Thành phần bọ trĩ hại cây trồng 19

2.3.2. Những nghiên cứu về tác hại của bọ trĩ T.palmi 20

2.3.3. Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ
T.palmi 20

2.3.4. Những nghiên cứu về thiên ñịch của bọ trĩ 21

2.3.5. Biện pháp phòng chống 22




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

PHẦN 3. ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 23

3.1.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 23

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu 23

3.2.

Vật liệu nghiên cứu 23

3.3. Nội dung nghiên cứu 25

3.4. Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1. ðiều tra xác ñịnh thành phần bọ trĩ hại ớt và thiên ñịch của
chúng tại Thái Thụy, Thái Bình 26

3.4.2 Phương pháp ñiều tra diễn biến mật ñộ T.palmi và thiên ñịch
của chúng 28


3.4.3. Phương pháp nghiên cứu xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học của
T. palmi hại ớt 29

3.4.4. Phương pháp ñánh giá phản ứng của các giống ớt với bọ trĩ
T.palmi 30

3.4.5. Biện pháp luân canh 31

3.4.6. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ 31

3.4.7. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ T.palmi hại ớt 31

3.4.8. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán số liệu 33

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

4.1. Tình hình sản xuất ớt tại Thái Thuỵ - Thái Bình 36

4.2.

Thành phần bọ trĩ hại ớt 37

4.3. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái loài bọ trĩ T.palmi hại ớt 39

4.3.1.Triệu chứng gây hại 40

4.3.2. Tác hại của bọ trĩ T.palmi hại ớt 41

4.3.3. Thời gian phát dục các pha của bọ trĩ T.palmi 43


4.3.4.

ðời, thời gian sống, sức sinh sản của bọ trĩ T.palmi nuôi trên
thức ăn lá ớt Hiểm lai F1 ở ñiều kiện nhiệt ñộ khác nhau 44

4.4. Diễn biến mật ñộ bọ trĩ T.palmi hại ớt dưới ảnh hưởng của một số
ñiều kiện sinh thái 46

4.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ ñến mật ñộ bọ trĩ T.palmi hại ớt 46


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

4.4.2. Phản ứng của giống ớt Hiểm lai F1 và giống ớt Chỉ thiên ñối
với bọ trĩ T.palmi 49

4.4.3. Ảnh hưởng của chân ñất ruộng trồng ớt 52

4.4.4. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên các ruộng ớt có công thức luân canh
khác nhau 54

4.4.5. ðặc ñiểm phân bố của bọ trĩ T.palmi trên các bộ phận cây ớt 55

4.5. Thành phần thiên ñịch và biến ñộng mật ñộ loài thiên ñịch phổ biến
của bọ trĩ T. palmi hại ớt 57


4.5.1. Thành phần thiên ñịch của bọ trĩ T. palmi hại ớt 57

4.5.2. Biến ñộng mật ñộ bọ xít bắt mồi O.sauteri của bọ trĩ T.palmi
hại ớt 59

4.6. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ T.palmi hại ớt theo hướng
quản lý tổng hợp bằng thuốc trừ sâu và bẫy màu sắc 62

4.6.1. Phòng chống bọ trĩ T.palmi hại ớt bằng một số loại thuốc trừ
sâu ngoài ruộng thí nghiệm 62

4.6.2.Khả năng phòng chống bọ trĩ T.palmi hại ớt bằng bẫy màu
trắng 64

4.6.3. Khả năng phòng chống bọ trĩ T.palmi hại ớt theo hướng quản
lý tổng hợp 67

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 72

5.1. Kết luận 72

5.2. ðề nghị 73

Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 82

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt
Ẩm ñộ tb Ẩm ñộ trung bình
BB Bắc Bộ
BVTV Bảo vệ thực vật
CBKT Cán bộ kỹ thuật
CT Công thức
CTV Cộng tác viên
ð/C ðối chứng
ðHNNI ðại học Nông nghiệp I
Gð Giai ñoạn
GðST Giai ñoạn sinh trưởng
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
NXB Nhà xuất bản
O.sauteri Orius sauteri Poppius
PT Phát triển
QL Quản lý
T max Nhiệt ñộ cao nhất
T min Nhiệt ñộ thấp nhất
T tb Nhiệt ñộ trung bình
T.palmi Thrips palmi Karny
TB Trung bình
TC Trung cấp
TCNN Trung cấp Nông nghiệp
TLH Tỷ lệ hại
TN Thí nghiệm
TT Trồng trọt


Tổng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thành phần bọ trĩ hại ớt vụ Thu - ðông 2011 tại Thái
Thuỵ, Thái Bình 39
Bảng 4.2. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của bọ trĩ T.palmi hại ớt
Hiểm lai F1, vụ Thu - ðông năm 2011 tại Thái Thụy,
Thái Bình 42
Bảng 4.3. Thời gian phát dục các pha của bọ trĩ T.palmi

nuôi trên lá ớt Hiểm lai F1 năm 2012 43
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu sinh học của T.palmi khi nuôi bằng lá ớt Hiểm
lai F1 ở ñiều kiện nhiệt ñộ khác nhau năm 2012 44
Bảng 4.5. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt Hiểm lai F1
ở thời vụ khác nhau năm 2011tại Thái Thụy, Thái Bình 47
Bảng 4.6. Tỷ lệ hại của bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt Hiểm lai F1
ở thời vụ khác nhau năm 2011 tại Thái Thuỵ, Thái Bình 48
Bảng 4.7. Mật ñộ và tỷ lệ hại của bọ trĩ T.palmi trên 2 giống ớt
(Hiểm lai F1 và Chỉ thiên) vụ Thu-ðông năm 2011 tại
Thái Thụy, Thái Bình 49
Bảng 4.8. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên giống ớt Hiểm lai F1 trồng ở
chân ñất khác nhau năm 2011 tại Thái Thụy-Thái Bình 52
Bảng 4.9. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt Hiểm lai F1 có công
thức luân canh khác nhau năm 2011 tại Thái Thụy,

