Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thành phần bọ trĩ hại hoa; đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài bọ trĩ chủ yếu tại hà nội năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.8 MB, 99 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

THÀNH PHẦN BỌ TRĨ HẠI HOA, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI BỌ TRĨ CHỦ YẾU TẠI HÀ
NỘI NĂM 2007

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số

:

60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hà Quang Hùng

HÀ NỘI – 2007


2

Lời cảm ơn


Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của cơ quan,
các thầy cô, gia đình và bạn bè. Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến:
- Lãnh đạo Cục Bảo Vệ Thực Vật, Chi cục kiểm dịch thực vật vùng V.
- Phòng đào tạo sau đại học Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ
môn Côn trùng trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn GSTS. Hà Quang Hùng người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi về tri thức khoa học trong suốt q trình
tiến hành nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Hà Thanh Hương và GS.TS
Laurence A.Muond (CSJRO-EntOmlogy-Australia) đã giúp tôi giám định
thành phần lồi bọ trĩ trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các thầy
cơ, bạn bè đồng nghiệp.
Tôi cũng xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, đã giành
nhiều tình cảm và điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện luận
văn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2007
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hằng


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào
khác.

Tác giả luận văn


4

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i

Lời cảm ơn

ii

Lời cam đoan

iii

Mục lục

iv

Danh mục các bảng

vi


Danh mục các hình ảnh, đồ thị

vii

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

2

2.1 Mục tiêu của đề tài

2

2.2 Yêu cầu của đề tài

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3


Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu

4

1.1.1 Khái quát lịch sử xuất hiện của hoa cúc và hoa hồng trên thế

4

giới
1.1.2 Khái quát tình hình trồng hoa cúc và hoa hồng ở Việt Nam

5

1.1.3 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hoa tại Hà Nội

7

1.1.4 Thành phần lồi cơn trùng hại trên hoa xuất nhập khẩu

8

1.1.4.1 Thành phần lồi cơn trùng chính hại hoa trên thế giới

8

1.1.4.2 Tình hình cơn trùng chính hại hoa ở Hà Nội

9


1.1.5 Vị trí phân loại của bọ trĩ và cấu tạo chung của chúng

11

1.1.5.1 Vị trí phân loại của bọ trĩ

11

1.1.5.2 Cấu tạo chung của bọ trĩ

12


5

1.1.5.3 Đặc điểm hình thái của bọ trĩ trưởng thành

14

1.1.5.4 Vòng đời của bọ trĩ

17

1.2 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về bọ trĩ

18

1.2.1 Những nghiên cứu ngoài nước

18


1.2.1.1 Những nghiên cứu về thành phần bọ trĩ

18

1.2.1.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ

19

1.2.1.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái của bọ

22

trĩ
1.2.1.4 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ trĩ

23

1.2.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam

26

1.2.2.1 Những nghiên cứu về thành phần bọ trĩ

26

1.2.2.2 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái của bọ

27


trĩ
1.2.2.3 Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ trĩ

28

Chương 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu

30

2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

30

2.1.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

30

2.2 Nội dung nghiên cứu

32

2.3 Phương pháp nghiên cứu

32

2.3.1 Phương pháp điều tra xác định thành phần sâu hại hoa cúc

32


và hoa hồng
2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập thành phần bọ trĩ

32

2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của một số loài bọ trĩ hại hoa

34

cúc và hoa hồng chủ yếu
2.3.3.1 Phương pháp làm tiêu bản mẫu bọ trĩ

34


6

2.3.3.2 Phương pháp định loại bọ trĩ

35

2.3.3.3 Phương pháp mô tả bọ trĩ

35

2.3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lồi bọ trĩ hại chính

35


trên hoa cúc và hoa hồng
2.3.4.1 Phương pháp nuôi tập thể bọ trĩ trên cây trồng

35

2.3.4.2 Phương pháp nuôi cá thể bọ trĩ trên cây trồng

36

2.3.4.3 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây trồng

36

tại địa điểm nghiên cứu
2.3.5 Thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ trong

