Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

con trung chuyen khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.53 KB, 13 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
/>%C3%ADa
Mía là cây công nghiệp sản xuất đường chủ yếu trên thế giới, ở Việt Nam
cây mía chiếm vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa
dạng hóa sản phẩm nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại mía giữ vai trò quan trọng (Hà
Quang Hùng, 1998). Hiện nay sản xuất mía đang gặp phải nhiều khó khăn đó
là tổn thất do bệnh gây ra, đặc biệt là rệp xơ trắng, nhóm sâu đục thân. Ở
nước ta rệp xơ trắng là đối tượng dịch hại chủ yếu tại các vùng trồng mía, rệp
hại nặng ở giai đoạn cây mía vươn lóng đến thu hoạch làm cho chữ lượng
đường giảm nặng, làm giảm giá mía, ảnh hưởng đến thu nhập của người
trồng mía. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chúng tôi tìm hiểu về “rệp xơ trắng
(Ceratovacuna lanigera Zehntner) hại mía”
II. NỘI DUNG
1. Nguồn gốc rệp xơ trắng
1
Rệp xơ trắng hại mía nằm trong họ Aphididae bộ Homoptera.
Theo Zehnter 1897 qua kết quả nghiên cứu đã mô tả chi tiết về rệp
Ceratovacuna Lanigera ở Tava Indonesia, nhưng đến năm 1906 Van Deventer
đã tìm ra và đặt tên khác là Oregma Lanigera và cuối cùng nhiều nhà khoa
học khác Vander goot, Dammerman, Kuyper và Hazethoff ở Tava Indonesia,
Copland, William, Uichango, Loper và Daeree ở Philippines, Takahashi Ishida
ở Đài Loan, Uye ở Nhật Bản và Lai ở Trung Quốc đã đổi tên Ceratovacuna
Lanigera và cuối cùng các tác giả đều xếp rệp xơ trắng hại mía vào bộ
Homoptera, họ Aphididae.
2. Các vụ dịch xảy ra
Nghiên cứu ngoài nước
Theo Gupta và cộng tác viên (1995) ngoài tác hại làm giảm năng suất, rệp
xơ trắng còn gây hiện tượng úa vàng, cây cằn cỗi và nguy hiểm hơn là hậu quả
của rệp xơ trắng, bệnh muội đen phát triển mạnh. Các nhà nghiên cứu sinh học ở
Indonesia cũng cho rằng, rệp xơ trắng phá hại ở hầu hết các vùng trồng mía và là


một trong những loài côn trùng nguy hiểm nhất đối với mía. Trong 2 năm 1989-
1990, rệp xơ trắng đã phá hại năng trên 2000 ha mía ở miền Nam Sulawesi
(Suhartawan 1998).
Nghiên cứu trong nước
Rệp xơ trắng là một loại dịch hại nguy hiểm không những đối với sinh
trưởng phát triển cây trồng mà còn ảnh hưởng xấu đến năng suất chất lượng
đường. Theo Trần Văn Sỏi 1995 khu vực phía bắc rệp là đối tượng gây hại lớn
nhất đối với nghề trồng mía. Các ruộng bị rệp hại nặng làm giảm năng suất
từ 20-30 %. Hàm lượng giảm sút đến mức biến mía thành phế phẩm, không
2
thể đưa vào chế biến đường được, vì mía chỉ có 6-7 độ đường CCS. Tạp chất và
keo nhiều quá khó lắng đọng và khó kết tinh. Gốc mía bị rệp hại nặng khó tái
sinh được, ngọn mất khả năng nảy mầm. Theo Lương Minh, Nguyễn Thị Diệp
1995 ở Lam Sơn Thanh Hóa rệp xơ trắng chủ yếu hại tháng 8 và tháng 9,
diện tích bị hại là 32,9 % ở Vạn Điểm Nghệ An điểm bị hại thấp nhất 69%
(Nông Trường Hà Trung); tỷ lệ diện tích mía bị hại cao nhất 100%. Theo
Quỳnh Thuận ở Nghệ An (2006) hàng ngàn ha mía đang trồng bị rệp xơ
trắng hoành hành , lan rộng trên các vùng đất nguyên liệu mía của tỉnh , tập
trung nhiều ở các huyện Anh Sơn , Con Cuông… Rệp xuất hiện rải rác từ đầu
năm do không sử lý kịp thời cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi cho nên
dịch hại lây lan diện rộng với mật độ cao mới sử dụng thuốc và phun không
đồng loạt nên bị tái phát ngay tại diện tích mới phun thuốc .
3. Đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và triệu chứng gây hại.
• Đặc điểm hình thái
Rệp xơ trắng có 2 loại hình: rệp có cánh và rệp không có cánh
 Rệp trưởng thành không cánh
Thân dài 2-2,5 mm, ranh giới giữa 3 phần đầu, ngực, bụng không rõ
ràng, phía trước đầu có 2 bướu nhỏ lồi ra, râu ngắn có 5 đốt, đốt chân râu có
mắt lồi ra, mặt lưng phủ kín bằng lớp sáp dạng sợi bông. Thân có màu vàng
hay vàng xanh, bụng phình to nhất, ở phần lưng bụng đốt thứ 8 không có ống

bụng, có 1 cặp tuyến sáp tiết ra xơ trắng, mảnh mông chia làm 2 phiến.
 Rệp non không cánh
3
Rệp non có màu vàng nhạt mới nở có màu vàng nhạt, sau chuyển thành
màu xanh lục nhạt. Tuổi 4 trên lưng có phủ lớp sáp trắng, râu đầu có 4 đốt.
/> Rệp trưởng thành có cánh
Thân dài 2-2,5 mm, có 2 đôi cánh, đầu và ngực màu đen , bụng và chân
có màu đen hay xanh đậm, mắt kép to. Cánh trong suốt che phần thân, cánh
trước ở giữa gân mép trước và gân phụ có mảng đen. Râu đầu ngắn nhỏ có 5
đốt, giữa lưng ngực trước có 4 to hình tứ giác, lỗ cảm giác ơ bụng bị thoái
hóa, không có ống bụng.
4
/> Rệp non có cánh
Rệp mới nở có màu xanh đậm, tuổi 4 lưng ngực dài ra. Ngực sau và lưng
bụng có lớp sáp sợi dài, ngực giữa và ngực sau có mầm cánh. Râu đầu 4 đốt.
• Tập tính sinh sống
Rệp xơ trắng là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn, vòng đời qua 2
pha là rệp non, trưởng thành, rệp tuổi 4 sau khi lột xác hóa trưởng thành
được 2-3 ngày thì sinh sản, rệp cái đẻ trực tiếp ra con.
Rệp trưởng thành không có cánh rất ít di chuyển nhưng tuổi thọ dài đạt tới
32-92 ngày, đồng thời có sức đẻ tối đa 50-130 rệp non, bình quân mỗi ngày đẻ
2 con. Khi rệp trên lá ít, rệp non thường đẻ ra thường tập trung quanh rệp mẹ
chích hụt nhựa cây. Một số cá thể rệp non không cánh phát triển đến trưởng
thành ở tại chỗ và đẻ con tại đó. Cho nên trong quần thể rệp có tới 3-4 thế hệ
cùng sinh sống.
/>5
Rệp trưởng thành có cánh, chúng hay di chuyển và phát tán xa sang các
ruộng mía khác tuổi thọ ngắn 3-9 ngày. Một đời đẻ được 12-18 rệp con, đẻ
thành chùm ở dưới mặt lá, loại rệp non này phát triển thành rệp có cánh và
không có cánh, cần phải chú ý đến loại hình có cánh mặc dù số lượng ít hơn so

với loại hình không cánh nhưng chúng lại là nguồn chính để phát tán và lây
lan ra diện rộng ở các ruộng mía trong vùng.