Thái Bình 54
Bảng 4.10. ðặc ñiểm phân bố của bọ trĩ T.palmi trên các bộ phận của
cây ớt 56
Bảng 4.11. Thành phần thiên ñịch của bọ trĩ T.palmi hại ớt 59

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

Bảng 4.12. Mật ñộ O.sauteri và T.palmi trên ruộng ớt Hiểm lai F1
vụ Thu-ðông năm 2011 tại Thái Thụy, Thái Bình 61
Bảng 4.13. Hiệu lực một sô loại thuốc trừ sâu với bọ trĩ T.palmi 63
Bảng 4.14. Khả năng sử dụng bẫy màu trắng phòng chống bọ trĩ
T.palmi hại ớt vụ Thu ðông năm 2011 tại Thái Thụy, Thái
Bình 65
Bảng 4.15. Mật ñộ T.palmi trên các ruộng ớt thí nghiệm theo Mô hình
và ngoài mô hình vụ Thu-ðông năm 2011 tại Thái Thụy,
Thái Bình 68
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của mô hình phối hợp các biện pháp
phòng chống bọ trĩ T.palmi hại ớt vụ Thu-ðông năm 2011
tại Thái Thụy, Thái Bình 71



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Cây ớt giống Chỉ thiên 23

Hình 3.2. Gói hạt giống ớt Hiểm lai F1 (5g/gói) 24

Hình 3.3. Cây ớt giống Hiểm lai F1 25

Hình 4.1. Thrips palmi Karny 38

Hình 4.2. Thrips parvispinus Karny 38

Hình 4.3. Thrips hawaiiensis Morgan 38

Hình 4.4. Frankliniella occidentalis Pegande 38

Hình 4.5. Triệu chứng gây hại bởi bọ trĩ T.palmi 40

Hình 4.6. Ruộng ớt không bị T.palmi hại 40

Hình 4.7. Ruộng ớt bị T.palmi hại 40

Hình 4.8. Sức ñẻ trứng của bọ trĩ T.palmi theo thời gian (ngày) 45

Hình 4.9. Diễn biến mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt Hiểm lai F1ở
thời vụ trồng khác nhau 47

Hình 4.10. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên 2 giống ớt Hiểm lai F1 và Chỉ
thiên vụ Thu-ðông năm 2011 tại Thái Thụy, Thái Bình 50


Hình 4.11. Tỷ lệ hại của bọ trĩ T.palmi trên 2 giống ớt Hiểm lai F1 và
Chỉ thiên vụ Thu-ðông năm 2011 tại Thái Thụy, Thái Bình 51

Hình 4.12. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt trồng ở chân ñất
khác nhau 53

Hình 4.13. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt giống Hiểm lai F1 có
công thức luân canh khác nhau năm 2011 tại Thái Thụy,
Thái Bình 55

Hình 4.14. Bọ trĩ Thrips palmi trên hoa ớt 57


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


x

Hình 4.15. Thành phần thiên ñịch của bọ trĩ T.palmi hại ớt vụ Thu-
ðông năm 2011 tại Thái Thụy, Thái Bình (Nguồn: Vũ Thị
Mai, năm 2011) 58

Hình 4.16. Diễn biến mật ñộ O.sauteri trên ớt Hiểm lai F1 vụ Thu-
ðông năm 2011 tại Thái Thụy, Thái Bình 60

Hình 4.17. Hiệu lực của 3 loại thuốc phòng chống bọ trĩ T.palmi
hại ớt sau 1, 3, 5 và 7 ngày xử lý (*thuốc sinh học) 63

Hình 4.18. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt dùng bẫy màu trắng vụ

Thu-ðông năm 2011 tại Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình 66

Hình 4.19: ðặt bẫy màu trắng trên ruộng ớt 66
Hình 4.20. Mật ñộ bọ trĩ T.palmi trên ruộng ớt phòng chống bọ trĩ
T.palmi theo Mô hình và ngoài mô hình tại Thái Thụy, Thái
Bình năm 2011 69



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

PHẦN 1
MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Rau là một loại thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Rau
cung cấp vitamin, khoáng chất và nâng cao tính ñề kháng cho cơ thể con
người. Trong các loại rau thì chủng loại rau gia vị phong phú và có giá trị
dinh dưỡng cao. Một trong những loại rau gia vị ñược trồng phổ biến với diện
tích lớn ở Việt Nam hiện nay là cây ớt Capsium annum L ðây là một loại
rau gia vị rất ñược ưa chuộng ở Việt Nam và trên thế giới. Ớt có thể trồng ở
khắp mọi nơi, mọi thời vụ và cho thu hoạch trong thời gian dài. Ớt quả chín
có thể sử dụng ăn tươi ngay hoặc làm tương ớt, ớt bột, ớt dầm Sản phẩm từ
cây ớt có thể tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Một sào ớt có thể thu ñược
lợi nhuận từ 8 – 15 triệu/vụ. Có thể nói cây ớt cho giá trị kinh tế cao hơn
nhiều so với các cây trồng thông thường khác.
Ớt còn là vị thuốc quý, quả ớt có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin
C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten, ñặc biệt trong thành phần quả