37

phịng thí nghiệm
2.3.6 Cơng thức tính tốn

38

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần sâu hại hoa cúc và hoa hồng xuất nhập khẩu tại

40

Hà Nội (năm 2007)
3.1.1 Hoa cúc


40

3.1.2 Hoa hồng

43

3.2 Thành phần bọ trĩ trên hoa cúc và hoa hồng xuất nhập khẩu

48

tại Hà Nội (năm 2007)
3.2.1 Thành phần loài bọ trĩ trên các giống hoa cúc xuất nhập khẩu

48

tại Hà Nội (năm 2007)
3.2.2 Thành phần loài bọ trĩ trên các giống hoa hồng xuất nhập

50

khẩu tại Hà Nội (năm 2007)
3.3 Đặc điểm hình thái của một số lồi bọ trĩ chủ yếu hại hoa cúc

52

và hoa hồng xuất nhập khẩu ở Hà Nội
3.3.1. Loài Thrips palmi Karny, họ Thripidae, bộ Thysanoptera

52


3.3.2 Loài Thrips hawaiiensis (Morgan), họ Thripidae, bộ

54

Thysanoptera


7

3.3.3 Loài Frankliniella intonsa (Trybom), họ Thripidae, bộ

56

Thysanoptera
3.3.4 Loài Scirtothrips dorsalis Hood, họ Thripidae, bộ Thysanoptera

58

3.4 Đặc điểm sinh học của lồi bọ trĩ hại chính trên hoa cúc và

60

hoa hồng xuất nhập khẩu ở Hà Nội
3.4.1 Biến động thành phần loài bọ trĩ trên hoa cúc Đài Loan ở Hà

60

Nội
3.4.2 Đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa (Trybom)


61

hại chính ở Từ Liêm, Hà Nội
3.4.2.1 Tập tính của bọ trĩ Frankliniella intonsa (Trybom)

61

3.4.2.2 Thời gian phát dục của lồi bọ trĩ Frankliniella intonsa

62

(Trybom) trong phịng thí nghiệm
3.4.2.3 Diễn biến số lượng bọ trĩ Frankliniella intonsa (Trybom) trên

67

các giống hoa cúc theo giai đoạn sinh trưởng tại Từ Liêm, Hà Nội.
3.4.2.4 Diễn biến mật độ bọ trĩ Frankliniella intonsa (trybom) trên

69

các giống hoa hồng tại Từ Liêm, Hà Nội (năm 2007)
3.5 Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ bọ trĩ bằng một số loại thuốc

71

bảo vệ thực vật và đề xuất biện pháp phòng trừ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

75


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Phân loại bộ cánh tơ Thysonoptera dựa theo hệ thống của

11

Prisner
1.2

Vị trí phân loại của bộ cánh tơ (Thysanoptera) trên thế giới

12

3.1

Thành phần sâu hại hoa cúc xuất nhập khẩu tại Hà Nội (năm


40

2007)
3.2

Thành phần sâu và nhện hại hoa hồng xuất nhập khẩu tại Hà

43

Nội (năm 2007)
3.3

Thành phần bọ trĩ và mức độ hại của chúng trên 3 giống hoa

49

cúc tại Hà Nội (năm 2007)
3.4

Thành phần bọ trĩ và mức độ hại của chúng trên 5 giống hoa

50

hồng tại Hà Nội năm (2007)
3.5

Biến động thành phần loài bọ trĩ trên hoa cúc vàng Đài Loan ở

60


Từ Liêm, Hà Nội (năm 2007)
3.6

Thời gian phát dục của bọ trĩ F.intonsa (Trybom) nuôi trên

64

cánh hoa cúc vàng Đài Loan trong phịng thí nghiệm
3.7

Thời gian phát dục của bọ trĩ F. intosa (Trybom) nuôi trên

66

cánh hoa hồng nhung Pháp trong phịng thí nghiệm
3.8

Diễn biến số lượng bọ trĩ F. intonsa (Trybom) trên các giống

67

hoa cúc theo giai đoạn sinh trưởng tại Từ Liêm, Hà Nội (năm
2007)
3.9

Diễn biến mật độ bọ trĩ Frankliniella (Trybom) trên các giống

69


hoa hồng tại Từ Liêm, Hà Nội (năm 2007)
3.10

Hiệu lực (%) của thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ trĩ non và
trưởng thành bọ trĩ F. intonsa trên hoa cúc trong phịng thí