Khi điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa giảm, mía bị khô hạn, dịch tế
bào ở các lá mía có nồng độ đường cao rệp có cánh xuất hiện với tỷ lệ cao và
thuận lợi cho sự di trú từ nơi này sang nơi khác , từ vụ này sang vụ khác.
Rệp trưởng thành có cánh có xu tính hướng theo màu vàng, do đó có thể
dùng bẫy vàng để thu hút bắt chúng nhằm phục vụ cho công tác trừ rệp. Các
tháng 5 và tháng 6 rệp có cánh phát sinh thành dịch trong điều kiện nóng ẩm,
ẩm độ cao, cây mía đang sinh trưởng mạnh và trong quá trình tích lũy đường
đặc biệt là những ruộng mía um tùm thiếu ánh sáng. Quần thể rệp phát triển
mạnh vào giữa và cuối vụ mía thì khả năng lây lan từ ruộng mía lớn sang
ruộng mía to mới vượn lóng là lớn nhất.
• Triệu chứng gây hại
Rệp tập trung ở mặt dưới lá, dọc theo gân lá, sống thành từng ổ để hút
dịch, mía bị rệp hại làm lượng đường giảm cây cằn cỗi, lá úa vàng, các lóng có
thể bị ngắn lại. Mía bị rệp hại vừa có màu trắng vừa có màu đen.
6
/>Rệp còn tiết ra “giọt mật” thừa trên các lá tạo ra môi trường cho các
mầm bệnh muội đen phát triển. Bệnh này phát triển mạnh che phủ bề mặt lá
làm ảnh hưởng tới quang hợp cây mía.
4. Quy luật phát sinh phát triển
Nhìn chung, rệp xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Theo Hồ Khắc
Tín và cộng sự (1982) rệp phát sinh gây hại nặng từ nửa giai đoạn cuối sinh
trưởng của cây mía, từ bắt đầu vươn lóng đến thu hoạch, đặc biệt từ những
giai đoạn vươn lóng đến kết thúc vươn lóng tức tháng 7 đến tháng 10. Theo
Trần Văn Sỏi 1995 rệp xơ trắng hại mía thường xuất hiện vào mùa hạ, phá
hại mạnh nhất vào cuối thu đầu đông và có thể kéo dài đến hết năm. Theo
Lương Minh Khôi 1999 ở miền Bắc rệp phát sinh khoảng 20 lứa trong năm,
sức sinh sản mạnh, các tháng trong năm đều có thể sinh sản được, khi điều
kiện thuận lợi có thể gây thành dịch, phát sinh và diễn biến số lượng rệp trong

ruộng mía ở mỗi vùng mía khác nhau, năm khác nhau, điều kiện khác nhau
thì chúng có phản ứng khác nhau. Theo dõi nhiều năm ở miền Bắc có thể phân
ra 3 giai đoạn.
 Bắt đầu phát sinh
7
Đây là thời kì cây con, rệp trưởng thành có cánh bay tới đẻ con tạo dựng
quần thể mới, thường phát sinh trong ruộng mía lưu gốc từ cuối tháng 3 đến
giữa tháng 4, vụ xuân từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5, còn quần thể rệp
trong vụ mía thu đông là quần thể rệp ở mía vụ thu năm trước bay đến cho
nên bắt đầu phát sinh của rệp ở mía vụ thu là mùa thu đông.
 Phát sinh rộ
Từ tháng 6 đến tháng 11, thời gian này điều kiện ngoại cảnh thích hợp
cho rệp phát triển và sinh sản, trong tháng 5 vào giữa kỳ bị ảnh hưởng của
ngoại cảnh gây nên biến động về số lượng rệp, đợt tháng 6 đến tháng 7 và
tháng 9 đến tháng 11 rộ nhất mà đợt sau số lượng nhiều nhất, do đó rệp phát
triển mạnh cào giữa và cuối vụ mía. Tháng 8 do nhiệt độ và ẩm độ cao, gió
bão, mưa và nấm ký sinh nhiều nên hạn chế phát triển của rệp xơ trắng làm
số lượng chúng giảm xuống rõ rệt.