ớt chín có chứa hoạt chất capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra
chất endorphin, một chất morphin nội sinh. Ớt rất có lợi cho sức khoẻ có thể
chữa ñược một số bệnh mãn tính
Cây ớt dễ trồng và thích hợp với nhiều ñiều kiện tự nhiên nhưng cũng
bị nhiều sâu bệnh hại, nhất là khi thời tiết ấm lên cộng với mưa phùn là ñiều
kiện thích hợp ñể sâu, bệnh phát triển (Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996 [8]).
Cho ñến nay việc thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích cây ớt ñã tác
ñộng mạnh mẽ ñến hệ sinh thái vốn mang tính bền vững có số lượng quần thể
ña dạng, thay vào ñó bằng một hệ sinh thái mới chỉ có một vài loài sinh vật
tồn tại và tình trạng này luôn luôn thay ñổi theo thời gian Nguyễn Viết Tùng
(1999), [13]. Sự phát triển nông nghiệp hiện ñại là một trong các nguyên nhân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

chính làm thay ñổi tình trạng của loài dịch hại. Các loài dịch hại có kích
thước nhỏ thường có lợi thế hơn so với loài có kích thước lớn về chiến lược
sinh tồn ñể duy trì nòi giống. Bọ trĩ T.palmi, trước ñây là dịch hại thứ yếu nay
ñã trở nên dịch hại chủ yếu trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong ñó ký
chủ ớt là một trong các cây trồng bị hại nghiêm trọng.
Ở Việt Nam nghiên cứu về loài dịch hại này còn rất hạn chế, và cho
ñến nay chỉ có một vài công trình nghiên cứu về chúng trên một số cây trồng
như: lạc (Phạm Thị Vượng, 1998 [14]; Trần Văn Lợi, 2001 [9]), bông (Hoàng
Anh Tuấn, 2002 [12]), khoai tây (Hà Quang Hùng, 2000 [7] và dưa chuột
(Yorn Try, 2006) [11].
Trong những năm gần ñây bọ trĩ T.palmi ñã nổi lên một cách rất
ñáng kinh ngạc. Cả sâu non và trưởng thành tập trung ở dưới mặt lá theo
chiều dọc gân chính và gân phụ, gây hại trực tiếp bằng dũa hút dịch của lá,

chồi, búp, hoa và quả. Ngoài ra bọ trĩ T.palmi còn là dịch hại gián tiếp
quan trọng ngay cả khi chỉ một vài cá thể có mặt trên ruộng, bởi vì chúng
là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Khi mật ñộ quần thể tăng lên cao sự
gây hại của chúng làm lá cây ớt xuất hiện màu trắng bạc rải rác trên bề
mặt, làm mất diệp lục của lá giảm khả năng quang hợp cũng như hô hấp,
làm giảm số lượng quả trên cây, giảm năng suất quả toàn bộ, quả bị biến
dạng mất giá trị kinh tế thậm trí không thể bán ñược, Hà Quang Hùng
(2000),[7]; Yorn Try (2006), [11].
Xuất phát từ tình hình trên, ñược sự phân công của Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Thành phần bọ trĩ
hại ớt, ñặc ñiểm sinh học, sinh thái loài Thrips palmi Karny và biện pháp
phòng chống ở Thái Thuỵ, Thái Bình vụ Thu ðông năm 2011”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở ñiều tra xác ñịnh thành phần bọ trĩ hại ớt và thiên ñịch của
chúng; ñặc ñiểm sinh học và sinh thái học của bọ trĩ T.palmi hại ớt, từ ñó ñề
xuất biện pháp phòng chống bọ trĩ có hiệu quả, an toàn.
2.2. Yêu cầu của ñề tài
- Xác ñịnh thành phần bọ trĩ hại ớt và thiên ñịch của chúng tại Thái Thụy,
Thái Bình
- ðiều tra diễn biến mật ñộ loài T.palmi dưới ảnh hưởng của kỹ thuât
canh tác (giống, luân canh, thời vụ) và thiên ñịch của chúng tại ñiểm nghiên cứu
- Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học của bọ trĩ T.palmi hại ớt.
- Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ T.palmi hại ớt (biện pháp

canh tác, biện pháp hóa học, biện pháp dùng bẫy màu trắng)


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu về cây ớt
2.1.1. Nguồn gốc và công dụng của cây ớt
Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; thuộc họ Cà Solanaceae.
Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, có
nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thuôn dài, ñầu nhọn; hoa mọc ñơn ñộc ở
kẽ lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu,
Hải tiêu Quả ớt mọc rủ xuống ñất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên, ớt Hiểm lai
F1, Hiểm lai 207 … thì quả lại quay lên trời. Các bộ phận của cây ớt như
quả, rễ và lá còn ñược dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh (ðường Hồng Dật,
2002 [4], Trần Khắc Thi và ctv 2005 [6].
* Nguồn gốc cây ớt
Ớt ñã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7.500 năm
trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các
khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt ñã ñược thuần hóa hơn 6.000 năm về
trước (BBC News online, 2007 [20]), và là một trong những loại cây trồng
ñầu tiên ở châu Mỹ.
Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà khảo cổ
ñã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên ñại thế kỷ
13. Giáo sư Hakon Hjelmqvist (năm 1995) cũng tuyên bố rằng Capsicum ñó ñã
ñược miêu tả bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC). Ông cũng ñề cập