71


9

nghiệm
3.11

Hiệu lực (%) của thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ trĩ non và
trưởng thành bọ trĩ F. intonsa trên hoa hồng trong phịng thí
nghiệm

73


10

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình ảnh

Tên hình ảnh

Trang


1.1

Hoa cúc

4

1.2

Hoa hồng

5

1.3

Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ

13

1.4

Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành họ Thripidae

14

1.5

Vòng đời của bọ trĩ

17


2.1

Ruộng các giống hoa cúc và hoa hồng tại địa điểm nghiên

31

cứu
2.2

Thu thập bọ trĩ trên hoa hồng

33

2.3

Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ

34

3.1

Câu cấu xanh lớn

46

3.2

Bọ nhảy sọc cong

46


3.3

Ruồi đục lá

46

3.4

Bọ xít xanh

46

3.5

Trứng bọ phấn

46

3.6

Nhộng bọ phấn

46

3.7

Trưởng thành bọ phấn

47


3.8

Rệp muội

47

3.9

Sâu xanh

47

3.10

Sâu khoang

47

3.11

Nhện trắng

47

3.12

Nhện đỏ son

47


3.13

Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên hoa cúc vàng Đài

49

Loan


11

3.14

Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên hoa hồng phấn

51

3.15

Đặc điểm hình thái của Thrips palmi Karny

53

3.16

Đặc điểm hình thái của Thrips hawaiiensis (Morgan)

55


3.17

Đặc điểm hình thái của Frankliniella intonsa (Trybom)

57

3.18

Đặc điểm hình thái của Scirtothrips dorsalis Hood

59

3.19

BiÕn ®éng thành phần loài bọ trĩ trên hoa cúc vàng Đài

61

Loan ở Từ Liêm, Hà Nội (năm 2007)
3.20

Vũng i ca b trĩ F. intonsa (Try bom)

65

3.21

BiÕn ®éng mËt ®é F. intonsa (Trybom) trên các giống hoa

68


cúc tại Từ Liêm, Hà Nội (năm 2007)
3.22

Biến động mật độ F. intonsa (Trybom) trên các giống hoa

70

hồng tại Từ Liêm, Hà Nội (năm 2007)
3.23

Hiu lc của 4 loại thuốc đối với F. intonsa trên hoa cỳc

72

3.24

Hiệu lực của 4 loại thuốc đối với F. intonsa trªn hoa hång

73


12

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoa là món ăn tinh thần, là nguồn cảm xúc không thể thiếu đối với đời
sống con người. Ở mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới hoa còn mang bản sắc
riêng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, nhu

cầu về hoa của thế giới nói chung, của nước ta nói riêng đang tăng nhanh một
cách rõ rệt. Hoa trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đạt giá trị sản lượng
hoa lên tới hàng chục tỷ đô la. Chẳng hạn ở các nước Hà Lan, Israel, Mỹ,
Pháp, Đức và một số nước châu Á khác, đặc biệt Trung Quốc xuất khẩu hoa
đã mang lại nguồn lợi to lớn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp hoa đang là
một trong những ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, với mục tiêu tăng kim
ngạch xuất khẩu của ngành này gấp bốn lần lên 200 triệu USD (tương đương
hơn một tỷ bông) mỗi năm, trong thời gian từ nay đến 2010 [2].
Tại Việt Nam bên cạnh những vùng trồng hoa đã có từ lâu đời như:
Ngọc Hà, Quảng Bá, Đà Lạt, Tây Tựu… Những năm gần đây, nghề trồng hoa
phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương, chủng loại hoa cũng ngày càng
phong phú, theo số liệu điều tra của Viện Di Truyền Nông Nghiệp, tại một số
địa phương, hoa là cây trồng cho thu nhập khá cao. Ở Thái Bình có doanh
nghiệp trồng hoa thu lãi 160 triệu đồng/ha/năm, còn ở Lâm Đồng cho mức lãi
250-300 triệu đồng/ha/năm…Hiện nay, cả nước có trên 5.700 ha hoa, tập
trung ở Hà Nội, Lâm Đồng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh
Phúc…[13].
Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất ngoại, riêng lượng hoa xuất khẩu
của một công ty ở Đà Lạt đã đem lại doanh thu trên 4 triệu đô la Mỹ/năm.
Vùng trồng hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc) xuất khẩu hoa sang Trung Quốc…[13].