Tóm lại, Biến động số lượng rệp trong giai đoạn này có thể quy nạp là
bắt đầu từ vươn cao, cao dần và cao điểm ở cuối giai đoạn vươn lóng, đầu
thời kỳ chín.
Qua nhiều năm theo dõi ở miền Bắc cho thấy, năm 1990 phát sinh cao thành
dịch năm 1992, 1994 bắt đầu cao, năm 1991, 1993 cao vừa, năm 1994 cũng
cao vừa. Rệp phát sinh rộ do điều kiện ngoại cảnh thích hợp trong ruộng mía
các quần thể rệp phát triển nhanh, các ổ rệp liên kết lại hình thành đám rệp
lớn, khi nặng cả ruộng mía bị rệp. Đối với mía đang sinh trưởng rệp xơ trắng
làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chất lượng đường.
 Phát sinh vãn
8
Theo Lương Minh Khôi 1997 từ cuối tháng 11 đến tháng 12 lúc này nhiệt

độ thấp, mía chín và chuẩn bị thu hoạch, rệp sinh sản cũng chậm, trong quần
thể rệp xuất hiện nhiều rệp có cánh bay đến mía thu và chỗ khác qua đông đẻ
con. Rệp sống sót qua mùa đông là nguồn rệp cho năm sau.
Theo cục khuyến nông, khuyến lâm 1996 rệp xơ trắng hại mía phát sinh gây
hại suốt cả năm nhưng mạnh nhất vào tháng 9 và tháng 11.
 Thiên địch
Aoki et al 1984 đưa ra danh mục kẻ thù tự nhiên của rệp xơ trắng hại mía
như sau:
/>Loài Encarsia Flavoscutellum ăn pha sâu non và trưởng thành của rệp xơ
trắng ở Indonesia
9
Loài Coccinella septempuctata thường ăn pha sâu non pha trưởng thnahf của
rệp xơ trắng hại mía ở Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ
Loài Coelophora saucia tấn công pha sâu non trưởng thành của rệp xơ trắng
hại mía ở Việt Nam, Đài Loan.
Loài Dipha aphidivora tấn công pha sâu non của rệp xơ trắng hại mía ở
Philippines, Đài Loan, Malaysaia, Nhật Bản, Việt Nam.
Loài Lemnia biplagiata tấn công ở pha sâu non, pha trưởng thành của rệp xơ
trắng hại mía ở Trung Quốc.
Loài Menochilus sexmaculatus tấn công pha sâu non hại mía ở Malaysia,
Philippines, Đài Loan…
5. Biện pháp phòng trừ
Do tính chất và mức độ gây hại nguy hiểm của rệp xơ trắng đối với mía
nên đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ rệp, hầu hết
các tác giả đều đề cập đến một số biện pháp như:
• Kỹ thuật canh tác:
Lương Minh Khôi 1999 chỉ ra rằng biện pháp bố trí thời vụ, chú ý ruộng
mía tơ không nên bố trí liền kề với ruộng mía lưu gốc, mục đích ngăn ngừa
rệp di chuyển từ nơi này đến nơi khác để gây hại, nên bón đạm sớm bón cân
đối NPK, làm sạch cỏ, bóc lá gốc, tỉa cây vô hiệu tạo điều kiện thông thoáng

cho ruộng mía, tiến hành điều tra sớm sự xuất hiện của rệp, phát hiện ổ rệp
thì cắt bỏ hoặc dùng bao tay để giết chết rệp thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
• Dùng giống chống chịu
10
Hồ Khắc Tín và cộng sự năm 1982 chỉ ra rằng các giống mía có bản lá
dày, góc độ lá nhỏ ít bị rệp hại hơn các giống mía có bản lá mỏng, rộng góc lá
lớn. Trong các giống mía thì các giống mía BOJ 30-16, BOJ 28-78 bị rệp hại
nặng hơn ở các giống CP49-50, CO Phú Thọ, riêng giống POJ27-25 có sức
chống chịu tốt với rệp.