ñến các nguồn khảo cổ khác. Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) ñã mô
tả "Pipervee crudum" (ớt tươi) có hình dài và có nhiều hạt.
Christopher Columbus ñã là một trong những người châu Âu ñầu tiên
thấy ớt (ở Caribbean), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tương tự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

tiêu. Ớt ñã ñược trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus (George ,
1983 [34]) Diego Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến ñi thứ hai
của Columbu ñến West Indies năm 1493, ñã mang những hạt ớt ñầu tiên về
Tây Ban Nha, và ñã lần ñầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào
năm 1494.
Từ Mexico, Tây Ban Nha các thương lái ñã nhanh chóng chuyển ớt qua
Ấn ðộ, Philippines và sau ñó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ
giúp của các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này ñã nhanh chóng ñược sử dụng
trong chế biến thức ăn của các quốc gia này.
Hiện nay, Ấn ðộ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1
triệu tấn mỗi năm [48] .
Ở Việt Nam cây ớt ñược trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam
Bộ. Những năm gần ñây, một số tỉnh vùng ðồng bằng Sông Hồng cũng ñã bắt
ñầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy,
các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm ñể tiêu thụ và xuất khẩu, ñem
lại lợi nhuận cao.
Ở Việt Nam các nhà khoa học ñã công bố 117 loại giống ớt nội ñịa và
nhiều giống ớt F1 (nongthon.net, 2010) [19]. Hiện nay phân viện khoa học
miền Nam và một số công ty ñã tạo ra ñược một số giống F1 như Hiểm lai F1,
Chilli, số 20, TN16, Hiểm lai 207…

* Công dụng của ớt
Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều Vitamin A,
Vitamin C gấp 5-10 so với hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt,
ngoài ra trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin khác như B1, B2, acid
citric, acid malic, betacaroten. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong ớt có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

chứa hoạt chất Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%
(acid isodexenic vanilylamit (C9H14O2). Chất capsicain còn gọi là chất
cay có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin
nội sinh. Ớt cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu
lưu thông tốt, tránh tình trạng ñông vón tiểu cầu. Ngoài ra, loại quả này còn
giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Theo y học cổ truyền, vị cay,
nóng trong quả ớt có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tì, tiêu thực, giảm
ñau chống ung thư. Ớt ngâm rượu bôi ngoài da trị nhức mỏi, sưng chật gân.
Ớt bột trị ñược chứng say sóng, bệnh mê sảng, các bệnh ñau bụng, ñau
răng, nhức ñầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng ñược ñiều trị bằng
ớt. Lá ớt giã nhỏ ñắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài
da. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống ñể trị bệnh sốt rét. Ngoài dùng làm
thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn, theo Tạ Thu Cúc,
2006 [03].
2.1.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ớt
Cây ớt phát triển tốt ở ñất thịt nhẹ, ñất pha cát dễ thoát nước. Hạt ớt nảy
mầm ở 25-30
0

C, dưới 10
0
C hạt không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt ñộ 15-
20
0
C, và nhiều ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần
ñộ ẩm trên 70%, song không chịu ñược úng, ñộ ẩm trên 80%, bộ rễ kém phát
triển, cây còi cọc. Thời vụ trồng ớt ñược chia vụ ñông - xuân gieo hạt từ tháng
10 ñến tháng 12, trồng vào tháng 1-2, thu hoạch từ tháng 4 - 5 ñến tháng 6 - 7
năm sau. Vụ hè thu gieo hạt từ tháng 6 - 7, trồng vào tháng 8 - 9, thu hoạch
vào tháng 1 - 2 năm sau. Ngoài ra, ở các bãi ven sông hoặc các vùng ñất trống
không trồng ñược lương thực, người ta có thể trồng ớt xuân - hè, gieo hạt từ
tháng 2 - 3, trồng tháng 3 - 4, thu hoạch tháng 7-8 (Tạ Thu Cúc, 2006 [03],
nongthon.net, (2010) [19], Hồ Hữu An và ctv (2000) [02], ðường Hồng Dật,
2002 [04]).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

ðất ñể trồng ớt phải chọn nơi quang ñãng và nhiều ánh sáng. Sau khi
dọn ñất sạch, cuốc lên một lớp sâu khoảng 2-3 tấc (càng sâu càng tốt vì rễ ớt
ăn sâu 70-80 cm), ñập ñất nhỏ, nhặt sạch ñá sỏi, cỏ dại và làm thành liếp ñể
trồng. Mỗi liếp rộng khoảng 1-1,2 m, dài tùy ý, cao 15-20cm (về mùa mưa
hoặc ở những vùng ñất thấp có thể làm liếp cao 50-60cm ñể tránh úng). Giữa
hai liếp có rãnh rộng 30cm. Các loại phân hữu cơ như: phân xanh, cỏ rác mục,
tro bếp, phân gia súc, bùn cống, tro bếp trộn vào ñất và san liếp ñể gieo trồng.
Có thể bón thêm 0,8 ñến 1kg vôi cho mỗi 10m
2