13

Tuy nhiên, cho tới nay vấn đề quan tâm đối với ngành sản xuất hoa, đặc
biệt hoa xuất khẩu không chỉ cần đảm bảo mục tiêu về diện tích trồng hoa, mà
còn phải nâng cao chất lượng và hiệu quả bền vững. Việt Nam là nước nhiệt
đới có điều kiện tự nhiên thuận lợi, song cũng phù hợp cho sự phát triển sâu
hại trên cây trồng nơng nghiệp nói chung, cây hoa nói riêng. Những năm gần
đây, bọ trĩ đã trở thành loài sâu hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, đặc

biệt các loại hoa, bởi lẽ tuy cơ thể nhỏ bé nhưng bọ trĩ có khả năng phát tán,
dũa, hút dịch của lá, hoa, nụ và quả non gây thành những vụ dịch hại làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất cây trồng, gián tiếp là véc tơ
truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây. Để phòng chống chúng, người nông dân
mới chỉ sử dụng biện pháp hoá học một cách liên tục, thiếu hiểu biết, điều đó
dẫn tới hiện tượng bọ trĩ quen và kháng thuốc hố học, đồng thời thuốc tiêu
diệt các lồi thiên địch của bọ trĩ, càng tạo điều kiện cho sự bùng phát số
lượng của một số loài bọ trĩ chủ yếu. Từ trước tới nay ở nước ta chưa có cơng
trình nghiên cứu nào mang tính cơ bản, hệ thống bọ trĩ hại hoa. Để góp phần
hạn chế tác hại của bọ trĩ đối với cây hoa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Thành phần bọ trĩ hại hoa, đặc điểm hình thái, sinh học của một số lồi
bọ trĩ chủ yếu tại Hà Nội năm 2007”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở điều tra, xác định thành phần bọ trĩ hại hoa và nghiên cứu
đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài bọ trĩ chủ yếu, bước đầu đề xuất
biện pháp phịng trừ góp phần quản lý kiểm dịch thực vật một cách hợp lý.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thành phần côn trùng và nhện hại trên hoa xuất nhập khẩu ở
Hà Nội.
- Điều tra thành phần bọ trĩ trên hoa xuất nhập khẩu ở Hà Nội.


14

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài bọ trĩ chủ yếu
hại hoa xuất nhập khẩu.
- Tìm hiểu hiệu lực của một số loại thuốc không ảnh hưởng đến môi
trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần sâu hại và bọ
trĩ hại hoa xuất nhập khẩu (hoa cúc và hoa hồng).
Đồng thời bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học của
một số lồi bọ trĩ chính hại hoa xuất nhập khẩu (hoa cúc và hoa hồng). Đây là
những dẫn liệu khoa học giúp người sản xuất nhận biết bọ trĩ hại hoa trên
đồng ruộng và sau thu hoạch.
Trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu, bước đầu đề xuất biện pháp
phòng trừ bọ trĩ một cách hợp lý, góp phần quản lý kiểm dịch thực vật sản
phẩm hoa trong xuất nhập khẩu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu: một số loài bọ trĩ hại hoa chủ yếu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về bọ
trĩ hại trên hoa cúc và hoa hồng xuất nhập khẩu tại Từ Liêm và Đông Anh, Hà
Nội.