Theo nhận định của Lê Song Dự và Đoàn Thị Thanh Nhàn năm 1996, có một
số giống mía chống chịu sâu bệnh triển vọng: POJ30-16, F134, VD54-143,
F156, ROC1, còn các giống CP34-79. HN56-12 bị nhiễm sâu nhẹ.
• Biện pháp sinh học
Rệp xơ trắng bị một đội ngũ thiên địch khống chế khá hùng hậu. Vì rệp di
chuyển chậm lại định vị ngay mặt dưới của lá mía nên thiên địch rất dễ bắt
gặp. Kết quả nghiên cứu của Lương Minh Khôi và cộng tác viên 1997, 1999
trong những năm 1992-1997 lực lượng thiên địch của rệp xơ trắng thu được
31 loài trong đó có 21 loài ăn thịt, 10 loài ký sinh. Tám loài có mức độ phổ
biến cao là ong mắt đỏ, ong đen, ong kén trắng rất lớn, song thiên địch vẫn có
khả năng hạn chế quần thể rệp. Loài bọ rùa 13 chấm, một đời ăn hết 32000
con rệp. Loài bọ rùa 2 chấm đỏ một đời ăn hết 4000-5000 con rệp. Theo Tạ
Huy Thịnh và Trương Xuân Lam 1994, bọ rùa đỏ cũng có khả năng kìm hãm
số lượng quần thể rệp xơ trắng. Nhiều tác giả cũng cho biết, thiên địch của
rệp xơ trắng hoàn toàn có khả năng hạn chế mật độ rệp xơ trắng nếu chúng
ta biết bảo vệ và khích lệ chúng phát triển
• Thuốc hóa học:
11
Đây là biên pháp phổ biến có hiệu quả nhanh trong công việc phòng trừ
rệp xơ trắng. Theo đánh giá của Lương Minh Khôi 1997 phòng trừ rệp xơ
trắng hại mía dùng một số thuốc hóa học trừ rệp có hiệu quả cao như:

Supracid 40EC, Bi58 40EC, Ofatox 40EC, Bassa 50EC, Trebon 10EC pha với
nồng độ 0,1-0,15 % mỗi ha dùng 1-1,5 lit thuốc đều cho hiệu quả cao và khắc
phục được hiện tượng kháng thuốc.
III. KẾT LUẬN
Qua những tài liệu trên đã cho ta một cái nhìn tổng quát nhất về rệp xơ
trắng (Ceratovacuna lanigera Zehntner) từ đó đưa đến những hướng giải
quyết phòng trừ loài này hiệu quả nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nông dân nói riêng và ngành mía đường nói chung.
Ngoài ra chúng ta cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu mở rộng thên các dịch hại
khác tương tự như rệp xơ trắng để đem lại thuận lợi cho việc trồng mía.
12
Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn côn trùng, 2004, Giáo trình Côn trùng chuyên khoa, Nhà xuất
bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Dương Thị Hương, Luận Văn Thạc Sĩ Nông nghiệp, Thành phần sâu hại
mía và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
rệp xơ trắng hại mía và biện pháp phòng chống rệp xơ trắng
(Ceratovacuna lanigera Zehntner) tại vùng nguyên liệu mía đường Sơn
Dương – Tuyên Quang năm 2008.
3. Hà Quang Hùng, 2006, Giáo trình Dịch học bảo vệ thực vật, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Hoan, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Rệp xơ trắng hại mía
() và biện pháp phòng trừ chúng tại vùng nguyên liệu mía đường Lam
Sơn – Thanh Hóa.
13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×