ñể ớt có nhiều quả. Nếu trồng
ớt trong chậu thì nên ñập ñất vụn trộn với tro bếp, phân chuồng vào ñể trồng.
Sau khi gieo hạt khoảng 4 tháng (tức là 3 tháng sau khi trồng cây con)
thì có thể thu hái quả ñược. Cây ớt cho quả quanh năm và ñược hái nhiều ñợt.
Quả ớt có thể hái khi quả còn xanh hay ñã chín ñỏ. Sau mỗi ñợt hái thì lại bón
phân và vun gốc, 1 tháng sau sẽ hái lứa tiếp theo. Mỗi tháng 1 cây có thể cho
150-300 gram ớt tươi ñể ăn tươi, ngâm giấm, làm ớt bột, tương ớt. Sau nhiều
lần thu hoạch thì cây cằn cỗi phải nhổ bỏ ñể trồng cây non mới. Tuy nhiên
không nên trồng hai mùa ớt liên tục trên một liếp ñất vì cây sẽ bị bệnh và
năng suất thấp, nên luân canh các loại cây khác (nongthon.net, 2010 [19]).
Trong chăm sóc cây ớt cần quan tâm ñến các công việc sau: chế ñộ
nước tưới, tỉa nhánh, phòng chống sâu bệnh. Ớt thường bị: rầy xanh, rệp, bọ
trĩ, nhện, ruồi ñục lá, sâu xanh ñục quả, sâu khoang (Spodoptera litura), Bọ
phấn (Bemisia sp), bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani sp), bệnh thán thư, bệnh
mốc sương (Phytophthora infestans), bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh héo rũ do
nấm (Fusarium oxysporum) gây hại nên cần chú ý và sử dụng tổng hợp các
biện pháp bảo vệ thực vật ñể phòng chống hiệu quả.
Thu hoạch: thu hoạch ớt khi trái bắt ñầu chuyển màu. Ớt cho thu hoạch
35-40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường
cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

2.2. Những nghiên cứu nước ngoài về bọ trĩ
2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ
Theo Hua et al., (1997) [39], khi nghiên cứu về các loài bọ trĩ chủ yếu
hại cây hoa ở phía nam ðài Loan, ñã xác ñịnh trên hoa hồng có 7 loài bọ trĩ

ñó là: Haplothrips chinensis Priesner, Rhipiphorothrips cruentatus Hood,
Franklniella intonsa Trybom, Microcephalothrips abdominalis Crawford,
Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips hawaiinensis Morgan và Thrips tabaci
Linderman. Trên hoa cúc có 5 loài bọ trĩ, bao gồm: F.intonsa, M.abdominalis,
T.hawaiiensis, T. tabaci và T. palmi (Chu, 1987) [27].
Mound L.A (1997) [54], chỉ rõ hầu hết các loài bọ trĩ gây hại trong bộ
canh tơ tập chung trong họ Thripidae với khoảng 1.700 loài, phân bố khắp thế
giới. Các loài bọ trĩ là dịch hại trên cây trồng thuộc hai giống Thrips và
Liothrips là những giống lớn nhất trong bộ cánh tơ. Trong ñó số loài của mỗi
giống là: Thrips khoảng 275 loài, Liothrips khoảng 255 loài, Haplothrips
khoảng 230 loài và Franklinella khoảng 175 loài.
Theo Wang et al., (1986) [73], cho thấy bọ trĩ gây hại trên nhiều loài
cây trồng bao gồm hơn 50 loài cây trồng thuộc 20 họ khác nhau. Những cây
trồng thường ñược thông báo là bị hại nặng như: ớt, khoai tây, lạc, thuốc lá,
cây họ cà và cây họ ñậu. Bọ trĩ là dịch hại chủ yếu trên lá của dưa hấu, lạc,
dưa chuột và ớt ở Hawaii.
2.2.2. Tác hại về kinh tế
Ở Nhật Bản, mật ñộ gây hại kinh tế ñược ñánh giá là 0,105 con trưởng
thành trên hoa hoặc 4,4 trưởng thành vào bẫy tấm dính trong một ngày trên
cây ớt trong nhà lưới ñược che phủ plastic. Với mật ñộ trên có thể làm giảm
năng suất 5% so với năng suất tối ña. Những kết quả nghiên cứu của Kawai
(1985) [41] cho thấy năng suất bị mất ñi 5% khi mật ñộ T.palmi ñạt 0,08 con
trưởng thành trên lá cà tím và 4,4 con trưởng thành trên lá dưa chuột và 0,11