15

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
1.1.1. Khái quát lịch sử xuất hiện của hoa cúc và hoa hồng trên thế giới
Hoa là món ăn tinh thần của nhiều người dân trên thế giới, hoa đem lại
hương vị tinh khiết của thiên nhiên đến cho con người, hoa mang hương sắc
và làm đẹp cho trái đất, hoa trao đổi tình cảm,... đặc biệt là hoa hồng, hoa cúc,
đồng thời chúng là những loài hoa có tiềm năng xuất khẩu cao đối với những
nước trồng loại hoa này trên thế giới.
Hoa cúc thuộc họ Asteraceae, được trồng tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ
15 trước cơng ngun (B.C.). Sau đó hoa cúc đã được trồng ở Nhật Bảo vào

thế kỷ thứ 8 sau công nguyên (A.D.). Cho đến thế kỷ thứ 17, hoa cúc được
mang đến trồng ở châu Âu.

Hình 1.1. Hoa cúc
(Người chụp: Nguyễn Thị Minh Hằng 2007)
Những hoá thạch đầu tiên về hoa hồng (họ Rosaceae) được phát hiện vào
khoảng 35 triệu năm trước đây. Vào 3000 năm trước công nguyên (B.C.), hoa
hồng xuất hiện lần đầu tiên tại Iraq. Cho đến thế kỷ thứ 16, hoa hồng mới được
đưa từ châu Âu sang trồng ở Bắc Mỹ. (R. Ambrose and R. Ekstrom,2004).


16

Hình 1.2. Hoa hồng
(Người chụp: Nguyễn Thị Minh Hằng 2007)
1.1.2 Khái quát tình hình trồng hoa cúc và hoa hồng ở Việt Nam
1.1.2.1. Hoa cúc: tên khoa học là Chrysanthemum sp. (họ Asteraceae), có
nguồn gốc từ trung quốc và các nước Châu Âu.
Hoa cúc được trồng làm cảnh tại Đà Lạt từ lâu nhưng thực sự trở thành
sản phẩm kinh tế từ năm 1995. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc
được trồng với mục đích cắt cành tại Đà Lạt. Giống hoa cúc hiện nay chủ yếu
xuất phát từ Hà Lan và du nhập vào Đà lạt với nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay khơng thể xác định tên thương phẩm của từng chủng loại cúc được
trồng tại Đà lạt. Các giống cúc trồng tại Đà Lạt cú th chia theo cỏc nhúm sau:
Đ

Nhúm i oỏ:
ã

Hoa n: Màu vàng, trắng, đỏ, tím đỏ. Hoa lớn 6-7cm, cánh kép.




Hoa chùm: Màu cam, vàng nghệ, vàng chanh, trắng... Hoa 4-5
cm, cỏnh kộp.

Đ

Nhúm hoa nh:
ã

Cỳc T ong: Mu trng, vng, vàng nghệ, xanh két, đỏ đậm,
tím...Nhụy dạng tổ ong, nhiều hoa. Hoa 2-2,5cm



Cúc Vạn thọ: Màu trắng, vàng, cam, đỏ. Cánh kép phân bố kiểu
hoa vạn thọ. Hoa 3-5cm



Cúc Pingpong: Màu trắng, vàng. Cánh kép. Hoa toả đều 3-5cm


17



Cúc Cánh mai: Màu tím, hồng, đỏ, vàng nhạt, vàng đậm, vàng
cháy, trắng, cam, cam đậm, nâu nhạt...Hoa 1-2 lớp cánh. Nhụy

dạng hoa marguerite. Hoa 2,5-3cm



Cúc Cánh qùy: Màu tím, vàng. Hoa 1 lớp cánh mỏng. Hoa 4-5cm



Cúc Tiger: Màu vàng-đỏ, Tím-trắng. Hoa 1lớp cánh, dạng
muỗng. Hoa 2-2,5 cm

§

Nhóm cúc tia:


Tia có muỗng:, Trắng, vàng nghệ, Xanh két...Cánh kép. Hoa 4-5
cm



Tia khơng muỗng: Màu trắng, vàng tuơi, đỏ, xanh... Cánh kép
dạng ống thẳng. Hoa 4-5 cm

Diện tích canh tác hoa cúc cắt cành tại Đà Lạt đã gia tăng rất lớn trong
những năm 1997-2000, chiếm khoảng 40-50% diện tích sản xuất hoa cắt cành
của địa phương. Hoa cúc chủ yếu được trồng trong nhà che Plastic và sản xuất
quanh năm. Hàng năm Đà lạt cung cấp cho thị trường tiêu dùng 10-15 triệu
cành hoa cúc các loại [23].
1.1.2.2. Hoa hồng: có tên khoa học Rosa hybrida Hook. (họ Rosaceae).