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

trưởng thành trên cây ớt. Công bố của Mammen (1977) [46] chỉ rõ bọ trĩ

T.palmi ñược phát hiện sớm ở Philippines vào năm 1977, vào thời ñiểm ñó
chúng phá hoại hầu như 80% các ruộng dưa hấu ở miền trung Luzon và
Laguna. Việc trồng cà tím với quy mô lớn ñể lấy hạt giống xuất khẩu bị
T.palmi phá hại rất nặng. ðể phòng chống chúng nông dân sử dụng thuốc hóa
học 4 ngày một lần nhưng không ñạt hiệu quả như mong muốn. Ở ðài Loan,
bọ trĩ T.palmi ñược coi là một trong các loài dịch hại quan trọng nhất ñặc biệt
trên cây họ bầu bí và khoai tây, nhưng không ñược ñịnh loại một cách chính
xác, chúng ñược ñịnh loại là Thrips flavus Schrank (Burris et al., 1989) [24],
(Carpenter, 1993) [25].
Ở Trinidad, mật ñộ bọ trĩ T.palmi là 300-700 cá thể trên một lá cà tím
và dưa chuột làm mất năng suất từ 50-90%. Bọ trĩ T.palmi ñã xâm nhập vào
Trinidad năm 1988 nhờ gió áp thấp nhiệt ñới, nhưng cũng có thể do sự nhập
khẩu sản phẩm cây trồng từ các hòn ðảo khác thuộc Caribe, như Martinique
nơi mà chúng ñược coi là dịch hại nghiêm trọng nhất (Suzuki, T. và et al,
1988) [66]. Pantoja và et al (1988) [57] nhấn mạnh ñiều kiện khí hậu ở Puerto
Rico rất thích hợp cho sự phát triển nhanh của quần thể bọ trĩ T.palmi trên cây
mang tính hàng hóa cũng như trên cỏ dại. Crespi, (1991) [30], ñã thông báo
tác hại về kinh tế bởi bọ trĩ T.palmi gây ra ở Guadeloupe là việc xuất khẩu cà
tím bị giảm từ 5.000 tấn trong năm 1985 xuống còn 1.600 tấn trong năm
1986. Ở Martinique có tới 37% cây rau bị bọ trĩ T.palmi tấn công và trên 90%
ruộng cà tím bị phá hoại.
Bọ trĩ T.palmi cùng với rệp muội bông Aphis gossypii là dịch hại lá
chính trên cây Oahu. Sự gây hại kết hợp giữa hai loài bọ trĩ T.palmi và bọ
trĩ hại hoa Frankliniella occidentalis (Pergande) làm giảm năng suất dưa
chuột ñáng kể. Trên cây dưa hấu ở Hawaii, ñỉnh cao mức ñộ nhiễm bọ trĩ
T.palmi dao ñộng từ 2,5-53,6 cá thể trên một lá và thân cây bị nhiễm từ 18-

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



10

97%. Bọ trĩ T.palmi có thể tự xâm nhập vào Hoa Kỳ nhờ gió ñi lại giữa
Hawaii và lãnh thổ Châu Lục (ñặc biệt California), nhưng chúng chưa ñược
tìm thấy cho tới năm 1991 mới ñược phát hiện ở USA, không phải ở
California như dự ñoán của Kawai. Mức ñộ nhiễm nặng ñược phát hiện
trên khoai tây, cà tím, ớt, ñậu trạch, bí ñỏ và hàng loạt cỏ dại (Kawai et al.,
1987) [42], (Habib et al.,1980) [35].
Bọ trĩ là loài côn trùng nhỏ bé ngắn hơn 0,1cm thường hút nhựa cây.
Loài phổ biến, Thrips palmi Karny thường ñược thấy trên các loài lan sinh
trưởng ở Thái Lan. Loài bọ trĩ này là ñối tượng kiểm dịch thực vật quan
trọng. Sự hiện diện của chúng trên các bó hoa cắt xuất khẩu ñồng nghĩa với
việc các nước nhập khẩu sẽ từ chối chuyến hàng, hay nhất nhất yêu cầu phải
xử lý khử trùng, Yudin et al., (1991) [76].
2.2.3. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ T.palmi
* Triệu trứng gây hại
Sự gây hại của bọ trĩ T.palmi làm xuất hiện màu vàng của lá, ngọn,
những vết xước trên quả, làm biến dạng của quả, khả năng ra quả ít và chết
toàn cây khi bọ trĩ ñạt mật ñộ cao. Cũng tương tự như vậy khi bọ trĩ gây hại
trên cây như cà tím, dưa chuột, dưa hấu, ớt và các cây thuộc họ bầu bí khác.
Ở Puerto Rico bọ trĩ T.palmi gây hại rất nghiêm trọng trên cây hàng hoá họ
bầu bí và họ cà, trưởng thành và sâu non ăn theo bầy trên lá, thân, hoa và quả
non. Cây hồ tiêu trở nên lùn xuất hiện màu trắng bạc trên lá, trên cà tím thì
quả non bị rụng, chồi bị héo và quả bị biến dạng (Pantoja et al., 1988) [57].
Mối quan hệ giữa mật ñộ của bọ trĩ T.palmi và sự gây hại của chúng
trên cây ớt và cà tím ở Nhật Bản ñược Kawai nghiên cứu (1985) [41]. Tác giả
cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật ñộ khác nhau của bọ trĩ T.palmi và
sự gây hại trên cây dưa chuột trong nhà lưới che nhựa dẻo nylon. Sự sinh
trưởng của cây dưa chuột bị chậm lại khi mật ñộ bọ trĩ cao. Mật ñộ dịch hại là


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

5,3 con trưởng thành trên lá làm năng suất bị mất ñi 5% của năng suất tối ña
và 4,4 trưởng thành trên lá năng suất không bị mất.
* Thời gian phát dục
Theo Graham Young et al., (1998) [33], cho biết một vòng ñời của bọ
trĩ T.palmi có 6 giai ñoạn phát dục, trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, tiền
nhộng, nhộng và trưởng thành. Khi nuôi bọ trĩ T.palmi ở nhiệt ñộ 30
0
C, thời
gian vòng ñời từ trứng ñến trứng là 10 ñến 12 ngày và ở nhiệt ñộ 25
0
C là từ
14 ñến 16 ngày. Những nghiên cứu của Franssen et al., (1958) [32] khác nhau
khá lớn so với nghiên cứu trên, thời gian vòng ñời của bọ trĩ T.palmi hoàn
thành trong 20 ngày khi nuôi ở nhiệt ñộ 30
0
C, nhưng kéo dài tới 80 ngày khi
nuôi ở nhiệt ñộ 15
0
C. Thời gian phát dục của giai ñoạn trứng là 16 ngày ở
nhiệt ñộ 15
0
C; 7,5 ngày ở nhiệt ñộ 26
0
C và 4,3 ngày ở 32
0