Hoa hồng có nguồn gốc từ Trung quốc, được trồng ở Đà lạt từ khá lâu,
năm 1958 đã nhập các giống trồng trọt mới và phổ biến rộng rãi với mục đích
khai thác hoa cắt cành. Những vùng trồng nhiều hoa hồng tại Đà Lạt là
Nguyên Tử Lực-phường 8, Thánh Mẫu-phường 7, Thái Phiên-phường 12,
Vạn Thành-phường 5, Chi Lăng-phường 9…và rải rác ở nhiều khu vực khác.
Giống hoa hồng được trồng trong những năm 1960:
§

Màu đỏ: Nume’ro-un, Schweitzer, Rouge Meillend, Michele-Meillend,
Hélène Valabrugne, Charlers Mallerin. Brigiite Bardot, Brunner.

§

Màu hồng: Caroline testout, Betty Uprichard.

§

Màu vàng: Quebec, Mme A.Meilland, Hawaii, Diamont.


18

§

Màu trắng: Reine Des Neiges, Sterling Silver

§

Hai màu: J.B Meilland, Mme Dieytoné, Président Herbert Hoover.


§

Giống làm rào trang trí: Premevère, Gloire de Dijon, Climbing,
Caroline Testont, Etoile de Hollande…

Giống hoa hồng được nhập nội trong những năm 1990:
§

Màu đỏ: Grand Galla, Amadeus, Red Velvet.

§

Màu vàng: Pailine, Alsmeer Gold.

§

Màu trắng: Supreme de Meillend, Vivinne

§

Các màu khác : Sheer Bilss, Jacaranda, Troika….
Hiện nay kỹ thuật canh tác hoa hồng được nâng lên khá cao, hoa hồng

đã được tổ chức canh tác trong nhà có mái che nên chất lượng hoa rất tốt và
đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng. Hàng năm Đà lạt cung cấp
cho thị trường tiêu dùng khoảng 2 triệu cành hoa hồng [23].
1.1.3 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hoa tại Hà Nội
Trồng hoa, cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền
thống ở Hà Nội, với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá,
Ngọc Hà, Nhật Tân…Diện tích trồng hoa ở những làng hoa nổi tiếng đã bị thu

hẹp lại khá nhiều do làn sóng đơ thị hố.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương phát triển trồng hoa, cây cảnh theo
hướng hình thành một số vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng với qui mô
lớn, chất lượng cao. Diện tích trồng hoa của Hà Nội hiện nay là hơn 1.200 ha,
tăng 2,5 lần so với năm 1997 với những làng hoa mới như: thôn Phú Thượng,
Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm, Huyện Đông Anh… Riêng ở huyện Từ Liêm
có trên 500 ha chiếm 45% tổng diện tích trồng hoa của Hà Nội, quận Tây Hồ
có gần 400 ha, huyện Thanh Trì có gần 100 ha… [3]. Ngồi các loại hoa
truyền thống người Hà Nội đã đưa vào trồng nhiều những giống hoa mới cúc


19

Nhật, cúc vàng Đài Loan, hoa hồng nhung Pháp, hoa phong lan, hoa cẩm
chướng Pháp, hoa cẩm chướng Hà Lan, …
Hiện nay nhu cầu về hoa tươi của Hà Nội là khá lớn ước khoảng 1 triệu
cành mỗi ngày, ngoài ra cũng cần phát triển thị trường xuất khẩu. Năm 2003
giá trị xuất khẩu toàn cầu là 11,3 tỉ USD. Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được
5,2 triệu USD trong năm 2003 (số liệu của ITC/WTO) [11]. Xuất khẩu hoa
đang tăng mạnh với tốc độ 38% trong một năm kể từ 1993. Một xu hướng nữa
là những năm gần đây, hoa nhập khẩu từ các nước: Hà Lan, Hàn Quốc, Trung
Quốc… ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường. Vì vậy vấn đề cần quan tâm
là chất lượng và hiệu quả bền vững của nghề trồng hoa.
1.1.4. Thành phần loài côn trùng hại trên hoa xuất nhập khẩu
1.1.4.1. Thành phần lồi cơn trùng chính hại hoa trên thế giới
Trên hoa cúc, các lồi cơn trùng gây hại chủ yếu cũng là rệp muội, sâu
đục thân, giịi đục lá, bọ xít,... Các lồi cơn trùng và nhện hại chủ yếu trên hoa
hồng là: rệp muội Macrosiphum rosae (Bộ Hemiptera: họ Aphididae); nhện
đỏ Tetranychus urtica (Bộ Acari: Họ Tetranychidae); bọ trĩ (Bộ
Thysanoptera); các loài ngài (Bộ Lepidoptera) như Euproctis chrysorrhoea,

Phalera bucephala, Hemithea aestivaria, Chloroclysta truncata, Amphipyra
pyramidea, Ptilodon capucina, Selenia tetralunaria,...; rệp sáp Icerya
purchasi, Aonidiella aurantii, Aulacaspis rosae (Bộ Hemiptera : Họ
Coccoidea);

ong

cắt



Megachile

spp.

(Bộ

Hymenoptera :

Họ

Megachilidae)[34].
- Cơn trùng hại chính trên hoa cúc là [34]:
Bộ Lepidoptera: Autographa gamma, Spodoptera littoralis (họ
Noctuidae), Homona magnanima (họ Tortricidae), Omiodes indicata (họ
Crambidae).
Bộ Thysanoptera: Frankliniella intonsa, Thrips nigropilosus (họ
Thripidae).



20

- Cơn trùng hại chính trên hoa hồng là:
Bộ Coleoptera: Adoretus sinicus, Adoretus versutus, Popillia japonica
(họ Scarabaeidae), Pantomorus cervinus (họ Curculionidae).
Bộ Hemiptera: Aleurocanthus spiniferus (họ Aleyrodidae), Aonidiella
aurantii, Chrysomphalus dictyospermi, Parlatoria oleae, Selenaspidus
articulatus (họ Diaspididae), Icerya purchasi, Icerya seychellarum (họ
Margarodidae),

Macrosiphum

euphorbiae

(họ

Aphididae),

Parthenolecanium corni (họ Coccidae), Pseudococcus calceolariae (họ
Pseudococcidae).
Bộ Lepidoptera: Adoxophyes orana, Cacoecimorpha pronubana,
Choristoneura

rosaceana,

Epichoristodes

acerbella,

Epiphyas


postvittana, Homona magnanima, Pandemis cerasana (họ Tortricidae),
Lymantria

obfuscata

(họ

Lymantriidae),

Spodoptera

littoralis,

Spodoptera litura (họ Noctuidae), Suana concolor (họ Lasiocampidae).
Bộ Thysanoptera: Frankliniella occidentalis, Hercinothrips femoralis
(họ Thripidae),
Tuy nhiên bộ cánh tơ (Thysanoptera), đặc biệt là bọ trĩ hại trên hoa vẫn
là vấn đề cần nghiên cứu.
1.1.4.2. Tình hình cơn trùng chính hại hoa ở Hà Nội
Những nghiên cứu về thành phần lồi cơn trùng gây hại chính trên hoa
vùng Hà Nội và phụ cận phải kể đến Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (2005)
[5], kết quả thu được 16 lồi cơn trùng và nhện hại trên 4 giống hoa nhập nội
gieo trồng theo thời vụ ở ngồi đồng ruộng tại Hà Nội, trong đó có 14 lồi
cơn trùng và nhện hại trên hoa hồng Hà Lan và hoa cúc Đài Loan nhập nội cả
vụ xuân hè và vụ thu đông. Cụ thể là:
- Côn trùng hại hoa cúc Đà Lạt gồm 10 loài (sâu xanh Helicoverpa
armigera Hubner, sâu khoang Spodoptera litura F., sâu xám Agrotis




×