C. Ở các nhiệt ñộ
15, 26 và 32
0
C thời gian phát dục của giai ñoạn sâu non tương ứng: 14,5 ; 4;
và 12,4 ngày; 3 ngày ñối với giai ñoạn nhộng và 20; 17; 12 ngày ñối với giai
ñoạn trưởng thành. Maurice et al., (1997) [47], chỉ ra rằng khi nuôi bọ trĩ
T.palmi ở nhiệt ñộ 30
0
C, thời gian vòng ñời của chúng là 11 ngày, còn khi
nuôi ở nhiệt ñộ 22
0
C thời gian vòng ñời là 26 ngày. Theo Lewis (1997) [45]
cho thấy, thời gian vòng ñời của bọ trĩ T.palmi khi nuôi ở nhiệt ñộ 15
0
C là 62
ngày, khi nuôi ở nhiệt ñộ 26
0
C thời gian vòng ñời là 33,5 ngày và khi nuôi ở
nhiệt ñộ 32
0
C vòng ñời là 22,3 ngày. Một con cái có thể ñẻ tới 200 quả trứng
và có thể sống từ 10 ngày ñến 1 tháng.
Kajita (1986) [40], ñã phân tích mối quan hệ giữa mật ñộ bọ trĩ T.palmi
trên cây cà tím hoặc trên cây ớt và tỷ lệ giao phối trong nhà ñược che bằng
plastic ở Nhật Bản. Tỷ lệ giao phối thấp ở trong các ô có mật ñộ thấp và mật
ñộ thấp ñã ảnh hưởng lớn tới diễn biến mật ñộ quần thể của bọ trĩ T.palmi
trên cả hai loại cây.
Bernardo et al., (1991) [22], ñã theo dõi ñặc tính sinh học của bọ trĩ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



12

T.palmi ở Philippine khẳng ñịnh, ñộ mắn ñẻ cao nhất (15,6 quả trứng) và ñời
của trưởng thành dài nhất (17,4 ngày) khi nuôi chúng trên cây dưa hấu. Người
ta cho rằng ñây có thể là một trong những lý do làm tăng nhanh số lượng quần
thể và gây hại to lớn trên cây dưa hấu. Chang (1992) [26], ñã theo dõi ñặc
tính sinh học của bọ trĩ T.palmi ở ðài Loan. Kết quả nghiên cứu của ông cho
thấy ở Miền Nam ðài Loan bọ trĩ T.palmi cần 20-30 ngày ñể hoàn thành vòng
ñời trên cây dưa chuột trong phòng thí nghiệm. Trong ñiều kiện ở ruộng ngoài
ñồng mật ñộ bọ trĩ T.palmi ñạt cao nhất vào tháng 12 và giữa tháng 1 (Kirk,
1987) [44], (Morse et al., 1991) [51], (Morse, 1991) [52].
* Ký chủ của bọ trĩ T.palmi
Ký chủ chính của bọ trĩ T.palmi bao gồm họ cà Solanaceae (cà tím
Solanum melongena, khoai trắng Solanum tuberosum, ớt Capsicum annuum,
các cây thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae (dưa hấu Citrullus lanatus, dưa melon
Cucumis melo, dưa chuột Cucumis satuvus), bông Gossypium, thuốc lá
Nicotiana tabacum, lúa Oryza sativa, các cây họ ñậu Fabaceae (ñậu rau
Phaseolus, ñậu trạch Phaseolus vulgaris, ñậu bò Vigna unguiculata, ñậu
tương Glycine max), rau diếp Lactuca sativa, hành tây Allium cepa, cây lê
tàu Persea americana, các cây có múi, xoài Mangifera indica, cây túc
Chrysanthenum, vừng Sesamun indicum, hướng dương Helianthus annuus,
cải bắp, rau diếp, mướp tây, xoài, lê, mận và ñậu Hà Lan (Shipp, 2000) [63].
Ngoài ra bọ trĩ T.palmi ñược tìm thấy trên các cây như Benincasaa hispida,
Cyclamen, Ficus và các cây thuộc họ Orchidaceae (Sathiyanadam, 1988) [61].
Hơn 15 năm qua, bọ trĩ T.palmi ñã trở thành sâu hại chính một cách
nhanh chóng trên cây thuộc họ cà và họ bầu bí. Lần ñầu tiên, chúng ñã trở
thành mối ñe doạ lớn ñối với nhà trồng rau ở Nhật Bản, và báo ñộng cho các
nhà côn trùng nông nghiệp ở khắp các nước vùng nhiệt ñới hãy chấp nhận rủi

ro về sự lây lan của bọ trĩ T.palmi. Tới năm 1990, bọ trĩ T.palmi ñã trở thành

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

dịch hại nặng nhất trên cây dưa chuột, cà tím và ớt khi trồng trong nhà kính
lẫn ngoài trời ở phía Tây Nhật Bản (Kawai, 1990) [42]. Theo một số tài liệu
chúng ñã xâm nhập cả vào trong nhà kính ở Hà Lan.
Mới ñây bọ trĩ T.palmi ñã lây lan tới Nam Mỹ. Theo Carpanter (1993)
[25], chúng tấn công ñậu cô ve vàng, khoai tây, cà tím và dưa hấu ở
Venezuela lần ñầu tiên vào năm 1990-1991. Những cây trồng khác bị nhiễm
bao gồm: dưa chuột, hạt tiêu, vừng, hướng dương, ñậu tương, ñậu ñũa, thuốc
lá và bí ñỏ. Ở Braxil, Burris (1989) [23], cho biết bọ trĩ T.palmi gây hại trên
cây cúc, cà tím, khoai tây, cà chua và ớt.
*Biến ñộng mật ñộ quần thể
Trên cây ớt, trưởng thành có mật ñộ cao trên hoa, ngược lại sâu non có
mật ñộ cao trên quả, Yudin et al., (1991), [76]. Khoảng 50% trưởng thành và
80% sâu non gây hại trên lá, trong khi 50% trưởng thành và 20% sâu non gây
hại trên hoa và quả, bất chấp mật ñộ quần thể, Wang et al., (1986) [72]. Tuy
nhiên, nghiên cứu của Hirose et al., (1991), [38], ở ðài Loan cho hay trên cà
tím 52% số sâu non bọ trĩ gây hại trên lá già, 36% trên lá bánh tẻ và 12% trên
lá non. Mật ñộ quần thể bọ trĩ T. palmi trên cà tím trước và sau khi ñem trồng
trong ruộng sản xuất có quan hệ thuận, theo quan hệ này ñưa ra biện pháp
phòng chống có hiệu quả từ giai ñoạn vườn ươm.
Ở Hawaii, Riudavets et al., (1995) [59], cho biết mật ñộ bọ trĩ T. palmi
cao nhất trên lá dưa chuột và thấp nhất trên quả. Ở ðài Loan, Race (1965)
[58], ghi nhận mật ñộ bọ trĩ T. palmi hàng năm trên bí xanh ñạt cao nhất vào
cuối tháng 4 và 6, ñỉnh cao lần 2 vào ñầu tháng 10 và 11. Suzuki et al., (1988)

[66], ñã nghiên cứu quần thể trưởng thành của bọ trĩ T. palmi tại 2 vùng khác
nhau ở ðài Loan trên cà tím. Mật ñộ ñạt ñỉnh cao vào tháng 4 và 7 tại vùng
thứ nhất, vào tháng 4, 7 và 10 tại vùng thứ 2. Mật ñộ quần thể cũng bị chi
phối bởi ñộ ẩm, nhiệt ñộ, lượng mưa và thời gian chiếu sáng. Như chúng ta ñã

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14

biết lượng mưa có ảnh hưởng tới quần thể bọ trĩ. Cogan, (1982) [28], ghi
nhận mưa ñã kìm hãm quần thể bọ trĩ T. palmi ở Guadeloupe. Mật ñộ của bọ
trĩ T. palmi trong tháng 12 giảm xuống một cách nhanh chóng do mưa và việc
xử lý thuốc hoá học giữa tháng 11. Ở Trinidad, Crespi, (1990) [29], cho biết
mức ñộ nhiễm của bọ trĩ bị giảm ñáng kể bởi lượng mưa.
* Sự cạnh tranh
Kawai, (1985) [41], nghiên cứu sự cạnh tranh khác loài giữa bọ trĩ
T.palmi và rệp muội bông Aphis gossypii trên cà tím. Tác giả cho thấy, mật ñộ
bọ trĩ T.palmi giảm nhanh chóng sau khi thả rệp muội vào, mà không phụ
thuộc vào quần thể ban ñầu của cả hai loài.
2.2.4. Những nghiên cứu về thiên ñịch của bọ trĩ
Trong số các loài thiên ñịch của bọ trĩ chủ yếu là bọ xít nâu nhỏ bắt
mồi thuộc họ Anthocoridae. Có khoảng từ 500-600 loài thuộc họ
Anthocoridae phân bố trên thế giới (Sathiyanadam, 1987) [61]. Tất cả các loài
thuộc họ Anthocoridae ñều có vòi chích hút vật mồi.
Theo Dyadechko (1977) [31], ở Ukraina ñã phát hiện rằng sâu non bọ
trĩ trên cây ngũ cốc bị chết do nấm Beauveria bassiana, sau khi cày bừa gốc
rạ và tỷ lệ chết ñạt tới 100% sau khi nấm ñược cấy lên và phân bố.
Theo nhiều tác giả thì thiên ñịch quan trọng nhất của các loài bọ trĩ là
các loài bọ xít bắt mồi thuộc giống Orius. Loài Orius tristicolor là thiên ñịch

chính của Frankliniella occidentalis, Frankliniella intosa ở Califolia
(Waterhouse et al., 1989) [74].
Có một số triển vọng về sử dụng ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera ñể
phòng chống sinh học bọ trĩ T.palmi, Helenius (1990) [36], ñã giới thiệu việc
ñưa loài ký sinh sâu non thuộc họ Eulophidae, Ceranisus sp., ñể phòng trừ bọ
trĩ T.palmi ở Nhật Bản. Theo Hirose (1991) [38], ñây là lý lẽ có sức thuyết

×